Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Việt Nam luôn gắn chặt với các luồng di dân Qúa trình này diễn ra liên tục qua nhiều thế kỷ Trong vài thập niên trở lại đây, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ (300 tuổi) đã tạo nên những dòng người từ nhiều tỉnh thành khác trong cả nước đến nhập cư. Đến thời điểm 15/01/2002, theo số liệu Công an thành phố, tổng số dân nhập cư trên địa bàn thành phố (bao gồm cả đăng ký tạm trú có thời hạn trên 06 tháng, dài hạn và tạm trú ngắn hạn) là 1.165.468 người chiếm 68,35% Trong đó có 796.713 người trong độ tuổi lao động Cũng tại thời điểm này, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có trên 1,2 triệu người nhập cư từ các tỉnh vào thành phố Hồ Chí Minh; số người nhập cư trong độ tuổi lao động chiếm 66%, trong đó số người có việc làm ổn định chiếm 53%, số người có việc làm không ổn định 20%, số người đang đi học và làm nội trợ gia đình 18% và số người đang tìm việc làm là 9%.
Tính đến thời điểm tháng thời điểm 1/10/2004 theo số liệu của Công an thì số người nhập cư ở Thành phố đã lên tới 1.844.548 người đăng ký tạm trú.
Di dân là một quy luật tự nhiên của qúa trình phát triển dân số và là một hiện tượng kinh tế – xã hội khách quan, xảy ra thường xuyên trong lịch sử nhân loại.
Di dân là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ Ở Việt Nam, sự cách biệt trong mức sống, khác biệt trong thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở thành những áp lực cơ bản tạo nên các dòng di chuyển lao động. Tại nhiều địa phương, người người ra đi, nhà nhà có lao động đi làm ăn xa, không phân biệt giới tính tuổi tác Tuy có nhiều lý do khác nhau, song tất cả đều mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và bản thân Song từ 5 – 10 năm trở lại đây, di dân diễn ra với quy mô, điều kiện và bản chất khác trước Vì thế, di dân trở thành chủ đề hết sức quen thuộc đối với nhiều nhà nguyên cứu và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng hội nhập của người nhập cư, đặc biệt nhóm nhập cư tự do Đứng ở góc nhìn của những người di cư, thì vấn đề rời khỏi gia đình đi làm ăn xa vẫn được coi là vấn đề của nam giới Tại nhiều hộ gia đình, đi làm ăn xa được coi là việc của nam giới còn phụ nữ ở lại chăm sóc cha mẹ, con cái hay người thân Ngay cả khi nữ giới tham gia di dân thì khoảng cách di chuyển cũng rất ngắn, và nam giới vẫn là người ra quyết định chính đối với việc di chuyển.Xuất phát từ chuẩn mực và giá trị xã hội về vị thế của người phụ nữ, quan niệm này đưa ra hình ảnh nữ giới, dù làm mẹ, làm vợ, hay là con gái trong gia đình như những đối tượng di dân phụ thuộc, sự phân chia thị trường lao động theo giới cũng tạo ra những khác biệt trong cơ cấu tiền lương giữa nam và nữ Khuôn mẫu di dân nói trên có còn đúng với thực tế hôm nay không, khi mà hầu như địa phương nào cũng có người di dân và lao động nữ đi làm ăn xa nhà So với những năm 80, quy mô và tỷ suất di chuyển của dân số nữ đã tăng gấp đôi trong những năm cuối 90, đặc biệt tập trung vào nhóm tuổi 20 -25, đa số chưa lập gia đình.Nhưng vì là dân nhập cư tự do cho nên cuộc sống của họ còn gặp nhiều vất vả không những về nơi ăn, chốn ở, về việc làm, mà đôi khi còn gặp những xung đột về văn hóa Đặc biệt là mức độ hội nhập vào cuộc sống đô thị có thể khác nhau do những khác biệt giới qui định Có thể nói, đó còn là những ẩn số thú vị cần tìm hiểu
Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “ Khía cạnh giới trong vấn đề hội nhập vào môi trường đô thị của những người nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ”, với mong muốn góp một phần nhỏ tìm hiểu đặc trưng của di dân nhìn từ lăng kính giới, để có thể đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn đi đến những kiến nghị, những biện pháp nhằm giúp cho những người nhập cư này có một điều kiện sống ổn định, hội nhập vào cuộc sống đô thị tốt hơn.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Trong luận văn này, mục tiêu tổng quát nhằm phác họa thực trạng khác nhau về vấn đề lao động việc làm, thu nhập, phương thức chi tiêu, tiết kiệm và dự định cư trú lâu dài ở khía cạnh giới trong quá trình hội nhập đô thị Qua đo,chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập của người nhập cư và góp phần tăng cường sự bình đẳng giới trong việc làm, thu nhập một cách thích hợp hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích sự hội nhập của hai nhóm nam và nữ nhập cư trong quá trình hội nhập đô thị qua các vấn đề cơ hội việc làm, thu nhập, phương thức chi tiêu, tiết kiệm, thiết lập mối quan hệ của họ Qua đó, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa hai nhóm đó.
Hai là, phân tích xu hướng dự định trong tương lai của hai nhóm nam và nữ nhập cư trong qúa trình hội nhập ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Ba là, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp tạo điều kiện thuận hơn trong quá trình hội nhập của người nhập cư ở giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được phân tích dựa trên số liệu có sẳn của Dự án:” Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005” của Trung tâm Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ và tổ chức phi chính
Đối tượng, phạm vi và mẫu nghiên cứu
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khía cạnh giới trong vấn đề hội nhập vào môi trường đô thị của những người nhập cư là đối tượng nghiên cứu của đề tài này
Khách thể nghiên cứu là người nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu khía cạnh giới trong quá trình hội nhập đô thị của người nhập cư thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nghiên cứu dựa trên số liệu của 3 cộng đồng khảo sát Gò Vấp, Bình Tân và Quận 3.
Mẫu nghiên cứu
Chọn quận: Các quận được chọn nghiên cứu là quận 3, quận Gò Vấp và quận Bình Tân Ba quận được chọn nằm trên tuyến từ trung tâm thành phố ra đến vùng ven và cận ngoại thành với giả định càng xa trung tâm thì càng là những vùng quần cư mới, trình độ đô thị hóa và trình độ kinh tế càng giảm dần, tốc độ tăng dân số cao dần, nhất là tăng dân số cơ học (do việc tập trung những người nhập cư đang thuộc diện KT3 - KT4) [ 1 ][18]
Chọn phường trong các quận
Tại mỗi quận, chọn 1 phường có mức sống trung bình của quận và có nhiều người KT3 - KT4 Hai tiêu chí này nhằm bảo đảm các phường có thể đại diện cho quận đã được chọn theo các tiêu chí ở trên Các phường được xác định là phường 11 tại quận 3, phường 12 tại quận Gò Vấp và phường Bình Hưng Hòa
+ KT3 : người từ địa phương khác di chuyển đến sinh sống tại thành phố từ 6 tháng trở lên, có việc làm và nơi ở tương đối ổn định, được cấp sổ đăng ký tạm trú có thời hạn dài Đây là những người có ý định ở lại sinh sống lâu dài tại thành phố nhưng chưa hội đủ điều kiện để có được hộ khẩu thường trú.+ KT4 : người từ địa phương khác di chuyển đến thành phố, đăng ký tạm trú ngắn hạn tại quận Bình Tân Các phường được lựa chọn cũng tránh những nơi quá gần khu công nghiệp vì những nơi này tuy có tỷ lệ KT3 - KT4 rất cao nhưng thành phần cư dân không đa dạng với tỷ lệ công nhân chiếm đa số.
Sau khi chọn 3 phường, chúng tôi tiến hành lập danh sách toàn bộ các hộ thuộc các phuờng đã chọn để làm khung chọn mẫu, bước cuối cùng là chọn ngẫu nhiên theo bước nhảy cho từng nhóm cộng đồng để đạt được mẫu có khối lượng n = 100 hộ (KT3 - KT4) cho mỗi điểm khảo sát.
+ Quận 3 là quận trung tâm thành phố có cư dân sống ổn định từ lâu với toàn bộ diện tích là đất đô thị và hầu hết cư dân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế đô thị Dù vẫn có lượng người nhập cư đến sống trên địa bàn thì nơi đây vẫn liên tục giảm dân số Đây là một trong những quận được coi là có đời sống khá giả tại Tp Hồ Chí Minh.
+ Quận Gò Vấp là quận ven đô vốn có tỉ lệ nhất định diện tích đất và lao động nông nghiệp bên cạnh những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp Khoảng đầu những năm 1990 nơi đây bắt đầu có biến động gia tăng dân số do người nhập cư và dân các quận nội thành giãn ra Trong giai đoạn 1989 - 1999, Gò Vấp là quận có tỷ lệ tăng dân số cao nhất toàn thành phố (6,46%) Đây là điểm khảo sát đại diện cho mức độ kinh tế trung bình.
+ Quận Bình Tân là một quận mới tách ra từ huyện Bình Chánh năm 2002. Nơi đây vốn là huyện ngoại thành với hoạt động kinh tế chủ yếu là hoạt động nông nghiệp và đặc trưng lối sống nông thôn Một trong những lý do tách quận là vì áp lực gia tăng dân số rất lớn vào khoảng cuối những năm 1990 đến nay, khi mà những vùng đã đô thị hóa trước đó (như Gò Vấp) đã không còn nhiều diện tích và giá đất đã tăng quá cao Giai đoạn 1999 - 2004 Bình Tân là nơi có tỷ lệ tăng dân số cao nhất toàn thành phố (dù tính chung với các vùng dân số ít tăng thuộc huyện Bình Chánh cũ (2) cũng lên tới 14,61%) Dân cư nơi đây được coi là có đời sống kinh tế thấp hơn hai điểm khảo sát trên.[18].
Nhìn vào Kết quả sơ bộ Điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 của Tp Hồ Chí Minh chúng ta cũng có thể thấy những đặc điểm vừa nêu trên của mỗi quận được chọn làm vùng khảo sát đại diện cho một nhóm Xét theo tình trạng cư trú, đến 10 - 2004, trong tổng số dân thực tế cư trú tại thành phố có 1.844.548 người diện KT3 - KT4 (hầu hết là người đến từ các tỉnh, thành phố khác), chiếm 30,1% Quận Bình Tân là quận có tỷ lệ KT3 - KT4 cao nhất (52,8%) Tỷ lệ này ở quận Gò Vấp là 41,7%, đứng hàng thứ 5 trong các quận huyện.
Giả thuyết
Nữ giới hội nhập kém hơn nam về các chiều cạnh nghề nghiệp - việc làm, thu nhập, mạng lưới xã hội và dự định cư trú lâu dài.
Xuất cư từ các vùng đô thị thì hội nhập tốt hơn.
Trình độ học vấn có tác động mạnh đến mức độ hội nhập của người di cư.
