1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững

141 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 24,14 MB

Nội dung

Các vùng được tách ra các tiểu vùng theo những nguyên tắc sau: - Có sự xen kế một số yêu tổ sinh thái khác ở mức độ nhỏ làm cho kém tính đồng nhất của vùng nếu ta không tách riêng các t

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MỖI TRƯỜNG

BAO CAO TONG KET

ĐÈ TÀI

Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây Hà quy họach, kế họach

theo định hướng phát triển bền vững

n: Tổng cục Môi trường Chủ nhiệm để tài: TS Dang Văn Lợi

Trang 2

oot ge gee Be GR pe pớ

Danh sách những người thực hiện chính

TS Ding Vin Loi

GS TSKH Ding Trung Thuận

TS Hoang Vin Thing

KS Vii Dinh Thảo

ThS Nguyén Thị Thiên Phương

'TS Nguyễn Phạm Hà

'ThS Phạm Thị Kiều Oanh

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương I Tổng quan về phân vùng,

1.2 Sự phân vùng trên thế giới và Việt Nam

1.3 Phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam

Chương II Phương pháp luận phân vùng chức năng mỗi trường 2.1 Chức năng của môi trường

2.2 Phân vùng chức năng môi trường

2.3 Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường

2.4 Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường,

2.5 Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường 2.5.1 Cách tiếp cận hệ thống

2.5.2 Cách tiếp cận sinh thái

2.6 Nguyên tắc phân vùng chức năng mỗi trường

2.6.1 Tôn trọng tính khách quan của vùng

2.6.2 Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng,

2.6.3 Phù hợp với chức năng sinh thái của vùng

2.6.4 Phù hợp với yêu cầu quản lý

2.6.5 Tính Khoa học trong phân vùng

2.7 Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường

2.7.1 Quan niệm về hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi

trường

2.7.2 Nguyên tắc xác định, lựa chọn tiêu chí

2.7.3 Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường Việt Nam

2.8 Bản đồ phân vùng chức năng môi trường

2.8.1 Yêu cầu đối với bản đỗ phân vùng chức năng mới trường,

2.8.2 Các phương pháp chính dùng để thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Trang 4

2.8.5 Quy trình thành lập bản đỗ phân vùng chức năng môi trường Chương II Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Bình Định

3.1 Lý đo chọn tỉnh Bình Định để thử nghiệm phân vùng chức năng môi trường

3.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

Trang 5

MG DAU

Trên thế giới, việc phân vùng chức năng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc Trong khi các thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thể ký 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916 Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển

Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng Phân vùng có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng mới trường Từ trước tới nay, ở nước ta trong quá trình lập quy hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ đã thực hiện việc phân vùng kinh tế Phân vùng Kinh tế được thực hiện theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng

Kinh tế trọng điểm)

Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều mau thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát

triển làm mắt cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của

môi trường và môi trường bị suy thoái, hoặc quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái nào đó nhưng lại thiếu nhân tổ cho sinh kế của cộng đồng, cho phát triển dẫn đến việc xâm hại hệ sinh thái Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên

Hiện tại, Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trường, mặc dù vấn đề chức năng môi trường theo vùng lãnh thổ rất quan trọng Vì vậy, chúng tôi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện đề tài này nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững

ĐỂ hoàn thành nội dung chuyên môn của đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trung tâm 'Viễn Thám quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Binh Định, đặc biệt là

GS.TSKH Đặng Trung Thuận, TS Hoàng Văn Thắng, KS Vũ Đình Thảo và các

Trang 6

Chương! TỐNG QUAN VỀ PHẦN VÙNG

1.1 Sự phân vùng trên thế giới và Việt Nam

'Vùng (zon©) là một thực thể khách quan, đời hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn và nhận biết rõ ràng về ving, dé van dụng những đặc tính khách quan của thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết sự mắt cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng Trong thời đại hiện nay con người tác động đến giới tự nhiên ngày càng mạnh hơn, sâu sắc hơn Tuy nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vấn tổn tại, đòi hỏi con người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó trong nhận thức cũng như hành động để bảo tổn và hướng đến phát triển bền

vững (Đặng Trung Thuận, 2003)

'ùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cắp cao) của lãnh thổ, có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ

tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tao nên nó, cũng như những mối

quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài (Lê Bá Thảo, 1998)

Vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tuỳ theo mục tiêu của hệ thống

phân vùng (Trương Mạnh Tiền, 2002) Ví

tăng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các

vùng Kinh tế trọng điểm)

ái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái u trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực Phân định các ảnh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu

ưu, phát huy đẩy đủ tiềm năng của vùng

Ving dja Iÿ được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất

Vũng đô thị là một trung tâm đông dân số bao gồm một đại đô thị và các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là

vùng gồm có hơn một thành phó trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong

phạm vi ảnh hưởng của các thành phó trung tâm này Một hai nhiều thành phố lớn có thể phục vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho tồn vùng Thơng thường vùng đô thị được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc

quan trọng nhất trong vùng

Trang 7

Trong các ngành riêng biệt, vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả phân vùng ấy

Khi xem xét vùng trên quan điểm là đối tượng của quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội thì mỗi vùng đặc trưng bởi các ngành kinh té, các cơ sở sản xuất, các hoạt động địch vụ, đặc điểm phân bồ và cấu trúc dân cư, các cơ sở hạ tẳng, sản xuất và xã hội Các yếu tố đặc trưng này có mối quan hệ liên kết riêng đối với từng vùng, thể hiện tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội phù hợp của vùng đó Do đó có nhiều cách để phân vùng và nhiều vùng nằm chông lấn lên nhau tại một khu vực địa lý

Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường

Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); Tinh ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong phân vùng: thể hiện mục đích của phân vùng,

Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất một cách hợp lý; trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của sự phát triển đối với môi trường Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại Nha dia ly hoc Mỹ G P March (1801 — 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ

về những thay đổi trong tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất

các nguyên lý bảo vệ thiên nhiên

Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch

su chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc Trong khi các thành phó

của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916 Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển

Để hạn chế ảnh hưởng đo các xung đột môi trường gây ra bởi

dung dit không hợp lý, vùng Santa Maria đã tiến hành phân vùng môi trường thông qua 6 tiêu chí môi trường là độ đốc, mật độ thóat nước, độ nhám bề mặt đất, độ che phủ, đất cư trú, tính chất của đất Các vùng môi trường được xác định là: Vùng phục hồi, vùng do con người sử dụng, vùng bảo tổn thường xuyên, vùng bảo vệ thường xuyên Phân vùng môi trường là công cụ được

Trang 8

Chính quyền sử dụng nhằm tối ưu hóa việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ, cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên

Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phan

vùng môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn lưu vực sông Paraguay Dựa trên

các yếu tố địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lưu vực sông được chia thành 34 đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đổi khi bị ngập lũ Dựa vào các yếu tổ kinh tế xã hội như hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ

tầng và tổ chức trong vùng, lưu vực sông được chia thành 33 đơn vị mỗi trường

kinh tế xã hội

Nhu vay, trên thế giới phân vùng mỗi trường được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc sử đụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh thổ Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tại mỗi vùng

Ở Việt Nam, ngay từ thế ky XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn chỉnh như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia

đất nước ra các vùng Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm

“Dư địa chí" mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng

Sau này vào giữa thế kỷ XVII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã

xây dựng bản đỗ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng Đặc biệt là vùng Thuận Hóa - Quảng Nam Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mi

Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiệ

nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã để công nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt Trong, đó các vùng được nghiên cúu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cử Song nói chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia

quyền lực

'Từ những năm 60 của thé ky 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng

Nhà nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam Các

nhiều công trình

Trang 9

nhà khoa học Địa lý, với quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan

trọng trong công tác trên

tăng kinh tế

Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới hop lý của toàn bộ hệ thống vùng, định hướng chun mơn hố sản xuất cho vùng và xác định cơ cầu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc đân (15-20 năm) Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được sát đúng, cũng như để phân bó sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chỉ phí sản xuất thấp nhất

'Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoá theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để qui hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để phân bồ lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa giới hành chính theo nguyên tắc thống nhất sự phân chia vùng hành chính và vùng kinh tế

‘Ving kinh tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan nên khi tiên hành phân vùng kinh tế, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau:

- Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây đựng và phát triển nền kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện cụ thể bằng những chỉ tiêu nhiệm vụ lớn và dài hạn

- Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tố tạo vùng như:

+ Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tố tạo vùng cơ bản

nhất)

+ Yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác biệt của các miễn tự nhiên )

+ Yếu tố kinh tế: Các trung tâm công nghiệp, các thành phó lớn, các đầu

mối giao thông vận tải quan trọng, các cơ sở sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp rộng lớn

Trang 10

+ Yếu tổ lịch sử - xã hội - quốc phòng: Dân cư và sự phân bồ đân cư, địa bàn cư trú của các đân tộc ít người, nền văn hóa của các dân tộc và các địa giới đã hình thành trong lịch sử, các cơ sở sản xuất cũ, tập quán sản xuất cỗ truyền, đặc điểm chính trị, quân sự và các quan hệ biên giới với các nước

- Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp của đất nước

Khi tiền hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành vùng kinh tế, đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây đựng và phát triển Kinh tế quốc dân của cả nước

- Phải dự đoán và phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử

- Phải thể hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền kinh tế cả nước bằng, sản xuất chun mơn hố

- Phải đảm bảo cho các mới liên hệ nội tại của vùng phát sinh một cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạnh

- Phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh tế và phân chia địa giới hành chính

- Phải bảo đảm quyền lợi của các đân tộc trong cộng đồng quốc gia có nhiều đân tộc

Trên cơ sở của phân vùng kinh tế tự nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, việc phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong những năm 70 - 80 Bên cạnh các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, sản phẩm phân vùng kinh tế do các nhà khoa học đã thống nhất xác định

8 ving kinh tế phát triển như hiện nay, bao gồm: - Mùng kinh tế Đông Bắc - Vùng kinh tế Tây Bắc - Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, - Ving kinh tế - Mùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ ắc Trung Bộ

Trang 11

- Vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long

Vũng kinh té trong điểm

Tw nim 1992, B oạch — Đâu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi

trường đã tiến hành triển khai 3 đề tài trọng điểm cấp nhà nước “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và tuyến trọng điểm”, “Tổ chức lãnh thé địa bàn trọng

điểm phía Nam”, “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm miền Trung” Kết quả đề tài làm cơ sở để Chính phủ quyết định thành lập các vùng kinh tế trọng điểm đó là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm hình thành các hạt nhân kinh tế có sức lan tỏa cho các vùng kinh tế trên cả nước Mới đây, Chính phủ đã quyết định thành

lập vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 địa phương là

Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang Theo kế hoạch, vùng kinh tế trong

điểm ĐBSCL phải trở thành nơi phát triển năng động, là trung tâm lớn về sản

xuất lúa gạo, thủy sản, chế biến nông thủy sản Đăng kinh tẾ - hành chính

Phân hệ các vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh (hoặc thành phổ) và cấp

huyện (hoặc quận và thị xã) trong hệ thống các vùng kinh tế tổng hợp của Việt

Nam được nghiên cứu tổ chức lại sớm nhất vì các cấp vùng này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức chính quyền, cải tạo nền hành chính cho phù hợp với chế độ xã hội mới Có những vùng qui mô diện tích tăng lên nhiều lần như thủ đô Hà Nội, thành phố Hỗ Chí Minh

Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử - xã hội, đặc điểm phát triển và phân bố sản xuất khác nhau, nên qui mô điện tích và dân số của từng vùng cắp tỉnh có nhiều chênh lệch

Việc xác định qui mô, ranh giới của cấp vùng này dựa chủ yếu trên các

nhân tố:

- Các địa giới hành chính cũ: khi mở rộng, sáp nhập thành vùng mới, chủ yếu được ghép nhập trọn vẹn với nhau theo địa giới hành chính cũ, hoặc sáp nhập thành từng huyện vào các thành phố mới mở rộng: các ranh giới và địa danh lịch sử được duy trì

- Dân số: đân số trung bình cho mỗi đơn vị vùng trên dưới 1,5 triệu, vùng đông dân nhất Không lớn hơn 3 lần số dân trung bình và vùng ít dân không thấp đưới 3 lần

Trang 12

Ngoài ra, các nhân tổ tự nhiên, giao thông, trình độ quản lý của cán bộ, an ninh, quốc phòng cũng được tính đến

Các vùng chuyên môn lớn

Sản xuất càng phát triển thì phân công lao động theo ngành càng tỉ mỉ và sự phân công lao động theo vùng càng rõ rệt, các vùng chuyên môn hóa lớn dần hình thành Ở nước ta hiện nay, trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu đài của lịch sử, một số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hình thành như:

- Vùng than - nhiệt điện Quảng Ninh

- Vùng lâm sản - khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc

- Vùng lương thực - cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía đông,

nam đồng bằng Bắc Bộ

- Mùng gỗ giấy và thủy điện Tây bắc Bắc Bộ

- Vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu đùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội - Vùng khai thác gỗ, hải sản và cây công nghiệp lâu năm đọc Trung Bộ - Vùng cơ khí - chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu lửa, du lịch, ở Đông Nam Bộ

- Mùng lương thực, thực phẩm Tây nam Bộ

Trên quan điểm phát triển nền kinh tế toàn diện, sử dụng hợp lý và bảo về các nguồn tài nguyên và tạo ra các nguồn lực mới cho đất nước, chúng ta phải nhìn nhận vùng kinh tế là một thực thể khách quan năng động và ổn định tương đi

1.2 Phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng chức năng môi trường Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiêm sốt ơ nhiễm môi trường

Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mới trường phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây

Trang 13

“Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đông bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch mổi trường vùng Đông Nam Bộ” Trong các nghiên cứu này đều có nội dung phân vùng môi trường theo chức năng khác nhau làm cơ sở cho quy hoạch mỗi trường

Quy hoạch môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều

giữa các yếu tó tài nguyên, môi trường và cơn người trên một không gian lãnh

thổ xác định, trong đó giữa các yếu tổ luôn luôn có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau Để xây dựng quy hoạch môi trường thì việc đầu tiên phải làm là xác định khái niệm về vùng và nguyên tắc phân vùng Vì vậy, phân vùng chức năng môi trường là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch môi trường

Phân vùng chức năng môi trường lãnh thổ trong QHMT cần bảo đảm hai

mục tiêu sau:

- Lựa chọn các tiêu chí vùng và các nguyên tắc phân vùng sao cho đáp ứng yêu cầu của quy hoạch môi trường, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của các đơn vị lãnh thổ

- Xác lập phương pháp phân vùng bao gồm cách tiếp cận và phương thức tiến hành phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các vùng được phân chia

Qua nghiên cứu, các tác giả đề xuất hai phương pháp phân vùng phục vụ cho quy hoạch môi trường, đó là:

“Thương pháp thứ nhất: Phân vùng thành những tiểu vùng

Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành những tiểu vùng được dựa vào các tiêu chí sau:

- Đặc điểm tự nhiên - môi trường: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật (các hệ sinh thái đặc trưng), các vùng nhạy cảm về môi trường

- Ranh giới: ranh giới của mỗi tiểu vùng có thể trùng hoặc không trùng, hợp với ranh giới của các đơn vị hành chính

- Mỗi tiêu vùng được phân chia phải gắn với quy hoạch phát triển KTXH tại vùng hoặc các địa phương trong vùng (điều này không đúng)

Từ các tiêu chí nêu trên các nhà phân vùng quy hoạch có thể phân chia một vùng lãnh thổ như sau:

Trang 14

- Theo các lưu vực sông: các tiểu vùng được phân chia theo các lưu vực sông chính (tiểu vùng sông Hồng, tiểu vùng sông Đồng Nai, tiểu vùng sông Mê Kông )

- Theo ranh giới hành chính kết hợp với vùng quy hoạch phát triển KTXH (tiểu vùng đô thị hóa, tiểu vùng công nghiệp hóa, tiểu vùng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ) điều này không đúng

“Thương pháp thứ 2: Phân kiểu

Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng khác nhau Mỗi kiểu vùng có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề Kiểu vùng có tính lặp lại trong không gian Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong thực tiễn hoạt động nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất dai và đánh giá tính thích hợp của chúng cho các mục đích sau:

+ Phân kiểu theo mục đích sử dụng:

- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển công nghiệp

- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển cảng: các cảng biển, cảng sông - Kiểu vùng thích hợp cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển du lịch

- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển dân cư và đô thị, v.v + Phân kiểu theo mục đích bảo tôn:

- Khu bảo tồn đa dạng sinh học - Khu vực nhạy cảm môi trường - Khu di tích lịch sử, văn hóa, v.v

Sự lựa chọn phân vùng hay kiểu vùng tùy thuộc vào mục đích và mức độ chỉ tiết cần thể hiện trong quy hoạch

Một số địa phương đã xây dựng quy hoạch môi trường như Tỉnh Hải Dương, trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế được phân thành 4 vùng chức năng môi trường và các tiểu vùng Vùng I: môi trường khu

công nghiệp với 4 tiểu vùng Vùng IT: môi trường đô thị với 7 tiểu vùng Vùng

II: môi trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng Vùng IV: môi trường lâm nghiệp và khu du lịch, với 4 tiểu vùng Tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: Vùng bảo tổn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì, diện tích

Trang 15

khoảng 13 nghìn ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân thành 5 tiểu vùng Vùng sản xuất ven sông Hồng với diện tích khoảng 49 nghìn ha, chiếm 22,36% điện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông) Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội, điện tích khoảng 27 nghìn ha chiếm 12,44% diện tích đất tự nhiên và chia thành 4 tiểu vùng Vùng sản xuất ven sông Đáy có diện tích gần 20 nghìn ha, điện tích cho chuyên sản xuất chiếm khoảng 9 nghìn ha Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên với điện tích khoảng gần 7 nghìn ha, phân bố cho các hoạt động sản xuất, phát triển Vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, điện tích khoảng 10 nghìn ha chia thành 2 tiểu vùng Vùng cao núi đá với giáp tỉnh Hoà Bình và Khu di tích chùa Hương điện tích gần 31 nghìn ha và chia thành 6 tiểu vùng Bắc Giang được phân thành 14 vùng chức năng môi trường bao gồm: khu bảo tồn; khu phòng hộ; sản xuất lúa-màu; vùng lúa-thuỷ sản; vùng xử lý nước thải tập trung; xử lý nước sinh hoạt, các hỗ sinh học; bãi chứa rác thải; các trạm quan trắc nước thải; các khu du lịch, lịch sử, văn hoá; rùng; và các làng nghề

Thành phố Hỏ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Đỏng Nai đã và đang tiền hành phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - 'WQD Mục đích của việc nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch cho mục đích khác nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi của vùng nghiên cứu

iêu chuẩn khí

Trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

thải, nước thải, Việt Nam cũng đã phân vùng môi trường tiếp nhận trên cơ sở đánh giá khả năng chịu tải của vùng đối với các chất ô nhiễm như các vùng đô thị khác nhau, vùng sinh thái nhạy cảm, vùng nông thôn

Ngày 11 tháng 12 năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số 65/2007/QĐ-UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải, khí

thải công nghiệp trên địa bàn; Theo quyết định này, địa bàn môi trường được phân làm 2 vùng Một là, vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp, bao gồm 14 sông, suối và 12 hỗ lớn, nhỏ Những khu vực thuộc vùng này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu lượng nguờn thải, đung tích nguồn tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Vùng thứ hai là môi trường không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp, được chia thành 5 môi trường khu vực, tương ứng với 5 khu vực địa giới hành chính khác nhau Vùng

Trang 16

này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu chuẩn, lưu lượng nguồn khí thải khác nhau và có những phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được quy định

