LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH THÁI NGUYÊN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH THÁI NGUYÊN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH THÁI NGUYÊN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH THÁI NGUYÊN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỆ : CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH
SÁCH THÁI NGUYÊN
Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Hà
Họ tên sinh viên: Ngô Thùy Linh
Mã SV: DTE1054040144 Lớp: K7TCDNC
Thái Nguyên-năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỆ : CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH
SÁCH THÁI NGUYÊN
Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Hà
Họ tên sinh viên: Ngô Thùy Linh
Mã SV: DTE1054040144 Lớp: K7TCDNC
Thái Nguyên-năm 2014
Trang 3TRƯỜNG ĐHKT&QTKD
KHOA NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh Phúc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGÔ THÙY LINH
Giáo viên hướng dẫn: Th.s HOÀNG HÀ
Tên chuyên đề báo cáo thực tập: Giải pháp tăng lợi nhuận t i Công ty C ph n Phát ại Công ty Cổ phần Phát ổ phần Phát ần Phát hành sách Thái Nguyên
Nội dung nhận xét:
Đánh giá và cho điểm:
Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4TRƯỜNG ĐHKT&QTKD
KHOA NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh Phúc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên: NGÔ THÙY LINH
Giáo viên hướng dẫn: Th.s HOÀNG HÀ
Tên chuyên đề báo cáo thực tập: Giải pháp tăng lợi nhuận t i Công ty C ph n Phát ại Công ty Cổ phần Phát ổ phần Phát ần Phát hành sách Thái Nguyên
Nội dung nhận xét:
Đánh giá và cho điểm:
Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
Giáo viên phản biện
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 22
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ biểu diễn doanh thu của công ty giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng doanh thu của công ty giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ so sánh chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ tốc độ tăng chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013
Biểu đồ 2.6 Lợi nhuận trước thuế của công ty giai đoạn 2011-2013
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.2 Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.3 Tình hình nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của công ty 3 năm gần đây
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.6 Tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.7 Tình hình thực hiện lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.8 Một số tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013
Trang 7MỤC LỤCCHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦADOANH NGHIỆP 1
1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp 1
1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp 1
1.1.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp 3
1.2 Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 5
1.2.1 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 5
1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận 11
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 13
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 13
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 15
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHÀN PHÁT HÀNH SÁCH THÁI NGUYÊN 20
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên 20
2.1.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
20 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Phát hành sách
Thái Nguyên 20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
22 2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái
Trang 83.2.1 Phát triển mạng lưới phân phối 61
3.2.2 Hoàn thiện sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
61 3.2.3 Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên thị trường
62 3.2.4 Hạ giá thành sản phẩm63
3.2.5 Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh 64
3.2.6 Tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ 64
3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho đội ngũ công nhân viên
trong công ty 65
3.2.8 Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý 66
3.2.9 Quản lý các khoản phải thu 66
3.3 Kiến nghị 68 3.3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp
3.3.2 Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch
3.3.3.Thu hút đầu tư và huy động vốn
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận và tăng trưởng.Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là khi doanh nghiệp có lợinhuận đi đôi cùng với sự tăng trưởng Lợi nhuận càng cao càng thể hiện được sứcmạnh vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Không những vậy, lợi nhuận còn
là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái đầu tư và mở rộng sản xuất Đặc biệttrong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi Việt Nam đangtrong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thì hơn lúc nào hết, tăng hiệu quả sản xuấtkinh doanh và nâng cao lợi nhuận là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào Vì vậy, nghiên cứu về lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là điềurất cần thiết, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với doanh nghiệp, do vậy,trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái
Nguyên và kết hợp với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lợi nhuận của doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu: Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Phát hành sách TháiNguyên giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Phát hành sáchThái Nguyên
Đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ Phát hành sách Thái Nguyên
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là phương pháp phân tích, sosánh, khái quát dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế củacông ty
1
Trang 105 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái
Nguyên
Chương 3: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái
Nguyên
2
Trang 111.1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp
1)Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinhdoanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân
Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi doanh nghiệp chứ khôngphải các cá nhân
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức làthực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuấtđến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Như vậy thuật ngữ doanh nghiệp dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập
có đủ những đặc trưng pháp lý và thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định.Thực tế hiện nay doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụthể và tên gọi khách nhau
2)Phân loại doanh nghiệp
Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (hình thức sở hữu tài sản)
Công ty
Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty bao gồm: Công ty cổ phần,công ty TNHH, công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước
Công ty nhà nước: Công ty nhà nước độc lập và Tổng công ty Nhà nước
Công ty cổ phần: Công ty cổ phần Nhà nước (100% vốn nhà nước) vàdoanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước
Trang 12 Công ty TNHH: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên và công tyTNHH từ 2 thành viên trở lên và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Hình thức thành lập và hoạt động làdoanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội (doanh nghiệp đoàn thể):Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ những năm bắt đầu chuyển đổi giữa hai cơchế kinh tế nước ta đều sử dụng quy chế pháp lý của doanh nghiệp nhà nước, đây là
sự bất cập và tất yếu phải chuyển những doanh nghiệp này sang hoạt động theohình thức công ty TNHH một thành viên
Hợp tác xã
Là tổ chức kinh tế tập thể ngoài mục tiêu kinh tế còn có các mục tiêu xã hộithiết thực trong điều kiện nền kinh tế nước nhà nên nó có đặc điểm riêng trong việcthành lập, quản lý hoạt động và chế độ tổ chức Tuy vậy trong hoạt động nó hoạtđộng như một loại hình doanh nghiệp
Phân loại theo giới hạn trách nhiệm
Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Các doanh nghiệp loại này bao gồm: Các công ty hợp danh, các loại doanhnghiệp tư nhân, trong kinh doanh các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm vôhạn, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Là các loại hình doanh nghiệp còn lại trừ các công ty hợp danh và các doanhnghiệp tư nhân Các doanh nghiệp này có trách nhiệm hữu hạn
Phân loại theo hình thức pháp lý của các tổ chức kinh doanh
Nếu xem xét doanh nghiệp từ ý nghĩa là một chủ thể pháp lý và từ thực tiễnViệt Nam khái quát lại có các mô hình cơ bản:
Công ty cổ phần
Công ty TNHH: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH có từ haithành viên trở lên
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân
Các công ty Nhà nước, trước hết là công ty nhà nước độc lập thực chất là mộtloại hình công ty TNHH một thành viên
Trang 131.1.2.Lợi nhuận của doanh nghiệp
1)Khái niệm lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là một tiêu chí quan trọng, là chỉ tiêuphản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanhnghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất Do đó khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sảnxuất kinh doanh nào doanh nghiệp phải tính toán đến lợi nhuận thu được từ hoạtđộng đó Nói cách khác một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phụ thuộc rấtlớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không Vậy lợi nhuận ởđây được hiểu như thế nào?
