1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh

169 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Bao Bì Vinh
Tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh
Trường học Công Ty Cổ Phần Nhựa Bao Bì Vinh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại luận văn
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (13)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (15)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài (15)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (16)
      • 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (16)
    • 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu (17)
      • 1.7.1. Về mặt lý luận (17)
      • 1.7.2. Về mặt thực tiễn (17)
    • 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (17)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. .8 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các (18)
    • 2.1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại chi phí sản xuất (18)
      • 2.1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất (18)
      • 2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất (20)
    • 2.1.2. Khái niệm, bản chất và phân loại giá thành sản phẩm (29)
      • 2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm (29)
      • 2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm (30)
    • 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm (32)
      • 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (32)
      • 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm (33)
    • 2.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất (34)
      • 2.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (34)
      • 2.2.2.2. Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (35)
      • 2.2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) (37)
    • 2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (41)
      • 2.2.3.1. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính (hoặc (42)
      • 2.2.3.2. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo SP hoàn thành tương đương (42)
      • 2.2.3.3. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến (43)
      • 2.2.3.4. Đánh giá giá trị SP dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch (43)
    • 2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (43)
      • 2.2.4.1. Phương pháp trực tiếp (43)
      • 2.2.4.2. Phương pháp hệ số (44)
      • 2.2.4.3. Phương pháp tỷ lệ chi phí (44)
      • 2.2.4.4. Phương pháp tổng cộng chi phí (45)
      • 2.2.4.5. Phương pháp loại trừ chi phí (hay gọi là phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ) (45)
      • 2.2.4.6. Phương pháp phân bước (45)
      • 2.2.4.7. Phương pháp liên hợp (46)
      • 2.2.4.8. Phương pháp theo đơn đặt hàng (46)
    • 2.3. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị (46)
      • 2.3.1. Xác định các trung tâm phân tích chi phí (46)
      • 2.3.2. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (47)
        • 2.3.2.1. Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (47)
        • 2.3.2.3. Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (52)
        • 2.3.2.4. Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing – ABC) (53)
      • 2.3.3. Xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất và lập dự toán chi phí sản xuất (54)
        • 2.3.3.1. Xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chi phí sản xuất (54)
        • 2.3.3.2. Lập dự toán chi phí sản xuất (57)
      • 2.3.4. Phân tích thông tin về chi phí sản xuất phục vụ cho việc ra quyết định kinh (59)
        • 2.3.4.1. Phân tích biến động chi phí sản xuất (59)
        • 2.3.4.2. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng và lợi nhuận (C- V-P) (61)
    • 2.4. Kinh nghiệm về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước trên thế giới (63)
      • 2.4.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo hệ thống kế toán Hoa Kỳ (63)
        • 2.4.1.1. Phân loại và tập hợp chi phí sản xuất (63)
        • 2.4.1.2. Phân bổ chi phí sản xuất (64)
        • 2.4.1.3. Tính giá thành sản phẩm (65)
        • 2.4.1.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán (66)
        • 2.4.1.5. Mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí trong hệ thống kế toán Hoa Kỳ (66)
      • 2.4.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo hệ thống kế toán Pháp 57 1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (67)
        • 2.4.2.1. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán (69)
        • 2.4.2.1. Mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí trong hệ thống kế toán Pháp (70)
      • 2.4.3. Bài học kinh nghiệm về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho Việt Nam (71)
    • 3.1. Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh (73)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh (73)
      • 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh (0)
        • 3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (76)
        • 3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức kế toán trong công ty cổ phần Nhựa – bao bì Vinh (0)
      • 3.1.3. Tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất của công ty cổ phần Nhựa – Bao bì (81)
        • 3.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh (81)
        • 3.1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ (82)
    • 3.2. Phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán tài chính (83)
      • 3.2.1. Nội dung chi phí sản xuất và việc quản lý chi phí sản xuất (83)
      • 3.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (85)
        • 3.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (85)
        • 3.2.2.1. Đối tượng, kỳ tính giá thành (86)
      • 3.2.3. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – bao bì Vinh (87)
        • 3.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (87)
        • 3.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (88)
        • 3.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (90)
        • 3.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (93)
        • 3.2.3.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (94)
    • 3.3. Phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán quản trị (95)
      • 3.3.1. Xác định các trung tâm phân tích chi phí (95)
      • 3.3.3. Phân loại chi phí sản xuất phục vụ kế toán quản trị (96)
      • 3.3.4. Xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí sản xuất (96)
      • 3.3.5. Nội dung thu thập thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán quản trị tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh (97)
        • 3.3.5.1. Hệ thống chứng từ sử dụng (97)
        • 3.3.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng (97)
        • 3.3.5.3. Hệ thống sổ kế toán quản trị chi phí (98)
        • 3.3.5.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị (98)
  • Chương 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN (73)
    • 4.1. Thảo luận về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh (99)
      • 4.1.1. Thảo luận về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán tài chính (99)
        • 4.1.1.1. Kết quả đạt được (99)
        • 4.1.1.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân (101)
      • 4.1.2. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán quản trị (103)
        • 4.1.2.1. Kết quả đạt được (103)
        • 4.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân (104)
    • 4.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh (107)
      • 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán tài chính (107)
        • 4.2.1.1. Hoàn thiện kế toán chi phí NVL trực tiếp (107)
        • 4.2.1.2. Hoàn thiện kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng (108)
        • 4.2.1.3. Hoàn thiện kế toán chi phí công cụ dụng cụ (0)
        • 4.2.1.4. Hoàn thiện kế toán thiệt hại ngừng sản xuất (0)
        • 4.2.1.5. Hoàn thiện kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (0)
      • 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán quản trị (112)
        • 4.2.2.2. Hoàn thiện xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu quản trị (113)
        • 4.2.2.3. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán quản trị (117)
        • 4.2.2.4. Hoàn thiện công tác phân tích thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị (0)
        • 4.2.2.5. Báo cáo kết quả sản xuất theo từng ĐĐH (121)
    • 4.3. Đóng góp của đề tài nghiên cứu (123)
      • 4.3.1. Về lý luận (123)
      • 4.3.2. Về thực tiễn (123)
    • 4.4. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu (124)
      • 4.4.1. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu (124)
      • 4.4.2. Một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai (124)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................116 (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành bao bì là một trong những ngành đi đầu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới Cùng với các ngành công nghiệp khác như xi măng, phân bón, đường thì đây là ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng, cung cấp vỏ bao cho các ngành công nghiệp khác với khối lượng lớn, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường đầu ra tốt hơn cho ngành bao bì Việt Nam hiện nay đã là thành viên của WTO, đồng thời tham gia ký kết và thực nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương và đa phương Cùng với đó thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển đã tạo cơ hội huy động vốn một cách rộng rãi cho các doanh nghiệp Quá trình hội nhập đã mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành bao bì nói riêng nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh về sản phẩm với các đối thủ lớn trên thế giới, phải đối mặt với yêu cầu sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả của các nhà đầu tư cũng như các cổ đông Để doanh nghiệp có thể tồn tại và chiến thắng trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, các nhà quản trị phải kiểm soát tốt chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm từ đó giúp giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận, nâng cao tỷ suất sinh lời để thu hút nhà đầu tư Để làm được điều này thì kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phải cung cấp được các thông tin nhanh, hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị

Công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh là một công ty sản xuất lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ khi thành lập đến nay công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực sản xuất bao bì các loại Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX) từ năm 2010 với mã cổ phiếu là VBC, hiện nay giá trị vốn hóa thị trường là 105 tỷ đồng Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì nhựa công nghiệp theo đơn đặt hàng của khách hàng như bao xi măng, bao nông sản các loại, bao đường với nguồn nguyên liệu ngoại nhập, công suất thiết kế là 84 triệu vỏ bao/năm.

Hiện nay, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty đã một phần đáp ứng được yêu cầu trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm bao bì mà công ty sản xuất Tuy nhiên hiện nay công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh đang ngày càng bộc lộ những hạn chế cần được nghiên cứu hoàn thiện cả về kế toán tài chính và kế toán quản trị

Công nghệ sản xuất hiện nay của công ty khá lạc hậu nên sản phẩm tạo ra chưa có chất lượng cao, chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng Giá thành sản xuất của công ty vẫn đang ở mức cao, chưa có tính cạnh tranh cao đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất là một công cụ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn để giải quyết vấn đề này.

Nguyên vật liệu của công ty (hạt PE, hạt PP, hạt tráng, giấy Kraft) chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Campuchia… trong khi đó các nguồn nguyên liệu này có xu hướng tăng mạnh từ tháng 4 năm 2010 đến nay đã ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận của công ty Đứng trước nguy cơ NVL phục vụ sản xuất ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với bao bì ngày càng khắt khe, đòi hỏi cao thì đòi hỏi sự quản lý chi phí ngày càng phải nghiêm ngặt, đảm bảo tính hiệu quả Để doanh nghiệp có thể tồn tại và chiến thắng trong sự cạnh tranh gay gắt, giải quyết được vấn đề cấp bách hiện nay, các nhà quản trị phải kiểm soát tốt chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, rút ngắn quá trình sản xuất, giảm giá thành sản phẩm từ đó giúp giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận, nâng cao tỷ suất sinh lời đêt thu hút nhà đầu tư Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp nhà quản trị trong việc cung cấp thông tin kịp thời, hợp lý nhằm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận sản xuất, từ đó nhận biết và quản lý chặt chẽ việc sử dụng lao động – vật tư – tài sản – hàng hóa tránh lãng phí, vượt định mức Để làm được điều này thì kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phải cung cấp được các thông tin nhanh, hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị

Ngoài ra công ty đã tiến hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của công ty đang giao dịch trên sàn HNX Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế kéo dài kéo theo sự giảm sút của thị trường chứng khoản – thị trường huy động vốn đầy tiềm năng Để thu hút được nhà đầu tư ngoài yếu tố giá trị thị trường của cổ phiếu thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng phải có sức hấp dẫn Một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty hiện nay đang ở mức thấp, ví dụ tính đến tháng 12/2012 chỉ số

P/E của công ty là 5,67 còn chỉ số EPS là 6,168 ; do đó không hấp dẫn được sự quan tâm của các nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc huy động vốn cũng như vị thế của công ty trên thị trường Do đó vấn đề cắt giảm chi phí, hạ giá thành, nâng lợi nhuận chia cho cổ đông đang cấp bách cần được giải quyết Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phâm dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị sẽ giúp công ty giải quyết được vấn đề nêu trên

Xuất phát từ đòi hỏi thực tế trên, qua khảo sát thực tế tại công ty kết hợp với việc sử dụng kiến thức của bản thân, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành có liên quan, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

Tổng quan các công trình nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

cho luận văn của mình.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Từ rất lâu, tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên hai góc độ kế toán tài chính, kế toán quản trị đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kế toán nói riêng trong doanh nghiệp luôn được coi là đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý kể cả trong hoạt động thực tiễn cũng như trong lý luận Lý luận về kế toán tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước khi đất nước được giải phóng, được nhiều tác giả nghiên cứu và viết thành sách, giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học trên cả nước Bộ Tài chính cũng đã ban hành rất nhiều chuẩn mực, chế độ, thông tin hướng dẫn liên quan đến hoạt động kế toán tài chính nói chung và hoạt động kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng

Kế toán quản trị (KTQT) là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây và đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bước đầu vận dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng biệt Đánh dấu cho sự mở đầu này khi Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà XHXN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã quy định về KTQT ở các đơn vị như sau: KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản

4) Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT.

Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ hay các bài viết trên tạp chí chuyên ngành của các tác giả nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các đơn vị

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí sản xuất tại Tổng công ty thép Việt Nam” (2008) của tác giả Nguyễn Thùy Linh đã đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính, nêu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Tổng công ty thép Việt Nam rồi đưa ra những đánh giá dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị Tuy nhiên tác giả chỉ mới đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội”

(2009) của tác giả Phạm Thị Thùy Dương đã phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị Tuy nhiên các giải pháp chỉ phù hợp với các doanh nghiệp chế biến sữa, các giải pháp trên góc độ kế toán quản trị còn chưa có tính khả thi cao trong thực tế

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại tổng công ty Sông Đà”

(2011) của tác giả Đỗ Minh Ngọc đưa ra các lý luận về kế toán quản trị, phân tích thực trạng của các DNSX xi măng tại tổng công ty Sông Đà, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp này.

Trong chuyên ngành kế toán, công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh cũng thu hút sự quan chú ý của một số nhà nghiên cứu Bài báo “Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa đăng trên tạp chí Kế toán & kiểm toán số tháng 8/2012 đã nêu ra thực trạng về hệ thống chứng từ kế toán tại công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chứng từ kế toán phục vụ cho hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị Tuy nhiên tác giả chưa đề cập cụ thể hệ thống chứng từ cho phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của đơn vị.