Dự án “Nghiên cứu xây đựng bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi

trường” do Trung tâm Viễn thám thực hiện năm 2003 — 2004 nhằm nghiên cứu

phương pháp và quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm mỗi trường, xây dựng hệ phân loại nội dung bản đồ nhạy cảm môi trường và đã thành lập bộ bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường của TP Hải Phòng ở tỷ lệ 1: 50 000 (hình 1.1)

Hinh 1.1 Bản đỗ phân bó các vùng NCMT của TP Hải Phòng tỉ lệ 1:50 000, các

ùng có hệ sinh thái quan trọng dễ bị tổn thương

iệc phân vùng chức năng môi trường như trên, các nhà khoa học

Ngoài

còn nghiên cứu phân vùng sinh thái Đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp

vùng đồng bằng sông Hồng” do GS TS Cao Liêm, trường Đại học Nông nghiệp

1 chủ trì (1990), Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng su kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng như: khí hậu, nhiệt độ, thuỷ văn, lượng ộ âm, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng và các yếu tổ xã hội khác, đã đề xuất được tiêu chuẩn một số đơn vị phân ving sinh thái, xây dựng được một bản đỏ

phân vùng sinh thái vùng đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1/250.000 kèm theo bản

Trang 17

bằng sông Hồng là: bạc màu, chua mặn, trăng ứng Sự phân vùng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn chính sau:

- Có cùng một kiểu khí hậu; - Có cùng một kiểu đại hình; - Có cùng một loại đất chính; - Có cùng một chế độ thủy văn;

- Có cùng một hệ thông cây trồng nông nghiệp chính;

- Có cùng một hướng sử dụng, bảo vệ, nông cao hiệu suất sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp

Các vùng được tách ra các tiểu vùng theo những nguyên tắc sau:

- Có sự xen kế một số yêu tổ sinh thái khác ở mức độ nhỏ làm cho kém tính đồng nhất của vùng nếu ta không tách riêng các tiểu vùng ra;

- Bị một vùng khác cắt ngang qua làm mắt tính liên tục trong không gian và trong thực tế đã chia vùng bị cát thành hai vùng nhỏ Ệ PHÂN VÙNG SH THÁI NÔNG- NGHIỆP, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Hình 1.1 Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp ‘Ving Đồng bằng sông Hồng

Để bảo vệ và phục hỏi vùng biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, Viện Hải dương học Nha trang đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo tôn Rạn Trào - Vạn Ninh” từ tháng 11/2003 -

11/2004 Cụ thể hơn, Ủy ban nhân dân thành phó Đà Nẵng có Quyết định số 54

/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 quy định về phân vùng quản lý,

Trang 18

bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hai Van và bán đảo Sơn Trà Trong đó có phân chia các vùng:

- Vùng khai thác hợp lý: Là vùng khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển

- Vùng phục hởi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động nhằm duy trì chất lượng các hệ sinh thái, nguồn lợi sinh vật hiện có, đảm bảo khả năng phục hỏi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tự nhiên

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt : Là vùng có rạn san hô và hệ sinh thái trong tình trạng tốt, đa dạng sinh học cao, nguồn lợi sinh vật biển phong phú cẳn được quản lý chặt chẽ nhằm duy trì tính tự nhiên của các hệ sinh thái

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCC), khu dự trữ sinh quyển là những vùng có các hệ sinh thái trên cạn hoặc ven biển nhằm thúc đẩy các giải pháp để cân bằng giữa bảo tổn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững Mỗi khu dự trữ sinh quyển có ba chức năng chính, chúng đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau

Chức năng bảo tồn: - đóng góp vào việc bảo tồn da dang di truyền, loài, hệ sinh thái và cảnh quan

Chức năng phát #iể - thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về mặt sinh thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương

Chức năng hỗ #ợ - đề cập đến vai trò của khu dự trữ sinh quyển là “phòng thí nghiệm sống” trong nghiên cứu khoa học và trong việc phân loại đa dạng sinh học Nó cũng là nơi giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực

'Việc phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa có phương pháp luận thống nhất cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của chúng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, trong đó có quy hoạch môi trường nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trang 19

Chương

PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MỖI TRƯỜNG

2.1 Chức năng của mỗi trường

Mỗi trường là thể giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có h‹

Kinh tế xã hội của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự nhiên Môi trường có 3 chức năng cơ bản: 1) Không gian sống cho mn lồi động vật, thực vật và cơn người 2) Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh tế 3) Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải của hoạt động sống và hoạt động kinh tế Từ 3 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu trên, bằng cách chỉ tiết hóa có thể xác định những thuộc tính như là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ hơn Xí dụ, đối với phân vùng chức năng môi trường của một vùng lãnh thổ cấp tỉnh có thể bao gồm:

1) Chức năng không gian sống bao gồm: Hệ sinh thái rùng nhiệt đới ở đai cao trên 700m, trên 1000m; Hệ sinh thái rừng trồng ở vùng gò đổi; Hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng đồng bằng; Hệ sinh thái nước ở các đâm nước lợ ven biển; Hệ sinh thái trên côn cát khô hạn; Hệ sinh thái san hồ cỏ biển ở vùng biển nông ven bờ v.v ; Không gian sống cho cư dân đô thị; Không gian sống cho cư dân nông thôn, Không gian để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế THỞ V

2) Chức năng nơi cung cấp nguyên vật liệu bao gồm: Vùng cung cấp nguyên liệu khoáng sản; Vùng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến sổ, làm giấy; Vùng cung cấp lương thực và thực phẩm cho công nghiệp chế biên, đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội; Vùng dự trữ và cung cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt; Vùng dự trữ và cung cấp nước cho nông nghiệp v.v ; Vùng bảo vệ đa dạng sinh học; Vùng rùng phòng hộ đầu nguồn, Vùng rừng phòng hộ ven biển v.v

3) Chức năng chứa đựng và phân huỷ chất thải bao gồm: Thủy vực tự nhiên tiếp nhận nước thải Nơi xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung: Nơi xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, Nơi xây dựng khu xử lý, chế biên rác thải, Nơi xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại v.v

Ba chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 3 chức

năng đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 2 chức năng kia Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền ), hoặc một đơn vị hành chính (thành phó, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ 3 chức năng môi trường, chúng tồn tại đông thời nhưng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân những vị trí địa lý xác định Ngoài 3 chức năng chính trên, theo các tài liệu khác nhau, các tác giả còn nêu thêm các chức năng khác của môi trường như chức năng lưu trữ thông tin

Trang 20

Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững Vì vậy phân vùng chức năng môi trường của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả

Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kẻ Kiểu vùng có tính lặp lại trong không gian Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong hoạt động nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích hợp của chúng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị, "¬

2.2 Phân vùng chức năng mỗi trường

Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng khác

Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ đựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cầu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tổn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện, thị căn cứ vào việc nghiên cứu những vân đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt động kính té dé phân chỉa lãnh thổ của địa phưng đó thành những đơn vị vùng và tiếu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh thực tế khách quan về mổi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của lãnh thổ

"Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ sở khoa học và thực tiến, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý tài nguyên, mới trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách có hiệu quả

2.3 Mục tiêu phân vùng chức năng mỗi trường

Mục tiêu cơ bản của phân vùng chức năng mới trường đã được xác định trong đề tài: "Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây đựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững" Theo đó phân vùng chức năng mỗi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường cho việc lập các quy hoạch phát triển

Mục tiêu phân vùng chức năng mới trường của một địa phương cụ thể (tỉnh thành, kể cả huyện thị ) là:

Trang 21

- Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đốt ngập nước nội đồng, vùng đất ngập nước ven biến, vùng rừng mưa nhiệt đới 4m Vu

- Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động, sống, cũng như trong phát triển kinh tế xã hội, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính nhân sinh, vi dy ving dat trống đổi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị như là kết quả của phát triển kinh tế xã hội do, vùng công nghiệp do quá trình công nghiệp hóa v v

- Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân vùng một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý

lãnh thổ theo định hướng phát triển bền vững

2.4 Nhiệm vụ của phân vùng chức năng mỗi trường

Phân vùng chức năng mới trường là việc phân chia lãnh thổ thành các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau phục vụ việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo tôn, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững

Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù hợp yêu cầu phát triển vững cần phải:

- Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiến các tiểu vùng được phân chia

- Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp úng nhu cầu con người và bảo tôn

- Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ đàng sử dụng cho các mục đích khác nhau

Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiền, môi trường và con người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tổ luôn luôn có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lấn nhau Kết quả phân ving là đưa ra một hệ thống cơ cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nêu cần thiết) để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, trong hệ thống đó mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thé so sánh của mình để định hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, bao gồm cả quy hoạch mỗi trường

Trang 22

2.5 Cách tiếp cận trong phản vùng chức năng môi trường

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào các cách tiếp cận sau khác nhau, vì vậy khi tiền hành phân vùng cần lựa chợn các tiếp cận phù hợp Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường

2.5.1 Cách tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp cho việc nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thỏ, trên cơ sở phân tích khả năng cung cấp lài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên vùng, liên ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mỏ), để phân chia các khu chức năng cho mục đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống

Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tổ đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chế làm thành một thể thông nhất (Từ

điển Tiếng Việt)

Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ

phân tạo nên nó (Ludwig von Bertalanffy, 1956)

Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận

của hệ thống lớn hơn Một hệ thống thường có nhiêu chức năng, trong đó có ít nhất một chức năng chính và nhiều chức năng phụ

Đáng chú ý nhất của hệ thồng là khả năng cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, tiếp đến là quan hệ liên vùng, liên ngành của vùng lãnh thể

Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới - là một bộ phận của hệ thống lớn

Các trạng thái của một hệ thống được xác định thông qua 5 đặc trưng:

- Trạng thái ổn định: Hệ thống tự duy trì nó ra sao qua việc nhận được đầu vào và sử dụng nó

- Trạng thái điều hoà hoặc cân bằng: Là khả năng duy trì bản chất cơ bản của một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau Dù có sự thay đổi nhất định từ những tác động bên ngoài vào, nhưng bản chất của hệ thống không thay đổi Với hệ thống mở đó là sự cân bằng động