Dưới đây là một số quan điểm hiện đại về lợi nhuận của các nhà kinh tế họcP.A.Samuelson và W.D.Nordhaus cho rằng “lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi
ra bằng tổng số thu về trừ tổng đã chi” Cụ thể hơn, các ông chỉ ra rằng “lợi nhuậnđược định nghĩa như là một khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty
và tổng chi phí”
Lợi nhuận trong kinh tế học là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu
tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, trong đó bao gồm cả chi phí
cơ hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
Lợi nhuận trong kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm về lợi nhuận nhưng ta có thể hiểu mộtcách cơ bản lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chiphí bỏ ra để đạt được doanh thu đó
2)Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp
Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều đặt ra những mụctiêu nhất định và mục tiêu cuối cùng hướng tới là tìm kiếm lợi nhuận Trong nềnkinh tế thị trường hiện nay lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh đối với mỗidoanh nghiệp Doanh nghiệp muốn đứng vững và khẳng định vị thế của mình trênthương trường thì doanh nghiệp đó phải làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn một cáchhợp lý và lợi nhuận thu về cao Lợi nhuận là yếu tố quan trọng quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh tình hình của doanhnghiệp, là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất Điều đó có nghĩadoanh nghiệp cần phải tạo ra được lợi nhuận và lợi nhuận phải được tăng trưởngqua các năm Hầu hết các doanh nghiệp sau khi chia cổ tức cho các cổ đông thì mộtphần thu nhập hay lợi nhuận sẽ giữ lại để tái đầu tư, có thể mở rộng quy mô hoặc
Trang 14để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân…nhằm mục đích tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường.
Lợi nhuận phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanhnghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật
tư, tài sản cố định
Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế
Doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế, sự hoạt độnghiệu quả của các doanh nghiệp là một trong những bước đệm quan trọng nhất giúpcho nền kinh tế tăng trưởng ổn định Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm phụthuộc vào quy mô tích luỹ, chính quy mô tích luỹ sẽ quyết định đến quy mô tăngtrưởng Doanh nghiệp muốn tăng trưởng nhanh thì phải có vốn để tái sản xuất mànguồn vốn chủ yếu để bổ sung vốn là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trongquá trình kinh doanh Khi có lợi nhuận cao doanh nghiệp có thể tiến hành tái sảnxuất mở rộng, là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế sẽ có tác độngngược trở lại tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và là động lực cho các doanhnghiệp có điều kiện phát triển
Lợi nhuận của doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước,doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước thông qua việc nộpthuế Việc trích nộp một phần khoản lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước thông quahình thức thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế quốcdân, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, duy trì bộ máy hành chính, xâydựng cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống vật chất và tinh thần của người dân
Lợi nhuận của doanh nghiệp cao là điều kiện tài chính để thực hiện nghĩa vụ,trách nhiệm của mình đối với xã hội, đó chính là đóng góp tài chính cho ngân sáchnhà nước, tăng nguồn thu cho ngân sách, thực hiện các chỉ tiêu chung của toàn xãhội Tiềm lực tài chính của quốc gia đó sẽ vững mạnh nếu các doanh nghiệp pháttriển và hoạt động có hiệu quả
Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động
Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì yếu
tố không thể thiếu đó chính là lao động Do đó vấn đề đặt ra là các doanh nghiệpphải biết quan tâm, đáp ứng yêu cầu của người lao động để họ hăng say, nhiệt tìnhtrong công việc, phát huy năng lực của mình Thực tế đã chứng minh doanh nghiệp
áp dụng tiền thưởng bằng lợi nhuận đã khuyến khích cán bộ công nhân viên hăngsay lao động, giảm bớt ngày nghỉ và có trách nhiệm hơn với công việc của mình
Trang 15Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì sẽ có điều kiệnnâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người laođộng trong doanh nghiệp Ngoài việc để tái đầu tư, chi trả cho cổ đông, lợi nhuậncòn được dùng để trích lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ dự phòng trợ cấpmất việc… Các quỹ này được trích nhằm mục đích động viên, khích lệ tinh thầncủa cán bộ công nhân viên làm việc sáng tạo, gắn bó với doanh nghiệp cùng doanhnghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp muốnbền vững thì lợi ích của doanh nghiệp phải gắn với lợi ích của người lao động.