Như vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh hoặc một đơn vị các đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm sản xuất tương tự như công ty Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm ở cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, phân tích đặc điểm của tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Luận văn cũng tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó nêu ý kiến đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty này.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kết hợp phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh trong những năm qua để đưa ra ý kiến đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho công ty dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

- Phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh trong những năm qua.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho công ty dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Sau khi nghiên cứu lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất và vận dụng vào thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh, tác giả tập trung vào giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu (hai vấn đề) sau:

1 Thực trạng kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh hiện nay như thế nào?

2 Các giải pháp nào để hoàn thiện công tác kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh.

- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần Nhựa –

- Phạm vi về thời gian:

+ Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong 3 năm 2010, 2011 và 2012

+ Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2012 – tháng 12/2012, do đó số liệu phản ánh trong đề tài tập trung vào tháng 10/2012.

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Dựa trên cở sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật và nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin, kết hợp với sưu tầm thông tin thứ cấp để phân tích và tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình chuyên ngành, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu để hệ thống hóa lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất.

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Phương pháp quan sát: Tác giả trực tiếp đến quan sát quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất, quá trình ghi sổ, nhập phần mềm của kế toán để thu thập thông tin về chi phí và kết quả sản xuất, quá trình thu thập và ghi chép thông tin của kế toán tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh.

+ Phương pháp phỏng vấn: tác giả trực tiếp phỏng vấn công nhân trực tiếp đứng máy sản xuất, công nhân quản lý phân xưởng và nhân viên kế toán để làm sáng rõ các vấn đề còn nghi ngờ, kiểm định một số thông tin do kế toán đưa ra đồng thời thu thập các thông tin sơ cấp phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

+ Phương pháp phân tích: Phân tích các thông tin thứ cấp thu thập được từ website của công ty, thông tin của công ty được lưu trữ trong công ty chứng khoánFTS (http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?si8), các thông tin do kế toán cung cấp nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.7.1 Về mặt lý luận Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Thông qua quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh đề tài đã trình bày và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, nêu rõ những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại cùng nguyên nhân của nó mà công ty cần tiếp tục hoàn thiện. Đề tài đã đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, các biểu phục lục, luận văn được trình bày thành 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 3: Phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa - Bao bì Vinh

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .8 2.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các

Khái niệm, bản chất và phân loại chi phí sản xuất

2.1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất

Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất vật chất Sản xuất vật chất luôn có đặc tính chung vốn có của nó, đó là quá trình tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên, trong đó con người biến đổi tự nhiên và làm cho chúng thích ứng với việc thỏa mãn nhu cầu của mình Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp và tiêu hao của ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất đã tạo ra các hao phí tương ứng, đó là hao phí về tư liệu lao động, hao phí về đối tượng lao động và hao phí về lao động sống Vì thế sự hình thành nên chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.

Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất, nó luôn luôn vận động, luôn luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất Tính đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau trong các giai đoạn công nghệ sản xuất khác nhau với sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trong quá trình sản xuất, ngoài các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết để tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác Các khoản chi phí đó có thể là một bộ phận giá trị mới do doanh nghiệp sáng tạo ra và cũng có khoản chi phí đôi khi rất khó xác định chính xác là hao phí về lao động sống hay hao phí về lao động vật hóa Ta gọi đó là các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Xét về bản chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau, những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm và hình thức thể hiện chi phí Để hiểu rõ về bản chất của chi phí, cần xem xét và phân biệt sự khác nhau giữa chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.[7;85] hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể và dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi tiêu là sự chi ra, sự giảm đi thuần túy các loại tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp không kể các khoản đã dùng vào việc gì, cho mục đích gì và dùng như thế nào.

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng đồng thời cũng khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh:

Thứ nhất, sự khác nhau về lượng: Chi tiêu là cở sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp; chi tiêu cho quá trình sản xuất, kinh doanh; chi tiêu cho quá trình tiêu thụ; chi tiêu cho quá trình thanh toán… Như vậy, chi tiêu bao gồm cả trường hợp làm giảm tài sản hoặc tăng (giảm) một khoản nợ phải trả đồng thời có thể kèm theo hoặc không kèm theo các biến động khác như tăng một tài sản khác, làm giảm một khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp…Trong khi đó, tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này Hay nói cách khác chi phí chỉ bao gồm các trường hợp làm giảm tài sản hoặc tăng khoản nợ phải trả nhưng không kèm theo các biến động khác, chi phí là một phần của chi tiêu.

Thứ hai, sự khác nhau về thời gian: Do có sự không phù hợp giữa thời gian phát sinh các khoản chi tiêu và thời gian phát huy tác dụng của nó đối với thu nhập của doanh nghiệp nên có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa được chi tiêu (sẽ chi ở các kỳ sau) Như vậy chỉ được tính vào chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán

Sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu trong doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.

Chi phí cũng khác với vốn, vốn là biểu hiện bằng tiền của những tài sản của doanh nghiệp, là nguồn hình thành nên tài sản trong doanh nghiệp nên bản thân chúng chưa tạo nên phí tổn.

Từ sự phân tích trên, có thể thấy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm trong một kỳ nhất định.

Việc nghiên cứu và nhận thức về chi phí sản xuất còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận của từng loại kế toán khác nhau:

- Dưới góc độ của Kế toán tài chính: Chi phí sản xuất được nhìn nhận là những khoản phí tổn đã phát sinh mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất nhằm đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định Những khoản phí tổn này được định lượng và thể hiện dưới dạng một lượng tiền chi ra, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị, một khoản nợ dịch vụ và để xác định được chi phí thì phải có chứng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh chắc chắn việc phát sinh của chúng Đối với kế toán tài chính chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh trong tương lai nhưng liên quan đến kỳ kinh doanh và được tính vào chi phí sản xuất của kỳ này

- Dưới góc độ của Kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp Do đó, đối với kế toán quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức về chi phí như trong Kế toán tài chính mà còn nhận thức về chi phí theo góc độ nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh Vì vậy chi phí có thể là phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo từng bộ phận, từng trung tâm chi phí cũng như xác định giá trị hàng tồn kho trong từng khâu của quá trình sản xuất, tiêu thụ Chi phí có thể được tập hợp và phân loại theo định phí và biến phí, từ đó lập các phương trình dự toán chi phí ở các mức hoạt động khác nhau và phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận nhằm phục vụ hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh ở các tình huống khác nhau Chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính hoặc dự kiến trước để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí có thể gồm cả những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án này thay cho phương án khác

2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau.Việc quản lý chi phí không chỉ căn cứ vào số liệu tổng chi phí mà phải theo dõi, kiểm soát dựa vào số liệu của từng loại chi phí Bởi vậy, muốn quản lý tốt chi phí tất yếu phải phân loại chi phí Xuất phát từ yêu cầu và mục đích sử dụng thông tin khác nhau của nhà quản lý, chi phí sản xuất phải phân loại theo những tiêu thức khác nhau dưới hai góc độ là Kế toán tài chính và Kế toán quản trị.

Dưới góc độ Kế toán tài chính, chi phí sản xuất được phân loại theo các cách sau:

- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (Theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí)

Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế được sắp xếp vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và tác dụng như thế nào Số lượng các yếu tố chi phí sản xuất được phân chia trong từng doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất, đặc điểm sản phẩm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các loại như sau:

Khái niệm, bản chất và phân loại giá thành sản phẩm

2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi sản phẩm, hàng hóa trên thị trường phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình hay nói cách khác chi phí luôn có tính chất cá biệt Vì vậy muốn bán được sản phẩm, bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, nhà quản trị doanh nghiệp phải xác định được lượng chi phí đã chi ra cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống, lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tất cả nhưng khoản chi phí phát sinh trong kỳ, từ kỳ trước chuyển sang hay cho phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ đều được tính vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định [7;279].

Giá thành là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận Giá thành còn là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá thành sản xuất luôn chứa đựng 2 mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành bên trong khối lượng sản phẩm hoàn thành Về mặt chi phí sản xuất thì giá thành bao gồm ba khoản mục là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho khối lượng sản phẩm hoàn thành Giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau Vì vậy, cần phân loại giá thành theo nhiều tiêu chí khác nhau để phục vụ nhu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp.

2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành. a Phân loại giá thành sản phẩm theo nguồn cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

- Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Định mức chi phí được tính trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ Giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và công nghệ…để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành sản phẩm thực tế cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước cũng như với các bên liên quan.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân làm biến động chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó có hướng điều chỉnh kế hoạch chi phí hay định mức chi phí cho phù hợp b Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành hai loại như sau:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm sản xuất đã hoàn thành Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng) trong kỳ Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí Chi phí của sản phẩm = sản xuất + quản lý + tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản phẩm

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ được tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán và xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp các nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ của doanh nghiệp.

2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với nhau Về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất: chi phí sản xuất gắn liền với hao phí sản xuất, thể hiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất còn giá thành sản phẩm gắn liền với kết quả sản xuất, thể hiện kết quả đầu ra của quá trình sản xuất Chúng giống nhau về mặt chất vì cùng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng khác nhau về mặt lượng.

Khi nói đến chi phí sản xuất là đã giới hạn những hao phí đó trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt là chi phí sản xuất đó phát sinh cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa Còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, không phân biệt phát sinh ở thời điểm nào nhưng được tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm được thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ Tại thời điểm tính giá thành sản phẩm, có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành nhưng có chứa đựng một lượng chi phí sản xuất trong đó, đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tương tự như vậy ở đầu kỳ cũng có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở cuối kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất chứa đựng một lượng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Như vậy, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện trên sơ đồ và khái quát thành công thức sau:

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Tổng giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm còn mang tính chất chủ quan vì việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán, xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý tài chính kinh tế, chế độ kế toán hiện hành Những quan điểm này đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị trong doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng và đầy đủ để sử dụng thông tin thích hợp.

2.2 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính

Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm

2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khác nhau Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết chi phí sản xuất phát sinh ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào…Chính vì vậy chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định, đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo phạm vi, giới hạn đó Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) và đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…)

Tổng giá thành sản phẩm sản xuất

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ +

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ -

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Khi xác định đối tượng kế toán chi phí trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu càu quản lý của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:

- Từng chi tiết sản phẩm, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng

- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

Các chi phí sản xuất phát sinh sau khi đã được tập hợp, xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định.

2.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất, tùy thuộc vào yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp đang áp dụng và quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể:

- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ; nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.

- Đối với loại hình sản xuất: nếu sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành đơn chiếc; nếu sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Như vậy đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành về bản chất là giống nhau, đều là phạm vi và giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành sản phẩm Tuy nhiên xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi,giới hạn tổ chức kế toán chi phí phát sinh trong kỳ còn xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất trong kỳ Trong thực tế, có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại.

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

2.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định Nội dung cơ bản của phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó.

Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau: a Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.

Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán…theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh được tập hợp đúng vào các đối tượng một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ b Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.

Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu thức phân bổ hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.

Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo 2 bước sau:

Hệ số phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ

- Bước 1: Xác định hệ số phân bổ chi phí theo công thức sau:

- Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể

Tiêu thức phân bổ được lựa chọn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu thức phân bổ được lựa chọn Việc xác định tiêu thức phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ cho từng nội dung chi phí cần phân bổ hoặc có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ tùy thuộc vào đặc thù cụ thể của từng doanh nghiệp.

2.2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.

Chi phí NVL TT trong các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí NVLTT thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng Để xác định chi phí NVLTT thực tế trong kỳ, kế toán căn cứ vào các yếu tố sau:

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm trong kỳ. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm này được xác định căn cứ vào chứng từ xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng, hoặc các chứng từ phản ánh việc mua ngoài nguyên vật liệu và dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm mà không qua nhập kho.

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất Đây là giá trị của bộ phận nguyên vật liệu xuất dùng cho trực tiếp sản xuất sản phẩm ở kỳ trước nhưng chưa sử dụng đến được chuyển sang cho quá trình sản xuất kỳ này.

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu sử dụng không hết hoặc phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng hoặc địa điểm sản xuất.

Chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng

Hệ số phân bổ Tiêu thức phân bổ của x chi phí từng đối tượng

- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có): Là giá trị của phế liệu thu hồi vào cuối kỳ tại các bộ phận sản xuất, được xác định căn cứ vào số lượng phế liệu thu hồi và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán.

Chi phí NVL TT thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:

Chi phí NVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí trên cở sở các sổ chi tiết chi phí NVL TT được mở cho từng đối tượng và căn cứ vào các chứng từ phù hợp để vào sổ.

