Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị gia tăng xuất khẩn mặt hàng điều Việt Nam được đánh giá là đạt mức tăng trưởng khá do các doanh nghiệp ngành điều đã nỗ lực trong việc nâng cao giá t
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TAM THONG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI
BAO CAO TONG KET DE TAI:
CAC GIAI PHAP CHU YEU NHAM NANG CAO
GIA TRI GIA TANG DOI VOI MAT HANG DIEU
XUAT KHAU CUA VIET NAM
Chủ nhiệm để tài: ThS Phạm Hưng
HÀ NỘI, 2011
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TAM THONG TIN CONG NGHIEP & THUONG MAI
BAO CAO TONG KET DE TAI:
CAC GIAI PHAP CHU YEU NHAM NANG CAO
GIA TRI GIA TANG DOI VOI MAT HANG DIEU XUAT KHAU CUA VIET NAM
Thực hiện theo Hợp đồng số 84/11.RD/HĐ-KHCN ngày 14 thắng 03 năm 2011 giữu Bộ Công Thương và Trang tầm Thông tin Công nghiệp & Tiương mại
Chủ nhiệm đỀ tài: Ths Pham Hung
Các thành viên tham gia: Lê Mai Thanh
Trần Thị Huyền
ThS.Nguyén Thu Huong
ThS Tô Kiéu Oank
Phạm Huyền Trang Nguyễn Xuân Hòa
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
AFI Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Hoa Kỳ
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EU Lién minh châu Âu
FAO Tổ chức nông lương thế giới
FDA Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm HoaKỳ FOB Giao hang tai cang xép hang
GAP Thuc hanh canh tac tét
ha héc ta
HACCP Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm INC Hiệp hội Hạt ăn được và trái cây khô quốc tế
IPM Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật tổng họp
irc Trung tam Thuong mai Quéc té PINT Phát triển nông thôn
SPS Tiéu chuẩn về kiểm dịch động thực vật
TBT Tiéu chuẩn về hàng rào kỹ thuật
VietGAP Chương trình GAP Việt Nam
XK Xuất khẩn
XTTM Xúc tiến thương mại VINACAS Hiệp hội Điều Việt Nam
VN Việt Nam
USD Đô la Mỹ
WRAP Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 4MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: TỐNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIÊU THÊ GIỚI 3
1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng điều thể giới những năm gần đây 3 1.1.1 _| Tinh hinh sản xuất chế biển 5 1111 | Sản xuất 3 11.1.2 [Ché bién 10 1.12 | Thương mại mặt hàng điều trên thị trường thể giới 15 112.1 | Xuấtkhẩu 15 1.1.2.2 | Nhập khẩu 20
12 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc nâng cao giá trị gia tăng đối với 22
mặt hàng điều xuất khẩu
1.21 ‘eu to chink sich 22 12.11 | Chính sách về đất đai 2 12.12 | Chính sách về đầu tư 23 12.1.3 | Chính sách về khoa học công nghệ 25 1.2.1.4 | Chính sách thị trường và xúc tiên thương mại 25 1.2.1.5 | Chính sách về nguồn nhân lực 26 12.16 | Các chính sách khác 27
1.2.2 — | Các yếu tô liên quan đến sản xuất 27
1.2.2.1 | Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu 27
1.2.2.2 | Chính sách hỗ trợ kỹ thuật 28
1.2.3 | Cúc yếm tổ liên quan đến thị trường và sản phẩm 29
1.2.3.1 u chuẩn sản phẩm 29
1.2.3.2 | Về các tiêu chuẩn khác 30
Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU VÀ KHẢ 31 NĂNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG
ĐIÊU XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1 Một số nét về tình hình sản xuất mặt hàng điều của Việt Nam 31
giai đoạn 2006 - 2010
2.1.1 | VỀ sản xuất 31
2.1.2 —_ | VỀ bảo quản sau thu hoạch vù chế biến 36
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam 40
giai đoạn 2006 - 2011
2.2.4 | VỀ lượng vis kim ngạch xuất khẩu: 40
2.2.2 | Giá xuất khẩu mặt hàng điều 41
2.2.1 Thị trường xuất khẩu clủi yếu 44
2.3 Thực trạng khả năng nâng cao giá trị gia ting cia mjt hang dieu| 48
xuất khẩu Việt Nam
2.1.1, Trong quá trình sản xuất, chế biển 49
2.3.1.1 | Trong quá trình sản xuất điều thô nguyên liệu 49
Trang 5
2.3.1.2 [ Trong hoạt động chế biên —_ 30
2.3.2 | Troi trình tham gia xuất khẩu 32
2.3.3 | Một số chính sách Hôn quan đến phát triển san xuất, xuất khẩn 54
điều của Việt Na
2.4 Đánh giá chung về thực trạng sản xuất, xuất khâu và khả năng 57
nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều Việt Nam
241, | Những kết quả đạt được 37
2.42, | Những tôn tại, hạn chế 39
Chương $: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM NANG 62 CAO GIA TRI GIA TANG MAT HANG ĐIÊU XUẤT KHẨU
CUA VIET NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
31 nâng cao giá trị gia tăng mặt| 62
gt Nam
311 63
412 64
3.2 Một số định hướng lớn nhằm phát triển xuất khẩu và nâng cao| — 66
giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẫu của Việt Nam
3.2.4 | Định hướng vù đự báo phát triển xuất khẩu mặt hàng điều Việt 66
Nam dén 2015
3.2.1.1 | Định hướng 66
3.2.1.2 | Dự báo phát triển xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam đến 2015) 69
3.2.2 | Định hướng vỆ việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất 71
khẩu của Việt Nam
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều 72
xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
4.1.1 | Nhóm giải pháp đối với Chính phú và các Bộ, Ngành liên quan B
3.3.2 | Nhóm các giải pháp đối với đoanh nghiệp sản xuất, chế biển, xuất 84
Kind mitt hàng điều
3.3.3 | Nhóm các giải pháp đổi với Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội| — 90 doanh ngh
3.4 Một số kiến nghị 93
3⁄41 | Kiến nghị với Chinh phủ, lông nghiệp & PTNT, Bộ Công| - 93 Thương vù các Bộ, Ngành liêu quan
3.42 | Kiến nghị với người sản xuất và cúc đoanh nghiệp chế biển, xuất 94
khẩu mặt hàng điều
3.43 | Miễn nghị với Hiệp hội Điều Việt Nam và Hiệp hội đoanh nghiệp 95
NVV Việt Nga
3.44 | Với các tễ chúc khoa học công nghệ có liên quan đến sản xuất, 96
chế biến vù xuất khẩu mặt hùng điềm
KẾT LUẬN 97
PHU LUC 99
DANH MỤC TẢI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 6DANH MUC BANG VA BIEU DO Bang
Bang 1.1: Các quốc gia trồng điều phân theo châu lục 3 Bang 1.2: Diện tích trồng điều của một số nước trên thế giới 6
Bảng 13: Diện tích trồng điều của Án Độ 2006 - 2010 6
Bang 1.4: Diện tích và sản lượng điều của Braxin 2006 - 2010 7
Bảng 1.5: Diện tích trồng điều của Việt Nam 2006 - 2010 8
Bảng 1.6: Sản lượng điều thô của các nước sản xuất chính trên thế giới 9
Bảng 1.7: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 2006 - 2011 16 Bảng 1.8: Xuất khẩu hạt điều của Án Độ 2006 - 2010 17 Bảng 1.9: Xuất khẩu hạt điều của các nước xuất khẩu chính trên thế giới 18
Bảng 1.10: Giá XK hạt điều của các nước XK điều chính trên thể giới 20 Bang 1.11: Lượng và giá trị NK điều của các nước NK chính trên thế gị 2L Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng điều của Việt Nam 2006 ~ 2010 32 Bảng 2.2: Diện tích điều Việt Nam phân theo địa phương 2006 - 2010 34 Bảng 23: Sản lượng hạt điều Việt Nam 2006 ~ 2010 35 Bảng 2.4: Năng suất điều ở Việt Nam các năm 2006 - 2010, 35 Bảng 2.5: Năng suất điều tại một số địa phương giai đoạn 2006 - 2010 36 Bảng 2.6: Lượng và kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam 2006 - 2011 40
Bang 2.7: Diễn biến giá XK mặt hàng điều của Việt Nam 2006 -2011 41
Bảng 2.8: Giá XK trung mặt hàng điều VN với một số nước khác 42 Bảng 2.9: Giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam tuần giữa tháng 10/2011 43 Bảng 2.10: Kim ngạch XK hạt điều VN sang các thị trường chủ yếu 2006-2011 45 Bảng 2.11: Xuất khẩu hạt điều của VN sang Trung Quốc 2006 - 2011 47
Bảng 2.12: Xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam sang Hà Lan 2006 - 2011 47
Bang 3.1: Dự báo kim ngạch XK mặt hàng điều VN giai đoạn đến 2015 70
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Thị trường xuất khẩu điều thô của Bờ Biển Ngà năm 2010 14 Biểu đỗ 1.2: Sản lượng điều nhân thế giới 2004 - 2011 15
Biểu đồ 13: Lượng điều xuất khẩu thế giới năm 2010 theo nguồn cung 16
Biểu đồ 1.4: Lượng và giá hạt điều XE của các nước XK chính 2010 19
Biểu đỗ 2.1: Diện tích trồng điều Việt Nam phân theo vùng năm 2010 33
Biểu đồ 2.2: Lượng điều xuất khẩu của Việt Nam 2010 theo thị trường 40 Biểu đồ 23: Kim ngạch XK điều Việt Nam 2010 theo thị trường 45
: Tổng quan các bước chế biến mặt hàng điều tại Việt Nam 51 Biểu đồ 2.4: Đánh giá năng lực tham gia của VN vào chuỗi iêu toàn cầu 33
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện là một trong ba quốc gia (An D6, Việt Nam, Brazil) sản
xuất, chế biến và xuất khẩn mặt hàng điều hàng đầu thế giới Lượng điều nhân
