1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội

95 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Ứng Dụng Công Nghệ E-Learning Tại Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Tác giả Hoàng Thị Thùy Dung
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Thỏa
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Kỹ thuật
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 5,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1 1.1. Giới thiệu chung về E-Learning (12)
    • 1.1.1. Khái niệm về E-Learning (12)
    • 1.1.2 Mô hình và hoạt động của hệ thống E-Learning (13)
    • 1.1.3. Hình thức triển khai và đối tượng của E-learning (15)
    • 1.1.4. Một số hệ thống công nghệ triển khai E-learning (17)
    • 1.1.5. Một số ưu điểm và hạn chế của E-learning (21)
    • 1.2. Xu hướng phát triển E-learning trên thế giới và tại Việt Nam (23)
      • 1.2.1 Xu hướng phát triển E-learning trên thế giới (23)
      • 1.2.2 Thực trạng phát triển và ứng dụng E-learning tại Việt Nam (24)
    • 1.3. Các điều kiện để triển khai hiệu quả E-learning (25)
      • 1.3.1. Xây dựng mục tiêu triển khai E-Learning phù hợp (25)
      • 1.3.2. Xây dựng hạ tầng đa nền tảng cho E-Learing (25)
      • 1.3.3. Xây dựng hệ thống học liệu điện tử cho E-Learing (26)
      • 1.3.4. Xây dựng công cụ tương tác (26)
    • 1.4. Kết chương (27)
  • CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ CHUẨN ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG E-LEARNING (28)
    • 2.1 Hệ thống quản lý học tập trong E-Learing (28)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (28)
      • 2.1.2 Mô hình chức năng của hệ thống LMS (29)
    • 2.2 Khảo sát hệ thống Moodle (31)
      • 2.2.1. Giới thiệu hệ thống Moodle (31)
      • 2.2.2. Mô hình chức năng của Moodle (33)
    • 2.3. Khảo sát chuẩn đóng gói bài giảng điện tử SCORM (35)
      • 2.3.1. Giới thiệu SCORM (36)
      • 2.3.2. Khảo sát SCORM 2004 (37)
      • 2.3.3 Ứng dụng chuẩn SCORM trong xây dựng bài giảng điện tử E-learning (42)
    • 2.4. Kết luận chương 2 (49)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG E-LEARNING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI (50)
    • 3.1 Thực trạng và yêu cầu ứng dụng E-learning tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (50)
      • 3.1.1 Giới thiệu chung về trường Đại học kiến trúc Hà Nội (50)
      • 3.1.2 Thực trạng ứng dụng ứng dụng E-learning tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (55)
    • 3.2 Đề xuất giải pháp triển khai hệ thống E-learning cho trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (63)
      • 3.2.1 Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật (63)
      • 3.2.2 Giải pháp về các hệ thống phần mềm (66)
      • 3.2.3. Giải pháp xây dựng học liệu điện tử (69)
    • 3.3. Thử nghiệm một số thành phần trong hệ thống E-learning triển khai tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (69)
      • 3.3.1 Nội dung và kết quả thử nghiệm (69)
      • 3.3.2. Nhận xét và đánh giá kết quả thử nghiệm (84)
    • 3.4. Kết chương (85)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................ 67 (86)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1 1.1 Giới thiệu chung về E-Learning

Khái niệm về E-Learning

E-learning được viết tắt (Electronic Learning) : thuật ngữ dùng để mô tả quá trình học tập và giảng dạy dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.

Quá trình phát triển của E-Learning trải qua 4 giai đoạn:

+ E-Learning 1.0 (1984 - 1993): tạo ra các bài giảng tích hợp âm thanh và hình ảnh trên máy tính sử dụng các phần mềm trình chiếu Tuy nhiên, nền tảng này vẫn chưa đạt đến mức độ tương tác cao và tính linh hoạt mà E-Learning hiện đại mang lại.

+ E-Learning 2.0 (1993 - 2000): cùng với sự xuất hiện của công nghệ Web, mang đến hệ thống E-Learning cung cấp tài nguyên học tập dưới dạng các trang web tĩnh Mặc dù vậy, giai đoạn này vẫn chưa có đủ công cụ hỗ trợ cho người học trong quá trình học tập Công nghệ vẫn chưa phát triển đầy đủ để mang lại tính tương tác và linh hoạt cao như trong E-Learning hiện đại.

+ E-Learning 3.0 (2000 - 2010): cung cấp cho người học nội dung học dưới dạng các bài giảng điện tử, kết hợp với các hình thức text, video, và một kênh thảo luận nhóm sử dụng text.

+ E-Learning 4.0 (2010 – đến nay): cung cấp cho người học nhiều công cụ hỗ trợ như chat, video conference, online-S, thực tại ảo Đã xuất hiện Mobile Learning (M- Learning) khi người dùng sử dụng các thiết bị di động cầm tay để tham gia E-Learning.

Có thể liệt kê một số đặc điểm của E-Learning 4.0 như sau:

+ Trong E-Learning 4.0 có tích hợp hệ thống theo dõi và phân tích hành vi người học Từ đó sẽ đưa ra các điểm yếu cần khắc phục của học viên.

+ Hệ thống E-Learning 4.0 đã đi đến một bước tiến mới khi hỗ trợ trên các thiết bị di động Trong thực tế, sự phổ biến và sự tiện lợi của các thiết bị di động đã ngày càng tăng lên, cùng với năng lực xử lý mạnh mẽ hơn của chúng.

+ E-Learning 4.0 đặc biệt quan tâm đến cá nhân hóa người học Trong quá trình học tập, cần tiếp cận nội dung học tập một cách cá nhân hóa và tập trung vào từng học viên cụ thể, thay vì phân phối một cách đồng đều cho tất cả học viên như một hình thức phân phối phổ biến

Game hóa các nội dung học tập Đây là một lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế to lớn và thu hút được sự quan tâm của một số lượng người chơi đáng kể.

Mô hình và hoạt động của hệ thống E-Learning

Hệ thống E-learning gồm 3 phần chính: hạ tầng phần mềm, hạ tầng thông tin và hạ tầng mạng và truyển thông Mô hình đặc trưng của hệ thống E-Learning được trình bày trong hình 1.1.

Hình 1.1 Mô hình hệ thống E-learning

Trong mô hình E-Learning hiện đại, vai trò của hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) và hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System) là vô cùng quan trọng.

Hệ thống LCMS: là một môi trường đa người dùng Để đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung.

Hệ thống LMS tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên như một hệ thống dịch vụ: đăng ký, xử lý, kiểm tra.

Hoạt động của Hệ thống E-Learning dựa trên hạ tầng truyền thông và mạng. Trong môi trường E-Learning, hạ tầng phần mềm đóng vai trò quan trọng để quản lý toàn bộ quá trình đào tạo Nội dung của khoá học, chương trình đào tạo và phần mềm dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống E-Learning Đây chính là hạ tầng thông tin (nội dung đào tạo) của hệ thống E-Learning.

Mô hình hoạt động của hệ thống E-Learning được trình bày trong hình 1.2.

Hình 1.2 Mô hình hoạt động của hệ thống E-learning

Có thể mô tả hoạt động của hệ thống E-Learning như sau đây.

Giảng viên cung cấp nội dung của khóa học để xây dựng nội dung dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo Giảng viên tương tác với học viên qua hệ thống quản lý học tập LMS.

Học viên: Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên qua hệ thống quản lý học tập LMS.

Phòng quản lý đào tạo: Quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS, tổng hợp các nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của học viên để cải thiện nội dung, chương trình giảng dạy, tổ chức lớp học tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.

Cổng thông tin người dùng (user’s portal): cho phép truy cập vào hệ thống đào tạo qua Internet từ máy tính cá nhân hoặc các thiết bị di động.

Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên đều có thể được tích hợp vào hệ thống LMS: như thư viện điện tử, phòng thực hành ảo

Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử: như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, các phần mềm chuyên dụng trong xử lý đa phương tiện,… để hỗ trợ xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử Đây là những công cụ hỗ trợ chính cho phòng xây dựng chương trình.

Ngân hàng kiến thức: là nơi lưu trữ các cơ sở dữ liệu của các đơn vị kiến thức cơ bản, có thể tái sử dụng Phòng xây dựng chương trình sẽ thông qua hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật và quản lý ngân hàng dữ liệu này.

Ngân hàng bài giảng điện tử: là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử.Thông qua hệ thống LMS học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này.

Hình thức triển khai và đối tượng của E-learning

Hiện nay, đào tạo bằng E-learning thường được triển khai bằng một số hình thức chủ yếu sau đây:

+ Đào tạo dựa trên dịch vụ Web (WBT – Web - Based Training). + Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training).

+ Đào tạo từ xa (Distance Learning).

Trong mục này, đề án trình bày hình thức đào tạo E-Learning dựa trên dịch vụ Web Mô hình hệ thống E-Learning dựa trên Web được trình bày trong hình 1.3.

Hình 1.3 Mô hình hệ thống E-learning dựa trên dịch vụ Web

Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM (Learning Object Metadata) là một mô hình dữ liệu mô tả đối tượng học và các tài nguyên số được sử dụng để hỗ trợ việc học, gói tin IMS đều được mã hóa dưới dạng XML Dịch vụ Web cho phép phát triển và sử dụng trên hạ tầng Internet, Intranet.

Các đối tượng có thể sử dụng E-learning để đào tạo, học tập rất đa dạng như: + Đối tượng là doanh nghiệp: sử dụng để đào tạo nhân viên nâng cao trình độ, kiến thức mới, nâng cao hiệu quả công việc.

+ Đối tượng là cơ quan nhà nước: sử dụng để phổ biến pháp luật và văn bản mới một cách nhanh, hiệu quả, chi phí thấp.

+ Đối tượng là các tổ chức giáo dục: giúp cho học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận với kiến thức, nâng cao được chất lượng đào tạo.

+ Đối tượng là trung tâm đào tạo: sử dụng E-Learning nhằm góp phần nâng cao và mở rộng chương trình đào tạo cho nhiều đối tượng khác nhau.

+ Đối tượng là người dùng cụ thể sử dụng E-Learning để học tập mọi lúc,mọi nơi phù hợp với yêu cầu của bản thân để nâng cao trình độ đáp ứng các yêu cầu của công việc và sở thích cá nhân.

Một số hệ thống công nghệ triển khai E-learning

Trong mục này, đề án khảo sát một số hệ thống công nghệ thường được sử dụng trong triển khai E-Learning trong thực tế dưới hình thức đào tạo trực tuyến.

* Phần mềm Google Classroom: Được công ty Google công bố vào năm 2014 là phần mềm hỗ trợ dạy học miễn phí.