Vai trò của lợi nhuận đối với nhà đầu tư
Trước khi bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư luôn cânnhắc đồng vốn mình bỏ ra có sinh lời hay không Lợi nhuận sau thuế mà doanhnghiệp có khả năng thu được chính là tương lai mà họ kỳ vọng Nhà đầu tư sẽ phântích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn Nếu doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đạt hiệu quả như mongmuốn thì tất yếu sẽ có sự di chuyển vốn đầu tư sang lĩnh vực khác
Việc phấn đấu tăng lợi nhuận là vấn đề vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiệnnay Để có thể tăng được lợi nhuận điều quan trọng là các nhà quản trị tài chínhdoanh nghiệp phải tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm lợi nhuận để cónhững biện pháp phát huy những nhân tố tích cực cũng như hạn chế những ảnhhưởng tiêu cực
1.2.Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.2.1.Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ tiền thu được từ hoạt động kinh doanh
và các hoạt động khác mang lại Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu củadoanh nghiệp bao gồm: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạtđộng tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường Doanh thu của doanh nghiệp có
ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn để doanhnghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Đối với các loại hình doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau, doanh thucũng khác nhau
Trang 16Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ
sở hữu Bởi vậy doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quátrình thực hiện hoạt động kinh doanh Chi phí là toàn bộ những khoản chi màdoanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chiphí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác tuỳ theo loạihình kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, phạm vi kinh doanh của doanhnghiệp được mở rộng, doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau vì vậy tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà các nhà quản lý doanhnghiệp sẽ xem xét đến những chỉ tiêu lợi nhuận khác nhau
LN trước thuế
và lãi vay = DT thuần - GVHB - CPBH - CP QLDN
LN trước thuế( LN chịu thuế) = LN trước thuế
và lãi vay
- Lãivay
LN sau thuế =
LN trước thuế
- Thuế thu nhậpdoanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế thu nhập DN Ngày nay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và
đa dạng do đó lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận khác nhau:
Lợi nhuận của doanh nghiệp = LN từ HĐ SXKD + Lợi nhuận HĐTC + LN
khác
1)Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanhthu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh Lợinhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuậncủa doanh nghiệp, nó thể hiện lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
Trang 17Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác địnhbằng công thức sau:
LN = – ( + * + )Trong đó:
LN: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
: Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ thứ của sản phẩm thứ i
: Giá bán sản phẩm hàng hóa thứ i
: Giá thành hay giá vốn hàng bán của sản phẩm thứ i
: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm thứ i.: Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT của sản phẩm thứ i
Như vậy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định là chênh lệchgiữa doanh thu thuần với tổng chi phí tương ứng với số sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ đã tiêu thụ
Xác định doanh thu thuần
Doanh thu thuần = DT BH & CCDV - Các khoản giảm trừ DT – Thuế phảinộp
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ thực hiện được trong kỳ kếtoán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ban đầu do cácnguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT
Trang 18theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụthực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với số lượng lớn
Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hayhợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất,không đúng quy cách… Ngoài ra còn ưu tiên cho khách hàng có quan hệ lâu nămvới doanh nghiệp mua số lượng lớn hoặc đang trong dịp khuyến mại
Hàng bán bị trả lại: Là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã xuất giao
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm hợp đồng kinh tế, kém phẩmchất, sai quy cách, không đúng chủng loại, mẫu mã
Các khoản thuế phải nộp: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu…
Xác định chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí tương ứng với lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàngtrong một thời kỳ (tương ứng với kỳ tính doanh thu) được xác định bằng công thức:Chi phí SXKD của DN = GVHB + Chi phí QLDN + Chi phí BH
Trong đó:
Giá vốn hàng bán được ghi nhận là mức chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳcấu thành nên thành phẩm, hàng hóa phù hợp với mức doanh thu của số hàng đãbán được tạo ra từ các chi phí này
Ngoài ra, trong giá vốn hàng bán còn bao gồm tất cả các khoản chênh lệchgiữa dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớnhơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán nămtrước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi đã trừ phần bồi thường
và chi phí sản xuất chung phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên
độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuốiniên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảmchi phí SXKD (tức là ghi giảm giá vốn hàng bán)
Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
GVHB = Giá thành sản xuất + Chênh lệch giá thành phẩm tồn kho
Trang 19Chênh lệch giá thành
phẩm tồn kho
= Giá thành phẩmtồn kho đầu kỳ
- Giá thành phẩmtồn kho cuối kỳ
Trong trường hợp doanh nghiệp thương mại
GVHB = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch hàng tồn kho
Chênh lệch hàng tồn kho = Hàng hóa tồn kho đầu kỳ - Hàng hóa tồn kho cuốikỳ
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa dịch
vụ tiêu thụ trong kỳ
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhânviên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, bảo quản, khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao
bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, quảng cáo
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lýhành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giámđốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu để dùng văn phòng,khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảohiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khácchung cho toàn doanh nghiệp như lãi vay, dự phòng, phí kiểm toán, tiếp tân, tiếpkhách, công tác phí…
2)Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tàichính và chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính làlợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư, mua bánchứng khoán ngắn, dài hạn, cho thuê tài sản, các hoạt động đầu tư khác, do chênhlệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng, cho vay vốn, bán ngoại tệ,hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán…
