mới bị xâm nhiễm nên cây TNTG mọc dọc theo hai bên dòng nước theo như quy: luật trên, các khu cồn lại trong Vườn Tràm Chim sự xâm nhiễm của cây TNTŒ không tuân theo quy luật đó nữa mà ch
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIEN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BAO CAO TONG KET CHUYEN DE
XAC DINH HIEN TRANG XAM LAN _
VA DAC DIEM PHAN BO CUA CAY TRINH NU THAN GO
Thuộc đẻ tài độc lập cấp nhà nước
NGHIEN CUU CAC BIEN PHAP TONG HOP PHONG TRU CAY
Trang 2Chuyên đề: Xác định hiện trạng xâm lấn và đặc điểm phân bố của cây trình nữ thân gỗ (TNTG)
1 Dat van dé
Trong những năm gần đây, cây TNTG đã và đang trở thành một dịch hại nguy hiểm đối với các Khu bảo tỏn, các vùng đất canh tác và các vùng đất hoang hố Trong khn khổ đề tài “ Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ cây Trình nữ thân gỗ (Aimosa pigra L.) ở Việt Nam” đề tài đã tiến hành điều tra xác
định biện trạng xâm lấn và đặc điểm phân bố của cây trình nữ thân gỗ
2 Mục tiêu
Nhằm xác định hiện trạng xâm lấn và đặc điểm phân bố của cây trình nữ thân gố tại Việt Nam
3 Phương pháp tiến hành
3.1 Phương pháp điều tra thông qua tổng quan tài liệu từ các báo cáo Khoa
học của địa phương Tìm kiếm các nguồn tài tài liệu từ báo cáo của các Vườn Quốc gia; chỉ Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp; Sở Khoa học, Công
nghệ & Môi trường của các tỉnh cũng như tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và nông dân tại những địa bàn điều tra
3.2 Điều tra thực dia: Tiến hành điều tra trên các vùng sản xuất, trong các
'Vườn Quốc gia hay các vùng đất hoang hoá đại diện cho:
- Điêu kiện địa lý: Điều tra ở các vùng sinh thái chù yếu của Việt Nam
như Hoà Bình, Yên Bái, Điện Biên, Đông Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Lâm Déng Méi địa phương điều tra 2 lần
~ Điều kiện sinh thái: điêu tra ở các vùng đại diện cho từng kiểu khí hậu, thành phần đất đai và các loại địa hình khác nhau
4 Kết quả điêu tra
4.1 Hiện trạng và đặc điểm phân bố 4.1.1 Tại Vườn Quốc gia Tràm Chữa
Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích là 7.388 ha nằm trong địa bàn của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) Đây là khu bảo tôn hệ sinh thái đất ngập nước cồn lại duy nhất của vùng Đồng Tháp Mười Vườa có 5 khu vực ký hiệu từ A 1 đến A35 là nơi bảo tén các quản xã động thực vật, trong đó có ố quần xã thực vật
và 198 loài chim kể cả những loài đặc biệt quý hiếm như Sếu đầu đỏ
* Mức đó xâm của cây TNTG tại Tràm Chim
Theo chỉ Cục Bảo Vệ Thực Vật nh Đồng Tháp trước năm 1980 cây TNTG chỉ có ở huyện Tân Hồng, Hỏng Ngự Từ năm 1981 đến 1985 cây TNTG xuất hiện rải rác ở Tam Nông, Thanh Bình Từ năm 1991 đến 2003 cây TNTG mọc nhiều ở Tam
Nông Riêng Vườn Quốc gia Tràm Chỉm (theo báo cáo của Vườn này) cây TNTG đã xâm nhiễm rất nhanh: những năm 1984-1983 chỉ có một vài bụi trong Vườn Quốc gia, đến nay cây TNTGŒ đã xâm nhiễm một diện tích khá lớn khoảng 1.800 ba Từ năm 1999 đến 2005 hàng năm diện tích bị cây TNTG xâm nhiễm cứ tăng lên với tỷ lệ gấp
Trang 3Bảng L Tình bình xâm lấn của cây TNTG ở Tràm Chim
Thời gian | Diên tích bị xâm lấn (ha) Ghi chú
1984-1985 ải rác vài bụi sẽ 1999 148 Đến ngày 24/11/1999 2000 490 Đến tháng 3/2000 2001 958 Đến tháng 7/2001 2004 1.800 ấn tháng 4/2004 2005 2.900 Đến tháng 3/2005
Nguồn: Báo cáo của Vườn Quốc gia Trâm Chim
Mat độ cây TNTG ở trong Vườn Trầm Chim rất khác nhau, tại những nơi bị cây TNTG xâm lấn lâu ngày thì mật độ cây thấp khoảng 2 — 3 cây/ mŠ nhưng đường kính và độ che phù rất lớn Những nơi cây mới xâm lấn đường kính cây và độ che phù thấp hơa nhưng mật độ lại rat cao từ 14 — 26 cây/ m° thậm chí có agi mat độ lên tới 115 cây/ m° Vì vậy, tiêm án nguy cơ bùng phát dịch rất lớn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời
Mật độ cây TNTG tại Vườa Tràm Chim trung bình là 4,3 cây/ mẺ Nơi bị
nhiễm nặng (khu A4) thì mật độ cây cao nhất đạt 12 cây/ mể Diện tích có mật độ
cao (12 cây/ m2) chiếm khoảng 15% Phần lớn diện tích bị nhiễm (trên 53%) có mật 64-5 cay/ m’, khoảng 23% diện tích bị nhiễm có mật độ 7-8 cây/mẺ và diện tích bị nhiễm dưới 1 cây/ m° dưới 5% (bảng 2) Bảng 2 Mức độ nhiễm cây TATG ô vườn Trâm Châm năm 2005 —— › | Tỷ lệ diện tích bị nhiễm ở Phạm vi biến động mât độ tiết độ tương dng (6) Dưới l cây/mˆ 3 4-5 cay/m? 35 7-8 cay/m? 25 12 cay/m? 1