Với Google Classroom học viên có thể dễ dàng tham gia lớp Thêm vào đó, học sinh còn được nhận thông báo về các bài tập từ giáo viên trực tiếp qua Gmail, từ đó có thể nộp và tổ chức bài tập một cách dễ dàng trên Google Drive.

Các tính năng chính của Google Classroom:

- Google Classroom mang đến sự hỗ trợ đa nền tảng, cho phép người dùng tiếp cận dễ dàng trên mọi thiết bị từ website, iOS đến Android Với tính năng này, người dùng có thể truy cập và sử dụng Google Classroom một cách thuận tiện trên máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng.

- Google Classroom giúp người dùng tạo và thu bài tập một cách dễ dàng.

- Google Classroom cung cấp cho học sinh khả năng dễ dàng quản lý bài tập thông qua Google Drive.

- Tương tác và giao tiếp trong lớp học: chấm điểm, nhận xét trực tiếp trên bài làm vào bất kỳ thời gian nào từ đó xếp hạng thành tích của học sinh trong cùng một lớp.

- Lên lịch học, hay thời hạn nộp bài tập đơn giản với Google Calender

Hình 1.4: Phần mềm dạy học trực tuyến Google Classroom Ưu nhược điểm của phần mềm Google Classroom Ưu điểm Nhược điểm

- Phần mềm hoàn toàn miễn phí - Hiện tại, giáo viên chủ yếu dạy học thông

- Giao diện đơn giản dễ sử dụng qua việc chia sẻ tài liệu được tải lên, giới

- Là một trong những công cụ của hạn khả năng thảo luận trực tiếp và tương Google Apps for Eduacation, vì thế ai tác video với học sinh Đây là hạn chế lớn cũng có thể sử dụng chỉ cần có tài khoản nhất của Google Classroom.

Google - Các tài liệu được sẻ tài liệu trên Google

Classroom học sinh có quyền truy cập có

- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả thể chỉnh sửa hoặc xóa các tài liệu học sinh và giáo viên.

- Chất lượng và hiệu quả học tập không cao.

- Với Google Classroom giáo viên có khả năng giao bài tập, đưa ra nhận xét, thông báo về bài tập của học sinh ở bất kì thời gian nào.

- Không gian lưu trữ khổng lồ nhờ việc tích hợp với Google Drive giáo viên và học sinh có thể lưu trữ bài tập, bài kiểm tra, video, hình ảnh và âm thanh…

Zoom Cloud Meeting là một giải pháp hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ họp trực tuyến dựa trên đám mây Giúp cho việc triển khai các cuộc họp dễ dàng, mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị thông minh có kết nối Internet.

Zoom là một giải pháp hiệu quả cho các cuộc họp trực tuyến giữa các phòng ban trong một tổ chức. Ưu nhược điểm của phần mềm Ưu điểm Nhược điểm

- Zoom cho chất lượng cuộc gọi ổn định - Không thể xoá được nội dung bình luận và cho phép chia sẻ màn hình với độ nét của người tham gia đưa lên. cao - Gói miễn phí bị giới hạn thời gian gọi.

- Hỗ trợ tối đa các nền tảng, thiết bị - Phiên bản dành cho thiết bị di động thiếu

- Miễn phí tổ chức lên đến 100 người nhiều tính năng hơn so với máy tính.

- Từng có lỗi bảo mật.

- Họp nhóm không giới hạn, ghi âm được cuộc họp.

Microsoft Teams (hay được gọi tắt là Teams) là công cụ hỗ trợ họp trực tuyến, bao gồm các chức năng meeting video, lưu trữ tệp và có thể tích hợp với bộ Office

365 Hiện nay, Microsoft Teams đang dần thay thế các nền tảng họp trực tuyến khác của chính tập đoàn Microsoft như Sky For Business, Microsoft Classroom

Hình 1.6: Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Teams Các tính năng chính:

- Trò chuyện: Chia sẻ ý kiến và cá tính của bạn Gửi gif, nhãn dán và emoji trong cuộc trò chuyện nhóm hoặc tin nhắn trực tiếp.

- Họp: Chuyển ngay từ cuộc trò chuyện nhóm sang hội thảo video bằng một lần nhấn nút Các nhóm 2 hoặc 10.000 thành viên có thể họp tại một nơi, bất kể họ đang ở nhiều nơi.

- Gọi điện: Thực hiện và nhận cuộc gọi với các nhóm bên trong và bên ngoài bằng cách sử dụng Gọi Microsoft Teams

- Cộng tác: Dễ dàng tìm thấy, chia sẻ và chỉnh sửa tệp trong thời gian thực bằng cách sử dụng các ứng dụng quen thuộc như Word, PowerPoint và Excel trong Teams. Ưu điểm Nhược điểm

- Tính bảo mật cao - Số lượng kênh bị giới hạn.

- Khả năng tương thích hầu hết với các thiết - Để xếp đặt các tệp chia sẻ một cách hiệu bị(Table, PC, Mobile ) và các hệ điều quả, cần có một kế hoạch tổ chức đồng thời hành( IOS, Android…) và chi tiết từ đầu.

- Miễn phí với Office 365 - Cài đặt phân quyền bị hạn chế.

- Giao diện dễ sử dụng.

- Không sợ mất thông tin, tài liệu đã chia sẻ lên trước đó do được lưu lại trong trang sharepoint.

Một số ưu điểm và hạn chế của E-learning

E-learning có những ưu điểm nổi bật so với hình thức đào tạo truyền thống Kết hợp tương tác giữa học viên và giáo viên như hình thức học trên lớp,khả năng tự linh hoạt trong việc xác định thời gian học và khả năng tiếp thu kiến thức của học viên. Đối với nội dung học tập:

Hỗ trợ cá nhân hóa việc học và đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng học là một ưu điểm của hình thức học trực tuyến.

Nội dung môn học được cập nhật nhanh chóng giúp cho học viên tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Đối với học sinh:

E-Learning thông qua diễn đàn (forum) hoặc email tạo ra một cộng đồng học tập đa dạng, nơi mà giáo viên và học viên có thể tương tác và chia sẻ kiến thức của mình. Đối với giáo viên:

Một ưu điểm của E-learning là giáo viên có thể dạy một số lượng học viên bất kỳ cùng một lúc Giảm chi phí đi lại cho học viên và giáo viên. Đối với việc đào tạo nói chung:

E-learning giúp giảm chi phí học tập đáng kể.

Ngoài ra, E-learning còn giúp rút ngắn tổng thời gian cần thiết cho quá trình học Cả giáo viên và học viên có thể truy cập vào khoá học từ bất kỳ địa điểm nào và vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là có một máy tính kết nối Internet.

E-learning đang trở thành một xu hướng phát triển toàn cầu Tuy nhiên, triển khai hệ thống E-learning đòi hỏi nỗ lực và chi phí lớn, đồng thời cũng mang theo một số rủi ro Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế cần được khắc phục:

- Sự chuyển đổi từ phương pháp học truyền thống sang E-learning có thể gây khó khăn cho giáo viên và học viên, đặc biệt là trong việc thích nghi với cách học và giảng dạy mới cũng như tiếp cận các công nghệ mới.

- Mối tương tác giữa giáo viên và học viên bị hạn chế trong môi trường E- learning.

- Đối với E-learning có quy mô lớn và thu hút đa dạng học viên từ khắp nơi trên thế giới, học viên có thể gặp khó khăn về mặt tâm lý, văn hoá và yếu tố khác.

Tuy nhược điểm này tồn tại, nhưng với sự chú trọng và khắc phục đúng hướng, E-learning vẫn có thể trở thành một phương pháp học tập hiệu quả và phổ biến.

- Giáo viên phải dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để chuẩn bị bài giảng, tài liệu giảng dạy, và tìm hiểu những phương pháp phù hợp cho E-learning.

- Chi phí xây dựng hệ thống E-learning cũng là một vấn đề cần quan tâm.

- Các vấn đề công nghệ khác cũng đáng được xem xét, bao gồm việc đảm bảo rằng công nghệ hiện có có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo, chi phí đầu tư cho các công nghệ này có được xem xét một cách hợp lý

Xu hướng phát triển E-learning trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Xu hướng phát triển E-learning trên thế giới

Các quốc gia phát triển trên toàn cầu đã ứng dụng mạnh mẽ hình thức học trực tuyến (E-Learning) vào hệ thống giáo dục quốc gia của mình Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hình thức đào tạo trực tuyến qua E-Learning đã trở thành phương thức giáo dục chính trong các hệ thống giáo dục toàn cầu.

E- learning tại Mỹ: Ở Hoa Kỳ, hàng triệu học sinh phổ thông đã đăng ký tham gia học trực tuyến. Hiện tượng đưa lớp học lên Internet đang lan rộng và trở thành một trào lưu sôi động trong quốc gia này Không chỉ là một sự phát triển tự nhiên, một số bang ở Mỹ đã áp đặt quy định, yêu cầu học sinh đăng ký tham gia các khóa học trực tuyến trước khi được công nhận tốt nghiệp.

Chính phủ Hàn Quốc đánh giá rằng hình thức học trực tuyến là một công cụ giúp giảm chi phí cho việc dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, từ đó góp phần thúc đẩy sự bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục Mở kênh truyền hình học đường và cung cấp website với các bài giảng ôn thi đại học miễn phí đã thu hút một số lượng lớn học sinh tham gia Mang lại cơ hội và công bằng hơn trong giáo dục, vì những học sinh thuộc tầng lớp nghèo cũng có thể tham gia vào các khóa luyện thi do những giáo viên giỏi giảng dạy với mức học phí rất thấp so với các lớp luyện thi truyền thống.

E- learning tại các quốc gia khác:

Trong thời gian gần đây, châu Âu đã thể hiện một tinh thần tích cực đối với sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng nó vào mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong hệ thống giáo dục Họ đều nhận thức rõ về tiềm năng vô cùng lớn mà công nghệ thông tin mang lại như mở rộng phạm vi, nội dung phong phú và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

Bên cạnh việc tích cực triển khai hình thức học trực tuyến (E-Learning) tại từng quốc gia, châu Âu cũng chứng kiến sự hợp tác đa quốc gia đáng chú ý trong lĩnh vực này.

Quá trình triển khai E-Learning ở một số quốc gia châu Á có một số khó khăn như: các quy tắc, luật lệ, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á.