xuất khẩn của Việt Nam năm 2010 chiếm tới 54% lượng nhân điều thương mại tồn cau
Theo Bộ Nơng nghiệp và PTNT, năm 2010, Việt Nam có 391,4 ngàn
héc ta (ha) trồng điều (trong đó, Bình Phước là địa phương có diện tích trồng điều nhiều lớn nhất cả nước với 155,7 ngàn ha (chiếm 40,85%), Đồng Nai
trồng 50,4 ngàn ha, Đắc Lắc trồng 29,9 ngàn ha, các tỉnh khác như: Bình Thuan, Đắc Nông, Bình Định với điện tích khoảng trên dưới 20 ngàn ha)
Trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất khẩn mặt hàng điều của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng lẫn kim ngạch Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu được 128 ngàn tấn điều nhân, đạt kim ngạch 503,9 triệu USD Năm 2007, các con số tương ứng là 154,7 ngàn tắn và 645,1 triệu USD
Năm 2008 là năm thành công của ngành điều Việt Nam Trong năm này, điều Việt Nam được mùa, kết hợp với giá điều thế giới tăng cao nên cả nước đã
xuất khẩn 160,8 ngàn tấn điều nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt 915,8 triệu USD Nam 2009, các doanh nghiệp ngành điều cả nước đã xuất khẩn được
177,2 ngàn tấn (tăng 15% so với lượng xuất khẩu năm 2008) nhưng giá trị chỉ
đạt khoảng 846,6 triệu USD (giảm khoảng 7,3% so với năm trước) Năm 2010, với lượng xuất khẩn đạt 194,6 ngàn tấn và kim ngạch đạt 1.134,7 triệu USD, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng
Tính đến hết tháng 11 năm 2011, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt
Nam đã đạt khối lượng 161 nghìn tấn, kim ngạch đạt gần 1,34 tỷ USD (giảm 9,39% về lượng nhưng vẫn tăng 31,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010,
chiếm 1,539% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước, đạt 80,5% kế hoạch năm 2011) Như vậy, xuất khẩu điều cả năm 2011 có thể đạt 177,8 nghìn tấn, kim ngạch ước tính đạt 1,47 tỷ USD, tuy giảm 8,6% về khối
Trang 8Nhìn chung, sự gia tăng liên tục của khối lượng và giá trị xuất khẩu đã
chứng tỏ năng lực sản xuất, chế biến mặt hàng điều của Việt Nam đang không ngừng được cải thiện Hon nữa, giá điều xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây đã kích thích việc trồng, chăm sóc cây điều để điều trong nước
có năng suất và sản lượng cao, đồng thời, hoạt động cl
cũng theo đó có nhiều thuận lợi cả về nguồn nguyên liệu, đầu tư đổi mới công
nghệ để chế biến điều nhân xuất khẩn
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2010, mặt hàng điều Việt Nam đã được xuất khẩu sang 83 thị trường ở hầu khắp các chân lục (chiếm 35,22% giá trị xuất khẩu điều nhân của thế giới) Mặt hàng điều Việt Nam hiện đã thâm nhập vào hẳu khắp các thị trường tiêu thụ điều chính trên thế giới, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, ATVSTP, các tiêu chuẩn vẻ bảo vệ môi trường như: Hoa Kỳ, EU, Canađa, Úc Đây được coi là thành công
lớn của ngành điều Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm và thâm nhập thị trường
Từ đầu năm 2011 đến nay, xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam vẫn tập
trung chủ yếu vào các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ (chiếm 36%), Trung Quốc (179%), Hà Lan (16%)
Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị gia tăng xuất khẩn mặt hàng điều
Việt Nam được đánh giá là đạt mức tăng trưởng khá do các doanh nghiệp
ngành điều đã nỗ lực trong việc nâng cao giá trị gia tăng từ các khâu sản xuất
nguyên liệu thô, chế biến, tăng cường áp dụng các biện pháp marketing và xúc có thể thâm nhập hiệu quả vào các thị
tiến thương mại để mặt hàng
trường lớn, có giá xuất khẩu và giá trị gia tăng xuất khẩu ngày càng cao
Tuy nhiên, sự tham gia của mặt hàng điều Việt Nam vào chuỗi giá trị
mặt hang diéu toàn cầu vẫn đang ở mức thấp, các mặt hàng điều xuất khẩu
chưa được đa dang, chủ yếu ở dạng điều nhân Các doanh nghiệp, tập đoàn
nước ngoài sau khi nhập khẩn điều nhân của Việt Nam sẽ tiếp tục chế biến sau thành các sản phẩm có thể sử dụng ngay để phục người tiêu dùng và tạo giá trị
gia tăng cao tại các công đoạn này
Trang 9mại trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện đề tài “Các giải pháp chủ yêu nhằm
nâng cao giá trị gia tăng đi với mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam" là rất
cần thiết
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu của các tổ chức, chuyên gia quốc tế về phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩn và các vấn để liên quan đến giá
trị gia tăng mặt hàng điều nhu: Andrew Sleigh and Hans von Lewinski, China: Moving Up the Value Chain, Outlook Journal, September 2006; Andrew W Shepherd, Approaches to linking producers to markets, FAO, 2007; Anthony M.Zola, The Role of Global Value Chains in Agribusiness SME Development in the GMS, Group Meeting on Promoting SMEs Participation in GVC in GMS, 2006; International Trade Centre, Statistic Database, 2007, 2008, 2009, 2010; Jodie Keane (2008), A ‘New’ Approach to Global Value Chain Analysis, Overseas Development Institue
t số nghiên cứu và bài viết có liên quan đến thực
sản xuất và xuất khẩn mặt hàng điều của Việt Ở trong nước, đã có m‹
trạng và triển vọng phát tt
Nam như: Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sẵn vào chudi giá trị toàn cầu trong điêu tiện hiện nay ở
Viet Nam”, HA N@i, 2008 - 2010; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Chương trừnh
xúc tiễn thương mại của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn
2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020", Hà Nội 2009; Bộ Nông nghiệp &
PTNT, Đề án phát triển thương mại hàng nông lâm thủy sản đến 2015, tầm
nhìn 2020, Hà nội, 2/2009; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Nông nghiệp & PTNT các năm từ 2006 dén 2010; Bộ Công
Thương, Học viện Hành chính quốc gia, Đánh giá tác động sau 2 năm gia
nhập WTO đối với tình tô Viét Nam - Ngành cà phê ca cao, hồ tiêu, hạt điều, Hà Nội, 2008; TS Nguyễn Dinh Long & TS Đoàn Quang Thiệu, Viện CS va
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Thực trạng ngành điều Việt Nam trong chudi giá trị ngành điều thê giới, Hà Nội 2008; TS.Nguyễn Sinh Cúc,
Tổng cục Thống kê, 7bực trạng sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu
của Việt Nam dưới giác độ tham gia vào chuỗt giá trị toàn cầu, Hà Nội 2009; Hiệp hội Điều Việt Nam, “Aganh Điều Uiệt Nam chinh thie gia nhập câu lạc bộ
Trang 10bẩn vững, Báo Đồng Nai 22/02/2011; Bản tin của Hiệp hội Điều Việt Nam các năm 2006 đến 2010; Cac website: www.vinacas.com.vn; www.agroviet.vn; www.vinanet.vn; www.vietrade.gov.vn; www.uncomtrade; www.ITC
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thực
trạng sản xuất, chị
điều xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩn của Việt Nam trong
thời gian tới
én, xuất khẩu và việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng
Mục tiêu chính của Đề tài là: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng điều xuất khẩn
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩn mặt hàng điều của nước ta và các chính sách, cơ chế của Nhà nước liên
quan đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩn của
Việt Nam
Do giới hạn về nhiều mặt, Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam và các chính sách, cơ chế
của Nhà nước liên quan đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến nay và dự báo cho những năm tiếp theo
Dé thực hiện việc nghiên cứu Đề tài, một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu được sử dụng kết hợp là: Thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực chứng,
phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp chuyên gia
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung cia Dé tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan và thị trường mặt hàng điều thê giới
Chương 2: Thực trạng sản xuất, xuất khẩu và khả năng nâng cao giả trị
gia tăng của mặt hàng điêu xuất khẩu Uiệt Nam
Trang 11Chương 1
TONG QUAN VE TH] TRUONG MAT HANG DIEU THE GIOL
1.1 TINH HINH SAN XUAT VA TIEU THU MAT HANG DIEU THE GIOT
NHUNG NAM GANDAY
1.1.1 Tình hình sản xuất, chế biến 1.1.1.1 Sản xuất
a Diện tích trồng điềc
Điều là loại cây trồng có khả năng thích nghỉ và phát triển ở nhiều nước trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có khoảng 45 nước có diện tích trồng
điều, với tổng diện tích điều thu hoạch đến năm 2009 là 4,1 triệu ha và sản
lượng hạt điều đạt 3,3 - 3,4 triệu tấn!
