1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Biện
Tác giả Hoàng Thị Hảo
Trường học Trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 783,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (6)
    • 1.1.1. Chi phí sản xuất (6)
    • 1.1.2. Giá thành sản phẩm (8)
    • 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (10)
  • 1.2. Nội dung kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (11)
    • 1.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (11)
    • 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (13)
    • 1.2.3. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm (15)
    • 1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (16)
    • 1.2.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm (Z) (19)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN (6)
    • 2.1. Tổng quan về Công Ty TNHH Thương mại Trường Biện (26)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (26)
      • 2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (27)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh (27)
      • 2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (28)
    • 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (29)
      • 2.2.1. Hình thức tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (29)
      • 2.2.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (30)
    • 2.3. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty (31)
      • 2.3.1. Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí (31)
      • 2.3.2. Kế toán tập hợp CPSX tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (32)
      • 2.3.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang (37)
      • 2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (37)
      • 2.3.5. Phương pháp tính giá thành tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (38)
  • PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN (26)
    • 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện (40)
      • 3.1.1. Những ưu điểm từ thực tế của Công ty (40)
      • 3.1.2. Một số nhược điểm (41)
    • 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty (42)
      • 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện (42)
      • 3.2.2. Một số ý kiến đề xuất (42)
  • KẾT LUẬN (44)
  • PHỤ LỤC (45)

Nội dung

Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Chi phí sản xuất

1.1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất (CPSX)

CPSX kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung, tính chất, công dụng và mục đích khác nhau Để thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp Trong kế toán tài chính CPSX kinh doanh thường được phân loại nhận diện theo những tiêu thức sau: a Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí:

Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 3 khoản mục chi phí

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: CP NLVLTT là toàn bộ chi phí NLVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: CP NCTT bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.bảo hiểm thất nghiệp

- Chi phí sản xuất chung: CPSXC là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất

Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất như sau:

 Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản phải trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, đội sản xuất.

 Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng sản xuất với mục đích phục vụ cho sản xuất và quản lý sản xuất.

 Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng phục vụ cho sản xuất và quản lý sản xuất.

 Chi phí khấu hao TSCĐ : Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ sản xuất và quản lý phân xưởng sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.

 Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng sản xuất.

Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, là cơ sở để lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành cho kỳ sau. b Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:

Chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất như sau:

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác.

- Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ,bảo hiểm thất nghiệp tính theo tiền lương của người lao động Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng quỹ lương của doanh nghiệp.

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả các TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Việc nhận biết được yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ giúp nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản, từ đây hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất thích hợp cho tiến trình sản xuất kinh doanh.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Ý nghĩa của cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định. c Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động:

Theo tiêu thức phân loại này, chi phí sản xuất gồm:

Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. d Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí

Giá thành sản phẩm

1.1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một dơn vị sản phẩm hoặc một công việc, lao vụ đã hoàn thành Nói cách khác, giá thành là hao phí lao động xã hội cần thiết, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm, dịch vụ.

1.1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm.

Cũng như chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có thể được phân thành nhiều loại tùy theo tiêu thức phân loại khác nhau và phục vụ yêu cầu quản lý khác nhau. a.Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành

Theo tiêu thức phân loại này, giá thành sản phẩm được phân thành 3 loại:

 Giá thành định mức: là giá thành được tính căn cứ vào các định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành Giá thành định mức là thước đo để đánh giá quá trình và kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp và nó được xác định trước khi tiến hành sản xuất.

 Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính dựa vào chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Nó là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp và cũng được tính trước khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất Giá thành kế hoạch có thể tính cho toàn bộ sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm.

 Giá thành thực tế: là giá thành được tính căn cứ vào tổng số chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và đã được kế toán tập hợp và phân bổ bằng phương pháp thích hợp. Giá thành thực tế chỉ được tính sau khi công việc sản xuất đã hoàn thành, được nghiên cứu và nhập kho Nó có thể tính cho toàn bộ sản phẩm nhập kho và từng đơn vị sản phẩm Giá thành thực tế là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra sản phẩm, đồng thời nó là cơ sở để nó xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. b Phân loại giá thành dựa vào nội dung của chi phí cấu thành và phạm vi tính toán của giá thành.

 Giá thành sản xuất của sản phẩm: là giá thành được xác định dựa vào chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí công nhân trực tiếp và chi phí sản xuất chung để sản xuất và chế biến sản phẩm

 Giá thành toàn bộ của sản phẩm: là giá thành được xác định dựa vào giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và nó chỉ được xác định khi sản phẩm được bán ra.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

CPSX và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất Do đó, về bản chất chúng giống nhau nhưng chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm Tuy vậy giữa CPSX và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau như sau:

- CPSX luôn gắn liền với một thời ký phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành

- CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, SPDD cuối kỳ, cả những chi phí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh Giá thành sản phẩm lại liên quan đến SPDD cuối kỳ trước chuyển sang.

Kế toán chi phí sản xuất chính xác làm xơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành Bản chất của giá thành là chi phí Qua việc tính giá thành sản phẩm để kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao của chi phí sản xuất.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng hướng đến mục tiêu: cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận từ đó đưa ra quyết định quản trị sản xuất, quyết định kinh doanh hợp lý, để phục vụ tốt hơn cho quá trình kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao, để phục vụ tốt hơn cho việc xấy dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí.

Như vậy, CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, mối quan hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng khoa học kĩ thuật và khoa học quản lý vào sản xuất nên muốn đạt được thành công trong quá trình quản lý sản xuất phải đưa ra những nguyên tắc kinh tế - kế toán vào công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Nội dung kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác nhau Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào Chính vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định Đó chính là đối tượng của kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinh cần được tập hợp để đáp ứng yê cầu xác định giá thành và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất.

Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải dựa vào các căn cứ sau đây:

Dựa vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất:

 Qui trình công nghệ sản xuất giản đơn: là qui trình công nghệ mà từ khi đưa nguyên liệu chính vào chế biến cho đến khi sản phẩm hoàn thành la một qui trình khép kín không thể chia nhỏ thành nhiều qui trình khác nhau Do đó chi phí sản xuất chỉ có thể tập hợp chung cho toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất và việc tính giá thành được thực hiện ở cuối qui trình công nghệ khi sản phẩm hoàn thành.

 Qui trình công nghệ sản xuất phức tạp: là qui trình công nghệ mà từ khi đưa nguyên liệu, vật liệu chính vào chế biến cho đến khi sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, mỗi giai đoạn công nghệ tạo ra một bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc tạo ra nửa thành phẩm Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sẽ là từng giai đoạn công nghệ sản xuất.

Dựa vào đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh

Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp là Công ty hay Tổng Công ty, … có thể có đơn vị trực thuộc, đơn vị trực thuộc lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất nhỏ như phân xuổng, tổ, đội sản xuất mà kế toán thu thập, xử lý số liệu và cung cấp thông tin theo từng địa điểm hình thành Do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các tổ, đội, phân xưởng sản xuất (nơi chịu chi phí)

Dựa vào loại hình sản xuất sản phẩm

Sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp có thể là sản xuất đơn chiếc (hoặc khối lượng nhỏ) và sản xuất hàng loạt khối lượng lớn Do đó đối tương tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng hay từng bộ phận sản xuất, từng công đoạn, toàn bộ qui trình công nghê.

Dựa vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất còn phải căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành sản phẩm và trình độ của cán bộ quản lý Yêu cầu quản lý càng cụ thể, chi tiết thì việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cũng phải phù hợp mới có thể cung cấp được các thông tin cần thiết cho quản lý, nhưng nó lại tùy thuộc không ít vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán.

1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.

Có hai phương pháp tập hợp CPSX

 Phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp: phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đễn đối tượng chịu chi phí.

 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: phương pháp này được sử dụng để tập hợp các CPSX phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí cho từng đối tượng này Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng được tiến hành theo hai bước sau:

+ Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức

Bư c 2: Xác nh chi phí c n phân b cho t ng định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể ần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể ổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể ừng đối tượng tập hợp cụ thể đối tượng tập hợp cụ thể ượng tập hợp cụ thểi t ng t p h p c thập hợp cụ thể ợng tập hợp cụ thể ụ thể ể

Mức chi phí phân bổ cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí * Tiêu thức phân bổ của đối tượng i

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.2.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp :

CPNLVL TT là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, … được sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp dịch vụ, lao vụ.

 Tài khoản sử dụng: TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Kết cấu của tài khoản:

 Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì hạch toán.

 Bên Có: Kết chuyển CPNLVL TT vượt trên mức bình thường sang TK 632 : Giá vốn hàng bán.

Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu không dùng hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi.

 Trình tự hạch toán CPNLVL TT theo Phụ lục 01

1.2.2.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:

CPNC TT là toàn bộ chi phí về tiền công (tiền lương ) và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Các khoản trích theo lương được xác định theo tỷ lệ nhất định như sau:

Các khoản trích theo lương DN(%) NLĐ(%) Cộng(%)

Hệ số phân bổ chi phí = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ

Tổng tiêu thức phân bổ

 Tài khoản sử dụng: TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

 Kế cấu của tài khoản:

 Bên Nợ: Phản ánh tiền lượng, tiền công, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

 Bên Có: Kết chuyển CPNC TT vượt trên mức bình thường sang TK 632: “Giá vốn hàng bán”

 Trình tự hạch toán CPNC TT theo Phụ lục 02

1.2.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý cho các hoạt động ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội sản xuất, chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho công tác quản lý của phân xưởng, tổ, đội, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

 Tài khoản sử dụng: TK 154: “Chi phí sản xuất dở dang”

 Kết cấu của tài khoản:

 Bên Nợ : Phản ánh CPSXC phát sinh trong kỳ

 Bên Có: Phản ánh các khoản giảm CPSXC

Kết chuyển CPSXC cố định không phân bổ do mức sản xuất thực tế dưới công suất bình thường sang TK 632: “Giá vốn hàng bán”

 Trình tự hạch toán CPSXC theo Phụ lục 03

1.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp, kế toán tùy thuộc vào việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho mà CPSX được tập hợp theo một trong hai phương pháp sau:

Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên:

 Tài khoản sử dụng: TK 154: “Chi phí sản xuất dở dang”

 Kết cấu của tài khoản:

 Bên Nợ: Phản ánh CPNLVL TT, CPNC TT, CPSXC phát sinh trong kỳ để sản xuất chế tạo sản phẩm.

 Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm được nhập kho hoặc mang đi bán, gửi bán.

 Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

 Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.

 Dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

 Trình tự hạch toán CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên được khái quát theo Phụ lục 04

Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

 Tài khoản sử dụng: TK 154: “ Chi phí sản xuất dở dang”: chỉ dùng để phản ánh CPSXDD đầu kỳ và cuối kỳ.

TK 631: “Giá thành sản xuất”: dùng để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí.

 Kế cấu của tài khoản 631: “Giá thành sản xuất”

 Phản ánh trị giá SPDD đầu kỳ được kết chuyển để tính giá thành

 Phản ánh phần CPNLVL TT, CPNC TT, CPSXC phát sinh trong kỳ

 Phản ánh và kết chuyển trị giá SPDD cuối kỳ sang TK154.

 Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi, các khoản bồi thường do sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

 Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ vào TK632.

 Trình tự hạch toán CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát theo Phụ lục 05.

Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm

 Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành, đã được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác.

 Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm.

 Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp, thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm của từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành.

 Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoàn thành thì trình tự tính giá thành được tính theo phương pháp đơn đặt hàng.

 Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tập hợp CPSX để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quả hoàn thành Thông thường kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán: tháng, quý, năm, hoặc khi đơn đặt hàng đã hoàn thành,…

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là liên tục, còn việc tính giá thành của sản phẩm là theo chu kỳ Đến kỳ tính giá thành, có sản phẩm đã hoàn thành được kiểm nghiệm nhập kho, có sản phẩm còn đang được chế biến trên dây truyền sản xuất, tức là sản phẩm dở dang (SPDD) Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ có liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và SPDD, do vậy để xác định được chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho (chính là giá thành của sản phẩm), cần phải xác định được chi phí sản xuất của SPDD cuối kỳ

Muốn đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang trước hết phải tổ chức kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, sau đó tuỳ đặc điểm tình hình chi phí sản xuất ,tính chất sản xuất để sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp.

1.2.4.1 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPSX thực tế phát sinh a Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPNLVL TT

 Điều kiện áp dụng: đối với doanh nghiệp sản xuất mà có CPNLVL TT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX.

 Nội dung của phương pháp: theo phương pháp này thì CPSX cho SPDD chỉ tính phần CPNLVL TT, còn CPNC TT và CPSXC thì tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

 Đối tượng tập hợp cụ thểi v i doanh nghi p có quy trình công ngh gi n ệp có quy trình công nghệ giản đơn: ệp có quy trình công nghệ giản đơn: ản đơn: đơn:n:

Giá trị SPDD cuối kỳ CPSXDD đầu kỳ theo CPNLVLTT +

CPNLVL TT phát sinh trong kỳ x

Số lượng SPDD cuối kỳ

Số lượng SPHT + Số lượng SPDD

 Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp: sản phẩm trải qua nhiều giai đoạng sản xuất, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước lại là đối tượng chế biến của giai đoạn sau( Nửa thành phẩm ) Do đó ở mõi giai đoạn đều phải xác định giá trị SPDD

+ Giai đoạn 1: o Giá trị SPDD cuối kỳ tính theo công thức trên o Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 (ZN1)

Trong đó: Dđk: CPSXDD đầu kỳ

Dck: CPSXDD cuối kỳ + Giai đoạn 2: o Giá tr SPDD cu i k giai o n 2 ịnh chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể ối tượng tập hợp cụ thể ỳ giai đoạn 2 đ ạn 2

Dck2 ZN1 + Dđk theo CPNLVL

(GĐ 2) Trong đó: Dck2: giá trị SPDD cuối kỳ giai đoạn 2

ZN1: Giá thành NTP giai đoạn 1

Dđk2 theo CPNLVL TT: giá trị SPDD đầu kỳ theo CPNLVL TT ở giai đoạn 2

Số lượng SPHT (GĐ 2): số lượng SPHT ở giai đoạn 2

Số lượng SPDD (GĐ 2): số lượng SPDD ở giai đoạn 2 o Giá th nh n a th nh ph m giai o n 2ành nửa thành phẩm giai đoạn 2 ửa thành phẩm giai đoạn 2 ành nửa thành phẩm giai đoạn 2 ẩm giai đoạn 2 đ ạn 2

ZN2 = ZN1 + Dđk1 + CPS2 - Dck2

Trong đó: ZN2 : Giá thành NTP giai đoạn 2

ZN1 : Giá thành NTP gai đoạn 1

Ddk1 : CPSXDD đầu kỳ giai đoạn 2

CPS2 : CPSX phát sinh giai đoạn 2

Dck2 : CPSXDD cuối kỳ giai đoạn 2 b Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPNLVL chính trực tiếp

CPNLVL chính trực tiếp là thành phần chủ yếu trong CPNLVL TT Nó chỉ trực tiếp tham gia một lượt ngay từ đầu quy trình sản xuất Do đó đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPNLVL chính trực tiếp tương tự với phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo CPNLVL TT. c Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

 Điều kiện áp dụng: Áp dụng với doanh nghiệp có CPNC TT, CPSXC( CPCB) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX.

 Nội dung của phương pháp: Khi xác định giá trị SPDD cuối kỳ thì ta phải tính toàn bộ CPSX cho những SPDD đó.

CPNLVL TT (chính TT) chỉ tham gia một lần ngay từ đầu quy trình Do đó CPNLVL TT cho SPDD và SPHT là như nhau.CPCB tham gia dần trong suốt quá trình sản xuất Do đó CPCB cho SPHT là 100%.

- Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn

+ Qui đổi SPDD thành SPHT TĐ

Số lượng = Số lượng * Tỷ lệ hoàn thành của

SPHTTĐ SPDD SPDD so với SPHT + CPCB c a SPDD cu i kủa SPDD cuối kỳ ối tượng tập hợp cụ thể ỳ giai đoạn 2

CPCB của SPDD đầu kỳ + CPCB phát sinh trong kỳ

1.2.4.2 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức

 CPSX định mức là CPSX do doanh nghiệp xây dựng tính cho một đơn vị sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất.

 Điều kiện áp dụng: đối với doanh nghiệp mà đã xây dựng được định mức CPSX

 Nội dung của phương pháp: để xác định giá trị SPDD cuối kỳ thì ta dựa trên CPSX định mức Ta có thể tính theo cả 3 khoản mục CPSX hoặc chỉ tính theo CPNLVL TT hoặc CPNLVL chính TT.

 Trình t ánh giá: ự đánh giá: đ

Giá trị SPDD cuối kỳ theo từng

CPSX định mức theo từng KMCP

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN

Tổng quan về Công Ty TNHH Thương mại Trường Biện

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Trường Biện.

Công ty TNHH TM Trường Biện có trụ sở chính được đặt tại Khu công nghiệp xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty được thành lập từ ngày 24/10/2000 Thay đổi lần 6 ngày 15/10/2009

- Tên đơn vị: Công ty TNHH TM Trường Biện

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sắt thép, công ty cung cấp, phân phối các sản phẩm từ sắt, thép; đúc, cán thép thành phẩm từ sắt phế liệu, thu mua sắt thép phế liệu và các loại máy móc thanh lý Công ty đã trở thành đối tượng tin cậy của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực hoạt động ;khác nhau.

Với 15 năm trong nghề công ty TNHH Thương mại Trường Biện đã đạt được nhiều thành quả, như năm 2007 Công ty đã nhận được bằng khen khen tặng đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi từ năm 2003 đến 2007, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc doThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Năm2010,Công ty nhận được giấy khen khen tặng thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, và bằng khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” do Đảng cộng sản Việt Nam, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trao tặng Và năm 2011 Công ty đã nhận được Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng… Và nhiều giấy khen,bằng khen được trao tặng từ các năm trước đó Có được những thành tích đó là sự đóng góp về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo và các nhân viên trong công ty.

2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.

Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm (Phụ lục 6)

Bước 1: Đưa phế liệu vào lò nung nóng tới một nhiệt độ nhất định để làm thành dòng kim loại nóng chảy.

Bước 2: Dẫn dòng kim loại nóng chảy tới lò quang điện để xử lý, tách tạp chất và tạo ra sự tương quan giữa các thành phần hóa học.

Bước 3: Sau đó đưa dòng kim loại sau khi ra khỏi bước 2 được rót ra nồi chứa và theo dòng chảy qua khuôn tạo thành phôi.

Bước 4:Tiến hành làm nguội phôi và nhập kho.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Phụ lục 7)

Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty và trước Pháp luật về hoạt động của Công ty Giám đốc có trách nhiệm thẩm định, đánh giá và xem xét các mặt hàng, hoạt động của Công ty.

* Các phòng ban chuyên môn:

 Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm trực tiếp về mảng kinh doanh của công ty, lên kế hoạch triển khai kinh doanh, tiếp xúc khách hàng, chào bán sản phẩm chăm sóc khách hàng cũ và mới một cách tối ưu nhất Đàm phán, ký kết hợp đồng đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả Tổng hợp danh sách khách hàng cũ, mới, cũng như đang chăm sóc để báo cáo lên lãnh đạo theo định kỳ, đồng thời tổng hợp doanh thu, số lượng, chủng loại của sản phẩm bán ra trong tháng, quý, năm.

 Phòng tài chính – kế toán: là bộ phận tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các phương án sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kinh doanh, tổng hợp báo cáo công tác kinh doanh phát sinh về tài chính hàng tháng, hàng quý Chịu trách nhiệm tổng hợp thu chi, xác định kết quả kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban giám đốc theo tháng, quý, năm Kê khai thuế tháng, quý, năm, lập báo cáo tài chính, hoàn thiện hệ thống sổ sách của công ty theo đúng quy định của Nhà nước Chịu trách nhiệm quyết toán khi có thông báo quyết toán của cơ quan thuế Kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn làm đúng thủ tục nguyên tắc tài chính Nhà nước quy định, được huy động vốn tự có, vốn ngân sách, vay ngân hàng, hoặc các tổ chức cá nhân liên doanh, liên kết hoạt động SXKD.

 Phòng hành chính: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý, bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và qui định của công ty Kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty, thực hiện nghiêm túc nội qui, qui chế công ty Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của Giám đốc công ty.

 Phòng hóa nghiệm: chịu trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó đề ra các phương án để đạt được sản phẩm có chất lượng tốt.

 Phân xưởng sản xuất: Có chức năng sản xuất hiệu quả phôi thép theo quy định của công ty giao, đảm bảo về số lượng và chất lượng của sản phẩm, chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng công cụ lao động sản xuất, thành phẩm chưa nhập kho.

 Phân xưởng cơ điện: Có trách nhiệm kiểm tra và duy trì nguồn điện phục vụ cho sản xuất, quản lý kỹ thuật về thiết bị máy móc của công ty, tổ chức thực hiện các công việc cụ thể phục vụ cho dây truyền hoạt động ổn định, bền, đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, tổng kết đánh giá hiệu quả của thiết bị hoạt động.

2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Trường Biện

Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Phụ lục 8) ta thấy:

Tổng doanh thu của năm 2014 là: 552.461.252.408 đồng tăng 24.06% so với năm 2013 tương đương với 107.136.908.995 đồng Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của của lợi nhuận trong kì của công ty Xét về tính chất thì nó phản ánh kết quả tăng lên về số lượng và chất lượng của khâu sản xuất và công tác bán hàng trong công ty Đó là việc công ty đã sản xuất và cung cấp nhiều loại sắt thép với chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hơn nữa công tác bán hàng với các chiến lược áp dụng các chương trình khuyển mại, giảm giá của công ty đã mang lại hiệu quả cao

Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 101.438.844.169 đồng tương ứng với 22.96% Điều này cho thấy công tác bán hàng của công ty đạt hiệu quả cao, làm cho sản lượng bán ra ngày càng tăng Bên cạnh đó là các chiến lược quảng cáo, chăm sóc khách hàng tiềm năng của công ty đã được coi trọng Từ đó làm cho lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5.698.064.829 đồng tương ứng với 162.49%

Về doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 1.061.307.840 đồng so với năm 2013 và chi phí hoạt động tài chính tăng 375.341.261 đồng cho thấy các hoạt động cho vay, và đi vay của công ty mang lại kết quả tốt, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 3.740.238.963 đồng tương ứng với 107,35% so với năm 2013 Lợi nhuận khác của năm 2014 tăng lên 114,8% tướng ứng với 102.579.581 đồng Điều này dẫn đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng 845.420.080 đồng, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước thúc đẩy xã hội phát triển hơn

Từ các chỉ tiêu trên cho thấy năm 2014, tất cả các chỉ tiêu đều tăng so với năm

2013, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng một cách đáng kể Đây là những dấu hiệu đáng mừng, từng bước phát triển của công ty.

Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện

2.2.1 Hình thức tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện.

Công ty TNHH Thương mại Trường Biện là một đơn vị hạch toán kế toán độc lập, vì thế bộ máy kế toán của công ty tương đối hoàn thiện, phù hợp với tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (Phụ lục 9)

* Kế toán trưởng : Hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty, tổ chức hướng dẫn các chế độ kế toán cho các bộ phận liên quan, hướng dẫn, nâng cao trình độ nhân viên trong văn phòng Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về kế toán tài chính trong đơn vị Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo qui định của Luật kế toán và phù hợp với hoạt động của công ty Lập báo cáo tài chính.

*Kế toán thuế: Có trách nhiệm kiểm tra lại hóa đơn đầu vào, đầu ra, phiếu thu, phiếu chi, cập nhập số liệu vào máy tình hình nhập xuất hàng theo hóa đơn, hoàn thành sổ báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế GTGT hàng tháng, làm thủ tục xin in, đăng kí sử dụng, quyết toán toàn bộ hóa đơn GTGT đầu ra của Công ty với cơ quan thuế …

* Kế toán vốn bằng tiền: có trách nhiệm theo dõi việc biến động của dòng tiền, thực hiện các chế độ quy định về quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, …

* Kế toán thanh toán: có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả của công ty đối với khách hàng, nhà cung cấp và công nhân viên của công ty.

* Kế toán nguyên liệu, vật liệu; kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho phụ tùng, vật liệu phụ, CCDC Hạch toán chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm Theo dõi kho văn phòng phẩm khu vực hành chính Quyết toán cho phí sửa chữa thường xuyên; Lập sổ TSCĐ của Công ty; Theo dõi tăng giảm các loại tài sản hiện có; Tính và phân bổ khấu hao tài sản hợp lý.

* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ hàng ngày chấm công cho người lao động; từ bảng chấm công tiến hành tính lương cho cán bộ công nhân; theo dõi và tính bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành.

* Thủ quỹ: Tập hợp chứng từ phát sinh, theo dõi luồng tiền mặt, tiền gửi của công ty; từ đó phân loại vào sổ quỹ tiền mặt để báo cáo với ban lãnh đạo theo yêu cầu. 2.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện.

* Các chính sách kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp:

- Chế độ kế toán: theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Hình thức kế toán: Nhật ký chung ( Phụ lục 10).

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 (dương lịch) hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN

Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Trường Biện, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bọ phòng Tài chính kế toán, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, quá trình tìm hiểu thực tế với những kiến tức thực tế thu được về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em xin mạnh dạn có một số nhận xét đánh giá sau:

3.1.1 Những ưu điểm từ thực tế của Công ty

 Về bộ máy kế toán:

Trong những năm qua Công ty đã không ngừng hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển Đặc biệt Công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả với chế độ kiêm nhiệm, đáp ứng được yêu cầu của hoạt đông trong Công ty Mọi người được phân công công việc một cách rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo việc phối hợp để công việc được hiệu quả.

 Về phương pháp kế toán:

Về nguyên liệu, vật liệu: Do tỷ trọng nguyên liệu, vật liệu trong sản phẩm là lớn nhất nên khối lượng nhập nguyên liệu, vật liệu nhiều biến động thường xuyên.

Vì vậy Công ty áp dụng phương pháp tính trị giá xuất kho bình quân gia quyền là phù hợp

Công ty áp dụng trả lương theo hai cách: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian Cách trả lương này rất phù hợp tại Công ty.

 Về hệ thống sổ sách :

Có thể nói hệ thống chứng từ, sổ sách Công t đang áp dụng hiện nay là tương đối đầy đủ, đúng với quy định của chế độ kế toán, đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tế của công ty việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán khoa học, chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu thông tin và tạo ra mối quan hệ mật thiết lẫn nhau giữa các bộ phận và toàn bộ hệ thống kế toán thúc đẩy quá trình lập báo cáo.

 Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Việc xác định đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm do Công ty đề ra và do không có sản phẩm dở dang nên phương pháp tính giá thành giản đơn mà công ty áp dụng là tương đối phù hợp, giúp cho việc tính giá thành đơn giản hơn, giảm bớt khối lượng công tác kế toán mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà quản lý.

Kỳ tính giá thành là hàng tháng giúp Công ty quyết ịnh giá bán sản phẩm một cách chính xác, nhanh chóng phát hiện ra những biến dổi bất thường cua giá thành để từ đó đưa ra các quyết định thích hợp.

Bên cạnh những ưu điểm công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm còn có một số tồn tại nhất định:

 Về khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp đánh giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ nhưng các khoản chi phí bôc dỡ lại không được tính vào giá trị thực tế nhập kho vật liệu Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác của khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

 Hàng tháng, Công ty có tính lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất nhưng kế toán chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cảu công nhân Khi có phát sinh xảy ra, kế toán hạch toán luôn vào tiền lương của công nhân sản xuất Điều này khiến cho việc tính giá thành sản phẩm sẽ không được chính xác.

 Hiện nay Công ty đang thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.tuy đơn giản nhưng không đáp ứng được tình hình sản xuất không ổn định như hiện nay.

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện

Trong nền kinh tế thị trường hiện nya, sựu cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp không chỉ là sản phẩm của mình sản xuất ra cho chất lượng tốt, phong phú đa dạng, … mà giá thành còn phải rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng Mà để giảm được giá thành sản phẩm thì tốt nhất là phải giảm được chi phí sản xuất Bởi vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty phải được hoàn thiện tốt hơn nữa, để đáp ứng được nhu cầu điều kiện đổi mới và hội nhập như hiện nay.

3.2.2 Một số ý kiến đề xuất

Do thời gian thực tập ngăn, kiến thức còn hạn chế nên em chưa thể đánh giá một cách toàn diện công tác kế toán của Công ty Với tư cách là một sinh viên thực tập, em có một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiên và hoàn thành công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau:

Về khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Công ty nên thực hiện tính chi phí bốc dỡ vào giá trị nhập kho của nguyên liệu vật liệu Khi đó kế toán ghi nhận chi phí bốc dỡ:

Có TK 331 Hơn nữa Công ty cần thực hiện các chính sách, qui định nhằm tiết kiệm nguyên liệu vật liệu Đây là điều quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vì chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm.

Công ty nên thực hiện trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích trước trước lương nghỉ phép của công nhân :

Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất:

V phề phương pháp tính khấu hao TSCĐ, để đạt được hiệu quả sử dụng ươn:ng pháp tính kh u hao TSC , ấu hao TSCĐ, để đạt được hiệu quả sử dụng Đ để đạn 2 đượng tập hợp cụ thểt c hi u qu s d ngệp có quy trình công nghệ giản đơn: ản đơn: ửa thành phẩm giai đoạn 2 ụ thể TSC cao thì Công ty nên áp d ng phĐ ụ thể ươn:ng pháp trích kh u hao TSC theo sấu hao TSCĐ, để đạt được hiệu quả sử dụng Đ ối tượng tập hợp cụ thể lượng tập hợp cụ thểng, s n lản đơn: ượng tập hợp cụ thểng theo công th c sau:ức sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x

Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ

Sản lượng theo công suất thiết kế

Ngày đăng: 18/09/2023, 14:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CPNLVL TT - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CPNLVL TT (Trang 46)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CPNC TT - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CPNC TT (Trang 47)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP SPSXC - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP SPSXC (Trang 48)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN (Trang 49)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KÌ - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KÌ (Trang 50)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN (Trang 52)
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TR ƯỜNG BIỆN NĂM 2013 – 2014 NG BI N N M 2013   2014 ỆN NĂM 2013 – 2014 ĂM 2013 – 2014 – 2014 - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
2013 – 2014 NG BI N N M 2013 2014 ỆN NĂM 2013 – 2014 ĂM 2013 – 2014 – 2014 (Trang 53)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG BIỆN (Trang 54)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Trang 57)
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2014 - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
h áng 12 năm 2014 (Trang 60)
BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU XUẤT DÙNG CHO QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại trường biện
BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU XUẤT DÙNG CHO QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w