1.2.2 Thực trạng phát triển và ứng dụng E-learning tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ E-Learning đã được triển khai hầu hết cả nước Trước năm 2015, các trường đại học tại Việt Nam đã chủ động tiến hành nghiên cứu và triển khai E-Learning Một số đơn vị tiên phong đã thực hiện triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và đã thu được kết quả khả quan Các trường như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Mở Hà Nội, và Đại học Kinh tế Quốc dân đã đứng đầu trong việc triển khai E-Learning. Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Một số Website đào tạo trực tuyến (E-learning) được nhiều người biết đến và sử dụng như:

- http://sara.com.vn/ : website dạy kế toán trực tuyến.

- http://topica.edu.vn/ : website của Tổ hợp Công nghê ̣giáo dục TOPICA.

- http://truongthi.com.vn/ : website của Trung tâm VASC (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) kết hợp với công ty TMC với mục tiêu hỗ trợ luyện thi đại học trực tuyến.

- Tiếp đó hàng loạt E-Learning web ra đời

Các ứng dụng E-learning hiện có số lượng người dùng ngày càng tăng vì:

 Hình thức truyền tải mới mẻ, dễ cập nhật;

 Số người dùng Internet ngày càng tăng.

Trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là từ năm 2019, do tác động của dịch bệnh và yêu cầu chuyển đổi số trong ngành giáo dục, công nghệ E-Learning được quan tâm và sử dụng như một phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam đã có một số kết quả đáng khích lệ trong việc xây dựng và triển khai các hệ thống E-Learning Tuy nhiên, quá trình ứng dụng E-Learning tại

Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn như: nguồn lực đầu tư về hạ tầng mạng, học liệu điện tử cần phải được nhà nước quan tâm và có các chính sách khuyến khích.

Do đó, vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng E-learning tại Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Các điều kiện để triển khai hiệu quả E-learning

Trong mục này đề án khảo sát một số điều kiện để triển khai hiệu quả E- Learning cho một cơ sở giáo dục đại học.

1.3.1 Xây dựng mục tiêu triển khai E-Learning phù hợp

Trước khi thực hiện xây dựng hệ thống E-Learning, cơ sở giáo dục đại học cần xác định rõ các yêu cầu, mục tiêu cần đạt được của hệ thống Mục tiêu này cần dựa trên chiến lược phát triển toàn diện của cơ sở giáo dục đại học trong khoảng thời gian từ 5-10 năm tới Đặc biêt, mục tiêu xây dựng hệ thống E-Learning phải gắn liền với kế hoạch chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học. Để xây dựng mục tiêu cần quan tâm đến các yêu cầu sau:

+ Quy mô đào tạo: cần xác định rõ số lượng sinh viên tham gia vào hệ thống

+ Các chương trình đào tạo: cần xác định các chương trình đào tạo sẽ triển khai trên hệ thống E-Learning Trong đó, xem xét các đặc điểm của mỗi chương trình đào tạo và đối tượng tham gia như giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

+ Quy trình đào tạo: căn cứ cách thức triển khai chương trình đào tạo để xây dựng các phần mềm quản lý phù hợp cho hệ thống E-Learning sẽ triển khai Trong thực tế, quy trình đào tạo thường có đặc điểm riêng của từng cơ sở giáo dục đại học.

+ Nguồn lực để triển khai hệ thống E-Learning: Cơ sở giáo dục đại học cần xác định rõ nguồn lực cả về tài chính và nguồn lực con người có thể đảm bảo để triển khai hệ thống E-Learning.

1.3.2 Xây dựng hạ tầng đa nền tảng cho E-Learing Để vận hành hiệu quả hệ thống E-Learning thì cơ sở hạ tầng mạng đóng vai trò quan trọng Vì vậy, cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng hệ thống kết nối mạng nội bộ cả có dây và không dây Hệ thống này cần đảm bảo người dùng có thể kết nối vào hệ thống E-Learning mọi lúc, mọi nơi và bằng nhiều thiết bị khác nhau.

Bên cạnh đó, hệ thống các máy chủ phải đảm bảo đủ năng lực cung cấp dịch vụ E-Learning với chất lượng phù hợp cho người học tùy theo các chương trình đào tạo khác nhau.

1.3.3 Xây dựng hệ thống học liệu điện tử cho E-Learing

Nội dung đào tạo trong hệ thống E-Learning được triển khai dưới dạng hệ thống bài giảng điện tử Do đó, cần triển khai xây dựng thư viện học liệu điện tử phù hợp và phong phú cho cơ sở giáo dục đại hoc.

Hệ thống bài giảng điện tử có thể được xây dựng dưới dạng văn bản, slide, video, audio,… để trở nên hấp dẫn, sinh động và tiếp cận với học viên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng cần được xây dựng tuân theo các chuẩn cho E-Learning và liên kết logic với nhau cả về nội dung và hình thức để tạo được sự thống nhất xuyên suốt chương trình đào tạo.

Hệ thống bài giảng điện tử phải được thường xuyên cập nhật để đảm bảo tính cập nhật Đồng thời phải đảm bảo tính bản quyền trong xây dựng hệ thống bài giảng điện tử.

1.3.4 Xây dựng công cụ tương tác Để công tác đào tạo E-learning đạt hiệu quả cao thì việc thu thập các ý kiến đánh giá, phản hồi của học viên cũng vô cùng quan trọng Trên thực tế, không ít ý kiến cho rằng giáo dục trực tuyến không tạo ra được tương tác như các lớp học truyền thống Vì vậy, khi triển khai E-Learning cần xây dựng các công cụ tương tác phù hợp với người học.

Các dữ liệu thu thập được từ hệ thống quản lý đào tạo trong E-Learning cùng với các công cụ xử lý sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra các công cụ tương tác hiệu quả giữa người học và cơ sở giáo dục đại học Ngoài ra, các công cụ tương tác có thể mở rộng sự liên kết giữa cơ sở giáo dục đại học với các các doanh nghiệp sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp Từ đó sẽ nâng cao chất lượng đào tạo cho cơ sở giáo dục đại học.

Kết chương

Chương 1 của đề án đã tiến hành một khảo sát toàn diện về E-Learning và các vấn đề liên quan Đề án đã khảo sát xu hướng phát triển E-Learning trên toàn cầu cũng như tình hình phát triển và ứng dụng của E-Learning tại Việt Nam Đề án cũng nghiên cứu các điều kiện để triển khai hiệu quả hệ thống E-Learning trong thực tế.

Do khuôn khổ hạn chế của đề án nên việc nghiên cứu các công nghệ hiện đại như xử lý ảnh, vedio, học máy, AI và ứng dụng vào E-Learning sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề án.

Dựa vào nội dung chương 1, các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý học tập và chuẩn đóng gói bài giảng điện tử trong E-Learning sẽ được khảo sát chi tiết trong chương 2.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ CHUẨN ĐÓNG GÓI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG E-LEARNING

Hệ thống quản lý học tập trong E-Learing

Trong mục này đề án trình bày các nội dung liên quan đến các hệ thống quản lý trong E-Learning dưới tên chung là hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System) LMS là một tập hợp bao gồm nhiều phần mềm hoặc ứng dụng cho phép quản lý, vận hành một cách hệ thống các tài liệu, hướng dẫn, báo cáo, và các công nghệ giáo dục điện tử cho các lớp học hoặc các chương trình đào tạo trong E-Learning.

LMS là một hệ thống cho phép các trường học, tổ chức quản lý giáo dục theo dõi, phân công nội dung, hoạt động giảng dạy của giáo viên và lịch học của học sinh sinh viên Ngoài ra, hệ thống này còn cho phép lượng giá, đánh giá, khảo thí và tổng kết giúp quản lý bao quát tổng thể của một chương trình đào tạo.

Giá trị của hệ thống này chính là ở khả năng tạo một môi trường đào tạo E- Learning, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin đi sâu vào giảng dạy và học tập của các tổ chức như: trường học, các tổ chức phi chính phủ… cho phép nhiều người tham gia đào tạo và học tập.

Các thành phần chính của LMS

Hệ thống LMS được chia thành 2 phần chính, bao gồm:

+ Công nghệ nền: phần này cho phép tạo, quản lý khoá học, chứng thực người dùng, cung cấp các dữ liệu tài liệu hoặc thông báo.

+ Giao diện người dùng: phần này cho phép người dùng sử dụng chính trong hệ thống như quản lý, giảng viên, sinh viên được sử dụng trên giao diện web.

Trong thực tế, hệ thống LMS được cung cấp 2 loại chính là: sử dụng mã nguồn mở và thiết kế theo yêu cầu.

Hệ thống LMS sử dụng mã nguồn mở Điểm mạnh của những hệ thống LMS sử dụng mã nguồn mở là hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm chi phí bản quyền và triển khai Mô hình này thích hợp cho các cơ sở giáo dục hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện kinh tế không đáp ứng hoặc mô hình đào tạo không cần quá nhiều phân hệ phức tạp Tuy nhiên, các phần mềm mã nguồn mở này cũng có các nhược điểm như độ bảo mật kém, dễ bị tấn công gây mất mát dữ liệu Không được bổ sung, cập nhật các tính năng, tiện ích mới do là phiên bản miễn phí. Đồng thời, các tùy chọn phù hợp với đặc thù của cơ sở giáo dục có thể bị hạn chế Từ đó có thể không đem tới hiệu quả cao như mong đợi khi triển khai E-Learning.

Hệ thống LMS thiết kế theo yêu cầu

Khi triển khai E-Learning, các cơ sở giáo dục có thể xây dựng hệ thống LMS theo yêu cầu bằng cách tự thiết kế hoặc đặt hàng cho các nhà cung cấp dịch vụ E- Learning Những phần mềm được thiết kế và xây dựng riêng theo yêu cầu của các đơn vị cũng đòi hỏi rất lớn nhiều về kinh phí xây dựng, thiết kế Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng phải nắm rõ và sâu về mô hình LMS sẽ xây dựng, để có thể đạt được mô hình tốt nhất Tuy nhiên, ngoài các vấn đề trên thì các phần mềm được thiết kế riêng này có độ bảo mật cao hơn, các tính năng được thiết kế riêng theo đúng nhu cầu sẽ giúp mang lại hiệu quả cao cho đơn vị sử dụng.

2.1.2 Mô hình chức năng của hệ thống LMS

Mô hình chức năng tiêu biểu của hệ thống LMS như trong hình 2.1.

Hình 2.1: Mô hình chức năng của hệ thống LMS

Các đối tượng tham gia trong hệ thống LMS bao gồm người quản trị hệ thống, giáo viên, học viên và các chuyên viên quản lý của cơ sở đào tạo.

