1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bao cao thuc tap tot nghiep quan tri kinh doanh pptx

90 2,7K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 228 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trờng và nhất là trong xu thế hộinhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trờng,muốn sản phẩm c

Trang 1

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, mọi doanhnghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh theo các kếhoạch của Nhà nớc giao xuống, nhiệm vụ của các doanhnghiệp là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nớc giao cho vàkhi hoàn thành các chỉ tiêu đó có nghĩa là hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả

Trong nền kinh tế thị trờng và nhất là trong xu thế hộinhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trờng,muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh đợc với sảnphẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nàokhác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanhsao cho có hiệu quả Do vậy, tìm ra các biện pháp đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đang đ-

ợc rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng

Sau một thời gian dài thực tập tại Công ty In Nôngnghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, trớc thực trạng hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả của các

hoạt động này, tôi quyết định chọn đề tài " Một số giải

Trang 2

pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm" cho chuyên đề thực tập của mình với mục

đích để thực hành những kiến thức đã học và qua đó xin

đa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Kết cấu bài viết gồm ch ơng:

Chơng I : Lý luận chung về SXKD và hiệu quả SXKD Chơng II : Thực trạng về hoạt động SXKD của Công ty

In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.

Chơng III : Những giải pháp cơ bản và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm trong quá trình CNH-HĐH đất nớc.

Trang 3

Chơng I: Lý luận chung về SXKD và hiệu quả SXKD.

I Vị trí, vai trò của hoạt động SXKD trong doanh nghiệp.

1 Khái niệm về hoạt động SXKD.

Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinhdoanh hoạt động trong nền kinh tế thị trờng dù là hìnhthức sở hữu nào ( Doanh nghiệp Nhà Nớc, Doanh nghiệp tnhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn, ) thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khácnhau Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũngtheo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhng nhìn chung mọidoanh nghiệp trong cơ chế thị trờng đều nhằm mục tiêulâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợinhuận Để đạt đợc các mục tiêu đó thì các doanh nghiệpphải xây dựng đợc cho mình một chiến lợc kinh doanh

đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt racác mục tiêu chi tiết nhng phải phù hợp với thực tế, đồng thờiphù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở

Trang 4

để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt đợc mục tiêu

đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tănglên Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quancủa sự phát triển C Mác đã ghi rõ: “ Nếu một hình thái vận

động là do một hình thái khác vận động khác phát triển lênthì những phản ánh của nó, tức là những ngành khoa họckhác nhau cũng phải từ một ngành này phát triển ra thànhmột ngành khác một cách tất yếu”.(1)

Trang 5

trình trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lu thônghàng hoá với các hoạt động mua và bán và đây là nhữnghoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Thông thờng, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều

có định hớng, có kế hoạch Trong điều kiến sản xuất vàkinh doanh theo cơ chế thị trờng, để tồn tại và phát triển

đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Để đạt đợckết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanhnghiệp cần xác định phơng hớng mục tiêu trong đầu t, có

kế hoạch sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhântài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm đợc cácnhân tố ảnh hởng, mức độ và xu hớng tác động của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiện

đợc trên cơ sở của quá trình phân tích kinh doanh củadoanh nghiệp

Nh chúng ta đã biết, mọi hoạt động của doanh nghiệp

đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau.Bởi vậy, chỉ

có tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanhmột cáchtoàn diện mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá mộtcách đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạngthái hoạt động thực của chúng Trên cơ sử đó nêu lên mộtcách tổng hợp về trình độ hoàn thành mục tiêu – biểu hiệnbằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế –kỹ thuật-tài chính củadoanh nghiệp.Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyênnhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đótrong sự tác đoọng lẫn nhau giữa chúng Từ đó có thể

Trang 6

đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản

lý doanh nghiệp Mặt khác , qua công tác phân tích kinhdoanh, giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện phápsát thực để tăng cờng các hạot động kinh tế , và quản lýdoanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng vềtiền vốn và lao động,đất đai vào quá trình sản xuất kinhdoanh , nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích quá trình sản xuất kinh doanh còn là căn cứquan trọng phục vụ cho dự đoán, dự báo xu thế phát triểnsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nh vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh đợc hiểu nh làquá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụngcác nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra cácsản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầuthị trờng và thu đợc lợi nhuận

2 Một số loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong Nông nghiệp.

Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lợcphát triển kinh tế xã hội trớc mắt và dài hạn của nớc ta Sảnxuất nông nghiệp phát triển là kết quả tổng hợp của việc

sử dụng nguồn năng lực sản xuất trong quan hệ kết hợp hợp

lý với điều kiện kinh tế tự nhiên và sử dụng những thànhtựu mới nhất về khoa học-kỹ thuật

Đặc điểm nổi bật của hoạt động sản xuất nôngnghiệp là chu kỳ sản xuất dài, những công việc sản xuấtphải tiến hành trong những thời gian nhất định, ảnh hởng

Trang 7

của việc bảo đảm và sử dụng nguồn năng lực sản xuất vàtác động của các điều kiện thiên nhiên đến tiến độ thựchiện các công việc sản xuất ở thời kỳ rất khác nhau Hoạt

động sản xuất kinh doanh của loại hình nông nghiệp chủyếu dựa vào ngành trồng trọt và chăn nuôi

Quá trình sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt nhằmtăng thêm khối lợng sản phẩm và có thể đợc thực hiện theohai hớng: Mở rộng diện tích trồng trọt và nâng cao năngsuất cây trồng; đây là các biện pháp lớn để thực hiện kếhoạch về tổng sản lợng và trên góc độ phân tích ảnh hởng

đến kết quả sản xuất thì đây cũng là những nhân tố chủyếu cần phải xem xét

Tơng tự ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi đợc pháttriển trên cơ sở mở rộng đàn súc vật và nâng cao năngsuất súc vật, bởi vậy số lợng súc vật chăn nuôi và năng suấtsúc vật là hai nhân tố chủ yếu ảnh hởng đến kết quả sảnxuất ngành chăn nuôi

2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công nghiệp.