Tại những nơi cây TNTGŒ đã xâm nhiễm, mật độ cây gia tăng theo thời gian
Năm 1999 mật độ toàn Vườn ước khoảng 1 cây/m” đến nay những nơi mới bị xâm
nhiễm mật độ ước chừng lên tới 115 cây/m Như vậy, mật độ cây TNTŒ năm sau so
với năm trước tăng 2-4 lần; năm 2005 so với năm 2000 đã tăng 38 lần (bảng 3) Bảng 3 Sự gia đăng mật độ cây TNTG
ở Vườn Quốc gia Tràm Chùn Nam theo doi Mat d6 (cay im’) 1999 1 2000 3 2001 12 2002 24 2005 115
Ghỉ chú: Nguôn Vuốn Quốc gia Trầm Chim
Độ che phù trung bình của khu vực bị nhiễm cây TNTG ở Vườn Tràm Chim năm 2001 là 32,8% (10-100%) Độ che phù không tỷ lệ thuận với mật độ
Trang 4cây mà chúng tỷ lệ thuận với tuổi cây Ở những nơi mật độ thấp, cây thường to
cao và độ che phù lớn, có cây đạt độ che phù xấp xỉ 100% Quan sát năm 2005, cho thấy ở Vườn Tràm Chim phản lớn số cây TNTG (45%) có độ che phù khoảng 40-60%; khoảng 35% số cây TNTG có độ che phủ trên 60% và khoảng 20% số cây TNTG có độ che phù thấp dưới 40%
= lặc điển và phạm vị phân bố
Cây TNTG phân bố rải rác ở hầu hết cả 5 khu của Vườn Quốc gia Tràm
Chim (Al, A2, A3, A4, A5) Cây thường mọc dọc theo các bờ kênh, đọc các
bau, dim sen và các đường nước chảy Sự phân bố của cây không tập trung mà thường mọc rải rác và theo băng Mới băng rộng từ 20-40 m Giữa hai băng có những khoảng trống thường là những lạch nước Sự phân bố này có thể do ảnh hưởng của dòng chảy khi nước lũ rút Nhưng theo thời gian, cây TNTG có thể mọc lấn sang các khoảng trống tạo thành những vùng bị nhiễm liên khoảnh rộng
hơn Cho đến nay, chỉ cồn khu C (khu Hành chính của Vườn Tràm Chim) là khu
mới bị xâm nhiễm nên cây TNTG mọc dọc theo hai bên dòng nước theo như quy: luật trên, các khu cồn lại trong Vườn Tràm Chim sự xâm nhiễm của cây TNTŒ không tuân theo quy luật đó nữa mà chúng xâm lấn hầu như toàn khu với tốc độ
lây lan rất nhanh
Các khu A4, A3, A2 của Vườn Tràm Chim bị xâm nhiễm với tỷ lệ diện tích bị nhiễm/ diện tích dat tự nhiên cao nhất vì ở cả 3 khu này tỷ lệ diện tích đất trống/ đất tự
nhiên vào mùa khô rất lớn, đặc biệt ở khu A4 vào mùa khơ nước rút hồn tồn trên toàn
khu, vì vậy cây TNTG mọc trên toàn diện tích của khu với độ che phủ hơn 60% Các cây mới phát tán thường mọc ở những nơi nước cạn hơn, không bị che bóng, mọc ở các vùng
đất trống và khu vực đồng cỏ Ở những kim vực có cây trầm che kín bóng hoặc khu vực
tước su như dim sen thi cây TNTG bầu như không mọc được Diệu tích có điều kiệ
như vậy ởtrong Vườn Tràm Chim là rất ít và hầu như cố này chỉ ra sự tiêm ẩn một nguy cơ khá cao tiếp tục xâm nhiễm của cây TNTG ở Vườn Tràm Chim
4.1.2 Tại vườn Quốc gia Cát Tiền
'Vườn Quốc gia Cát Tiên rộng lớ với tổng diện tích 73.878 ha, được chia làm ba
khu Cát Lộc, Tây Cát Tiên và Nam Cát Tiên Theo báo cáo của Vườn Quốc gia Cát
Tiên, hiện nay cây TNTG có mặt ở hầu hết các điểm đất ngập nước trong vùng lõi
của vườn với mức độ khác nhau, Bầu Chim, Bầu Sấu là những điểm điển hình Cây
TNTG phát triển mạnh 6 Bau Chim tir 1995-1999 va hiện nay chúng xâm nhiễm
bầu như toàn bộ diện tích của Bảu Chim (50-60 ha) Tại Bảu Sấu cây TNTG cũng
đã xâm nhiễm và phát triển rất mạnh
Tir 1999, được sự giúp đỡ của dự án bảo tỏn, mỗi năm Vườn Quốc gia Cát Tiên phải chỉ khoảng trên 100 triệu đồng để chặt cây và nhỏ cây TNTG ngay từ khi cây mới mọc Nhưng đến đầu mùa khô thì cây lại mọc trở lại và phát triển rất nhanh,
chỉ sau 3 tháng có thể cao 60-70 cm Hang năm trong Bầu Chim thường xuyên có
cây con mọc thêm nên mật độ cây cũng tăng nhanh theo thời gian Vào thời điểm
năm 2001, mật độ cây TNTG chỉ vào khoảng 3-8 cây/ m (trung bình là 4,7 cây/ mô),
điện tích che phù khoảng 70%, nhưng hiện nay cây TNTG đã che kín toàn bộ diện tích bề mặt Bầu Chim Mật độ cao nhất có chỗ lên tới trên 100 cây/ mổ
Ở vùng đệm, cây TNTG xâm nhiễm dọc theo sông Đỏng Nai, dọc các suối
trong vùng và ở cả các khu sản xuất nông nghiệp Khu vực tập trung nhiều nhất hiện nay là các cánh đồng lúa từ trung tâm huyện Cát Tiên đến các xã Gia Viễn,
Trang 5Phước Cát 1, Phước Cát 2 (tỉnh Lâm Đỏng) và xã Đắc Lua (Tân Phú - Déng Nai) Diện tích bị nhiễm cây TNTGŒ ở vùng đệm khoảng 100-120 ha Ngoài ra, cây TNTG cũng xâm nhiễm rải rác ở vùng đệm thuộc vùng đất canh tác thuộc huyện
Cát Lộc Ước tính diện tích bị nhiễm tới hàng nghìn ha
4.1.3 Tại lưu vực sông La Ngà