Khung phân tích
2 Quận Bình Tân được tách ra từ huyện Bình Chánh từ năm 2002 Vì vậy, khi tính tốc độ tăng dân số trong giai đoạn 1999 - 2004, vẫn tính chung cho toàn Bình Chánh, trong đó có vùng Bình Tân là quận mới, có tốc độ tăng dân số cao hơn vùng còn lại vẫn là huyện ngoại thành Bình Chánh Vì vậy, nếu tính riêng Bình Tân thì tốc độ tăng dân số sẽ cao hơn 14,61% Điều kiện kinh tế – xã hội ẹieàu kieọn kinh tế – xã hội noâng thoân ẹieàu kieọn kinh tế – xã hội ủoõ thũ
Nhóm nam di cư Nhóm nữ di cư
Thu nhập, chi tieâu, tieỏt kieọm, gửi về quê
Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận
Di dân và phân bố lại lao động luôn là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, là một yếu tố then chốt của qúa trình dân số gắn liền với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp hiện đại hóa Tăng trưởng kinh tế diễn ra phần lớn ở các trung tâm đô thị, các thành phố lớn, sự cách biệt về giá cả và thu nhập đã làm cho xu hướng nhập cư lao động vào thành phố lớn ngày càng nhiều hơn Lao động nhập cư còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, họ sẳn sàng chấp nhận những công việc mà người thành phố không muốn làm Lao động nhập cư tạo ra một thị trường việc làm năng động ở các thành phố, và là nguồn lực rất quý Tham gia vào lực lượng nhập cư đến các thành phố lớn, lao động nữ chiếm một tỉ lệ không nhỏ Cũng như bất cứ đối tượng di cư tự do khác, một mặt họ gây ra cho các thành phố họ đến nhiều khó khăn phức tạp, nhưng mặt khác họ cũng đang phải chịu nhiều thiệt thòi do thân phận di cư tự do đưa lại Như vậy, việc phát triển nghiên cứu lý luận về vấn đề hội nhập vào đô thị qua lăng kính giới là một phần không thể thiếu để hình thành hệ thống lý luận nghiên cứu về di dân Đây là đề tài nghiên cứu nhỏ nhưng qua nghiên cứu này chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm làm tư liệu để làm phong phú thêm hệ thống lý luận về di dân nhìn dưới góc độ giới của dân nhập cư lao động tự do bằng lăng kính xã hội học.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết qủa nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn qúa trình hội nhập vào môi trường đô thị của người nhập cư nhìn từ các góc độ khác nhau như : giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng gia đình……và về đời sống của phụ nữ nhập cư tự do trong bối cảnh cụ thể là đất nước Việt Nam đang trong qúa trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Hơn nữa, trên một ý nghĩa nào đó, đề tài này là một bước kế thừa các nghiên cứu đi trước, về một vấn đề tuy không xa lạ nhưng luôn có những điểm mới và luôn có những diện mạo mới trước sự thay đổi liên tục của các điều kiện kinh tế xã hội trong thời đại mới Vì vậy đây cũng là một gợi mở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về di dân nói chung và khía cạnh giới của dân nhập cư lao động tự do ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong tương lai.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các cách tiếp cận của luận văn
Cách tiếp cận hệ thống
Khi xem xét đến vấn đề hội nhập vào môi trường đô thị của những người nhập cư, cũng có nghĩa là xem xét một hiện tượng xã hội có tính khách quan và quy luật trong mối quan hệ với các hiện tượng xã hội khác một cách hệ thống.
Theo T Parsons thì hệ thống ở đây được hiểu là tổng hòa các thành tố,các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một cấu thể toàn vẹn và hoàn chỉnh Như thế, khi nói đến một hệ thống bất kì nào thì chúng cũng bao gồm các bộ phận, các kiểu quan hệ và kiểu cấu trúc.
Xã hội luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống toàn vẹn Xã hội được xem là một hệ thống rộng lớn bao chứa các tiểu hệ thống và đến lượt nó (các tiểu hệ thống) lại chứa các tiểu hệ thống nhỏ nằm trong một hệ thống lớn khác Dù ở tầm mức khác nhau nhưng các bộ phận trong hệ thống này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một kiểu cấu trúc nhất định Chính vì vậy, mỗi sự thay đổi của các bộ phận hay cấu trúc của hệ thống đều dẫn đến việc thay đổi cả một hệ thống đó Trong luận văn này, hội nhập được xem như một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống lớn là quá trình di dân Ở khía cạnh khác, thì hội nhập được xem như một hệ thống lớn bao chứa các bộ phận cấu thành nên nó Chúng ta cũng có thể hiểu các tiểu hệ thống nằm trong hệ thống hội nhập ở đây là các hoạt động sống của con người, mà các hoạt động này được đặt trong một thể thống nhất với các điều kiện vật chất và xã hội của hoạt động đó Cụ thể là hoạt động lao động và việc làm, mạng lưới xã hội trong quá trình hội nhập của người nhập cư Các hoạt động này đều có mối tương tác lẫn nhau, hoạt động này biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của các hoạt động khác.
Cách tiếp cận lối sống
Hoạt động sống của con người luôn chịu sự tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan Điều kiện chủ quan có thể là các điều kiện về tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ đối với môi trường xung quanh v v Điều kiện khách quan có thể là điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện văn hóa – chính trị xã hội, các điều kiện về môi trường tự nhiên v v Nói cách khác, hoạt động sống của con người không thể tách rời hai yếu tố trên, trái lại chúng luôn tác động, chi phối và ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người cách này hay cách khác.
Lối sống như là phương thức đưa cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội bằng các hoạt động của mình, là khả năng lựa chọn các hình thức cụ thể trong hoạt động sống của mình Sự lựa chọn đó được hình thành trên cơ sở con người biết đánh giá các họat động sống của mình phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể mà con người đang sống Như vậy, khi nghiên cứu về vấn đề hội nhập vào môi trường đô thị của người nhập cư, cũng cần đặt nó trong mối tương quan với các điều kiện chủ quan và khách quan có tác động đến lối sống của họ một cách cụ thể.[Trần Thị Kim Xuyến, 1998].
Khi tìm hiểu về cơ hội hội nhập của người nhập cư, thấy được tác động của hai điều kiện chủ quan và khách quan Điều kiện khách quan là những yếu tố tác động từ môi trường tự nhiên, từ hoàn cảnh nhập cư với những qui định trong môi trường đô thị cho người nhập cư Chẳng hạn xem xét cơ hội tiếp cận việc làm (khu vực kinh tế, tình trạng việc làm, trình độ tay nghề của việc làm), cơ hội tạo được mạng lưới xã hội, cơ hội thích nghi vào nhịp sống đô thị…… hoặc những yếu tố rào cản đến từ hệ thống chính sách, quy định, hệ thống phát triển đô thị của thành phố Điều đó có làm hạn chế cơ hội hội nhập của người nhập cư
Yếu tố chủ quan là những yếu tố từ bản thân người nhập cư, từ nhận thức của người nhập cư Trong đó ảnh hưởng từ quan niệm sống, tác phong của nông thôn còn rất lớn trong mỗi người nhập cư Việc hội nhập vào môi trường đô thị của người nhập cư gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, vì hầu hết số lao động nhập cư này xuất thân từ những làng quê nghèo khó, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,cho nên khi vào thành phố nhiều người nhập cư cảm thấy bỡ ngỡ, lạc lõng Họ phải thích nghi với môi trường đô thị hiện đại Có người không chịu đựng được hoặc không thích nghi kịp đã quay trở về quê sinh sống, nhưng cũng có nhiều người đã lựa chọn con đường ở lại, dần dần điều chỉnh lối sống để hội nhập và thích nghi với môi trường mới.
Các lý thuyết
Trong những năm 80 của thế kỷ XIX, Ravenstein là nhà khoa học đóng vai trò mở đường cho việc phát triển lý thuyết di dân, điều này được phản ánh trong tác phẩm “luật di dân” (laws of Migration)[27] Ravenstein nghiên cứu các cuộc di chuyển dân cư ở nước Anh và ông nhận thấy sự di dân có quan hệ với quy mô số dân, mật độ, khoảng cách di chuyển, lý thuyết mang tính tổng quát hoá, trong đó rất nhiều điểm vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay, có thể kể:
Phần lớn các cuộc di chuyển chỉ diễn ra trên một khoảng cách ngắn.
Giới nữ chiếm ưu thế trong các di chuyển khoảng cách ngắn
Động cơ chính yếu của di dân là động cơ kinh tế.
Nữ giới thường dễ di dân hơn so với nam giới
Phân tích của Ravenstein còn cho thấy rằng không những phụ nữ di cư với tư cách là một tác nhân độc lập, mà họ còn di cư với nhiều lý do khác nhau Nhưng theo ông, nhiều nghiên cứu về di dân thường xem phụ nữ di cư như là người phụ thuộc, vì vậy phụ nữ thường ít được đề cập trong các nghiên cứu về di cư
Nhằm phản ánh trung thực hơn vị trí của phụ nữ trong các luồng nhập cư, mức độ tự lập của họ, cần tìm hiểu lý do thúc đẩy họ di cư Đó là những lý do kinh tế, đoàn tụ gia đình, muốn thoát khỏi những ràng buộc gia đình, xã hội ở nông thôn, tìm kiếm cơ hội để được tự lập hơn về mặt xã hội.
Các nghiên cứu lý thuyết về di dân cũng cho rằng ở các thành phố lớn của những nước đang phát triển, nơi có một khu vực phi chính thức quan trọng, trình độ học vấn, tay nghề thấp không là vấn đề trở ngại di cư nông thôn – thành thị
Mặc dù lý thuyết trên được xây dựng trên cơ sở của sự di dân ở Anh, nhưng nội dung của lý thuyết này rất gần với di dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh thì hàng loạt các nhà máy, các khu chế xuất, các khu công nghiệp… được mở rộng Việc di cư tới các vùng có các nhà máy, các trung tâm công nghiệp là điều tất yếu hợp qui luật Vì thế chúng tôi muốn dựa vào lý thuyết này để tìm hiểu về qúa trình hội nhập của người nhập cư và liệu động cơ chính yếu của di dân có phải là động cơ kinh tế không?
1.2.2 Lý thuyết tân cổ điển về việc làm và sự tách biệt giới trên thị trường lao động
Lý thuyết này tập trung đề cập và lý giải nhiều yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sự tham gia và khác biệt giữa phụ nữ, nam giới trên thị trường lao động (Lever,1976; Constantinople 1979; Cahill 1983; Zimer-man, 1987; Chafetz J, 1994.v.v)
[trích dẫn theo Ngô Tuấn Dung, 2005].Xét ở góc độ này, hầu hết các đặc điểm cá nhân, sự khác biệt trên thị trường lao động việc làm là kết quả của quá trình xã hội hoá giới và đặc điểm quá trình giáo dục mà cá nhân trải qua với các trình độ và kỹ năng khác nhau ở gia đình, nhà trường và cộng đồng Các thái độ và hành vi của cá nhân đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất mạnh, bộc lộ rõ rệt trong quá trình chọn lọc giáo dục và hướng nghiệp của cá nhân Qúa trình này định hướng nam nữ vào những nghề khác nhau cũng như chọn lựa vào các vị trí nghề nghiệp khác nhau trong cùng một nghề Qúa trình xã hội hóa theo các vai trò, khuôn mẫu giới truyền thống và ảnh hưởng của kì vọng xã hội thường hướng trẻ em gái và trai vào các ngành nghề cụ thể, ảnh hưởng đến sự lựa chọn và tham gia làm việc khi họ trưởng thành Do quá trình định hình và bị dán nhãn “việc làm là của nữ và nam”, nên nam và nữ thường được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực được xem là
“phù hợp” với đặc điểm giới tính của mình, sự gắn bó hoặc quá nhấn mạnh của dư luận xã hội đối với các công việc cũng khiến nhiều phụ nữ, nam giới tìm kiếm các công việc “phù hợp” truyền thống tương ứng với mỗi giới tính.