Đặc điểm của loại hình hoạt động sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực công nghiệp là hoạt động trong cácngành nh cơ khí, khai thác tài nguyên, công nghiệp chếbiến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành côngnghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nôngthôn

Việc sản xuất trong công nghiệp là việc tập trung vốn,lựa chọn công nghệ, thị trờng, và hiệu quả một số cơ sở

Trang 8

công nghiệp sản xuất t liệu sản xuất: dầu khí, luyện kim(thép, alumin, nhôm, kim loại quý hiếm ), cơ khí, điện tử,hoá chất cơ bản để tiến hành các hoạt động sản xuất.

Kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chính là việctrao đổi các sản phẩm mà trong các ngành công nghiệp đãsản xuất ra sau đó lại làm đầu vào cho các ngành này tiếptục tiến hành chu kỳ sản xuất

2.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các dịch vụ khách sạn du lịch.

Ngành khách sạn là một bộ phận cơ bản và không thểthiếu đợc trong quá trình kinh doanh du lịch Nó đảm bảoviệc ăn ngủ và nghỉ ngơi tạm thời cho khách trong thời giantham quan du lịch tại một điểm hoặc một vùng, một đất n-

ớc Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện “xuất khẩu vô hìnhvà xuất khẩu tại chỗ” trong kinh doanh dulịch quốc tế

Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành du lịch vàviệc cạnh tranh trong việc thu hút khách Hoạt động kinhdoanh của ngành khách sạn không ngừng đợc mở rộng và dadạng hoá Ngành khách sạn kinh doanh hai dịch vụ cơ bản

đó là: Lu trú ( ở trọ) và phục vụ ăn uống

Ngoài hai dịch vụ cơ bản này, các nhà kinh doanh đã

tổ chức các hoạt động kinh doanh khác nh đăng cai tổ chứccác hội nghị, hội thảo, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấuthể thao, các loại hình chữa bệnh, các dịch vụ môi giới,dịch vụ thơng nghiệp

Trang 9

Ngành khách sạn không chỉ kinh doanh các dịch vụ vàhàng hoá do mình “ sản xuất ” ra mà còn kinh doanh “ sảnphẩm ” của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.

Đặc điểm của ngành khách sạn du lịch là vốn đầu txây dựng cơ sở kinh doanh lớn Chi phí bảo trợ và bảo dỡngkhách sạn chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành của các dịch

vự hàng hoá Do đó, trớc khi xây dựng, nâng cấp, cải tạocác cơ sở khách sạn, nhà kinh doanh thờng phải nghiên cứu

kỹ lỡng nhu cầu du lịch, nguồn khách và thời gian kinhdoanh để có các phơng án đầu t xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ khách có khả năng thanh toán đa dạng,

đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh

Lực lợng lao động trong ngành khách sạn lớn, do vậy tác

động lớn đến chi phí tiền lơng trong giá thành các dịch vụ

và quỹ tiền lơng, mặt khác trong kinh doanh cần giảiquyết lao động theo tính chất thời vụ Điều này đòi hỏiphải tổ chức lao động trong quá trình phục vụ một cách tối

u, nâng cao năng suất lao động, chất lợng phục vụ

Tích chất hoạt động kinh doanh của ngành khách sạntheo thời gian 24/24 giờ trong ngày, trong tuần và tất cả cácngày nghỉ lễ Điều này đòi hỏi việc bố trí ca làm việcphải đợc tính toán một cách kỹ lỡng đảm bảo phục vụ khách

Đối tợng của ngành là khách với dân tộc, giới tính, tuổi tác, sởthích, phong tục tập quán, nhận thức khác nhau Do đó cầnphải đáp ứng mọi sở thích nhu cầu của từng đối tợng này

Trang 10

2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Do kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ do đóhoạt động này có sự khác biệt cơ bản so với các lĩnh vựchoạt động kinh doanh khác Các cơ sở kinh doanh trong lĩnhvực này là các đơn vị tổ chức liên qua đến tiền, ngoại tệ,

cổ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm Các cơ sở tiến hành cáchoạt động kinh doanh là các ngân hàng, tổ chức tín dụng,kho bạc và tất nhiên là kết quả thu đợc là tiền tệ

Bênh cạnh việc kinh doanh tiền tệ thì lĩnh vực hoạt

động này còn tiến hành các hoạt động khác nh đầu t trongnớc hoặc đầu t ra nớc ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận

Để phù hợp thích ứng với xu thế phát triển cũng nh đặc

điểm của những loại hình hoạt động trong lĩnh vực nàythì vấn đề trình độ của con ngời và phơng tiện kỹ thuậtphục vụ trong lĩnh vực này đòi hỏi phải rất cao Tuy khôngtạo ra sản phẩm vật chất cụ thể nh các loại hình hoạt độngkinh doanh khác nhng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựctài chính tiền tệ lại là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách,cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân

3 Vị trí và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

3.1 Vị trí.

Hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí vô cùng quantrọng trong mỗi doanh nghiệp Để tồn tại thì trớc hết mỗidoanh nghiệp phải định hớng cho mình là sản xuất cái gì?

