1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trên địa bàn xã ca thành, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 656,5 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (11)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (12)
    • 1.4. Ý nghĩa thực tiễn (12)
    • 1.5 Ý nghĩa trong học tập và khoa học (12)
  • PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (13)
    • 2.1 Cơ sở lý luận (13)
      • 2.1.1 Các khái niệm có liên quan (13)
      • 2.1.2 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước (15)
      • 2.1.3. Một số đặc điểm của cây trúc sào (16)
    • 2.2 Cơ sở thực tiễn (17)
      • 2.2.1. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ tre trúc trên thế giới và Việt Nam (17)
      • 2.2.2. Tình hình phát triển cây trúc sào trên địa bàn huyện ...... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Câu chuyện về vua trúc đem tiền mở đường lên núi (19)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (26)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (26)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (26)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu (26)
      • 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu (27)
      • 3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin (27)
      • 3.4.4 Phương pháp tổng hợp so sánh (28)
      • 3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu (28)
    • 3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (28)
      • 3.5.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất trúc của nông hộ (28)
      • 3.5.2 Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ (28)
      • 3.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hệ (29)
  • PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (26)
    • 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Ca Thành (31)
      • 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (31)
      • 4.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế của xã ca thành (33)
    • 4.2. Thực trạng trồng trúc trên địa bàn xã Ca Thành (37)
      • 4.2.1. Diện tích, sản lượng và số hộ trồng trúc (37)
      • 4.2.2. Tình hình trồng trúc tại các hộ điều tra (40)
    • 4.3. Những thuận lợi và khó khăn tại các hộ trồng trúc trên địa bàn xã Ca Thành (46)
      • 4.3.1. Thuận lợi (46)
      • 4.3.2. Khó khăn (49)
      • 4.3.3. Tình hình tiêu thụ trúc của các hộ trên địa bàn nghiên cứu . Error! Bookmark (0)
    • 4.4. Giải pháp phát triển cây trúc sào giúp người dân trong những năm tới (55)
  • PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (31)
    • 5.1 Kết luận (59)
    • 5.2 Kiến nghị (61)
      • 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương (61)
      • 5.2.2 Đối với các hộ trong địa bàn (62)

Nội dung

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một quá trình đặc trưng sản xuất biểu thị sự kết hợp các yếu tố đầu vào giúp giảm chi phí sản xuất đầu ra ở một mức độ nhất định[4].

Hiệu quả kinh tế bao gồm: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất.

+ Hiệu quả phân bổ là khi mọi hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất đến mức mà các đơn vị khác mang lại lợi ích cho người tiêu dùng ít hơn chi phí sản xuất Bởi vì các nguồn lực sản xuất khan hiếm nên các nguồn lực phải được phân bổ cho các ngành khác nhau với số lượng thích hợp, nếu không sẽ có quá nhiều hoặc ít sản lượng[4].

Khi các công ty lập kế hoạch, hiệu quả phân bổ được thỏa mãn nếu sản lượng sản xuất tại điểm mà chi phí cận biên bằng doanh thu trung bình Đây là trường hợp cân bằng dài hạn cho cạnh tranh hoàn hảo[7].

+ Hiệu quả sản xuất xảy ra khi các đơn vị hàng hóa được cung cấp với chi phí trung bình thấp nhất có thể.[7].

Khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là sự phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh trình độ sử dụng các nguồn lực( lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và vốn) nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.[7].

2.1.1.2 Hiệu quả kinh tế của cây trúc sào

Hiệu quả kinh tế của cây trúc sào ở đây sẽ được xem xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế bền vững Tính bền vững của hiệu quả kinh tế của một loại cây trồng có thể được đánh giá dựa vào ba chỉ tiêu khả năng; năng suất, sự ổn định năng suất và lợi nhuận[7].

Trúc sào là loại cây trồng cho thu hoạch sản phẩm quanh năm, nhưng thời gian chặt trúc tốt nhất là vào mùa khô, hạn chế chặt vào mùa xuân và mùa thu do đây là thời kỳ măng mọc Đối với các hộ trồng trúc tại Ca Thành trúc sào được thu hoạch khi người dân cần tiền để trang trải cho các khoản chi của gia đình Là loại cây lâm nghiệp phát triển mạnh ở vùng đồi núi cao, dân còn phân tán và đa phần có mức thu nhập thấp; sản lượng giá bán bình quân và chất lượng trúc thu hoạch giữa các hộ không giống nhau trong từng thời kỳ Sự chênh lệch về giá bán thường do đặc điểm về địa hình và bị quy định bởi chất lượng nguyên liệu Những hộ có vườn càng xa điểm thu gom trúc hoặc vườn trúc khó khai thác khi thu nhập bình quân có được từ bán trúc thấp do hộ sẽ phải chịu chi phí thuê người thu hoạch hoặc vận chuyển Còn sự chênh lệch về sản lượng nguyên liệu thường do sự khác diện về đất, diện tích, hộ trồng mới trở lại trong vài năm gần đây và trúc bắt đầu thu hoạch.