Bang 1.1: Các quốc gia trằng điều phân theo châu lục
Châu lục Quốc gia trằng điều
Án Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipin, Srilanka, Thai lan, Trung Quốc và Việt Nam
Chân Đại Dương | Úc
Braxin, Clombia, Costarica, Cuba, Dominica, Equado, Chau My bang Florida (My), Goa temala, Guyana, Jamaica, Panama,
Peru, Puectorico
Angola, Benin, Burkina Faso, Bo Bién Nga, Cameron, Chau Phi Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Madagasca,
Mozambich, Nigeria, Nam Phi, Senegan, Tanzania, Togo
Nguồn: EAO, 2010
Cây điều được trồng ở nhiều quốc gia nhưng tập trung chủ yếu ở một số quốc gia châu Á và Tây Phi, trong đó có 4 nước có diện tích trồng điều lớn nhất năm 2010 là: Án Độ (908.500 ha), Braxin (776.500 ha), Bờ Biển Ngà (665.000 ha) và Việt Nam (391.400 ha) Diện tích trồng điều của 4 nước này chiếm tới 659% tổng diện tích trồng điều thế giới
Trang 12Bang 1.2: Diện tích trồng điều của một số nước trên thế giới Don viz 1.000 ha Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010 Án Độ 8370| 8340| 8680 §93.0| — 908,5 Brazil 710,1 7314| 7474| 7581 776,5 Bờ Biển Ngài 6500| _ 660,0 6600| 6600| _ 665,0 Việt Nam 2768| 3028| 3211 340,8| 3914 Nigeria 3200| 3300| 3300 3300| _ 332,5 Indonesia 595,1 3082| — 3081 310,0 166,5 Benin 2100| 2136| 2150| 2150| 21735 Guinea-Bissau 2120| 2156| 2120| 2120| 2130 Tanzania 90,0 93,0 94,0 80,0 82,0 Ghana 59,0 62,0 62,0 62,0 63,5 Mozambique 75,0 90,0 60,0 60,0 52,5 Kenya 32,8 33,3 30,0 30,0 28,6 Nguồn: EAO, 2010 ð Các rước trằng điều chính trên thế giới Ấn Độ
Ở Án Độ, cây điều được trồng rộng rãi ở các bang Maharashra, Andhra Pradesh, Orissa, Kerala,Tamil Nadu, Kamataka, Goa va West Bengal Ngoài
những bang trồng điều truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng ở các bang khác của Án Độ như: Gujarat, Assam nơi có diện tích cây điều tăng
nhanh trong những năm vừa qua
Bang 1.3: Diện tích trồng điều của Ấn Độ 2006 - 2010 Năm 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 Diện tích (Ngàn ha) | 837,0 | 8540 | 8680 | 893,0 | 908,5 Tăng trưởng (%) = 2,03 1,64 2,88 1,74
Nguôn: Tính toán từ số liệu của FAO, 2011 Từ 2006 đến nay, Án Độ luôn duy trì vị trí số 1 thế giới về diện tích
Trang 13năm 2006 lên 894.000 ha năm 2009 và đạt trên 900.000 ha năm 2010), tốc độ
tăng diện tích trồng điều bình quân của nước này giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức gần 39%/năm
Cho đến nay, hau hết diện tích đất thích hợp để trồng điều của Án Độ đã được khai thác và điều này cho thấy sản lượng điều của Án Độ sẽ ổn định trong những năm tới đây
Braxin
Braxin là quê hương của cây điều va là một trong những nước sản xuất điều chính trên thế giới với diện tích trồng điều lên tới 776,5 ngàn hanăm 2010
Bằng 1.4: Diện tích và sản lượng điều của Braxin 2006 - 2010 Diện tích (Ngàn ha) 710,1 Tăng trưởng (%) 2,19 143 2,43 Sản lượng (Ngàn tấn) | 243,8 2225| 222,3 Tăng trưởng (%) = Nguén: FAOSTAT, 2010 Phan lớn diện tích trồng điều của Braxin đã được khai thác từ nhiều năm nay với trình độ thâm canh và chuyên môn hóa cao, diện tích điều trồng
mới không đáng kể Trong 4 năm từ 2006 - 2009, diện tích trồng điều ở
Braxin chỉ tăng bình quân khoảng 1,5 - 39/năm
Tuy nhiên, với diện tích lớn (đứng thứ 2 trên thế giới san An D6) va năng lực chế biến cao, Braxin vẫn là một trong những nước cung cấp mặt
hàng điều lớn cho thị trường thế giới
Bo Biển Nea
Bờ Biển Nga là nước sản xuất điều lớn nhất chân Phi với diện tích trồng, điều đứng thứ 3 thế giới và đạt tới 660 ngàn ha năm 2009 và 665 ngàn ha năm 2010 Do công nghiệp chế biến ở nước này chưa phát triển nên hầu hết
Trang 14chế biến Điều này khiến cho giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩn của quốc gia này đang ở mức thấp và kém cạnh tranh trên thị trường điều toàn cần
Viet Nam
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & PTNT, diện tích trồng điều ở Việt Nam năm 2008 đạt 321,1 ngàn ha, năm 2009 đạt 340,8 ngàn ha và năm 2010
đạt 391,4 ngan ha’ và nước ta đã trở thành quốc gia có điện tích trồng điều lớn thứ 4 thế giới Bang 1.5: Diện tích trồng điều của Việt Nam 2006 - 2010 Nam 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 Diện tích (Ngàn ha) 2768| 3028| 3211] 3408| 3914 Tăng trưởng (%) -| 1439 6,00 5,60| 14,85
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Ở Việt Nam, cây điều được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam Vùng trồng điều lớn nhất ở Việt Nam là khu vực Đông Nam Bộ với diện tích chiếm
khoảng 66% tổng diện tích trồng điều của cả nước, tiếp đó là vùng Tây Nguyên với diện tích chiếm khoảng 24,83% tổng diện tích cả nước và
vùng Nam Trung Bộ với diện tích chiếm khoảng 89% tổng diện tích cây điều cả nước Các vùng khác (vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ) thì cây điều có diện tích không lớn, trồng phân tán tại một số địa phương Năm
2010, Bình Phước là địa phương có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước với
155,7 ngàn ha (chiếm 40,85%), Đồng Nai trồng 50,4 ngàn ha, Đắc Lắc trồng
29,9 ngàn ha, các tỉnh khác như: Bình Thuận, Đắc Nông, Bình Định với diện tích khoảng trên dưới 20 ngàn ha
Với chủ trương phát triển ngành điều một cách bẻn vững, ngoài việc dau tu hình thành vùng nguyên liệu tập trung nhằm cung cấp ổn định lượng
3 Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thông kê nông nghiệp 2010, Phụ lục 6 - Diện tích, năng suất,
Trang 15
điều thô phục vụ công nghiệp chế biến, Việt Nam đang thực hiện việc hợp tác
đầu tư phát triển diện tích trồng điều với Campuchia (trên diện tích 200.000 ha), hợp tác đầu tư với một số nước Châu Phi (trước hết là Mö- đăm- bích) hình thành các mô hình hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết trồng và thu mua
hạt điều thích hợp (trên diện tích từ 120.000 ha đến 150.000 ha)
e VỀ sản kượng điều toàn cầu
Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (EAO), sản lượng điều thô thế giới giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân gần 3 triệu tắn/năm Bang 1.6: Sản lượng điều thô của các nước sản xuất chính trên thế giới Don vj: 1.000 tén STT Nước 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 Thế giới 3562,1| 36904| 3929,5| 33509| 35646 1 |ÁnĐộ 5730| 6200| 6650| 6950| 630,0 2 |Nigêria 6360| 6600| 7276| 5807| 62635 3 | Việ Nam 2731| 3124| 3085| 2919| 2899 4 | Bờ Biển Ngà 2350| 2800| 3087| 2464| 2833 5$ |Braxin 2438| 1407| 2433| 2223| 2223 6 | mđônêxia 1492| 1462| 1567| 1450| 1488 7 | Philpin 1131| 1126| 1123| 1120| 1116 8 [Tanzania 774 92,6 99,1 79,1 76,1 9 [Mozambic 62,8 744 85,0 678 78,9 10_| Guinea-Bissau 95,0 98,0 81,0 64,6 57,6 11 |Benin 55,0 60,0 62,0 49,4 52,9
Negudn: SỐ liệu thẳng kê của EAO, 2011
Năm quốc gia có sản lượng điều thô lớn nhất thế giới là: Án Độ (600 - 700 ngàn tấn/năm); Nigiêria (trên 600 ngàn tắn/năm); Việt Nam (275 - 310 ngàn tắn/năm); Bờ Biển Ngà (250 - 300 ngàn tấn/năm); Braxin (200 - 250 ngàn tấn/năm) Một số nước khác có sản lượng điều tương đối lớn như:
Ind6néxia, Philippin
Hang nam, san lượng điều của các nước chân Phi chiếm gần 379% tổng
sản lượng điều thế giới Năm 2006, sản lượng điều của châu Phi đạt 605 ngàn
Trang 16
khoảng 95% điều thô được xuất khẩu Những nước sản xuất chính của châu
Phi là: Bờ biển Nga, Guinea-Bissau va Tanzania
Là nước sản xuất điều lớn nhất châu Phi, Bờ biển Ngà hiện có gần 1,5
triệu người tham gia vào các hoạt động của ngành điều và cung ứng khoảng 22% tổng lượng điều nhập khẩu của Án Độ
1.2 Chế biến
Chế biến điều xuất khẩn là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi giá trị mặt hàng toàn cầu Mỗi quốc gia có thể áp dụng những cách/phương thức chế biến khác nhau và có thể họ chỉ tham gia vào một số
công đoạn chế biến điều nhất định Trong khi các doanh nghiệp ở Braxin luôn
quan tâm và thực hiện cơ giới hóa trong khâu chế biến điều thì các doanh
nghiệp chế bị
tại Án Độ, ở mỗi vùng khác nhan thì phương pháp chế biến điều được áp dụng rất khác nhau (Ví dụ: Ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng
phương pháp hấp nhưng các khu vực Orissa và Andhra Pradesh lại sử dụng phương pháp chiên ) điều ở An D6 van st dụng lao động thủ công Thậm chí, ngay
San khi chế biến, nhân điều được tách khỏi vỏ và phân loại theo các tiêu chuẩn nhất định về kích cỡ, hình dáng, màu sắc như: Điểu nhân nguyên (wholes), nhan vo doc (split), nhan v6 (brokens), nhan vun (butts), nhân vụn sém (scorched butts) Nhân điều được phân thành 23 - 26 loai (grades) Nhân nguyên được bán như thực phẩm ăn nhanh (snack) trong khi nhân vỡ đọc
thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác
Điều nhân nguyên sau đó được phân tiếp thành những loại khác nhau căn cứ số lượng hạt trên mỗi pound (tương đương 0,45 kg) như: Loại W320,
loai W180, loai W450
Với sản lượng điều thô đạt khoảng 3 triệu tan/nam, lượng điều nhân thế
giới dự tính đạt khoảng 530 ngàn tắn/năm Với công nghệ sản xuất đơn giản từ
khâu tách vỏ, chiên (hoặc hấp), phơi sấy, phân loại, khử trùng , các nước đang phát triển có nhiều cơ hội thực hiện hoạt động chế biến và xuất khẩu
nhân điều thành phẩm va các sản phẩm từ hạt điều
Án Độ, Braxin và Việt Nam hiện giữ vị trí là những nước chế biến điều
lớn nhất thế giới Điều thô từ các nước sản xuất điều (đặc biệt từ các nước Tây
Trang 17chế biến của các nước này khi nguồn cung nội địa của họ chỉ đáp ứng khoảng 40 - 60% công suất cho các nhà máy chế biến