Trang 11

sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất để sản xuất racác sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu của thị trờng

Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho

sự tồn tại của nền kinh tế Thông qua hoạt động sản xuấtkinh doanh các donh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm vớinhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh Hoạt

động sản xuất kinh doanh là cơ sở thiết yếu không thểthiếu đợc và nhất lại là trong nền kinh tế thị trờng nh hiệnnay Nếu mỗi doanh nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầuvào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽmang lại một hiệu quả rất lớn cho mình

3.2 Vai trò.

Hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu

để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụquản trị kinh doanh của mình Khi tiến hành bất kỳ mộthoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đềuphải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm

đạt đợc mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hoạt động sảnxuất kinh doanh là một trong những công cụ, phơng pháp

để doanh nghiệp đạt đợc mục tiêu đó Thông qua việctính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không nhữngcho phép các nhà quản trị đánh giá đợc tính hiệu quả củacác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( có

đạt hiệu quả không và đạt ở mức độ nào ) mà còn chophép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnhhởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó

Trang 12

tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thịtrờng, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

Nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh là góp phầnnâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng.Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị tr-ờng đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trongcùng ngành cũng nh ngoài ngành Do vậy chỉ có nâng caohoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm đợc chiphí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lợng sảnphẩm, mới có thể nâng cao đợc sức cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trờng và tìm mọi biện pháp để nâng caohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một tấtyếu khách quan

Thông qua việc sử dụng các nguồn lực, từng yếu tố sảnxuất sẽ quan sát đợc mối qua hệ giữa yếu tố sản xuất với kếtquả hoạt động kinh doanh, sẽ biết đợc những nguyên nhânnào sẽ ảnh hởng tích cực đến việc sử dụng có hiệu quả cácyếu tố, những nguyên nhân nào đang còn hạn chế, ảnh h-ởng đến khai thác năng lực sản xuất của doanh nghiệp Từ

đó doanh nghiệp có thể tìm đợc các giải pháp thích hợp

để khai thác khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động kinh doanh

II Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 13

1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt

động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặcdịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trờng và thu về chomình một khoản lợi nhuận nhất định Qua khái niệm vềhoạt động sản xuất kinh doanh ta mới chỉ thấy đợc đó chỉ

là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinhdoanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung pháttriển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác cácnguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quátrình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh củadoanh nghiệp Đây là một thớc đo quan trọng của sự tăng tr-ởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thựchiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thờikỳ

Hiệu quả có thể đợc đề cập trên nhiều khía cạnh khácnhau để xem xét Nếu là theo mục đích cuối cùng thìhiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí

bỏ ra để đạt đợc kết quả đó Còn nếu ở từng khía cạnhriêng thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khảnăng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinhdoanh

Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lợng tổng hợp phản ánhquá trình sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất

Trang 14

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sảnxuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định l-ợng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuấtkinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiềusâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời nó phản ánh trình

độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vàcủa nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuấtnhằm thực hiện mục tiêu kinh tế

Trong nền kinh tế thị trờng, các doanh nghiệp phảicạnh tranh rất gay gắt trong việc sử dụng các nguồn lực đểthoả mãn nhu câù ngày càng tăng của xã hội Các doanhnghiệp hoạt động trong cơ chế thị trờng muốn dành chiếnthắng trong cạnh tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lênhàng đầu muốn vậy cần tận dụng khai thác và tiết kiệm tối

đa các nguồn lực

Thực chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp là tơng ứng với việc nâng caonăng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Điều

đó sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp

sẽ bị loại khỏi thị trờng, còn doanh nghiệp nào có hiệu quảkinh tế cao sẽ tồn tại và phát triển

Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ánhmặt chất lợng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độtận dụng các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 15

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Nh ta đã biết bản chất của hiệu quả sản xuất kinhdoanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệmlao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết củavấn đề hiệu quả kinh tế Chính việc khan hiếm các nguồnlực và sử dụng các nguồn lực có tính cạnh tranh nhằm thoảmãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội Điều đó đã đặt rayêu cầu là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để cácnguồn lực Để đạt đợc mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệpphải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực của cácyếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn bản chất của hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh cần phân biệt đợc hai khái niệm

về hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả là một phạm trù phản ánh những cái thu đợcsau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời giankinh doanh nào đó Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu củadoanh nghiệp và có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật

nh (tạ, tấn, kg, m2, ) và đơn vị giá trị (đồng, nghìn

đồng, triệu đồng, tỷ đồng, ) hay cũng có thể phản ánhmặt chất lợng của sản xuất kinh doanh nh uy tín của công

ty, chất lợng của sản phẩm Kết quả còn phản ánh quy môhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mộtdoanh nghiệp đạt đợc kết quả lớn thì chắc chắn quy mô

Trang 16

của doanh nghiệp cũng phải lớn Do đó việc xác định kếtquả sản xuất kinh doanh là tơng đối khó khăn.

Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độtận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lợngcủa quá trình kinh doanh Hiệu quả kinh doanh không phải

là số tuyệt đối mà là một số tơng đối, là tỷ số giữa kếtquả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó Việc xác

định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng rất phức tạp bởikết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời

kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chínhxác

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu đểcác nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trịkinh doanh của mình Khi tiến hành bất kỳ một hoạt độngsản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy

động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt đợcmục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh làmột trong những công cụ, phơng pháp để doanh nghiệp

đạt đợc mục tiêu đó

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phầnnâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng.Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị tr-ờng đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trongcùng ngành cũng nh là ngoài ngành Do vậy chỉ có nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm đợcchi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lợng

Trang 17

sản phẩm, mới có thể nâng cao đợc sức cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trờng Nh vậy, cần phải tìm mọi biệnpháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanhnghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trờngcạnh tranh khốc liệt.

2 Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1 Các nhân tố vi mô.

