2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ phân theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Tổng dư nợ 3320,216 100% 6087,385 100%
Cho vay
ngắn hạn 2290,949 69% 4284,91 70,39%
Cho vay
trung, dài hạn 1029,267 31% 1802,475 29,61%
Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ tăng theo thời gian, từ 3320,216 tỷ đồng lên 6087,385, tăng gần gấp 2 lần. Về khối lượng, cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn đều tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn thay đổi không nhiều. Cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Tổng dư nợ 3320,216 100% 6087,385 100% Doanh nghiệp nhà nước 99,606 3% 601,434 9,88% Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn 2158,14 65% 3629,908 59,63% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 99,606 3% 85,832 1,41% Cá nhân, hộ gia đình 962,863 29% 1610,113 26,45% Hợp tác xã - - 64,526 1,06% Tổ chức tín dụng - - 96,181 1,58%
Qua bảng trên, ta thấy cho vay công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống, từ 65% xuống còn 59,63%. Tỷ trọng cho vay các cá nhân và hộ gia đình cũng giảm xuống. Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, tuy vậy đang có xu hướng tăng lên.
Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
2006 2007
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Tổng dư nợ 3320,126 100% 6087,385 100% Thương mại 2189,291 65,94% 3866,098 63,51% Nông lâm nghiệp 32,537 0,98% 12,784 0,21% Sản xuất và chế biến 126,165 3,8% 193,579 3,18% Xây dựng 288,187 8,68% 375,592 6,17% Vận tải và thông tin liên
lạc
66,071 1,99% 62,091
1,.02%
Các ngành
khác 617,875 18,61% 1577,241 25,91%
Dựa vào bảng trên ta thấy cho vay các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư, và được giữ ở mức độ ổn định. Cho vay các ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, thậm chí còn có xu hướng giảm, tỷ lệ cho vay ngành này chiếm không đến 1% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay các ngành sản xuất và chế biến, xây dựng, vận tải và thông tin liên lạc còn thấp và đều đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay đối với các ngành nghề khác lại đang tăng lên nhanh chóng.
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
2.2.1. Công tác tổ chức
Như đã đề cập tới trong chương I, mỗi ngân hàng thương mại có mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng riêng. Qua thực tế rủi ro tín dụng mà ngân hàng _______________________________________________________________40
đã trải qua và những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh nên từ ban lãnh đạo tới các nhân viên đều nhận thức rõ tính quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK trong công tác quản lý rủi ro tín dụng đã thực hiện chuyên môn hoá tới từng cán bộ tín dụng và phân bổ thành các cấp. Với cách thức quản lý như hiện nay thì nhìn chung các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng như Ngân hàng HABUBANK chưa thể phát triển và xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro riêng biệt. Với cách thức như vậy, tất cả các nhân viên trong ngân hàng đều có nghĩa vụ trong việc thực thi công tác quản lý rủi ro tín dụng, điều đó đòi hỏi các cán bộ phải có kiến thức, kỹ năng và nắm được những thông tin cần thiết, đồng thời phải nhận được uỷ quyền, phân cấp để quản lý và vận hành, đảm bảo thông tin thông suốt giữa các bộ phận.
Đầu tiên, Ngân hàng cần tiến hành phân công cho cán bộ tín dụng theo dõi và quản lý cho vay theo từng đối tượng khác nhau để tiện nghiên cứu chuyên sâu từng đối tượng mà họ quản lý, qua đó thực hiện tốt công tác tín dụng, đảm bảo khoản vay có hiệu quả và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Sự hiểu biết về khách hàng được ban lãnh đạo Ngân hàng nhận định là yếu tố đầu tiên để Ngân hàng dựa vào nhằm đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, từ đó quyết định có cấp tín dụng hay không. Mức độ hiểu biết về khách hàng được xác định thông qua lượng thông tin tài chính, thông tin phi tài chính từ phía khách hàng. Các cán bộ tín dụng được phân công theo dõi các đối tượng khách hàng nên họ có thể hiểu được về các đối tương này, từ đó hỗ trợ trong việc thẩm định, quyết định cho có cho vay hay không, giám sát quá trình thu nựo, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Qua đó rủi ro tín dụng phần nào đã được hạn chế.
Hiện nay ở Ngân hàng, cán bộ tín dụng thực hiện các công tác như tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng, thẩm định dự án vay vốn và đánh giá khách hàng, tiến hành quản lý dư nợ cho vay, thu hồi các khoản nợ. Điều đó thể hiện chưa có sự phân định tách bạch về nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ cán bộ tín dụng trong các khâu mà chỉ phân chia theo lĩnh vực, đối tượng khách hàng vay vốn.