œ/ Năng lực chế biến của các nước chế biến điều chink
An Bd
Án Độ là nước đứng đầu thế giới về chế biến điều nhân với sản lượng điều thô tiêu thụ hàng năm khoảng 950 ngàn tấn Trong khi đó, quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng 609% nhu cầu điều nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến
Với năng lực chế biến lớn, hàng năm Án Độ phải nhập khẩu điều thô từ
các nước trồng điều khác Trước kia, Án Độ nhập khẩn điều thô từ các nước châu Phi và Việt Nam Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, khi năng lực chế biến điều của Việt Nam đã đạt mức cao thì nguồn điều thô nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến mặt hàng điều của Án Độ chủ yếu do các nước chân Phi
cung cấp
Viet Nam
Theo số liệu của VINACAS, tính đến hết 2010, cả nước có 273 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu mặt hàng điều (chưa kể số doanh nghiệp
kinh doanh nội địa và các cơ sở ch: không tham gia xuất khẩn) với công suất chế biến khoảng 800 ngàn tấn/năm (gấp 2,7 lần sản lượng điều trong
nước) Trong số đó, chỉ có 20 doanh nghiệp lớn và 7 doanh nghiệp có nhà máy sản xuất chế biến đạt tiêu chuẩn
Những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩn điều nhân đứng
đầu thế giới nhưng nguồn điều thô nguyên liệu không cung cấp đủ cho hoạt
động chế biến và xuất khẩn nên hàng năm phải nhập khẩn khoảng 40 -50%
điều thô từ các nước châu Phi, châu Á Với sản lượng 291,9 ngàn tấn điều
thô năm 2009 và 299 ngàn tắn năm 2010, lượng điều thô sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nguyên liệu cho chế biến điều nhân, số còn lại phải nhập khẩu từ các nước trồng điều khác
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2011, các doanh nghiệp ngành điều sẽ
phải nhập khẩn khoảng 450 ngàn tấn điều thô nhằm đáp ứng nhu cần nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều nhân trong nước
Trang 18Braxin
Braxin là nước có sản lượng điều lớn thứ 5 trên thế giới với sản lượng bình quân khoảng 200 ngàn tắn/năm Mặc dù là nước khai sinh ra cây điều và chỉ duy trì sản lượng khoảng 200 ngàn tắn/năm nhưng Braxin là nước rất quan tâm đến việc khai thác giá trị gia tăng ngành điều thông qua việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến điều và tăng cường áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất, chế biến mặt hàng điều
Trong 3 nước sản xuất, xuất khẩu điều nhân chính trên thế giới, Braxin được đánh giá là nhà sản xuất sử dụng nhiều máy móc, thiết bị vào chế biến
hạt điều, giảm tối đa chế biến thủ công nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao Một điểm đáng lưu ý nữa là điều thô nguyên liệu để chế biến
hạt điều của Braxin chủ yếu được sản xuất trong nước, lượng điều thô nhập khẩu phục vụ chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ
Các nước châu Phí
Công nghiệp chế biến hạt điều ở các nước châu Phi hiện chưa phát triển
mạnh nên lượng điều nguyên liệu được chế biến ở trong nước rất nhỏ, hơn 90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Án Độ và các nước
khác Với sản lượng điều khá lớn, các nước này trở thành các nhà cung cấp chủ yếu trên thị trường điều thô thế giới Bờ Biển Ngà là nước xuất khẩu điều
thô hàng dau thế giới, tiếp theo là Ghana, Guine- Bisau, Benin
/ Nguần nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến điều + Từ sản lượng điều thô trong nước
Để đảm bảo công suất cho các nhà máy chế biến, các nước chế biến hạt
điều chính trên thế giới chủ yếu vẫn dựa vào nguồn nguyên liệu trong nước
Trên thực tế, Án Độ đã chủ động được khoảng 56% nguyên liệu sản xuất, con số này của Việt Nam đạt trên 40% và đặc biệt, Braxin chủ động được tói trên 90% lượng điều nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến điều của họ
Với sản lượng điều thô sản xuất trong nước khá lớn, các nước nêu trên
phần nào đã chủ động được nguồn nguyên liệu, chủ động đưa công nghệ cao và áp dụng các biện pháp chế biến sâu trong sản xuất điều xuất khẩn
Trang 19Ngoài các nước sản xuất điều nguyên liệu chính, các nước chân Âu như: Hà Lan, Đức tuy không có khả năng trồng để cung cấp điều thô làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến mà phần lớn họ thực hiện công đoạn chế biến
lại với nguồn nguyên liệu là điều nhân thô nhập khẩu hoàn toàn
Năng lực chế biến điều của các nước châu Phi còn rất hạn chế, công nghiệp chế biến của họ chỉ tiêu thụ được một phần nhỏ sản lượng điều thô
nguyên liệu thu được hàng năm, phần lớn sản lượng điều thô nguyên liệu của
họ được xuất khẩu sang các nước khác có năng lực chế biến điều cao hơn Các nước xuất khẩu điều thô chính trên thế giới là các nước châu Phi, đặc biệt các
nước Tây Phi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điều nguyên thế giới trên + Từ nhập thẩu
Một nguồn nguyên liệu quan trọng khác để phục vụ công nghiệp chế biến của các nước chế biến điều là từ nhập khẩn
Trước đây, Ấn Độ đã nhập kh thô nguyên liệu từ các nước châu
Phi và từ Việt Nam về phục vụ chế biến trong nước Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phải nhập khẩn điều thô nguyên liệu từ các nước châu Phi và Braxin cing đã bat dau phải nhập khẩu hạt điều nguyên liệu từ năm 2011 Nguồn điều thô nguyên liệu nhập khẩu này phục vụ khoảng 40 - 50% năng lực
chế biến của các nước chế biến điều chính trên thế giới
Bờ Biển Ngẻ là nước trồng và xuất khẩn hạt điều nguyên liệu hàng đầu trên thế giới Năm 2010, Bờ Biển Ngà xuất khẩu được 350 ngàn tấn điều thô
với kim ngạch xuất khẩu 289,5 triệu USD (tăng 2,83% về lượng và tăng
73,9% về trị giá so với năm 2009) Giá điều xuất khẩu bình quân của Bờ Biển
Ngà là 827,3 USD/t
Án Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu điều thô lớn nhất từ Bờ Biển Ngà,
(chiếm 64,4% thị phần), sau đó là Việt Nam chiếm 35,28% thị phần (với 123,5 ngàn tấn và 72,66 triệu USD)
Thiếu phương tiện chế biến hiện được xem là trở ngại chính của Bờ
Biển Ngà nên phần lớn sản lượng điều của nước này đều được xuất khẩn sang
Án Độ và Việt Nam dưới dạng thô
Trang 20Biểu đề 1.1: Thị trường xuất khẩu điều thô của Bờ Biển Nga nam 2010 Các nước khác 0,32% Việt Nam 35,289 Ấn Độ 64,40% Nguồn: EAOSTAT, 2010
Biểu đồ trên đây cho thấy sự phụ thuộc tuyệt đối của điều thô sản xuất tại Bờ Biển Ngà với 2 thị trường chính là Án Độ và Việt Nam (2 thị trường này đã nhập khẩu tới 99,68% lượng điều xuất khẩu của Bờ Biển Ngà năm
2010) Điều này một mặt khẳng định sự hạn chế trong khả năng chế biến điều
của Bờ Biển Ngà, mặt khác cũng thể hiện vai trò hàng đầu của Án Độ và Việt am trong hoạt động chế biến hạt điều trên thế giới
Giuinaa-Bissau là nước sản xuất điều lớn thứ 2 của chân Phi (sản lượng khoảng 90 ngàn tắn/năm) và thu hút gần 80% lao động tham gia gián tiếp và trực tiếp vào ngành
Tuy nhiên, trở ngại chính cia Guinea-Bissau hiện nay là thiếu vốn cho thu mua nguyên liệu thô, chưa có thương hiệu xuất khẩu và chưa đạt được tiêu
liều nhân Ngoài ra, phương tiện chế biến điều của nước này
còn rất sơ sài, lạc hậu nên chủ yếu điều nguyên liệu được xuất sang Án Độ dưới dạng thô
chuẩn quốc tế về
Đặc trưng của ngành điều Œ»znz là sản lượng thấp, năng suất thấp và giá cả cũng thấp Phan lớn điều xuất khẩn dưới dạng thơ và tập đồn Techno Serve dự kiến sẽ đầu tư xây dựng các nhà máy mới tại đây trong 5 năm tới
Ngày nay các quốc gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng
năng lực chế biến của mình Những năm trước, các quốc gia Châu Phi chỉ chế biến được 12 - 14% sản lượng điều thô thu hoạch của họ, số còn lại xuất khẩu
sang Việt Nam và Ấn Độ Nhưng hiện nay, Châu Phi đang cố gắng gia tăng
Trang 21hàm lượng giá trị gia tăng trong khâu chế biến tạo sản phẩm điều hoàn chỉnh để xuất khẩu, vì vậy trong thời gian tới lượng điều thô xuất khẩu của các nước
này sẽ giảm
œ/ VỀ sản lượng điều nhâm
Điều nhân là sản phẩm của công nghiệp chế từ điều thô Hiện nay, thị trường điều nhân thế giới đang hết sức sôi động với mức tiêu thụ bình quân
đạt trên 500 ngàn tắn/năm
Tuy nhiên, năm 2008, cả thế giới chỉ sản xuất được 361,2 ngàn tấn điều nhân nhưng đến năm 2010, sản lượng điều nhân toàn cầu đạt 522,3 ngàn tấn và dự tính sẽ đạt 514,8 ngàn tấn năm 2011 Lượng điều nhân sản xuất đã cơ
bản đáp ứng nhu cầu về hạt điều trên thị trường thế giới
Biểu đề 1.2: Sản lượng điều nhân thế giới 2004 - 2011 (Ngàn tấn) 600 + 522.327 514,802 ‘371,726 361.929 281022 _ 317.592 320.144 2004 2005 2006 2007 2038 2009 2010 2011
Nguận: Nutfuitorg; SỐ liệu 2011 là số dự bảo
1.1.2 Thương mại mặt hàng điều trên thị trường thế giới 1.1.2.1 Xuất khẩm
#ø/ Các mước xuất khẩu chính
Ba nước xuất khẩu mặt hàng điều chính trên thế giới là Việt Nam, Ấn
Độ và Braxin với tổng lượng điều nhân xuất khẩn lên tới trên 360 ngàn tấn/năm (chiếm trên 70% tổng lượng điều giao dịch trên thế giới)
Trang 22Biểu để 1.3: Lượng điều xuất khẩu thế giới năm 2010 theo nguồn cung Các nước 2 khác 25,48% Ando 29,809, 950% Việt Nam 35,22% Nguồn: FAO, 2010
Với ưu thế về sản lượng lớn hạt điều được gieo trồng trong nước phục
vụ đắc lục cho công nghiệp chế biến cũng như kinh nghiện lâu năm trong tham gia thị trường hạt điều quốc tế, ba quốc gia này giữ vai trò quyết định
nguồn cung trên thị trường hạt điều toàn cần ⁄ Lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điều của các nước xuất khẩu chính Việt Nam Mặc dù sản lượng điều thô của Việt Nam thấp hơn An Độ nhưng hau hét (gần 95%) lượng điề