2.1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

 Các yếu tố kinh tế

Sau một số nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế là bốn yếu tố bởi nguồn lực, nguồn lực con người, vốn và công nghệ.[8].

Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng, kiến thức và tính kỷ luật của người lao động Các yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể mở rộng khi có sự tham gia của một lực lượng lao động có khỏe mạnh, trình độ và kỷ luật.[9].

- Tài nguyên thiên nhiên Đây là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên được sử dụng làm đầu vào trong quá trình sản xuất Tài nguyên quan trọng nhất là đất, nước, khoáng sản… Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng nhưng không quan trọng đối với nền kinh tế. Điển hình là một số quốc gia được trời phú cho sản lượng dầu mỏ lớn nên mức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út.[9].

Vốn là một trong những yếu tố tạo môi trường cho năng suất lao động tốt nhất và thương mại phát triển Đây là những phương tiện và thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất Yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển lâu dài Những quốc gia có tỉ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường được sự tăng trưởng bền vững.[9].

Nguồn vốn không chỉ từ đầu tư tư nhân mà còn là vốn cố định của xã hội tạo cơ sở cho phát triển kinh tế Vốn xã hội thường là một dự án lớn do chính phủ thực hiện.

Trong suốt lịch sử nhân loại, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự sao chép, mà là quá trình thay đổi liên tục của công nghệ sản xuất Kiến thức công nghệ là yếu tố giúp tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra năng suất cao với chi phí hợp lý.[9].

Công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học đang có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất Trí tuệ công nghệ không chỉ thể hiện sự khám phá, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Đó cũng là việc duy trì các cơ chế cho phép các phát minh được bảo hộ và thanh toán.

 Yếu tố phi kinh tế

Ngoài các nhân tố kinh tế, tăng trưởng kinh tế còn chịu tác động của các nhân tố phi kinh tế như: Thể chế chính trị, văn hóa-xã hội, dân tộc, tôn giáo, luật pháp và pháp luật.[4].

2.1.2 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước Đối với công tác phát triển kinh tế cây trúc sào, Đảng và Nhà nước ta chủ trương bằng nguồn lực của ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và của toàn xã hội, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, trợ giúp tiêu thụ sản phẩm, thực hiện chính sách trợ giúp y tế, giáo dục dạy nghề linh hoạt nhằm đảm bảo cho người dân tiếp cận với các dịch vụ này bình đẳng và ngày càng chất lượng… Đối với những hộ dân ở vùng sâu chủ động di dời một bộ phận dân cư không có đất canh tác và tạo điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng.[3]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2005-2010 chỉ ra định hướng phát triển kinh tế vùng đã chỉ rõ khu vực nông thôn, miền núi phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi gia súc và công nghệ chế biến Bảo vệ phát triển rừng hoàn thành và bảo vệ vững chắc định canh định cư Bố trí lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế trang trại. Giảm bớt khoảng cách phát triển nông thôn với đồng bằng có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.[3].

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ tre trúc trên thế giới và Việt Nam

Các sản phẩm từ tre trúc trên thế giới có thể được chia thành ba nhóm chính:thủ công mỹ nghệ, măng phục và chế biến thực phẩm công nghiệp sản xuất sản phẩm.

Về bản chất tre trúc có thể thay thế trự tiếp cho gỗ trong sản xuất và ván sàn, ván ốp… So với các loài cây lấy gỗ trúc có quan điểm đặc biệt là tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi trưởng thành thục khai thác sớm.[7].

Nhu cầu của thế giới về sản phẩm này liên tục tăng hiện nay ước tính nhu cầu về sản phẩm là hơn 11 tỷ USD/năm.

Các sản phẩm truyền thống hiện đang phát triển trên thị trường thủ công mỹ nghệ rèm và mành tương ứng với 95% sản phẩm của ngành phần lớn được tiêu dùng nội địa, đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển và có tiềm năng tăng trưởng hạn chế.

Sản phẩm trúc công nghiệp cạnh tranh với các sản phẩm gỗ chủ đạo chỉ xuất hiện trên phạm vi thương mại khoảng 10 năm nay Hiện tại tiêu dùng toàn cầu chỉ xấp xỉ 500 triệu USD/năm so với thị trường xuất khẩu tổng thể của 80 tỷ USD/năm của các sản phẩm gỗ chế biến thư cấp đã phát triển trung bình hơn 12%/năm từ năm 2000 đến nay Với sự tăng trường tại các thị trường xuất khẩu của các sản phẩm gỗ chế biến và sự thâm nhập ngày càng tăng của các sản phẩm trúc vào các thị trường này.

Cây tre trúc sào là một cây trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những nơi có sản lượng trồng cây trúc xào lớn Cây trúc sào được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất giấy, đóng gói, xây dựng và trang trí nội thất.