- Sự khác biệt: Sự khác biệt ở đây được hiểu theo một số khía cạnh như sau: (1) Sự khác biệt nhất định giữa các tiểu hệ thống trong 1 hệ thống (mặc dù các tiểu hệ thống vận hành thống nhất trong một hệ thống) (2) Khác biệ

các hệ thống với nhau (3) Sự khác biệt của một hệ thống hay các tiêu hệ thống

Trang 23

trong những thời gian khác nhau, do chúng luôn luôn vận hành, biến đổi theo thời gian dưới những tác động từ ngoài vào

- Sự tổng hoà giữa các ống và giữa các tiêu hệ thống với nhau: Quan

điểm này cho rằng sự tổng hoà giữa các hệ thống là nhiều hơn việc tính tổng các thành phần Tức ở đây nhấn mạnh đến việc các tỉ

trong nó kết hợp, vận hành thống nhất ra sao, có mối ệ

hưởng lẫn nhau như thế nào, chứ không phải là sự cộng gộp đơn thuần mà không có sự liên kết ảnh hưởng hữu cơ chặt chế

- Sự trao đổi: Do có sự liên kết hữu cơ, ảnh hưởng qua lại nên một phần của hệ thống thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phản khác trong hệ thống

Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống mở với các đặc trưng nêu trên

2.5.2 Cách tiếp cận sinh thái

Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quản xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác Con người là một phần của hệ sinh thái, là yếu tô quan trọng đảm bảo cân

hệ sinh thái bằng cách điêu chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của mối trường, thay đổi mối tương tác sinh học Có thể xem vùng lãnh thổ là một hệ sinh thái 'Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác, sử đụng tài nguyên, môi trường Mục đích của việc phân vùng dựa trên hệ sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi í

từ tài nguyên của ¡ việc duy trì khả năng của hệ sỉ cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài

Hệ sinh thái là một hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất đị

dạng về loài và các chu trình vật chat

Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên như hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái rùng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái ao hô, hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên, hệ sinh thái đô thị Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống mở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và đòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin

Trang 24

dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch môi trường Vì vậy, khi xây dụng các quy hoạch này đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa mỗi trường do quá trình phát triển kinh tế xã hội tạo ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống văn hóa của vùng

2.6 Nguyên tắc phân vùng chức năng mỗi trường,

2.6.1 Tôn trọng tính khách quan của vùng

Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được hình thành do tác động tương hỗ lâu đài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên về đòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và trong điều tiết sự mắt cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con người ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn không mất di, do đó nó cần được tôn trọng trong nhận thức, cũng như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng môi trường

2.6.2 Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng,

Phan ving dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí

nhiên và kinh tế xã hội Mỗi vùng được phân định theo sự đỏng nhất về tất cả các tiêu chí phân vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhát tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất hương đối Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng

6 ip độ phân vùng yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo

yếu t6 đó Đồi với cấp vùng trong phân vùng chức năng mới trường ở các tỉnh

ven biển miễn Trung, có thé dya vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân ving, ví dụ vùng miễn núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc dựa vào các quản cư để phân ra vùng đô thi, vùng nông thôn

Đối với cấp tiêu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực vật, ví dụ chia ra: rùng phòng hộ, rừng sản xuất, rùng cảnh quan Các tiểu vùng tuy có những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số tiểu vùng giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố khác nhau, đựa vào đó có thể phân ra các kiểu tiễu vùng Như vậy, mỗi kiểu tiểu vùng gồm 2 hay nhiều hơn số lượng tiểu vùng

2.6.3 Phù hợp với chức năng mới trường,

Đây là nguyên tắc chủ đạo Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì mỗi vùng là một hệ sinh thái lớn, mỗi tiểu vùng là một hệ sinh thái nhỏ hơn Tính chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chế theo chiều ngang giữa các

Trang 25

hop phan trong mỗi vùng, từ trung tâm đến ngoại vi Mỗi hệ sinh thái đều có một vài chức nẵng chính riêng và một số chức năng khác, ví dụ hệ sinh thái rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan; hệ sinh thái rùng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ, bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức an, bai đẻ, nơi cư trú cho nhiều giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, được liệu cho cư đân ven biển

Vi vay, khi tiền hành phân vùng chức năng cần hết sức tơn trong tính tồn vẹn của hệ sinh thái, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng sinh thái và môi trường của vùng

2.6.4 Phù hợp với yêu cầu quản lý

Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị) nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dụng cơ sở để khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái và mới trường tự nhiên Bản chất tự nhiên của mổi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn

nhiên, đó có thể là một đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò

đổi, hoặc một đường đẳng độ mặn 0,1%, 0,4% một đòng sông hoặc một đường

phân thủy v.v Tuy nhiên, trong trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi trường theo đơn vị hành chính

2.6.5 Tính khoa học trong phân vùng

Phân vùng chức năng mỗi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở khoa học sao cho, một mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương, mặt khác, vừa mang tính lý thuyết, hệ thông, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức nẵng môi trường khả đí có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm ĐỀ làm được

u, tư liệu về tắt cả các yếu tổ tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên &

trường, sinh thái & đa dạng sinh học, căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống các tiêu chí phân vùng những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương tỉnh thành 2.7 Tiêu chí phân vùng chức năng mỗi trường 2.7.1 Quan niệm về hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường,

Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường là một hệ thống các tiêu chí, thông số làm căn cứ để xác định sự tương đồng, hoặc khác biệt theo chức năng môi trường giữa các khu vực của không gian lãnh thổ Từ đó phân định, chia tách vùng lãnh thổ ra thành các vùng, miền có một hay nhiều những chức năng đã nêu ở trên

Các tiêu chí, thông số v.v được sử dụng để diễn tả, đánh giá sự khác biệt của các hiện tượng, các quá trình tự nhiên Hiện nay có rất nhiều các thuật

Trang 26

ngữ khác nhau được sử dụng để làm độ đo về tài nguyên, môi trường: Chỉ số, chỉ thị, chỉ tiên, tiêu chí, thông số, tham số v, v ; Trong chuyên đề này quy ước sử dụng tiêu chí và thông sô để phân vùng chức năng mới trường theo quan niệm sau đây:

- _Tiêu chí (criteria) là một đại lượng khái niệm dùng như một thông tỉn, để mô tả không gian lãnh thổ theo chức năng môi trường của các khu vực, vùng, miền, xác định các đặc trưng riêng của nó, so sánh nó với vùng miền khác, đặc biệt là phải mô tả được sự thay đổi độ lớn của tiêu chí đó theo không gian của vùng lãnh thổ Tiêu chí có thể xem như một đơn vị đo lường không có số đo cụ thể bằng số, hoặc có thể đo gián tiếp qua các thông số liên quan

-_Thông số (parameler) là một số đo ở cấp nhỏ hơn Tập hợp của nhiều thông số tạo thành một tiêu chí Ví dụ, Tiêu chí địa hình có thể đo bằng 3 thông số là: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tính bằng mét, Độ cao tương đổi so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ dốc sườn, tính bằng độ

Như vậy, xuất phát từ yêu cầu phân vùng chức năng môi trường phục vụ quy hoạch phát triển, đã xây dựng hệ thống tiêu chí phân vùng gồm tiêu chí và các thông số định lượng

2.7.2 Nguyên tắc xác định, lựa chọn tiêu chí

Các tiêu chí được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

3) Định lượng được Tiêu chí là một đại lượng có thể dùng nó để đánh giá các sự vật, các sự kiện, cho phép so sánh các đối tượng cùng loại; Giá trị của tiêu chí được xác định đưới dạng các thông số hợp phần mang tính định lượng ‘Vi dy, Tiêu chí khí hậu có thể đo bằng các thông số: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ; Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet, Tổng tích ôn, tính bằng độ v.v

b) Ôn định Tiêu chí cần phải ổn định, không được thay đổi nếu giữ nguyên cách xác định và đánh giá Nói cách khác, bất cứ lúc nào tiêu chí cũng phải cho một câu trả lời đơn như nhau để có thể tin cậy vào những thông tin mà nó đem lại Ví dụ: đầm nước lợ ven biển với chức năng là một vùng cung cấp nguôn lợi thủy sản thì sự tồn tại của nó kéo đài hàng trăm năm, hoặc ít ra cũng vượt quá thời hạn quy hoạch sử dụng nó trong thời gian vài chục năm

©) So sánh được Tiêu chí cần tạo thuận lợi cho việc đánh giá được sự khác nhau hoặc tương đồng giữa các giữa các đối tượng nghiên cứu Nới cách khác là kết quả xác định theo tiêu chí có thể đem ra so sánh được với nhau ở các cấp độ, các quy mô khác nhau, thì khả năng áp dụng mới nhiều

đ) Dễ sử dụng, Tiêu chí không được mơ hồ, mà cần minh bạch, dễ hiểu đối với mọi người và dế dàng sử dụng để chuyển tải thông tin cần thiết, để xác định bằng các phương pháp kỹ thuật Ví dụ, Tiêu chí đô thị, đó là nơi tập trung dân số lớn, mật độ dày, cơ sở hạ tầng đầy đủ , có vị trí địa lý và ranh giới hành chính rõ rằng

Trang 27

© Tiêu chí phải phù hợp với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự phân b6 da dang vệ tài nguyên thiến nhiên và tài nguyên sinh học của vùng lãnh thể

Ð Tiêu chí phải phù hợp với những định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam và các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ mới trường của tỉnh thành địa phương

2.7.3 Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường

'Việc phân vùng chức năng mới trường của địa phương cấp tỉnh thành được tiến hành dựa vào bộ tiêu chí phân vùng, bao gẻm nhiều yếu tổ thuộc hai nhóm:

1) Nhóm tiêu chí tự nhiên gồm các tiêu chí: Nền địa chất, địa hình, đất đại, mạng thủy văn, thảm thực vật, các hệ sinh tha