'Với diện tích rộng lớn hàng nghìn ha thuộc các xã La Ngà, xã Phú Túc, xã Phú Ngọc thuộc huyện Định Quán, xã Vĩnh Cửu thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Trắng Bom thuộc huyện Trắng Bom, xã Thống Nhất thuộc huyện Thống Nhất Tại đây vào cuối mùa khô đầu mùa mưa nông dân thường trồng lúa và nhiều loại cây trông khác như ngô, sắn cây TNTGŒ xâm lấn một diện tích rất lớn ở đây khoảng trên 1.000 ha Ban đầu vào mùa lũ chúng xâm lấn các gồ đổi trên cao và theo mực nước rút chúng xâm lấn dân tới sát mép nước sông nên tạo thành những băng dài với chiều rộng khoảng 20 - 30 m và chiêu dài hàng trăm mét (từ sát khu dân cư tới mếp sông) Đường kính thân cây và độ che phủ tại những nơi đất cao cũng lớn hơn những nơi đất thấp Mật độ cây trên các gồ đổi khoảng 4 — 5 cây/ mẺ với độ
che phủ trên 60%, mat độ cây tại những nơi đất thấp (gần mép nước) khoảng 10 —
12 cay/ m2, cá biệt có những nơi mới xâm ohiém mat độ cây lên tới 120 cây/ mổ Hiện nay, cây TNTG xâm lấn hầu như các vùng đất thuộc khu vực gồ đổi và dẩn lan sang các khu vực đất thấp hơn, nếu không có biện pháp ngăn chặn
kịp thời thì chỉ trong vài năm tới toàn bộ khu vực thuộc lưu vực sông La Ngà sẽ
bi cay TNTG xâm nhiễm toàn bộ Ngoài ra, cây TNTG cồn mọc rải rác 2 bên bờ mương, suối và lương tẩy của nông dân gây khó khăn cho hoạt động sản suất
nông nghiệp cũng như nuôi trồng thuỷ sản của người dân
4.1.4 Tại làng hồ Hoà Bình
Đây là một lòng hỏ có diện tích rộng lớn thuộc các huyện Cao Phong;
ắc; Mai Châu; Tân Lạc; Thị xã Hoà Bình Cũng như khu vực lòng hỏ Thác Bà,
cây TNTŒ xâm nhiễm ở hai khu vực chủ yếu là các đảo giữa lòng hỏ và các vùng đất canh tác bán ngập nằm trong vành đai chứa nước trong mùa mưa Cây TNTG bắt đầu xuất hiện vào những năm 1995 — 1996, ban đầu chúng xâm lấn các gò đất cao thuộc lòng hỏ và dọc hai bên bờ sông Đà Vào mùa nước, nguồn
hạt trôi dạt vào các thung lũng và các vùng đất bán ngập thuộc khu vực chứa
nước của hỏ Hoà Bình và xâm nhiễm trên diện tích khá rộng lớn Hiện tai, vi thống kê diện tích các đảo bị xâm nhiễm gặp khó khăn vì rất khó xác định c
rộng dải bị xâm nhiễm Tuy nhiên theo ước tính thì diện tích này có thể lên tới xấp xỉ 3000 ha Tại các vùng đất bán ngập, diện tích bị xâm nhiễm hoàn toàn là 200 ha Diện tích xâm nhiễm của TNTŒ bắt đầu tăng nhanh từ những năm
1990, nhưng khi mới bắt đầu bị xâm lấn, nông dân có thể áp dụng biện pháp chặt bò để duy trì hoạt động canh tác nên mức độ xâm nhiễm còn nhẹ Tuy nhiên, kể từ năm 1998 trở lại đây, diện tích bị xâm nhiễm ngày càng mở rộng
với mật độ cao, vì vậy việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt kể từ
năm 2002 đến nay, diện tích xâm lấn hàng năm déu ta
cây cũng tăng nhanh chóng kể từ năm 1998 trở lại đây Cá biệt có vùng, mật độ
Trang 64.1.5 Tại lòng bô Thác Bà: Lồng hỗ Thác Bà thuộc địa phận của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Nơi đây, cây TNTG bắt đầu xuất hiện lác đác trên các đảo của khu vực lồng hỏ Thác Bà và dọc theo hai bên bờ sông Chảy từ những năm
1970 Từ năm 1990 trở lại đây hiện trạng cây TNTŒ tiếp tục xâm lấn trên diện rộng Theo thống kê của ban quy hoạch lòng hỏ Thác Bà thì có khoảng 2000 hồn đảo và có 99 lạch nước lớn chảy vào khu vực lồng hỏ đã bị cây TNTG xâm lấn Đặc biệt là từ năm 1995, cây TNTG đã phát tán và xâm lấn nặng ở các vùng đất canh tác, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thuỷ sản cũng như nhiều ngành khác có liên quan
Đặc biệt là từ năm 1971 từ khi nhà máy thuỷ điện Thác Bà hoạt động lòng hỏ Thác Bà trở thành khu vực chứa nước cho nhà máy hoạt động Sự gia tăng điện tích bị ngập nước và sự tích trữ nguồn nước như một lòng chảo tích luỹ nguồn hạt, đặc biệt trong môi trường bán ngập nước khả năng sinh sản và phát tán của hạt cây TNTG rất nhanh đó nguyên nhân dẫn tới diện tích bị cây TNTG
xâm lấn tăng lên rất nhanh trong những năm vừa qua
Qua điều tra tại 25 xã xung quanh khu vực lòng hỏ thì hầu hết các xã đều bị cây TNTG xâm lấn trong đó có 19 xã bị cây xâm lấn với mật độ cao Hiện đã có 1.039ha trong tổng số 1.454 ha đất canh tác thuộc khu vực lòng hỏ (chiếm
71.46%) Nếu tính theo tổng diện tích đất canh tác của toàn bộ các xã (kể cả khu
vực cao và khu vực lòng hỏ) thì diện tích bị cây TNTG xâm lấn cũng đã xấp xÏ 7%
Qua điều tra 19 xã bị cây TNTG xâm lấn thì có ố xã bị xâm lấn với mức