Các chức năng chính của hệ thống LMS chi tiết như sau:

- Quản lý lưu trữ dữ liệu: Chức năng này cho phép số hoá các tài liệu cũng như khoa học hỗ trợ tối đa cho người học Dữ liệu sẽ được kiểm duyệt nội dung và phân loại theo định dạng, thời gian, dung lượng.

- Bảo mật: là một trong số các chức năng quan trọng của hệ thống Chức năng này giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như các tài liệu, báo cáo của cơ quan chủ thể trước nguy cơ an ninh mạng.

- Chức năng đáp ứng: hỗ trợ nhiều thiết bị di động có thể đăng nhập vào hệ thống như điện thoại, laptop, máy tính bàn hoặc nhiều hệ điều hành khác nhau cùng truy cập.

- Đa chủ thể: hỗ trợ cho giáo viên hoặc học viên có thể tham gia tương tác trong một lớp hoặc một chương trình trực tuyến hoặc ngược lại.

- Chức năng đa ngôn ngữ: giúp cho các học viên từ các nơi trên thế giới có thể sử dung Hệ thống sẽ tích hợp một ngôn ngữ thông dụng nhất.

- Kiểm soát đăng ký: chỉ cho phép các đối tượng đủ điều kiện được phép đăng ký, các tài khoản đăng ký chịu sự giám sát của hệ thống.

- Lịch: chức năng này cho phép lên lịch các khoá học trực tuyến bao gồm, thời gian, môn học, giáo viên giảng dạy.

- Chức năng quản lý giao dịch: cho phép các cơ sở giáo dục, tổ chức thực hiện và kiểm soát các giao dịch tài chính giữa cơ sở và học viên hoặc các giáo viên của cơ sở, các giao dịch tiền ký gửi học theo hình thức ví điện tử.

- Chức năng quản lý tương tác, hỗ trợ:

+ Tương tác giữa các học viên: thông qua ứng dụng Chat cá học viên có thể trao đổi tài liệu học với nhau.

+ Tương tác giữa học viên với tác giả: Học viên có thể đưa ra các nhận xét, góp ý cho tác giả.

+ Tương tác giữa học viên, giảng viên với quản trị hệ thống: Học viên và giảng viên có thể trao đổi tương tác với quản trị hệ thống như các quy định, chế độ,…

- Chức năng thi, kiểm tra : cho phép học viên tham gia các bài kiểm tra năng lực được cơ sở đào tạo cung cấp nhằm đánh giá về năng lực, xếp loại sau khi kết thúc khoá học Có nhiều hình thức thi và kiểm tra, các hình thức phổ biến như trắc nghiệm, nghị luận, tương tác trao đổi trực tiếp.

- Chức năng theo dõi, kiểm soát: các cơ sở đào tạo thông qua chức năng này sẽ đánh giá quá trình học tập của học viên cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên. Qua đó có thể đưa ra mô hình phù hợp cho việc giảng dạy

Trong mục tiếp theo, đề án sẽ khảo sát một hệ thống LMS dựa trên Moodle.

Khảo sát hệ thống Moodle

2.2.1 Giới thiệu hệ thống Moodle

Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Emviroment) là một trong số các mã nguồn mở của hệ thống LMS được sử dụng rộng rãi và phổ biến.

Moodle được hỗ trợ từ cộng đồng tiếng Anh (http://moodle org) và cộng đồng tiếng Việt (http://moodle.org/course/view) Một số nhận xét về Moodle được liệt kê dưới đây. Ưu điểm của Moodle

- Moodle là nền tảng mã nguồn mở miễn phí nên chi phí đầu tư ban đầu thấp.

- Dễ dàng cài đặt, thiết lập để có một nền tảng LMS “cơ bản” đáp ứng các nhu cầu dạy học trực tuyến, trao đổi, thi-kiểm tra, quản lý cơ bản.

- Được cập nhật, nâng cấp thường xuyên Phiên bản mới nhất của Moodle là ver 3.9 (tính đến 6/2020).

- Có cả app mobile (iOs, Android) bên cạnh nền tảng web-base.

- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Phân quyền động, dễ dàng.

- Có nhiều plugin có thể cài đặt thêm một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu riêng.

- Có khả năng tương thích, kết nối với dữ liệu với các phần mềm khác.

- Có cộng đồng hỗ trợ nhau khá mạnh.

- Giao diện cổ điển (nhiều text, ít hình ảnh), chưa thân thiện với học viên, đặc biệt là giao diện bài học trong các khóa học.

- Phần mềm được thiết kế cho nhiều cấp học nên chứa quá nhiều dữ liệu và các module tính năng thừa cho từng cấp học khiến giảm tốc độ truy cập, thao tác trải qua nhiều bước rườm rà Có nhiều module chức năng không cần thiết nhưng không thể ẩn hay xóa khỏi màn hình hiển thị.

- Do đặc trưng phải tuân theo cấu trúc dữ liệu được định sẵn, các cơ sở muốn tuỳ chỉnh theo nhu cầu riêng sẽ rất khó có thể thực hiện hoặc có thể thực hiện nhưng phải hiểu biết sâu về mã nguồn này.

- Băng thông của ứng dụng chưa tối ưu (các gói được cung cấp bởi hãng sản xuất chỉ hỗ trợ tối đa 500 người dùng) Do máy chủ của Moodle không đặt tại Việt Nam nên các cơ sở tại Việt nam sử dụng mã nguồn mở này thường bị quá tải khi tải lên nhiều dữ liệu hoặc số lượng người dùng truy cập tại một thời điểm tăng đột biết (khoảng từ200-3000)

- Mã nguồn này chiếm nhiều tài nguyên phần cứng do chưa được tối ưu về Code, cũng như cơ sở dữ liệu.

- Không cho phép sử dụng lại các lớp học, khoá học đã tạo trước đó, dẫn đến trùng lặp phát sinh nhiều lớp học không cần thiết, tốn tài nguyên lưu trữ, khó kiểm soát khi chỉnh sửa, nâng cấp.

- Mô hình quản lý tài khoản không theo mô hình sơ đồ cây, dẫn đến khó quản lý và kiểm soát.

- Moodle không tối ưu streaming cho video (hiển thị video tùy theo chất lượng mạng để video được chạy ổn định liên tục)

- Moodle không chống tải xuống các bài giảng, tài nguyên nên các doanh nghiệp thường ít sử dụng

- Hệ thống dựa trên mã nguồn mở nên chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật thông tin.

Mặc dù còn một số hạn chế như đã nêu ở trên, Moodle vẫn là một hệ thống nên tham khảo khi triển khai E-Lerning trong thực tế.

2.2.2 Mô hình chức năng của Moodle

Mô hình chức năng sư phạm của hệ thống Moodle được trình bày trong hình 2.2 Thông thường, khi thiết kế các nội dung trên Moodle cần có sự kết hợp giữa các nhà sư phạm và các chuyên gia công nghệ thông tin.

Hình 2.2: Mô hình chức năng sư phạm của Moodle Trong Moodle có 6 quyền hạn như sau:

+ Administrator: Quyền quản trị hệ thống

+ Course creator: Quyền tạo các bài học

+ Teacher: Có quyền làm tất cả các thao tác trong một bài học (bao gồm luôn việc thay đổi các hành động và cách đánh giá học viên)

+ Non-editing Teacher: Giống quyền “Teacher” nhưng không có quyền thay đổi các hành động (bài học)

+ Student: Có quyền xem và học một khóa học nào đó

+ Guest: Quyền thấp nhất trong hệ thống Chỉ được xem một số phần có giới hạn của hệ thống

Hệ thống Moodle gồm có 3 Module chính, đó chính là: ModuleNgườiquảntrị (Administrator), ModuleGiáoviên (Teacher) và ModuleSinhviên (Student) Để có thể đăng nhập vào các module trên, người sử dụng cần có tài khoản và mật khẩu được cấp tương ứng:

- ModuleNgười quản trị: module này sẽ được cấp quyền cao nhất, cho phép người sử dụng toàn quyền quyết định và có thể phân quyền cho các tài khoản khác.

- ModuleGiáo viên: cho phép giáo viên có thể soạn, đăng tải bài giảng, tệp tin âm thanh, hình ảnh … phục vụ cho bài giảng Cũng như có thể tạo ra các câu hỏi trong quá trình dậy học.

- ModuleSinh viên: module này cho phép sinh viên có thể đăng ký, tham gia các lớp học và làm bài kiểm tra, hoặc có thể thảo luận trao đổi cùng các học viên khác hoặc đặt câu hỏi cho giảng viên.

Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế các nội dung trong Moodle như sau:

Thiết kế hoàn thiện, tổng thể

- Giao diện khi thiết kế phải đặt mục đích thuận tiện, thân thiện với người dùng lên hàng đầu Các chức năng phải đơn giản, dễ sử dụng.

- Áp dụng linh hoạt giữa hình thức đào tạo trực tuyến và trực tiếp

- Mọi biểu mẫu đều được xác minh tính hợp lệ, và thông tin được truyền qua mạng được bảo mật bằng cách mã hóa cookies và mật mã.

Quản lý trang Web sử dụng Moodle

- Các tài khoản khi được tạo cần yêu cầu mật khẩu có độ khó cao, bao gồm ký tự đặc biệt, chữ, số, viết hoa Không cho phép đặt mật khẩu dễ nhớ.

- Cho phép cấu hình thời gian nhắc người dùng đổi mật khẩu định kỳ.

- Các tài khoản thuộc nhóm quản trị cần được kiểm tra và thay đổi mật khẩu thường xuyên.

- Hệ thống cung cấp một loạt các tùy chọn để người quản trị có thể tùy chỉnh giao diện trang web theo ý muốn Người quản trị có thể thay đổi màu sắc, font chữ, bố cục, ngôn ngữ, và cả mã code để đáp ứng nhu cầu thiết kế độc đáo của họ.

- Cho phép học viên có thể cập nhật thông tin cá nhân và ẩn dữ liệu cá nhân.

- Người dùng có thể sử dụng các vai trò khác nhau tuỳ vào điều kiện thực tế.

- Nhóm tài quản quản trị luôn có quyền cao nhất.

Quản lý khóa học trong Moodle

- Các khoá học sẽ được quản lý bởi giáo viên được phân công và có thể tuỳ chỉnh và từng lớp, từng khoá cụ thể.

- Các chương trình đào tạo, buổi học đều được ghi nhận và thống kê bằng biểu đồ cụ thể.

- Học viên có thể trao đổi thông qua ứng dụng chat được cung cấp bởi hệ thống và có thể truy cập các tài nguyên học tập trong thư viện của Mooddle khi cần thiết.