Về thị trường tiêu thụ, các sản phẩm từ cây trúc sào như sàn nhà, gỗ dùng cho việc chế tạo nội thất, khung ảnh, vật dụng trang trí, đồ chơi trẻ em và cả đồ dùng vệ sinh như bàn chải đánh răng, tăm tre, đều được ưa chuộng trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang các thị trường khác như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Một số mặt hàng đã được làm từ tre trúc như đồ nội thất, sàn nhà tre ngoài tính thẩm mỹ cao còn đáp ứng yêu cầu và xu hướng bảo vệ môi trường bền vững do tre trúc là nhựa cây tái tạo ít gây ô nhiễm, thải ra các loại khí thải gây hại.

Do đó, cây trúc sào đang có thị trường tiêu thụ mở rộng và tiềm năng cho những người sản xuất và kinh doanh liên quan.

Tại Việt Nam nhiều nhà máy giấy sử dụng trúc làm nguyên liệu so thân trúc chứa lượng sợi cao và chiều dài sợi 1,5 - 2,5mm là nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy Mặt khác cây dễ gây trồng thành rừng và sớm cho thu hoạch.[10].

Trong những năm gần đây chế biến trúc trở thành một trong các ngành chế biến lâm sản phát triển Tuy nhiên mặt hàng trúc xuất khẩu cìn đơn điệu về mẫu mã thiết bị tương đối hiện đại nhưng quy mô sản xuất nhỏ manh mún Các cơ sở chế biến phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu, những biến động của thị trường nguyên liệu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn khó tháo gỡ trong sản xuất của các doanh nghiệp.[10] Cá biệt nhiều làng mất nghề do thiếu nguyên liệu trong khi vùng nguyên liệu chưa được mở rộng để đáp ứng nhu cầu trong nước thì việc xuất thô nguyên liệu ra nước ngoài vẫn diễn ra khiến nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh khốn đốn Vì những nguyên nhân trên trong những năm qua các sản phẩm trúc có tăng nhưng giá trị thu được vẫn còn hạn chế.[10].

2.2.2 Tình hình phát triển cây trúc sào trên địa bàn huyện

Cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40km, rừng trúc xóm Bản Phường, xã Thành Công huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có không gian xanh mát với hàng nghìn cây trúc sào cao vút Điều khá đặc biệt là trong rừng trúc không có bất kỳ loại cây nào khác nên càng đi sâu vào rừng, du khách càng cảm nhận được sự trong lành, mát mẻ của thiên nhiên miền sơn cước Nằm ở độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển, rừng trúc Bản Phường rì rào với tiếng tiếng chim rừng líu lo khi ban mai hay lúc chiều xuống, khiến tâm hồn con người trở nên thư thái hơn.

Anh Hoàng Văn Hoạt - Đội quản lý rừng trúc Bản Phường, xã Thành Công cho biết diện tích rừng trúc hiện là hơn 40ha và từ khi rừng trúc có khách du lịch ghé thăm, người dân trong xóm nhắc nhở nhau không khai thác bừa bãi mà giữ gìn cảnh quan để khu rừng luôn tươi xanh, phát triển.

"Bản ở phía dưới rừng trúc là Bản Phường có 57 hộ, hơn 200 nhân khẩu, nhà khá thưa thớt, có các dân tộc: Dao Tiền, Dao Đỏ, Tày và Nùng cùng sinh sống.Hôm qua, có 4 - 5 đoàn khách lên đây tham quan Mỗi người trực 1 ngày thứ 7 hoặc chủ nhật, ít nữa bản sẽ phân công trực cả ngày thường Dù chưa được trả tiền hỗ trợ nhưng chúng tôi vẫn bảo ban nhau làm công việc này", anh Hoàng Văn Hoạt nói.

Hình 01: Hình ảnh rừng trúc

Huyện Nguyên Bình hiện có 16/17 xã, thị trấn có các diện tích trồng trúc,nhiều nhất là tại các xã Ca Thành, Thành Công, Minh Tâm, Thể Dục, TriệuNguyên Một số xưởng chế biến, sản xuất đồ dùng từ nguyên liệu trúc, tre trên địa bàn thường xuyên tổ chức thu mua trúc sào của bà con, để đưa ra thị trường những sản phẩm được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng bàn ghế trúc, chiếu trúc và các loại đồ gia dụng khác.

Hình 02: Đường sâu vào trong rừng trúc được xếp gạch sạch sẽ

Năm 2021, huyện Nguyên Bình đã triển khai chương trình xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào trong vùng Phja Oắc - Phja Đén với điểm được lựa chọn là vườn trúc Bản Phường, xã Thành Công Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng, UBND xã Thành Công nghiên cứu, tham mưu xây dựng quy chế khai thác trúc, vầu theo đúng quy trình, thời vụ; vừa khai thác phát triển kinh tế, vừa phục vụ phát triển du lịch. Cùng với phiên chợ Phja Đén nổi tiếng bởi các sản phẩm miến dong và nông sản địa phương, du khách đến Nguyên Bình có thể tham gia "săn mây" trên đỉnh Phja Oắc, thăm đồi chè Kolia, trang trại cá hồi; tham quan các cánh rừng trúc, rừng thông cổ thụ và tìm hiểu văn hóa dân tộc Dao Tiền ở xóm Hoài Khao