Bên cạnh đó, khi xem xét vấn đề việc làm của phụ nữ và tách biệt nghề nghiệp theo giới tính, quan điểm này chú ý đến chênh lệch mức lương giữa lao động nam và nữ Về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường ở vị thế bất lợi hơn trên thị trường lao động so với nam giới và xu hướng phụ nữ tập trung làm việc ở những nghề năng suất lao động và thu nhập thấp hơn, trường phái lý thuyết tân cổ điển có hai cách tiếp cận và giải thích là tiếp cận “lao động dư thừa “ và tiếp cận “vốn nhân lực”(Blaxall, 1980, Ann Kovalainen, 1995 th) [trích dẫn theo Ngô Tuấn Dung,
Tiếp cận “lao động dư thừa“ cho rằng nguyên nhân lao động nữ có giá ngày công thấp vì họ thường hiện diện trong những việc làm mang tính chất khu biệt ở một số lĩnh vực nhất định Lao động chỉ giới hạn ở một số ít nghề nghiệp (có thể do hạn chế trình độ, do quan niệm sai lệch về vai trò kinh tế của phụ nữ thấp hoặc đứng sau vai trò trụ cột kinh tế của nam giới … )
Tiếp cận “vốn nhân lực” xem xét các thị trường lao động nam hay nữ một cách độc lập, bỏ qua hoặc không tính đến tiềm năng chuyển đổi giữa thị trường lao động nữ hay nam Thay vào đó, trong thị trường lao động nam, các mức lương được đặt ra cân đối với cung và cầu lao động nam theo loại việc làm, nghề nghiệp “vốn được dành cho nam” Trong thị trường lao động nữ cũng tương tự như vậy Nhu cầu về vốn nhân lực ảnh hưởng đến cung lao động cho các loại công việc trên cả hai thị trường lao động nam và nữ Sự khác biệt về lương phản ánh mức độ đầu tư cho vốn nhân lực (ví dụ như giáo dục) mà lao động nữ hay nam có cơ hội tích lũy Do có những khác biệt về vai trò giới tính và kì vọng của gia đình và xã hội, lao động nữ ít tích lũy được vốn con người hơn – như đào tạo, kĩ năng, theo đuổi nghề nghiệp lâu dài và như vậy sẽ thu nhận được ít lợi ích hơn trên thị trường lao động…. Điểm đặc biệt được các nhà nghiên cứu chú ý trong phân công lao động tách biệt theo giới tính là sự phân biệt trong việc làm làm xảy ra hai cấp độ: theo chiều ngang và chiều dọc [Crompton R Jones, 1984, Lyndley S, 1994][ trích dẫn theo Ngô Tuấn Dung, 2005] Theo chiều ngang, tách biệt phân công và sử dụng lao động nam, nữ phổ biến theo các nghề, lĩnh vực khác nhau Nhóm nghề truyền thống và được coi là phù hợp giới tính, ví dụ ngành may mặc, dịch cụ giải trí… tập trung lao động nữ, ngành xây dựng, giao thông … chủ yếu thu hút lao động nam….Theo chiều dọc, trong đó phổ biến hiện tượng tuy ở cùng nghề nghiệp hay lĩnh vực việc làm, song phụ nữ và nam giới được phân công làm các công việc khác nhau và nữ thường ở vị trí thấp hơn nam Sự tách biệt lao động và phân biệt giới theo chiều dọc và ngang là điều xảy ra phổ biến trong nhiều ngành nghề.
Vậy chúng tôi muốn vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu mức độ hội nhập nhìn ở khía cạnh giới trong quá trình gia nhập vào thị trường lao động thành phố.
1.2.3 Lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp cận
Trong khoa học xã hội C.Mác đã đưa ra quan niệm cơ bản về mối quan hệ giữa con người và xã hội nói chung và quan hệ sản xuất nói riêng Mác viết:” Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà nguời ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội” [Lê Ngọc Hùng, 2003].Theo Mác, bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt mà ”Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các những quan hệ xã hội” [13]
Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội.
Trong xã hội học, các đặc điểm và tính chất của mạng lưới xã hội được nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau Lý thuyết tương tác xã hội của Georg Simmel tập trung vào phân tích các kiểu, hình thức của mạng lưới gồm các mối liên hệ của các cá nhân đang tác động lẫn nhau Theo thuyết cấu trúc chức năng, Emile Durkheim phân biệt hai kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ và máy móc trên cơ sở hai hình thức phân công lao động phức tạp và đơn giản tạo nên những kiểu quan hệ và liên hệ tương ứng giữa các cá nhân và nhóm người Mạng lưới quan hệ chức năng đặc trưng cho kiểu đoàn kết hữu cơ của xã hội hiện đại và mạng lưới quan hệ phi chức năng đặc trưng cho kiểu đòan kết máy móc của xã hội truyền thống Theo lý thuyết hệ thống xã hội, một số tác giả tập trung vào giải quyết một nhiệm vụ trung tâm của xã hội học là nghiên cứu cốt lõi bên trong của xã hội Với tư cách là kiểu mối liên hệ và quan hệ giữa các thành tố xã hội, mạng lưới xã hội là biểu hiện cụ thể, trực tiếp và rõ rệt nhất của cấu trúc xã hội Phân tích mạng lưới xã hội trở thành một phương pháp tiếp cận cấu trúc xã hội [13 ].
Các khái niệm
3.1 Về khái niệm “hội nhập”
Hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh được xác định là đã gắn vào đơn vị hành chính – địa lý thành phố Hồ Chí Minh, với các điều kiện cơ bản : việc làm ổn định, có thu nhập đủ sống – đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên; chỗ ở ổn định đảm bảo tiện nghi, điều kiện vệ sinh tối thiểu; có mạng lưới xã hội gắn bó, trở thành thân thuộc và dự định tương lai của người nhập cư Các vấn đề này gắn với tính chọn lọc trong sự di dân Tức là, tuỳ thuộc theo độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, gia đình, trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật chuyên môn …v.v của di dân [Nguyễn Trọng Liêm, 2004].
1.3.2 Xác định các tiêu chí của di dân tự do để “hội nhập” vào Tp Hồ ChíMinh
Người nhập cư hội nhập vào
Việc làm Thu nhập Mạng lưới xã hội
Việc làm: Có việc làm, thể hiện ở chiều kích: tính ổn định, và tay nghề được đòi hỏi bởi công việc đó.
Thu nhập: mức thu nhập nguời lao động có được.
Mạng lưới xã hội: Có mối quan hệ hàng xóm, láng giềng, đồng nghiệp và bạn bè (giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khó khăn….)
Dự định tương lai: Có định tiếp tục sinh sống, làm việc tại thành phố lâu dài tại Tp Hồ Chí Minh.
1.3.3 Khái niệm di cư: Di cư là sự thay đổi về mặt không gian diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó
1.3.4.Khái niệm người nhập cư
Hiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm người nhập cư, có những khái niệm cho rằng người nhập cư là người từ nơi khác chuyển đến cho dù có hay không có hộ khẩu thường trú Nhưng cũng có khái niệm cho rằng người nhập cư là người từ nơi khác chuyển đến không có hộ khẩu thường trú Như vậy, có hay không có hộ khẩu thường trú và khoảng thời gian có hộ khẩu thường trú bao lâu thì được xác định là người nhập cư là vấn đề chưa được thống nhất. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi hiểu người nhập cư là người chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, không có hộ khẩu thường trú
1.3.5 Khái niệm đô thị Đô thị là một điểm dân cư hiện tại, là nơi tập trung những dân cư có hoạt động phi nông nghiệp (chiếm 80%), thực hiện các chức năng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ là nơi tập trung chức năng quản lý hành chính của một địa phương Đó còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của một vùng lãnh thổ nhất định Như vậy đô thị có nét nổi bật là tập trung những dân cư có các hoạt động phi nông nghiệp Họ là những người làm những chức năng khác nhau như sản xuất trong nhà máy, các nghề tiểu thủ công nghiệp trong các hộ gia đình, hoạt động giao thông vận tải dưới các hình thức như: xích lô, lái ô tô, xe ôm và các dịch vụ thuê mướn.vv [Nguyễn Thế Phán, 1998].
1.3.6 Định nghĩa các thuật ngữ giới
Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ Xã hội tạo ra và gán cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau.
Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ.
Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện.
Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực trạng nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh – vùng đất của những người nhập cư
Làn sóng nhập cư đầu tiên vào khu vực Sài Gòn diễn ra vào cuối thế kỷ thứ 17 khi nhà Nguyễn tổ chức các cuộc nhập cư với quy mô lớn và thiết lập bộ máy hành chính nhằm cai quản và bảo vệ những người mới nhập cư này Ở giai đoạn này ước chừng có khoảng 40.000 hộ gia đình với khoảng 200.000 người Cũng trong giai đoạn này có một số lớn những người nhập cư người Hoa, khoảng 3.000 người, xin tỵ nạn và làm ăn sinh sống ở nước ta.
Làn sóng nhập cư thứ hai diễn ra vào nửa đầu thế kỷ 19 khi việc mộ dân đi khai hoang ở vùng đất Nam Bộ trở thành một chủ trương chính sách quan trọng của triều Nguyễn Triều Nguyễn đứng ra tổ chức dân chúng nhập cư vào Đồng Nai Gia Định để khai hoang qua hình thức đồn điền lập ấp Các năm có đợt nhập cư lớn là năm 1821 mộ dân đào kênh Vĩnh Thế; năm 1840 Minh Mạng thúc đẩy di dân lập đồn điền với những quy chế mới; năm 1853 Nguyễn Tri Phương mộ dân đi xây dựng hàng loạt đồn điền ở Nam Bộ.
Dưới thời cai trị của thực dân Pháp, làn sóng nhập cư vào Sài Gòn lại diễn ra khi nhu cầu về nguồn nhân lực để xây dựng Sài Gòn trở thành một đô thị hiện đại với các công trình kiến trúc, cảng, hệ thống giao thông và một số các cơ sở công nghiệp Vì thế, từ năm 1928 đến năm 1945 dân số đã tăng lên gấp đôi và trở thành một thành phố lớn với hơn 500.000 dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm khoảng 5,6%.
Trong khoảng thời gian từ 1945 – 1954, làn sóng nhập cư tiếp tục diễn ra do nhu cầu nhân lực cho các công trình xây dựng như nhà ở, kho tàng, dịch vụ cho bộ máy chiến tranh của Pháp và dòng người tỵ nạn chiến tranh từ các vùng nông thôn. Trong giai đoạn này dân số Sài Gòn lên tới 1,9 triệu người.
Năm 1954 diễn ra làn sóng nhập cư vào Sài Gòn của đồng bào giáo dân từ miền Bắc Ở thời điểm này dân số Sài Gòn đã lên đến 2 triệu người Lúc này, SàiGòn với tư cách là thủ đô của chính quyền Ngụy ở miền Nam Việt Nam đã nhanh chóng phát triển trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại và văn hóa ở miền Nam Sài Gòn thu hút không chỉ các nhân viên cho bộ máy chính quyền và các nhà kinh doanh, những người buôn bán, mà một bộ phận lớn là những người tỵ nạn chiến tranh và những người từ các vùng thôn quê kéo về thành phố tìm công ăn việc làm Dòng nhập cư diễn ra mạnh vào những năm 1968 – 1972 khi các cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt ở miền Trung và các vùng nông thôn Nam Bộ.