Khảo sát chuẩn đóng gói bài giảng điện tử SCORM

Khi xây dựng hệ thống E-Learning, việc tuân theo các chuẩn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Các lợi ích của việc áp dụng chuẩn E-learning:

- Khả năng truy cập được (Accessibility): Xác định vị trí và truy cập nội dung học từ xa, đồng thời phân phối chúng đến các địa điểm khác.

- Tính khả chuyển (Interoperability): Nội dung học được phát triển tại một địa điểm có thể được sử dụng tại các địa điểm khác mà không phụ thuộc vào hạ tầng, công cụ và phần mềm hệ thống của địa điểm đó

- Tính thích ứng (Adaptability): Nội dung học tập phù hợp với các yêu cầu của từng người học.

- Tính sử dụng lại (Reusability): Cùng một nội dung học tập nhưng có thể sử dụng trên nhiều ứng dụng.

- Tính bền vững (Durability): Khi công nghệ thay đổi thì nội dung học không cần thay đổi lại.

- Tính giảm chi phí (Affordability): Tối ưu hóa thời gian và chi phí đào tạo mang lại hiệu suất học tập tăng cao.

Trong E-Learning, hạ tầng nội dung bao gồm các bài giảng điện tử có vai trò rất quan trọng Vì vậy, trong mục này đề án sẽ trình bày các nội dung liên quan đến chuẩn đóng gói bài giảng điện tử SCORM (Sharable Content Object Reference Model - Mô hình tham chiếu nội dung có thể chia sẻ được).

Bộ quốc phòng Mỹ (United States Department of Defense – viết tắt là DoD) thành lập tổ chức ADL vào năm 1997.

SCORM ra đời từ ý tưởng tạo ra các đối tượng học có khả năng tái sử dụng và chia sẻ.

Chuẩn đóng gói SCORM (SCORM Content Packaging) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay Có thể nói đây là tiêu chuẩn đơn giản, dễ hiểu, có khả năng tương thích tốt với các hệ thống quản lý đào tạo Quá trình xây dựng đóng gói bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM tương đối dễ dàng thông qua những công cụ trực tiếp và thân thiện với người dùng Mặt khác, chuẩn đóng gói SCORM được hỗ trợ rộng rãi. Người dùng có thể tự tạo nội dung hay là mua các khóa học từ bên thứ ba Hầu hết các công cụ tạo dựng bài giảng điện tử đều hỗ trợ chuẩn SCORM.

Dưới đây là một số phiên bản SCORM được liệt kê:

+ Phiên bản SCORM 1.1: Đây là phiên bản ban đầu của SCORM Người dùng có thể sử dụng cấu trúc dữ liệu file XML trong các bảng miêu tả để bắt đầu mô tả nội dung.

+ SCORM 1.2: Phiên bản này được sử dụng rộng rãi, đến nay vẫn được hỗ trợ và sử dụng phổ biến trên một số nền tảng LMS.

+ SCORM 2004: Đây là phiên bản mới nhất đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam Khi kết hợp SCORM, phiên bản này có khả năng chia sẻ và sử dụng thông tin trạng thái của một hoặc nhiều đối tượng ở nhiều khóa học khác nhau, thậm chí là không cùng một hệ thống.

Hình 2.3: Mô hình các thành phần của chuẩn SCORM Chuẩn SCORM 2004 gồm có 4 phần:

Phần thứ nhất : Tổng quan về SCORM (SCORM Overview) Phần này gồm các mô hình, các đặc tả trong SCORM.

Phần thứ hai: Mô hình tổng hợp nội dung (Content Aggregation Model -

CAM) giúp kết hợp các nội dung đào tạo và tạo điều kiện cho việc sử dụng lại dễ dàng, bao gồm:

 Siêu dữ liệu (Meta-data).

 Cấu trúc nội dung (Content Structure).

 Đóng gói nội dung (Content Packaging).

 Sắp xếp thông tin (Sequencing Information).

Phần thứ ba: Môi trường thực thi (Run-Time Environment) là cách để triển khai nội dung đào tạo lên mạng và theo dõi quá trình học tập của người học, thông báo phản hồi.

Phần thứ tư: Sắp xếp và định hướng (Sequencing and Navigation).

Mô hình nội dung trong SCORM gồm ba thành phần:Asset, SCO (Sharable Content Object – Đối tượng nội dung chia sẻ) và tổ chức nội dung.

Asset (tài nguyên) là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập Là biểu diễn điện tử của “Media”, chẳng hạn văn bản, âm thanh, các đối tượng đánh giá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web và cung cấp cho người học Asset có thể được tập hợp lại để xây dựng các Asset khác (ví dụ như Asset là trang HTML có thể là tập hợp của các Asset khác nhau như ảnh, văn bản, âm thanh, và video…).

Là một tập hợp của một hoặc nhiều Asset biểu diễn một tài nguyên học tập có thể tìm kiếm và hiển thị được khi sử dụng SCORM RTE (Run-time Enviroment) để trao đổi thông tin với LMS Một SCO biểu thị mức độ nhỏ nhất của việc kết hợp nội dung để có thể được theo dõi bởi LMS sử dụng RTE Data Model.Sự khác biệt duy nhất giữa một SCO và Asset là SCO trao đổi thông tin với LMS sử dụng IEEE ECMAScript API

Hình 2.4: Sự khác biệt giữa “SCO” với “Asset”

Trong hình 2.4, SCO là tập hợp của các Asset khác nhau Khung bên phải mô tả quá trình SCO trao đổi thông tin với LMS Đầu tiên, SCO tìm LMS cung cấp đối tượng API Sau đó, SCO sử dụng đối tượng tìm thấy gọi phương thức Initialize() để khởi tạo phiên làm việc với LMS Nếu cần SCO có thể dùng các phương thức API GetValue, SetValue để lấy hoặc thiết lập các giá trị cần thiết Cuối cùng, SCO kết thúc phiên trao đổi thông tin với LMS thông qua phương thức Terminate().

SCO có thể được coi là một thành phần thiết kế tài liệu học truyền thống như một bài giảng, một đơn vị, một segment, một khóa học.

Tổ chức nội dung (Content Organization - CO)

Là một bản đồ biểu diễn dự định sử dụng nội dung thông qua các đơn vị giảng dạy có cấu trúc (thường gọi là “activities”) Hình 2.5 dưới chỉ ra các

“activities” quan hệ với nhau ra sao.

Hình 2.5: Cấu trúc một CO

Meta-data có mục đích cung cấp một quy tắc đặt tên chung để các tài nguyên học có thể được mô tả theo một cách chung nhất sẽ giúp cho việc tìm kiếm chúng một cách hệ thống giúp cho việc sử dụng và tái sử dụng dễ dàng Mô hình thông tin Meta-data theo chuẩn SCORM gồm 9 hạng mục thông tin sau:

- General: Nhóm các thông tin mô tả chung về tài nguyên học.

- Lifecycle: Tập hợp các thuộc tính liên quan đến lịch sử và trạng thái hiện tại của tài nguyên học, cũng như những cá nhân có thể ảnh hưởng đến tài nguyên trong quá trình phát triển của nó.

- Meta-metadata : Gồm các thông tin chính các bản ghi meta-data

- Technical: Nhóm các yêu cầu kĩ thuật và các đặc điểm của các tài nguyên.

- Educational: các đặc điểm mang tính giáo dục và tính sư phạm về tài nguyên.

- Right: Quyền sở hữu tri thức và các điều kiện sử dụng tài nguyên.

- Relation: Thông tin về mối quan hệ giữa tài nguyên học này với tài nguyên học đích khác.

- Annotatation: Bao gồm các chú thích về việc sử dụng có tính sư phạm của các tài nguyên học, cũng như thông tin về ngày tạo và người tạo ra các chú thích đó.

- Classification : Tập hợp các thông tin mô tả vị trí bắt đầu của các tài nguyên học trong một hệ thống phân loại cụ thể.

Gói nội dung biểu diễn một đơn vị học tập có thể là một bài giảng, một phần của khóa học, một khóa học, hoặc tập hợp nhiều khóa học khác nhau và được phân phối một cách độc lập Một gói chứa hai thành phần chính là:

- File XML: mô tả cấu trúc nội dung và kết hợp với các tài nguyên của gói nội dung.

- Các file vật lý tạo nên gói nội dung cho người học.

Manifest là một tài liệu XML được sử dụng để đề cập cấu trúc của gói nội dung Khi một gói nội dung được chuyển đến máy người dùng, Manifest chứa thông tin về cách tổ chức nội dung trong gói.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, đề án đã khảo sát tổng quan về hệ thống LMS nói chung và khảo sát hệ thống Moodle Trên cơ sở khảo sát chuẩn đóng gói bài giảng điện tử SCORM, đề án đã trình bày cách thức ứng dụng chuẩn SCORM trong xây dựng bài giảng điện tử E-learning.

Dựa trên nội dung đã được khảo sát trong chương 2, đề án sẽ đề xuất một số giải pháp triển khai công nghệ E-learning trong đào tạo trường Đại học Kiến trúc

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HỆ THỐNG E-LEARNING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Thực trạng và yêu cầu ứng dụng E-learning tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

3.1.1 Giới thiệu chung về trường Đại học kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Kiến trúc được thành lập năm 1969 là một mốc son lịch sử trong sự nghiệp đào tạo cán bộ ngành Xây dựng nước ta [17].

Trước Cách mạng Tháng 8/1945, Chính quyền thuộc địa Pháp không chú trọng đào tạo cán bộ ngành Xây dựng Kiến trúc sư được đào tạo với số lượng rất ít

(2 - 10 sinh viên mỗi khóa) trong Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Các loại cán bộ kỹ thuật khác đều tập trung trong loại hình Kỹ sư Công chính, được đào tạo trong Trường Cao đẳng Giao thông công chính Số lượng tuyển sinh 20 - 30 sinh viên mỗi khóa cho cả 3 nước Đông Dương.

Trong thời kỳ “kháng chiến 9 năm” không có điều kiện đào tạo cán bộ bậc Đại học; Trường Cao đẳng Giao thông - Công chính thời đó chỉ đào tạo hệ Trung cấp Kỹ thuật chung cho Giao thông, Thủy lợi, Kiến trúc Sau khi giải phóng miền Bắc, những năm đầu, Trường Đại học Bách khoa đã bắt đầu đào tạo Kỹ sư Xây dựng Số lượng tuyển sinh mỗi khóa trên dưới 100 sinh viên.