2.1.1 Lực lợng lao động.

Đi cùng với sự thay đổi của phơng thức sản xuất thìkhoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lợng lao độngtrực tiếp áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết

để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Tuy nhiên

dù máy móc hiện đại đến đâu cũng đều do con ngời tạo

ra Nếu không có lao động sáng tạo của con ngời thì khôngthể có các máy móc thiết bị đó Mặt khác máy móc thiết

bị dù có hiện đại đến mấy cũng phải phù hợp với trình độ

tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc củangời lao động Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệpdoảtình độ của ngời lao động thích nghi với máy móc hiện

đaị đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo trong thời giandài và tốn kém do đó năng suất không cao dẫn đến hiệuquả sản xuất kinh doanh có thẻ dẫn đến thua lỗ

Trong sản xuất kinh doanh lực lợng lao động của doanhnghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật và đa chúng

Trang 18

vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệuquả kinh doanh Cũng chính lực lợng lao động sáng tạo rasản phẩm mới và kiểu dáng phù hợp với yêu cầu của ngơì tiêudùng làm cho sản phẩm(dịch vụ) của doanh nghiệp có thểbán đợc tạo ra cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh Lựclợng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động,

đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết

bị, nguyên vật liệu, ) nên tác động trực tiếp đến hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế tri thức Hàm lợng khoa học kếttinh trong sản phẩm( dịch vụ) rất cao đã đòi hỏi lực lợng lao

động phải là đội ngũ đợc trang bị tốt các kiến thức khoahọc kỹ thuật Điều này càng khẳng định vai trò ngày càngquan trọng của lực lợng lao động đối với việc nâng cao kinhdoanh của doanh nghiệp

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trờng,

bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quantrọng đối với sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp,

đồng thời phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:

-Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp

là xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lợc kinh doanh vàphát triển doanh nghiệp Nếu xây dựng đợc một chiến lợckinh doanh và phát triển doanh nghiệp phù hợp với môi trờngkinh doanh và khả năng của doanh nghiệp sẽ là cơ sở là

Trang 19

định hớng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả.

-Xây dựng các kế hoạch kinh doanh các phơng án hoạt

động sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt độngcủa doanh nghiệp trên cơ sở chiến lợc kinh doanh và pháttriển của doanh nghiệp đã xây dựng

-Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý

-Tổ chức và thực hiện các kế hoạch, các phơng án, cáchoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra

-Tổ chức kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các quátrình trên

Với những chức năng và nhiệm vụ nh trên có thể sựthành công nhay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn

bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức của

bộ máy quản trị Nếu bộ máy quản trị đợc tổ chức với cơcấu phù hợp với nhiệm vự sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đòng thời có sự phân công phân nhiệm cụ thểgiữa các thành viên của bộ máy quản trị sẽ đảm bảo cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệuquả cao Ngợc lại nếu bộ máy quản trị của doanh nghiệpkhông đợc tổ chức hợp lý có sự chồng chéo chức năng,nhiệm vụ không rõ ràng các thành viên của bộ máy quản trịhoạt động kém hiệu quả, thiếu năng lực, tinh thần tráchnhiệm không cao dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh

sẽ không cao

Trang 20

2.1.3 Đặc tính về sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

a Đặc tính về sản phẩm

Ngày nay, chất lơng sản phẩm trở thành một công cụcạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trờng vìchất lợng của sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng

về sản phẩm, chất lợng sản phẩm nâng cao sẽ đáp ứng nhucầu ngày càng tăng của ngời tiêu dùng Chất lợng sản phẩm làmột yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp Khi chất lợngsản phẩm không đáp ứng đợc những yêu cầu của kháchhàng lập tức khách hàng sẽ chuyển sang dùng các sản phẩmcùng loại Chất lợng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tíndanh tiếng của doanh nghiệp trên thị trờng

Trớc đây khi nền kinh tế còn cha phát triển các hìnhthức mẫu mã bao bì còn cha đợc coi trọng nhng ngày nay

nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh không thể thiếu

đợc Thực tế đã cho thấy khách hàng thờng lựa chọn sảnphẩm theo cảm tính, giác quan vì vậy những loại hàng hoá

có mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu đẹp luôn giành đợc u thế sôvới các sản phẩm khác cùng loại

Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọngquyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gópphần lớn vào việc tạo uy tín đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp nên có ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 21

định tốc độ sản xuất và nhịp điệu cung ứng nguyên vậtliệu Nếu tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và thuận lợithì tốc độ sản xuất cũng sẽ diễn ra theo tỷ lệ thuận với tốc

độ tiêu thụ Nếu doanh nghiệp tổ chức đợc mạng lới tiêu thụhợp lý đáp ứng đợc đầy đủ nhu cầu của khách hàng sẽ cótác dụng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệpgiúp doanh nghiệp mở rộng thị trờng tăng sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, góp phần tăng hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

2.1.4 Nguyên vật liệu và công tác bảo đảm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vàoquan trọng không thể thiếu đợc đối với các doanh nghiệpsản xuất Số lợng, chủng loại, chất lợng, giá cả và tính đồng

bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hởng tới sử dụnghiệu quả nguyên vật liệu Cụ thể nếu việc cung ứng nguyênvật liệu diễn ra suôn sẻ thích hợp thì sẽ không làm ảnh hởnggiai đoạn quá trình sản xuất do đó sẽ nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Chi phí sử dụng nguyên vậtliệu của các doanh nghiệp sản xuất thờng chiếm tỷ lệ lớn

Trang 22

trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm chonên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rấtlớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, sử dụng tiết kiệm đợc lợng nguyên vật liệugiúp doanh nghiệp có thể hạ giá thành nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp.