khẩu (Trong khi đó, phần lớn điều nhân của Ấn Độ sản xuất dùng để phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng nội địa) nên từ năm 2006 đến nay, Việt Nam luôn là nước có lượng điều nhân xuất khẩu lớn nhất trên thị trường hạt điều thế giới
nhân của Việt Nam sản xuất ra là để phục vụ cho xuất
Bang 1.7: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 2006 - 2011 Năm 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 Lượng | Lượng xuất xuất |khẩu (Ngàn tấn) | 1280| 1547| 1608| 1772| 1996| 1778 khẩn | Tăng trưởng @6) -| 2086| 3497| 919 1076| - 8.6 K.ngach | Kim ngạch XK xuất | (Triệu USD) 503,9| 645,1| 915,8| 846,6 |1.134,7 |1.473,5 khẩn | Tăng trưởng 6) - | 2803| 4196| +9.23| 3338| 29.86 Ngudn: FAO 2010; UNcomatrade 2011; Số liệu 2011 là ước tính
Năm 2009, Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩn hạt điều chế biến
với lượng xuất khẩn đạt 177,2 ngàn tấn (chiếm khoảng 35% tổng lượng hạt
Trang 23điều giao dịch toàn thị trường) Năm 2010, con số này đạt 194,6 ngàn tấn
trong tổng số 520 ngàn tấn điều nhân giao dịch trên thị trường hạt điều toàn cầu (chiếm 35,22%) Xuất khẩu điều năm 2011 ước tính đạt 177,8 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,47 tỷ USD, tuy giảm 8,6% về khối lượng nhưng kim ngạch
vấn tăng xấp xỉ 30% so với năm 2010
Đặc biệt, trong bối cảnh giá điều nhân trên thị trường điều thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng trong những năm gần đây, kim ngạch
xuất khẩn điều nhân của Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao Năm 2006, kim
ngạch xuất khẩn điều nhân của Việt Nam đạt 503,9 triệu USD, năm 2008 đạt 915,8 triệu USD Đến năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩn đạt kim ngạch 846,6 triệu USD và con số năm 2010 là trên 1,13 tỷ USD Sang năm 2011, cho dù lượng
at kha eS tục xu hướng tăng, đạt 1,47 tỷ USD hế giới, hạt
đã có mặt tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 60% thị phần nhập khẩu hạt
điều tai Bac My, 50% thi phần tại chau Au, 90% thi phan tại Trung Quốc, 80% thi phan tai Australia )
An dé
lều Việt Nam hiện
Là nước phát triển cây điều từ lâu đời và tham gia thị trường hạt điều
quốc tế khá sớm, ngành điều Án Độ đã có vị thế vững chắc trên thị trường hạt
điều quốc tế với lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 120 - 130 ngàn tấn
điều thành phẩm và kim ngạch xuất khẩu đạt 550 - 650 triệu USD/năm
Án Độ là quốc gia sản xuất điều hàng đầu thế giới nhưng mức tiêu thụ
Trang 24Năm 2010, lượng điều các loại xuất khẩn của Ấn Độ đã đạt trên 130
ngàn tấn (tăng khoảng 10 ngàn tấn so với năm 2006) và kim ngạch xuất khẩn
đạt 637,84 triệu USD (con số này năm 2006 là 546,53 triệu USD) Braxin
Braxin tuy là quốc gia khai sinh ra cây điều vẫn duy trì lượng xuất khẩu
hàng năm đạt khoảng 45 - 50 ngàn tấn (giữ vị trí thứ 3 trong số các nước xuất
khẩu hạt điều trên thế giới) Năm 2010, lượng hạt điều xuất khẩu của Braxin chiếm khoảng 9,5% tổng lượng điều nhân giao dịch trên thị trường hạt điều toàn cầu (đạt 47,76 ngàn tắn và kim ngạch xuất khẩu đạt 321,68 triệu USD)
Một điểm đáng lưu ý là ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Braxin khá phát triển với việc ứng dụng máy móc phục vụ việc chế biến hạt điều đã góp phẩn lớn vào việc giảm chỉ phí cũng như tăng giá trị gia tăng cho hạt điều Braxin
Các quốc gia khác
Ngoài 3 nước chính cung cấp tới trên 70% tổng lượng điều giao dịch
trên thế giới, các quốc gia xuất khẩu hạt điều khác đều có lượng xuất khẩu khá
khiêm tốn (dưới 20 ngàn tấn mỗi năm) bao gồm 2 nhóm nước:
- Các nước đang phát triển ở Châu Á, châu Phi (như Indonesia,
Tanzania, Bờ Biển Ngà, Mozambic )
Bảng 1.9: Xuất khẩu hạt điều của các nước XK chính trên thế giới R 2006 2007 2008 2009 2010 TẢ Sức | uae | TAR | mg | Thấp | tưng | Tiếp | ưng | Tết | ưng | Tiệp USD) USD) USD) USD) USD) 1 | Việt Nam | 128.000 | 503.878 | 154.700 | 645.100 | 160.839 | 915.813 | 175.616 | 931.296 | 194.520 | 1108.750, 2 [Ande | 121.124 [546.531 | 110.815 | 533.385 | 125.486 | 669.639 | 127.906 | 576.287 | 130.087 | 637.840 3 | Braan 43231 | 187.538 | 51556] 225195 | 35410| 196.062] 47.760| 231.681] 52468] 312680 4 | HàLan 19.123 | 95447| 26.653 126.867 | 26698 | 153574| 19802|114520| 23591| 143584 3|Tanzana | 3822| 14975| 5981| 2224| 7722| 26303| 4874| 21842| 6826| 27609 6 | Kênya 3701| 2144| 26M| 2250| 6998| 4078| 2805| 1692| 5454| 2644 7| Đức 1207] 8534| 4468| 2567| 4851| 30485| 3900| 26916| 5672| 38768 8|Môzămbic| 2196| 8712| 3167] 12081 3246| 14365 - 2 5 2
Neudn: UN.comtrade 2009; FAO 2010
Đây là nhóm các quốc gia có khả năng trồng điều nhưng mới bước đầu
Trang 25họ phải xuất khẩu phần lớn sản lượng điều của mình dưới dạng thô, lượng điều xuất khẩu dưới dạng thành phẩm rất hạn chế
- Nhóm nước thứ 2 là các nước công nghiệp phát triển (Hà Lan, Đức )
Các nước này chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến hạt điều với nguồn
nguyên liệu là điều nhân thô phải nhập khẩu hoàn toàn Chính việc bị phụ
thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ngành công nghiệp chế
biến hạt điều của các nước này gặp nhiều khó khăn (cả về lượng lẫn giá cả nhân thô nhập khẩn) Đây là lý do làm cho các doanh nghiệp chế biến điều của các nước này gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các nước có lợi
thế nhờ nguồn nguyên liệu trong nước đổi đào
⁄ Về gửi hạt điều xuất khẩu
Trong 3 nước xuất khẩu hạt điều chính trên thế giới, hạt Việt Nam hiện có giá cao hơn so với giá hạt điều của Ấn Độ và Braxin Năm 2008, hạt điều của Việt Nam có giá trung bình là 5.694 USD/tấn trong khi đó, hạt điều
Án Độ và Braxin chỉ có giá trung bình là 5.336 USD/tấn và 5.537 USD/tấn
Sang năm 2009, giá hạt điều của Việt Nam chỉ còn 4.734 USD/tấn, thấp
hơn của Braxin (với mức giá trung bình 4.851 USD/tấn) nhưng vẫn cao hơn Án Độ (với trung bình 4.506 USD/t4n) Đến năm 2010, giá xuất khẩu của các nước đều cải thiện hơn so với năm trước, nhưng giá trung bình xuất khẩu của
'Việt Nam vẫn thấp hơn giá xuất khẩu của Braxin, Hà Lan và Đức, chỉ cao hơn
giátrung bình xuất khẩu của Án Độ và Tanzania (xem biéu dé 1.4) Biễu đề 1.4: Lượng và giá hạt điều XK của các nước XK chính năm 2010 2500 000 7000 200.000 e000 150.000 la
4400 mmLượng xuất khẩu
Trang 26"Trong năm 2010, giá hạt điều xuất khẩn của 3 nước này đều nằm trong, khoảng 5.000 - 6.000 USD/tắn Mặc dù có những biến động nhất định nhưng nói chung giá điều xuất khẩn của cả 3 nước có mức chênh lệch không lớn (khoảng 300 USD/tấn)
Điều này chứng tỏ chất lượng hạt điều xuất khẩu của ba nước không
chênh lệch nhiều và 3 nước Việt Nam, Án Độ, Braxin đã tạo lập được một mặt bằng giá chung cho thị trường hạt điều thế giới với lượng điều cung ứng
chiếm trên 70% tổng lượng cung ứng trên thị trường điều toàn cần
Trên thị trường hạt điều quốc tế, hạt điều của Đức và Hà Lan có giá bán
cao nhất (giá bán trung bình năm 2010 lên tới trên 6.800 USD/tấn với hạt điều
của Đức và trên 6.000 USD/tấn với hạt điều của Ha Lan)
Các nước như Inđônêxia, Tanzania lại có giá xuất khẩu rất thấp (chỉ khoảng trên 2.000 USD/tấn đối với Indonesia và dưới 4.500 USD/tấn đối với Tanzania Tuy nhién, các nước này chỉ có khả năng cung ứng một lượng điều nhỏ trên thị trường nên hầu như không ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá chung
trên thị trường hạt điều thế giới
Bang 1.10: Giá XK hạt điều của các nước XE điểu chính trên thế giới Đơn vị: LSDMân STT Nước 2006 2007 2008 2009 2010 1 |Đức 6.529 3.746 6.284 6.901 6.835 2 |HàLan 4.991 4.760 5.752 5.783 6.086 3_ | Vigt Nam 3.937, 4.170 5.694 4.734 5.699 4 | Braxin 4.338 4.368 3.5337 4.851 5.959 3 |Bi 3.018 AJIT 5.500 5.620 na 6 |ÁnĐộ 4.512 4.813 5.336 4.506 4.903 7 | Tanzania 3.918 3.719 3.431 4.482 4.044 8 |Inđônêxia 2144 2094 2568 na na Negudn: FAO 2010 1.1.2.2 Nhập khẩu
Với lượng giao dịch hàng năm khoảng 500 ngàn tấn, cầu về mặt hàng điều trên thị trường thế giới hầu như đã được đáp ứng đẩy đủ và không có biến
động lớn
Trang 27
Tw lâu, Hoa Kỳ vẫn là nước nhập khẩn hạt điều hang dau thé gi
nhu cầu nhập khẩn lớn và khá ồn định, hàng năm, Hoa Kỳ đều nhập khẩu trên 100 ngàn tấn điều nhân (Năm 2006, Hoa Kỳ nhập khẩu 115 ngàn tấn điều, con số này năm 2007 đạt 125 ngàn tấn và năm 2008 đạt hơn 112,4 ngàn tấn với giá trị nhập khẩu trên 603 triệu USD) với giá nhập khẩn cao Đây là lý do khiến Hoa Kỳ trở thành thị trường mục tiêu của hẳn hết các nhà cung cấp mặt hang điều lớn trên thế giới
Các thị trường nhập khẩu mặt hàng điều lớn tiếp theo là Hà Lan (với lượng nhập khẩn năm 2008 đạt trên 49 ngàn tấn), Trung Quốc (26,9 ngàn tấn), Anh, Đức và Australia với lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 15 - 20 ngàn tấn
Trong 5 năm trở lại đây, lượng nhập khẩu của các nước nhập khẩu hạt điều chính trên thế giới đều ít biến động Hoa Kỳ thường xuyên nhập khẩu khoảng 115 -125 ngàn tấn điều mỗi năm, Hà Lan nhập khẩu khoảng 40 - 50 ngàn tắn/năm, các nước Anh, Đức nhập khẩu khoảng 20 ngàn tắn/năm Xu
hướng tăng tiêu dùng hạt điều ở các thị trường nhỏ hon như Australia, Nga, Pháp, Bi, Nhat hay Tay Ban Nha cũng không có biểu hiện rõ rệt
Trang 28Hiện nay, chỉ có thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng điều khá mạnh Năm 2008, Trung Quốc đã nhập khẩu 26,917 ngàn tấn điều (đạt kim ngạch nhập khẩn 81,061 triệu USD) Con số này năm 2009
là35,829 ngàn tấn với kim ngạch nhập khẩn đạt 98,953 triệu USD