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ I, nhu cầu cán bộ rất lớn và rất cấp thiết, đặc biệt là nhu cầu về Kiến trúc sư Theo đề xuất của Bộ Kiến trúc, Chính phủ đã ban hành văn bản số 1927 ngày 8/6/1961, cho phép Bộ Kiến trúc thành lập Lớp đào tạo Kiến trúc sư với sự tham gia của 100 sinh viên mỗi khóa học Trách nhiệm về việc cung cấp cơ sở học tập, chỗ ăn ở cho sinh viên, cũng như vấn đề thực tập thí nghiệm và giảng dạy chính trị, khoa học cơ bản đã được giao cho Bộ Giáo dục và Trường Đại học Bách khoa Các sinh viên thuộc các khóa học Kiến trúc 1961, 1962 và 1963 đã được xếp vào ngành Kiến trúc thuộc Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa

Hà Nội, với tên gọi là khoá VI, VII và VIII.

Vào tháng 10 năm 1963, sau khi đã hoàn thành việc thiết lập các cơ sở và có đội ngũ giảng viên, đã có sự đồng ý từ Bộ Giáo dục, Lớp Đào tạo Kiến trúc sư đã được tách ra khỏi Bách khoa và hoạt động độc lập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

Năm 1966, Nhà nước thành lập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Một loạt Trường Đại học mới ra đời, trong đó có Trường Đại học Xây dựng Theo đề xuất của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Lớp Đào tạo Kiến trúc sư vào Trường Đại học Xây dựng, thành lập Khoa Kiến trúc Đô thị thuộc Trường Đại học Xây dựng.

Năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mĩ đã giành được những thắng lợi to lớn. Nhiệm vụ xây dựng lại đất nước trở nên cấp thiết Việc thành lập Trường Đại học Kiến trúc để đào tạo cán bộ với quy mô lớn cho ngành Xây dựng là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của ngành Đại học Theo đề xuất từ Bộ Kiến trúc, Chính phủ đã phê chuẩn Quyết định 181 - CP ngày 17/9/1969, thành lập Trường Đại học Kiến trúc dựa trên việc tách Khoa Kiến trúc Đô thị ra khỏi Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Từ cơ sở ban đầu là Lớp Đào tạo Kiến trúc sư của Bộ Kiến trúc (có sự phối hợp đào tạo của trường Đại học Bách khoa), qua 6 năm trở thành Khoa Kiến trúc Đô thị Trường Đại học Xây dựng, qua 2 năm tiếp theo đã phát triển thành Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Trường có cơ sở giảng đường, lớp học, xưởng thiết kế, phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, nhà ăn… là những ngôi nhà kiên cố tại Văn Yên, Thị xã Hà Đông.

Từ đây, Trường được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng), trực tiếp nhận được yêu cầu các loại cán bộ từ Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế Đô thị, Kỹ thuật công trình đô thị, Quản lý Kiến trúc và Đô thị…, cung cấp kịp thời cho công cuộc kiến thiết đất nước Đây là mốc son chuyển biến lớn trong đào tạo cán bộ bậc Đại học của ngành.

Khi mới thành lập, Trường đã được giao trọng trách đào tạo 4 hình thái cán bộ Đại học trong lĩnh vực Xây dựng, bao gồm Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ sư Xây dựng công trình kỹ thuật Thành phố, và Kỹ sư Kinh tế Xây dựng Trường được chia thành 2 khoa, đó là Khoa Kiến trúc và Khoa Kỹ thuật Xây dựng Quy mô tuyển sinh là 200 sinh viên mỗi khóa Sau hai năm, Trường đã phát triển thành bốn Khoa chính, bao gồm Khoa Kiến trúc, Khoa Đô thị, Khoa Xây dựng và Khoa Cơ bản Quy mô tuyển sinh đã gia tăng một cách đáng kể lên đến 400 sinh viên mỗi khóa học.

Trong những năm tiếp theo, Trường đã mở rộng thêm các ngành học mới, bao gồm Kỹ sư Xây dựng công trình ngầm, Kỹ sư Quản lý Đô thị và Mỹ thuật Công nghiệp Từ năm 1990, Trường cũng được giao trách nhiệm đào tạo sau Đại học cho các ngành học hiện có tại Trường.

Từ mốc son này, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có bước phát triển vững chắc Hiện nay, Trường hiện có 27 đơn vị trực thuộc, trong đó có 10 Khoa đào tạo, 07 phòng chức năng và 10 Viện, Trung tâm, Văn phòng, Công ty.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, một trường đại học công lập trong hệ thống Giáo dục quốc dân với sứ mệnh đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho nhiều ngành học như Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng, Quản lý đô thị,

Mỹ thuật ứng dụng, Công nghệ thông tin, Nội thất và nhiều lĩnh vực khác Trường đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển và xây dựng đất nước theo hướng hội nhập quốc tế.

Với sứ mệnh trên, tập thể lãnh đạo Nhà trường luôn luôn định hướng, xây dựng Trường trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập, có bản sắc và lấy giá trị cơ bản của người học làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đảm nhiệm sứ mệnh quan trọng trong việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Xây dựng ở cả trình độ Đại học và Sau Đại học Trong đó, các chuyên ngành như Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị, Quản lý đô thị, Công nghệ thông tin đều được chú trọng Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp sản phẩm và dịch vụ quản lý đô thị để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước, theo hướng hội nhập và tiêu chuẩn Quốc tế.

Đề xuất giải pháp triển khai hệ thống E-learning cho trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

3.2.1 Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật Đề xuất mô hình:

C ơ ch ế ch ín h s ác h, q uy c hế v ận h àn h, A n t oà n b ảo m ật , a n ni nh t hô ng t in N gư ời sử dụ ng

Giảng viên Cán bộ quản lý Quản trị hệ thống Doanh nghiệp, tổ chức Khác

Trình duyệt máy tính, Ứng dụng

Kênh giao tiếp trình duyệt thiết bị di Ứng dụng IOS Điện thoại/Fax Trực tiếp

Khác ngành giáo dục đào tạo văn phòng trao đổi

C ổn gt ích hợ pn ội bộ Ứ ng dụ ng ph ục vụ ch uy ển đổ isố

Quản lý học tập Quản lý nội dung Hệ thống MOOC Hệ thống thi trên Hệ thống thi Dịch vụ trực

LMS học tập (LCMS) Cấp trường máy tính trực tuyến tuyến

Hệ thống quản trị CSDL Đại học (Tuyển Ứng dụng phục

Thư viện điện tử Thư viện số vụ công tác thực sinh, đào tạo, NCKH, hành chính điện tử khác hành số hỗ trợ tiế p

Hệ thống Quản lý Cổng thông tin Diễn đàn, mạng Trao đổi trực Ứng dụng thư điện tử ký số tập trung điện tử xã hội tuyến khác Ứ ng dụ ng và gi ao

Quản lý văn bản Cổng thông tin Thanh toán Nền tảng họp Phân tích dữ liệu pháp quy tuyển sinh trực tuyến trực tuyến báo cáo thống kê

Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu nội bộ

Qu ản lý da nh

Dữ liệ u li ệu g iả n g v iê n , c á n g i ả n g , g i á o t r ì n h m ô n h ọ c l ớ p h ọ c c â u h ỏ i , đ ề t h i b ộ q u ả n l ý ) p h ầ n )

H ạ tầ ng cơ sở vậ t

H t ệ t h ố n g t h i ế t b ị tr ư ờ ng qu ay ph ục ch ph ất ục vụ đổ m i ới p h ò n g th í n g hi ệ m ch ất p h ò n g h ọc

Hình 3.4: Mô hình kiến trúc

- Lớp Hạ tầng: bao gồm hạ tầng mạng, hạ tầng máy chủ, lưu trữ và an toàn thông tin, hạ tầng cơ sở vật chất, phòng ốc…

- Lớp Dữ liệu: Bao gồm hạ tầng CSDL và Nền tảng dữ liệu cho phép lưu trữ dữ liệu có cấu trúc đối với CSDL cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, cơ sở vật chất, bài giảng điện tử, học liệu điện tử, CSDL chỉ đạo điều hành, danh mục dùng chung ….

- Lớp Tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Lớp tích hợp được xây dựng phục vụ yêu cầu kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống CSDL của Trường với Bộ Xây dựng, Bộ

Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục, cơ quan khác thông qua trục tích hợp LGSP, NGSP hoặc kết nối trực tiếp.

- Lớp ứng dụng: bao gồm các ứng dụng phục vụ quản trị và điều hành, các ứng dụng phục vụ nghiệp vụ quản lý đào tạo, giảng dạy và học tập …

-Lớp nghiệp vụ và kênh giao tiếp: Thực hiện công tác nghiệp vụ và giao tiếp với người sử dụng qua các kênh: web, phần mềm máy tính, ứng dụng di động, điện thoại, fax …

3.2.2 Giải pháp về các hệ thống phần mềm

Một số hệ thống ứng dụng phục vụ hoạt động quản lý học tập (gồm cả học tập kết hợp) được liệt kê dưới đây. a) Hệ thống quản lý học tập

Là hệ thống phần mềm cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo từ lúc nhập học đến khi kết thúc khoá học, giúp cơ sở đào tạo theo dõi và quản lý quá trình học tập của người học, tạo ra môi trường dạy và học ảo, giúp giảng viên giao tiếp với người học trong việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp, giúp người học có thể theo dõi được tiến trình học tập.

Hệ thống phần mềm quản lý kho nội dung học tập qua mạng đã được triển khai,cho phép tổ chức lưu trữ và phân phát các tài liệu học tập tới người học Hệ thống này hoạt động một cách chặt chẽ với hệ thống quản lý học tập, đảm bảo việc truyền tải nội dung học tập đến người học một cách hiệu quả Ngoài ra, phần mềm công cụ soạn bài giảng được tích hợp vào hệ thống, hỗ trợ việc tạo ra các tài liệu học tập chất lượng Sự phối hợp giữa các thành phần này đảm bảo quy trình học tập trực tuyến được diễn ra một cách mạch lạc và hiệu quả, đồng thời cung cấp cho người học những nội dung chất lượng và đa dạng.

- Người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của mình.

- Cho phép cơ sở đào tạo quản lý điểm, tiến trình học tập của người học và các hoạt động của giảng viên, cố vấn học tập trên môi trường mạng.

Giảng viên sử dụng có thể thực hiện:

- Xây dựng cấu trúc bài giảng.

- Soạn nội dung giảng dạy.

- Các câu hỏi tương tác trong bài học.

- Bài tập cho sinh viên.

- Các câu hỏi kiểm tra/thi.