độ cao đáng báo động đó là:
- Yên thành bị xâm lấn 113 ha
- Bảo ái bị xâm lấn 270 ha
- Mông Sơn bị xâm lấn 230 ha
Trong đồ có Mông Sơn; Bảo ái; Yên Thành ở tình trạng khó kiểm soát đư- ợc, còn 8 xã còn lại đó là: Thị Trấn Yên Bình; Tích Cốc; Phúc Ninh; Phú Thịnh; Đại Minh; Mỹ Gia; Thanh Hà tuy cây TNTG mới chỉ xuất hiện lác đác, nhưng
nguy cơ bị xâm lấn mạnh trong những năm tới là rất cao Do đó chúng ta cần
phải cảnh báo sớm để ngăn chặn khả năng xâm lấn của cây TNTG
Do kích thước đường kính thân cây bé nên mật độ cây TNTG ở Yên Bái khá
cao Tại những vùng cây trưởng thành 2-3 năm tuổi, mật độ TP có thể đạt 11,3 cây/ m2, cao nhất có thể lên tới 26 cây/ m2 Những vùng mới bị xâm nhiễm, mật độ cây con có thể lên tới 270 cây/ m2
4.16 Tại các tỉnh khác thuộc khu vực đẳng bằng sông Mê Kông: Đây là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho cây TNTG phát tần và xâm lấn vì vậy diện tích xâm nhiễm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng Tuy nhiên hiện nay khu vực đáng báo động đó là vùng Đỏng Tháp Mười thuộc địa phận các tỉnh Long An, Tién Giang và Đồng Thấp với diện tích xâm lấn tương ứng của mối tỉnh xấp xỉ là 850, 600 va 550ha Theo chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Đồng Tháp trước năm 1980 cây TNTG chỉ có ở huyện Tân Hỏng, Hỏng Ngự Từ năm
Trang 7tỉnh khác như Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang hay Kiên Giang, sự phát tán và xâm nhiễm của cây TNTG cồn ở mức độ nhẹ, mọc rải tác, chưa xuất hiện những vùng xâm lấn tập trung hay các vùng có nguy cơ tích luỹ quản thể lớn Tại vườn quốc gia U minh thượng, do diện tích trống không bị các thảm thực vật che phù không lớn nên cây TNTGŒ không có điều kiện phát tần và xâm nhiễm nhanh trên điện rộng Cho đến nay, diện tích xâm nhiễm ở mối vườn chỉ vào khoảng 250 ha Đặc biệt, do được quan tâm phòng trừ thường xuyên nên các diện tích mới bị xâm nhiễm nhanh chồng được khống chế Hàng năm, cây TNTG vẫn tái mọc trở
lại nhưng trên diện hẹp và được ngăn chặn, xử lý kịp thời
4.1.7 Tại mật số tỉnh khác ở khu vực phía Bắc: Do đặc điểm phát tán của cây TNTG chủ yếu là nhờ nguồn nước nên sự xâm nhiễm của chúng thường được hướng về các lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đà, sông Chảy v.v Tuy nhiên qua thực tế điều tra cho thấy, cây TNTGŒ ít mọc dọc theo các sông lớa mà phản lớn mọc dọc theo các con sông nhánh, các mương nội đồng đặc biệt sự xâm lấn tập trung thường xảy ra ở các bãi sông bán ngập hay các vùng đất nội đồng bán ngập có điều kiện canh tác khó khăn, do đó ít được quan tâm canh tác Tại các vùng đất cao, cây TNTG chỉ phát tán và xâm nhiễm tải
tác theo từng đám nhỏ, ít có nguy cơ xâm nhiễm trên diện rộng Vì vậy su phat
tán và xâm nhiễm của cây TNTG ở một số tỉnh miền núi phía bắc thuộc thượng
nguồn các sông lớn như Điện Biên, Sơn La, Lao Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc
Kan hay Tuyên Quang còn rải rác và chưa thực sự đáng báo động, diện tích xâm
nhiễm mỗi tỉnh chỉ vào khoảng 150 đến 300 ha
Bắng 4: Điện ích xâm nhiễm của cây TNTG tại một số tỉnh miễn núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Mê Kông
(Số liệu điều tra năm 2005) Diên tích Địa phương nhiễm Ghi chú (ha)
Phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông và Đồng Tháp 350 vùng đồng Thấp Mười DT aay không bạo gồm diện tích nhiễm của vườn quốc gia
Tram Chim
Long An 600 Phân bố chủ yếu vùng đồng Thấp Mười
Tiên Giang 550 Phân bố chủ yếu ở vùng đông Thấp Mười
Thường xuyên được tính phát động phòng An Giang 250 trừ nên diện tích nhiễm đã được hạn chế
đáng kể
Kiên Giang 400
Minh ỹ§g Phần đa lại diện tích bị tái nhiềm vì vườn đã
Thượng tiến hành phòng trừ thường xuyên
Điện Biên 200, Cây mọc ở các thung lũng và ven sông
Sơn La 300
— 150 Gay mọc rải rác ven đường và một số sông
Trang 8
ven đường và ven sông nhỏ
Cây mọc rải rác ở các thung lũng ven núi,
aa ae ven đường và ven sông nhỏ
Mọc chù yếu ở các vùng đất ven sông và
Tuyên Quang 300 thung lũng
Mọc chù yếu ở các vùng đất ven sông và
Phú Thọ 350 thung lũng
Cây phát tán trên điện rộng, đã hình thành
các vùng tập trung (5-10ba) Mọc chủ yếu ở ở các vùng đất báu ngập, đất xấu, điều kiện canh tác kém Quảng Trị 1000