Nhìn chung, các nước nhập khẩn điều chính trên thế giới chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển Các nước này thường đặt ra yêu cầu khá cao trong kiểm soát chất lượng, kiểm soát các tiêu chuẩn về môi trường, xã
hộ hàng điều và các sản phẩm từ hạt điều và đòi hỏi các nước xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt đối với
Đặc biệt, trên thị trường mặt hàng điều thế giới, Đức và Hà Lan vừa là
các nhà nhập khẩu vừa là các nhà xuất khẩn hạt điều lớn Các doanh nghiệp ngành diéu của các nước này vừa nhập khẩu điều thô nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến vừa nhập khẩu cả điều nhân thành phẩm về phân loại,
chế biến lại rồi tái xuất với giá cao hơn Với công nghệ chế biến khá hiện đại và khả năng chế biến sâu tạo ra các loại mặt hàng chế biến từ hạt điều đạt tiêu
chuẩn về chất lượng, đảm bảo các quy định về ATVSTP nên giá xuất khẩn
mặt hàng điều của họ luôn đạt mức cao nhất trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu hạt điều trên thế giới
12 cAc YEU TO ANH HUGNG TOI VIEC NANG CAO GIA TRI GIA TANG DOI VOI MAT HANG DIEU XUẤT KHẨU
1.2.1 Yếu tố chính sách
1.2.1.1 Chính sích về đất đai
Đất đai là nhân tố quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông sản hàng hóa với quy mô lớn Đây là yêu cầu quan trọng khi các quốc gia tham gia vào thị trường hàng nơng sản tồn cầu trong bối
cảnh hội nhập
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, các nước sản xuất, xuất khẩu nông sản nói chung cần có chính sách đất đai phù hợp theo hướng tập trung vào việc xây
dựng cơ chế, chính sách cho việc tích tụ ruộng đất và bảo vệ quyển sở hữu
ruộng đất cho người nông dân để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các trang trại quy mô lón, sản xuất theo hình thức thâm canh, chuyên canh
cao, tạo cơ sở vững chắc để họ tiến lên sản xuất lớn, áp dụng máy móc, khoa
học- công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản
Trang 29Thực tế cho thấy, tại các nước xây dựng được cơ chế quản lý đất đai
hiệu quả, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn mang tính thương mại phát triển đã tạo tiền đề quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng của nông sản
hàng hóa, đặc biệt là nông sản hàng hóa phục vụ xuất khẩn
Đối với cây điều, do chỉ có một số nước/khu vực trên thế giới có chất
đất và khí hậu phù hợp với việc gieo trồng và phát triển loại cây này nên chính sách về đất đai của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung để cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến Hon nữa, chỉ khi Chính phủ có chính sách đất đai phù hợp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các trang trại quy mô lớn, sản xuất theo hình thức thâm canh, chuyên canh cao thì
người trồng điều mới có đủ điều kiện để đưa khoa học kỹ thuật và phương
pháp quản lý hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng điều nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến điều nhân và nâng cao giá trị gia
tăng cho sản phẩm điều xuất khẩu
1.2.1.2 Chính sách về đầu te
œ/ Đầu tr xây đựng vùng sản xuất điều nguyên liệu tập trang + Đầu tu trong nude
"Trong sản xuất nông sản hàng hóa xuất khẩu nói chung và sản xuất mat hàng điều xuất khẩu nói riêng, hoạt động chế biến luôn gắn chặt và luôn phụ thuộc rất nhiều vào việc hình thành và phát triển vùng sản xuất tập trung, chuyên canh để cung cấp nguyên liệu ổn định và có chất lượng cao cho công
nghiệp chế biến
Chính sách dau tw cho vùng nguyên liệu của các quốc gia nếu được thực
hiện một cách hiệu quả một mặt sẽ tạo nên vùng sản xuất nông sản tập trung với quy mô diện tích lớn, đủ điều kiện để thâm canh, chuyên canh nhằm đạt năng
suất cao, thu hút lao động, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản hàng hóa Mặt khác việc hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung sẽ tạo cơ sở vững chắc để các doanh nghiệp chế biến nông sản xây dựng nhà máy quy mô lón, công nghệ hiện đại và gắn bó lâu đài với ngành và vùng sản xuất nguyên liệu
Riêng với mặt hàng điều, do việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chỉ có một số ít các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Trung
Nam Mỹ trồng được loại cây này, vì vậy nguồn nguyên liệu trong nước là vô
cùng quan trọng
Trang 30
Thực tế cho thấy, các nước phát triển được công nghiệp chế biến hạt iều như: Án Độ, Braxin, Việt Nam đều là các nước có diện tích, sản lượng điều nguyên liệu lớn nhất trên thế giới Với công nghệ sản xuất không quá phức tạp, vùng nguyên liệu trở thành y:
công nghiệp chế biến và hoạt động xuất khẩn mặt hàng điều
Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và chỉ đạo “cần mở rộng diện tích cây điều trên những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đồng Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ ” Bộ yêu
cầu các tỉnh/thành có trồng điều khẩn trương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng điều của địa phương theo hướng sản xuất tập trung với quy mô lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định phục vụ công nghiệp chế biến điều
tố quan trọng nhất trong phát triển
+ Đâu tự ngoài nước (liên kết đầu tư)
Tai cdc nước xuất khẩn hạt điều lón trên thế giới như Việt Nam, Án Độ, Đraxin, năng lực chế biến hạt điều đều đã vượt khả năng cung ứng điều thô nguyên liệu do trong nước sản xuất Hàng năm, các nước này đã phải nhập
khẩu điều thô nguyên liệu từ các nước khác trên thế giới mà chủ yếu là từ các nước Tây Phi để đảm bảo sử dụng hết công suất của các nhà máy chế biến điều
Mặc dù các nước chế biến điều nhân lớn trên thế giới đã phải nhập khẩu điều thô nguyên liệu từ nhiều năm nay, nhưng số lượng, năng suất, chất lượng
điều thô nguyên liệu nhập khẩu đều không ồn định
Nguyên nhân của vấn để nêu trên là do khối lượng, năng suất, chất
lượng điều thô phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hận và dịch bệnh từng năm
ở các nước trồng điều Mặt khác, do không xây dựng được các vùng trồng điều nguyên liệu tập trung khiến cho các nước sản xuất điều phải mua gom từ các nhà trồng điều nhỏ lẻ, công tác bảo quản sau thu hoạch không tốt nên chất
lượng, kích cỡ và độ sáng của hạt không được đồng đều
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, việc liên kết đầu tư (từ khâu xây
dựng vùng nguyên liệu tại các nước có tiềm năng, chuyển giao kinh nghiệm sản xuất, chăm sóc cây trồng, bảo quản sau thu hoạch tới bao tiêu toàn
lượng điều nguyên liện) giữa các nước trồng điều và các nước chế biến là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chỉ phí từ đó nâng cao
giá trị gia tăng của hạt điều
Trang 31
b/ Dau te cho hoạt động chế
Nhu cầu về hạt điều trên thế giới trong những năm gần đây không có
biến động mạnh, cầu vẻ hạt điều gần như đã được đáp ứng đầy đủ, mặt khác,
nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng trưởng ở mức thấp do hẳn hết các
diện tích thích họp với cây điều đã được tận dụng hết, cả đầu vào và đầu ra
của công nghiệp chế biến hạt điều trên thế giới đều đã ở mức bão hòa
Vì vậy, các nước sản xuất, chế biến mặt hàng điều không nên đầu tư mở
rộng năng lực chế biến điều mà chỉ nên đầu tư nâng cao chất lượng chế biến
hạt điều, áp dụng các công nghệ mới nhằm làm giảm tổn thất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường
Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó đề cập tới việc sắp xếp lại các cơ sở chị điều đến năm 2010 theo hướng không mở thêm công suất, giảm dẫn các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại Bộ cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến điều liên kết, liên doanh để hình thành các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường điều thế giới
1.2.1.3 Chính sách về khoa học công nghệ
Hiện nay, tại một số nước, cây điều cho sản lượng tương đối thấp (tại 'Việt Nam, năng suất điều thô năm 2010 là 0,8 tắn/ha)
Năng suất thấp kéo theo giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 ha điều thấp Đây là lý do làm cho người dân đã chặt điều trồng cây khác khiến diện tích cây điều ngày càng bị thu hẹp
Bên cạnh các chính sách khác, Chính phủ các nước cẩn áp dụng những chính sách về khoa học công nghệ đẻ hỗ trợ phát triển ngành điều như: Quy hoạch sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến xuất khẩn, đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trồng,
thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đối với cây điều, hỗ trợ khoa học công nghệ đối với các nhà máy sản xuất, chế biến mặt hàng điều
1.2.1.4 Chính sách thị trường và xúc tiễn thường mại
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại hàng nông sản chịu sự chỉ phối của những thỏa thuận toàn cẩu nên việc bảo hộ sản xuất trong nước trở nên khó khăn hơn do đòi hỏi phải minh bạch hoá trong thương mại
Trang 32Vi vay, các quốc gia cần xác định ngành/sản phẩm có nhiễu lợi thế so sánh để phát triển, thực hiện quản lý theo chuỗi (tức là căn cứ vào các dấu
hiệu thị trường của ngành hàng đó để định hướng cho việc huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển sản phẩm)
Hay nói cách khác là lấy thị trường để tổ chức lại sản xuất, lấy xúc tiến
thương mại để củng cố và tăng cường năng lực của nông dân
Một trong những giải pháp cơ bản để xây dựng thị trường nông sản bền
vững là xây dựng các sàn giao dịch nông sản
Sản giao địch nông sản với đặc điểm lượng giao dịch lớn, giá giao dịch được điều chỉnh liên tục theo giá thị trường thế giới, thực hiện việc giao dịch