2.1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ sản xuất

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hìnhquan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt

động kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quantrọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất kỹthuật của doanh nghiệp càng đợc bố trí hợp lý bao nhiêucàng góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao bấy nhiêu

Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuấtcủa doanh nghiệp ảnh hởng tới năng suất chất lợng sảnphẩm, ảnh hởng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí nguyênvật liệu Trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện đại gópphần làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

do đó làm hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể

đa ra của mình chiếm lĩnh thị trờng đáp ứng đợc nhu cầucủa khách hàng về chất lợng và giá thành sản phẩm Vì vậynếu doanh nghiệp có trình độ kĩ thuật sản xuất cao cócông nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanhnghiệp tiết kiệm đợc lợng nguyên vật liệu nâng cao năngsuất và chất lợng sản phẩm còn nếu nh trình độ kĩ thuật

Trang 23

sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hay công nghệ sảnxuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất chất l-ợng sản phẩm của doanh nghiệp thấp làm giảm hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.6 Khả năng tài chính

Khả năng về tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầugiúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế.Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những

đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn giúp cho doanhnghiệp có khả năng đầu t trang thiết bị, công nghệ sảnxuất hiện đại hơn, có thể áp dụng kĩ thuật tiên tiến vàosản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất vàchất lợng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể đa ranhững chiến lợc phát triển doanh nghiệp phù hợp với doanhnghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hởng trựctiếp tới uy tín của doanh nghiệp tới khả năng chủ độngtrong sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ và khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hởng tới mục tiêu tối thiểuhoá chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối u cácnguồn lực đầu vào Do đó tình hình tài chính của doanhnghiệp có tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

2.1.7 Lao động-tiền lơng

Nh ở trên đã đề cập lao động là một trong những yếu

tố đầu vào quan trọng nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi

Trang 24

giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động hợp

lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanhnghiệp sử dụng đúng ngời, đúng việc sao cho phát huy tốtnhất năng lực sở trờng của ngời lao động là một yêu cầukhông thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của doanhnghiệp nhằm làm cho các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp có hiệu quả cao Nếu ta coi chất lợng lao động là

điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh thì côngtác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanhnghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao

Một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lợnglao động là tiền lơng Mức tiền lơng cao sẽ thu hút đợcnguồn nhân lực có trình độ cao do đó ảnh hởng tới mc lợinhuận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lơng

là một yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, tác động tới tâm lý ngời lao động trongdoanh nghiệp Tiền lơng cao sẽ làm cho chi phí sản xuấtkinh doanh tăng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh nhng lạitác động tới trách nhiệm của ngời lao động cao hơn do đó

sẽ làm tăng năng suất và chất lợng sản phẩm nên làm tănghiệu quả kinh doanh

2.2 Các nhân tố vĩ mô

2.2.1 Môi trờng pháp lý

Môi trờng pháp lý luật các văn bản dới luật Mọi quy

định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến

Trang 25

kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì môitrờng pháp lý tạo ra sâu hơn để các doanh nghiệp cùngtham gia hoạt động kinh doanh vù cạnh tranh lại vừa hợp tácvới nhau nên việc tạo ra môi trờng pháp lý lành mạnh là rấtquan trọng Một môi trờng pháp lý lành mạnh vừa tạo điềukiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt độngkinh doanh của mình lại vừa lại điều chỉnh các hoạt độngkinh tế vĩ mô theo hớng không chỉ chú trọng đến kết quả

và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của cácthành viên khác trong xã hội Môi trờng pháp lý đảm bảotính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điềuchỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranhnhau một cách lành mạnh Khi tiến hành các hoạt động kinhdoanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêmchỉnh mọi quy định của pháp luật kinh doanh trên thị tr-ờng trên thị trờng quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắcluật pháp của nớc sở tại và tiến hành các hoạt động kinhdoanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nớc đó

Tính công bằng của luật pháp thể hiện trong môi trờngkinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ

đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗidoanh nghiệp sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếumôi trờng kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ phápluật Nếu ngợc lại nhiều doanh nghiệp sẽ lao vào con đờnglàm ăn bất chính trốn lậu thuế sản xuất hàng giả, hàng hoákém chất lợng cũng nh gian lận thơng mại, vi phạm pháp

Trang 26

lệnh môi trờng làm nguy hại tới xã hội làm cho môi trờngkinh doanh không còn lành mạnh Trong môi trờng này nhiềukhi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nộilực trong doanh nghiệp quyết định dẫn đến những thiệthại rất lớn về kinh tế ảnh hởng tới các doanh nghiệp khác.

2.2.2 Môi trờng kinh tế

Môi trờng kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớntới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cácchính sách kinh tế vĩ mô nh chính sách đầu t u đãi, chínhsách phát triển sẽ tạo ra sự u tiên hay kìm hãm sự phát triểncủa từng ngành từng lĩnh vực cụ thể do đó tác động trựctiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định

Việc tạo ra môi trờng kinh doanh lành mạnh, các cơquan quản lí nhà nớc về kinh tế làm tốt công tác dự báo để

điều tiết đúng đắn các hoạt đoọng đầu t, không đểngành hay lĩnh vực kinh tế nào phát triển theo xu hớng cungvợt cầu, việc thực hiện tốt sự hạn chế của độc quyền kiểmsoát độc quyền tạo ra môi trờng cạnh tranh bình đẳngviệc tạo ra các chính sách vĩ mô hợp lý nh chính sách thuếphù hợp với trình độ kinh tế, loại hình doanh nghiệp sẽ tác

động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp khác

2.2.3 Môi trờng thông tin

Sự phát triển nh vũ bão của cách mạng khoa học kỹthuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất,

Trang 27

trong đó thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng.Thông tin đợc coi là hàng hoá là đối tợng kinh doanh và nềnkinh tế thị trờng hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá Để