Dọc con đường từ huyện Nguyên Bình vào huyện Bảo Lạc là màu xanh bạt ngàn của những rừng trúc xanh mát Những vạt trúc thẳng tắp trên sườn đồi hay dưới thung lũng, bên những nếp nhà mái ngói âm dương đã để lại ấn tượng sâu sắc với du khách bởi sự mộc mạc, hoang sơ và không gian yên bình, nhuốm màu huyền ảo Đến với những rừng trúc sào Nguyên Bình không đòi hỏi chi phí đắt đỏ hay những hành trình hiểm trở nhưng chắc chắn sẽ để lại thật nhiều kỷ niệm khó quên cho du khách./.

Trên đường đi qua các huyện trên địa bàn bạt ngàn những vườn trúc sào trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau từ ngay ven quốc lộ đến những thung lung.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu các hộ trồng trúc trên địa bàn xã Ca Thành, huyện

Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cũng như các cây trồng tăng thu nhập khác trên địa bàn.

Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian nghiên cứu: 06/02/2023 đến 04/06/2023.

- Nghiên cứu tình hình kinh tế của các hộ trồng trúc trên địa bàn.

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng kinh tế cũng như hiệu quả của cây trúc sào trên địa bàn xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng trúc sào trên địa bàn nghiên cứu.

- Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp người dân trồng trúc sào trên địa bàn phát triển kinh tế.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin qua các nguồn tài liệu, sách báo và tạp chí các nghị định các chính sách nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các bài nghiên cứu khoa học đã được công bố các số liệu báo cáo tổng kết của xã, huyện, thành phố đang nghiên cứu để có được số liệu thống kê.

Thu thập số liệu điều tra chọn mẫu thuận tiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng trúc Mô tả thông tin về kinh tế xã hội và đời sống của người dân trên địa bàn để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp.

Tiến hành trên phạm vi xã Ca Thành.

* Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp bao gồm:

+ Những thông tin thứ các về cở sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua các nghiên cứu trước đó đã công bố trên internet, trong các tài liệu đã xuất bản.

+ Thông tin khái quát về thực trạng giảm nghèo tại địa phương được thu thập thông tin thông qua baó cáo các cấp của địa phương.

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi chuẩn bị trước đối với một số hộ gia đình trồng nhiều trúc trên địa bàn.

- Phỏng vấn bán cấu trúc đối với các chuyên gia cán bộ địa phương có chuyên môn quản lý.

- Chọn mẫu điều tra dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích trúc khoảng 1000m2 trở lên tôi điều tra 30 hộ mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên 10 hộ để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra tổng số hộ phải điều tra là 30 hộ.

* Để lựa chọn được 30 hộ để điều tra em sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện là các hộ có diện tích và chỉ tiêu nghiên cứu rộng và trồng đã được thu hoạch 1 năm để điều tra Lựa chọn ra các hộ trồng cây trúc sào trên địa bàn toàn xã, lấy ngẫu nhiên theo danh sách các hộ sao cho đủ số lượng mẫu cần.

3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin

- Linh hoạt phỏng vấn trực tiếp nông dân, trò chuyện, tiếp cận nhanh, linh hoạt, thông qua câu hỏi gợi mở và phù hợp với tình hình thực tế, vận dụng khéo léo, ứng biến kịp thời với câu hỏi: Ai? Gì? Ở đâu? khi? Tại sao? Bao nhiêu và bao nhiêu? Phỏng vấn các hộ khảo sát được lựa chọn, kiểm chứng việc thực hiện số liệu thông qua quan sát trực tiếp.

- Thu thập thông tin tài liệu từ các lãnh đạo của xã.

- Tham khảo thêm tài liệu ở trên internet.

- Phiếu điều tra có các thông tin như: Nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ học vấn của các chủ hộ các nguồn lực của nông hộ các chi phí sản xuất đời sống con người những thông tin có liên quan đến toàn bộ hoạt động cuộc điều tra để họ hiểu và trả lời.

- Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia của người dân vào vấn đề cần nghiên cứu đàm thoại với họ để nắm bắt kịp thời tình hình cũng như thực trạng sản xuất trên địa bàn nghiên cứu.

- Phỏng vấn các hộ sản xuất, người thu gom, thương lái, công ty, người sử dụng sản phẩm

3.4.4 Phương pháp tổng hợp so sánh

Từ những số liệu thông tin thu thập được ta tiến hành tổng hợp so sánh rồi đem ra phân tích các chỉ tiêu có được trong quá trình so sánh từ đó rút ra kết luận và nêu nhận xét.

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập qua nghiên cứu được tiến hành tổng hợp và phân tích.

Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp, phân loại và sắp xếp dữ liệu theo mức độ quan trọng của dữ liệu Đối với các thông tin số liệu thì cần lập bảng biểu.

Mẫu khảo sát hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bởi Execl để tiến hành tổng hợp.