nông sản giao ngay và giao dịch giao sau cùng với hoạt động của các nhà đầu cơ giúp cho người sản xuất nông sản có thể đảm bảo giá cả hàng hóa của
mình, tránh hiện tượng “được mùa rớt giá”, đảm bảo cho người thu mua nông sản mua được hàng hóa với giá cạnh tranh và nhanh chóng
Với quy mô thị trường khá lớn (khoảng 3 triệu tấn điều thô và trên 500 ngàn tấn điều nhân được giao dịch hàng năm) và tập trung ở một số nước sản
xuất, xuất khẩu chính, các quốc gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điều có
thé đây mạnh việc tiêu thụ sản phẩm qua sàn giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả cho người sản xuất, tăng cường liên kết giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế
Các chính phủ cần tăng cường công tác đàm phán, xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương để mở đường cho nông sản thâm nhập thị trường nông sản thế giới, nhất là các thị trường có sức mua lớn
Khuyến khích sự tham gia của các Hiệp hội ngành hàng trong đàm phán
thương mại và ký kết các hợp đồng để đạt sự thống nhất cao, giảm thua thiệt do các đơn vị xuất nhập khẩu riêng lẻ cạnh tranh lẫn nhau để tìm kiếm bạn hàng
1.2.1.5 Chính sách về nguồn nhân lực
Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của các chính sách khác, việc nâng cao
giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩn còn phụ thuộc khá lớn vào chính sách về nguồn nhân lực phục vụ ngành điều của mỗi chính phủ
Nguồn nhân lực có vai trò thúc đẩy nâng cao giá trị gia tăng ngành điều của các quốc gia (bao gồm: Các cán bộ quản lý vĩ mô và quản lý doanh
nghiệp, người trồng, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và thương mại ngành điều) cần được đào tạo chuyên sâu, có hiểu biết cao về công đoạn
Trang 33sản xuất và xuất khẩn mặt hàng điều và có khả năng ứng xử linh hoạt trước những dién ¡ của thị trường mặt hàng
nmi tu cả trong và ngoài nước
Vì vậy, để nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu, Chính phủ các nước cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động
khuyến nông, khuyến công, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và thương mại ngành điều
1.2.1.6 Các chính sách khác
- Xây dựng hiệp hội ngành hàng tại các nước sản xuất hạt điều trên thế giới - Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội Hạt ăn được và trái cây khô quốc tế (INC), Tổ chức nông lương của Liên họp quốc (FAO), Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ
phía quốc tế đối với hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại ngành điều
- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị
ngành điều nhằm một mặt tạo cơ hội gia tăng giá cả, chất lượng sản phẩm, một mặt tạo nguồn hang 6n định phục vụ xuất khẩu
- Tăng cường liên kết giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học
và nhà nông nhằm phát triển ngành điều một cách bền vững
- Chính sách hợp tác phát triển giữa các nước sản xuất, xuất khẩu điều chính trên thế giới
Đặc trưng của thị trường điều xuất khẩu điều thế giới những năm gần
đây là sự xuất hiện của các nhà sản xuất hạt điều mới từ châu Á, châu Phi, đặc
biệt là sự gia tăng đáng kể sản lượng cũng như cải thiện năng lực sản xuất của các nước châu Phi làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường đẩy giá mặt hàng
này liên tục biến động
Nhận thức được lợi ích chung thông quahợp tác sản xuất và thương mại
mặt hàng điều, 3 nước sản xuất, chế biến, xuất khẩn điều chính trên thế gi
(Braxin, Án Độ và Việt Nam đã và đang có chính sách hợp tác để quảng bá,
xúc tiến thương mại để mậu dịch điều thế giới sẽ có nhiều cơ hội để phát triển
1.2.2 Các yếu tố liên quan đến sản xuất
1.2.2.1 Chính sách xây đựng vùng nguyên liệc
Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất là một trong những yêu cầu cơ bản của việc sản xuất hàng hóa lớn và là cơ sở quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng ngành điều khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Trang 34Đối với các nước sản xuất điều chính trên thế giới, lượng điều thô
nguyên liệu sản xuất trong nước chiếm tới 50% tổng lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, việc xây dựng vùng chuyên canh cung cấp nguồn nguyên liệu ổn
định cho sản xuất là yêu cầu bức thiết
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu điều thô nguyên liệu cũng có vai trò hết
sức quan trọng để đảm bảo phát huy hết công suất của các nhà máy chế biến điều
Do hàng năm các nước chế biến điều phải nhập khẩn khoảng 50% lượng, điều thô để phục vụ công nghiệp chế biến nên hoạt động của các nhà máy chế
biến bị phụ thuộc vào số lượng, chất lượng, giá cả và nguồn cung điều thơ trên thị trường nước ngồi (Hiện một số nước trồng điều ở châu Phi đang thực hiện việc phát triển công nghiệp chế biến hạt điều tại chỗ nên trong dài hạn, nguồn
điều thô nguyên liệu nhập khẩn từ các nước này sẽ có xu thế giảm) Vì vậy, để chủ động nguồn nguyên liệu, các nước chế biến điều chính trên thế giới đang
thực hiện việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các nước láng giềng hoặc liên
két/hop tac xây dựng nhà máy chế biến ngay tại các nước trồng điều
1.2.2.2 Chính sách hỗ trợ kỹ thuật (giống, kỹ tuuật canh tác, bảo
quản sau thụ hoạch, chế biến )
- Một trong những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sản xuất điều trên thế giới vào chuỗi giá trị gia tăng mặt hàng điều toàn cầu là việc gieo trằng, kỹ thuật canh tác điều thô chưa được quan tam va dau tu
thoả đáng nên năng suất cây điều rất thấp và không én định, ảnh hưởng lớn đến công nghiệp chế biến và chất lượng sản phẩm cuối cùng
Tại các nước châu Phi (thậm chí cả Việt Nam, Indonesia), cây điều
được trồng chủ yếu theo phương thức quảng canh nên năng suất vừa thấp, vừa bấp bênh Các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, phương thức thu hoạch đều mang nặng tính chất tự
nhiên, do nông dân tự lo liệu, chưa có sự thể hiện vai trò của Nhà nước
Ở Việt Nam, những năm gần đây, các tỉnh có nhiều diện tích trồng điều
lớn như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình
Thuận đang phát triển phong trào trồng điều theo mô hình trang trại gia đình với quy mô tương đối lớn (bình quân trên 10ha(trang trại) Sản xuất điều ở nhiều địa phương đã có sự bộ cả trong thâm canh và quảng canh cùng
với thời tiết thuận lợi, mưa đều ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên nên
cây điều phát triển tốt, năng suất và sản lượng tăng Tuy nhiên, kết quả trên
Trang 35
chưa tương xứng với tiềm năng của vùng trồng điều và sản lượng sản xuất én điều nhân hàng năm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy chế phục vụ xuất khẩn
- Từ nhiều năm nay, các nước trồng điều chính trên thế giới luôn có các chính sách để nâng cao hiệu quả &w✠chế biến trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điểu Từ chỗ các nhà trồng điều chỉ chế biến điều nhân bằng các biện pháp thủ công, sử dụng nhiều lao động phổ thông, tiến tới kết hợp giữa
thủ công và cơ giới và ở các nước phát triển, họ đã đưa máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại vào chế biến sâu tạo các mặt hàng từ hạt điều có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng Ở Việt Nam, hẳn hết các thiết bị máy móc
sử dụng để bóc tách nhân điều đều được sản xuất trong nước, giá thành rẻ (chỉ bằng 25 - 30% so với thiết bị nhập ngoại cùng chức năng, công suất) Do máy
móc dễ thao tác, tỷ lệ thu hồi điều nhân nguyên ở Việt Nam đạt 859% - 90%, trong khi đó, con số này tại Braxin, An D6 chi dat 609
Mặc dù công nghệ chế biến hạt điều hiện đã có nhiễu tiến bộ so với
trước, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cẩu của thị trường đối với các sản
phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn Nếu sản phẩm hạt điều được chế biến với công nghệ cao, máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng thì chắc chấn hiệu quả xuất khẩu hạt còn cao hơn Xét trên góc độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, sản phẩm điều xuất khẩu còn nhiều hạn chế, giá trị gia tăng
thấp do nguyên liệu chế biến nhập khẩu chiếm tỷ lệ ngày càng cao, cơ chế
chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến, xuất khẩn điều chưa đồng bộ
1.2.3 Các yếu tố liên quan đến thị trường và sản phẩm
(Về tiêu chuẩn sản phẩm, về TBT, về kiểm dịch động thực vật (SPS), về
truy xuất nguồn gốc và các quy định do từng quốc gia hay nhà nhập khẩu đặt ra ) 1.2.3.1 VỀ tiêu chuẫn sản phẩm
Trước nay, tiêu chuẩn nhân điểu vẫn thường được áp dụng cho thị
trường châu Âu là tiêu chuẩn do UNECE (United Nations Economics
Commission for Europe) ban hanh (Tiéu chuan UNECE DF-17)
Đối với thị trường Hoa Kỳ tiêu chuẩn của Hiệp hội Công nghiệp Thực phim Hoa Ky AFI (Association of Food Industries, Inc.) được áp dụng theo yêu cầu của cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA (Food
and Drug Administration)
Trang 36Do nhu cần của thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm nhân hạt điều nhập khẩu ngày càng cao, AET càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng nhân điều nhập khẩu Do đó, tháng 4/2007, AFI công bố tiêu chuẩn AFTI mới cho nhân điều Tổ chức này cũng thường xuyên sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn mới cho
phù hợp với yêu cầu từ phía người tiêu dùng và cơ quan chức trách Hoa Ky