- Các tài liệu đính kèm bài giảng. b) Hệ thống MOOC cấp trường:

Khóa học trực tuyến MOOC (Massive open online course) là khóa học không giới hạn số người tham gia MOOC là các khóa học về những chủ đề xác định, với các bài giảng điện tử/tài liệu tham khảo tập trung vào chủ đề khóa học, nhằm truyền đạt đầy đủ “trọn gói” cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng mà sinh viên phải đạt được sau khi kết thúc khóa học Với một tập hợp các tài liệu số được cấu trúc và bố trí theo trình tự xuất hiện trong một khóa học, bao gồm các tài liệu đọc, bài giảng và video Sinh viên có thể tự học về một chuyên đề bằng cách tham gia khóa học để nắm được các nội dung của chuyên đề. c) Hệ thống kiểm tra, đánh giá, thi trên máy tính và thi trực tuyến

Như Quyết định 131/QĐ-TTg đã nêu rõ, một trong các nhiệm vụ của đại học số là “tăng cường kiểm tra, thi trên máy tính và thi trực tuyến” Mục tiêu cần đạt đến là giảm thiểu, tiến tới loại bỏ hình thức thi trắc nghiệm trên giấy Phương thức tổ chức thi trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và chống gian lận trong thi cử.

Các phần mềm hỗ trợ thi trắc nghiệm trực tuyến có một số tính năng cơ bản như:

Trợ giúp thí sinh làm bài thi

- Cho phép chọn câu hỏi, hỗ trợ đánh dấu phương án trả lời.

- Cho phép xem lại, thay đổi phương án trả lời.

- Hiển thị được cả nội dung văn bản và hình ảnh.

- Kiểm soát thời gian thi của thí sinh.

- Tự động dừng làm bài thi khi hết giờ.

- Khi hết giờ điểm sẽ hiển thị ngay.

- Lưu bài làm của thí sinh.

- Tự động xử lý các sự cố kỹ thuật trong quá trình thí sinh làm bài thi (sự cố máy tính, mất kết nối với máy chủ, mất kết nối mạng, ).

- Một số chức năng chuyên dụng khác.

- Theo dõi và thống kê trạng thái làm bài.

- Theo dõi và tổng hợp phòng thi.

- Gửi thông báo, khóa làm bài đối với thí sinh vi phạm.

- Xem, in bảng điểm phòng thi.

- Xem, in phiếu ghi nhận bài làm của thí sinh.

- Một số chức năng chuyên dụng khác.

- Tạo đợt thi, lập danh sách thí sinh dự thi.

- Phân công cán bộ coi thi.

- Thống kê được trạng thái làm bài của thí sinh.

- Thống kê trả lời của thí sinh.

- Một số chức năng chuyên dụng khác.

Nhà trường có thể sử dụng các phần mềm thi, kiểm tra trực tuyến trong nhiều hoàn cảnh cảnh khác nhau:

- Các thí sinh tập trung đầy đủ trong một phòng thi, với các máy tính được kết nối trong mạng LAN, hoặc.

- Các thí sinh dự thi trực tuyến ở các địa điểm khác nhau, dùng máy tính kết nối với máy chủ qua Internet, hoặc

- Một bộ phận thí sinh đến làm bài thi tại phòng thi, một bộ phận khác làm bài thi trực tuyến.

3.2.3 Giải pháp xây dựng học liệu điện tử

Phần mềm thư viện điện tử, thư viện số

- Phần mềm quản lý thư viện điện tử: Tin học hóa hoạt động của thư viện truyền thống (biên mục tài liệu, tra cứu tài liệu, lưu thông tài liệu (mượn, trả), quản lý độc giả, kiểm soát vào/ra ).

- Phần mềm quản lý thư viện số: Quản lý và kiểm soát truy cập trong nguồn tài nguyên số của thư viện, quản lý và kiểm soát việc tra cứu/tìm kiếm và đọc/tải về các tài liệu số trong nguồn tài nguyên số của thư viện.

Thử nghiệm một số thành phần trong hệ thống E-learning triển khai tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trong mục này đề án thực hiện thử nghiệm hệ thống phần mềm quản lý hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội với hai nhóm chức năng sau: (i) Quản lý quá trình đăng ký tín chỉ và các vấn đề liên quan cho sinh viên. (ii) Quản lý thời khóa biểu cá nhân và các vấn đề liên quan cho sinh viên.

3.3.1 Nội dung và kết quả thử nghiệm

3.3.1.1 Cổng thông tin sinh viên a Sơ đồ quy trình:

Trang thông tin sinh viên, học viên

Quản trị trang Sinh viên, Học viên

Chuyên viên Phòng Đào tạo

Quy định thời gian đăng ký học

Danh sách sinh và thời gian viên thuộc lớp Quản lý thông tin

Xem chương tín chỉ học phí, tra cứu Đăng ký học trình đào tạo qua theo các khoản, mạng

Lịch giảng dạy theo kỳ

Sinh viên, học viên của giảng viên đánh giá giảng viên

Liên kết nộp học phí trực tuyến

Tra cứu xem hồ sơ cá nhân

Xem và đăng ký nghỉ dạy, đi lên lớp muộn Cán bộ coi thi đăng ký trực tuyến

Nhập điểm quá trình theo thời khóa Cập nhật các thông

Theo dõi tiến độ giảng dạy của lớp học phần tín chỉ biểu tin cần thiết

Xem thời khóa biểu theo học kỳ, Điểm danh trực tuyến theo thời khóa năm học biểu

Hình 3.6 Giao diện của cổng tín chỉ b Mô tả:

- Phân hệ Cổng thông tin người học cho phép học viên– sinh viên có thể xem được chương trình học, kết quả học tập, Học phí sinh đã nộp…

- Đăng ký tín chỉ của người học.

- Cung cấp cho nhà trường một kênh truyền thông tương tác giữa trường và người học, đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý đào tạo và các phong trào, hoạt động đoàn thể.

- Giúp trao đổi thông tin, chia sẻ tài liệu, quản lý lịch học/đào tạo tiện lợi và dễ dàng hơn.

- Cải thiện hiệu quả tình trạng quá tải đăng ký thi và học, do thông báo đến người học đều đặn.

- Tiện lợi tra cứu thông tin học tập, nhà trường ở khắp mọi nơi trên mọi thiết bị.

- Tăng hiệu quả liên lạc giữa nhà trường và sinh viên

- In mẫu báo cáo c Chức năng của phần mềm:

* Trang thông báo: hiển thị thông báo của nhà trường cho sinh viên

- Trên phần mềm ứng dụng sẽ phân quyền cho cán bộ để cập nhật thông báo cho sinh viên (thêm, sửa , xóa )

- Cán bộ sẽ đăng nhập vào cổng thông tin dành cho cán bộ để cập nhật thông báo

Hình 3.7: Giao diện phân quyền người dùng Trang Chương Trình đào tạo

- Trên phần mềm ứng dụng sẽ cập nhật chương trình đào tạo khung

- Trên cổng thông tin liên thông đến phần mềm để lấy dữ liệu:

+ Sinh viên có thể xem được tất cả khung chương trình đào tạo của trường + Sinh viên xem được khung chương trình đào tạo của mình

Hình 3.8: Giao diện Chương trình đào tạo

Trang đăng ký tín chỉ:

- Trước khi đến đợt đăng ký phòng Đào tạo sẽ thông báo thời gian đăng ký của sinh viên theo các khóa học

Hình 3.9: Giao diện đăng ký tín chỉ của sinh viên

- Trên phần mềm ứng dụng sẽ thu học phí của sinh viên

- Trên cổng thông tin sẽ hiển thị các khoản mà sinh viên đã nộp, chưa nộp, số tiền thừa thiếu.

Hình 3.10: Giao diện hiển thị học phí của sinh viên *Trang thanh toán học phí trực tuyến

- Sinh viên đăng nhập vào cổng thông tin và chọn các khoản phải nộp

- Sinh viên nhận được SMS của ngân hàng và nhập mã OTP để xác thực việc thanh toán

- Sau khi sinh viên thanh toán thành công trên phần mềm ứng dụng có thể tổng hợp được các khoản đã nộp của sinh viên.

- Nếu không thanh toán thành công hệ thống yêu cầu thanh toán lại.

Hình 3.11: Giao diện thanh toán học phí của sinh viên Trang đổi mật khẩu

- Sinh viên đăng nhập cổng thông tin và đổi mật khẩu mặc định lúc đầu

Hình 3.12: Giao diện thay đổi mật khẩu *Trang xem điểm

- Giảng viên cập nhật điểm trên phần mềm ứng dụng

- Sinh viên đăng nhập xem điểm cá nhân

Hình 3.13: Giao diện điểm học phần Trang quản lý thông tin cá nhân:

- Sinh viên đăng nhập cổng thông tin chỉnh sửa hồ sơ cá nhân (thêm, sửa, xóa)

Hình 3.14: Thông tin cá nhân của sinh viên Trang lịch thi của sinh viên:

- Cán bộ giáo vụ tạo lịch thi trên phần mềm ứng dụng Sinh viên đăng nhập cổng thông tin để xem lịch thi cá nhân

Hình 3.15: Lịch thi của sinh viên

Trang lịch học của sinh viên:

- Cán bộ tạo thời khóa biểu trên phần mềm ứng dụng

- Sinh viên đăng nhập cổng thông tin để xem lịch học cá nhân

Hình 3.16: Thông tin lịch học

Trang tạo thông báo cho sinh viên

- Cán bộ được phân quyền đăng nhập vào cổng thông tin để tạo thông báo Thông báo sẽ hiển thị ở trang của sinh viên

Hình 3.17: Màn hình thông báo

3.3.1.2 Phần mềm quản lý thời khóa biểu a Sơ đồ quy trình

Quy trình xây dựng thời khóa biểu Tích hợp Niên chế và Tín chỉ

Khoa/ Bộ môn Chuyên viên Phòng Đào tạo Giảng viên Sinh viên, học viên

Thống kê số liệu dự đào tạo Tạo lớp tín chỉ tự báo mở lớp học phần động/ thủ công tín chỉ Đăng ký dự báo mở lớp học phần tín chỉ Phân giảng viên theo lớp tín chỉ

Phân bổ gán phòng Lập thời khóa biểu học theo giai đoạn

- Giấy báo giảng Lịch thời kháo

Tham gia xếp thời Chỉnh sửa thời khóa dạy biểu dự kiến

Khóa thời khóa biểu - Thời khóa biểu đăng ký học khóa biểu biểu cá nhân

E S S X D T K B Thời khóa biểu của đơn vị

Quy trình xây dựng Kế hoạch thời khóa biểu

Khoa/ Bộ môn Chuyên viên Phòng Đào tạo

Lập kế hoạch chi tiết Khung chương trình

Lập kế hoạch năm phân công theo kỳ đào tạo

Lập thời khóa biểu viên giảng dạy

Hình 3.18: Sơ đồ quy trình xây dựng thời khóa biểu Giao diện chính:

Hình 3.19: Giao diện chính của phần mềm b Mô tả:

- Phân hệ Quản lý thời khóa biểu (TKB) giúp cán bộ phòng đào tạo và các khoa quản lý toàn bộ chương trình đào tạo, kế hoạch học tập của sinh viên từ lúc vào trường đến khi ra trường một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

- Thiết lập tiến độ học tập, kế hoạch kỳ của từng môn học trong chương trình…

- Các giáo vụ khoa có thể: Gán giảng viên, phân phòng học cho đơn vị của mình.