Doanh thu hoạt động tài chính gồm
Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãiđầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa,dịch vụ
Trang 20 Cổ tức lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết hoặc cổ tức đầu
tư cổ phiếu
Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vàocông ty con, đầu tư vốn khác
Lãi tỷ giá hối đoái
Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí cho các hoạt động đầu tư tàichính bao gồm chi phí liên doanh liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí vay nợ, chiphí mua, bán chứng khoán
3)Xác định lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tínhhoặc có dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hay là những khoản lợi nhuậnthu được không mang tính chất thường xuyên nhưng khoản lợi nhuận này thu được
có thể hoặc khách quan đem lại Lợi nhuận khác được xác định là chênh lệch giữadoanh thu khác và chi phí khác
Doanh thu khác gồm
Doanh thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu nhập từ nghiệp vụ bán và chothuê tài sản
Thu tiền phạt khách do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường
Thu các khoản nợ khó đòi, khó xử lý, thu các khoản nợ phải trả không xácđịnh được chủ
Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sảnphẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)
Thu các khoản thuế được ngân sách nhà nước giảm, hoàn lại
Trang 21 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Bị phạt thuế, truy nộp thuế
Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ
Các khoản chi phí khác
Việc xác định lợi nhuận đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là cơ sở để đánh giá năng lực hoạtđộng của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời là cơ sở cho việc phân phốiđúng đắn lợi nhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục
Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là chỉ tiêu cơ bảnđánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Lợi nhuận giữ vai trò rất quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.Tuy nhiên lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạtđộng giữa các doanh nghiệp với nhau vì nó có một số hạn chế:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố khách quan và có
sự bù trừ lẫn nhau Nếu chỉ căn cứ vào mức lợi nhuận thì không thể phản ánh đúnghết và không thấy được sự tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận thu được củadoanh nghiệp
Vì điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh, điều kiện vật chất, thị trườngtiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp là khác nhau nên lợi nhuận thu được cũngkhác nhau
Do đó để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, người ta phảikết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tàisản…
1.2.2.Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuấtkinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau, giữa kế hoạch với thực tế trong một doanhnghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh Tỷ suấtlợi nhuận càng cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả
Do yêu cầu phân tích và đánh giá khác nhau đối với từng doanh nghiệp mà cónhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận Sau đây là một số tỷ suất lợi nhuận thườngđược sử dụng
Trang 221)Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặcsau thuế của sản phẩm tiêu thụ với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ
Công thức xác định như sau:
T st =
Trong đó:
Tst: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
P: Lợi nhuận sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (trước hoặc sau thuế).T: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanhnghiệp thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó Tỷ suất này càng cao,hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung củatoàn ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành (dẫnđến giá thành sản phẩm cao khiến cho lợi nhuận bị giảm xuống) đòi hỏi doanhnghiệp phải có biện pháp khắc phục
2)Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với sốvốn mà chủ sở hữu bỏ ra trong quá trình kinh doanh
Công thức xác định như sau:
ROE =
Trong đó:
ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
LNST: Lợi nhuận sau thuế
VCSH: Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu quan trọng được các nhàquản trị tài chính đặc biệt quan tâm, chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sởhữu bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợinhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng
Trang 23vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn Nếu ROE của doanh nghiệp thấp hơnROE ngành thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra chưa được sử dụng hiệuquả.
3)Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản củadoanh nghiệp
Công thức xác định như sau:
Việc tăng lợi nhuận và hơn nữa là tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụ rất quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuân cao hay thấp còn phụthuộc vào đặc thù của từng ngành sản xuất, phương hướng sản xuất kinh doanh củatừng ngành Ngoài ba chỉ tiêu vể tỷ suất lợi nhuận trên trong công tác quản lý kinh
tế người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành, tỷ suất lợi nhuận trênchi phí… để đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch lợinhuận trong kỳ của doanh nghiệp
Thông qua các chỉ tiêu trên có thể đánh giá một cách đầy đủ, chính xác tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời so sánh và đánh giá chất lượng hoạtđộng giữa các doanh nghiệp với nhau một cách toàn diện Điều đó được thực hiệntốt hơn và hiệu quả hơn nếu như doanh nghiệp biết kết hợp một cách chặt chẽ cácchỉ tiêu tương đối và tuyệt đối là tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 241.3.Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu, là động lực, là đòn bẩy kinh tế mà các doanhnghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều muốn hướng tới Bởi vậy để đạtđược cái đích đó thì các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó tiến hành phân tích Xác định cácnhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tácđộng là nhiệm vụ của các nhà quản lý, phân tích tài chính doanh nghiệp Các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có rất nhiều nhưng người ta chiathành hai nhóm chính: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan Vấn
đề đặt ra là các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp tác động một cách hợp lý
và khắc phục những nhân tố tiêu cực góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp
1.3.1.Nhóm nhân tố khách quan
1)Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Doanh nghiệp là tế bào của hệ thống nền kinh tế, hoạt động của nó không chỉchịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường (bàn tay vô hình) mà còn chịu sựchi phối của Nhà nước thông qua chính sách kinh tế vĩ mô Nền kinh tế Việt Nam