2) Nhóm tiêu chí kinh tế - xã hội gồm các tiêu chí: quần cư nông thôn, quần cư đô thị, khu cung cấp nguyên liệu, khu sản xuất, khu chứa thải, hoạt động nhân sinh

2.7.3.1, Nhóm tiêu chỉ lự nhiên:

1) Nền địa chất Các thông số đo: Diện phân bố các thành tạo địa chất, tính bằng km2; Tuổi địa chát, tính bằng triệu năm; Loại đá chính (theo tên gọi)

2) Địa hình Các thông số đo: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tinh bằng mét; Độ cao tương đổi so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ đốc sườn, tính bằng độ

3) Khí hậu Các thông số đo: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ; Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet, Tổng tích ôn, tính bằng độ

4) Thổ nhưỡng Các thông số đo: Loại đất (theo tên gọi); Thành phần hóa

học, tính theo % hợp phần; Diện phân bồ và sử dụng đất, tính bằng ha

5) Mạng thủy văn Các thông số đo: Các sông chính (theo tên gọi); Diện tích lưu vực sông, tính theo km2; Lưu lượng dòng chảy trung bình năm, tính bing m3/s

6) Thảm rừng Cúc thông số đo: Loại thảm rừng (theo tên gọi thảm rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn ); Vị trí và diện tích phân bó (km2); Trữ lượng rừng (giàu, nghèo, trung bình, m3 gỗ/ha

7) Hệ sinh thái và đa dạng sinh học Các thông số đo: Kiểu hệ sinh thái (trên cạn, đưới nước); Vị trí và điện tích phân bố (km2); Mức độ bảo tồn, bảo vệ

8) Cấu trúc đới bờ và biển ven bờ Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với phân vùng chức năng môi trường của 28 tỉnh thành có biển của Việt Nam Các thông số đo bao gồm: Cấu trúc hình thái (đầm ven biển, cồn đụn cát, bãi biển,

Trang 28

biển và đảo); Các tài nguyên và nguôn lợi chủ yếu (frong các thủy vực, trong cồn cát, bãi biển, trên hải đảo, trong biển); Các hệ sinh thái nhạy cảm (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn cửa sông)

2.7.3.2 Nhóm tiêu chỉ kinh tế - xã hội:

9) Quần cư (chủ yếu là đô thị) Các thông số đo: Giới hạn hành chính và điện tích (km2); Dân số và mật độ dân số (người, người/ km2) Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

10) Khu vực cung cấp nguyên liệu Các thông số đo: Loại hình nguyên liệu cho công nghiệp (khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông lâm

sản ); Công suất trung bình năm; Sản lượng (nghìn tần)

11) Khu công nghiệp, khu kinh tế Các thông số đo: Vị trí và điện tích mặt bằng (lam2), Loại hình (theo tên gọi); Sản phẩm công nghiệp (loại hàng hóa, thị trường tiêu thụ)

12) Khu, trạm xử lý nước thải tập trung Các thông số đo: Vị trí và diện tích mặt bằng (ha); Công nghệ xử lý (oại hình); Công suất xử lý (m3/ giờ)

13) Khu, trạm xử lý chất thải rắn tập trung Các thông số đo: Vị trí và điện

tích mặt bằng (ha); Công nghệ xử lý (oại hình); Công suất xử lý (tắn/ngày)

14) Hệ canh tác Các thông số đo: Loại hình canh tác (tên gọi); Diện tích phân bó (ha) Sản phẩm hàng hóa (tắn/năm)

15) Thủy vực tự nhiên và nhân tạo tiếp nhận nước thải: Các thông số đo: Loại hình thủy vực (đầm hẻ, sông suối, biển ven bờ ); Diện tích thủy vực, tính bằng (ưn2); Sức chịu tải của thủy vực (khả năng pha loãng, tự làm sạch)

Các tiêu chí này luôn luôn song hành tồn tại Trong những tiêu chí trên được phan ra tiêu chí chính, mang ting tính chủ đạo như nên địa chất, địa hình, mạng sông, dân cư và tiêu chí phụ, mang tính cục bộ, có ý nghĩa bổ trợ, như Dựa vào tiêu chí chính, mang tính trội để chia ra các vùng quy mô lớn Các tiêu chi phụ thường được sử dụng để tiếp tục chia nhỏ mỗi vùng thành các tiểu vùng,

Mỗi vùng, tiểu vùng đã được phân ra trên cơ sở tổ hợp các tiêu chí, có sự đồng nhất tương đối về tiêu chí chính và một số tiêu chí bổ trợ Tùy thuộc hoàn cảnh của mỗi địa phương tỉnh thành mà xác định tiêu chí chính

Ví dụ, đối với tỉnh Bình Định, do sự phân hóa về địa hình quyết định sự phân bố các hợp phần khác, nên nó được xác định là tiêu chí chính

Đối với tỉnh miền núi Thái Nguyên, thì mạng sông là yếu tố trội, mang tính quyết định và chỉ phối các hợp phân tự nhiên, cũng như nhân sinh, nên nó được xác định là tiêu chí chính Tương tự như vậy đối với một số tỉnh miền núi khác trong cả nước

Đối với tỉnh Bạc Liêu - một tỉnh đồng bằng ven biển ở miền tây Nam

thì cao độ địa hình về cơ bản giống nhau, mạng lưới thủy văn, kênh rạch giống

Trang 29

nhau, nên không thể là yếu tổ trội Ngược lại, đặc điểm đắt đai và sử dụng đất có sự khác biệt theo phương từ biển vào đất liền, vì vậy nó được xem là y' ội,

mang tính quyết định trong phân vùng chức năng môi trường ở tỉnh này

Như vậy, hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường không phải là một hệ thống xơ cúng, vai trò, ý nghĩa của từng tiêu chí trong hệ thống có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng phân vùng

Về phương điện nào đó, việc phân chỉa các vùng va tiéu vùng chức năng môi trường có thé hình dung như giải một bài toán có nhiều én số Mỗi vùng (hoặc tiểu vùng) là một hàm đa biến, mỗi tiêu chí nêu trong hệ thống nêu trên là một biến Nó cũng tương tự như bài toán tính xói mòn trên lưu vực

Quá trình xi mòn trên lưu vực chịu tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên (địa hình, độ đốc sườn, chiều đài sườn, lượng mưa, thảm thực vật v

tố nhân tạo (hệ canh tác, cây trồng ), đo đó, công việc đánh giá xói mòn theo định lượng khá phức tạp Tuy nhiên theo phương trình mắt đất phổ dụng của 'Whischmeier - Smith, là một hàm của nhiều biến: A= R.K.L.S.C.P thì có thể tính được lượng đất bị xói mòn A cho từng lưu vực sông

Như vậy, hàm đa biến trong bài toán phân vùng chức năng mới trường của một vùng, miền nào đó về nguyên tắc cũng có thể tìm lời giải khi biết được sự phụ thuộc của hàm vào các biến, đồng thời biết được tác động tương hỗ giữa các biến trong sự hình thành chức năng môi trường của vùng

2.8 Bản đồ phản vùng chức năng môi trường

Bản đồ phân vùng chức năng môi trường thuộc loại bản đồ đánh giá tổng hop, thể hiện lãnh thổ thành các cấp vùng heo các chức năng môi trường tương ứng, nhằm giúp cho việc tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả mà vẫn đâm bảo được chất lượng mỗi trường theo hướng phát triển bền vững

Bản đỗ phân vùng chức năng môi trường được sử dụng như một tài liệu dẫn xuất quan trọng đề xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường cũng như cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thê và các chuyên ngành khác Đồng thời nó còn được sử dụng như một công cụ khung để giám sát các hoạt động liên quan đến sử dụng không gian vùng trong phát triển kinh tế- xã hội

2.8.1 Yêu cầu đối với bản đồ phân vùng chức năng môi trường

2.8.1.1 Dap ứng được các yêu cầu kỹ thuật của hệ thông bản đồ quấc gia a) Hệ quy chiều bản đồ VN 2000

- Elipxoid WGS-84 toàn cầu, có vị trí định vị phù hợp với lãnh thổ của Việt Nam;

Trang 30

- Lưới chiều hình trụ ngang giữ góc UTM (đối với bản đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ

trung bình) hoặc lưới chiều hình nón giữ góc với 2 vĩ tuyến chuẩn là 11” và 21” (đối với bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000);

- Điểm góc tọa độ quốc gia (N00) đặt tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đỏ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

b) Thành lập trên nền bản đồ địa hình chuẩn của Bộ Tài nguyên và Mơi trường ©) Tỷ lệ bản đồ phải phù hợp với các cấp vùng lãnh thổ - Toàn quốc ở tỷ lệ 1: 1.000.000; - Cấp vùng ở tỷ lệ 1: 250.000 hoặc 1: 500.000; - Cấp tỉnh ở tỷ lệ 1: 50.000 hoặc 1: 100.000; - Cấp huyện ở tỷ 10.000 hoặ 5.000

Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ cụ thể căn cứ vào hình dạng đồ hình, điện tích của vùng lãnh thổ và mức độ chỉ tiết của nội dung bản đồ

2.8.1.2 Nội dung chính của bản đô là các vàng chức năng môi trường được xác định phải đâm bảo tính khoa học

a) Hệ thống phân loại các vùng chức năng môi trường phải đảm bảo tính thứ bậc logic, trên cơ sở xác định các điều kiện hình thành, nguồn gốc phát sinh và phải phù hợp với bản chất cũng như đặc thù của mỗi vùng

b) Tiêu chí đùng để phân vùng được xác định trên cơ sở đặc điểm chức năng môi trường của mỗi vùng

©) Thơng tin được sử dụng để xác định các vùng chức năng môi trường phải đảm bảo tính thống nhất, tính pháp lý và tính hiện thời

281.3 Phương pháp thành lập phải đâm bảo được độ chính xác của bản đô

4) Độ chính xác về hình học trên bản đỏ là độ chính xác cho phép đối với thể loại bản đồ chuyên đề, khoảng 0,5 đến 1,0 mm trên bản đỏ

b) ính xác về thông tin phụ thuộc vào độ chính xác vẻ thông tin của các lo dẫn xuất, như: Mức độ phù hợp với thực tế của thông tin, mức độ chỉ tiết của thông tin, mức độ đầy đủ của thông tin