Từ năm 1975 đến năm 1989, biến động về di dân thành phố Hồ Chí Minh diễn ra theo hai xu hướng Thứ nhất, một mặt nhà nước thực hiện chính sách di chuyển đến các vùng kinh tế mới đối với một bộ phận dân cư tập trung đến thành phố trong những năm trước đây vì lý do chiến tranh Trong thời kỳ 1975 – 1990, có hơn 832.000 người đã rời khỏi thành phố đến định cư tại các vùng kinh tế mới ở các khu vực Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên Kết qủa là dân số thành phố đã giảm từ 3,39 triệu người vào năm 1976 xuống còn 3,2 triệu người vào năm 1980 Thứ hai, dòng nhập cư vào thành phố diễn ra chủ yếu là lực lượng cán bộ miền Nam tập kết trước đây, nay trở về quê hương và lực lượng cán bộ tăng cường từ miền Bắc cùng với gia đình họ di chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh.Theo Cục thống kê thành phố, từ năm 1976 đến năm 1995 có khoảng 150.000 người từ các tỉnh phía Bắc nhập cư vào Tp Hồ Chí Minh[27].
Theo kết quả phân tích của Viện Kinh tế thành phố Hồ chí Minh từ năm
1986 -1996, mỗi năm có ít nhất 70 -100 ngàn người nhập cư vào thành phố này. Trong thời gian từ 1996 -1999, theo số liệu thống kê chính thức của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số người nhập cư có giảm đi đáng kể so với những năm về trước, nhưng kết quả tổng điều tra dân số 1/4/1999 cho thấy thực tế trong vòng 5 năm trước đó, bình quân hàng năm số người nhập cư vào thành phố vẫn duy trì ở mức trên 80.000 người (bảng ).
Bảng 1: Dân nhập cư không hộ khẩu thường trú từ năm 1975 đến năm 2003
Năm Dân nhập cư Năm Dân nhập cư Năm Dân nhập cư
Nguồn: Tiểu ban chỉ đạo quản lý dân nhập cư TP Hồ Chí Minh (Trung tâm xử lý thông tin thống kê, 1996); Niên giám thống kê 1999, 2002 (Cục thống kê TP HCM)
Hiện nay, dân số thành phố Hồ chí Minh thời điểm 1/10/2004 là 6.117.251 người, có 1.844.548 người thuộc diện KT3, KT4, chiếm 30,1% dân số Số người nhập cư tập trung sống nhiều ở các quận ven như Bình Tân có đến 52,8 % dân số là dân KT3 và KT4; quận Gò Vấp 41,7% Có 9 quận huyện có tỷ lệ người tạm trú tới làm ăn, sinh sống cao hơn mức trung bình 30% Nhiều nhất là Bình Tân với 209.246 người chiếm 52,8% dân số của quận .[Điều tra dân số, 2005] Ở cấp phường, có 30 phường, xã có tỷ lệ dân nhập cư sinh sống trên 50%, trong đó có những phường có tỷ lệ dân nhập cư trên 70% Đa số dân nhập cư tập trung sinh sống nhiều ở khu vực quận ven có thể do những nguyên nhân cơ bản sau: (1) giá đất và giá thuê nhà ở các quận ven tương đối rẻ so với nội thành, (2) một số khu công nghiệp và khu chế xuất hình thành tạo công ăn việc làm thu hút người lao động [38].Các khu Chế xuất và các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh ra đời, đã làm cho làn sóng di dân vào thành phố ngày càng nhiều hơn, trở thành trung tâm thu hút người nhập cư đến làm ăn sinh sống Trong gần 200.000 lao động hiện đang làm việc tại 3 KCN, 15 KCX, nữ chiếm hơn 70% và khoảng 65 % số công nhân này từ các tỉnh thành trong cả nước.[Ban quản lý Khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh].
Một số đặc điểm của người nhập cư đến thành phố Hồ Chí Minh trong
Độ tuổi: Đa số người nhập cư đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ Những cuộc điều tra của Viện Kinh tế cho thấy độ tuổi trung bình ở cuộc điều tra sau bao giờ cũng thấy trẻ hơn cuộc điều tra trước Người trẻ đi ngày càng nhiều hơn và họ đi độc lập chứ không như những giai đoạn trước đi cùng với gia đình
Tỷ lệ từ 18 tuổi đến 40 tuổi dao động trong khoảng trên 70% tổng số người nhập cư, những người lớn hơn 40 tuổi và nhỏ hơn 10 tuổi đi rất ít và chủ yếu là đi theo lao động chính Theo cuộc nghiên cứu của Chi cục phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh về “Hành trình hội nhâp của di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh”, thực hiện tháng 1/2004, số người nhập cư vào thành phố ở độ tuổi từ 18-30 tuổi chiếm 51% và từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm 27,8% Đa phần người nhập cư trong độ tuổi lao động, tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động cho thành phố.
Giới tính: Theo cuộc điều tra nghiên cứu về “Hành trình hội nhập của di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh” do Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM thực hiện năm 2004, tỷ lệ nữ cao hơn (53%) trong số người nhập cư Nếu thời gian trước nam giới đi nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đi nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ, lực lượng lớn này làm công nhân các ngành may mặc, da giày, chế biến thực phẩm và một bộ phận khác giúp việc nhà Mô hình việc làm của người nhập cư có thể thay đổi theo thời gian, cụ thể là có một sự chuyển dịch ngành nghề dần dần từ buôn bán dịch vụ cá thể trước kia sang làm công ăn lương ở các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp Lao động trong các khu công nghiệp thành phố có đến 70% lao động nhập cư Lao động nhập cư đã góp phần phát triển sản xuất và họ thường linh hoạt, tích cực trong việc tìm việc làm, chấp nhận các công việc nặng nhọc, độc hại, thậm chí là các công việc có thu nhập thấp mà người thành phố không muốn làm. Động lực nhập cư vào thành phố: Nếu như những năm trước tỷ lệ nhập cư vì lý do phi kinh tế chiếm một tỷ lệ khá cao, gần như một nửa thì bây giờ động lực kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng áp đảo Những người nhập cư đến thành phố tìm việc làm không chỉ vì bản thân mình mà đó còn là chiến lược quan trọng của các hộ gia đình ở quê quán, nơi họ ra đi và thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn lý tưởng cho việc nhập cư tìm việc làm.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề hội nhập của người nhập cư tại các đô thị là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu về di dân Đã có nhiều công trình nghiên cứu về di dân nói đến những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hội nhập của người nhập cư, trong đó cũng có chú trọng đến yếu tố giới, và xem xét mức độ ảnh hưởng của yếu tố giới đến khả năng hội nhập đô thị của những người nhập cư đến các đô thị lớn Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau ở khía cạnh giới và khía cạnh hội nhập đô thị của một số tác giả trong và ngoài nước như sau:
J.H.Rieger và J.A.Beegle khi nghiên cứu di dân từ nông thôn đến thành thị ở các quốc gia phát triển đã cho rằng, sự thích nghi với cuộc sống đô thị của người nhập cư có thể là một tiến trình khó khăn và phức tạp trên nhiều khía cạnh như : những vấn đề kinh tế, mà đặc biệt là sự tìm kiếm một công việc làm phù hợp và có thu nhập cao, những khó khăn trong gia đình mà bao gồm cả việc tìm được một nơi ở thích hợp, việc tham gia và hoà nhập vào xã hội gồm cả mối quan hệ bạn bè và việc tham gia vào các tổ chức chính thức tại cộng đồng mới đến, và sự phát triển những kỹ năng để có thể giải quyết những vấn đề rắc rối hàng ngày của cuộc sống đô thị [Jamilah Ariffin, 1994] Mc Gee khi nghiên cứu trong bối cảnh đô thị KualaLumpur đã đưa ra những chỉ báo để đo lường mức độ hội nhập của cá nhân nhập cư vào môi trường đô thị Tác giả đo lường khả năng thích nghi đô thị bằng 7 nhóm biến số như: Xuất phát điểm; nền tảng kinh tế xã hội của người nhập cư; sự gắn kết tâm lý đến môi trường đô thị; đặc điểm kinh tế xã hội hiện tại của người nhập cư; mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị; thông tin và liên hệ trong thành phố; thái độ đối với đô thị [T.G.Mc GEE, 1975].
Trong khi đó, Jamilah Ariffin sử dụng những chỉ báo để đo lường khả năng hội nhập của nữ giới như: việc tham gia vào những hoạt động có tính chất giải trí,tiêu khiển (đọc báo, xem phim, thể thao, tham gia vào các lớp học…); giao tiếp xã hội ( vấn đề thiết lập bạn bè mới, vấn đề hôn nhân, tìm bạn trai…) Tác giả cho thấy nữ giới khó có thể hội nhập được vào trong những hoạt động giải trí nhưng ngược lại nữ giới có khả năng hội nhập cao trong khung phân tích những giao tiếp xã hội [38].
Dorothy.J.Solinger trong một nghiên cứu về sự hội nhập của những người nhập cư từ nông thôn đến các đô thị ở Trung Quốc đã điểm ra hai bộ biến số mà các nghiên cứu đã tiếp cận khi nghiên cứu hội nhập của người nhập cư , thứ nhất là tiếp cận về đặc điểm của người nhập cư như nguồn lực của họ (bao gồm cả vốn về nhân lực và vốn xã hội), đặc điểm giai cấp của cộng đồng người di cư, những chiến lược gia đình của họ, nhóm dân tộc, ý định ở lại thành phố và nhóm văn hoá của họ Thứ hai là tiếp cận những nhân tố của cộng đồng nơi đến như bản chất của cấu trúc giai cấp, mô hình của quyền sở hữu tài sản, kiểu của thị trường lao động, hệ thống chính trị, mạng lưới bảo trợ cho người nhập cư, hệ thống giáo dục ở đô thị và cách tiếp cận nó, những cơ hội về nhà ở tại các thành phố và thái độ của cộng đồng nơi đến,.v.v….như những rào cản của xã hội nơi đến cũng đã làm hạn chế khả năng hội nhập của người nhập cư [Dorothy J Solinger, 1994].
Như vậy, cả ba tác giả này đều sử dụng những khía cạnh khác nhau để nghiên cứu quá trình hội nhập đô thị của người nhập cư Mc Gee thì dùng chỉ báo hội nhập kinh tế và khả năng gắn kết tâm lý của người nhập cư với cộng đồng nơi đến để phân tích, còn Jamilah Ariffin đặt chỉ báo hội nhập xã hội làm trọng tâm trong quá trình nghiên cứu sự hội nhập của nữ giới Trong khi đó, Dorothy J Solinger dùng hai chỉ báo đặc điểm của người nhập cư và cộng đồng nơi đến của người nhập cư để phân tích tiến trình hội nhập của người nhập cư Cả ba nhóm tác giả này sử dụng những hướng tiếp cận khác nhau về hội nhập để đưa lại những kết quả khác nhau, nhưng tất cả đều vẽ lên một bức tranh chung là khả năng hội nhập của người nhập cư có gặp rào cản, trong đó nhóm nhập cư nữ gặp nhiều rào cản nhất.