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước,
do đó vai trò chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiệnthông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô Nhà nước khuyến khích hayhạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêngbằng các chính sách, công cụ tài chính Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước vềthuế, lãi suất, quy chế quản lý, chính sách ưu đãi và bảo hộ đều có tác động khôngnhỏ tới doanh nghiệp
Khi chính phủ tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế nhập khẩuđối với doanh nghiệp áp dụng hai loại thuế này đều làm tăng chi phí, hoặc làm tăngthuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp
Nếu chính phủ ban hành thuế khoá, chính sách quản lý tài chính ưu đãi,khuyến khích tạo điều kiện cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phát triểnbằng các biện pháp như miễn thuế, giảm thuế, bảo hộ, môi trường kinh doanh thuậnlợi… góp phần làm cho chi phí của doanh nghiệp giảm đi một cách đáng kể, lợinhuận tăng lên Ngược lại với chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý tài chính củaNhà nước bất hợp lý không những kìm hãm các doanh nghiệp phát triển mà cònlàm cho toàn bộ nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn
Trang 252)Sự biến động của lãi suất, giá cả thị trường, giá trị tiền tệ
Lãi suất của thị trường tăng, giảm sẽ có tác động trực tiếp tới chi phí tài chínhcủa doanh nghiệp, khi lãi suất cao thì chi phí huy động vốn mà doanh nghiệp phảitrả cao, khi đó nếu doanh nghiệp có hệ số nợ cao thì khoản chi phí đó sẽ chiếm mộtphần lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp và ngược lại, khi lãi suất thấp nếudoanh nghiệp có hệ số nợ thấp sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp
Giá cả thị trường có tác động lớn tới doanh thu do đó có ảnh hưởng lớn tớikhả năng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Sự thay đổi giá cả thị trường còn ảnhhưởng tới việc gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp
Khi giá trị đồng tiền trong nước thay đổi thì tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ vớiđồng nội tệ sẽ biến động tăng hoặc giảm, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuậncủa doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại có hoạt động kinh doanhxuất, nhập khẩu Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì lợi nhuận của nhà nhập khẩu lại giảm
và ngược lại Mặt khác khi giá trị đồng tiền thay đổi dẫn đến khả năng phục vụ sảnxuất kinh doanh của đồng vốn cũng thay đổi và nếu các nhà quản lý không chú ýtới việc bảo toàn phát triển vốn thì rất có thể đây là hiện tượng lãi giả lỗ thật
3)Quan hệ cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hànghóa bán ra của doanh nghiệp Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàngkinh doanh đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, người tiêu dùng không còn ham tiêuthụ mặt hàng đó cho dù doanh nghiệp có dùng những biện pháp khuyến khích bánhàng… Lúc này việc tăng khối lượng hàng bán ra rất khó khăn và cuối cùng lợinhuận của doanh nghiệp sẽ giảm Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặthàng đang kinh doanh của doanh nghiệp được người tiêu dùng quan tâm, ưa thích,nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng hết nhu cầu trên thị trường, lúc nàydoanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán ra tăng doanh thu và lợi nhuận
4)Đối thủ cạnh tranh:
Là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.Các nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sảnxuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như kháchhàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp,các sản phẩm, dịch vụ thay thế… Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độcạnh tranh của ngành và thu lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 261.3.2.Nhóm nhân tố chủ quan
1)Nguồn nhân lực
Có thể nói nguồn nhân lực luôn đóng vai trò trọng tâm và có ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay Khi các doanh nghiệp phải cạnhtranh với nhau một cách gay gắt th́ì nguồn lực dồi dào, có tŕnh độ cao là yếu tốquan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp Trình độ quản lý, trình độchuyên môn cũng như sự nhanh nhạy của người lãnh đạo, tính linh hoạt, sáng tạo,mạo hiểm trước sự biến động của thị trường cũng như môi trường kinh doanh, lĩnhvực kinh doanh đa dạng phong phú, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết lựa chọn, nắmbắt được cơ hội, đứng trước nguồn vốn có hạn, sao cho có hiệu quả nhất Bởi vậynguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Với một phương án kinh doanh khả thi và trình độ tổ chức thực hiện phương ánmột cách linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu Bêncạnh đó trình độ công nhân viên cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành côngcủa mỗi doanh nghiệp Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thíchứng với yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả lao động,tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận
2)Khả năng về vốn
Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó
là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của doanhnghiệp Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào có lợi thế vềvốn sẽ có lợi thế kinh doanh Vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cơtrong kinh doanh, có điều kiện để mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanhnghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận
3)Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là quá trình thực hiện
sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố lao động, vật tư, kỹ thuật… để tạo ra sản phẩm,hàng hóa Quá trình này tiến hành tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra
số lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng các yếu tố
để sản xuất ra hàng hóa Vấn đề được đặt ra ở đây là sau khi đã lựa chọn được quy
mô sản xuất kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp cần lựa chọn vấn đề kinh tế cơbản không kém phần quan trọng là tổ chức sản xuất nó như thế nào để có chi phíđầu vào và giá thành sản xuất là thấp nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càngđược nâng cao
Trang 27Việc quyết định sản xuất như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọncác đầu vào: Lao động, vật tư, thiết bị, công nghệ có chất lượng và giá mua thấp.Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nângcao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giảm giá thành từ đó có cơ sở để tănglợi nhuận cho doanh nghiệp Vấn đề thứ hai là các doanh nghiệp phải lựa chọnphương pháp thích hợp để kết hợp tối ưu các đầu vào trong quá trình sản xuất rasản phẩm Việc phấn đấu để tìm mọi biện pháp tổ chức tốt quá trình sản xuất sảnphẩm hàng hóa là nhân tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sảnlượng để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Nhân tố có liên quan chặt chẽ tới quátrình sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ và ảnh hưởng tới lợi nhuận là giá vốnhàng bán.