- Số liệu thu thập được trong nghiên cứu được tổng hợp xử lý và phân tích Các số liệu đã xử lý được xắp xếp thành nội dung, bảng biểu sơ đồ trong báo cáo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Ca Thành

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Ca thành là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Nguyên Bình có vị trí địa lý[5]:

- Phía Đông giáp xã Triệu Nguyên và xã Vũ Nông.[5].

- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn.[5].

- Phía Nam giáp xã Mai Long và xã Phan Thanh.[5]

- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lạc và xã Yên Lạc.[5]

Xã Ca Thành có địa hình đồi, núi phức tạp, độ dốc cao liên tiếp xen kẽ là thung lũng tương đối rộng nên độ cao, thấp biến đổi đa dạng, ngoài ra ngoài ra còn có một số con suối nhỏ chạy qua nhưng mùa khô lại không có nước gây khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội[5]. Địa hình của xã Ca Thành chủ yếu là đồi núi Cảnh quan bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, đồi núi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành cảnh quan khác biệt và phức tạp, cảnh quan cao, gò đồi, trung bình 26 - 300 diện tích, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% thiên nhiên Diện tích, đất bằng phẳng chiếm khoảng 10%, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là ruộng và các bãi bằng ven hệ thống sông, suối[5]. Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng và lũ lụt[5].

Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn của huyện Nguyên Bình xã Ca Thành có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 trời thường nóng và mưa nhiều Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thường lạnh ít mưa nhiều sương muối ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.[5].

Xã Ca Thành có lượng mưa rất dồi dào nhưng địa hình có độ dốc cao nên khả năng giữ nước rất thấp Lượng nước giữ được chủ yếu trong hai con suối Khuổi Ngọa, Nộc Soa và các khe suối nhỏ Tuy nhiên, ở những vùng xa nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa tự nhiên cung cấp do đó sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.[5].

- Khí hậu: Xã Ca Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.[5].

- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,7 0 C Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 nhiệt độ trung bình là 26,1 0 C, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,9 0 C, nhiệt độ tối thấp nhất tuyệt đối là 2 0 C gây ra giá buốt, rét đậm rét hại ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và cây trồng vật nuôi.[5].

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.736.9 mm/ năm,phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8, vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể.[5].

- Độ ẩm không khí tương đối cao 81%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 84-86%, thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau Nhìn chung độ ẩm không khí trong quần thể không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.[5].

- Xã có hai hướng gió là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió trung bình 1-3m/giây, vào tháng 4, thời kỳ chuyển mùa, gió thổi cả ngày với tốc độ lớn. Trung bình từ 2-3m/s, từ mùa thu đến mùa đông tốc độ gió yếu dần, cuối năm.[5].

- Bão ít ảnh hưởng đến xã vì được che chẵn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên sảy ra tình trạng lũ lụt ở một số nơi gần suối[5].

- Thủy văn: Xã có nguồn nước tự nhiên tương đối thuận lợi, có hệ thống suối, lạch, kênh mương thủy lợi cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.[5].

4.1.1.4 Tài nguyên rừng, đất đai

Bảng 4.1 Tổng hợp diện tích đất trên địa bàn xã Ca Thành năm 2022

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 7.630,13

1.3 Đất trồng cây lâu năm 14,53 1%

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 127,51 79%

(Nguồn: UBND xã Ca Thành năm 2023)

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Ca Thành là 7.630,13ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 771,59ha chiếm 87% do việc chuyển đổi mục sang đất ở nên diện tích đất nông nghiệp giảm so với các năm trước. TỔng diện tích đất trồng trúc trên địa bàn toàn xã là 650haTiếp đến diện tích đất phi nông nghiệp là 185,29 ha chiếm 6% đất chưa sử dụng là 196,52ha chiếm 7% diện tích đất tự nhiên.

4.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế của xã ca thành

Xã Ca Thành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội:

Xã có vị trí tương đối thuận lợi, có đường Quốc lộ 34, có đường Tỉnh lộ đi qua, nối liền trung tâm xã với Tỉnh Bắc Kạn, huyện Bảo Lạc, Thị trấn Nguyên Bình và các xã lân cận tạo điều kiện trao đổi giao thương hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng ngô, lúa, đỗ tương, khoai lang, sắn và phát triển cây lâm nghiệp như: trúc sào, sa mộc đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân trong địa bàn xã.

Bên cạnh đó, xã có điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển đàn gia súc gia cầm như: trâu, bò, dê, gà…

Có nguồn đá vôi có trữ lượng lớn có thể tiếp tục phát triển ngành khai thác vật liệu xây dựng phục vụ cho trong và ngoài địa phương.

Có mỏ quặng sắt và mỏ vàng sa khoáng có thể đưa vào khai thác sử dụng mang lại giá trị kinh tế cao.

Bình quân diện tích đất nông lâm nghiệp còn ở mức tương đối cao (khoảng 2,46 ha/người) cho nên vẫn còn có khả năng thực hiện đầu tư quảng canh và thâm canh.