Ngân hàng cũng tiến hành phân công cho một số cán bộ chuyên sâu về công tác quản lý rủi ro tín dụng, thường xuyên lập các bản báo cáo về tình hình dư nợ của khách hàng hiện tại, các khách hàng tiềm năng, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lên trưởng phòng, ban lãnh đạo để họ có thể đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay, của tổng dư nơ để tiến hành chỉnh sửa kịp thời giúp cho đội ngũ cán bộ tín dụng hoàn thành công việc của mình. Cán bộ tín dụng luôn cập nhật thông tin về khách hàng từ phòng thông tin và phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng HABUBANK, tham gia các lớp tác huấn về thu thập thông tin, công tác phân tích khách hàng, các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, giúp cán bộ tín dụng hiểu biết hơn về khách hàng.
Lãnh đạo phòng kinh doanh sau khi nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn và tờ trình thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại và ghi rõ ý kiến trên tờ thẩm định về việc cho vay hay không để trình giám đốc Ngân hàng, giám đốc xem xét đề nghị và quyết định cho vay nếu hồ sơ hợp lệ và phương án cho vay có tính khả thi. Cón nếu phương án không hợp lý và còn nhiều nghi vấn hoặc phương án cho vay phức tạp thì có thể thành lập tổ tái thẩm định để thẩm định lại.
Việc thực hiện quy trình như trên đã giúp Ngân hàng ổn định được rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức chấp nhận được.
Thêm vào đó, cách thức quản lý rủi ro tín dụng đòi hỏi hiểu biết sâu sắc tất cả các hoạt động của Ngân hàng cũng như những chính sách về tài chính, do _______________________________________________________________42
vậy việc quản lý không thể chia nhỏ đến từng chuyên gia mà cần có sự phối hợp hài hoà, ăn ý giữa các nhân viên tín dụng, giữa đội ngũ nhân viên, trưởng phòng và ban giám đốc. Thông tin giữa các bộ phận phải được đảm bảo thông suốt và kịp thời. Những chỉ tiêu quản lý rủi ro quan trọng và kết quả của quá trình kiểm tra nội bộ phải được cung cấp đều đặn, thường xuyên tới ban lãnh đạo. Song song với quá trình này, Ngân hàng cũng thường xuyên khuyến khích nhiều buổi thảo luận về các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, trao đổi về các chủ trương chế độ và thông tin mới, nắm bắt và tiến hành giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong công tác tín dụng, tìm ra sai sót và nguyên nhân gây ra sai sót trong quá trình nghiệp vụ để sửa chữa. Từ đó giúp nhân viên nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng thẩm định cũng như kinh nghiệm trong công tác tín dụng. Ngân hàng còn có những chính sách thưởng phạt về lương để khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, Ngân hàng còn mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng nắm bắt cũng như phân tích các thông tin mới về thị trường và khách hàng, khả năng dự báo diễn biến giá cả tài sản đảm bảo, cách tra cứu thông tin từ trung tâm thông tin về tín dụng, sử dụng các phần mềm tin học trong quản lý hồ sơ tín dụng nhằm tiết kiệm thời gian và công sức lao động… Ban lãnh đạo cũng được tập huấn về các lớp quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng câo nhận thức về công tác này và các phương pháp quản lý mới, nếu có thể đưa vào áp dụng tại đơn vị mình thì sẽ tiến hành nghiên cứ để triển khai thử nghiệm.
2.2.2. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
2.2.2.1. Hoàn thành tốt công tác sàng lọc khách hàng
Sàng lọc khách hàng là quá trình Ngân hàng tìm hiểu và đánh giá về khách hàng nhằm lựa chọn ra những khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Sàng lọc khách hàng là công việc quan trọng không thể thiếu để ngăn ngừa những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Từ thực tế trước năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn cao, nợ khó đòi chiếm tỷ lệ lớn, Ngân hàng thiếu thận trọng trong quá trình lựa chọn khách hàng, thiếu thông tin cần thiết về khách hàng, giám sát tiền vay chưa chặt chẽ, thiếu những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro. Thêm vào đó, trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro như hiện nay thì sàng lọc khách hàng càng phải được tiến hành kỹ lưỡng. Sàng lọc khách hàng được tiến hành thông qua 2 hoạt động: phân tích đánh giá về khách hàng và thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn.
- Phân tích đánh giá về khách hàng:
Kiểm tra tư cách pháp nhân của khách hàng, xem xét các giấy tờ quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép hoạt động kinh doanh và quyết định tổ chức, trên các cơ sở đó cán bộ tín dụng có những đánh giá sơ bộ về khách hàng: thành lập được bao lâu, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào, uy tín đối với Ngân hàng.