Giá vốn hàng bán là một nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận.Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sảnxuất, thu mua liên quan đến hàng tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận bán hàng tăng lên
và ngược lại Để giảm được chi phí sản xuất của doanh nghiệp đòi hỏi doanhnghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí, xây dựng các định mức tiêuhao, tổ chức tốt các khâu trong quá trình sản xuất, lựa chọn nguồn hàng thích hợp
để tối thiểu hóa các khoản chi phí có liên quan
4)Việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
Sau khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra theo những yếu tố tối ưu về sảnxuất thì vấn đề tiếp theo của quá trình kinh doanh là phải tổ chức bán hàng hóa,dịch vụ ra thị trường nhằm thu lợi nhuận để tiếp tục quá trình tái sản xuất và mởrộng Lợi nhuận chỉ có thể thu được sau quá trình tiêu thụ và thu được tiền về Việc
tổ chức tốt công tác tiêu thụ làm cho thu nhập tăng lên, chi phí lưu thông giảm do
đó góp phần làm tăng lợi nhuận Để làm tốt công tác này các doanh nghiệp cần tiếnhành tốt các hoạt động về quảng cáo, kinh doanh hàng hóa Mục đích của việc thựchiện công tác tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm tăng tổng doanh thutiêu thụ Vì doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng giảm lợinhuận của doanh nghiệp
Trong khi các điều kiện khác không đổi, doanh thu tiêu thụ có quan hệ tỷ lệthuận với lợi nhuận: Sản lượng tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại Sự biến độngcủa doanh thu lại chịu tác động của các nhân tố sau:
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự tăng giảm của sản lượng tiêuthụ có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, sản lượng tăng thì lợi nhuận tăng và ngược
Trang 28lại Đây là nhân tố ảnh hưởng mang tính chất chủ quan phản ánh trình độ tổ chức,quản lý, bảo quản và các chính sách tiêu thụ hàng hóa Khi khối lượng sản phẩmsản xuất và tiêu thụ tăng sẽ kéo theo lợi nhuận tăng lên, nhưng đây mới chỉ là khảnăng Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đưa quá nhiều ra thị trường, thị trườngkhông tiêu thụ hết thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanhgiảm Ngược lại nếu đưa ra thị trường một khối lượng sản phẩm nhỏ hơn nhu cầuthị hiếu thì doanh nghiệp có khả năng mất đi một bộ phận khách hàng Do đó trongcông tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải đánh giá đúng nhu cầu thị trường vàkhả năng sản xuất thích hợp Như vậy khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ lànhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi
ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại mặt hàng khácnhau, tuy nhiên mức độ tiêu thị, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các loạihàng hóa khác nhau là khác nhau Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũngảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lývới chủng loại và tỷ trọng của mỗi loại hàng hóa phù hợp sẽ tránh được tình trạng ứđọng hàng hóa khi lượng hàng hóa dự trữ quá lớn so với mức cầu của thị trườnghoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi cầu của thị trường lớn nhưngdoanh nghiệp lại dự trữ quá ít
5)Giá bán sản phẩm
Thông thường giá bán sản phẩm là do doanh nghiệp tự định đoạt Trong điềukiện các nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ, giá thành sản phẩm khôngthay đổi thì giá bán tăng giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Trong nền kinh
tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xác định giá bán dựa trên quan
hệ cung cầu trên thị trường Doanh nghiệp không thể tự tăng giá bán cao hơn giácác mặt hàng cùng loại trên thị trường Trừ một số mặt hàng như điện, nước, luyệnkim do Nhà nước quy định giá bán Vậy để tăng được lợi nhuận thì doanh nghiệpphải xây dựng cho mình một chính sách giá cả hợp lý, thích hợp với từng loại mặthàng, từng thời điểm sao cho bù đắp được chi phí và thu được lãi
6)Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ có ảnh hưởng không nhỏđến lợi nhuận Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩyhoặc kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, việc nângcao chất lượng sản phẩm là phương hướng, biện pháp lâu dài để tăng lợi nhuận của
Trang 29doanh nghiệp Nhu cầu của khách hàng ngày nay là luôn hướng tới những sảnphẩm có chất lượng cao, do vậy chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắcbén của các doanh nghiệp Vì vậy, chất lượng sản phẩm tiêu thụ cao không chỉ làmtăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại chất lượng sản phẩmthấp thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ khó khăn Nếu chất lượng sản phẩm của doanhnghiệp quá thấp sẽ gây ứ đọng vốn, mất vốn kinh doanh do doanh nghiệp giảm giábán dẫn đến doanh thu giảm, khi đó doanh thu sẽ nhỏ hơn chi phí Việc đảm bảochất lượng sản phẩm không chỉ đảm bảo tăng lợi nhuận mà còn tạo uy tín chodoanh nghiệp trên thị trường, tạo thế cạnh tranh vững chắc.
7)Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoànthành việc sản xuất sản phẩm Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm làtuỳ thuộc vào kết quả quản lư và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trìnhsản xuất của doanh nghiệp Nếu trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp quản lý tốt
và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả toàn bộ chi phí này sẽ hạ thấp được giá thành sảnphẩm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí không trựctiếp tạo nên sản phẩm nhưng lại đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho quá trình tiêuthụ sản phẩm được tiến hành nhanh chóng Việc quản lý hai loại chi phí này là vôcùng phức tạp, doanh nghiệp phải tổ chức sắp xếp một cách có hợp lý và khoa họcnhằm giảm bớt các loại chi phí này
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH
SÁCH THÁI NGUYÊN
2.1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
2.1.1.Khái quát chung về Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
- Tên công ty: Công ty cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 65, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan ĐìnhPhùng, thành phố Thái Nguyên
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Bán buôn, bán lẻ sách, văn hoá phẩm và các loại xuất bản phẩm
+ Kinh doanh băng đĩa nhạc, đĩa hình, đồ chơi trẻ em
+ Kinh doanh hoá mỹ phẩm
- Người đại diện theo pháp luật ông : Lê Thanh Tuấn – giám đốc công ty
Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đưalại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tuy nhiên với kết quả này chưa thật tương xứng với tiềmnăng cũng như quy mô và sự phát triển của nền kinh tế Mức hưởng thụ xuất bảnphẩm bình quân đầu người của tỉnh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cảnước Với quyết tâm của toàn ngành Phát hành sách, phấn đấu thực hiện thắng lợi
Trang 31chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 được thông qua tại Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX đó là: phấn đấu đến năm 2010 cả nước đạt bình quânđầu người 5 bản sách/người/năm.