Có lực lượng lao động trẻ dồi dào là nguồn lao động phục vụ chủ yếu cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới Lao động thuần nông trong xã có kinh nghiệm trong sản xuất, đang từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật trên diện rộng các vùng sản xuất chuyên canh đó là cơ sở cho hiệu quả kinh tế.

Thực trạng trồng trúc trên địa bàn xã Ca Thành

4.2.1 Diện tích, sản lượng và số hộ trồng trúc * Diện tích

Bảng 4.3 Diện tích trúc của xã qua các năm 2020-2022

Diện Tổng diện tích(ha) Tốc độ tích gia tăng

Diện tích DT DT trúc DT trúc

STT Năm trồng diện tích

(ha) trúc thâm lấy mới qua 3

(Nguồn: UBND xã Ca Thành 2023.)

Số liệu điều tra cho thấy xã Ca Thành có 100% xóm đều trồng trúc sào với diện tích tập trung hơn 602ha trong đó 400ha cho khai thác Đa só các hộ dân trồng từ 1-3ha nhiều gia đình có từ 3-12ha trúc từ những diện tích trồng nhỏ lẻ tự phát dần dần hình thành vùng sản xuất tập trung đầu năm 2020 bà con nhân dân được công ty trên địa bàn huyện thu mua khoảng 400ha trúc để làm nguyên vật liệu và các sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng năm 2021 bà con đã mở rộng diện tích trồng và tăng lên 102% đến năm 2022 đã tăng lên thêm 3%.

Bảng 4.4 Sản lượng trúc qua các năm 2020-2022

(Nguồn: UBND xã Ca Thành 2023)

Những năm gần đây trúc được tiêu thụ ổn định hơn nên đời sống của bà con ở xã có nhiều thay đổi từ một khu dân cư khó khăn đến nay đời sống đã được nâng cao tạo thêm nhiều việc làm cho người nông dân tại địa phương thu nhập ổn định nhiều hộ đã vươn lên và làm giàu từ cây trúc sào sản lượng bình quân trên diện tích trồng cao hơn và tăng dần theo mỗi năm.

Bảng 4.5 Số hộ trồng trúc tại các thôn trên địa bàn xã Ca Thành

STT Xóm Số hộ Tỷ lệ (%)

Qua quá trình điều tra hiện nay số lượng các hộ trồng trúc sào ngày càng tăng lên so với vài năm về trước hiện nay các hộ trồng trúc chiếm tỉ lệ cao hơn so với vài năm về trước khi chưa có công ty thu mua hiện nay đã có công ty thu mua và bao tiêu sản phẩm cho người dân nên người dân càng tích cực thêm vào việc trồng và chăm sóc.

4.2.2 Tình hình trồng trúc tại các hộ điều tra

4.2.2.1 Thông tin chung của các hộ trồng trúc

Bảng 4.6 Một số thông tin chung của các hộ trồng trúc

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng số hộ điều tra Hộ 30

4 Tuổi bình quân của hộ Tuổi 36

5 Bình quân số nhân khẩu Người 4,6

6 Bình quân số lao động Người 2,3

7 Bình quân diện tích trồng M2 13,655,33

8 Bình quân tuổi trúc vào thu hoạch Năm 3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2023)

Qua quá trình điều tra về tình hình sản xuất trúc sào của xã Ca Thành có thể rút ra một số kết quả sau: 30 hộ điều tra là những hộ có diện tích trồng lớn và phụ thuộc vào sự phát triển của trúc với tập quán canh tác lạc hậu mang tính tự cung tự cấp sau cây ngô cây lúa trúc sào là cây được người dân đặc biệt quan tâm phát triển. Độ tuổi trung bình điều tra của hộ là 36 tuổi ở độ tuổi này cơ bản các hộ đã ổn định về cơ sở vật chất chủ hộ đã có vốn sống và kinh nghiệm nhất định trong việc trồng và chăm sóc tuy nhiên trình độ học vấn của chủ hộ cũng như các thành viên trong gia đình thấp (từ tiểu học tới trung học hoặc cao nhất là phổ thông) như vậy trình độ học vấn rất quan trọng trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Bình quân tuổi trúc vào thu hoạch là 3 năm tuổi khai thác như vậy là quá sớm không chỉ làm giảm chất lượng nguyên liệu mà còn lãng phí tài nguyên và tác động không tốt đến sự phát triển của vườn trúc.

Bảng 4.7 Chi phí vật tư bình quân của 1 sào/1 năm STT Danh mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cây giống Cây giống sẵn có

Phân lân Bao 6 115.000 690.000 Đạm Bao 3 545.000 1.635.000

II Công lao động Người 12 450.000 2.900.000

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2023)

Qua số liệu điều tra khảo sát được trung bình mỗi hộ dân 1 sào đầu tư vào khoảng 5 triệu đồng để mua các nguyên vật liệu về bón vào các diện tích trồng mới để cho cây tăng trưởng nhanh.