Trong khi đó, các vùng đất bán ngập thuộc hạ nguồn các dồng sông lớn đang là các điểm nóng đáng báo động, tai một số địa phương, cây TNTG đã phát tán và gia tăng điệu tích rất nhanh Đặc biệt tại Quảng Trị, nhiều vùng đất bán ngập dọc theo các đường lộ bay các mmương nước ở vùng thấp thuộc các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lãng đã bị cây TNTG xâm lấn dày đặc, tạo thành những vùng tập trung với diện tích xấp xỉ 1000ba Ở một số tỉnh khác như Huế, Quảng Bình, Hà Tính, Bắc Giang, cây TNTG đã bắt đầu phát tán và mọc thành
những dải tập trung với diệu tích khá lớn
4.2 Đặc điểm xâm nhiễm của cây TNTG ở một số vùng sinh thái chủ yếu
* Tại các vườn quốc gia:
Sự xâm nhiễm ban đầu của cây TNTG' thường diễn ra ở các khu vực đất trống, không bị che bóng sau đó lan đản ra khu vực đồng cỏ Ở những khu vực có cây trầm che kía bóng hoặc khu vực nước sâu như đảm sen thì cây TNTG hầu như không mọc được Tại các khu vực có điều kiện thuận lợi, sự xâm nhiễm ban đầu đọc theo các lạch nước, các khu vực cao hơa vì cây TN thường mọc ngay sau khi nước rút Vì vậy, tại những vùng mới bị xâm nhiễm, cây thường mọc thành băng rộng từ 20-40 m phân bố theo đồng nước Tuy nhiên trong trường
hợp bị xâm lấn nặng, cây có thể lan rộng và che phủ toàn bộ diện tích bẻ mặt Tại vườn quốc gia Tràm Chỉm: Cây TNTŒ phâo bố rải rác ở hầu hết cả 5
khu của Vườn Quốc gia Tràm Chim (A1, A2, A3, A4, A3) Cây thường mọc doc
theo các bờ kênh, đọc các bàu, đảm sen và các đường nước chảy Tất cả đê bao xung quanh khu vực vườn Quốc gia Tràm Chm đều bị cây TNTG xâm lấn kể cả những con kinh nhỏ nằm sâu trong nội đồng như kinh Mười Nhẹ, kinh Bà Hồng, kinh nhỏ song song với kinh Phú Hiệp thuộc khu A, Ven bờ các con kinh chống cháy trong nội đồng mới đào đến nay chỉ được khoảng một năm cũng bị cây
TNTG xâm lấn, có nơi nó mọc vào sâu đến 400m (Khu A,) Khu A, Ava A,
những khu bị xâm lấn nặng nhất, tại các khu vực này cây TN mọc theo các đường nước hình vòng cung lấn sâu vào nội đỏng đến 00-600m Đặc biệt tại khu A4, diện tích và mức độ xâm nhiễm không ngừng gia tăng Trước năm 2000, cây còn mọc tải tác hoặc mọc theo băng nhưng hiện nay toàn bộ 390 ha
điện tích không trồng trầm của khu A4 bị xâm lấn đầy đặc hoàn toàn Sự phân bố của cây không tập trung mà thường mọc tải rác và theo băng, mối băng tộng từ 20-40 m Giữa hai băng có những khoảng trống thường là những lạch nước Sự phân bố này có thể do ảnh hưởng của dòng chảy khi nước lũ rút Nhưng theo
Trang 9
thời gian, cây TNTG có thể mọc lấn sang các khoảng trống tạo thành những vùng bị nhiễm liên khoảnh rộng hơn Cho đến nay, chỉ còn khu C (khu Hành
chính của Vườn Tràm Chim) là khu mới bị xâm nhiễm tiêu cây TNTG moc doc theo hai bên dồng nước theo như quy luật trên, các khu cồn lại trong Vườn Tràm Chim sự xâm nhiễm của cây TNTŒ không tuân theo quy luật đó nữa mà chúng
xâm lấn hầu như toàn khu với tốc độ lây lan rất nhanh
* Tại lưu vực song La Nga: ban dau cây xâm nhiễm chù yếu ở các vùng gồ đổi cao cạnh các bãi sông, sau đó theo mực nước rút chúng xâm lấn dân tới sát mếp nước sông tạo thành những băng dài với chiều rộng khoảng 20 - 30 m và chiều dài hàng trăm mết (từ sát khu đân cư tới mếp sông) Nguồn hạt cũng
được tích luỹ tại những khu vực cao, sau đó phát tán ra các khu vực thấp hơn cạnh
mếp sông Nhìn chung, đây là khu vực thuận lợi cho cây phát tán và xâm nhiễm vì thảm thực vật che phủ hầu như không có Trong điều kiện mới bị xâm nhiễm nhẹ, nông dân có thể chặt cây trước khi mùa lũ vẻ, sau khi lút thì tiến hành gieo trồng ngay các cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, rau và đậu các loại Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bị xâm nhiễm nạng nông dân không thể tiếp tục canh tác
được, cây sinh trưởng và phát tán rất nhanh Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ nguồn hạt và xâm nhiễm tiếp tục của cây TNTG
* Tại các khu vực lòng hỏ Thác Bà và Hoà Bình: Cay TNTG xâm nhiễm
nặng trên tất cả các đảo giữa lòng hỏ và các khu vực đất canh tác bán ngập thuộc khu vực chứa nước cho các nhà máy thuỷ điện
Trên các khu vực đảo giữa hỏ: Trong mùa ngập nước, hạt TN thường bám
vào các thảm cỏ và mô đất ven theo các bình độ thấp của các hòn đảo Khi nước
tút, hạt bắt đầu nảy mầm và sinh trưởng, phát triển Có thể nhận thấy rất rõ là khi
nước dâng đến đâu, thì nguồn hạt tích tụ và phát tán đến đó Trong trường hợp bị ngập nước hoàn toàn, TNTŒ có thể xâm nhiểm và che phủ toàn bộ các hòn đảo thấp Tại lòng hỏ Hoà Bình, có những bình độ bị ngập trong nước tới hàng vai