Các nghiên cứu về di dân nông thôn – thành thị liên quan đến địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề tìm hiểu tính chất, xu hướng của các luồng di dân, phân tích những nguyên nhân thúc đẩy di cư, sức thu hút của thành phố Hồ Chí Minh, khả năng hội nhập của dân nhập cư vào thành phố Di dân tự do là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong những năm gần đây Có thể nêu lên một số công trình như sau: Đặng Nguyên Anh và Lê Bạch Dương đo lường hội nhập của nữ nhập cư bằng các chỉ báo như khả năng có một việc làm, thu nhập trong thị trường lao động thành phố và sự hài lòng với cuộc sống đô thị Nhóm tác giả đã phân tích những chỉ báo này trong mối tương quan so sánh giữa nhóm nữ nhập cư lâu dài và nhóm nữ nhập cư tạm thời Kết qủa có sự khác nhau về kinh tế xã hội và nhân khẩu học giữa hai nhóm di dân nữ Nhóm nhập cư nữ tạm thời di chuyển vì lý do kinh tế, trong khi đó nhóm nhập cư lâu dài di chuyển vì lý do hôn nhân và lý do gia đình Không hài lòng với cuộc sống đô thị được tìm thấy ở nhóm nhập cư nữ tạm thời và ngược lại nhóm nhập cư nữ lâu dài có lợi thế hơn Chung cả hai nhóm này thì người di cư có học vấn cao, có gia đình, độ tuổi thấp, và nếu có ít mối quan hệ với mạng lưới nhập cư thì ít có khả năng để tìm việc [Đặng Nguyên Anh, 2005] Nhóm tác giả Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc phân tích chỉ báo quan hệ xã hội của lao động nữ di cư tự do và sự hoà nhập của họ vào cuộc sống đô thị đã chỉ ra rằng những người thân và bạn bè nơi đến là yếu tố thuận lợi cho người nhập cư trong quá trình tìm việc làm và tìm chổ ở thích hợp, còn quan hệ giữa người nhập cư và chính quyền và cơ quan nhà nước nơi họ đến là rất hạn chế Người nhập cư thường phải chịu sự quản lý nhiều hơn là sự quan tâm, nên sự thờ ơ của các cơ quan này được xem là yếu tố gây bất lợi cho người nhập cư Ở nghiên cứu này cũng chỉ ra được khác biệt giới trong vấn đề hội nhập đô thị và một bức tranh khá toàn diện về thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cư từ nguyên nhân lý do di cư đến việc làm, thu nhập, tình trạng sức khỏe và chăm sóc y tế, điều kiện sống, quan hệ xã hội, tâm tư nguyên vọng cũng như sự hội nhập vào cuộc sống đô thị của người lao động nữ di cư.Đồng thời, nhóm tác giả cũng đi sâu phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình di cư tự do đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố cũng như sự ổn định đời sống gia đình và xây dựng nông thôn mới [Hà Thị Phương Tiến và cộng sự, 2000].
Như vậy, khía cạnh hội nhập của những người nhập cư được các nhà nghiên cứu trước nghiên cứu nhiều Tuy nhiên, nếu xét trong tổng thể, nghiên cứu về mảng vấn đề khác biệt giới trong quá trình hội nhập của di dân ít được đề cập một cách hệ thống Chẳng hạn nghiên cứu của Jamilah Ariffin (1994) như đã nói ở trên tập trung nghiên cứu những biến số rào cản ảnh hưởng đến sự hội nhập của nữ giới Nhóm tác giả Đặng Nguyên Anh và Lê Bạch Dương so sánh giữa nhóm nữ nhập cư tạm thời với nhóm nữ nhập cư lâu dài để phân tích mức độ hội nhập giữa hai nhóm nữ này Nhóm tác giả Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc thì phân tích mô tả bức tranh cuộc sống thuận lợi và khó khăn trong quá trình hội nhập đô thị của nữ nhập cư tự do Như vậy, những nghiên cứu trước, các tác giả cũng chỉ nghiên cứu đến một khía cạnh của vấn đề hội nhập chứ chưa phân tích có hệ thống vấn đề hội nhập theo góc độ giới
Phân tích hội nhập vào môi trường đô thị của người nhập cư dưới lăng kính giới là chủ đề mới so với những nghiên cứu trước Đa phần những nghiên cứu trước các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu rất nhiều về sự hội nhập của nữ giới, ít có nghiên cứu nào nghiên cứu hội nhập dưới lăng kính giới Do vậy, tác giả muốn nghiên cứu thêm là ở từng giai đoạn khác nhau, từng điều kiện hội nhập khác nhau, thì liệu có gì khác nhau dưới lăng kính giới không, để làm sáng tỏ thêm trên bình diện lý thuyết và thực tiễn Đó là lý do tác giả chọn đề tài “ Khía cạnh giới trong vấn đề hội nhập vào môi trường đô thị của những người nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ” Trong luận văn này tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu phân tích một cách hệ thống các vấn đề lao động việc làm, thu nhập, chi tiêu, mạng lưới xã hội, sự thích nghi của người nhập cư trong qúa trình hội nhập vào môi trường đô thị dưới lăng kính giới.
KHÍA CẠNH GIỚI TRONG VẤN ĐỀ HỘI NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ CỦA NHỮNG NGƯỜI NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
* Phường 11 quận 3 phía Nam giáp với quận 10; phía Tây - Nam giáp với quận Tân Bình; phía Tây - Bắc giáp với quận Phú Nhuận Mật độ dân số rất cao.
Diện tích toàn phường là 0,48km 2 chia thành 6 khu phố, với 81 tổ dân phố Theo kết quả Điều tra dân số giữa kỳ 2004 toàn phường có 25.828 nhân khẩu với cơ cấu như sau: thường trú 77% (KT1 là 18.823 người, KT2 là 1.065 người), tạm trú 23% (KT3 là 2.116 người, KT4 là 3.824 người).
Là quận nội đô có quá trình tập trung dân cư từ lâu đời nhưng điều kiện hạ tầng ở khu vực này thuộc loại kém so với các nơi khác trong nội thành: ít đường lớn, phần nhiều là hẻm nhỏ, nhà cửa cũ, chật hẹp, có một số mới xây dựng nhưng phần lớn là xây dựng tự phát bán kiên cố Cách đây khoảng 5 năm trong phường vẫn còn những hẻm đất; đến nay đã bê tông hóa xong nhưng vẫn đang trong quá trình cải tạo chỉnh trang đô thị Nước máy của nhà nước cũng chỉ mới đưa vào khu dân cư từ năm 2003, nhiều gia đình vẫn sử dụng nước giếng khoan Trên địa bàn phường ít có các công ty sản xuất kinh doanh lớn, chỉ có Xí nghiệp sửa chữa đầu máy xe lửa của ga Sài Gòn là tương đối đáng kể Dân cư trong phường đa số là kinh doanh nhỏ mang tính chất hộ gia đình như: bán tạp hoá, bán quán cà phê, quán ăn nhỏ, kinh doanh phòng trọ Những người nhập cư đa số là lao động phổ thông như thợ hồ, bán hàng rong, bán báo, bán vé số dạo, một số ít là sinh viên và cán bộ công nhân viên đường sắt của ga Sài Gòn Có một vài người nhập cư thuê nhà làm nghề may gia công và thuê nhân công từ quê đưa vào Trong địa bàn phường cũng có một vài điểm tập trung tệ nạn xã hội Hiện toàn phường có 382 hộ nghèo [Văn Thị Ngọc Lan và cộng sự, 2005]
* Phường 12 Quận Gò Vấp phía Tây và Tây – Bắc giáp quận 12 và phía Tây – Nam giáp quận Tân Bình Phường có 11 khu phố và có các tuyến đường lớn đi qua Diện tích toàn phường là 4,59km 2 Theo báo cáo Điều tra dân số giữa kỳ
2004 toàn phường có 26.704 hộ với 105.403 nhân khẩu, cơ cấu như sau: KT1 là KT1 là 24.694 người, KT2 là 21.231 người, KT3 là 33.487 người và KT4 là 25.991 người.
Trước đây khu vực này thuộc vành đai xanh của thành phố nhưng cư dân nội thành và từ ngoại tỉnh đến mua đất làm nhà đã khiến diện tích đất nông nghiệp giảm xuống rất nhiều Cơ sở hạ tầng của phường còn rất khó khăn Chỉ mới có các trục đường chính được bê tông hóa Khu vực này hoàn toàn chưa có nước máy, cư dân đều dùng nước giếng Hệ thống thoát nước cũng chỉ có ở các trục đường chính, mùa mưa thường bị ngập nước Toàn phường có 237 công ty xí nghiệp và 253 cơ sở sản xuất Riêng cộng ty giày da Huê Phong có gần 2.000 công nhân, tuyệt đại đa số là nữ Đi theo các cơ sở này là các nhà trọ cho công nhân (KT4) Một số hộ vẫn còn hoạt động nông nghiệp (chủ yếu là chăn nuôi và trồng cây cảnh) Nhiều người sống trên địa bàn đi làm các ngành nghề khác nhau và khắp nơi trong thành phố [51].
* Phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân phía Đông và phía Bắc giáp với quận Tân Phú Diện tích toàn phường là 5,43km 2 , chia làm 10 khu phố Theo báo cáo Điều tra dân số giữa kỳ 2004 toàn phường có 8.497 hộ dân, với 34.520 nhân khẩu, cơ cấu như sau: KT1 là 4.926 người, KT2 là 11.101 người, KT3 là 12.582 người và KT4 là 5.911 người
Cơ sở hạ tầng của khu vực này hoàn toàn bất cập với tốc độ tăng dân số cơ học: Hệ thống cấp, thoát nước hầu như chưa có; nhà cửa xây dựng tự phát, đường sá đi lại khó khăn Nước ngầm cũng đã có hiện tượng ô nhiễm Phường Bình Hưng Hòa vốn thuộc địa phận xã Bình Hưng Hòa huyện Bình Chánh (cũ), là một xã thuần nông nghiệp Năm 2002, xã này tách thành 3 phường Diện tích đất nông nghiệp tại phường Bình Hưng Hòa vẫn còn nhiều (4,2km 2 ) nhưng cũng đã có dự kiến quy hoạch xây dựng các khu vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục… Hiện nay, cư dân cũ trong phường vẫn còn làm nông nghiệp nhưng đã có sự chuyển đổi cây trồng vật nuôi Cư dân mới đến là từ nội thành ra và ngoại tỉnh tới làm trong các công ty, xí nghiệp quanh khu vực này và đi làm các nơi khác trong thành phố Số hộ nghèo trong phường hiện nay là 359 hộ (chiếm 5,03% số hộ, trong đó KT1 là 88 hộ , KT2 là 140 hộ, KT3 là 167 hộ) [51].
Mô tả mẫu điều tra
(1) Góc độ HỘ GIA ĐÌNH với số lượng là 300 hộ: là những thông tin tính chung cho cả hộ Với những câu hỏi liên quan đến ý chủ quan của người trả lời sẽ được phân tích theo đặc điểm nhân khẩu và đặc điểm xã hội của người trả lời (300 trường hợp).
(2) Góc độ NHÂN KHẨU với số lượng 867 người: là những thông tin liên quan đến toàn bộ những người chung kinh tế trong 300 hộ gia đình.
