Cấu trúc mạng E-MAN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MAN TRÊN NỀN MẠNG VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN NGHỆ AN (Trang 42 - 47)

2.3. Công nghệ mạng khác: Công nghệ GigaE_MAN 1. Tổng quan

2.3.3. Cấu trúc mạng E-MAN

Kiến trúc mạng Metro dựa trên công nghệ Ethernet điển hình có thể mô tả như hình 2.12. Phần mạng truy nhập Metro tập hợp lưu lượng từ các khu vực (cơ quan, toà nhà, ...) trong khu vực của mạng Metro. Mô hình điển hình thường được xây dựng xung quanh các vòng Ring quang với mỗi vòng Ring truy nhập Metro gồm từ 5 đến 10 node. Những vòng Ring này mang lưu lượng từ các khách hàng khác nhau đến cỏc điểm POP mà cỏc điểm này được kết nối với nhau bằng mạng lừi Metro.

Một mạng lừi Metro điển hỡnh sẽ bao phủ được nhiều thành phố hoặc một khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp.

Hình 2.12. Cấu trúc mạng E-MAN điển hình 2.3.4. Các dịch vụ cung cấp qua mạng Ethernet Metro 2.3.4.1. Mô hình dịch vụ Ethernet

Để xác định các loại hình dịch vụ cung cấp qua môi trường Ethernet, trước hết cần xem xét mô hình tổng quát. Mô hình dịch vụ Ethernet là mô hình chung cho các dịch vụ Ethernet, được xây dựng trên dựa trên cơ sở sử dụng các thiết bị khách hàng để truy cập các dịch vụ. Trong mô hình này sẽ định nghĩa các thành phần cơ bản cấu thành dịch vụ cũng như một số đặc tính cơ bản cho mỗi loại hình dịch vụ. Nhìn chung các dịch vụ Ethernet đều có chung một số đặc điểm, tuy nhiên vẫn có một số đặc tính đặc trưng khác nhau cho từng dịch vụ riêng. Mô hình cơ bản cho các dịch vụ Ethernet Metro như chỉ ra trên hình 2.13.

Hình 2.13: Mô hình cung cấp các dịch vụ Ethernet qua mạng MAN

Trong mô hình này chủ yếu đề cập đến các kết nối mạng mà trong đó thuê bao được xem là một phía của kết nối khi trình bày về các ứng dụng thuê bao. Tuy nhiên cũng có thể có nhiều thuê bao (UNI) kết nối đến mạng MAN từ cùng một vị trí.

Trên cơ sở các dịch vụ chung được xác định trong mô hình, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai các dịch vụ cụ thể tuỳ theo nhu cầu khách hàng. Những dịch vụ này có thể được truyền qua các môi trường và các giao thức khác nhau trong mạng MAN như SONET, DWDM, MPLS, GFP, .... Tuy nhiên, xét từ góc độ khách hàng thì các kết nối mạng xuất phát từ phía khách hàng của giao diện UNI là các kết nối Ethernet.

2.3.4.2. Các loại dịch vụ Ethernet.

Hiện tại các dịch vụ Ethernet được chia thành 2 loại lớn: Các đường Ethernet riêng, chạy trên hạ tầng SONET/SDH hoặc trên mạng LAN trong suốt qua các chuyển mạch (best-effort) và sợi quang hiện chưa sử dụng. Các chuẩn mới được phát triển để chọn công nghệ phù hợp cho phép người khai thác chuyển đến vùng có phổ thích hợp và luân chuyển các dịch vụ một cách mềm dẻo trong các công nghệ hiện có đồng thời hỗ trợ thoả thuận mức dịch vụ (SLA).

Các dịch vụ Ethernet có thể chạy trên hầu hết cơ sở hạ tầng hiện có. Các tổ chức chuẩn hoá trong khi cố gắng tìm cách định nghĩa thành phần cấu thành dịch vụ Ethernet đã vấp phải một vấn đề khó khăn: nó sẽ chạy trên SDH, ATM, IP/MPLS, PDH, WDM, hay OTN? Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi xét đến thủ tục tạo khung chung (GFP) và lược đồ điều chỉnh dung lượng liên kết (LCAS) cũng như khi tính đến các ring gói hồi phục (RPR).