chục mết nhưng cây TNTGŒ vẫn tỏn tại, ngay sau khi nước rút cây lại bất đầu tái
sinh Ở các khu vực nước sâu, cây kết thành bè trôi nổi trên mặt nước
Tại các vùng canh tác bán ngập: đây thường là các khu vực lòng chảo bằng phẳng hay các khu vực đất canh tác dọc theo lạch nước thông với khu vực lòng hồ, vì vậy có điều kiện thuận lợi cho hạt trình nữ' phát tán và tích luỹ Sự xâm lấn ban đầu thường xảy ra từ các khu vực đất công như ven đường đi, dọc theo bờ mương nước, bờ ruộng hay các ruộng đất hoang hoá, các ruộng có điều kiện canh tác đặc biệt khó khăn Sau khi có nguồn hạt tích luỹ đù lớn, cây TN bắt đầu phát
tán trên toàn bộ diện tích với mật dé tl Trong trường hợp không được ngăn chặn kịp thời, cây sẽ nhanh chóng xâm nhiễm và lất át toàn bộ diện tích canh tác
Như vậy, qua các đặc điểm xâm nhiễm trên có thể thấy rõ ngoài những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên thì hoạt động của con người cũng là một điều
quan trọng tác đội ấn quá trình phát tán, tích luỹ nguồn hạt và xâm lấn của cây TNTG Trong điều kiện không có hoạt động canh tác của con người hay không có sự quan tâm ngăn chặn sớm thì mức độ xâm nhiễm của cây TNTG sẽ
điễn ra nhanh chồng và ở mức độ cao hơn
* Tại các vùng đất công, đất hoang hố và cơng trình giao thông: đây
Trang 10lang đường quốc lộ, dọc theo ven đường thường là vùng thấp, rất dễ bị cây TN xâm nhiễm Do có đù điều kiện thuận lợi để cho cây tích luỹ nguôn hạt lại không có sự quản lý và kiểm soát của con người, mức độ xâm nhiễm ngày càng
nặng Khi tích luỹ được một lượng hạt đủ lớn, cây TN bắt đầu lan rộng và phát
tần sang các khu vực đất canh tác xung quanh
4.3 Nguồn xâm nhiễm ban đâu, con đường phát tán và các điêu kiện tiên
quyết để cây TNTG có thể xâm nhiễm: Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc phát tán và hình thức xâm nhiễm của cây TNTG ở nước ta, tuy nhiên qua các kết quả điều tra khảo sát vẻ thực trạng và đặc điểm xâm nhiễm cho thấy hình thức phát tán ban đầu của cây TNTG chủ yếu vẫn là theo các dòng
nước Vì vậy, có thể khẳng định nguồn khởi phát ban đầu đều từ thượng nguồn các sông lớn đưa vẻ Tuy nhiên, tại mối vùng sinh thái, mỗi vùng đất đặc thù khác nhau thì con đường phát tán, xâm nhiễm và tích luỹ quản thể của cây TN' cũng khác nhau Qua điều tra và khảo sát cho thấy, có 4 con đường phát tần chủ yếu của cây TNTŒ tại các vùng sinh thái của nước ta bao gồm:
- Phát tán theo nguồn nước: Bằng chứng về sự phát tán của cây TNTG theo
nguồn nước có thể tìm thấy ở tất cả các khu vực bị TNTŒ xâm nhiễm hiện nay Ở các vườn quốc gia hay lưu vực sông, vùng lồng hỏ, cây TNTG đều xâm
nhiễm nặng ở các khu vực ngập nước, trong khi đó tại các vùng đất cao hơn nhờ bờ kinh, bờ sông mức độ phát tán và xâm nhiễ: hạn chế mặc dù cây TNTG có khả năng sinh sống và phát triển trong cả điều kiện khô hạn và ngập nước
Hình thức phát tán này có thể nhận thấy rõ rệt nhất tại các gồ đất, các đảo nằm
trong khu vực lồng hỏ Trong mùa nước, khi nước dâng đến đâu thì hạt TN bám vào các thảm thực vật trên bề mặt đảo và khi nước rút, cây con mọc lên đến đó, tạo thành vành đai TN bao quanh đảo Vành đai này cũng chính là dấu hiệu nhận biết mức nước dâng trong mùa ngập nước Tại những gò đất thấp bị ngập chìm hoàn toàn trong nước thì khi nước rút, cây TN cũng mọc phủ kín từ đỉnh xuống chan gd
- Phat tan hat qua động vật, con người, xe cộ v.v : Trong quá trình tiếp
xúc với khu vực bị TNTG xâm nhiễm, hạt TNTG có thể bám vào da động vật, áo quần của con người hay các phương tiện giao thông như tàu hoả, tàu thuỷ, xe ô tô v.v từ đó phát tán nguồn hạt từ khu vực bị nhiễm sang khu vực không bị xâm
nhiễm, từ vùng thấp lên vùng đất cao Bên cạnh đó một số loài chỉm hay động
vật như trâu, ngựa hay dê cũng có thể ăn hạt TN nhưng do dạ dẩy của chúng
không có khả năng tiêu hoá nên hạt vẫn không bị phá huỷ mà trái lại còa được kích thích nảy mầm Từ đó chúng có thể phát tán nguồn hạt từ khu vực bị xâm
nhiễm sang các vùng đất canh tác hay vùng khác chưa bị xâm nhiễm
- Phát tan do hoạt động có chủ đích của con người: Không chỉ ở nước ta
mà ở nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, đây cũng là một
quan đường hình thành quá trình phát tần quan trọng của cây TNTG Do thiếu