3.3.1 Mô tả ở cấp độ hộ (người trả lời)
3.3.1.1.Cơ cấu giới tính: Trong mẫu nghiên cứu này nữ chiếm 45,3% ít hơn so với nam 54,7.[xem phụ lục, bảng 3.1.1]
3.3.1.2 Cơ cấu tuổi: Tương tự như các dòng di cư nông thôn – đô thị khác trong nước và nhiều nước trên thế giới, các luồng di cư vào thành phố Hồ Chí Minh có chọn lọc rất cao về độ tuổi 46% số người nhập cư vào thành phố trong độ tuổi từ 15 – 30 và gần 39% số người trong độ tuổi từ 31 – 45 Những người nhập cư vào thành phố có xu hướng ngày càng trẻ[xem phụ lục, bảng 3.1.3].
Biểu đồ 1: Cơ cấu nhóm tuổi của người nhập cư
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
3.3.1.3 Nơi xuất cư: Nơi cư trú thường xuyên của những người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ nhập cư vào thành phố cao nhất gần 23%, tiếp đó là các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng 17%,
Duyên Hải Nam Trung Bộ 21%, Đông Nam Bộ 18,3%, và Bắc Trung Bộ 14,7%. Trong đó, số người ra đi từ các vùng nông thôn vẫn tiếp tục chiếm ưu thế cụ thể nông thôn chiếm 76% so với thành thì 24%
Cùng với các nghiên cứu trước, thì nghiên cứu này cũng nổi bật được xu hướng di cư với khoảng cách gần, trong tác phẩm “ Luật di dân” của Ravenstein cũng nói đến đặc điểm di chuyển chỉ diễn ra một khoảng cách gần Điều này có thể kiểm chứng trong nghiên cứu này là tỉ lệ người nhập cư có gốc cư trú từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm gần 1/3 trong mẫu nghiên cứu
Không đăng ký ở đâu cả, 0.3 Đồng bằng sông Cửu
Taây Nguyeân, 5 Đồng bằng sông Hồng,
17 ẹoõng Baộc, 1.3 Bắc Trung bộ, 14.7
Duyên Hải Nam Trung bộ, 21 Đồng bằng sông Hồng ẹoõng Baộc
Bắc Trung bộ Duyên Hải Nam Trung bộ Taây Nguyeân Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long Không đăng ký ở đâu cả
Biểu đồ 2: Nơi xuất cư của người nhập cư
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
3.3.1.4 Quy mô gia đình: Nhìn vào bảng 3.1.5, có thể thấy nhóm hộ 2 – 3 người chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm gần ẵ trong tổng số hộ được phỏng vấn Nhõn khẩu trong các hộ này thường là lao động chính gồm hai vợ chồng vào thành phố kiếm sống để lại con nhỏ và cha mẹ già ở quê, vì là cùng chung kinh tế, nên hộ gia đình thường có thêm em vợ hoặc em chồng cùng thuê trọ ở chung để nhằm tiết kiệm trong ăn uống và giúp đỡ lẫn nhau Riêng nhóm KT4 có gần 1/3 là dạng di dân cá nhân, số này là lực lượng lao động trẻ, độc thân vào thành phố lập nghiệp trong đó có một số sinh viên học tập ở thành phố và ở lại làm việc.
Bảng 3.1.5: Quy mô gia đình
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
3.3.1.5 Trình độ học vấn: Cũng như độ tuổi, di dân có tính chọn lọc cao về trình độ học vấn Những người nhập cư là nam giới có trình độ học vấn cao hơn nữ giới[xem phụ lục, bảng 3.1.6], và những người xuất cư từ khu vực thành thị có trình độ học vấn cao hơn những người ra đi từ các vùng nông thôn [xem phụ lục, bảng3.1.7] Điều này một phần phản ánh sự chênh lệch về mặt dân trí giữa thành thị và nông thôn ở Việt Nam như kết qủa nghiên cứu về phát triển giáo dục tại Việt Nam[Trương Sĩ Ánh và cộng sự, 1996] Sự cách biệt về trình độ dân trí giữa nam và nữ đang có xu hướng thu hẹp, tuy nhiên sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn vẫn còn khá xa.
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp trở leân
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn phân theo giới tính
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Caáp 1 Caáp 2 Caáp 3 Trung caáp trở lên
Biểu đồ 4: Trình độ học vấn phân theo khu vực
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
3.3.1.6.Tình trạng hôn nhân: Đa số những người nhập cư trong mẫu nghiên cứu này là người đã có gia đình chiếm 63,7%, độc thân 28%, và một tỷ lệ không đáng kể những người góa, ly thân, ly hôn.Nam giới chiếm tỷ lệ có gia đình nhiều hơn so với nữ [xem phụ lục, bảng 3.1.8].
80 Độc thân Có vợ/chồng
Ly thân Ly hôn Góa
Biểu đồ 5 : Tình trạng hôn nhân chia theo giới tính
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
3.3.1.7 Lý do chọn Thành phố Hồ Chí Minh để chuyển đến: Sự cách biệt rõ rệt về mức độ phát triển kinh tế – xã hội so với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước đã tạo cho thành phố Hồ Chí Minh những lực hấp dẫn mạnh mẽ Có nhiều lý do khiến cho những người di chuyển tìm đến thành phố, nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là cơ hội tìm kiếm việc làm và mức thu nhập cao hơn ở các nơi khác.Trong số những người ra đi vì các lý do kinh tế, có khoảng 52% cho biết họ lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh vì ở quê khó kiếm việc làm và 49% cho rằng ở thành phố thu nhập khá hơn Cũng giống với các nghiên cứu trước thì nghiên cứu này cũng nổi bật xu hướng di cư là vì mục đích kinh tế, trong tác phẩm “Luật di dân” của Ravenstein cũng miêu tả động cơ chính yếu của di dân là động cơ kinh tế
Song song đó, tỉ lệ chuyển cư vì các lý do phi kinh tế chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số người được phỏng vấn Động cơ là nhu cầu kết hôn, đoàn tụ gia đình, theo bạn bè thử vận may và muốn tự lập để khẳng định bản thân khoảng 21,7% [bảng 3.1.9].
Bảng 3.1.9: Lý do chọn thành phố Hồ Chí Minh để đến.
Lý do đến thành phố n % Ở quê khó kiếm việc làm 156 52,0 Ở thành phố thu nhập khá hơn 147 49,0
Thuận tiện cho việc học hành, đào tạo 54 18,0
Các dịch vụ xã hội tốt hơn 13 4,3
Thích sống ở thành phố này 23 7,7
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005 Đa số người di cư qua kết qủa điều tra mẫu có trình độ học vấn cấp 2 (49,3%) Nếu tính chung cả cấp 2 và cấp 3 là 69%, điều này cũng chứng minh được cho các kết qủa điều tra trước đây: chất lượng của người di cư khi bắt đầu vào thành phố không hề thua kém với những người lao động tại chỗ Đó cũng là chỉ báo quan trọng liên quan đến vấn đề hội nhập Những người có trình độ ban đầu cao, có điều kiện thuận lợi nhiều hơn về việc làm và thu nhập Và do đó, cũng có nhiều khả năng để hội nhập hơn Tuy nhiên, cũng cần chú ý, qua cuộc điều tra cho thấy: một lượng di cư (15%) chỉ có trình độ cấp 1 Họ sẽ khó có điều kiện làm những công việc có thu nhập cao… và từ đó cũng cho thấy sự thiếu bền vững, khó khăn trong thu nhập.Vậy có phải chăng những yếu tố nội lực trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người di cư làm ảnh hưởng đến quá trình thích nghi và hội nhập vào môi trường đô thị.
Mô tả riêng về nhân khẩu
Trong 300 hộ có tất cả 867 nhân khẩu (50,3% là nữ), trong đó có 668 người trong tuổi lao động 15-60 tuổi (50,9% là nữ) Có thể thấy là dòng nhập cư vào Tp.
Hồ Chí Minh không bị lệch giới tính so với cơ cấu dân số chung Ngay cả chất lượng lao động cũng không có sự chênh lệch nhiều giữa lao động nam và lao động nữ:
+ Bình quân học vấn trong tuổi lao động: Nam 9,4 năm học; Nữ 8,6 năm học + Bình quân tuổi trong độ tuổi lao động: Nam 30,5 tuổi; Nữ 31,5 tuổi
Tuy nhiên, nếu so sánh các dạng cư trú thì KT3 và KT “0” có tỷ lệ Nam (53,1%) cao hơn Nữ (46,9%) khá rõ Trong khi đó, nhóm KT4 dạng đi một mình lại có tỷ lệ Nữ nhiều hơn Nam (54% Nữ so với 46% Nam)
Phân bố việc làm cho thấy có sự khác nhau giữa Nam và Nữ ở một số nghề nghiệp: Nam có tỷ lệ làm các nghề như thợ có tay nghề, nhân viên có nghiệp vụ cao hơn nữ; trong khi đó, tỷ lệ Nữ làm các việc như buôn bán nhỏ, công nhân lại nhiều hơn [Bảng 3.4][51].
Bảng 3.4 : Cơ cấu việc làm, độ tuổi và trình độ học vấn
Thất nghiệp, làm tạm không đúng nghề 1.9 3.0 2.4 3.8
Thợ không cần tay nghề cao 1.2 0.5 1.5 0.6
Công nhân có tay nghề 7.4 12.4 9.8 15.9
Công nhân không cần tay nghề 2.6 2.8 3.4 3.2
Lao động phổ thông, làm mướn 5.1 5.7 6.4 7.4
Nhân viên, cán bộ có nghiệp vụ 10.2 5.3 13.1 6.8
Nhân viên, cán bộ không cần nghiệp vụ cao 1.6 4.4 2.1 5.6
Nông nghiệp (Trồng trọt - chăn nuôi) - 0.7 - 0.9
Nhóm tuổi 5 tuổi trở xuống 10.0 10.8 - -
Nhóm trình độ học vấn
Trung cấp, cao đẳng, đang học ĐH 4.6 6.0 6.1 7.6 Đại học 8.8 4.6 11.3 5.3
Còn nhỏ, không đi học 6.0 7.6 - -
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Điều kiện sống và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội
3.5.1 Điều kiện nhà ở và tiện nghi sinh hoạt
Nhà ở là một nhu cầu căn bản cần phải có trong cuộc sống của con người. Nhà ở chính là nơi diễn ra các sinh hoạt cần thiết nhằm tái tạo lại sức lao động và phát triển các năng lực của con người Nhưng đối với dân nhập cư thì nhà ở chỉ là nơi họ nghỉ đêm sau một ngày lao động, vì thế chất lượng nhà ở trở nên không quan trọng đối với họ Khoảng hơn 58% dân nhập cư ở nhà thuê hoặc ở nhờ [xem phụ lục, bảng 5.1.1] và đa phần là nhà họ thuê thường là nhà tạm hay nhà cấp 4, gồm nhiều phòng nhỏ, chung bếp, chung nhà tắm và nhà vệ sinh
“Một phòng nhỏ ít nhất khoảng 3 hoặc 4 chị em, ví dụ một phòng nhỏ chia ra mỗi người 50.000 ngàn đồng/1tháng, chen chúc nhau ở, quan trọng là có chổ tối về ngã lưng thôi, vấn đề ăn ở không cần thiết lắm [TLN: Nữ, 30 tuổi, buôn bán – tổ
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
3 5.2 Cơ hội tiếp cận dịch vụ điện, nước
Song song với vấn đề nhà ở, vấn đề điện nước trong sinh hoạt cũng là một vấn đề lớn trong đời sống sinh hoạt của dân nhập cư Nước là một trong những yếu tố quan trọng, nó không thể thiếu đối với cuộc sống của con người Hiện nay nguồn nước sử dụng đang là vấn đề đặt ra cho nhiều nơi, nhiều vùng nhất là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Tại 3 cộng đồng khảo sát, nước sử dụng của người dân nhập cư chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm. Tại các khu nhà trọ trên địa bàn Gò vấp, Bình Tân và Quận 3, các chủ nhà trọ sử dụng hệ thống giếng khoan của gia đình để khai thác nguồn nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt cho người ở trọ Theo kết quả từ cuộc điều tra nghiên cứu, hầu hết người nhập cư sử dụng nước giếng để nấu ăn (80% là sử dụng nước giếng để nấu ăn) và tắm rửa, giặt… , và chỉ có khỏang gần 20% sử dụng được nguồn nước máy. Qua đó, chúng tôi thấy được rằng vì ở nhà thuê, hộ khẩu không có nên việc tiếp cận nguồn nước máy của thành phố đối với họ gặp rất nhiều khó khăn, cái khó khăn lớn nhất là phải trả số tiền nước với giá rất cao, trong khi đó đa phần dân nhập cư muốn tiết kiệm vì mục đích là để kiếm tiền.