_ 2.8.1.4 Cách thể hiện trên bản đồ phải đảm bảo tính trực quan, dễ nhận biết và tính mỹ thuật

a) Yếu tố nội dung chính phải đế nhận biết nhất Bằng phương pháp "khoanh vùng”, thể hiện các nền màu có tông màu khác nhau cho các "vùng” và bằng các ký hiệu nét trải khác nhau thể hiện cho các "tiểu vùng" Để phân biệt được "kiểu vùng", dùng tông màu nét trải khác nhau để thể hiện Đường ranh giới vùng, tiểu vùng dùng đường nét màu để thể hiện

Trang 31

Cụm "ký tự" ghỉ chú cho các vùng/tiểu vùng được bồ trí phù hợp vào chính giữa của các vùng/tiểu vùng, đảm bảo ít chẳng đề lên các yêu tổ nội dung khác và dễ đọc

b) Yếu tố nội dung phụ là các yếu tố nền bản đồ được thể hiện "chìm" xuống, đủ để liên kết giữa các yếu tố nội dung bản đồ và để định vị chúng, nhưng không làm "át" đi nội dung chính của bản đơ

©) Ký hiệu thể hiện trên bản đồ đảm bảo tính hài hòa, logic và dế đọc đối với thể loại bản đồ tra cứu treo tường hoặc dé ban

2.8.1.5 Két quả bản đồ phải ở dạng bản đô số đề có thê dễ dàng tích hợp trong hệ thông thông tin địa lý GIS

Hiện nay bản đồ số được thành lập chủ yếu trong phần mém Microstaition của hãng Intergraph (Mỹ) Đối với các địa phương hoặc ở một số bộ ngành có sử dụng cả phân mềm MapInfo, Arclnfo Tuy nhiên, với chức năng cao của phan mém Microstaition về đỏ họa, nên đùng phần mềm này để thành lập bản đồ phân vùng chức năng mỗi trường

'iệc đặt nhóm lớp, lớp dữ liệu bản đồ phải theo nguyên tắc:

- Nhóm lớp đữ liệu nội dung chính là về các vùng/tiêu vùng bao gồm các lớp: Lớp dữ liệu vùng, lớp đữ liệu kiểu vùng và lớp dữ liệu tiểu vùng;

- Nhóm lớp đữ liệu nội dung phụ là nền bản đỗ bao gồm: Lớp cơ sở toán học, lớp thủy hệ, lớp dân cư, lớp giao thông, lớp địa giới và lớp địa hình

2.8.2 Các phương pháp chính dùng để thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường,

2.8.2.1 Phương pháp tích hợp bản để

Đây là phương pháp kế thừa các tư liệu bản đồ có chọn lọc, được dùng trong trường hợp thành lập bản đồ phân vùng chức năng mối trường cho khu vực lãnh thổ có đầy đủ thông tin bản đồ các loại Các bản đỗ này, về cơ bản đáp ứng được những nôi dung mà bộ tiêu chí đề ra và những nội dung này đảm bảo được tính hiện thời cũng như độ chính xác cần thị

‘Vi phai tích hợp (chập) các nội dung bản đỏ lên nhau, nên các bản đồ được sử dụng phải trong cùng hệ quy chiếu và tốt nhất là ở cùng tỷ lệ (hoặc khác tỷ lệ nhưng không được cách biệt quá lớn) Hiện nay, bản đồ đều đã được thành lập ở dạng bản đồ số, nên việc tích hợp bản đồ trở lên đơn giản hơn rất nhiều vì tit cả đều được thao tác trên máy tính với các phần mềm chuyên dụng về đồ hợa với nhiều modal khác nhau, cho phép có thể nắn chỉnh hình học với độ chính xác cao và xử lý nhanh

Để đảm bảo độ chính xác và tính chỉnh hợp cao, cần phải có bản đồ nền chuẩn Bản đồ nền được thành lập từ bản đỏ địa hình cùng tỷ lệ, với các yếu tố nội dung cơ bản gồm cơ sở toán học, hệ thống thủy văn, các điểm dân cư, mạng lưới đường giao thông, địa giới hành chính các cấp, địa hình Những nội dung

Trang 32

này phải đảm bảo tính hiện thời, có nghĩa là phải được cập nhật bản đỏ địa hình tại thời điểm điều tra

Thông thường, để có thể "chập" được các bản đồ lên bản đỏ nền cần phải đùng cách chập theo lưới tọa độ hoặc theo các địa vật cố định có trên tất cả các bản đồ dẫn xuất và bản đồ nền Sau đó tiến hành phân tích, lựa chọn ranh giới các vùng cần thiết, tương thích với ranh giới vùng chức năng mới trường Ví dụ: Ranh giới vùng chức năng theo lưu vực sông được vạch trên bản đỏ địa hình với đường sống núi, khối núi; hoặc ranh giới vùng chức năng theo các vùng nhạy cảm môi trường như khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh được lấy theo ranh giới của các khu vực này trên các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ du lịch

2.8.2.2 Phương pháp sử dụng thông tin ảnh viễn thám

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ viễn thám có thể thu nhận được nhiều loại ảnh với chất lượng cao, cả về độ chính xác và khả năng chỉ tiết về hình học, cả về hàm lượng thông tin khi tiến hành giải mã các dải phổ của ảnh và cả về tính cập nhật của thông tin Một trong các đặc điểm quan trọng của thông tin ảnh viễn thám là tính khách quan, tính tổng hợp cao về các đổi tượng trên bề mặt Trái đất, do ảnh được chụp từ không gian trên độ cao lớn (vài trăm đến hàng nghìn km cách mặt đất) Nhờ đặc điểm này cho phép nhận biết được ranh giới tự nhiên của các tổng hợp thể lãnh thổ một cách rõ nét mà không có tài liệu nào hơn được

Ảnh viễn thám, mà cụ thể là ảnh vệ tỉnh hiện có ở Việt Nam chủ yếu 1a ảnh SPOT của Pháp với các thế hệ 1,2,4 và 5, trong đó ảnh SPOT 1,2,4 có lực phân giải hình học 10 m (đối với ảnh toàn sắc Panchromatic) và 20 m (đối với ảnh đa phổ XS), còn ảnh SPOT 5 có lực phân giải hình học hình học 2,5 hoặc 5 m (đối với ảnh toàn sắc Panchromafic) và 10 m (đối với ảnh đa phổ XS) Ảnh vệ tỉnh Landsat của Mỹ cũng có nhiều thế hệ, phổ biến hơn cả là loại ảnh ETM với lực phân giải 30 m Hiện nay ở Việt Nam đã có tram thu ảnh với các loại ảnh SPOT 2,4,5 và ảnh ENVSAT (của châu Âu) Trong đó ảnh ENVISAT có 2 loại là ảnh ASAR (ảnh radar) lực phân giải 30 m và ảnh MERIS (ảnh quang học) lực phân giải 300 m Với các loại ảnh trên có thể thành lập bản đỏ ở các loại tỷ lệ sau: - Ảnh SPOT 5 có thể thành lập được bản đồ tỷ lệ 1: 10.000, 1: 25.000; - Ảnh SPOT 1,2,4 có thể thành lập được bản đồ tỷ lệ 1: 25.000, 1: 50.000; - Ảnh LANDSAT có thể thành lập được bản đồ tỷ lệ 1: 50.000, 1: 100.000; - Ảnh ASAR có thể thành lập được bản đồ tỷ lệ 1: 100.000, 1: 250.000; - Ảnh MERIS có thể thành lập được bản đồ tỷ lệ 1: 500.000, 1: 1.000.000

Tuy nhiên, việc lựa chợn loại ảnh để thành lập bản đồ còn phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu của nội dung bản đỏ, chất lượng ảnh chụp

Trang 33

Bản chất của phương pháp viễn thám dùng để thành lập bản đỗ đó là việc chiết xuất thông tin từ ảnh theo yêu cầu của nội dung bản đỏ Để làm được việc này, trước hết phải tiến hành thành lập được bình đô ảnh, tức là phải tiến hành nắn, đưa ảnh về tỷ lệ bản đỗ và xử lý phổ để tạo ra hình ảnh có chất lượng cao nhất Đây là cơng việc hồn toàn mang tính chất kỹ thuật, bao gồm các việc đo khống chế ảnh (thường được tiến hành đo bằng công nghệ GPS), xây dựng mô hình số độ cao và nắn ảnh, xử lý phổ trên trạm để tạo ra bình đồ ảnh

Một khâu hết sức quan trọng của phương pháp này là việc giải đoán ảnh 'Như chúng ta đã biết, tắt cả các vật thê đều có khả năng phản xạ, hấp thụ, bức xạ và phân tách sóng điện từ bằng các cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau Những khả năng này của vật thể chính là các đặc trưng phô mà chúng có được Đặc trưng phổ sẽ được phân tích theo các cách khác nhau để nhận đạng ra các đối tượng trên bề mặt Trái đất, nó cho phép giải thích mối quan hệ giữa đặc

trưng phổ và sắc, tông màu trên tổ hợp màu khi giải đoán ảnh Các dải phổ của

ảnh viễn thám bao gồm từ dải phổ vùng cực tím 0,3-0,4 jum, dai phổ nhìn thầy 0,4-0,75 um dén ving gần sóng ngắn và hồng ngoại nhiệt (0,75-3 #m là cận hồng ngoại, 3-30 pm là hỏng ngoại nhiệt) Cuối cùng là việc chuyển kết quả giải đoán ảnh lên bản đồ ¡ng cách như đã trình bày ở trên

2.8.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sót ngoài thực dia

Đây là một phương pháp truyền thống được sử dung cho bit kỳ một công trình nghiên cứu nào Bản chất của phương pháp này là việc xuống tân nơi để điều tra, thu thập các thông tin cần thiết có liên quan, khảo sát và đánh giá các giả thuyết đã được hình thành trong điều kiện nghiên cứu trước đó