Dù sử dụng phương tiện truyền dẫn nào thì dịch vụ Ethernet cũng được giao cho lớp “best effort” vì quá trình mang khung Ethernet không phân biệt được giao diện dịch vụ Ethernet, chẳng hạn không phân biệt được một bản tin email và một cuộc gọi thoại qua gói. Do đó, không có quá trình ghép kênh dịch vụ mà các dịch vụ khác nhau được thực thi qua cùng một giao diện mạng người sử dụng UNI.

a. Dịch vụ đường Ethernet:

Dịch vụ đường Ethernet cung cấp kết nối ảo Ethernet điểm - điểm (EVC) giữa hai UNI như minh hoạ trên hình 2.14. Dịch vụ E -Line được sử dụng cho kết nối điểm - điểm.

Hình 2.14: Kết nối ảo Ethernet điểm - điểm (EVC) qua mạng MAN

Dịch vụ E - Line có thể cung cấp băng tần đối xứng cho truyền số liệu theo hai hướng. Ở dạng phức tạp hơn nó có thể tạo ra tốc độ thông tin tốt nhất (CIR) và kích thước khối tốt nhất (CBS), tốc độ thông tin đỉnh và kích thước khối đỉnh trễ, jitter, độ mất mát thực hiện giữa hai UNI có tốc độ khác nhau.

Tại mỗi UNI có thể thực hiện ghép dịch vụ từ một số EVC khác nhau. Một số EVC điểm - điểm có thể được cung cấp trên cùng một cổng vật lý tại một trong các giao diện UNI trên mạng.

Một dịch vụ E-Line có thể cung cấp các EVC điểm - điểm giữa các UNI tương tự để sử dụng các chuyển tiếp khung PVC để kết nối các bên với nhau.

Một dịch vụ E - Line có thể cung cấp một kết nối điểm - điểm giữa các UNI tương tự nhau đến một dịch vụ đường riêng TDM. Đây là dịch vụ kết nối giữa hai UNI và tạo ra các khung dịch vụ hoàn toàn trong suốt giữa các UNI, tiêu đề và tải của khung đặc trưng cho UNI nguồn và đích.

Nhìn chung dịch vụ E - Line có thể được sử dụng để xây dựng các dịch vụ tương tự cho chuyển tiếp khung hoặc các đường thuê riêng. Tuy nhiên, dải băng tần và các khả năng kết nối của nó lớn hơn nhiều.

b. Loại dịch vụ LAN Ethernet:

Dịch vụ LAN Ethernet cung cấp các kết nối đa điểm, chẳng hạn có thể kết nối một số UNI với nhau như chỉ ra ở hình 2.15.

Hình 2.15: Mô hình kết nối đa điểm

Số liệu thuê bao gửi từ một UNI có thể được nhận tại một hoặc nhiều UNI khác. Mỗi UNI được kết nối đến một EVC đa điểm. Khi có các UNI thêm vào, chúng được kết nối đến cùng EVC đa điểm do đó đơn giản hoá quá trình cung cấp và kích hoạt dịch vụ.

c. Dịch vụ E - LAN theo cấu hình điểm - điểm.

Dịch vụ E - LAN có thể được sử dụng để kết nối chỉ hai UNI, điều này dường như tương tự với dịch vụ E - Line nhưng ở đây có một số khác biệt đáng kể. Với dịch vụ E - Line, khi một UNI được thêm vào, một EVC cũng phải được bổ sung để kết nối UNI mới đến một trong các UNI đã tồn tại. Hình 2.16 minh hoạ khi một UNI được thêm vào và sẽ có một EVC mới được bổ sung để tất cả các UNI có thể kết nối được với nhau khi dùng dịch vu E - Line.

Hình 2.16 . Quá trình thực hiện khi thêm một UNI vào mạng MAN

Với dịch vụ E - LAN, khi UNI mới cần thêm vào EVC đa điểm thì không cần bổ sung EVC mới vì dịch vụ E - LAN sử dụng EVC đa điểm - đa điểm. Dịch vụ này cũng cho phép UNI mới trao đổi thông tin với tất cả các UNI khác trên mạng. Trong khi với dịch vụ E – Line thì cần có các EVC đến tất cả các UNI. Do đó, dịch vụ E - LAN chỉ yêu cầu một EVC để thực hiện kết nối nhiều bên với nhau.

2.3.5. Đánh giá ưu nhược điểm và khả năng ứng dung của công nghệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MAN TRÊN NỀN MẠNG VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN NGHỆ AN (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w