Trong trường hợp chi phí NVLTT phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp thì sẽ sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Khi đó tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí NVLTT cho các đối tượng có thể là:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang của doanh nghiệp là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lí là yếu tố quan trọng quyết định tính trung thực, hợp lí của giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ, ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và từ đó cũng tác động đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Tùy thuộc vào tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, về đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

2.2.3.1.Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính (hoặc NVL TT)

Với phương pháp này sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL chính (hoặc NVL TT) còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVL chính hoặc NVL TT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và có khối lượng sản phẩm dở dang ít.

2.2.3.2 Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo SP hoàn thành tương đương

Với phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành.

TH 1 : Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL TT.

TH 2 : Đối với những chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí NC TT, chi phí SXC thì tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành Công thức tính:

Giá trị sản phẩm dd cuối kỳ Chi phí NVL chính (hoặc NVL TT) của spdd đầu kỳ

Chi phí NVL chính (hoặc NVL TT) phát sinh trong kỳ

Khối lượng sp hoàn thành trong kỳ

Khối lượng spdd cuối kỳ

+ x Khối lượng spdd cuối kỳ

Chi phí của NVL chính (hoặc NVL

TT) của spddd cuối kỳ Chi phí NVL chính (hoặc NVL TT) của spdd đầu kỳ

Chi phí NVL chính (hoặc NVL TT) phát sinh trong kỳ

Khối lượng sp hoàn thành trong kỳ

Khối lượng spdd cuối kỳ

+ x Khối lượng spdd cuối kỳ

TT (hoặc SXC) của spddd cuối kỳ

Chi phí NC TT (hoặc SXC) của spdd đầu kỳ

Chi phí NC TT (hoặcSXC) phát sinh trong kỳ

Khối lượng sp hoàn thành trong kỳ

Khối lượng spdd cuối kỳ tương đương sản phẩm hoàn thành

Khối lượng spdd cuối kỳ tương đương sp hoàn thành Đối với doanh nghiệp chế biến phức tạp kiểu liên tục thì các khoản mục chi phí của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau tính cho giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức (1)

Khi áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, để đảm bảo tính chính xác của việc xác định thì chỉ nên áp dụng với chi phí chế biến

Theo phương pháp này tiêu chuẩn để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương thường là giờ công định mức

2.2.3.3 Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Với phương pháp này trước hết căn cứ vào chi phí thực tế và chi phí định mức để tính chi phí về NVL của sản phẩm dở dang Đối với các phương pháp chế biến để đơn giản cho công tác tính toán, người ta lấy mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm để phân bổ.

Thực chất của phương pháp này là một dạng của phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương Trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.

2.2.3.4 Đánh giá giá trị SP dở dang theo chi phí định mức hay kế hoạch

Theo phương pháp này chi phí NVL TT và NC TT tính vào sản phẩm dở dang dựa theo định mức tiêu hao NVL, tiền lương của sản phẩm Các chi phí khác tính dựa vào cơ sở tỷ lệ quy định so với khoản mục chi phí NC TT hoặc dựa vào mức chi phí kế hoạch Phương pháp này đơn giản nhưng không đảm bảo tính chính xác, do vậy thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có SPDD đồng đều giữa các kỳ.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn Đối tượng hạch toán chi phí ở các DN này là từng loại sản phẩm, dịch vụ:

Khối lượng spdd cuối kỳ tương đương sp hoàn thành

= Khối lượng spdd cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành

Giá trị spdd chưa hoàn thành = Giá trị NVL chính trong spHT x 50% chi phí chế biến

Phương pháp trực tiếp được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, nhà máy điện, nước…

Phương pháp này được áp dụng khi trong một quy trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm chính khác nhau mà giữa các sản phẩm này có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản phẩm có hệ số là 1 gọi là sản phẩm gốc) Kế toán quy đổi các sản phẩm về sản phẩm gốc từ đó dựa vào chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.

2.2.4.3 Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này được áp dụng khi trong một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi Vì vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm.

Tổng giá thành sản phẩm =

Chi phí sản xuất spdd đầu kỳ +

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

- Chi phí sản xuất sản phẩm dd cuối kỳ

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm

Khối lượng công việc hoàn thành

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x

Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm =

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc hoàn thành (kể cả quy đổi)

Tổng số sản phẩm gốc hoàn thành = Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại

Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm x

2.2.4.4 Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà sản phẩm hoàn thành bao gồm nhiều chi tiết bộ phận cấu thành, những chi tiết bộ phận sản phẩm được sản xuất ở nhiều phân xưởng, nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau Cuối cùng lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, theo phương pháp này giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.

Giá thành sản phẩm hoàn thành = D đk + Z 1 + Z 2 + Z 3 + + Z n – D ck

Z1, Z2, Z3, Zn: là chi phí sản xuất từng chi tiết, bộ phận ở giai đoạn công nghệ hoặc phân xưởng thứ 1, 2, 3, ,n

2.2.4.5 Phương pháp loại trừ chi phí (hay gọi là phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ)

Phương pháp này được sử dụng đối với các doanh nghiệp mà trong quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có đặc điểm quy trình sản xuất là sản phẩm hoàn thiện trải qua nhiều công đoạn, nhiều phân xưởng mà đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn.

Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của từng loại sản phẩm x Tỷ lệ chi phí

Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sp

Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả các loại sp

Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dd đầu kỳ

+ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

- Giá trị sản phẩm chính dd cuối kỳ

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính

Z i = DD đki + PS i - DD cki

Zi: Giá thành sản phẩm ở công đoạn, phân xưởng thứ i

DDđki: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ ở công đoạn, phân xưởng thứ i

PSi: Chi phí phát sinh sản xuất sản phẩm ở công đoạn, phân xưởng thứ

Chi phí này bao gồm: chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành ở công đoạn, phân xưởng thứ (i-1) chuyển sang cộng với chi phí phát sinh ở công đoạn thứ i.

DDcki: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở công đoạn, phân xưởng thứ i

Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành sản phẩm phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau Ví dụ có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ…

2.2.4.8 Phương pháp theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng để tính giá thành sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng Chi phí sản xuất được tập hợp theo kỳ, sau khi hoàn thành công việc sản xuất của từng đơn đặt hàng,chúng được tổng hợp để tính giá thành sản phẩm.

Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

2.3.1 Xác định các trung tâm phân tích chi phí

Trung tâm phân tích chi phí là một bộ phận trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nơi phát sinh chi phí, hay nói cách khác đây là trung tâm tiêu dùng nguồn lực chỉ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các bộ phận khác không trực tiếp tiêu thụ hoặc chuyển hóa sản phẩm thành doanh thu, lợi nhuận Việc xác định trung tâm chi phí sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp quản lý cho phí cho từng lĩnh vực cụ thể và có cách nhìn toàn diện, chi tiết hơn trong từng lĩnh vực chuyên môn hóa Đồng thời, việc phân chia thành các trung tâm chi phí cũng tạo điều kiện tốt hơn cho việc kiểm soát chi phí theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kích thích được sự mỗ lực kiểm soát chi phí của từng thành viên.

Mỗi một trung tâm phân tích chi phí được phân công cho một nhà quản lý phục trách để giữa cho các chi phí không vượt mức kế hoạch, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu

Tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng = Tổng CP thực tế tập hợp theo từng đơn đặt hàng đến thời điểm cv hoàn thành

- Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành quả trong hoạt động Tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh cũng như sự phân cấp quản lý của doanh nghiệp mà các trung tâm phân tích sẽ được tổ chức thành những đơn vị có quy mô khác nhau, nhà quản lý sẽ có những quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm khác nhau và hình thành nên hệ thống kế toán trách nhiệm của từng doanh nghiệp.

Trung tâm sản xuất kinh doanh (trung tâm chính) gồm:

- Trung tâm tiếp liệu: có chức năng cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất

- Trung tâm sản xuất: Có chức năng sử dụng các yêu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm

- Trung tâm thương mại: Có chức năng xúc tiến, bán hàng

- Trung tâm quản lý, điều hành và giúp việc bao gồm: trung tâm quản lý hành chính, trung tâm quản trị, trung tâm quản lý kinh doanh, trung tâm quản lý tài chính, trung tâm quản lý nhân sự…

Về phương diện tài chính, thành quả của trung tâm chi phí thường được thể hiện trên các báo cáo tài chính của trung tâm chi phí Đây là hệ thống thông tin hết sức quan trọng và hữu ích trong công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực, kiểm soát chi phí ở từng bộ phận và cuối cùng là đánh giá thành quả của nhà quản lý.

Báo cáo chi phí của trung tâm chi phí, đặc biệt là các đơn vị thực hiện chức năng sản xuất có thể tồn tại ở các hình thức sau:

- Báo cáo chênh lệch chi phí

- Báo cáo chi phí sản xuất

- Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận

2.3.2 Các phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.3.2.1 Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc

Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu của từng khách hàng riêng biệt Các đơn đặt hàng có thể khác nhau và cùng một lúc, doanh nghiệp có thể sản xuất theo nhiều đơn đặt hàng khác nhau.

Theo phương pháp này, hệ thống kế toán cần phản ánh những hoạt động sau:

- Khách hàng đến doanh nghiệp đặt hàng trong đó nêu rõ yêu cầu về sản phẩm mà khách hàng mông muốn

- Doanh nghiệp cần đánh giá đơn đặt hàng để xác định giá bán cho sản phẩm trong đơn đặt hàng Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, kế toán tính toán chi phí dự toán cho từng đơn đặt hàng Cộng dự toán chi phí với số lãi mong muốn sẽ tạo ra giá bán cho sản phẩm trong đơn đặt hàng

- Doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng, trong khi sản xuất theo đơn đặt hàng thì kế toán đã tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng

 Quá trình tập hợp chi phí

Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng của khách hàng. Quá trình vận động của chứng từ trong phương pháp xác định chi phí theo công việc được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.10: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo công việc

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp vào Phiếu chi phí công việc – một loại sổ chi tiết dùng để tập hợp cho phí sản xuất theo phương pháp xác định chi phí theo công việc Mỗi đơn đặt hàng của khách hàng cần lập một Phiếu chi phí công việc tương ứng, là căn cứ để xác định chi phí sản xuất của từng đơn đặt hàng, chi phí đơn vị sản phẩm, chi phí hàng chưa hoàn thành và giá vốn hàng bán Phiếu chi phí công việc được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo và lệnh sản xuất đã được phát ra Khi sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng thì Phiếu chi phí công việc được chuyển từ khâu sản xuất sang hồ sơ theo dõi đơn hàng đã kết thúc.

PHIẾU CHI PHÍ CÔNG VIỆC

Tên khách hàng: ……… Ngày đặt hàng:………. Loại sản phẩm: ….Ngày bắt đầu sản xuất:……….

Mã số công việc: ………Ngày hẹn giao hàng:………

Số lượng sản xuất:……… Ngày hoàn tất:……… …………

Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp

Mức phân bổ ước tính của chi phí sản xuất chung

Ngày PXK số Thành tiền Ngày

Thành tiền Căn cứ phân bổ Thành tiền

Tổng cộng Đơn đặt hàng

Phiếu xuất kho nguyên, vật liệu

Phiếu theo dõi lao động

Mức phân bổ chi phí sản xuất chung

Phiếu chi phí công việc

Nơi giao hàng: Phần do bộ phận kế toán ghi:

Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung

 CP lưu thông và quản lý ước tính

 Phương pháp này sử dụng các tài khoản:

- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 627: Chi phí sản xuất chung

- TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (mở chi tiết theo các đơn đặt hàng và phản ánh trên phiếu chi phí công việc

 Trình tự hạch toán theo phương pháp xác định chi phí theo công việc: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hạch toán tương tự Kế toán tài chính: toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp vào tài khoản 621 và 622, cuối kỳ kết chuyển về tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Đối với chi phí sản xuất chung, các khoản chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ được tập hợp vào Bên Nợ tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung”

Bên Có tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất chung được phân bổ đầu kỳ theo chi phí ước tính Mức phân bổ được ước tính dựa trên tổng chi phí sản xuất chung với mức hoạt động của đối tượng cần phân bổ Do bên Nợ là số thực tế, bên Có là số phân bổ ước tính, nên cuối kỳ so sánh số phát sinh Bên Nợ và số phát sinh Bên Có trên tài khoản “Chi phí sản xuất chung”, có 3 trường hợp xẩy ra:

- Nếu số Bên Nợ bằng số Bên Có nghĩa là phát sinh thực tế đã phân bổ hết;

- Nếu phát sinh Bên Nợ lớn hơn phát sinh Bên Có thì chi phí sản xuất chung thực tế nhiều hơn chi phí sản xuất chung phân bổ;

- Nếu phát sinh Bên Nợ nhỏ hơn phát sinh Bên Có thì chi phí sản xuất chung đã phân bổ nhiều hơn chi phí sản xuất chung thực tế.

Số phân bổ thừa hoặc thiếu của chi phí sản xuất chung được giải quyết như sau:

- Nếu mức chênh lệch nhỏ thì phân bổ toàn bộ số chênh lệch đó vào tài khoản

“Giá vốn hàng bán” trong kỳ đó.

- Nếu mức chênh lệch lớn và doanh nghiệp đặt nặng yêu càu về tính chính xác thì phân bổ số chênh lệch vào các tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và TK 632 – “Giá vốn hàng bán” theo tỷ lệ kết cấu của các số dư hoặc các tiêu thức thích hợp.

2.3.2.2 Phương pháp xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất liên tục hoặc song song qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau Sản phẩm lần lượt đi qua các giai đoạn của quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn chỉnh của bước này sẽ là đối tượng chế biến của bước sau. Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này không phải là từng lô hàng sản phẩm cụ thể mà là các công đoạn hoặc từng bộ phận sản xuất khác nhau của doanh nghiệp, thường là các phân xưởng sản xuất Đối với phương pháp sản xuất này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xuất dùng ở ngay phân xưởng sản xuất đầu tiên, các phân xưởng tiếp theo phải chi các khoản chi phí để gia công chế biến sản phẩm hoàn thành của từng bước

 Quá trình tập hợp chi phí

Kinh nghiệm về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước trên thế giới

2.4.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP theo hệ thống kế toán Hoa Kỳ

2.4.1.1 Phân loại và tập hợp chi phí sản xuất Đối với kế toán Hoa Kỳ có hai phương pháp tính giá thành được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất là tính giá thành theo công việc (Job costing) và tính giá thành theo tiến trình sản xuất (Process costing) Việc áp dụng phương pháp tính giá thành sẽ ảnh hưởng đến việc phân loại chi phí, tập hợp chi phí và các tài khoản chi phí sản xuất được sử dụng tại các doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành theo công việc:

Công việc ở đây có thể là loại sản phẩm, đơn đặt hàng,…Chi phí sản xuất được phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất được tập hợp trong quá trình sản xuất như sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (work in process inventory), còn các chi phí gián tiếp (chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp) và các chi phí khác phát sinh (như chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, chi phí tiện ích, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế tài sản…) thì sẽ được đưa vào chi phí sản xuất chung (Manuafacturing Overhead).

- Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành theo tiến trình (phương pháp phân bước):

Chi phí sản xuất được phân thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí biến đổi, trong đó chi phí biến đổi bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công được tách thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí sản xuất được tập hợp trong quá trình sản xuất như sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (work in process inventory), còn các chi phí nguyên vật liệu gián tiếp và nhân công gián tiếp sẽ đưa vào chi phí sản xuất chung Kết thúc giai đoạn

1 của quá trình sản xuất, chi phí sản xuất dở dang được chuyển sang giai đoạn 2, tương tự sang các giai đoạn 3,4,…tùy theo quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.Tại các giai đoạn của quá trình sản xuất tiếp tục tập hợp các chi phí khác phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm và được đưa về chi phí sản xuất chung.

2.4.1.2 Phân bổ chi phí sản xuất

Trong kế toán Hoa Kỳ, các chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (work in process inventory), các chi phí gián tiếp khác phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm được tập hợp vào tài khoản “chi phí sản xuất chung” và được phân bổ cho các đối tượng vào cuối kỳ Tuy nhiên việc phân bổ chi phí sản xuất phụ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng [14;397].

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành công việc (Job costing), phân bổ chi phí sản xuất chung gồm 6 bước:

+ Bước 1: Ước tính chi phí sản xuất chung trong kỳ kế hoạch + Bước 2: Xác định cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung (thường sử dụng tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp)

+ Bước 3: Ước tính tổng sản lượng theo cơ sở phân bổ chi phí SX chung + Bước 4: Tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung:

+ Bước 5: Xác định sản lượng thực tế theo cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng công việc

+ Bước 6: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công việc:

Cuối kỳ so sánh giữa chi phí sản xuất chung thực tế đã phát sinh và chi phí sản xuất chung đã phân bổ (bên Nợ và bên Có của tài khoản “chi phí sản xuất chung”) thì kế toán sẽ hạch toán tăng hoặc giảm “giá vốn hàng bán”, cụ thể:

Nếu chi phí SX chung thực tế phát sinh > chi phí SX chung đã phân bổ: ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ

Nếu chi phí SX chung thực tế phát sinh < chi phí SX chung đã phân bổ: ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tiến trình (phương pháp phân bước): Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất và kế toán phải xác định được tổng chi phí phát sinh của từng giai đoạn theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí biến đổi (gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) Do chi phí đã được tập hợp theo từng giai đoạn nên không phải phân bổ chi phí sản xuất chung nữa.

Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung

Tổng chi phí sản xuất chung ước tính Tổng sản lượng ước tính theo cơ sở phân bổ

Chi phí SXC phân bổ cho từng công việc Sản lượng thực tế từng loại Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung

2.4.1.3 Tính giá thành sản phẩm

Hệ thống kế toán Hoa Kỳ xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm cho mỗi đơn vị sản phẩm gồm: chi phí nguyên vật liệu cho một sản phẩm và chi phí chuyển đổi (chi phí chế biến) cho một đơn vị sản phẩm tương đương. Trình tự xác định giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ và tính giá thành được thực hiện theo 5 bước như sau:

- Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất (bao gồm cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang)

- Bước 2: Xác định tỷ lệ hoàn thành tương đương và tính ra sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

- Bước 3: Xác định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương, trong đó chi phí nguyên vật liệu là 100%, chi phí chuyển đổi theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành tương đương.

- Bước 4: Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

- Bước 5: Tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Số lượng SP dở dang tương đương SP hoàn thành

Số lượng sản phẩm dở dang

Tỷ lệ hoàn thành tương đương

Số lượng SP hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm hoàn thành

Số lượng SP dở dang tương đương SP hoàn thành

Chi phí NVL cho một đơn vị SP

Chi phí NVL tồn đầu kỳ

Số lượng SP hoàn thành

Tổng chi phí NVL phát sinh trong kỳ +

Số lượng SP dở dang +

Chi phí chuyển đổi cho một đơn vị SP

Chi phí chuyển đổi tồn đầu kỳ

Số lượng SP hoàn thành tương đương

Tổng chi phí chuyển đổi phát sinh trong kỳ +

SX dở dang cuối kỳ

Chi phí NVL cho một đơn vị SP

Chi phí chuyển đổi cho một đơn vị SP

= Số lượng SP + dở dang

Số lượng SP dở dang tương đương

Giá thành đơn vị SP hoàn thành nhập kho Chi phí NVL cho một đơn vị SP

Chi phí chuyển đổi cho một đơn vị SP

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị

SP hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành x

2.4.1.4 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Hoa Kỳ sử dụng các tài khoản: Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” – WPI (Work in process inventory), Tài khoản “Chi phí sản xuất chung” – MO (Manuafacturing Overhead), Tài khoản “Thành phẩm” - FGI (Finished goods inventory), Tài khoản “nguyên vật liệu tồn kho” – MI (Materials inventory), Tài khoản “Tiền lương nhân công sản xuất” – MW (Manuafacturing Wages) Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Hoa Kỳ được thể hiện qua sơ đồ 2.8 của luận văn.

2.4.1.5 Mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí trong hệ thống kế toán Hoa Kỳ

Hệ thống kế toán này áp dụng ở một số nước khác như Anh, Canada, Bulgari,

Hà Lan và các nước thuộc địa cũ của Anh ở Châu Phi Đặc trưng cơ bản trong mô hình kế toán Hoa Kỳ là mô hình kế toán động, kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí không tổ chức thành một bộ phận riêng mà tổ chức chung với kế toán tài chính

Kế toán tài chính là kế toán động, cung cấp các thông tinn tổng hợp và lập báo cáo tài chính để công bố công khai, tách hoàn toàn mối quan hệ giữa kế toán tài chính và thuế Kế toán quản trị là kế toán động, thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị trong nội bộ đơn vị.

Tổng quan về công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh

Công ty Cổ phần nhựa - bao bì Vinh, tiền thân là Nhà máy nhựa - bao bì thuộc Công ty Hợp tác kinh tế - Quân khu 4, được thành lập theo quyết định số 1531/QĐ/QP ngày 31/8/1996 của Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư nhà máy sản xuất bao bì PE/PP là công ty con của công ty hợp tác kinh tế QK4 - Bộ Quốc Phòng sau một thời gian trực thuộc và ổn định Đầu năm 1997 đơn vị chính thức đi vào hoạt động và đến năm 2002 nhà máy được chuyển thành Công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh theo quyết định số 144/2002/QĐ-BQP của bộ trưởng bộ Quốc phòng, đây là loại hình doanh nghiệp tiên tiến hiện nay với khả năng huy động vốn lớn

Năm 2003 công ty chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 14 tỷ đồng và trải qua 2 lần tăng vốn điều lệ trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch là vào năm 2006 tăng vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu và vào năm 2008 tăng vốn điều lệ lên 18.983.640.000 đồng thông qua phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ động hiện hữu Ngày 17/3/2010 công ty chính thức được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và cho đến nay có tổng khối lượng niêm yết là 2.999.989 cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết là 29.999.890 đồng.

Hiện nay đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9004-2000, sản phẩm của công ty đã và đang có mặt trên thị trường tỉnh cũng như toàn quốc và đang ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng về kiểu dáng, chất lượng cũng như dịch vụ bán hàng

Tên công ty: Công ty Cổ phần nhựa - bao bì Vinh

Tên giao dịch: Vinh Plastic and Bag joint stock Company

Tên viết tắt: VBC Địa chỉ: Khối 8 - Phường Bến Thủy - Thành phố Vinh - Nghệ An

Trụ sở chính: Số 38 - Phan Đình Phùng - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An Điện thoại: (84.38) 3 855 524

Website: http://nhuabaobivinh.com.vn

Giấy phép đăng kí kinh doanh số 2703000092 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu ngày 03/01/2003, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 27/04/2011

Tài khoản: Số 0101000000596 tại ngân hàng Ngoại thương Vinh

Vốn điều lệ: 15000000000 đồng (Mười lăm tỷ đồng)

Từ khi thành lập và đi vào sản xuất đến nay doanh nghiệp đã không ngừng phát triển về mọi mặt cả chiều rộng lẫn chiều sâu Để không ngừng cải tiến và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng từ tháng 11/2002 Công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000, đến nay đã chuyển sang áp dụng theoISO 9001-2008 Sản phẩm của công ty đã và đang có mặt trên thị trường tỉnh cũng như toàn quốc Công ty luôn cố gắng bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Từ năm 2010 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng việc xây dựng thêm một nhà máy sản xuất rộng hơn 60 ha ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh để chủ lực sản xuất bao bì xi măng các loại Sự phát triển mạnh mẽ của công ty được thể hiện trong các năm gần đây như sau: Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối

Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh thu 556,335,801,103 469,294,630,512 310,145,800,037 159,148,830,475 51,31% 87,041,170,591 18,54%

Lợi nhuận thuần trước thuế 27,108,329,537 20,496,664,949 17,241,518,925 3,255,146,024 18,87% 6,611,644,588 32,25%

Nguồn vốn chủ sở hữu 70,039,591,104 56,487,460,932 48,505,144,215 7,982,316,717 16,45% 13,552,130,172 23,99%

(Nguồn: Công ty CP Nhựa – bao bì Vinh) cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh

3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Để phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nhựa – Bao bì Vinh được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm các bộ phận chủ yếu là: ban giám đốc, các phòng chức năng, các phân xưởng sản xuất Trong đó, mỗi phân xưởng sản xuất có chức năng nhiệm vụ riêng, có dây chuyền công nghệ riêng khép kín tất cả các công đoạn Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nhựa – bao bì Vinh được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Nhựa - bao bì Vinh

( Nguồn: Công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh)

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Tất cả cổ đông có quyền bỏ phiếu đều có quyền tham dự Nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông là thảo luận và thông qua các báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, báo cáo của hội đồng quản trị và ban kiểm soát cũng như thông qua kế hoạch phát triển ngắn hạn vấn đề khác của đơn vị.

- Hội đồng quản trị: có toàn quyền để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty Có nhiệm vụ quyết định chiến lược sản xuất, phát triển, phuương án đầu tư, bổ nhiệm, cách thức giám đốc và các cán bộ quản lý khác.

- Ban kiểm soát: Do hội đồng quản trị cử ra chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương án, chính sách của các bộ phận trong công ty

- Giám đốc công ty: là người trực tiếp điều hành điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động trong công ty

- Phó giám đốc: hiện nay công ty có 2 Phó giám đốc, gồm phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh và Phó giám đốc tổ chức PGĐ phụ trách sản xuất kinh doanh trợ giúp cho giám đốc và chỉ đạo trực tiếp các bộ phận được phân công ủy quyền Phó giám đốc tổ chức điều hành tổ chức cán bộ, luân chuyển và sắp xếp công việc, quản lý nhân viên, tuyển dụng cán bộ.

- Ban thị trường: Khai thác, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về khách hàng về qui định, quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

- Phòng Kế hoạch - kỹ thuật: thực hiện công tác kế hoạch, kỹ thuật công nghệ và chất lượng sản phẩm, cung ứng và quản lý vật tư, nguyên liệu, kho tàng, công tác tu sữa máy móc thiết bị Quản lý hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như soạn thảo tài liệu và tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật, thi tay nghề bậc thợ.

- Phòng Tài chính: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính và công tác thống kê của công ty.Quản lý tài sản,vật tư hàng hóa, bán thành phẩm, thành phẩm,các loại tiền, thu hồi và thanh toán công nợ,đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, đúng chế độ nhà nước và đúng qui định của công ty

- Phòng Quản trị hành chính: thực hiện công tác chính trị, công tác quản lý lao động và công tác hành chính, thường xuyên nhận chỉ đạo của phòng chính trị Công tyHợp tác kinh tế Quân khu IV và lãnh đạo chi bộ Công ty cổ phần bao bì Vinh, phối hợp với các phòng ban chức năng tính toán tiền lương và các chế độ khác có liên quan tới người lao động

3.1.2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Qua khảo sát thực tế tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh, tác giả nhận thấy công ty có hai cơ sở sản xuất nhưng để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung Với hình thức này sẽ đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng, đồng thời lãnh đạo công ty cũng nắm bắt và chỉ đạo kịp thời công tác kế toán tài chính Mặt khác với loại hình kế toán tập trung sẽ tiết kiệm được chi phí hạch toán và việc ứng dụng xử lý thông tin trên máy cũng khá thuận lợi Theo mô hình này, doanh nghiệp tổ chức một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán,công việc tài chính và thống kê của đơn vị Dưới các phân xưởng sản xuất không bố trí kế toán mà có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép số liệu ban đầu sau đó chuyển lên phòng kế toán xử lý Tại cơ sở 2 đơn vị bố trí nhân viên quản lý bộ phận sản xuất tập hợp chứng từ và định kỳ gửi lên phòng kế toán để tập hợp và xử lý số liệu (sơ đồ 3.2)

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

( Nguồn: Công ty CP nhựa – bao bì Vinh)

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:

Phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán tài chính

3.2.1 Nội dung chi phí sản xuất và việc quản lý chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất tại công ty được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí Theo phương pháp phân loại này, chi phí sản xuất được phân theo các khoản mục chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Riêng chi phí sản xuất chung được phân loại thêm theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Trong 3 khoản mục chi phí thì chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất (từ 80% – 90%), chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung có tỷ lệ tương đương nhau Số liệu của năm 2012 cho thấy tỷ lệ của 3 khoản mục chi phí này như sau:

Trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 96% tổng chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phế liệu Nguyên vật liệu chính của công ty là hạt PE, hạt PP, hạt tráng, giây Kraft được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng khoảng 1,5 tháng – 2 tháng Do đó công ty luôn chủ động nhập khẩu NVL để sẵn sàng phục vụ cho các đơn đặt hàng và sản xuất Do đặc điểm của sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên tùy thuộc vào từng phân xưởng khác nhau mà các loại nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng là khác nhau, cụ thể:

- Đối với phân xưởng Sợi: Nguyên vật liệu chính là hạt kéo sợi PP, hạt màu các loại, hạt suncal – vical, hạt tái chế (có thể mua ngoài hoặc tự tái chế); nguyên vật liệu phụ là bột đá mịn, bột tẩy trắng,…

- Đối với phân xưởng Dệt: nguyên vật liệu chính chủ yếu nằm trong bán thành phẩm từ phân xưởng Sợi chuyển sang, nguyên vật liệu phụ là băng dính hai mặt, dầu

- Đối với phân xưởng Tạo ống, tráng ép, in bao: Nguyên vật liệu chính là hạt tráng ép, hạt PP phức hợp các loại, hạt suncal – vical, giấy Kraft, mực in các loại; nguyên vật liệu phụ là hạt phụ gia tráng Bicoat, hạt Hotmelt (dán bao xi măng), vỏ bao phế liệu, băng dính, dung môi.

- Đối với Phân xưởng hoàn thiện (may, đóng gói): Nguyên vật liệu trực tiếp là giấy Kraft, chỉ may các loại, dây đai; nguyên vật liệu phụ là băng dính, dây cột hàng…

Tại công ty khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi theo từng công đoạn của quá trình sản xuất và theo từng mã hàng mà doanh nghiệp sản xuất nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành bán thành phẩm và giá thành thành phẩm tại từng công đoạn sản xuất.

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp đối với quá trình sản xuất bao gồm tiền lương chính, tiền lương bổ sung, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương như BHXH, KPCĐ của công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm công nhân làm việc tại các phân xưởng Kéo sợi, Dệt manh, tráng màng, tạo ống, tổ may bao và tổ tái chế tại hai cơ sở sản xuất Tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh áp dụng hệ thống dây chuyền theo công nghệ tự động hóa, do đó chi phí nhân công trực tiếp trong tổng này được theo dõi chi tiết theo từng bộ phận sản xuất của quy trình công nghệ và theo từng mã sản phẩm mà công ty sản xuất.

Khoản mục chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí khác phát sinh phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm Khoản mục chi phí sản xuất chung được phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, chi phi sản xuất chung được chia thành các yếu tố: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất tại hai cơ sở (gồm: tiền lương chính, lương bổ sung, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương), chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác phát sinh tại các phân xưởng sản xuất Trong khoản mục chi phí sản xuất chung không có chi phí vật liệu vì toàn bộ nguyên vật liệu đều phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm nên đều được hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuát là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm và giá thành sản phẩm Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dựa trên cơ sở các căn cứ sau:

- Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất bao bì của doanh nghiệp (bao xi măng, bao tròn) là phức tạp, trải qua nhiều công đoạn chế biến, phải theo quy trình công nghệ nhất định, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất và trong quá trình sản xuất có tạo ra bán thành phẩm Đặc biệt các sản phẩm mà công ty sản xuất đa dạng về mẫu mã và chủng loại theo yêu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng Có những loại sản phẩm phải tiến hành kiểm tra (KCS) chi tiết từng sản phẩm trước khi hoàn thiện và đóng gói

- Căn cứ vào đặc điểm tính chất của sản phẩm: sản phẩm do công ty sản xuất bao gồm nhiều loại theo yêu cầu khác nhau của khách hàng nhưng có tính chất giống nhau,chỉ quy trình thực hiện ở quy trình thực hiện các bước trong giai đoạn công nghệ Có những sản phẩm trải qua tất cả các công đoạn nhưng cũng có những sản phẩm chỉ trải bao gồm cả bán thành phẩm và thành phẩm.

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất là việc quản lý tình hình sản xuát tiến hành ở các phân xưởng Mỗi công đoạn sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất yêu cầu về các loại chi phí là khác nhau Công ty tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng và có hai cơ sở sản xuất ở hai địa điểm khác nhau, tại cơ sở 2 chủ yếu là sản xuất bao bì xi măng còn ở cơ sở 1 sản xuất cả hai dạng SP là bao bì xi măng và bao tròn (bao phân bón).

- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng kế toán.

Qua khảo sát thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh cho thấy việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại chi phí, cụ thể:

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

Thảo luận về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh

Thông qua phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, tác giả đưa ra một số ý kiến thảo luận về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:

4.1.1 Thảo luận về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán tài chính

Trong doanh nghiệp sản xuất, phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí rất quan trọng, nó quyết định tính chính xác trong việc cung cấp thông tin về giá thành, từ đó ảnh hưởng đến giá vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua khảo sát tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh, dưới góc độ kế toán tài chính, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những ưu điểm và tồn tại sau:

Nhìn chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đều thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ các chuẩn mực kế toán, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước hiện hành, cụ thể:

- Về công tác phân loại chi phí sản xuất: tại công ty phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí sản xuất Việc phân loại này giúp cho kế toán thuận lợi trong việc thiết lập tài khoản và tính giá thành sản phẩm Bên cạnh đó phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và mục đích của chi phí giúp nhà quản lý biết được tỷ lệ của từng loại chi phí trong giá thành từ đó đưa ra các quyết định quản lý nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

- Về đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại chi phí mà công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là khác nhau.Với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì đối tượng tập hợp chi phí là từng công đoạn sản xuất, với chi phí nhân công trực tiếp thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phân hoặc toàn bộ phân xưởng sản xuất Tuy nhiên đặc điểm chung của việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí tại công ty là công ty tập hợp theo cơ sở sản xuất và theo loại sản phẩm sản xuất (bao tròn hoặc bao xi măng) Đối tượng tính giá thành của công ty là từng loại mã sản phẩm tạo ra theo các công đoạn sản xuất mà công ty sản xuất, bao gồm cả bán thành phẩm và thành phẩm Mỗi mã sản phẩm thì lại có những loại sản phẩm có cùng quy trình sản xuất (trình tự các bước của quy trình có thể khác nhau) nhưng giá thành được tính chung cho mã sản phẩm Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành này thuận lợi cho việc sử dụng phần mềm kế toán trong kết chuyển, phân bổ và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước.

- Công tác lập và luân chuyển chứng từ kế toán: thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

- Công tác tổ chức tài khoản kế toán: công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết dựa trên hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 15/QĐ – BTC của

Bộ Tài chính Hệ thống tài khoản chi tiết này được chi tiết đến cấp 6, phù hợp với yêu cầu tập hợp chi phí và tính giá thành của doanh nghiệp Hệ thống tài khoản chi phí sản xuất (621, 622, 627) được chi tiết theo công đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất, loại sản phẩm, cơ sở sản xuất giúp phần mềm dễ dàng trong việc hạch toán và kết chuyển chi phí Tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành 154 được chi tiết theo mã sản phẩm giúp phần mềm dễ dàng tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm theo từng mã sản phẩm kể cả bán thành phẩm và thành phẩm.

- Công tác vận dụng hệ thống sổ kế toán: Công ty đã trang bị phần mềm kế toán

Cyber Accouting với đầy đủ các loại sổ theo đúng quy định, chế độ kế toán và phù hợp với đặc thù của công ty giúp việc ghi sổ nhanh chóng, chính xác và giảm bớt được khối lượng công việc của người làm kế toán.

- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm :

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của sản xuất sản phẩm tại công ty Chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục chi phí tạo điều kiện cho công ty có thể so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch đề ra, từ đó thấy được những ưu điểm cũng những hạn chế và có biện pháp khác phục kịp thời.

* Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với nguyên liệu đầu vào: Mỗi phân xưởng sản xuất cần một loại nguyên vật liệu khác nhau, trong đó thành phần chính là hạt PP các loại, giấy Kraft các loại Số hiện nay công ty đã tiến hành thu mua từ các công ty trong nước Đặc biệt công ty có bộ phận tái chế để tái chế lại phế liệu của quá trình sản xuất làm nguyên liệu sản xuất giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu Đây là lợi thế giúp doanh nghiệp giảm được giá thành, tăng sức cạnh tranh. Đối với quá trình hạch toán chi phí NVLTT: toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho từng công đoạn sản xuất đã được tập hợp đầy đủ theo đối tượng phát sinh chi phí, đảm bảo tính toán đầy đủ chi phí phát sinh.

* Về chi phí nhân công trực tiếp

Việc theo dõi tiền lương của công ty được tiến hành chặt chẽ, theo đó có sự tách biệt giữa bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp tại công ty. Lương của bộ phận lao động trực tiếp được tính trên cở sở khối lượng sản phẩm sản xuất ra, cách tính này không chỉ hoàn toàn phù hợp với chế độ lao động tiền lương và chế độ kế toán hiện hành mà nó còn tạo ra sự công bằng trong công việc phân phối tiền lương theo sản phẩm, khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao hiệu quả công việc Bên cạnh đó việc theo dõi và phân bổ tiền lương cho từng công nhân sản xuất được thực hiện tại phân xưởng sản xuất do đó đảm bảo được tính chính xác và công bằng cho người lao động đồng thời giảm được khối lượng công việc cho phòng kế toán (do phòng kế toán chỉ tính tổng số tiền phải trả cho từng phân xưởng căn cứ vào sản lượng hoàn thành).

* Về chi phí sản xuất chung

Công ty theo dõi chi phí phát sinh chi tiết theo từng mục chi phí Do đó kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại chi phí đảm bảo tính chính xác và hợp lý.

4.1.1.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

- Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Vì giá cả thị trường luôn biến động theo xu hướng tăng, trong khi nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu, thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng là dài, do đó để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất và sẵn sàng tiếp nhận đơn đặt hàng thì công ty phải tiến hành thu mua NVL trước Do đó lượng dự trữ NVL luôn ở mức cao. phí chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiêu trong quá trình sản xuất công ty không theo dõi bám sát để xác định tỉ lệ hao hụt Vì trên lệnh sản xuất đã có tính đến hao hụt nhưng trong quá trình sản xuất lại tiếp tục hao hụt Những hao hụt này không được quan tâm đến do đó dẫn đến tình trạng có những mặt hàng sản xuất tỉ lệ hao hụt rất lớn mà không xác định được nguyên nhân cũng như không có biện pháp theo dõi.

Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh dưới góc độ kế toán tài chính

Dưới góc độ kế toán tài chính, nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được trình bày ở những vấn đề sau:

 Hoàn thiện kế toán chi phí NVL trực tiếp

 Hoàn thiện kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng

 Hoàn thiện kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

 Hoàn thiện kế toán một số yếu tố thuộc chi phí sản xuất chung

4.2.1.1 Hoàn thiện kế toán chi phí NVL trực tiếp

Tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh hiện nay không theo dõi số lượngNVL sử dụng không hết sau quá trình sản xuất mà toàn bộ lượng NVL xuất ra cho từng phân xưởng đều được hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp Điều này làm ảnh đó kế toán cần xây dựng “Phiếu báo cáo sử dụng vật tư tại phân xưởng” nhằm mục đích theo dõi và hạch toán chính xác lượng NVL mà từng phân xưởng đã nhận, đã sử dụng trong kỳ và hiện còn cuối kỳ.

Mẫu 4.1 : Báo cáo sử dụng vật tư tại phân xưởng

BÁO CÁO SỬ DỤNG VẬT TƯ TẠI PHÂN XƯỞNG

Tên quy cách vật tư ĐVT

Số chưa sử dụng Ghi chú

Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận báo cáo ( ký,họ tên) (ký,họ tên)

Khi xác định lượng NVL chưa sử dụng tại từng phân xưởng thì kế toán ghi giảm chi phí NVLTT cho từng phân xưởng.

4.2.1.2 Hoàn thiện kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng

Qua khảo sát thực tế của tác giả tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh thì tất cả sản phẩm hỏng đều được coi là phế phẩm, nhưng phần giá trị của những sản phẩm hỏng này không được trừ ra khỏi tổng chi phí sản xuất và được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành Giá trị sản phẩm hỏng này một phần nằm trong định mức (khi bộ phận kỹ thuật xác định lượng hao hụt nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất) nhưng cũng có một phần nằm ngoài định mức Một lượng lớn sản phẩm hỏng là của công đoạn in bao do máy in pha mực thủ công nên có những vỏ bao in chưa đều mực, in không đủ chữ…, hoặc là sản phẩm hỏng của công đoạn tráng ép do máy tráng không đều.

Trong bài luận văn của mình, tác giả xin đưa ra giải pháp kế toán chi phí sản phẩm hỏng đối với loại sản phẩm bao xi măng KPK sản xuất tại cơ sở 2 Theo bản báo cáo chất lượng sản phẩm của bộ phận KCS, tổng số lượng bao xi măng KPK đã sản xuất được thống kê tại phân xưởng hoàn thiện của cơ sở 2 trong tháng 10/2012 vậy số lượng sản phẩm hỏng của giai đoạn hoàn thiện là 14.453 bao (đạt tỷ lệ 0,19%) Công ty tiến hành tính giá thành cho 7.495.947 bao đạt yêu cầu mà không trừ đi phần chi phí tạo ra 14.453 bao sản phẩm hỏng Số liệu cụ thể số lượng sản phẩm, tổng chi phí và giá thành do công ty tính toán được thể hiện ở phụ lục 20a.

Do không có định mức sản phẩm hỏng nên số sản phẩm hỏng này được xem như là ngoài định mức Trong trường hợp này, theo ý kiến của tác giả công ty phải trừ giá trị sản phẩm hỏng này ra khỏi giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm hỏng

Ta có cách tính như sau:

Tổng chi phí sản xuất phát sinh

Tổng giá trị SP hoàn thành

Giá thành đơn vị (đồng)

(1) đồng (2) bao (3) bao (4) đồng (5)=(1)-(4) đồng (6)=(5)/(2)

Sau khi xác định được giá trị sản phẩm hỏng là 70.878.419,66 đồng, tìm hiểu được nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật của máy móc thiết bị nên kế toán hạch toán phần thiệt hại này vào giá vốn hàng bán, đồng thời ghi giảm chi phí sản xuất:

Có TK 154: 70.878.419,66 Như vậy với một loại sản phẩm bao xi măng KPK thì thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra là hơn 70 triệu đồng, làm sai lệch đơn giá là 9,4558 đồng/sản phẩm. Công ty có rất nhiều loại sản phẩm khác và cũng có các sản phẩm hỏng sau quá trình sản xuất nên kế toán cần tập hợp và hạch toán nhằm xác định đúng đắn giá thành sản phẩm hoàn thành Bên cạnh đó tại phân xưởng sản xuất, các nhân viên quản lý phân xưởng cần kiểm kê khối lượng sản phẩm sản xuất được cuối tháng kể cả sản phẩm hỏng của từng công đoạn, qua đó đánh giá kết quả quá trình sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách.

Tổng giá trị SP hỏng Tổng chi phí sản xuất phát sinh

Công cụ dụng cụ là những tài sản chưa đủ điều kiện ghi nhận thành TSCĐ, sử dụng trong một hoặc nhiều kỳ sản xuất Tùy thuộc vào thời gian sử dụng của CCDC để phân bổ chi phí CCDC vào chi phí sản xuất trong kỳ cho hợp lý

Giá trị CCDC xuất dùng cho sản xuất trong tháng của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn Tháng 10/2012, tổng giá trị CCDC xuất dùng tại cơ sở 1 là 441.800.126 đồng, tại cơ sở 2 là 681.218.352 đồng Toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng đều được tập hợp vào chi phí trong tháng, điều này chưa phản ánh chính xác tình hình sử dụng CCDC cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất Ví dụ, trong tháng 10/2012, công ty xuất công cụ dụng cụ cho tổ dệt – cơ sở 2 theo phiếu XK000261 (phụ lục 09) với tổng giá trị xuất kho là 8.906.002 đồng Theo quan sát của tác giả thì có một số CCDC có thể dùng trong 4 tháng như chổi đót, ốp sợi ngang và ống tay thoi, những CCDC còn lại như nam châm, nắp chắn bụi thì dùng được trong hơn 3 tháng, riêng phớt lò xo là dùng ngay trong tháng Như vậy các CCDC này có thời gian sử dụng khác nhau nhưng công ty đã tính vào toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất trong tháng 10. Theo ý kiến của tác giả, công ty nên phân loại CCDC theo thời gian sử dụng và có thể ghi kèm bên cạnh tên từng loại CCDC trong phiếu xuất kho Riêng đối với phiếu XK00261 thì kế toán cần hạch toán căn cứ vào thời gian sử dụng của CCDC như sau: a Khi xuất kho CCDC, tập hợp giá trị CCDC có thời gian sử dụng trong nhiều kỳ vào tài khoản chi phí chờ phân bổ:

Có TK 153: 8.806.002 b Phân bổ giá trị CCDC vào chi phí trong kỳ dựa vào giá trị CCDC xuất dùng và thời gian sử dụng của từng loại CCDC, đồng thời hạch toán chi phí CCDC xuất sử dụng một lần trong tháng:

Có TK 153: 100.000 Như vậy chỉ với một phiếu xuất kho có giá trị không lớn, nhưng nếu xem xét cụ thể thời gian hữu dụng của CCDC thì chênh lệch chi phí CCDC là 6.097.198 đồng Do số lượng CCDC của công ty quá lớn, việc xác định thời gian sử dụng liên quan đến bộ phận kỹ thuật nên trong phạm vi luận văn tác giả chưa nghiên cứu ảnh hưởng của việc hạch toán chi phí CCDC chưa hợp lý của công ty trong tháng 10/2012 ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm cuối kỳ

Tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh có những khoảng thời gian phải tạm ngừng sản xuất vì các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, như: mất điện, không có đơn đặt hàng của khách hàng, sửa chữa bảo dưỡng máy móc định kỳ,… Trong khoảng thời gian tạm ngừng sản xuất này công ty vẫn phải bỏ ra các khoản chi phí để duy trì hoạt động như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí thuê mặt bằng, lãi vay ngân hàng…Việc ngừng sản xuất cũng sẽ làm sản lượng sản xuất giảm, máy móc thiết bị không chạy đủ công suất quy định Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì những khoản chi phí thiệt hại ngừng sản xuất này có thể tiến hành trích trước hoặc không trích trước, phải tiến hành phân bổ vào chi phí trong nhiều kỳ nếu nó quá lớn tránh gây ảnh hưởng đột biến cho chi phí cũng như giá thành sản phẩm.

Tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh không tiến hành trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, không tập hợp các khoản chi phí thiệt hại này mà tất cả đều được tính chung vào chi phí sản xuất trong kỳ, từ đó tính giá thành sản phẩm Khi có khoảng thời gian ngừng sản xuất, nhân viên thống kê tại các phân xưởng sản xuất phải thống kê khoản thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra, kế toán tập hợp các khoản thiệt hại này về

TK 138.1 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”, sau đó xem xét nguyên nhân và các quyết định xử lý để hạch toán về các tài khoản phù hợp.

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Để có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cần có sự phối hợp của bộ phận kỹ thuật để xác định thời gian dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa TSCĐ theo yêu cầu của từng loại tài sản Có những tài sản sẽ xác định theo khối lượng sản phẩm tạo ra, nhưng cũng có những tài sản được xác định căn cứ vào thời gian hoạt động Việc trích lập này cần thực hiện cho TSCĐ ở cả 2 cơ sở của công ty, nhưng chú trọng hơn tại cơ sở 2 do TSCĐ vừa đưa vào sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh được tính khấu hao theo từng phân xưởng sản xuất, bộ phận TSCĐ cố định dùng chung được tính khấu hao và phân bổ cho từng phân xưởng theo tỷ lệ sản lượng hoàn thành của từng phân xưởng vào cuối kỳ Do công ty có rất nhiều TSCĐ, thời gian đưa vào sử dụng là khác nhau, do đó để xác lập cụ thể số tiền trích trước chi phí sửa chữa lớn thì cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ, kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản vào cuối kỳ Trên cơ sở biên bản đánh giá TSCĐ, bộ phận kỹ thuật và kế toán sẽ cùng kết hợp để xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, xác định giá trị trích trước hàng tháng tính vào chi phí sản xuất.

Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, các công trình khoa học về kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, luận văn đã có một số đóng góp về mặt lý luận như sau:

- Hệ thống các vấn đề cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.

- Khẳng định vai trò và vị trí của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của kế toán quản trị chi phí với việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty.

Sau quá trình khảo sát thực tế tại công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh, vận dụng lý thuyết vào thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, luận văn đã có những đóng góp về thực tiễn như sau:

- Luận văn đã tập trung phân tích kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó đưa ra đánh giá về ưu điểm, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục.

- Phân tích sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí.

- Đưa ra một số giải pháp gắn với thực tế nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất chung, thiết kế các loại sổ nhằm thu thập thông tin cho kế toán quản trị.

Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu

4.4.1 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu

Việc vận dụng những lý luận của khoa học kế toán vào thực tiễn là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu và cả kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian dài. Đặc biệt công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh là một doanh nghiệp sản xuất lớn, quy trình sản xuất phức tạp, sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau Do thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế còn ít, tác giả gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu thực tế vì vậy đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định

- Dưới góc độ kế toán tài chính: Đề tài nghiên cứu chưa tìm hiểu và phân loại CCDC theo thời gian sử dụng ước tính, do đó chưa đánh giá được sự ảnh hưởng của việc tập hợp chi phí CCDC chưa đúng quy định đến giá thành sản phẩm trong kỳ Đề tài cũng chưa xác định khoảng thời gian ngừng sản xuất trong kế hoạch và ngoài để hoạch để đưa ra giải pháp cho công ty nên trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch.

- Dưới góc độ kế toán quản trị: Đề tài đã tập trung nghiên cứu thực tế đơn vị và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tuy nhiên để các giải pháp có tính ứng dụng cao thì đòi hỏi phải có sự phối hợp với các phần hành kế toán khác và các phòng ban khác trong công ty như phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật… Đề tài chưa đưa ra được giải pháp kế toán quản trị chi phí sản xuất chung một cách hợp lý nhất do đó chưa xây dựng được định mức và dự toán chi phí sản xuất chung, gây khó khăn trong việc lập báo cáo quản trị chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bên cạnh đó đề tài cũng chưa áp dụng lý luận khoa học của kế toán quản trị vào thực tiến đơn vị trong việc phân tích để phục vụ cho nhà quản trị đưa ra các quyết định ngắn hạn như tăng sản lượng, giảm giá bán…

4.4.2 Một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

Ngành sản xuất bao bì là ngành công nghiệp phụ trợ rất quan trọng và có cơ hội xuất khẩu lớn Công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh có tiềm lực kinh tế và khả năng hội nhập cao Để công ty ngày càng thắng lớn trong thế cạnh tranh thì đòi hỏi cần hoàn thiện tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình quản lý, sản xuất và kinh doanh Các đề tài nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung giải quyết những hạn chế của đề tài này như: hoàn thiện phân loại và hạch toán CCDC theo thời gian sử dụng phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị.

Bên cạnh đó các đề tài nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý chi phí sản xuất tại các phân xưởng nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn cho kế toán và nhà quản trị.

Có thể nói chưa bao giờ “cuộc chiến” về mẫu mã bao bì giữa các công ty lại mạnh mẽ như bây giờ Bởi bao bì không đơn thuần là “chiếc áo” cho sản phẩm mà còn là kênh truyền thông và tiếp thị hữu hiệu, giúp người tiêu dùng nhận diện và ghi nhớ sản phẩm của một thương hiệu Giữa một rừng sản phẩm tương tự nhau, nếu sản phẩm nào không biết “khoe mình” sẽ bị bỏ qua ngay lập tức Tại Hội thảo Vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, in ấn và bao bì, quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Peter Lysholt Hansen, đánh giá bao bì hiện nằm trong nhóm ngành tăng trưởng nhanh của Việt Nam, trung bình từ 15-20%/năm Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO và ký kết các hiệp định song phương, đa phương, cơ hội xuất khẩu bao bì ngày càng mở rộng.

Trước những cơ hội và thách thức của ngành bao bì nói chung và ngành sản xuất bao bì công nghiệp nói riêng, công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh cần tăng cường tính cạnh tranh bằng cách sử dụng đồng bộ các giải pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Sử dụng kế toán là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu nhất trong quản trị chi phí của đơn vị Thực trạng kế toán tại đơn vị vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dưới cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị là vấn đề rất quan trọng và cấp bách tại công ty hiện nay

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, vận dụng vào thực tiễn công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh, trên cơ sở phân tích những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục, đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Với những nội dung đã trình bày, luận văn đã đạt được các mục tiêu đặt ra đối với đề tài nghiên cứu Mặc dù tác giả đã rất cố gắng song trong quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót hay những vấn đề mới phát sinh trong nội tại công ty cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung, xây dựng để tác giả hoàn thiện hơn nữa kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và của các bạn đọc quan tâm đến đề tài này.

Qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh – người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA – BAO BÌ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA – BAO BÌ VINH

Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU ÁNH

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và được chính tôi thu thập, xử lý và công bố Những kết quả của luân văn chưa được công bố ở bất cứ công trình nào

Tác giả của Luận văn

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh – người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của Ban lãnh đạo, tập thể nhân viên phòng Kế toán, phòng Kế hoạch, các quản đốc phân xưởng của công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh đã cung cấp số liệu thực tế , giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm hiểu thực tế, khảo sát số liệu tại công ty để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Tác giả của Luận văn

Danh mục từ viết tắt

Danh mục sơ đồ, hình vẽ

CPSX Chi phí sản xuất

CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CP SXC Chi phí sản xuất chung

CCDC Công cụ dụng cụ

TSCĐ Tài sản cố định

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ Kinh phí công đoàn

KTQT Kế toán quản trị

BTP Bán thành phẩm ĐĐH Đơn đặt hàng

Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang

2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động

2.4a Chi phí hỗn hợp – trường hợp 1

2.4b Chi phí hỗn hợp – trường hợp 2

2.5 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.6 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.7 Kế toán chi phí sản xuất chung

2.8 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.10 Sơ đồ tập hợp chi phí theo công việc

2.11 Mô hình quá trình sản xuất liên tục

2.12 Mô hình quá trình sản xuất song song

2.13 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Hoa Kỳ

2.14 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Pháp

3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần nhựa – bao bì Vinh

3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí NVL trực tiếp

3.4 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

3.5 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung

4.1 Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA – BAO BÌ VINH

Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Phần mềm kế toán Cyber Accounting

Vải bao dạng tấm (Bao xi măng)

Vải bao dạng ống (Bao phân bón)

Thổi ống bao PE Tráng mành

Tráng mành (Bao tráng) KÉO SỢI

Tạo ống in, cắt van IN BAO

Cắt, dán đáy bao PE ĐÓNG KIỆN

Phụ lục 18: Bảng kê phiếu xuất nguyên vật liệu

CÔNG TY CP NHỰA BAO BÌ VINH Mẫu số 04 – VT

Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC

BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tên vật tư TK ĐƯ

Kế toán trưởng Người lập biểu

(ký,ho tên) (ký,họ tên)

Tháng 10 năm 2012 Phân xưởng:…………Kéo sợi – cơ sở 2………

Sản phẩm:…………Sợi bao xi măng……….

Sản lượng Đơn giá Thành tiền

Kế hoạch Thực tế Định mức

Thực tế Dự toán Thực tế

PK1 31/10 1 Kéo sợi máy Ấn Độ 360.000 357.798 176,39 176,39 63.500.400 63.111.989

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ

Chi phí nhân viên PX

Chi phí CCDC Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

Số hiệu Ngày tháng Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Chênh lệch Dự toán Thực tế Chênh lệch

Kế toán trưởng Người lập báo cáo

STT Chỉ tiêu Đơn giá Sản lượng Thành tiền

1 Kéo sợi máy Ấn Độ

3 Kéo sợi máy Đài Loan

Kế toán trưởng Người lập báo cáo

1 Bộ tài chính (1976), Chế độ chứng từ và sổ kế toán, Nhà xuất bản Thống kê

2 Bộ tài chính (1990), Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, NXB Thống kê

3 Bộ tài chính (1995, 2000), Hệ thống kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính

4 Bộ tài chính (2006), Quyết định 15/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về Ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp

5 Quốc hội (2003), Luật số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, Luật kế toán

6 GS.TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thủy (2012) Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

7 GS.TS Đặng Thị Loan – Chủ biên (2012), Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

8 TS Phan Đức Dũng (2009), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê

9 TS Nguyễn Minh Phương, TS Nguyễn Thị Đông – Chủ biên (2007), Giáo trình kế toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê

10.GS.TS Ngô Thế Chi (1995), Đặc điểm kế toán Mỹ và Pháp, Nhà xuất bản thống kê

11.GS.TS Ngô Thế Chi (1999), Kế toán quản trị và các tình huống cho nhà quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội.

12.PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

13.Huỳnh Lợi (2009), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội

14.TS Phan Đức Dũng (2009), Kế toán Mỹ (Đối chiếu kế toán Việt Nam), NXB Thống kê

15 TS Nguyễn Minh Phương – TS Nguyễn Thị Đông (2007), Giáo trình kế toán quốc tế, NXB Thống kê

St t Tên vật t Đv t Tk du Số lợng Đơn giá Thành tiền khách lẻ 6

2 Hạt kéo sợi PP các loại 62112 1,556,12

15 Hạt PP phức hợp các loại 62171 53,63

16 Hạt phụ gia tráng Bicoat 62132 117,90

22 Hạt Hotmelt (dán bao XM) 62132 3

24 Hạt PP phức hợp các loại 62142 2,6

32 Mực in Nớc các loại 62142 14,78

33 Mực in Dầu các loại 62142 2,0

34 Vỏ bao phế mua ngoài 62141 140,80

38 Hạt Hotmelt (dán bao XM) 62142 24,73

45 Mực in Nớc các loại 62182 9,0

Cty CP bao bì & KD tổng hợp Nghệ

68 Mực in Dầu các loại 632

CTy xi măng nghi sơn 2,8

CN Tổng cty Máy ĐL và máy NN NA 2

Cty TNHH đầu t và phát triển TM

Công ty CP Sao Mai 7,0

74 Hạt PP phức hợp các loại 632 1,0

75 Hạt phụ gia tráng Bicoat 632 2,0

Phụ lục 06: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621

Diễn giải TK đ/ Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

10/31/2012 388/12 Xuất kho nguyên liệu 1521 41,115,935,983 - 10/31/2012 388/12 Xuất kho nguyên liệu 1522 199,915,112 - 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154111 - 598,094,274 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154112 - 6,473,625,217 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15412 - 14,243,196,122 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154212 - 51,696,086 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15422 - 27,806,809 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154312 - 9,618,995,105 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154321 - 148,631,743 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154322 - 176,315,593 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544012 - 6,266,578,601 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544022 - 261,107,442 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544041 - 34,465,352 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154406111 - 6,627,952 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154406112 - 3,976,771 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154406121 - 9,279,133 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407111 - 9,279,133 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407112 - 7,953,543 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407121 - 9,279,133 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407122 - 37,116,533 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544121 - 13,255,905

10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545041 - 12,778,174 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451111 - 1,277,817 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451112 - 1,277,817 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451121 - 3,833,452 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451122 - 1,277,817 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545161 - 235,118,401 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154611 - 1,163,700,000 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154621 - 144,380,012 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15471 - 78,240,553 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15482 - 969,830,574

CÔNG TY CP NHỰA BAO BÌ VINH

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG

TT Nội dung T.gian thực hiện

Sản lượng Đơn giá Thành tiền

1 Kéo sợi máy Ấn Độ

3 Chuẩn bị máy Ấn Độ - Đức

5 Lương ca 3 - kéo sợi máy Ấn Độ

2 Lương ca 3 - Tái chế lần 1

1 Dệt manh phẳng máy Ấn Độ 1

2 Dệt manh phẳng máy Ấn Độ 2

3 Chải sợi phục vụ sản xuất

4 Vệ sinh mát + Phụ cơ khí 4.5

6 Lương ca 3 - Dệt manh phẳng máy Ấn Độ 1

7 Lương ca 3 - Dệt manh phẳng máy Ấn Độ 2

4 Chuẩn bị máy Đài Loan

6 Lương ca 3 - Tráng manh KP

7 Lương ca 3 - Tráng manh PP

Tạo ống bao KPK 3 lớp máy

83,690,220 Tạo ống bao PK 2 lớp máy

Lương ca 3 - Tạo ống bao KPK 3 lớp máy 15MP

Lương ca 3 - Tạo ống bao PK 2 lớp máy 15MP

Tháng 10/2012 Chứng từ ghi sổ

Diễn giải TK đ/ Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

10/31/2012 380/12 Tiền lơng sản xuất kinh doanh 334 1,945,550,033

- 10/31/2012 381/12 BHXH, kinh phí công đoàn 3383 128,108,295

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154111 - 22,451,715 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154112 - 102,280,033 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15412 - 120,959,489 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154211 - 37,000,451 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154212 - 256,653,930 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15422 - 211,198,618 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154312 - 122,822,892 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154321 - 23,562,172 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154322 - 5,117,620 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544012 - 183,527,485 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544022 - 7,646,979 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544041 - 9,011,313 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154406111 - 2,816,035 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154406112 - 1,689,621 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154406121 - 3,942,450 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407111 - 3,942,450 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407112 - 3,379,243 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407121 - 3,942,450 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154407122 - 15,769,798 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544081 - 281,604 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544101 - 2,816,035 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544121 - 8,448,106 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545012 - 567,856,165 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545022 - 23,660,674 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545041 - 14,200,569 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545062 - 1,420,057 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15450711 - 1,420,057 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451111 - 1,420,057 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451112 - 1,420,057 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451121 - 5,680,228 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451122 - 1,420,057 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545161 - 252,770,136 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154611 - 26,564,891 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154621 - 26,564,891

CÔNG TY CP NHỰA BAO BÌ VINH Phiếu: XK000261

18 Phong Đình Cảng - P.Bến Thủy - TP Vinh - Nghệ

Người nhận hàng: Tổ dệt - cơ sở 2 Địa chỉ: VBC

Lí do xuất kho: Xuất CCDC cho sản xuất

T Mã hàng Tên hàng Kho ĐV

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 HH000675 Chổi đót KHO CCDC cái 64

2 HH000506 Nam châm N6 -0992707 KHO CCDC cái 40

3 HH000507 Nắp chắn bụi LS20 801120 KHO CCDC cái 100

4 HH000508 Nắp chắn bụi N6 -9995607 KHO CCDC cái 100

5 HH000517 Ốp sợi ngang 2CA -2506 KHO CCDC cái 162

6 HH001506 Ốp tay thoi loại to KHO CCDC cái 38

7 HH001579 Phớt lò xo fi 16 KHO CCDC cái 2

Bằng chữ: Tám triệu chín trăm lẻ sau nghìn không trăm lẻ hai đồng

Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Diễn giải TK đ/ Số phát sinh

2 1281 Trung chi phí gia công sửa chữa 1111 15,509,4

# 1295 Trung chi phí gia công sửa chữa 1111 13,300,0

2 ####### # 1323 Trung chi phí chở hàng, công tác 1111 7,530,

2 ####### # 1383 Trung chi phí gia công sửa chữa, chở hàng 1111 10,550,0

2 ####### # 187 Chị Kiều chi phí khác 141 35,

# 190 Mua vật t, gia công sửa chữa 141 4,704,

# 190 Mua vật t, gia công sửa chữa 141 4,305,

# 190 Mua vật t, gia công sửa chữa 141 5,205,

# PK1 Lơng huấn luyện QS CS2 334 10,001,2

# PK1 Lơng trực SX CS1 334 4,056,

# PK1 Lơng quản lý SX CS2 334 171,838,6

# PK1 Các khoản phụ cấp 334 38,280,0

# PK1 Lơng quản lý SX CS1 334 108,564,5

# PK1 Lơng trực SX CS2 334 10,779,4

# PK1 Lơng huấn luyện QS CS1 334 2,520,

# PK1 Chi phí ăn ca NV quản lý PX CS1 334 7,760,

# PK1 Chi phí ăn ca NV quản lý PX CS1 334 26,330,0

# PK1 Bảo hiểm phải nộp cho quản lý PX

# PK1 Bảo hiểm phải nộp cho quản lý SX

# PK1 Kinh phí công đoàn phải nộp 3382 38,142,0

# PK1 Bổ sung Lơng trực SX CS1 334 1,622,

# PK1 Bổ sung Lơng trực SX CS2 334 4,311,

# PK1 Bổ sung Lơng trực quản lý SX CS1 334 45,462,5

# PK1 Bổ sung Lơng trực quản lý SX CS2 334 69,951,4

# PK1 Hao mòn TSCĐ sợi CS1 2141 15,456,1

# PK1 Hao mòn TSCĐ sợi CS2 2141 240,917,1

# PK1 Hao mòn TSCĐ dệt CS1 2141 9,194,

# PK1 Hao mòn TSCĐ dệt CS2 2141 168,671,4

# PK1 Hao mòn TSCĐ tráng CS1 2141 4,560,

# PK1 Hao mòn TSCĐ in CS1 2141 28,454,3

# PK1 Hao mòn TSCĐ tạo ống CS2 2141 137,128,6

# PK1 Hao mòn TSCĐ may CS1 2141 23,506,9

# PK1 Hao mòn TSCĐ may CS2 2141 58,886,9

# PK1 Hao mòn TSCĐ tái chế CS1 2141 5,420,

# PK1 Hao mòn TSCĐ dùng chung CS1 2141 10,287,0

# PK1 Hao mòn TSCĐ dùng chung CS1 2141 114,457,4

# PK1 Trích trớc tiền điện SX CS2 3353 543,547,2

# PK1 Trích trớc tiền điện SX CS1 3353 499,453,0

# Pb BT phân bổ hạt tái chế 154611 - 2,710,

# Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440611

# Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440711

# Pb Bút toán PB khấu hao 15412 - 12,465,6

# Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440611

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545062 - 1,653, 756 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 1545992 - 7,932, 698 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154392 - 14,842,0 17 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 15412 - 37,331,9 36 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154392 - 15,276,0 81 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154621 - 72,873,4 48 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154621 - 1,761, 374 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154621 - 101,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154111 - 72,873,4 48 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154611 - 72,873,4 48 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154111 - 10,089,9 60 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 1545991 - 35,314,8 60 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154611 - 1,761, 374 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154611 - 101,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154391 - 149,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 1544991 - 99,

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 15422 - 13,598,9 10 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 1544992 - 141,322,2 72 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154211 - 124,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154611 - 24,

# Pb Bút toán PB khấu hao 154392 - 35,130,5

390/1 ####### Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua 15422 21,741,8

2 # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 1544992 - 91

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1544012 - 131,643,4 91 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154112 - 364,367,2 43 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154621 - 24,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 15422 - 5,745, 297 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 154312 - 58,961,9 51 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545022 - 2,355, 477 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154211 - 8,806, 871 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154211 - 509,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154211 - 5,044, 980 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1544041 - 1,715, 842 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 1545992 - 3,351, 423 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 154322 - 2,456, 748 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 1544992 - 67,876,2 48 390/1

2 ####### # Pb BTPBTĐ-Khấu hao dệt CS1 154212 - 7,539, 315 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 1545991 - 10,568,2 45 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 1545991 - 611,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 1544991 - 15,134,9 40 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154111 - 174,

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 1545992 - 125,571,0 58 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154111 - 12,329,6 19 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154112 - 56,363,9 74 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154111 - 712,

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154112 - 3,259, 262 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440711

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440712

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 1544992 - 45,329,6 99 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 15412 - 4,277, 303 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1544022 - 5,485, 145 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 1544991 - 87,448,1 38 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1544121 - 7,149, 340 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 1544992 - 30,552,1 63 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154212 - 201,799,1 98 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154611 - 20,179,9 20 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154621 - 20,179,9 20 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 15412 - 135,886,8 00 390/1

2 ####### # Pb BTPBTĐ-Khấu hao dệt CS1 154211 - 1,654, 971 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15450721 - 708,

# Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545161 - 5,906,

# Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 1545992 - 38,048,3

# Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15451111 - 1,417,

# Pb Bút toán PB CPNVPX 154392 - 67,876,2

# Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154392 - 206,547,9

# Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545012 - 56,531,4

# Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154212 - 973,

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1544101 - 1,429, 868 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545041 - 1,417, 505 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545131 - 1,181, 254 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154112 - 186,664,2 59 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Chi phí DV mua ngoài 154391 - 5,044, 980 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 154321 - 4,560, 526 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 1545992 - 5,499, 389 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 1544991 - 7,045, 497 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 1544991 - 407,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154212 - 29,149,3 79 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 154112 - 798,

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 15422 - 40,725,7 49 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 15422 - 5,499, 389 390/1

2 ####### # Pb BTPBTĐ-Khấu hao TSCĐ sợi CS1 154211 - 2,782, 101 390/1

2 ####### # Pb BTPBTĐ-Khấu hao TSCĐ sợi CS1 154212 - 12,674,0 15 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 15412 - 5,266, 522 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154391 - 10,568,2 45 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154391 - 611,

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-Bằng tiền khác 1545991 - 149,

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440612

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15451122 - 1,653, 756 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB CPNVPX 154212 - 68,693,5 95 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PB khấu hao 154212 - 3,972, 225 390/1

2 ####### # Pb BT phân bổ hạt tái chế 154621 - 2,710, 000 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15440712

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15451112 - 1,653, 756 390/1

2 ####### # Pb Bút toán PBTĐ-CCDC 154391 - 29,149,3 79 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1544081 - 142,

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 15450711 - 1,181, 254 390/1

2 ####### # Pb BTPBT§-KhÊu hao TSC§ 1545091 - 118,

Diễn giải TK đ/ Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

2 Tiền lơng sản xuất kinh doanh 334 501,479,33

2 BHXH, kinh phí công đoàn 3382 38,142,08

2 BHXH, kinh phí công đoàn 3383 28,254,87

2 Khấu hao tài sản cố định 2141 878,359,61

2 Tạm tính tiền điện sản xuất 3353 1,043,000,21

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154111 - 96,180,64

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154112 - 611,453,15

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15412 - 436,145,33

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154211 - 18,922,93

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154212 - 324,800,79

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15422 - 255,982,67

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154312 - 58,961,95

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154321 - 4,560,52

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154322 - 2,456,74

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154391 - 45,523,41

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154392 - 339,672,80

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544012 - 131,643,49

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544022 - 5,485,14

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544041 - 1,715,84

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440611

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440611

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440612

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440711

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440711

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440712

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15440712

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544081 - 142,98

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544101 - 1,429,86

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544121 - 7,149,34

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1544991 - 110,135,78

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545012 - 56,531,45

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545022 - 2,355,47

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545041 - 1,417,50

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545062 - 1,653,75

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15450711 - 1,181,25

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15450721 - 708,75

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545091 - 118,12

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451111 - 1,417,50

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451112 - 1,653,75

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451121 - 6,615,02

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 15451122 - 1,653,75

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545131 - 1,181,25

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545161 - 5,906,27

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545991 - 46,643,92

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 1545992 - 180,402,87

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154611 - 97,651,54

2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 154621 - 97,651,54

Diễn giải TK đ/ Số tiền

Ngày Số PS Nợ PS Có

10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 621111 598,094,274

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 621112 6,473,625,217

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62112 14,243,196,122

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 621212 51,696,08

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62122 27,806,80

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62131 148,631,743

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62132 9,795,310,698

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62141 131,233,455

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62142 6,527,686,043

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62151 255,563,478

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62152 706,856,031

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 621611 1,163,700,000

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 621621 144,380,012

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62171 78,240,55

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62182 969,830,574

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 622111 22,451,71

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 622112 102,280,033

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62212 120,959,489

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 622211 37,000,45

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 622212 256,653,930

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62222 211,198,618

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62231 23,562,17

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62232 127,940,512

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62241 56,039,10

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62242 191,174,464

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62251 279,751,218

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62252 591,516,839

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 622611 26,564,89

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 622621 26,564,89

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627181 177,898,794

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627182 339,381,239

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62731 728,734,483

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62732 61,104,32

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627411 15,456,11

10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627421 9,194,28

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627422 168,671,444

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627431 4,560,52

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627432 61,418,69

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627441 28,454,37

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627442 137,128,636

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627451 23,506,95

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627452 58,886,93

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627461 5,420,00

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627481 10,287,04

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 627482 114,457,493

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62771 499,453,017

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62772 543,547,200

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62781 2,520,00

- 10/31/2012 390/12 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 62782 48,356,25

- 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154312

- 326,085,888 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154321

9 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154322

2 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154391 45,523,41

- 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154392 339,672,800

- 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544012

- 292,062,118 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544022

5 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544041

4 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154406111

2 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154406112

7 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154406121

6 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154407111

6 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154407112

4 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154407121

6 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 154407122

4 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544081

6 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544101

2 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544121

8 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544991 110,135,785

- 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1544992 304,231,373

- 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545012

- 173,186,757 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545022

5 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545041 2,930,50

10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545062 - 4 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 15450711

0 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 15450721

4 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545091

9 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 15451111

8 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 15451112

6 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 15451121

5 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 15451122

6 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545131

0 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545161

0 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545991 46,643,92

- 10/31/2012 391/12 Phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh 1545992 180,402,872

- 10/31/2012 392/12 Xuát kho bán thành phẩm 154111 799,871,777 291,651,282 10/31/2012 392/12 Xuát kho bán thành phẩm 154112 8,643,243,865 1,063,566,929 10/31/2012 392/12 Xuát kho bán thành phẩm 15412 14,113,225,943

Ngày đăng: 18/09/2023, 16:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động (Trang 24)
Sơ đồ 2.4a: Chi phí hỗn hợp Sơ đồ 2.4b: Chi phí hỗn hợp - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.4a Chi phí hỗn hợp Sơ đồ 2.4b: Chi phí hỗn hợp (Trang 26)
Sơ đồ 2.3a: Định phí bộ phận     Sơ đồ 2.3b: Định phí chung - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.3a Định phí bộ phận Sơ đồ 2.3b: Định phí chung (Trang 26)
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán chi phí NVL TT - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ kế toán chi phí NVL TT (Trang 37)
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán chi phí SXC - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ kế toán chi phí SXC (Trang 40)
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành  sản phẩm theo phương phương pháp kê khai thường xuyên - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.8 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương phương pháp kê khai thường xuyên (Trang 41)
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo công việc - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.10 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo công việc (Trang 48)
Sơ đồ 2.11: Mô hình quá trình sản xuất liên tục - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.11 Mô hình quá trình sản xuất liên tục (Trang 50)
Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Hoa Kỳ - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.8 Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Hoa Kỳ (Trang 67)
Sơ đồ 2.14: Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Pháp - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 2.14 Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Pháp (Trang 70)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Nhựa - bao bì Vinh - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Nhựa - bao bì Vinh (Trang 76)
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 78)
Sơ đồ 3.3: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán CPNVLTT - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán CPNVLTT (Trang 88)
Sơ đồ 3.3: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán CPNVLTT - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán CPNVLTT (Trang 89)
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch (Trang 111)
Bảng 4.1: Dự toán chi phí NVLTT - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Bảng 4.1 Dự toán chi phí NVLTT (Trang 116)
Bảng 4.2: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
Bảng 4.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 117)
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 121)
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU (Trang 139)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG - luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa bao bì vinh
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG (Trang 149)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w