đạt đợc thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnhtranh quốc tế ngày càng quyết liệt các doanh nghiệp rấtcần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trờng hànghoá, về ngời mua, về đối thủ cạnh tranh Ngoài ra doanhnghiệp rất cần đến thông tin về kinh nghiệm thành cônghay thất bại của các doanh nghiệp khác, các thông tin về cácthay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nớc kinh nghiệmthành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy nắm đợcthông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng thông tin đó mộtcách kịp thời là một điều kiện rất quan trọng để ra cácquyết định kinh doanh cao, đem lại thắng lợi trong cạnhtranh Những thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vữngchắc để doanh nghiệp xác định phơng hớng kinh doanh,xây dựng chiến lợc kinh doanh dài hạn cũng nh hoạch địnhcác chơng trình sản xuất ngắn hạn Nếu doanh nghiệpkhông đợc cung cấp thông tin mọt cách thờng xuyên và liêntục không có thông tin cần thiết trong tay và xử lý một cáchkịp thời doanh nghiệp không có cơ sở để ban hành cácquyết định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó dẫn đếnthất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.4 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng nh hệ thống đờng giaothông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nớc quá trình

Trang 28

tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực đều là những nhân tốtác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Doanh nghiệp kinh doanh ở những những khu vực

có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nớc đầy đủ, thị ờng tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanhthu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệuquả kinh doanh Ngợc lại ở nhiều vùng nông thôn, biên giới hải

tr-đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém không thuận lợi cho mọi hoạt

động nh vận chuyển mua bán hàng hoá các doanh nghiệphoạt động với hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao thậmchí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù có giá trị rất caonhng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thểtiêu thụ đợc dẫn dến hiệu quả kinh doanh thấp

2.3 Các nhân tố trong việc ra chiến lợc của doanh nghiệp 2.3.1 Chất lợng sản phẩm

Chất lợng sản phẩm là một yếu tố hàng đầu quyết

định sự phát triển của doanh nghiệp, chất lợng sản phẩm

đợc ngời tiêu dùng đánh giá cao đợc a chuộng sẽ làm tăng uytín của doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp muốn đạt hiệu quảsản xuất kinh doanh cao phải coi trọng yếu tố chất lợng củasản phẩm Nếu cơ sở sản phẩm đợc khách hàng chấp nhậndoanh nghiệp có thể đa ra một số phơng thức phát triểnsản phẩm mới chủ yếu

Trang 29

Thứ nhất sản xuất sản phẩm một cách riêng biệt Trọngphơng thức này doanh nghiệp có thể sử dụng biện phápthay đổi tính năng sản phẩm tạo ra sản phẩm mới bằngcách bổ sung, thay thế hoặc thay đổi lại các tính năng củasản phẩm cũ theo hớng đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn,thuận tiện hơn Do đó sẽ thu hút đợc nhiều khách hàng hơntăng lợi nhuạn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng có thể cải thiện chất lợng sảnphẩm để làm tăng độ tin cậy, độ bền cũng nh các đặctính khác của sản phẩm đang sản xuất Đối với nhiều loạisản phẩm cải tiêu chất lợng cũng có nghĩa là tạo ra nhiềusản phẩm có chất lợng khác nhau để phục vụ cho các nhómkhách hàng có nhu cầu tiêu dùng khác nhau Mặt khác doanhnghiệp cũng có thể cải tiêu kiểu dáng sản phẩm thay đổimẫu mã sản phẩm Mục tiêu là làm thay đổi hình dáng,hình thức sản phẩm thay đổi tạo ra sự khác biệt sản phẩmnhằm phục vụ nhiều thị trờng tiêu dùng khác nhau để nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình

Thứ hai phát triển danh mục sản phẩm Phát triển danhmục sản phẩm có thể đợc thực hiện thông qua việc bổsung thêm các mặt hàng mới hoặc cải tiêu các sản phẩmhiện đang sản xuất

Doanh nghiệp có thể bổ sung các mẫu mã sản phẩm

có tính năng tác dụng đặc trng chất lợng kém hơn Doanhnghiệp lựa chọn chiến lợc bổ sung các mẫu mã sản phẩm cótính năng tác dụng đặc trng châts lợng kém hơn nhằm

Trang 30

đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có yêu cầu về chấtlợng sản phẩm thấp hon với giá cả rẻ hơn Tiến hành chiến lợcnày doanh nghiệp có thể ngăn chặn đợc sự xâm nhập củacác doanh nghiệp muôns cung cấp cho thị trờng các mẫu mãsản phẩm có tính năng tác dụng đặc trng chất lợng kémhơn song cũng có thể làm cho khách hàng xa rời các sảnphẩm hiện có và doanh nghiệp cũng cha chú ý đáp ứng cácnhóm khách hàng có cầu cao hơn về chất lợng nên các đốithủ có thể tìm cách xâm nhập thị trờng bằng các mẫu mãsản phẩm này.

Doanh nghiệp có thể bổ sung các mẫu mã sản phẩm

có tính năng tác dụng đặc trng có chất lợng cao hơn.Doanh nghiệp lựa chọn chiến lợc bổ sung các mẫu mã sảnphẩm có tính năng tác dụng, đặc trng chất lợng cao hơn

Tiến hành chiến lợc này doanh nghiệp có thể ngănchặn đợc sự xâm nhập của các doanh nghiệp muốn cungcấp cho thị trờng các mẫu mã sản phẩm có tính năng tácdụng đặc trng chất lợng cao hơn song cũng có thể dẫn

đến sự cạnh tranh, quyết liệt của các doanh nghiệp khác

Do đó hiệu quả kinh doanh không đợc ổn định

2.3.2 Hoạt động Marketing

Marketing là những gì doanh nghiệp làm để tìmhiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốngì và làm thế nào để thoả mãn nhu cầu của họ để tạo ralợi nhuận Nói cách khác Marketing là công cụ để doanhnghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng

Trang 31

để họ chấp nhận Để nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo ralợi nhuận thì doanh nghiệp phải tạo ra đợc thị trờng và thịphần riêng của sản phẩm do mình cung cấp để thoả mãnnhu cầu của khách hàng, đa đợc sản phẩm và dịch vụ đếnvới khách hàng, thu hút khách hàng để họ mua sản phẩmcủa mình Thông qua hoạt động Marketing doanh nghiệp sẽxác định từng nhóm khách hàng cụ thể từ đó đa ra nhữngchiến lợc hiệu quả định rõ thị trờng mục tiêu mà doanhnghiệp sẽ hớng tới Thông qua kế hoạch Marketing doanhnghiệp cũng sẽ dự báo triển vọng của nhu cầu thị trờngtiềm năng để từ đó khám phá ra các cơ hội kinh doanh vànhững mối đe doạ để tăng vị thế cạnh tranh của doanhnghiệp, tăng doanh số bán hàng.

a Hoạt động phân phối

Doanh nghiệp sản xuất muốn hoạt động hiệu quả thìphải đa đợc sản phẩm đến tay ngời tiêu dùng Hoạt độngphân phối sẽ giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ đợc đa

nh thế nào đến tay ngời tiêu dùng Kênh phân phối sẽ tạonên dòng chảy hàng hoá từ ngời sản xuất qua hoặc khôngqua các trung gian tới ngời mua cuối cùng Tuỳ theo điềukiện tình hình của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọnkênh phân phối trực tiếp hay kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối trực tiếp với đặc trng là giá giá thànhthấp nhng số lợng khách hàng tiếp cận ít , thông tin phảnhồi từ phía khách hàng nhanh và chính xác

Trang 32

Kênh phân phối gián tiếp tiếp cận với số lợng kháchhàng nhiều hơn nhng thông tin phản hồi với ddộ chính xácgiảm.

Doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối thích hợp sẽtiêu thụ đợc sản phẩm do mình sản xuất ra nhanh chóngthuận tiện hơn từ đó nâng cao đợc lợi nhuận cũng nh hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp mình

b Hoạt động quảng cáo

Cũng nh hoạt động phân phối, hoạt động quảng cáocũng là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt đôngMarketing của doanh nghiệp Đây là những công cụ giaotiếp nhìn và nghe nhìn thông qua các phơng tiện thôngtin đại chúng với mục đích làm cho khách hàng biến đổisản phẩm của doanh nghiệp bằng các hình thức trực tiếp( nh tiếp thị giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mìnhmột cách trực tiếp đến tay khách hàng) hay hình thức giớithiệu gián tiếp ( thông qua phơng tiện phát thanh, truyềnhình) tăng uy tín chất lợng sản phẩm của doanh nghiệpmình làm cho khách hàng thích và mua sản phẩm củadoanh nghiệp mình Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải lựachọn mục tiêu quảng cáo thích hợp cho doanh nghiệp mình.Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định

về thị trờng mục tiêu về định vị sản phẩm hàng hoá củadoanh nghiệp mình trên thị trờng Các doanh nghiệp lập

kế hoạch quảng cáo nhằm duy trì và tăng số lợng hàng hoátiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trờng

Trang 33

truyền thống Mặt khác kế hoạch quảng cáo của doanhnghiệp còn nhằm tạo dựng mở rộng sang thị trờng mới nhằmtìm kiếm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình Mụctiêu quảng cáo bao gồm định tính ( Uy tín, hình ảnh sảnphẩm, ) và định lợng ( Tăng doanh số, tăng thị phần, ).Dựa vào mục tiêu quảng cáo doanh nghiệp có thể giới thiệusản phẩm mới xây dựng và củng cố uy tín của những nhãnhiệu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp mình.

c Kế hoạch khuyến mại

Doanh nghiệp muốn phát triển, nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của mình ngoài những hoạt độngtrên còn phải dựa vào kế hoạch khuyến mại Kế hoạchkhuyến mại bao gồm các công cụ khuyến mại ngắn hạn đểkích thích mua hàng hay để bán đọc nhiều hàng hoá dịch

vụ hơn Các doanh nghiệp phải lập kế hoạch khuyến mại vềsản phẩm hấp dẫn khách hàng để tăng doanh số tcs thìcủa doanh nghiệp mình Muốn làm đợc điều này doanhnghiệp ngoài phải có ngân sách dồi dào còn cần phải cânnhắc một cách kĩ lỡng giữa chi phí bỏ ra cho hoạt độngkhuyến mại và doanh thu đạt đợc từ hoạt động khuyêns mại

2.4 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành làyếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe doạ cho cácdoanh nghiệp Nếu sự cạnh tranh này là yếu các doanhnghiệp có cơ hội nâng giá nhằm thu đợc lợi nhuận cao hơn.Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt dẫn đến sự cạnh tranh

Trang 34

quyết liệt về giá cả có nguy cơ làm giảm lợi nhuận củadoanh nghiệp Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệptrong cùng một ngành với nhau ảnh hởng trực tiếp tới lợngcung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hởng tới giábán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hởng tới hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Trong một ngành baogồm nhiều doanh nghiệp khác nhau nhng thờng trong đóchỉ có một số đóng vai trò chủ chốt nh những đối thủ cạnhtranh chính ( có thể hình thành một tập đoàn nắm giữ vềgiá) có khả năng chi phối khống chế thị trờng Nhiệm vụ củamỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin phân tích đánhgiá chính xác khả năng của đôí thủ cạnh tranh này là đểtìm ra một chiến lợc phù hợp nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp mình.