* Một số sản phẩm làm từ cây trúc sào

Trúc sào có thể coi là một loại cây có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người.[3].

Những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn mang lại cho những người dùng cảm nhận mới lạ, sự an tâm mà những sản phẩm nhân tạo không có được Trúc sào có thể coi là một loại cây thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người.[3].

Măng trúc sào rất ngon được coi là một loại rau sạch của con người là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng, trong măng có gluxit, litpit, protein và các nguyên tố cần thiết cho cơ thể như sắt, can xi… Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, măng có hàm lượng chất xơ rất cao ít năng lượng nên có thể kích thích dạ dày co bóp hỗ trợ quá trình tiêu hóa tạo cảm giác no bụng và không gây béo, ngoài ra măng còn hấp thụ những chất béo dư thừa làm giảm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên tùy theo từng cách chế biến và phối hợp nguyên liệu mà măng có những tác dụng khác nhau.

Măng trúc có sản lượng tương đối cao nếu rừng trúc kinh doanh theo hướng thâm canh sản xuất cây và măng thì sản lượng măng có thể đạt 7 - 8 tấn/ha/năm, măng lại cho vào thời vụ cuối đông sang xuân nên giá trị kinh tế càng cao vào thời điểm này.[3].

Trong Đông y măng trúc vị ngọt tính hàn được coi như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, măng có tác dụng lợi chín khiếu thông huyết mạch hóa đàm tiên, tiêu thực trướng, phát đậu chấn thấu độc.[11].

Trúc trưởng thành thường được chặt bán và được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ và hàng gia dụng như bàn ghế, chiếu, bình phong, mành…có giá trị Hiện nay

Bảng 4.8 Một số các sản phẩm từ trúc tại các hộ điều tra

STT Loại sản phẩm Số lượng Giá bán Thành tiền

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2023)

Ngoài các sản phẩm trên trúc sào còn có một số sản phẩm phổ biến sau: Nội thất: Cây trúc sào được sử dụng để chế tạo nội thất chẳng hạn như bàn ghế kệ sách, tủ và giường với đặc tính mạnh mẽ bền bỉ và tính thẩm mĩ.

Vận dụng trang trí: Trúc sào cũng được sử dụng để tạo ra các vật dụng trang trí như kệ trưng bày đồ trang trí, bình hoa, giấy dán tường và các vận dụng khác.

Giấy trúc: Bột giấy từ trúc có thể được sử dụng để sản xuất giấy, có ưu điểm là sản xuất ít gây ô nhiễm hơn so với các loại giấy khác.

Những sản phẩm từ trúc được ưa chuộng do tính thẩm mỹ, bền đẹp, thân thiện với môi trường và còn thường được người dân dùng làm nhà trong các căn nhà của đồng bào Dao ở Cao Bằng có rất nhiều bộ phận làm bằng trúc như: mái nhà, tường liếp, cột kèo, cửa… Trúc sào cũng dùng làm các đồ gia dụng như: bàn ghế, giường, chõng, rổ rá… và các cơ sở thường chế biến trúc sào làm cần câu, sào nhẩy cao, gậy trượt tuyết xuất khẩu.

Những thuận lợi và khó khăn tại các hộ trồng trúc trên địa bàn xã Ca Thành

Bảng 4.10 Thuận lợi của người dân trồng trúc sào

STT Thuận lợi Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Sử dụng đất hoang mà không gây ảnh hưởng

2 Có giá trị kinh tế cao và tiềm năng sản xuất 29 20.42%

3 Có tác dụng bảo vệ môi trường 26 18.31%

4 Tạo việc làm cho người dân 28 19.72%

5 Có thể trồng xen kẽ với loại cây khác 29 20.42%

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2023)

- Cây trúc sào có thể trồng trên đất hoang, đất cằn, đất sỏi Khi trồng trúc trên đất hoang thì không làm giảm diện tích đất canh tác Cây trúc sào sinh trưởng rất nhanh chỉ mất khoảng 3-5 năm để trúc sào đạt đường kính phù hợp cho việc thu hoạch Trúc sào có đặc tính chịu được sự càn quét của thiên tai như mưa bão, lũ lụt do đó được xem là một loại cây trồng bền vững và phù hợp với các khu vực khó khăn, có thể tái tạo đất đai trong những nơi bị cháy, lũ lụt hay khô hạn.[11] Việc trồng trúc sào là một giải pháp xanh để bảo vệ môi trường do trúc có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các khí như C02 và các chất độc hại trong không khí.[11].

- Cây trúc là loại cây có giá trị kinh tế cao và có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất từ giấy tới lồng chim.[11]…

- Cây có khả năng giữ đất bảo vệ đất, chống lại việc xói lở, mài mòn và ngăn chặn quá trình xâm nhập của cát.

- Việc phát triển cây trúc sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân cùng với đó là nguồn thu nhập đáng kể giúp cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương.

- Việc trồng cây trúc có thể kết hợp với các loại cây trồng khác giúp tạo ra một hệ sinh thái và cải thiện chất lượng đất.