Năm 2010 nhà nước thoái vốn cho một công ty tư nhân, đồng thời các cổđông bán hết cổ phần cho công ty này Tính đến thời điểm tháng 10/2010 chủ sởhữu là Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng
Năm 2011 Công ty cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên chính thức hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ, công ty con, nhưng về mặt thủ tục pháp lý lại làcông ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp Đây là một khó khăn rất lớn đốivới công ty
2.1.3.Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên:
Trang 32
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
GIÁM ĐỐCĐIỀU HÀNH
Phòng Tổ chứcHành chính
Phòng Nghiệp vụ
Kinh doanh
Siêu thị sách
tự chọn
Chi nhánh hiệu sáchHuyện - TP -Thị xã
Trang 33Bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến – chức năng bao gồm:
1/Đại hội đồng cổ đông.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, cónhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinhdoanh
- Quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vàđầu tư, tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty, bầu, bãinhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định tổ chức bộ máy của công ty
2/ Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu rachịu trách nhiệm trước công ty và chịu sự kiểm soát của công ty về tất cả hoạt độngquản lý của mình
- Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên gồm 3người:
+ 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phầnThương mại Thái Hưng trực tiếp bầu ra
+ 01 Uỷ viên thường trực; 01 ủy viên do Hội đồng quản trị bầu ra
- Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lýhoặc chỉ đạo thực hiện của Chủ tịch hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị
có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt độngcủa công ty trừ những việc thuộc thẩm quyền của công ty cổ phần Thương mạiThái Hưng
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những cán
bộ quản lý khác của công ty
- Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật điều lệ các quy chếnội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định cụ thể Hội đồngquản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm
Trang 34+ Xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mụctiêu chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua.
+ Bổ nhiệm và bãi miễn Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty vàduyệt phương án bố trí các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Giám đốc điềuhành và quy định mức lương của họ
+ Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty,
+ Thực hiện các khiếu nại của công ty về cán bộ quản lý cũng như quy địnhlựa chọn đại diện của công ty trong các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó.+ Bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành hay bất kỳ cán bộquản lý hoặc người đại diện nào của công ty nếu Hội đồng quản trị cho rằng đó làlợi ích tối cao của công ty
+ Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty
3/ Giám đốc điều hành
- Điều lệ Công ty cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên quy định: Giám đốccông ty được Chủ tịch hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm thông qua Hội đồngquản trị công ty Thông tin về mức lương, trợ cấp, quyền lợi của Giám đốc điềuhành phải được Hội đồng quản trị quyết định và phải báo cáo cho công ty cổ phầnThương mại Thái Hưng
- Là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người chỉ đạo hoạt độnghàng ngày của công ty
- Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế; Tham khảo ý kiến Hội đồngquản trị để quyết định số lao động, tiền lương; Trình Hội đồng quản trị phê chuẩn
kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo; Thực hiện kế hoạch kinhdoanh hàng năm; Chuẩn bị và trình các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàngquý
4/ Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Phát hành sách bao gồm 04 (bốn)thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05(năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khônghạn chế Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực
Trang 35và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chứccông tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổđông Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.
5/Phòng Kế toán.
Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Công ty về tổ chức thu thập, ghi chép,tổng hợp và hạch toán kế toán đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của đơn vị theođúng chế độ tài chính kế toán, đảm bảo chính xác, trung thực, kịp thời Phối hợpvới các phòng ban tham mưu giúp lãnh đạo công ty quản lý, phân tích tài chính,nguồn vốn, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả và an toàn sử dụng vốn tronghoạt động kinh doanh
bộ phận có liên quan, cho ban lãnh đạo công ty để có biện pháp kịp thời xử lý; Lậpbáo cáo về lao động, tiền lương; Chịu trách nhiệm trước công ty về công tác bảo
vệ, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn tài sản của người lao động trong đơn vị và kháchhàng; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân sự và hành chính trongcông ty
7/ Phòng Kinh doanh
Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo Công ty tronglĩnh vực kinh doanh, theo dõi đôn đốc kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý,,,; tìmhiểu phân tích các chính sách bán hàng của nhà cung cấp, thị trường tiêu thụ, Chủđộng tìm kiếm và khai thác hàng, tập hợp nhu cầu của khách hàng, cung ứng hànghóa cho các siêu thị
+ Dựa trên quy chế Mua – Bán hàng hóa căn cứ vào hóa đơn bán hàng củanhà cung cấp, cán bộ nghiệp vụ làm giá bán theo tỷ lệ quy đinh của quy chế; Phòngnghiệp vụ điều tiết hàng hóa có số lượng tồn kho cao giữa các siêu thị, tìm hiểunguồn hàng, khách hàng,thị trường Khi hàng hóa nhập về phải dán mã vạch trênsản phẩm, niêm yết giá bán đây là nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Trang 368/ Các siêu thị trung tâm kinh doanh huyện, thị xã.