Vira qua AFI đã thông báo về việc sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn AFT mới - năm 2011 - tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát vấn đẻ sót vỏ lụa trên nhân điều và tái định nghĩa về tiêu chuẩn loại hàng LP (Lightly Blemished Pieces)
Việc áp dụng tiêu chuẩn mới sẽ bắt buộc các nhà xuất khẩu điều Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến công nghệ sau thu hoạch, dự trữ, chế biến sản
phẩm Hiện Việt Nam có 72 nhà máy (chiếm 60%) chế biến mặt hàng điều được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về ATVSTP và sản sản phẩm xuất
khẩu của họ phải đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn AFT mới - năm 2011
Ngoài ra, điều nhân xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải qua giám
định và được cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan giám định và an tồn thực phẩm thuộc Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ như quy định chung với các loại hoa quả, rau và hạt khác Các điều kiện hạn chế khác có thể được áp đặt bởi Cơ quan giám định thực vật và động vật thuộc Bộ Nông nghiệp theo Luật Kiểm dịch thực vật (Plan Quarantine Act) và cơ quan FDA theo Luật thực phẩm,
được phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Federal Food, Drug and Cosmetic Act)
1.2.3.2 VỀ các tiêu chuẩn khác
Việc xác định xuất xứ sẽ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những
nước đang phát triển hoặc ở những nước đã ký Hiệp định thương mại với Hoa
Kỳ sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩn thấp hơn (Khi xuất khẩn vào Hoa Kỳ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ)
Hoa Kỳ còn đặc biệt coi trọng vấn dé an toàn lao động và các vấn để xã
hội trong hoạt động sản xuất và quy định các sản phẩm nhập khẩu phải đạt
tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (SA 8.000) và Chương trình trách nhiệm sản
xuất toan cau (WRAP)
Ngoài ra, các sản phẩm điều xuất khẩn còn phải đảm bảo các quy định về
chất lượng sản phẩm và các hàng rào kỹ thuật khác Đặc biệt, việc xây dựng,
bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đang là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của doanh nghiệp ngành điều trên trường quốc tế
Trang 37Chương 2
THUC TRANG SAN XUAT, XUẤT KHẨU VÀ KHẢ NĂNG NÂNG CAO GIÁ TRI GIA TANG CUA MAT HANG DIEU XUAT KHAU VIET NAM
2.1 Một số nét về tình hình sản xuất mặt hàng điều của Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2010
2.1.1 VỀ sản xuẤt
Điều là một loại cây nhiệt đới ưa sáng trực xạ, có thể chịu được điều
kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt Ngưỡng nhiệt phát triển của cây điều từ
12 - 40°C, 6 ẩm trung bình trong khoảng 68 - 77%, lượng mưa trung bình từ 1.000 - 1.500 mm/năm (tập trung vào tháng 4 - 6 hàng năm) Mặt khác, đất trồng điều phải là đất pha cát, tầng canh tác sâu có độ PH thích hợp trong khoảng 4,5 - 6,5
điểm gieo trồng của cây điều nên ở nước ta cây điều hiện nay chỉ được trồng tập trung và hình thành những vùng chuyên canh cây điều
lớn như: Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ
Do các
Cây điều được đưa vào trồng ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 18 Ngay
từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc tăng diện tích
trồng cây điều và chú ý phát triển công nghệ chế biến điều nhân xuất khẩu
Tại Hội nghị ngoại thương (tổ chức tại tỉnh Sông Bé cũ) vào năm 1982, cố
"Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo ngành ngoại thương phải tổ chức sản xuất,
chế biến và xuất khẩu hạt điều nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đóng
góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Vì vậy, từ đó đến nay, cây điều luôn được xác định là một trong những
cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp nước nhà Với sự quan tâm đầu tư
lớn của Chính phủ, ngành điều Việt Nam đã và đang nỗ lực rất lớn dé thực hiện mục tiêu đưa mặt hàng điều trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước
Cho đến năm 2010, diện tích trồng điều của Việt Nam đạt trên 372 ngàn ha, tập trung ở các vùng: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng đạt gần 299 ngàn tấn, năng suất bình quân khoảng 0,8 tắn/ha
Trang 38a/ Diện tích giao trằng
"Trong những năm trước đây, diện tích trồng điều trong cả nước liên tục
tăng cao Tới năm 2006, diện tích trồng điều ở nước ta đã đạt 401,8 ngàn ha và ổn định ở mức trên 400 ngàn ha trong các năm 2007 và 2008 Trong các năm 2009, 2010 và cho đến hiện nay, diện tích trồng điều ở Việt Nam bị giảm sút và năm 2010 chỉ còn 372 ngàn ha Bằng 2.1: Diện tích và sản lượng điều của Việt Nam 2006 - 2010
Diệntích | Tăngưưởng | Sản lượng | Tăng tưởng
Nam (ngan ha) (%) (ngàn tấn) (%) 2006 401,8 š 273,1 z 2007 439,9 9,5 312,4 14 2008 406,7 “7,5 308,5 =I 2009 398,1 -31 353,5 15 2010 372,0 -L7 299,0 -17 Nguôn: Tẳng cục Thống tê
Cụ thể: Năm 2006, diện tích trồng điều của nước ta đạt mức 401,8 ngàn ha, năm 2007, con số này đạt tới 439,9 ngàn ha (tăng 9,5% so với năm 2006
và đạt mức cao nhất so với những năm trước đó)
Năm 2008, diện tích trồng điều của cả nước chỉ còn 406,7 ngàn ha
(giảm 7,5% so với diện tích trồng điều năm 2007) Năm 2009, ngành điều của
nước ta vẫn chưa thoát khỏi sự suy giảm về diện tích và chỉ đạt 398,1 ngàn ha (giảm 2,1% so với năm 2008 và giảm khoảng 10% so với năm 2007) Năm 2010, con số này chỉ đạt 372,0 ngàn haŸ (giảm 26 ngàn ha so với năm 2009 và giảm 68 ngàn ha so với năm 2007)
Như vậy, chỉ trong 3 năm từ năm 2007 đến 2010, diện tích trồng điều
của nước ta đã giảm gần 70 ngàn ha Nguyên nhân suy giảm diện tích trồng điều chủ yếu là do năng suất điều hang năm thấp dẫn đến hiệu quả trồng điều không cao, người nông dân trồng điều gặp rất nhiều khó khăn như: Phải cạnh
tranh với các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn (cà phê, cao su, sắn ), tình hình sâu bệnh trên cây điều diễn biến phức tạp, chỉ phí trồng điều tăng cao nên họ đã chặt điều để trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế
cao hon
3 Aghich Lý ngành điều, Bản tin cla VINACAS ngay 01/11/2011
Trang 39b/ Các vùng trằng điều chủ yêu
Tinh dén hết năm 2010, Đông Nam Bộ là vùng trồng điều lớn nhất nước ta với diện tích khoảng 260 ngàn ha (chiếm trên 66,3% tổng diện tích trồng điều của cả nước) Vùng có điện tích trồng điều lớn thứ 2 của cả nước là Tây Nguyên với diện tích khoảng 100 ngàn ha (chiếm 24,83% tổng diện tích trồng điều), tiếp đó là vùng Nam Trung Bộ với diện tích khoảng 31 ngàn ha (chiếm trên 8,2% tổng diện tích trồng điều) Diện tích trồng điều ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, Bắc Trung Bộ không lớn, canh tác phân tán, không tập trung
Diện tích trồng điều ở 3 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ hiện chiếm trên 909% tổng diện tích trồng điều tại Việt Nam
Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến hạt điều trên cơ
sở sản xuất chuyên canh tập trung, lượng nguyên liệu cung cấp lớn và tạo được mối liên kết mật thiết giữa nhà máy chế biến với người trồng điều Biễ: đồ 2.1: Diện tích trồng điều Việt Nam phân theo vùng năm 2010 Duyên ĐBSCL 1% Nguôn: Téng cục Thống tê
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bình Phước hiện đang là
địa phương dẫn đầu cả nước về èu Trong các năm 2006 -
2008, diện tích trồng điều tại địa phương này đạt trung bình khoảng 150 ngàn ha (chiếm 30% diện tích trồng điều cả nước) Tiếp theo là Đồng Nai với diện tích khoảng 55 ngàn ha (chiếm 12% tổng diện tích trồng điều cả nước) Vị trí
thứ ba về diện tích trồng điều là Đắc Lắc (chiếm trên 89% tổng diện tích với
khoảng 45 ngàn ha)
Nam 2010, Binh Phước vẫn là địa phương có diện tích trồng điều nhiều
lớn nhất cả nước với 155,7 ngàn ha (chiếm 40,859%), Đồng Nai trồng 50,4
Trang 40
ngàn ha, Đắc Lắc trồng 29,9 ngàn ha Tiếp theo đó là các tỉnh khác như Bình
Thuan, Đắc Nông, Bình Định với diện tích khoảng 20 ngàn ha
Đặc biệt, phong trào trồng điều tại các tỉnh phát triển mạnh theo mô hình trang trại gia đình với quy mô tương đối lớn (bình quân trên 10 ha/trang trại) tạo nên vùng nguyên liệu lớn và ổn định phục vụ khá tốt cho việc xây dựng hệ thống thu mua, chế biến điều nhân phục vụ xuất khẩu
Bảng 2.2: Diện tích điều Việt Nam phân theo địa phương 2006 - 2010 ST| Địaphương Don vi | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 1 | Bình Phước 1.000 ha | 121,0| 1711| 157,5 | 156,1| 155,7 2_| Đồng Nai B 3540| 3545| 5531| 534| 504 3 | Đắc Lắc : 44,7| 47,1] 41,5| 364| 29,9 4_| Binh Thuận - 3243| 310| 278] 26/7| 246 3 | Đắc Nôn; - 240| 243| 229| 2243| 215 6 | Bình Định - 20,0] 18/9j 182| 16,5] 14,0 7_| Gia Lai - 193| 2043| 20/2| 20,0] 2042 8 | Bà Rịa - Vũng Tàu - 146| 169| 145| 138| 139 9 | Lâm Đồng - 13,3[ 152| 16,0[ 15,6] 154
Nguôn: Bộ Nơng nghiệp & PTNT
Ngồi diện tích trồng điều trong nước, Việt Nam đã và đang hợp tác đầu tư phát triển điện tích trồng điều tại Campuchia trên diện tích khoảng 200 ngàn ha, hợp tác dau tu với một số nước Chân Phi (chủ yếu là Mô-đăm-bích) hình thành các mô hình hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết trồng và thu mua
hạt điều thích hợp trên diện tích từ 120 - 150 ngàn ha
ø/ Sản lượng
Trong những năm gần đây, tuy diện tích bị sụt giảm nhưng năng suất
trồng điều ở Việt Nam liên tục tăng Trong năm 2010, sản lượng điều cả nước đã đạt 299 ngàn tấn (cao hơn mức 273,1 ngàn tấn năm 2006 mặc dù diện tích
gieo trồng thấp hơn)
Cụ thể: Trong năm 2007, ngành điều Việt Nam đạt sản lượng 312,4
ngàn tấn (tăng 14% so với con số này năm 2006)