những thông tìn hay hiểu biết đẩy đù vẻ tác hại của cây TNTGŒ, nông dân có thể
trồng nó làm cây cảnh, cây giữ đất chống xói mồn và đặc biệt một hiện tượng
Trang 11- Phát tán từ nguồn đất hay cát sử dụng trong xây dựng: Hiện nay, việc
sử dụng đất bãi ven sông hay nguồn cát dưới sông để san lấp mặt bằng các công trình xây dựng hay xây dựng đường đang trở thành phổ biến Do sau khi san lấp
không được xây dựng ngay, cây TN có cơ hội phát triển rất mạnh Nhiều khu
vực mặt bằng xây dựng ở các tỉnh phía Nam bị cây TN bao phù toàn bộ trên một điện tích rộng chỉ sau khi san lấp 1-2 năm Đây là nguy cơ đáng báo động vì nó là điều kiện rất thuận lơia để hạt TN phát tán trên diện rộng, đặc biệt là các vùng đất không bị ngập nước, gây khó khăn cho cơng tác kiểm sốt và phòng trừ
Tuy nhiên, tại bất cứ vùng sinh thái nào, để nguồn hạt ban đầu đó có thể xâm nhiễm thành công, nhân lên và phát tần tiếp tục trên diện rộng thì cần phải có đẩy đủ các yếu tố thuận lợi cho một quá trình xâm nhiễm và tích luỹ ngân
hàng hạt tại chó Một trong những yếu tố đó là
hứ nhất là phải có những khu vực bán ngập đủ lớn và điều kiện mặt nước
tương đối tính để nguồn hạt có thể tích tụ được trong đất: Qua thực tế cho thấy cay
TNTG không mọc được ở các ven sông lớn kể cả hệ thống sông có khu vực bãi bôi như sông Hồng Sự xâm nhiễm ban đầu của chúng thường ven theo các nhánh sông
hay các mương nhỏ có một khoảng thời gian khô hạn trong năm Đặc biệt, sự gia
tăng điện tích xâm nhiễm tại các vùng sinh thái đêu chỉ diễn ra mạnh mẽ khi hình
thành các khu vực bán ngập (tức là một mùa khô và một mùa ngập hoàn toàn trong
nước), đó chính là các vùng bảo tồn rừng ngập nước, khu vực chứa nước cho các công trình thuỷ điện hay các khu vực đảm lây, đất canh tác bán ngập chỉ canh tác trong 1 vụ trong năm Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ nguồn hạt vì trong điều kiện tĩnh tại, hạt TN có thể dễ dàng bám vào các thảm thựt vật, sau đó được vùi nhẹ xuống dưới các lớp phù sa Đây là điều kiện can thiết để hạt có thể xảy ra
quá trình nảy mầm Sau khi nước rút, hạt bắt đầu nảy mầm và phát triển Ngược lại,
đối với khu vực ven các sông lớn, do tốc độ dòng chảy lớn nên hạt TN thường không thể xâm nhập vào đất được mà chỉ bám vào các thảm cỏ ven sông, do đó chúng rất khó nảy mầm và phát triển được Mặt khác, thời kỳ khô hạn tại các khu
vực này thường rất ngắn, cây không đủ thời gian để đạt được một lượng sinh khối
cần thiết đã bị ngập trong nước, vì vậy dù cho có nảy mầm được thì cũng không có
điều kiện xâm lấn và phát triển về sinh khối
- Thứ hai là phải có được điều kiện không gian phù hợp cho quá trình xâm ohiém: sau khi có sự tích tụ của nguồn hạt trong đất, điều kiện quan trọng nhất để quá trình xâm nhiễm có thể xảy ra là có được khoảng không gian phù hợp Là
một thực vật ngoại lai, cây TNTGŒ rất dễ thích nghỉ với các điều kiện bất thuận
như hạn hán, đất cằn cối, dinh dưỡng kém v.v tuy nhiên điều kiện tiên quyết để hạt TN có thể nảy mầm và thực hiện quá trình xâm lấn là không bị che phủ bởi các loài thực vật khác Qua quan sát thực tế cho thấy tại những vị trí bị cỏ hoà thảo che phù kín trên bê mặt, cây TN hầu như hoàn toàn mất khả năng nảy mầm
hoặc nảy mầm được nhưng không sinh trưởng và phát triển được
Ở nước ta, các vùng đất thoả mấn điều hiện này thườn g là
+ Các vườn quốc gia hay khu bảo tồn rừng ngập nước: đây là khu vực được bảo tồn tự nhiên, không có các hoạt động canh tác hay sự can thi
con người, vì vậy cây TN có điều kiện xâm nhiễm từ các khu vực đất trống là
khu vực canh tác trước đây, sau đó cây phát tần dần sang các khu vực đồng cỏ
Trang 12+ Các vừng bán ngập có điều kiện canh tác khó khăn: Đây là các vùng đất mà nông dân vẫn sử dụng để canh tác trong mùa khô nhưng phần đa ở nước ta các vùng này thường là các khu vực miền Núi có điều kiện canh tác khó khăn, năng suất cây trồng thấp trong khi đó chỉ phí canh tác đặc biệt là phòng trừ cỏ đại rất cao Trong thời kỳ đầu khi mới bị cây TNTŒ xâm nhiễm nông dân có thể áp dụng các biện pháp thù công như chặt, nhỏ để duy trì hoạt động canh tác nhưng khi mật độ cây lên cao thì việc áp dụng biện pháp này là hết sức khó khăn Vì vậy, nông đân thường bò hoang không tiếp tục canh tác nưữa, đây là điều kiện thuận lợi để cây TNTG xâm lấn mạnh hơn Tại Hoà Bình, có những vùng đất canh tác hiện đã bị cây TNTG lấn át hoàn toàn trên 50% diện tích, hay tại Quảng Trị nhiều vùng đất canh tác khó khăn cũng đã bị cây TNTG lấn dt sau một vài vụ nông dân không thể