Bảng 5.1.2: Ngu n n c chính dùng đ n u n c a ng i nh p cồn nước chính dùng để nấu ăn của người nhập cư ước chính dùng để nấu ăn của người nhập cư ể nấu ăn của người nhập cư ấu ăn của người nhập cư ăn của người nhập cư ủa người nhập cư ười nhập cư ập cư ư
Nguồn nước chính dùng để ăn uống n %
Nước máy có đồng hồ riêng 33 11,0
Nước máy có đồng hồ tập thể 14 4,7
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Tương tự như vấn đề sử dụng nguồn nước, ở việc sử dụng điện cho sinh hoạt của dân nhập cư cũng diễn ra như thế Khi hỏi về nguồn điện hiện đang sử dụng chúng tôi thu được kết qủa như sau: Phần lớn trong số họ sử dụng điện từ việc câu lại của người khác 44,3% và có đồng hồ tập thể/ chung với chủ nhà 7% [xem phụ lục, bảng 5.1.3].
3.5.3.Tham gia đời sống chính trị, xã hội cộng đồng tại địa phương
Phần lớn người nhập cư không tham gia vào các tổ chức địa phương nơi họ đang cư trú Vì phần lớn thời gian họ giành cho việc kiếm tiền tăng thêm thu nhập, còn tất cả các hoạt động khác thì không quan tâm, và hầu như không có thời gian rảnh cho các hoạt động khác Kết quả trả lời câu hỏi: vì sao trong gia đình không có ai tham gia bất cứ một tổ chức nào? Có 40,2% cho rằng không có thời gian nên không tham gia và 9,3% thấy không cần thiết nên không tham gia Ngoài những lý do đó, thì còn gần 53% cho rằng không thấy ai mời tham gia, vì họ ở nhà thuê, không có hộ khẩu thường trú, họ lệ thuộc vào chủ cho thuê nhà Như vậy, người nhập cư phần lớn đứng bên lề những hoạt động của các đoàn thể địa phương, vì nhiều lý do trong đó nơi ở thường phụ thuộc vào các công việc làm, và sự thuận tiện trong các sinh hoạt khác do vậy họ thường di chuyển chỗ ở
Bảng 5.1.4: Lý do không tham gia các t ch c/ đòan th c a ng i nh p cổ chức/ đòan thể của người nhập cư ức/ đòan thể của người nhập cư ể nấu ăn của người nhập cư ủa người nhập cư ười nhập cư ập cư ư
Lý do không tham gia các tổ chức/ đoàn thể n %
Không thấy ai mời tham gia 51 52,6
Không có thời gian nên không tham gia 39 40,2
Không có hộ khẩu thường trú nên không được tham gia 5 5,2
Không có tiền đóng góp 1 1,0
Không cần thiết nên không tham gia 9 9,3
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài:Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Theo kết qủa khảo sát có tỷ lệ tham gia Hội phụ nữ nhiều nhất, [xem phụ lục, bảng 5.1.5] còn lại các hoạt động khác thì không đáng kể Mục đích của lao động nhập cư là bằng cách nào để có việc làm tạo ra thu nhập, vì thế phần lớn họ đi làm cả ngày, tối về tắm rửa nghỉ ngơi rồi đi ngủ, hầu như không có thời gian dành cho hoạt động khác Ngoài ra một lý do cơ bản là họ thấy không cần thiết, không thấy được lợi ích gì khi tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội này Trả lời câu hỏi:
“nếu không ai tham gia bất kỳ tổ chức nào thì lý do vì sao?”, có tới 52,6% (nam giới 49,1%; nữ giới 57,5%) cho rằng không thấy ai mời tham gia và 40,2% (nam giới 43,9%; nữ giới 35%) cho rằng không có thời gian; xét về giới thì rõ ràng không có sự chênh lệch đáng kể Khác với việc tham gia các hoạt động đoàn thể thì cuộc họp tổ dân phố thường thì phổ biến hơn, nó gần như thiết thực và liên quan đến lợi ích đối với cả người dân tại chỗ và lao động nhập cư, vì thường những cuộc họp mang tính chất thông báo, hoặc trao đổi những vấn đề xoay quanh cuộc sống và nơi ở của họ, và chính bản thân họ cũng có quyền trao đổi phát biểu chính kiến của mình trong cuộc họp Do vậy, xét về góc độ giới trong vấn đề họp tổ dân phố của lao động nhập cư thì thường là nam giới đại diện cho hộ gia đình tham gia cuộc họp nhiều hơn, cũng có thể trong gia đình cho rằng việc hội họp ngoài xã hội thì nam giới vẫn thích hợp hơn Cho nên vai trò cộng đồng thường thì nam giới đảm nhiệm, nam giới thường là người chỉ đạo, là “long trọng viên” điều hành Nữ giới thường là người thừa hành, thể hiện rõ nét vai trò giới truyền thống Chính vì mối quan hệ xã hội của nam giới cũng được mở rộng hơn và có chiều thích nghi nhanh hơn nữ giới. Theo kết quả khảo sát, có 32,3% gia đình cho rằng có thành viên dự đầy đủ các buổi họp trong đó nam giới 40,9% cho rằng dự đầy đủ các buổi họp, còn nữ giới chỉ có 22,1%, về góc độ giới thì trong vấn đề họp tổ dân phố có sự khác biệt Bên cạnh đó có 52% cho rằng không tham dự có thể bởi vì những người lao động nhập cư đa phần là ở nhà trọ (phần lớn là KT4) không ổn định chỗ ở và ngoài việc không gắn bó với tổ chức cộng đồng (nơi tạm trú) họ còn là những người được gán nhãn là dễ gây mất trậr tự trị an cho khu vực Tình trạng này không phải chỉ do chủ quan người ở trọ không muốn tham gia mà chính cách nhìn của người tại chỗ, người quản lý cộng đồng không coi họ là người của cộng đồng: Lý do không họp tổ dân phố cao nhất là “không thấy ai mời” (75,5%); vấn đề này nam giới và nữ giới nhìn nhận giống nhau [xem phụ lục, bảng 5.1.7] Khi nhóm nghiên cứu mời người KT4 tham gia thảo luận nhóm, có người đã thể hiện sự cảm động vì “lần đầu tiên được mời đi họp” Còn tham gia, đóng góp vào các hoạt động chung của khu phố thì theo kết quả khảo sát thì nam giới có vẻ hưởng ứng nhiệt tình trong vấn đề đóng góp tiền, đóng góp công sức và đóng góp ý kiến trong các công việc chung hơn [xem phụ lục, bảng 5.1.8], và đây cũng là hoạt động công tác xã hội cần làm ở một cộng đồng dân cư, nó khẳng định sự hòa nhập, sự gắn kết của mỗi cá nhân trên địa bàn cư trú.
Nhìn chung, nhìn ở góc độ giới trong tham gia vào sinh hoạt cộng đồng thì không có sự khác biệt nhiều, những vấn đề thuộc về nam giới đảm trách thì xưa nay vẫn thế mặc dù có thay đổi về không gian cư trú, vẫn còn mang nặng vai trò truyền thống về giới, điều này vô hình chung tạo thế cho người nam giới hội nhập vào cuộc sống đô thị nhanh hơn.
Khía cạnh giới trong vấn đề hội nhập vào đô thị của người nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.6.1 Khả năng hội nhập của người nhập cư vào thị trường lao động đô thị
Theo Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Tp Hồ Chí Minh (2001), trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người nhập cư trong độ tuổi lao động là như sau:
Cao đẳng, Đại học và trên Đại học 9,47%
Công nhân kỹ thuật (có và không có bằng) 46,61%
Chưa được đào tạo gì 31,74%
Tỷ lệ người nhập cư trong tuổi lao động có việc làm là 73,11% Tỷ lệ thất nghiệp của người nhập cư trong tuổi lao động thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp chung của
Tp Hồ Chí Minh (5,59% so với 6,5% - số liệu 2001) Số còn lại là học sinh, nội trợ.
Lao động nhập cư có tỷ lệ hoạt động cao nhất trong các doanh nghiệp dân doanh (50,15 % tổng số lao động nhập cư), sau đó đến các cơ sở kinh doanh cá thể(14,28%), các doanh nghiệp nhà nước và cổ phần (12,0%), doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (9,0%), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(7,9%), Ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong sự phát triển của nền kinh tế, việc làm ngày càng nhiều và rất đa dạng Do đó, thành phố đã thu hút rất nhiều lao động từ các nơi đổ về, khiến dân số thành phố không ngừng tăng hàng năm, trong đó số người trong độ tuổi lao động và có nhu cầu tìm việc làm luôn chiếm một tỷ lệ cao.
Người nhập cư, khi vào đến thành phố, có những cơ hội tiếp cận việc làm khác nhau Những cơ hội ấy, ngoài những nguyên nhân khách quan của xã hội đô thị đang phát triển, còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan Một số câu hỏi quan trọng đặt ra trong phần phân tích này là: mức độ hội nhập của người nhập cư như thế nào? Những nhân tố nào trực tiếp nào có ảnh hưởng đến khả năng hội nhập này nhìn ở khía cạnh giới? Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi chủ yếu phân tích sự khác biệt giới với giả định rằng mức độ ổn định về việc làm có mối tương quan thuận với khả năng và mức độ hội nhập vào môi trường đô thị Cuối cùng, chúng tôi cho rằng các đặc điểm cá nhân của người nhập cư có ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng hội nhập của họ Nhập cư là nam giới, có học vấn cao có năng lực hội nhập tốt hơn nhóm còn lại Dựa vào nguồn số liệu hiện có, các phân tích sẽ tập trung vào sự hội nhập trên các lĩnh vực việc làm, thu nhập, mạng lưới xã hội, ý định cư trú lâu dài của người nhập cư.