- Có lợi thế về đất và thời tiết thích hợp cho đa dạng phát triển sản xuất nông nghiệp, như trồng cây nông nghiệp như cây lương thực, các cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây Trúc Sào) và chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Nguồn lao động dồi dào và đang từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng lao động được nâng lên rõ rệt.

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ tích cực; Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; An ninh chính trị - xã hội được bảo đảm.

Bảng 4.11 Khó khăn của người dân trồng trúc sào

STT Khó khăn Số lượt ý

1 Khó khăn về vốn đầu tư 26 24.53%

2 Thiếu nguồn cung cấp giống cây trúc

3 Khó khăn trong việc chăm sóc và bảo

5 Khó khăn về hạ tầng kỹ thuật 16 15.09%

Việc trồng trúc sào cần đầu tư một số vốn ban đầu và thường phải đầu tư liên tục để bảo trì, chăm sóc cây giống tuy nhiên không phải ai cũng có đủ tài chính để đầu tư vào lĩnh vực này Việc chọn giống trúc là rất cần thiết để đảm bảo cây trồng có chất lượng tốt nhất cho mục đích sử dụng, việc chọn và chăm sóc cây cần hiểu biết chuyên môn Trúc sào cần đất phù hợp với độ ẩm cao và thông thoáng tốt Vì vậy đối với các nơi đất đai khô thấp và kém thông thoáng thì trồng trúc sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển, cây trúc sào cần nước và chất dinh dưỡng để phát triển và sinh trưởng nếu không cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng thì cây trồng sẽ không phát triển tốt và kém chất lượng ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng, ngoài ra cây cũng có thể bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh hại gây tổn thất và mất năng suất hoặc thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng của cây Do đó cần xử lí và phòng trừ các loại sâu bệnh phù hợp để cây trồng phát triển tốt nhất.

Nguồn cung cấp giống cây trúc sào còn hạn chế trong nhiều khu vực do đó những gười muốn trồng trúc sào thường phải tìm kiếm giống từ các nơi khác gây ra tốn chi phí và rủi ro.

Cây cần được chăm sóc đúng cách để phát triển tốt đảm bảo chất lượng tuy nhiên vì trúc là loại cây khả năng phát triển mạnh thường ăn được nhiều loại dịch bệnh gây hại cho cây trồng do đó việc chăm sóc và bảo vệ rất quan trọng.

Thị trường giá cả ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao giá cả hợp lý và thiết kế độc đáo để cạnh tranh trên thị trường.

Một số khu vực có protein ra phát triển nhưng chưa đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật như hệ thống tưới, kho lưu trữ và xe chuyên dụng để vận chuyển sản phẩm.

Tóm lại việc phát triển cây trúc sào không phải là điều kiện dễ dàng và cần phải đáp ứng được nhiều yếu tố để đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên nếu đủ tinh thần và có chiến lược gì đó chúng ta sẽ vượt qua khó khăn tiếp cận được với nguồn thu nhập sinh kế tốt hơn từ việc trồng trúc sào.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phần lớn là đất dốc, đồi trọc, thảm thực vật ít nên quá trình suy thoái diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chất lượng đất suy giảm, hạn chế đến khả năng khai thác sử dụng cho mục đích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Trình độ dân trí không đồng đều, hạn chế về nguồn lực vốn và nhân công lao động chất lượng cao đang là cản trở nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Việc làm, thu nhập, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện đặc biệt là hộ nghèo còn cao, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.12 Tình hình tiêu thụ trúc tại địa bàn nghiên cứu

STT Nội dung Người Tỷ lệ

(Nguồn: Điều tra năm 2023) Những năm gần đây do có công ty vừa mới thành lập nên tình hình tiêu thụ trúc của địa bàn càng thuận tiện hơn đa số hiện nay công ty cho người đến các hộ gia đình thu mua và khai thác gia đình chỉ phải tri trả tiền thuê người chặt và vác cho nên dễ bán hơn vài năm trước khi chưa có công ty thu mua người dân mất công tìm các người thu gom hoặc là tư thương rất khó nhưng cho đến khi công ty được thành lập đã bao tiêu hết trúc của người dân và làm ra các sản phẩm rồi bán ra thị trường.

4.3.4 Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất trúc tại địa phương

4.3.4.1 Những hạn chế trong sản xuất trúc

Nhìn chung quy mô sản xuất trúc của các hộ còn tương đối nhỏ, trình độ thâm canh thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều Các hộ nhìn chung là thiếu thông tin, ít được tập huấn, thiếu vốn sản xuất.

Ngày đăng: 28/09/2023, 10:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 01: Hình ảnh rừng trúc - (Luận văn) đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trên địa bàn xã ca thành, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Hình 01 Hình ảnh rừng trúc (Trang 20)
Hình 02: Đường sâu vào trong rừng trúc được xếp gạch sạch sẽ - (Luận văn) đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trên địa bàn xã ca thành, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Hình 02 Đường sâu vào trong rừng trúc được xếp gạch sạch sẽ (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w