duy trì hoạt động canh tác
+ Các khu vực đất công, đất hoang hoá, ven quốc lộ và các công trình xây dựng: Đây là các vùng đất hầu như không có hoạt động kiểm soát của con
người, do đó cây TNTG có điều kiện xâm lấn và tích luỹ nguồn hạt Đặc biệt, trong thời gian gần đây việc sử dụng các nguồn cát trên sông để san lấp các
công trình xây dựng hay đắp đường đang tạo ra nguy cơ gia tăng khả năng xâm
nhiễm của cây TNTG từ các vùng đất thấp lên các vùng đất cao
- Thứ ba là phải có nguồn hạt tích luỹ đủ lớn: Thực tế cho thấy, cây TNTG có mặt ở nhiều vùng sinh thái ở nước ta từ thập kỷ 70, trong thời kỳ đó cũng có nhiều vùng đất hoang hoá thuộc diện bán ngập nhưng sự xâm nhiễm của cây TNTG hoàn toàn không đáng kể Chỉ trong vồng từ năm 1993 trở lại đây, mức độ xâm lấn mới thực sự gia tăng ở nhiều vùng sinh thấi Qua quan sát cho thấy, sự xâm nhiễm ban đầu của cây TNTG ở bất cứ vùng nào cũng chỉ ở mức độ nhẹ, mọc rải rác sau đó khi nguồn hạt tích luỹ
đù lớn thì mức độ xâm nhiễm mới tăng dan Qua khảo sát nguồn hạt trong đất tại một số khu vực nghiên cứu như vườn quốc gia Tràm Chim, khu vực sông La Ngà, lòng hỏ Thác Bà hay Hoà Bình đều cho thấy sự phát tán và tích luỹ nguồn hạt tại chó là điều kiện cơ bản để cho cây TN mở rộng diện tích xâm nhiễm Ở những khu vực có ngân hàng hạt lớn thì diện tích bị xâm nhiễm tăng lên nhanh chóng Tại những vùng mật độ cây trưởng thành cao thì mật độ cây con cũng rất lớn (bảng 4)
Trang 13
§ Kết luận
Nguy cơ xâm lấn của cây TNTG đang có xu hướng gia tăng không chỉ ở các vườa quốc gia mà còn lan rộng ra các vùng đất canh tác bán ngập khác thuộc các lưu vực sông lớn, các khu vực lòng hô và vùng đất ngập nước vùng đông Tháp Mười Tại vườn quốc gia Tràm Chim và lưu vực sông La Ngà, diện tích vẫn có xu hướng gia tăng và mức độ che phủ của cây TNTGŒ ngày càng cao, gây khó khăn cho hoạt động phòng trừ cũng như tăng nguy cơ tích luỹ nguồn
hạt Tại các địa phương khác, diện tích xâm nhiễm cũng đang tiếp tục gia tăng,
đặc biệt là vùng đệm của vườn quốc gia Cát Tiên, lòng hỏ Thác Pà, lòng hỏ Hoà
Bình, khu vực đồng Tháp Mười và diện tích canh tác bán ngập nước của tỉnh
Quảng Trị diện tích xâm nhiễm đã lên đến hàng nghìn ha
'Với các chứng cứ thu thập được có thể khẳng định hạt TNTG phát tán qua
nguồn nước là chủ yếu Tuy nhiên, bên cạnh đó các con đường phát tán khác
như qua động vật, phương tiện giao thông, qua hoạt động của con người, qua
nguồn cát xây dựng cũng đáng được quan tâm Đặc biệt là việc sử dụng cây TN làm hàng rào cũng như sử dụng cát để san lập mặt bằng các công trình xây dựng là hai con đường phát tán đáng báo động Ở mới vùng sinh thái nhất định, nguồn hạt tích luỹ tại ch đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng xâm nhiễm của cây TNTG tại vùng đó
Ở mới hệ sinh thấi nhất định, điều kiện cản và đù để cho cây TNTG có thể xâm nhiễm ở quy mô lớa và mức độ nhiễm cao là phải có diện tích bán ngập lớn và có mực nước tính; có không gian trống không bị thực vật che phù và có
nguồn hạt tích luỹ đủ lớn Ở các vườn quốc gia, cây TNTG thường xâm nhiễm các vùng đất trống, sau đồ lan dần và lấn át các thảm thực vật Ở các khu vực
lòng hồ, hạt TN thường xâm lấn ở các gồ đất giữa lòng hỏ, sau đó tích luỹ hạt và phát tán vào các vùng đất canh tác bán ngập Ở các vùng đất canh tác bán ngập, cây thường xâm nhiễm ở các mương nước, bờ ruộng, khu vực đất hoang hoá ven đường và nhưững diện tích đất xấu, khó canh tác và tiến hành các hoạt động phòng trừ cỏ dại
Sự xâm lấn của cây TNTG không chỉ gây tác động xấu đối với môi trường, lầm giảm đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia mà còn gây ra nhiều tác động về mặt kinh tế xã hội khác như cản trở giao thông, ảnh hưởng đến công tác nuôi và khai thác cá trên sông, khu vực lòng hồ, cản trở hoạt động canh tác của con người Đặc biệt, sự xâm lấn của chúng ở các vùng đệm Vùng canh tác bán ngập đang làm thu hẹp dần diện tích đất canh tác, tăng chỉ phí sản xuất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân ở các tỉnh miễn núi phía Đắc,
miền Trung và Đông Nam Bộ
Hà Nội, ngày 11 thẳng 12 năm 2005 Người viết báo cáo