c. Khả năng ứng dụng
2.2.4. Khả năng triển khai MPLS/GMPLS
GMPLS sẽ được triển khai rộng khắp trong vài năm tới. Có hai lý do để tin vào điều này.
Thứ nhất, chúng ta cùng nhìn lại một số công nghệ trụ cột hiện thời như ATM hay SDH, chúng cũng phải mất một thời gian (khoảng 5 năm) để có được chỗ đứng vững chắc trong mạng của nhà khai thác. GMPLS cũng sẽ đi theo con đường đó.
Thứ hai, một điều dễ thấy là sẽ không thể liên kết mạng nếu như sản phẩm được thực thi theo những cách riêng (độc quyền) của từng hãng. Do đó, GMPLS trở thành một mảng điều khiển chuẩn là vô cùng quan trọng. Hiện tại nhiều tổ chức
công nghiệp như IETF và OIF đã bắt tay với nhau dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền tải và Internet. Bởi vậy, trong vài năm tới nhất định GMPLS sẽ trở thành đối tượng thu hút nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, và chỗ đứng của nó được đảm bảo bằng nguồn tài chính đổ vào trong những năm tới.
Hiện nay đã có nhiều công ty quảng cáo sản phẩm GMPLS thương mại của mình trên mạng. Tuy nhiên cũng chưa có đánh giá đầy đủ nào về hiệu quả của GMPLS thực tế trên mạng.
GMPLS hiện đang được phát triển như một chuẩn mở cho phép nhà cung cấp dịch vụ phát triển và triển khai dịch vụ mới một cách nhanh chóng. Và cũng nhờ đó tránh được vấn đề không tương hợp thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau trên cùng phân đoạn mạng.
GMPLS sẽ là một phần không thể tách rời khi triển khai mạng số liệu thế hệ sau. Công nghệ này cung cấp cầu nối giữa lớp mạng IP và quang để cho phép phát triển đồng thời khả năng mở rộng và tương hợp trong hai lớp mạng này. Với GMPLS, khoảng trống giữa hạ tầng truyền thống và lớp IP đang được thu hẹp, mở đường cho việc triển khai dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả.
Trong thời gian tới, GMPLS sẽ là một trong những công nghệ không thể thiếu trong hạ tầng mạng truyền tải thế hệ sau.