Những thuận lơi, khó khăn và các biện pháp khắc phục 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa (Trang 27 - 30)

1. Thuận lợi

Với địa bàn hoạt động trong pham vi thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh của chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng khác. Đặc biệt, Hà Nội đã tạo được mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp nhà nước có

tiềm lực. Mặc dù còn những bất lợi của điều kiện khách quan nhưng với sự lãnh đạo linh hoạt của ban Giám đốc, sự năng động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, họat động của chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể.

Tổng số DNNN đang có quan hệ tín dụng tại NHNo&PTNT Bách Khoa Hà Nội ngày càng tăng lên là 33 đơn vị, so với đầu năm thăng thêm 9 đơn vị. Các đối tượng khách hàng là DNNN của Chi nhánh không có trường hợp nào là đơn vị kinh doanh thua lỗ dẫn không trả được nợ gốc và lãi.

Nguồn vốn huy động gia tăng qua các năm. Hoạt động cho vay tín dụng được mở rộng. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần. Môi trường làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.

Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng truyền thống bằng các chính sách ưu đãi về lãi suất, phí thanh toán....

2. Khó khăn

Mở rộng tín dung trung dài hạn đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng làm cho quy mô tín dụng tăng và ổn định lâu dài. Nhưng trên thực tế tại chi nháh NHNo&PTNT Bách Khoa Hà Nội, tỷ lệ dự nợ trung – dài hạn trên tổng dư nợ còn thấp mà trong khi đó năm 2007 nguồn vốn huy động tương đối lớn, điều này thể hiện chi nhánh chưa phát huy nguồn vốn hữu hiệu của mình. Nhưng sang năm 2008 tỷ lệ dư nợ dại hạn trên tổng dư nợ đã tăng lên. Tuy vậy trong thời gian tới chi nhánh vẫn cần có những biện pháp mở rộng quy mô tín dụng, tăng dư nợ đặc biệt dư nợ trung – dài hạn để tối đa hoá nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Do lãi xuất huy động các loại tiền gửi từ một năm trở lên thường cao, do vậy mức lãi suất huy động vốn bình quân cao làm cho lãi suất cho vay bình quân cũng cao. Mặt khác, doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cho vay nên cần phải điều chỉnh mức lãi suất này.

Tuy nhiên do Ngân hàng Nhà nước khống chế mức lãi suất cho vay tối đa cùng với sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác nên chi nhánh vẫn phải hệ

thống mức lãi suất cho vay trung – dài hạn, điều này làm giảm doanh thu của chi nhánh.

Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường, việc thu thập thông tin khách hàng, thu thập thông tin kinh tế xã hội từ các bộ ngành hữu quan chưa được chú trọng và làm thường xuyên.

Tình hình nợ quá hạn có chiều hướng tăng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do nhiều dự án trong quá trình hoạt động vốn tự có thấp, hiệu quả giảm, chứa nhiều rủi ro nên chưa trả được nợ. Do vậy chi nhánh đã gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá chính xác tình hình tài chính của từng doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay.

3. Biện pháp khắc phục

Đa dạng hoá các loại hình huy động trung – dài hạn: Với mức lãi suất phù hợp, cần thiết lập một thị trường trái phiếu dài hạnl linh hoạt, mua bán lại trái phiếu dài hạn cho dân cư để tăng doanh số cho vay huy động vốn trung dài hạn.

Tăng cường các biện pháp tiếp thị, tăng số lượng khách hàng là các Tổ chức Kinh tế, dân cư. Giữ ổn định số dư tiền gửi của một số khách hàng lớn như: Quỹ hỗ trợ phát triển, BHXHVN, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng Liên Doanh Việt Thái, NHTMCP Kỹ Thương VN và một số tổ chức khác.

Việc mở rộng các hình thức cho vay trung – dài hạn nên đặc biệt chú ý đến việc cho vay xây dựng nhà ở vf tín dụng thuê mua tài sản cố định.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng, ngân hàng cần thường xuyên mở những lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ thẩm định, tín dụng, hoặc cử cán bộ đi học, tham gia những khoá đào tạo trong nước và nước ngoài về thẩm định, phân tích tín dụng.

Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác thu nợ và lãi từ các khoản vay trung – dài hạn.

Chú trong công tác đào tạo cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ nhân viên cả về trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tập trung ở mọi mạt nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa (Trang 27 - 30)