Là đầu mối trực tiếp quan hệ với khách hàng, là bộ phận bán buôn, bán lẻcác siêu thị thực hiện nhiệm vụ bán hàng, thu ngân, giao dịch với khách hàng
+ Nhân viên bán hàng hướng dẫn chỉ giới thiệu cho khách hàng biết vị trícủa từng mặt hàng, nhóm hàng, hướng dẫn khách gởi đồ, thanh toán tiền; Kiểm tra,thống kê những mặt hàng còn thiếu, đã hết,,,, bóa cáo phụ trách để bổ xung hàng;giới thiệu những mặt hàng công ty đang kinh doanh, những mặt hàng mới chokhách hàng; Trưởng chi nhánh, siêu thị chịu trách nhiệm về kế hoạch doanh thu,quý, năm Lập và triển khai kế hoạch bán hàng, tiếp thị cho chi nhánh, siêu thị,giám sát công việc giao nhận hàng hóa Hàng tháng tiến hành chốt đối chiếu số liệuvới kế toán
2.1.4.Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ mua bán diễn ra vô cùng phức tạp vàrất khó định lượng Việc làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả không chỉ
là mối quan tâm mà còn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp Vì vậy để đảmbảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả tốt thì sau mỗi chu kỳsản xuất kinh doanh cần thiết phải tiến hành xem xét và phân tích kết quả hoạt độngkinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo quan trọng phản ánh hiệuquả sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp Sau đây là báo cáokết quả hoạt kinh doanh của công ty cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
6 Doanh thu hoạt động tài chính 0,01 0,10 0,11
- Trong đó: Chi phí lãi vay 1,97 4,84 5,32
8 Chi phí quản lý kinh doanh 2,05 10,16 10,67
Trang 37-11 Chi phí khác - -
-13 Tổng lợi nhuận kế toán trước
14 Chi phí thuế thu nhập DN 0,447 0,837 1,240
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, từ 34,44 tỷ đồng lên
đến 139,64 tỷ đồng tương ứng tăng 305,42% Tổng doanh thu năm 2013 tăng 10%
so với tổng doanh thu năm 2012 Sự tăng lên này là do năm 2012 công ty đã thayđổi chiến lược kinh doanh, mở rộng mảng siêu thị với thị trường chủ yếu là kháchhàng bán lẻ với mặt hàng là sản phẩm sách, máy tính, văn phòng phẩm, quà lưuniệm, đồ thể thao, bàn ghế học tập, hàng tạp hóa Vì vậy số lượng sản phẩm bán ratăng lên đáng kể so với số lượng năm 2011 Bên cạnh đó với hệ thống cơ sở đồng
bộ nên khả năng tăng doanh thu được đảm bảo Tăng doanh thu tác động tốt tớicông ty trong việc tăng khả năng thanh toán, thanh khoản, vòng quay vốn và khẳngđịnh được vị thế của công ty trên thị trường Đây là điều rất khả quan khi nền kinh
tế mới vượt qua khủng hoảng
Giảm trừ doanh thu: Nhờ có việc quản lý chất lượng tốt nên trong 3 năm
2011, năm 2012 và năm 2013 đều không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thunên doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng Đồng thời không phát sinh cáckhoản giảm trừ doanh thu chứng tỏ chất lượng các mặt hàng được đảm bảo về cảnội dung và hình thức Điều này tác động tích cực đến uy tín của công ty, kháchhàng tin tưởng hơn vào chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế
Từ đó cho thấy doanh thu và lợi nhuận thu được sẽ tăng cao
Giá vốn hàng bán năm 2012 là 116,37 tỷ đồng nhiều hơn năm 2011 là 90,41
tỷ đồng, tăng tương ứng 348,29% Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 11,64 tỷ đồng
so với năm 2012, tương ứng tăng 10% Ta thấy sự gia tăng của doanh thu có ảnhhưởng đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán do công ty phải mua vật liệu, máy mócthiết bị đầu vào, thêm vào đó có sự gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanhkéo theo sự gia tăng của chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí lưu kho…
Trang 38Mặt tiêu cực của sự gia tăng giá vốn hàng bán là giảm sức cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường Nhìn chung nếu doanh nghiệp nào có giá vốn hàng bán thấpthì sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn Mặt khác công ty đã đẩy mạnh việc sảnxuất, kinh doanh nhiều mặt hàng, sản lượng tiêu thụ lớn do vậy công ty đã trưởngthành trên thương trường, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và tạo thêm được công ăn việclàm cho người lao động Ta thấy sự gia tăng của giá vốn hàng bán tác động tích cựcđến công ty vì vậy sự gia tăng này là điều tất yếu.
Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng từ 8,48 tỷ đồng lên 23,27 tỷ đồng so với năm
2011, tương ứng tăng 174,28% Lợi nhuận gộp năm 2013 tăng 10% so với năm
2012, tương ứng tăng 2,33 tỷ đồng Nguyên nhân có sự gia tăng này là do tổngdoanh thu tăng và không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu Điều này chothấy công ty đã thực hiện tốt việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, pháttriển tốt việc nâng cao sản lượng, nâng cao năng suất chất lượng lao động để lợinhuận gộp thu được tăng lên
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng rất mạnh so với năm 2011, từ
0,012 tỷ đồng lên đến 0,102 tỷ đồng tương ứng tăng 717,55% Doanh thu hoạt độngtài chính năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012, tương ứng với mức tăng 9,99%.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty hưởng lãi lớn từ tiền gửi ngân hàng
và được hưởng chiết khấu khi mua hàng hóa, dịch vụ Vì vậy sự gia tăng này làmmang lại nguồn thu lớn, tạo thêm được lợi nhuận và tác động tốt tới hoạt động kinhdoanh của công ty
Chi phí tài chính là chi phí lãi vay, không phát sinh khoản chiết khấu hay
chênh lệch tỷ giá Chi phí lãi vay năm 2012 là 4,84 tỷ đồng tăng đáng kể so vớinăm 2011 là 1,97 tỷ đồng, tăng tương ứng 145,88% Chi phí tài chính năm 2013tăng 0,48 tỷ đồng so với năm 2012, với mức tăng là 10% Lí do là năm 2012 công
ty đã vay ngắn hạn ngân hàng để bổ sung vốn thực hiện mở rộng sản xuất kinhdoanh, vì vậy mà chi phí lãi vay phải trả tăng lên Việc này công ty nên hạn chế vàphải có kế hoạch mua và dự trữ hàng hóa hợp lý, có phương thức tốt nhất trongviệc bán hàng để tăng nhanh khoản thu từ việc bán hàng này
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 tăng 394,64% so với năm 2011 tương
ứng tăng 8,11 tỷ đồng; từ 2,05 tỷ đồng lên đến 10,16 tỷ đồng Năm 2013 chi phíquản lý kinh doanh tăng 0,51 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 5% Sự giatăng mạnh của chi phí quản lý kinh doanh trong năm 2012 là do công ty thực hiện
mở rộng quy mô kinh doanh nên phát sinh nhiều khoản chi phí cho nhân viên quản
lý, chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý, chi phí hội nghị,