- Đăng ký, tổng hợp, thống kê tín chỉ của sinh viên.

- In mẫu báo cáo c Chức năng của phần mềm

- Thiết lập các ràng buộc: theo chương trình đào tạo, tham số tự động, tham số đánh giá, tham số di truyền, tham số thích nghi,…

- Xếp TKB tự động theo thuật toán di truyền có cải tiến Phần mềm được phát triển tự động dựa vào API được chạy trực tiếp trên máy chủ khi máy trạm gọi xếp tự động

- Phần mềm đưa ra danh sách các học phần chưa được xếp tự động và lý do Hỗ trợ xếp TKB tự động theo một số ràng buộc xác định trước

- Xếp TKB thủ công bằng thao tác kéo thả đơn giản

- Tạo lớp Hệ thống mềm dẻo cung cấp dữ liệu để phục vụ tính giờ giảng với các hệ đào tạo

- Cảnh báo màu sắc về mức độ trùng TKB khi xếp dự kiến vào thời gian dự định tín chỉ

- Cho phép các khoa tham gia xếp phân bổ giảng viên vào ô lịch thời khóa biểu

Hình 3.20: Giao diện lập kế hoạch Thời khóa biểu Các bước xây dựng thời khóa biểu:

Chọn Năm học->Học kỳ->chọn Tuần (tuần bắt đầu và tuần kết thúc)->Tạo kế hoạch

Hình 3.21: Tạo kế hoạch mới Bước 2: Chọn môn học

Chọn khóa học->Lớp tín chỉ->Chọn môn học dựa vào khung chương trình đào tạo->Lưu

Hình 3.22: Giao diện chọn các môn học cho từng khóa, lớpBước 3: Xếp tiết học cho từng môn học theo kế hoạch

Hình 3.23: Giao diện xếp tiết học chi tiết từng môn học

Bước 4: Xếp thời khóa biểu

Quản lý tín chỉ->Xếp thời khóa biểu->chọn: Học kỳ, Năm học, Đợt học ->Tải dữ liệu->Xếp DS

Chọn môn học: Xếp thứ, tiết, tuần học, xếp phòng học và tên Giảng viên ->Thoát.

Hình 3.24: Giao diện xếp thời khóa biểu chi tiết cho từng môn học d Trích lọc, báo cáo

- Nhìn (trích lọc, in ấn, xuất file excel/word/pdf) thời khóa biểu theo tổng thể, phòng học, giảng viên, theo lớp, bộ môn, khoa

- Xuất thời khoá biểu ra Word, PDF hoặc Excel để người dùng có thể chỉnh sửa thành các mẫu báo cáo khác;

- Nhìn và in thời khoá biểu theo phòng học để điều chỉnh xếp phòng học cho tối ưu

- Nhìn và in thời khoá biểu theo giảng viên để điều chỉnh xếp giảng viên cho tối ưu

- Nhìn và in thời khoá biểu theo lớp hành chính để xem xếp giãn cách đã hợp lý chưa để điều chỉnh;

- Có thể thống kê tự động số lượng Sinh viên, học viên sẽ đăng ký học các môn theo đúng tiến độ của chương trình đào tạo, học lại, học vượt trợ giúp cho việc lập kế hoạch xác định số lượng các lớp học phần.

- Có thể thống kê và in ấn số phòng học còn trống của một tầng/tòa nhà trong một khoảng thời gian hoặc toàn bộ một kỳ.

- Có thể thống kế và in ấn số buổi trống/số tiết còn trống của một phòng học/tầng/tòa nhà trong một khoảng thời gian hoặc toàn bộ một kỳ.

3.3.2 Nhận xét và đánh giá kết quả thử nghiệm Ưu điểm của hệ thống đề xuất:

- Hệ thống phần mềm đề xuất phù hợp với các quy định về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

- Hệ thống phần mềm đề xuất dễ sử dụng, rất thuận tiện cho việc học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên.

- Hệ thống phần mềm đề xuất vận hành ổn định và người sử dụng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi chỉ cần có Internet.

Nhược điểm của hệ thống đề xuất

Hệ thống phần mềm đề xuất được xây dựng trong thời gian khá ngắn nên giao diện chưa được đẹp mắt Hệ thống cần phải tiếp tục hoàn thiện.

Kết chương

Trong chương 3 đề án đã khảo sát thực trạng và yêu cầu ứng dụng E- learning trong hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Trên cơ sở đó, đề án đề xuất giải pháp triển khai hệ thống E-Learning phù hợp trong hoạt động đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đề án cũng thử nghiệm triển khai hệ thống phần mềm phục vụ quá trình đăng ký tín chỉ của sinh viên, xây dựng và quản lý Thời khoá biểu học tập cho sinh viên.Các kết quả thử nghiệm chứng tỏ hệ thống phần mềm phù hợp với yêu cầu quản lý đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Ngày đăng: 05/10/2023, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình hệ thống E-learning - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.1. Mô hình hệ thống E-learning (Trang 13)
Hình 1.2. Mô hình hoạt động của hệ thống E-learning - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.2. Mô hình hoạt động của hệ thống E-learning (Trang 14)
Hình 1.3. Mô hình hệ thống E-learning dựa trên dịch vụ Web - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.3. Mô hình hệ thống E-learning dựa trên dịch vụ Web (Trang 16)
Hình 1.4: Phần mềm dạy học trực tuyến Google Classroom - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.4 Phần mềm dạy học trực tuyến Google Classroom (Trang 17)
Hình 1.6: Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Teams Các tính năng chính: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 1.6 Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Teams Các tính năng chính: (Trang 20)
Hình 2.1: Mô hình chức năng của hệ thống LMS - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.1 Mô hình chức năng của hệ thống LMS (Trang 30)
Hình 2.2: Mô hình chức năng sư phạm của  Moodle Trong Moodle có 6 quyền hạn như sau: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.2 Mô hình chức năng sư phạm của Moodle Trong Moodle có 6 quyền hạn như sau: (Trang 33)
Hình 2.3: Mô hình các thành phần của chuẩn  SCORM Chuẩn SCORM 2004 gồm có 4 phần: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.3 Mô hình các thành phần của chuẩn SCORM Chuẩn SCORM 2004 gồm có 4 phần: (Trang 37)
Hình 2.4: Sự khác biệt giữa “SCO” với “Asset” - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.4 Sự khác biệt giữa “SCO” với “Asset” (Trang 38)
Hình 2.5: Cấu trúc một CO - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.5 Cấu trúc một CO (Trang 39)
Hình 2.6: Resource trong Manifest - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.6 Resource trong Manifest (Trang 41)
Hình 2.7: Các File hệ thống của SCORM - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.7 Các File hệ thống của SCORM (Trang 43)
Hình 2.8: Nội dung của file imsmanifest.xml - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 2.8 Nội dung của file imsmanifest.xml (Trang 44)
Hình 3.1. Hiện trạng phòng máy chủ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.1. Hiện trạng phòng máy chủ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Trang 57)
Hình 3.2. Sơ đồ mạng nội bộ của Trường - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.2. Sơ đồ mạng nội bộ của Trường (Trang 58)
Hình 3.3. Sơ đồ kết nối switch - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.3. Sơ đồ kết nối switch (Trang 59)
Hình 3.7: Giao diện phân quyền người  dùng Trang Chương Trình đào tạo - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.7 Giao diện phân quyền người dùng Trang Chương Trình đào tạo (Trang 73)
Hình 3.8: Giao diện Chương trình đào tạo Trang đăng ký tín chỉ: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.8 Giao diện Chương trình đào tạo Trang đăng ký tín chỉ: (Trang 73)
Hình 3.9: Giao diện đăng ký tín chỉ của sinh viên - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.9 Giao diện đăng ký tín chỉ của sinh viên (Trang 74)
Hình 3.10: Giao diện hiển thị học phí của sinh  viên *Trang thanh toán học phí trực tuyến - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.10 Giao diện hiển thị học phí của sinh viên *Trang thanh toán học phí trực tuyến (Trang 74)
Hình 3.12: Giao diện thay đổi mật  khẩu *Trang xem điểm - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.12 Giao diện thay đổi mật khẩu *Trang xem điểm (Trang 75)
Hình 3.11: Giao diện thanh toán học phí của sinh  viên Trang đổi mật khẩu - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.11 Giao diện thanh toán học phí của sinh viên Trang đổi mật khẩu (Trang 75)
Hình 3.13: Giao diện điểm học phần Trang quản lý thông tin cá nhân: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.13 Giao diện điểm học phần Trang quản lý thông tin cá nhân: (Trang 76)
Hình 3.17: Màn hình thông báo - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.17 Màn hình thông báo (Trang 78)
Hình 3.18: Sơ đồ quy trình xây dựng thời khóa biểu Giao diện chính: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.18 Sơ đồ quy trình xây dựng thời khóa biểu Giao diện chính: (Trang 79)
Hình 3.20: Giao diện lập kế hoạch Thời khóa biểu Các bước xây dựng thời khóa biểu: - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.20 Giao diện lập kế hoạch Thời khóa biểu Các bước xây dựng thời khóa biểu: (Trang 81)
Hình 3.21: Tạo kế hoạch mới Bước 2: Chọn môn học - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.21 Tạo kế hoạch mới Bước 2: Chọn môn học (Trang 82)
Hình 3.22: Giao diện chọn các môn học cho từng khóa, lớp Bước 3: Xếp tiết học cho từng môn học theo kế hoạch - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.22 Giao diện chọn các môn học cho từng khóa, lớp Bước 3: Xếp tiết học cho từng môn học theo kế hoạch (Trang 82)
Hình 3.23: Giao diện xếp tiết học chi tiết từng môn học - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.23 Giao diện xếp tiết học chi tiết từng môn học (Trang 83)
Hình 3.24: Giao diện xếp thời khóa biểu chi tiết cho từng môn học - (Luận văn) nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ e learning tại trường đại học kiến trúc hà nội
Hình 3.24 Giao diện xếp thời khóa biểu chi tiết cho từng môn học (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w