Cây châu thụ – Thuốc sát khuẩn, giảm đau Châu thụ Gaultheria fragrantissima Wall.. thuộc họ đỗ quyên Ericaceae, tên khác là thạch nam, cây tra, lão quan thảo, là một cây bụi cao 1,5-3m
Trang 1Cây châu thụ – Thuốc sát
khuẩn, giảm đau
Châu thụ (Gaultheria fragrantissima Wall.) thuộc họ đỗ quyên (Ericaceae), tên khác là thạch nam, cây tra, lão
quan thảo, là một cây bụi cao 1,5-3m, phân cành nhiều Cành mảnh mọc
nằm ngang và xòe rộng, theo hình zíc zắc, màu đỏ nhạt đến đỏ tía, lá mọc so
le Mùa hoa quả: tháng 1-4
Trang 2Cây châu thụ
Cây mọc tự nhiên ở vùng núi cao trên
1.500m thuộc các tỉnh Lào Cai (Sapa),
Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc), Lai
Trang 3Châu (Sìn Hồ), Cao Bằng (đèo Lê A),
Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Yên Bái (Mù
Cang Chải), Quảng Nam (Trà My), Kon Tum (núi Ngọc Linh)
Các bộ phận của cây châu thụ, nhất là lá
và vỏ thân chứa tinh dầu nặng hơn nước với hiệu suất 0,6-1,25% Tinh dầu chứa alcol, ceton, ester và đặc biệt là methyl salicylat với tỷ lệ cao, một hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, kích thích, giảm đau, chữa tê thấp, đau lưng, đau dây thần
kinh, chân tay nhức mỏi
Y học hiện đại chỉ dùng tinh dầu châu
thụ bằng cách ngâm lá hoặc vỏ thân để tươi trong nước 30o, để yên một đêm cho men tác dụng Sau đó cất kéo hơi nước lấy tinh dầu Tinh dầu này được pha chế với liều lượng nhỏ cùng với nhiều vị
thuốc khác thành những dạng thuốc dùng
Trang 4xoa bóp như dầu xoa, cao xoa, cao dán Tinh dầu châu thụ còn là thành phần của thuốc đánh răng và nhiều chế phẩm dùng trừ diệt và xua đuổi côn trùng
Theo kinh nghiệm dân gian, cả cây châu thụ, trừ rễ, thái nhỏ, nấu với nước cho
thật đặc, rồi đợi khi nước ấm, ngâm chân
bị đau nhức; đồng thời, lấy khăn bông
thấm nước thuốc dùng miết xoa từ đầu gối trở xuống Ngày làm 2-3 lần Có thể cho dược liệu đã phơi khô thái nhỏ vào rượu, ngâm trong 15-20 ngày, ngâm càng đặc càng tốt Dung dịch có mùi thơm
mạnh và rất nóng Khi dùng, lấy bông
sạch thấm thuốc xoa đều vào chỗ đau rồi nắn bóp