2.5 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của công tytrong những ngành khác nhng thoả mãn những nhu caàucủa ngời tiêu dùng giống nh các công ty trong ngành Nhữngcông ty này thờng cạnh tranh gián tiếp với nhau Hỗu hết cácsản phẩm của các công ty thì đều có sản phẩm thay thế,

số lợng, chất lợng, mẫu mã, bao bì của các sản phẩm, cácchính sách của các sản phẩm thay thế ảnh hởng rất lớn tới l-ợng cung cầu, chất lợng, giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩmcủa công ty Do đó ảnh hởng tới kết quả và hiệu quả kinhdoanh của công ty Nh vậy, sự hình thành tồn tại của nhữngsản phẩm thay thế tạo thành sức cạnh tranh rất lớn, nó giới

Trang 35

hạn mức giá của công ty có thể định ra và do đó giới hạnmức lợi nhuận của công ty Ngợc lại nếu sản phẩm của mộtcông ty có rất ít các sản phẩm thay thế, công ty có cơ hội

để tăng giá và kiếm đợc lợi nhuận tăng thêm

2.6 Khách hàng

Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng đâychính là lực lợng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sảnxuất, lực lợng quyết định đến sự phát triển hay thất bại củadoanh nghiệp Khách hàng đợc xem nh là sự đe doạ mangtính cạnh tranh khi họ đẩy giá bán sản phẩm xuống hoặckhi họ yêu cầu chất lợng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làmcho chi phí hoạt động của công ty tăng lên Ngợc lại nếukhách hàng có những yếu thế phụ thuộc rất nhiều vào sảnphẩm do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tạo cho doanh nghiệpcơ hội để tăng gia và tìm kiếm lợi nhuận Khách hàng làmột yếu tố không thể thiếu đợc đối với mỗi doanh nghiệp,nếu nh sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không

có khách hàng sản phẩm không tiêu thụ đợc ứ đọng vốndoanh nghiệp không thể tái đầu t mở rộng sản xuất Tất cảcác tiêu chí về sản phẩm (giá cả, chất lợng, mức độ phụcvụ, ) của khách hàng ảnh hởng rất lớn đến sản xuất củadoanh nghiệp ảnh hởng đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp do đó ảnh hởng tới lợi nhuận đạt đợc hay ảnh hởng

đến hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp

3 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 36

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quảtừng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanhnghiệp thì ta phải dựa vào các chỉ tiêu để đánh giá.

3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp.

Cho phép đánh giá khái quát về tình hình sản xuấtkinh doanh của toàn doanh nghiệp

3.1.1 Chỉ tiêu đánh giá số lợng

* Tổng mức lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chiphí

3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lợng

* Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: là tổng lợi nhuận sovới tổng giá thành sản phẩm hàng hoá tiêu thụ

Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận của doanhnghiệp

theo giá thành Tổng giá thành

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh kinh doanh củadoanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm giá thànhhàng hoá sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

* Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Xác định bằngtổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra ( gồm vốn cố

Trang 37

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận.

* Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh: đợc tínhbằng doanh thu trên vốn kinh doanh

Tỷ suất doanh thu Tổng doanh thu

theo vốn kinh doanh Tổng vốn kinh doanhChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra

sẽ tạo đợc bao nhiêu đồng vốn doanh thu

3.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.1 Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả lao động trong quá trình kinh doanh

* Mức năng suất lao động bình quân: Đợc xác địnhbằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên tổng số lao

động bình quân

Mức năng suất lao Tổng giá trị sản xuấtkinh doanh

động bình quân Tổng số lao độngbình quân

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêugiá trị kinh doanh cho doanh nghiệp

* Mức doanh thu bình quân mỗi lao động: Đợc tínhbằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân

Mức doanh thu bình Tổng doanh thu

Trang 38

quân mỗi lao động Tổng mức lao độngbình quân

Cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu của mỗi doanh nghiệp

* Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: Xác địnhbằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân

Mức lợi nhuận bình Tổng lợi nhuận

bình quân

* Hệ số sử dụng thới gian lao động: Xác định bằngtổng lao động thực tế trên tổng thời gian định mức

Hệ số sử dụng thời Tổng lao động thực tế

Cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trongdoanh nghiệp

3.2.2 Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả tài sản cố định và vốn cố định.

* Hệ số sử dụng tài sản cố định: Xác định bằng tổngTSCĐ đợc huy động trên tổng TSCĐ hiện có

động

* Hệ số sử dụng thời gian của TSCĐ: Xác định bằngtổng thời gian làm việc thực tế trên tổng thời gian địnhmức

Trang 39

Hệ số sử dụng thời Tổng thời gian làm việcthực tế

gian của TSCĐ Tổng thời gian định mứcCho biết thời gian sử dụng của TSCĐ

* Hệ số sử dụng công suất thiết bị:

Hệ số sử dụng Tổng công suất thực tế

công suất thiết bị Tổng công suất thiếtkế

Cho biết công suất sử dụng của máy móc thiết bị

* Hệ số đổi mới TSCĐ: Đợc xác định bằng tổng giá trịTSCĐ đợc đổi mới trên tổng số TSCĐ hiện có

Hệ số đổi mới Tổng giá trị TSCĐ đợc đổimới

* Sức sản xuất của TSCĐ: Xác định bằng giá trị tổngsản lợng trên tổng vốn cố định

Sức sản xuất Giá trị tổng sản lợng(doanh thu)

* Sức sinh lời của vốn cố định: Xác định bằng tổng lợinhuận trên tổng nguyên giá bình quân TSCĐ

Sức sinh lời của Tổng lợi nhuận

TSCĐ

Trang 40

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Xác định bằng giátrị tổng sản lợng trên tổng vốn cố định.

Hiệu quả sử dụng Giá trị tổng sản ợng( doanh thu)

vốn cố định Tổng số vốn cố định

3.2.3 Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn lu động.

* Sức sinh lời của vốn lu động:

Sức sinh lời của Tổng lợi nhuận

* Thời gian của một vòng luân chuyển trong kỳ:

Thời gian của một Thời gian của kỳ kinhdoanh

vòng luân chuyển Số vòng quay của vốn lu

động trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lu

động quay đợc một vòng Thời gian luân chuyển vòng cànglớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

3.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội.

Ngày đăng: 18/06/2014, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.4. Sơ đồ bộ máy quản lý: - bao cao thuc tap tot nghiep quan tri kinh doanh pptx
2.4. Sơ đồ bộ máy quản lý: (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w