Phân tích và nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng. Thông qua bản phân tích về doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đánh giá những phân tích đó, doanh thu càng lớn thì càng có điều kiện tăng thu nhập, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó tăng khả năng trả nợ Ngân hàng. Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu đánh gia tổng hợp chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả này cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động tốt, sử dụng vốn đạt được những mục _______________________________________________________________44
tiêu đã đề ra, Ngân hàng có khả năng thu hồi khoản vốn đã cho vay đúng thời hạn.
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong những thời điểm gần nhất để tiến hành phân tích, đánh giá về tình hình tài chính. Khách hàng được yêu cầu phải có 2 phương án trả nợ, đề phòng trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Nghiên cứu kỹ đối với tài sản thế chấp, xem xét tính pháp lý và giá trị trên thị trường.
Ngoài ra cán bộ tín dụng cũng cần chú ý đến năng lực, khả năng quản lý, chuyên môn cũng như kinh nghiệm của khách hàng. Những yếu tố này ít được đề cập đến trong hồ sơ xin vay nhưng phần nào thể hiện hiệu quả của việc sử dụng tiền vay sau này.
- Thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn:
Để đưa ra quyết định cho vay, ngoài điều kiện là khách hàng được đánh giá tốt, còn có điều kiện đủ là khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu trong tương lai của khách hàng, trong đó nguồn thu từ dự án thực hiện bằng vốn vay của ngân hàng là nguồn trả nợ quan trọng. Vì thế Ngân hàng cần phải thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn trước khi quyết định cho khách hàng vay.
2.2.2.2. Chú trọng vào công tác giải ngân
Để hạn chế việc sử dụng tiền vay không đúng mục đích và kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, sau khi hợp đồng đã được ký kết, cán bộ tín dụng tiến hành giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và việc sử dụng tiền vay thông qua nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng, dựa trên cơ sở mức tín _______________________________________________________________45
dụng đã ký kết. Tuỳ theo từng nhóm khách hàng, từng loại hình tín dụng được sử dụng, từng kỹ thuật cấp tín dụng mà nhân viên tín dụng sẽ vận dụng các nghiệp vụ giải ngân khác nhau. Lấy ví dụ đối với nghiệp vụ cho khách hàng vay để mua hàng hoá dự trữ, đầu tư máy móc thiết bị cũng như các mặt hàng nông sản, thuỷ sản thì trả thẳng cho đơn vị cung cấp hàng hoá trên cơ sở các hoá đơn chứng từ mua hàng. Đối với cho vay để thực hiện các dự án đầu tư thì công tác giả ngân gắn liền với tiến độ của dự án.
Dù tiến hàng theo bất kỳ hình thức nào thì nghiệp vụ giải ngân cũng thực hiện theo nguyên tắc: Cấp tín dụng phải có hàng hoá đối ứng và phù hợp với mục đích vay đã nêu ra trong hợp đồng tín dụng, nhằm ngăn ngừa việc gian lận của khách hàng. Nếu phát hiện khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thì cán bộ sẽ tìm phương pháp xử lý, nếu khách hang có ý định gian lận thì phải dừng ngay việc cấp tiền.
2.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát các món vay
Cán bộ tín dụng thường xuyên tiến hành theo dõi khách hàng, thông qua công tác khảo sát thực tế tại cơ sở, phân tích các báo cáo tài chính mà khách hàng đưa ra, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến động về sản phẩm, nguyên nhân khách hàng không trả nợ đúng thời hạn quy định… Nhân viên Ngân hàng có thể giúp đỡ cho khách hàng, tư vấn tiêu thị sản phẩm, đề nghị tăng vốn hoặc gia hạn nợ… giúp họ vượt qua những khó khăn tạm thời. Đối với các khoản nợ quá hạn, nhân viên tín dụng thường xuyên giám sát con nợ, tìm ra những biện pháp để thanh lý các tài sản thế chấp nhằm thu hồi được gốc và lãi của các khoản vay này. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương, toà án nhân dân để tạo điều kiện giải quyết nhanh các vụ tranh chấp về tài sản.
2.2.2.4. Tăng cường nghiệp vụ về thông tin tín dụng
Thông tin về khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng tròn việc đưa ra quyết định có cho vay hay không. Khi Ngân hàng nắm được đầy đủ các thông tin về hồ sơ pháp lý, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lịch sử quan hệ kinh doanh và cay vốn của doanh nghiệp… thì sẽ tiến hành lựa chọn những khách hàng có thông tin tốt, có khả năng trả nợ vay, từ đó giảm được rủi ro cho Ngân hàng. Để tăng cường khả năng cập nhật, xử lý và cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho công tác tín dụng, Ngân hàng HABUBANK đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho việc trang bị máy móc, hệ thống thiết bị điện tử, nối mạng và cập nhật số liệu hoạt động. Ngân hàng còn tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn trực tiếp khách hàng; điều