Việc nghiên cứu thời gian mà người nhập cư tìm việc làm sau khi đến thành phố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng hấp thụ lao động của thị trường lao động Cuộc khảo sát này cho thấy gần 2/3 số người nhập cư có nhu cầu việc làm đã tìm được việc trong vòng một tháng sau khi họ đặt chân đến thành phố,trong đó 13,8 % số người đi làm ngay không phải tìm việc, thì nam giới chiếm16,8% so với nữ 10,3% Còn lại 1/3 số người tìm việc từ 1 tháng trở lên đến 36 tháng [xem phụ lục, bảng 6.1.1] Việc phân tích thời gian tìm việc theo thời điểm nhập cư còn cho ta thấy những người nhập cư trong những năm gần đây có thể tìm được việc làm tại thành phố nhanh hơn trước, và điều này còn chứng tỏ một điều là khả năng hấp thụ lao động của thị trường lao động thành phố đang tăng mạnh hơn bao giờ hết, và đó cũng là dấu hiệu của một thành phố có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt với tỷ trọng khu vực phi chính quy lớn là thị trường lao động thu hút các lao động ngoại tỉnh, nhất là lao động từ nông thôn, vào đô thị Đây cũng là cơ hội cho người nhập cư Tuy vậy, không có sự khác biệt nhiều nhìn ở góc cạnh giới, nhìn chung với sự phát triển nhanh và nhộn nhịp ở các đô thị như hiện nay, việc kiếm cho mình một việc làm thì không khó, thường thì người nhập cư có thể làm tạm việc gì đó giản đơn, có thể chưa vừa ý, nhưng có thu nhập ngay trong khi chờ tìm được việc làm đúng sở trường và thu nhập cao hơn, nên cũng không tốn nhiều thời gian chờ việc Trong tổng số 275 trường hợp được phỏng vấn thì có 149 trường hợp trong vòng một tháng đến thành phố họ có thể có việc làm đầu tiên và chúng tôi thấy không có sự khác biệt về giới trong vấn đề tìm việc làm [bảng 6.1.2].
Bảng 6.1.2 : Thời gian tìm việc đầu tiên phân theo giới tính
Thời gian tìm việc đầu tiên Giới tính n Thời gian tìm việc trung bình ngày
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài:Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Mặc dù, giới tính không có ảnh hưởng đến thời gian tìm việc của người nhập cư ngay sau khi đến thành phố nhưng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thời gian tìm việc của người nhập cư, trình độ học vấn cao hơn phải mất nhiều thời gian hơn để có việc làm đầu tiên tại thành phố [xem phụ lục, bảng 6.1.3] Thực tế có thể giải thích bằng hai nguyên nhân: (1)những người có trình độ học vấn cao hơn tỏ ra kén chọn hơn về việc làm và (2) sức hấp thụ lao động của thị trường lao động giản đơn mạnh hơn. Để có được việc làm đầu tiên ở thành phố, lao động nhập cư thường dựa vào sự giúp đỡ của người thân, họ hàng thông qua bạn bè, người quen? Nhìn vào bảng3.6.4 cho thấy 2/3 số người được phỏng vấn cho biết họ tìm được việc làm là nhờ có người thân, bạn bè, người cùng quê giúp đỡ, giới thiệu Số còn lại chủ động tự đi tìm kiếm hoặc qua trung tâm giới thiệu việc làm và qua thông tin báo đài.
Bảng 6.1.4: Ngu n giúp vi c đ u tiên c a ng i ng i tr l iồn nước chính dùng để nấu ăn của người nhập cư ệc đầu tiên của người người trả lời ầu tiên của người người trả lời ủa người nhập cư ười nhập cư ười nhập cư ả lời ời nhập cư
Nguồn giúp tìm việc làm đầu tiên N %
Qua Trung tâm giới thiệu việc làm 4 1,3
Người thân, họ hàng giúp 120 40,0
Bạn bè, người quen giúp 55 18,3
Qua thông tin trên báo đài 6 2,0
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Thật vậy, khi mới đến thành phố, những người nhập cư đa phần là nhận được sự giúp đỡ giới thiệu tìm việc từ người thân, họ hàng, bạn bè, người quen cùng quê Trong đó người nữ vẫn không được giúp đỡ, giới thiệu nhiều như người nam, họ nhận được sự giúp đỡ, giới thiệu 63,2% trong khi người nam nhận được sự giúp đỡ, giới thiệu nhiều hơn 71,9% Như vậy, để có một công việc, người nữ phải phấn đấu, bươn chải nhiều hơn nam giới
Bảng 6.1.5: Nguồn giúp việc đầu tiên của người người trả lời phân theo giới tính
Nguồn giúp tìm việc làm đầu tiên
Qua Trung tâm giới thiệu việc làm 1 0,6 3 2,2 4 1,3
Người thân, họ hàng giúp 68 41,5 52 38,2 120 40,0
Bạn bè, người quen giúp 35 21,3 20 14,7 55 18,3
Qua thông tin trên báo đài 2 1,2 5 3,7 7 2,3
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Nhìn chung, người lao động nhập cư đều mang một quyết tâm phải làm ra tiền, mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình ở quê, chính vì vậy họ sẵn sàng làm mọi việc, không hề từ chối bất cứ việc gì nếu là hợp pháp và có thể làm ra tiền thì dù đó là công việc không được họ ưa thích hay nặng nhọc….nhưng họ vẫn chấp nhận Vì thế, khả năng tìm việc của người nhập cư không khó khăn và tìm được việc trong một thời gian tương đối ngắn Tuy nhiên, điều đó chỉ thực hiện trong khu vực như kinh tế phi chính thức, kinh tế tư nhân, gia đình.
3.6.2 Cơ cấu nghề nghiệp của người nhập cư
Theo kết qủa khảo sát cho thấy nghề chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu nghề nghiệp kể cả nam và nữ là buôn bán_dịch vụ, công nhân, lao động tự do Xuất phát từ thực tế trình độ học vấn của những lao động này chủ yếu là cấp 2, cấp 3 và tính chất di chuyển theo phong trào người sau nối gót người trước nên cả 3 nhóm nghề mà người lao động lựa chọn để làm không đòi hỏi chuyên môn cao, không cần nhiều vốn, chỉ cần có sức khỏe, chịu khó tích lũy kinh nghiệm là có thể làm tốt và có thu nhập Ngoài ra, có một điểm chung cho cả hai giới là đều làm những công việc theo những người đi trước đã làm chẳng hạn như bán hàng rong, bán báo, bán vé số dạo, mua bán ve chai, phụ hồ và công nhân… nghĩa là nghề nghiệp mà họ lựa chọn phù hợp với phương thức di chuyển theo phong trào từ lúc ở quê nhà Điều này chứng tỏ người lao động không mấy khó khăn khi hội nhập vào thị trường lao động của Thành phố
Bảng 6.2.1: Nhóm việc làm chính hiện nay của nhân khẩu phân theo giới tính
Nhóm việc làm chính hiện nay
Nội trợ, thất nghiệp, già 45 13,7 68 20,0 113 16,9
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài: Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì tỷ lệ tham gia của nam và nữ trong các nhóm nghề là khác nhau cụ thể nhóm nghề buôn bán_dịch vụ thì nữ chiếm 23,5%, trong khi đó nam chỉ có 17,4%, nói chung đây là một trong những nghề được người di cư lựa chọn khi đi làm ăn ở thành phố, nhất là đối với phụ nữ bởi nó không cần nhiều vốn, kiến thức, chỉ cần cần cù, chịu khó, điều này rất phù hợp hòan cảnh, điều kiện, và bản tính của lao động nữ di cư Nhóm nghề công nhân thì nữ cũng chiếm tỷ lệ 19,1% cao hơn nam giới chỉ có 13,1% và đây cũng là loại công việc tương đối ổn định, nhưng yêu cầu những người vào xí nghiệp may, xí nghiệp thực phẩm thì phải có tay nghề chút ít, trẻ, nhanh nhẹn có thể thao tác công nghiệp nhanh, đây cũng là nghề mà phụ nữ trẻ chọn nhiều nhất khi di cư; Song với nhóm nghề thợ thì nam giới lại chiếm một tỷ lệ rất cao 30,8% trong khi nữ giới chỉ chiếm 15,9% và đặc thù loại công việc này thì nam giới thường chọn nhiều nhất, bởi vì khi trước khi di cư thì số nam giới có tay nghề thường cao hơn nữ giới Còn nhóm nghề thầu, chủ, giám đốc và CBCNV nam giới cũng chiếm 18,6% trong khi đó nữ giới chỉ có 14,2% [bảng6.2.1] Qua đó, chúng ta cũng thấy được có khác biệt giới trong cơ cấu nghề nghiệp.Chẳng hạn, theo đánh giá của những người được hỏi, nữ thường chọn làm những công việc nhẹ nhàng, còn nam giới thì làm đủ các loại công việc Phù hợp với lý thuyết kinh tế tân cổ điển về việc làm và tách biệt biệt giới trên thị trường lao động, nghiên cứu này thể hiện rõ vấn đề phân công lao động tách biệt theo giới ở cấp độ chiều ngang là sự dụng lao động nam, nữ phổ biến theo các nghề, lĩnh vực khác nhau: nhóm ngành “truyền thống” và được coi là “phù hợp” giới tính, ví dụ ngành dệt may, dịch vụ giải trí, buôn bán….tập trung lao động nữ; ngành xây dựng, giao thông … chủ yếu thu hút lao động nam
1 Vì ở quê người phụ nữ cũng làm những việc nhẹ nhàng thôi nên họ đi may là phù hợp với họ.Dễ kiếm việc, nghề may là dễ kiếm việc nhất Xí nghiệp may nào cũng tuyển nữ thôi ít tuyển nam, nghề may dễ học và dễ kiếm việc làm nữa Vì người ta làm nghề may nhiều vì đa số là phù hợp với họ trong điều kiện hiện nay, nếu như sau này trong xí nghiệp không còn chỗ đứng của họ nữa thì họ có thể về quê làm nghề may tiếp để nuôi sống gia đình, cho nên họ chọn nghề may là chính xác.[TLN: Nữ, 29 tuổi, nghề may, khu phố 7, phường 12, quận gò vấp].
2 Nam giới vô đây thì làm đủ nghề hết chị ạ, nghề nào có tiền thì làm nghề đó.[TLN: Nam, 37 tuổi, lái xe, khu phố 7, phường 12, quận gò vấp].
Nguồn : Số liệu điều tra của đề tài:Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị, 2005
Tóm lại, qua số liệu này, chúng tôi thấy rằng về cơ bản giữa nam và nữ có nhiều nét khác nhau trong quá trình chọn nghề do điểm xuất phát của họ là khác nhau Hầu hết trong số họ đã xác định công việc sẽ làm trước khi vào Thành phố Hồ
Chí Minh, chỉ có một số ít người vào Thành phố Hồ Chí Minh mới tìm việc do được người khác chỉ dẫn hoặc chuyển lại khi họ không tiếp tục làm nữa Song song đó cũng cần khẳng định một điều là người lao động không mấy khó khăn khi hội nhập vào thị trường lao động của Thành phố, chẳng hạn khi được hỏi :” Có gặp trở ngại khi tìm việc tại thành phố? “ thì kết quả 63,5% trả lời không có trở ngại gì
[xem phụ lục, bảng 6.2.2] Như vậy, dù có kiểu gì đi nữa lao động nam cũng như nữ trước hết đều cố gắng tìm cho mình một công việc, thậm chí không phù hợp nhưng quan trọng là họ có thu nhập, dần dần họ sẽ tìm kiếm công việc thích hợp sau, điều này thể hiện rất rõ ở phần phân tích sau