Các công việc cần tiến hành trên cơ sở nghiên cứu, đối sánh thực địa với bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề và ảnh viễn thám; lập các "mẫu" điều tra với việc xác định chính xác tọa độ của điểm "mẫu” bằng thiết bị đo GPS, chụp ảnh thực địa và mô tả chỉ tiết về những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của điểm quan sát Các điểm "mẫu" được chọn phải mang tính đặc trưng, khái quát cho toàn vùng Cùng với công việc này là việc thu thập thông tin ở địa phương, tại các cơ quan chuyên ngành hoặc người dân bằng các phiếu điều tra "Ankefa” và các loại tài liệu có

Kết quả được trình bày trong báo cáo khảo sát, đây là tài liệu hết sức cần thiết cho việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo

2.8.2.4 Phương pháp chuyên gia

Đây là một phương pháp hết sức quan trọng, do tính đặc thù của việc xác định nội dung bản đồ cần có những cơ sở khoa học rất cao, liên quan đến nhiều lĩnh vực Phương pháp này được áp dụng ngay từ khi tiền hành thành lập bản đô, đó là việc xác định mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp và nội dung tiền hành phân vùng chức năng môi trường cho các cáp lãnh thô Các chuyên gia bao gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực môi trường, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực điều tra, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, kinh tế- xã hội và các chuyên

Trang 34

gia về hoạch định chính sách, các nhà quản lý cũng như các chuyên gia về lĩnh vực địa lý, bản đỏ, viễn thám

Các kiến thức "chuyên gia' được tập hợp, trao đổi thông qua các cuộc hội thảo khoa học, lấy ý kiến đóng góp về cách tiếp cận, luận cứ khoa học của các ván đề cần giải quyết Kết quả cuối cùng ập hợp lại dưới dạng báo cáo tổng hợp để làm cơ sở cho việc xây dựng Thiết kế kỹ thuật thành lập bản đỏ

2.8.3 Tài liệu dùng để thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường, Tài liệu dùng để xác định các vùng chức năng mới trường phải đảm bảo tính thống nhất, tính pháp lý và tính hiện thời, bao gồm:

- Các loại bản đồ mới được thành lập, như bản đỏ địa hình quốc gia, bản đồ địa chất, bản đồ mạng lưới thủy văn, bản đồ thảm thực vật, bản đỗ nhạy cảm môi trường, bản đồ ô nhiễm môi trường

- Các tài liệu báo cáo chuyên đề của các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả điều tra cơ bản, số liệu thống kê

- Tài liệu ảnh viễn thám mới được thu nhộn

- Kết quả mới được điều tra, khảo sát ngoài thực địa

Các loại tài liệu nêu trên có thể ở dạng in trên giấy, dạng file số hoặc đã được thiết kế trong hệ thống thông tin địa lý GIS

Trước khi tiến hành sử dụng cần đánh giá, phân tích và chọn lựa cho phù hợp với mục tiêu đề ra Trường hợp không đủ tài liệu cần thiết, phải tiến hành tìm các giải pháp thay thế

2.8.4 Nội dung của bản đỗ phân vùng chức năng môi trường, Nội dung của bản đồ bao gồm 2 nhóm chính:

2.8.4.1 Nội dụng chuyên môn

Như phần trên đã trình bày, mi trường có 3 chức năng cơ bản, đó là chức năng tạo không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên và là nơi chứa đựng chất thải từ các hoạt động của con người Vì vậy, nội dung chính của bản đỏ phân vùng chức năng môi trường phải phản ánh được đầy đủ cả 3 chức năng cơ bản này

Trước hết, đối với chức năng “không gian sống” hay còn hiểu là nơi mà cơn người, động thực vật khác đang sinh sống Đó là mổi trường đất (núi, đôi, đồng băng, các khu quần cư ), môi trường nước (sông suối, hỗ ao, đầm phá, biển, đại đương, nguồn nước ngằm ), môi trường rừng (rừng ngập mặn, rừng nguyên snh, rừng đầu nguồn, các khu bảo tổn, vườn quốc gja ) Các môi trường sinh sống này rất khác nhau, cả về nguồn gốc hình thành, tính ổn định tương đổi và cả về chất lượng cho cuộc sống

Chức năng "cung cấp tài nguyên" thực chất là chức năng duy trì cuộc sống Đó là nguồn cung cấp các loại tài nguyên như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước Tài nguyên khoáng sản là nguyên, nhiên liệu đầu vào cho

Trang 35

các hoạt động sản xuất công nghiệp Tài nguyên đất là các vùng canh tác nông nghiệp, tạo ra các nguồn thức ăn hàng ngày như lúa gạo, hoa quả Còn tài nguyên nước không những chỉ trực tiếp cung cấp nguồn nước cho sự sống mà còn là nguồn tạo ra điện năng tại các hỗ chứa nước, các vùng nuổi trồng các loại thủy sản, đường giao thông thủy Chức năng này, trong cùng 1 vùng lãnh thổ có thể cũng chính là chức năng “không gian sông”

Chức năng chứa đựng chất thải từ các hoạt động của con người, điển hình là các bãi thải, khu xử ý chất thải rắn/nước thải, khu chôn lắp rác, nghĩa địa, các khu vực đào bới do khai thác

Với cách tiếp cận hệ thống, vùng hoặc tiểu vùng được coi là các đơn vị lãnh thổ được phân chia theo nguyên tắc lầy nét đặc trưng chung, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của cả hệ thống, nhưng đồng thời mỗi vùng hoặc tiêu vùng lại phải mang tính đặc thù riêng, khác với vùng hoặc tiểu vùng kế cận Bởi vậy, tiêu chí phân lãnh thổ thành các vùng, tiểu vùng được lấy theo hệ thống các yêu tố: Về điều kiện tự nhiên lấy theo các vùng địa hình đặc trưng như các vùng núi, vùng trung đu- bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng ven biển hoặc theo các lưu vực sông lớn với nguồn góc hình thành khác nhau Về điều kiện kinh tế - xã hội lấy theo vùng đặc thù do hoạt động của con người, như các vùng đô thị lớn, các khu công nghiệp, khu kinh tế

Với cách tiếp cận sinh thái, vùng hoặc tiểu vùng được phân ra theo các hệ sinh thái tiêu biểu, nơi đó là những vùng lãnh thổ được hình thành trong tự nhiên như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái cồn cát/bãi cát ven biển hoặc được tạo ra do hoạt động của con người gây ra, như hệ sinh thái đất canh tác, hệ sinh thái hồ, đầm nhân tạo

2.8.4.2 Nội dụng nên

- Cơ sở toán học: Tên bản đồ, số thứ tự mảnh bản đỏ, tỷ lệ, khung trong, lưới và ghỉ chú lưới km, lươi và ghỉ chú tọa độ địa lý, khung ngoài, bảng giải thích bản đổ, ghỉ chú cơ quan/tài liệu sử dụng ;

- Yếu tổ thủy văn: Biển, hỗ ao, sông suối, kênh mương và các loại bãi ven biển/ven sông, các tuyến đê và các ghỉ chú kèm theo;

- Yếu tố dân cư: Các điểm dân cư đô thị (thành phó, thị xã, thị trấn), các điểm dân cư nông thôn (làng, ấp, bản, xóm) và các ghi chú kèm theo; - Yếu tố đường giao thông: Các tuyến đường sắt, đường ô tô, đường đất lớn, sân bay, bến cảng;

- Yếu tổ địa giới: Đường biên giới quốc gia, đường địa giới cấp tỉnh, đường địa giới cấp huyện, đường địa giới cấp xã và đi cùng với các cấp hành chính này là tên các cấp vùng lãnh thổ hành chính tương ứng:

- Yếu tố địa hình: Hệ thống đường bình độ, điểm độ cao, hệ thông đường đẳng sâu, điểm độ sâu và các ghỉ chú kèm theo

Trang 36

2.8.5 Quy trình thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Quy trình thành lập bản đỗ phân vùng chức năng môi trường gồm các công việc chính như sau (theo hình 2.1): Xây dựng đề cương "Thu thập, đánh giá, Tựa chọn tài liệu, nhiệm vụ Khão sát tổng quát Lấy ý kiến chuyên gia vùng lần 1) 1 = ee

Xử lý tài liệt Xây dựng hệ thống phân loại vùng

aly ity || Lap Thanh

số tình lập Điều tra, khão sát

liệu để, PP] ban thực địa thống ăn gai đồ ke đoán nên hành lập các dt ăn đồ dẫn xuất »| Xây dựng bảnphác Lấy ý kiến chuyên gia thao bản đồi (lần 2) Hoan thiện bản để Chuẩn hóa dữ liệu b/đ số In bản đồ a Báo cáo ting két nhiém va Giao nộp săn phẩm

Hình 2.1 Quy trình thành lập bản đồ phân vùng chức năng mới trường,

2.8.5.1 Xây dựng đề cương nhiệm vụ

Sau khi nhận nhiệm vụ thành lập bản đỏ, cần tiến hành xây dựng đề cương

Đề cương là bản Thiết kế Kỹ thuật- Dự toán dé các cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt và là tài liệu đùng trong quá trình thỉ công, kiểm tra- nghiệm thu sản

Trang 37

trình ĐĐBĐ" (kèm theo Công văn số 1552/TCĐC-ĐĐBĐ ngày 12 tháng 11 năm 2002 của Tổng cục Địa chính)

2.8.5.2 Thu thập, đánh giá tài liệu a) Tài liệu cần thu thập bao gồm:

- Các loại bản đồ hoặc cơ sở đữ liệu GIS về địa hình, địa chất, thủy văn, thảm thực vật, rừng, hiện trạng sử dụng đất, kinh tế- xã hội, hiện trạng môi trường ;

- Ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh, ảnh hàng không);

- Các loại tài liệu dạng văn bản (các báo cáo tổng kết công trình điều tra, báo cáo thường niên, dự án sản xuất, đề tài nghiên cứu khoa học ), kèm theo là các bảng số liệu thống kê;

b) Yêu cầu về đánh giá tài liệu:

~ Tài liệu phải là những tài

cung cấp ệu chính thức, do các cơ quan có thẩm quyền

- Tài liệu phải đảm bảo chất lượng về: + Tính cập nhật của thông tin;

+ Độ chính xác về hình học và độ tin cậy của thông tin thuộc tính;

+ Tính chỉnh hợp (cùng tỷ lệ bản đồ, thông tin cùng (hoặc gần) thời điểm với nha

- Còn nguyên vẹn (nếu trên giấy), không bị mắt dữ liệu (nếu trén file số)

©) Lựa chọn tài liệu

Các tài liệu sau khi được phân tích, đánh giá cẩn tiến hành phân loại và lựa chọn tài liệu thích hợp đùng để nghiên cứu và thành lập bản đỗ phân vùng chức năng môi trường Tiêu chí lựa chọn tài liệu gồm:

- Đảm bảo tốt nhất về chất lượng;

- Tiện ích cho

sử dụng, theo thứ tự: Dạng file số (bản đồ số, cơ sở dữ liệu GIS, báo cáo/số liệu số) > Dạng ban dé in trén giấy (bản đồ giấy) -> Dạng các báo cáo/bảng biểu số liệu thống kê

2.8.5.3 Khảo sát tẴng quan vùng

Dot khảo sát này được tiến hành cùng với các chuyên gia phân vùng, chuyên gia môi trường và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau theo tuyến và theo các điểm đặc trưng trong vùng, nhằm có được các khái niệm tổng

Trang 38

quan về vùng, trong đó đặc biệt là về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng và tìm hiểu về khả năng đáp ứng tài liệu của địa phương

2.8.5.4 1ây ý kiến chuyên gia (lần 1)

Trên cơ sở Đề cương nhiệm vụ, kết quả thu thập và phân tích, đánh giá tài liệu cũng như kết quả khảo sát tổng quan, tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia về nội dung, phương pháp thành lập bản đồ, đặc biệt là về xác định bộ tiêu chí phân vùng và hệ thống phân loại vùng

2.8.5.5 Xây dựng hệ thông phân loại bản đồ

Hệ thống phân loại vùng là nội dung cơ bản để xác định nội đung của bản đổ Theo đó, cần phải xác lập các cấp phân vị (vùng, tiểu vùng) với các tiêu chí đùng để xác lập vùng, theo các nguyên tắc cơ bản là tôn trọng tính khách quan của vùng, chấp nhận tính đỏng nhất tương đối, phù hợp với chức năng sinh thái của vùng và phù hợp với yêu cầu quản lý vùng lãnh thổ

Hệ thống phân loại vùng do các chuyên gia phân vùng thực hiện, với sự hỗ trợ của các chuyên gia khác Kèm theo hệ thống phân loại là bộ ký hiệu để chú giải cho bản đồ phân vùng chức năng môi trường Bộ ký hiệu này do chuyên gia bản đồ thiết kế, phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: Khả năng đễ phân biệt trên bản đổ, đảm bảo tinh logic/tinh biểu tượng/tính mỹ thuật/tính truyền thống và phù hợp với các phần mềm số hóa bản đỏ hiện có 2.8.5.6 Xữ lý tài liệu Đây là khâu cần thực hiện với nhiều giải pháp kỹ thuật đồ, cụ thể là: è chuyên môn bản a) Lập bình đồ ảnh viễn thám, bao gồm các công việc sau:

- Xác định các điểm khống chế ảnh bằng phương pháp đo GPS ngoài thực địa hoặc lấy trên bản đồ địa hình ở tỷ lệ lớn hơn Điểm khống chế ảnh phải có hình ảnh rõ nét trên ảnh và ở những vị trí đễ xác định như tại chỗ giao nhau giữa các địa vật hoặc mép địa vật hình tuyến, tại các điểm đặc trưng của các địa vật độc

- Thành lập mô hình số độ cao (DEM) dùng để nắn ảnh, nhằm để loại trừ sai ảnh do ảnh hưởng của chênh cao địa hình Mô hình số độ cao được thành lập bằng các phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp thành lập từ bản đồ địa hình số,

Trang 39

- Nắn ảnh là việc đưa ảnh về mặt phẳng trong hệ quy chiếu, tỷ lệ của bản đồ, trong đó có việc loại bỏ các sai số chụp ảnh và sai số biến dạng do ảnh hưởng của chênh cao địa hình

- Tăng cường chất lượng ảnh (xử lý ảnh) nhằm đưa ra được những hình ảnh có chất lượng cao nhất, đáp ứng được yêu cầu xác định các yếu tố nội dung bản đồ Tăng cường chất lượng ảnh đa phổ bằng giải được thực hiện theo phương án

tổ hợp màu tự nhiên hoặc tổ hợp màu giả, tùy theo yêu cầu đặt ra

b) Giải đoán ảnh viễn thám

Giải đoán ảnh viễn thám được tiến theo yêu cầu về nội dung của mỗi loại bản đồ, thông qua việc nhận biết các đối tượng bằng các dấu hiệu giải đoán hình ảnh Để có thể giải đoán đúng các đối tượng trên ảnh, ngoài kiến thức chuyên gia về ảnh còn cần cả kiến thức chuyên môn về đối tượng đó và cần có các tài liệu hỗ trợ khác

©) Thành lập bản đỗ nền

Bản đồ nền được thành lập từ bản đỗ địa hình cùng ty lệ, trên cơ sở bỏ bớt nội dung của bản đổ này, có hiện chỉnh lại theo ảnh viễn thám và bổ sung ở ngoài thực địa Nội dung bản đỗ nền bao gồm các yếu tố cơ sở toán học, thủy hệ, dân cư, đường sá, địa giới hành chính với mức độ tải trọng khỏng 1/3-1/2 nội dung của các yếu tố này trên bản đồ địa hình

đ) Xử lý tài liệu bản đồ chuyên đề, xử lý số liệu thống kê nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thành lập các bản đỏ đẫn xuất

2.8.5.7 Điêu tra, khảo sát thực địa

Công việc này được thực hiện cho nhiều mục đích, trong đó có việc xác minh các đối tượng chưa rõ trong quá trình giải đoán ảnh nội nghiệp và điều tra bổ sung các đối tượng không xác định được trên ảnh cho nội dung của tất cả các bản đồ cần thành lập, như bản đồ nền, các bản đỏ đẫn xuất và bản đồ phân vùng chức năng môi trường Ngoài ra, còn tiến hành thu thập bổ sung thêm các tài liệu ở địa phương

2.8.5.8 Thành lập các bản đô dẫn xuất

Bản đồ dẫn xuất là các bản đồ được đùng để thành lập ra bản đồ tổng hợp, cụ thể ở đây là bản đồ phân vùng chức năng môi trường Nhóm các bản đỏ dẫn xuất được quy định cho mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của vùng và yêu cầu của nội đung của bản đồ phân vùng chức năng môi trường Có thể đưa ra một số loại bản đỏ dẫn xuất sau: Bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới thủy văn, bản đỗ thảm thưc vật, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ ô

Trang 40

nhiễm môi trường, bản đỗ tai biến thiên nhiên (biến động đường bờ biển/bờ sông, ngập lụt, hạn hán ), bản đỗ nhạy cảm môi trường

2.8.5.9 Xây dựng bản phác thảo bản đô

Ban phác thảo có thể coi là bản tác giả đầu tiên của bản đồ phân vùng chức năng môi trường Bản đồ này được thành lập trên cơ sở hệ thống phân loại được đề xuất, theo nội dung thông tin có trên các bản đồ dẫn xuất và trên ảnh viễn thám cũng như kết quả điều tra, khảo sát ngoài thực địa Phương pháp dùng để thành lập bản đồ này là phương pháp chập bản đỏ trên cùng 1 bản đồ nền, rồi tiến hành bóc tách nội đung từ các bản đồ dẫn xuất và ảnh viễn thám và tích hợp lại với nhau theo yêu cầu phân loại vùng của bản đồ phân vùng chức năng môi trường

2.8.5.10 Lấy ý kiến chuyên gia (lần 2)

Đây là một công việc hết sức cần thiết, bởi vì rất cần các kiến thức của các

chuyên gia sâu về lĩnh vực phân vùng, môi trường Khi nghiên cứu để đưa ra được một hệ thống phân loại vùng vẫn chưa có được "bức tranh” tổng hợp trên cùng vùng lãnh thổ, có nghĩa là chưa có được khái niệm trong 1 không gian lãnh thổ chung, do vậy có thể còn có những mâu thuẫn, bất cập và có khi còn thiếu tính hợp lý Ý kiến của các chuyên gia sẽ giúp cho việc hoàn thiện bản đỗ hơn, về nhiều khía cạnh khác nhau

2.8.5.11 Hoàn thiện bản đô

Công việc này mang tính chất về các giải pháp kỹ thuật bản đồ, bao gồm việc chỉnh sửa bản đồ theo các ý kiến đóng góp của chuyên gia, biên tập, số hóa và trình bày bản đồ

Số hóa, biên tập bản đồ được thực hiện trong phần mềm đổ họa như Microstation, MapInfo hoặc phần mềm ArcGis dùng cho việc xây dựng cơ sở đữ

liệu hệ thống thông tin địa lý GIS Một trong những công hết sức quan

trọng cần thực hiện trong khâu công việc này là việc trình bày bản đồ thông qua việc thiết kế ký hiệu của bản đổ Cũng như các bản đồ chuyên đề Khác, nội dung bản đỗ bao gồm nội dung nền và nội dung chuyên môn

Nội dung nền bao gồm các yếu tố địa lý chính, có liên quan đến các cấp vùng chức năng môi trường, như mạng lưới thủy văn, hệ thống đường giao thông, các điểm dân cư, địa giới hành chính, lưới tọa độ địa lý và các ghỉ chú kèm theo

Nội dung chuyên môn của bản đồ phân vùng chức năng môi trường là các khoanh vỉ thể hiện các cấp vùng lãnh thổ bằng các nền màu (ñl! colơr) cho các

Ngày đăng: 06/10/2023, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN