1. Trang chủ
  2. » Tất cả

PPA_Lao_cai-1stdraft-vietnamese

66 250 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 849 KB

Nội dung

DỰ THẢO Báo cáo Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng (PPA) tỉnh Lào Cai (10-31/7/2003) Tháng 9 năm 2003 DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 Lời cảm ơn Đợt đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng này là nỗ lực của cả nhóm, và không thể hoàn thành nếu không có sự đóng góp quan trọng của rất nhiều người. Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về đợt đánh giá này. Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào cai, các sở ban ngành liên quan trong tỉnh, 2 huyện Bảo thắng và Mường Khương, và 4 xã Bản Cầm, Phong Niên, Pha Long, Tả Gia Khâu đã phối hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực của mình để cùng chúng tôi hoàn thành đợt đánh giá này. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ thôn bản, cán bộ y tế, giáo dục đã cùng đi và hỗ trợ tích cực trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu tại 6 thôn bản khảo sát Nậm Tang, Cốc Sâm 1, Tân Hồ, Xín Chải, Thải Giàng Sán, Lao Chải. Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới các hộ gia đình tại các thôn bản - những người dân nam và nữ, những thanh niên - đã dành thời gian chia sẻ với chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong muốn của mình. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt đánh giá này không thể thực hiện được. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, các vấn đề nghiên cứu phức tạp, Báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát PPA Lào Cai ii DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 Tóm lược Tình hình xoá đói giảm nghèo • Kết quả giảm nghèo của Lào cai mấy năm qua rất khả quan. Đời sống người dân đi lên mọi mặt. An ninh lương thực cải thiện nhiều, nạn đói giảm mạnh. • Động lực giảm nghèo theo cảm nhận của người dân và cán bộ cơ sở: (i) tăng năng suất lương thực; (ii) mở rộng tín dụng: (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng. • Tính bền vững của giảm nghèo chưa cao, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro (canh tác đất dốc, chất lượng giống, thị trường, thời tiết, chết gia súc,ốm đau). • Giảm nghèo ngày càng khó khăn hơn, có tính đặc thù cao đối với từng vùng, huyện, xã, thôn bản, từng hộ gia đình. Khuyến nghị: • Giảm mạnh các hình thức "cho không" và "trợ cấp" trực tiếp. • Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ người nghèo cách làm ăn thông qua phát triển các mô hình kinh tế hộ, và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn bản. • Đẩy mạnh phân cấp thực sự, tạo điều kiện cho cấp xã và thôn bản tăng chủ động trong lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện XĐGN. • Đa dạng hóa các loại hình vay vốn (ở vùng cao) để đẩy mạnh tiếp cận tín dụng (cho vay món nhỏ, bằng hiện vật) • Chú trọng canh tác bền vững trên đất dốc gắn với quản lý tài nguyên - môi trường (cân bằng kiến thức mới với kiến thức bản địa) để giảm nguy cơ rủi ro cho người dân. Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương • Có rất nhiều tiến bộ trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở • Người dân mới chủ yếu tham gia ở khâu thực hiện, cung cấp thông tin còn hạn chế • Ban giám sát xã, các tổ chức đại diện hoạt động còn thiếu hiệu quả ở vùng cao • Vai trò quyết định của cấp thôn bản - đang rất hạn chế về năng lực, chế độ phụ cấp Khuyến nghị: • Bổ sung chức danh "thôn phó" để phá thế "thắt cổ chai" và đào tạo cán bộ trẻ • Đẩy mạnh phân cấp cho cấp xã; tăng cường sự tham gia của cấp xã trong các công trình ngoài Chương trình 135 • Hỗ trợ mạnh các đoàn thể để phát huy cơ chế đại diện • Giám sát, đánh giá tránh hình thức, chú trọng các chỉ tiêu nói lên hiệu quả, tác động • Lồng ghép vấn đề giới. Giáo dục • Tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường rất cao, kể cả trẻ nghèo ở vùng cao • Công tác vận động tốt; giáo viên, trường lớp, sách vở . được tăng cường • Tỷ lệ chuyên cần chưa cao, khó khăn về ngôn ngữ, trẻ gái còn bị thiệt thòi; chi phí cho con học lớp trên còn cao đối với người nghèo • Tổ chức được nhiều lớp xóa mù, nhưng tỷ lệ tái mù cao, nhiều người bỏ học Khuyến nghị: • Mở rộng tuổi xóa mù (tăng lên 15-40); khuyến khích và tổ chức cho phụ nữ đi học • Dạy tiếng kết hợp dạy ngôn ngữ (kể cả lớp mẫu giáo và lớp xóa mù cho người lớn) • Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao: các biện pháp nghiệp vụ giáo dục kết hợp với tăng cường sự tiếp xúc của người dân (trẻ em và người lớn) với tiếng phổ thông. Y tế • Màng lưới y tế cơ sở được cải thiện; người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế nhiều hơn • Gánh nặng của y tế cơ sở, vệ sinh môi trường và nước sạch là vấn đề bức xúc ở vùng cao • Chương trình khám chữa bệnh miễn phí: nhận thức còn yếu, chi phí gián tiếp lớn (người nghèo khó lên huyện, tỉnh chhữa bệnh), bất cập trong quản lý đối tượng và thẻ khám chữa bệnh. Khuyến nghị: • Tăng cường chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản iii DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 • Tăng cường vận động cộng đồng và hỗ trợ cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, nước sạch tại các thôn vùng cao,vùng sâu • Quản lý y tế tư nhân (ở vùng thấp) tốt hơn. • Chương trình KCB người nghèo: chú trọng hơn về kinh phí cho tuyến cơ sở; lồng ghép với các hoạt động CSSK trên địa bàn; tăng cường quản lý và giám sát thực hiện; đẩy mạnh truyền thông. Khuyến nông • Hệ thống khuyến nông cơ sở được thiết lập, đã tham gia vào các chương trình kinh tế trọng điểm của tiỉnh, phối hợp chặt chẽ hơn với các đoàn thể (vùng thấp) • Khuyến nông đã đóng góp vào XĐGN thông qua tăng năng suất lương thực • Năng lực và trình độ khuyến nông xã còn yếu, phụ cấp quá thấp, khuyến nông thôn bản chưa có • Đa số người nghèo chưa tiếp cận dịch vụ khuyến nông, phương pháp khuyến nông thích hợp cho người nghèo chưa được triển khai áp dụng Khuyến nghị: • Tăng cường đầu tư cho khuyến nông xã, coi như một chức danh chuyên môn của xã • Phát triển mạng lưới khuyến nông thôn bản, thể chế phương pháp tham gia trong khuyến nông • Phân biệt vùng thấp và vùng cao trong các hỗ trợ sản xuất • Chú trọng khuyến nông có lợi cho người nghèo, tăng đầu tư mô hình kinh tế hộ cho người nghèo Hỗ trợ xã hội • Các hỗ trợ xã hội đã góp phần XĐGN, giảm khó khăn lúc gặp rủi ro • Điều tra hộ nghèo hàng năm mặc dù phát huy tác dụng, nhưng còn nhiều hạn chế • Danh sách hộ nghèo ít có ý nghĩa trong xã 135, tâm lý chia đều các khoản hỗ trợ còn phổ biến • Cung cấp và phản hồi thông tin hỗ trợ còn hạn chế Khuyến nghị: • Cần một hệ chinh sách "vùng đệm" hỗ trợ hộ "cận nghèo"để giúp thoát nghèo bền vững và giảm tâm lý "muốn nghèo" của người dân (không chỉ chính sách tín dụng) • Kết hợp một số nội dung điều tra định tính (theo phương pháp cùng tham gia); bổ sung kỹ thuật làm việc theo nhóm để kết quả điều tra hộ nghèo chính xác hơn • Đảm bảo chất lượng hỗ trợ bằng hiện vật; quan tâm hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ người nhập cư • Phân cấp mạnh hơn cho cấp xã để xác định cách hỗ trợ cụ thể phù hợp với từng đối tượng Cải cách hành chính • Cải cách hành chính ở cấp huyện (vùng thấp) đã có kết quả ban đầu • Cải cách hành chính ở cấp xã chưa mạnh (chưa có kế hoạch, chưa có hệ thống giám sát - đánhh giái hiệu quả, chưa phân cấp mạnh cho cấp xã) • Thôn trưởng đang làm dịch vụ 1 cửa cho bà con vùng cao • Ban chỉ đạo XĐGN cấp xã hoạt động hình thức Khuyến nghị: • Cải cách hành chính ở vùng cao bắt đầu từ vị trí trưởng thôn • Cải tiến tổ chức,hoạt động Ban XĐGN xã; tăng vai trò trong XĐGN của cán bộ tăng cường 135 • Phân cấp mạnh, tăng cường giám sát - đánh giá hiệu quả ở cấp cơ sở Tài nguyên - môi trường • Mâu thuẫn giữa nhu cầu/thực tế sử dụng đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp/phòng hộ vùng cao • Hệ canh tác nông nghiệp kém bền vững trên đất dốc • Phân gia súc lãng phí, gây ô nhiễm, dịch bệnh cho gia súc • Nhiều hộ dân đã thấy lợi ích của trồng rừng (cây sa mộc) Khuyến nghị: • Hổ trợ người dân trồng rừng(tránh cho không),hỗ trợ dân tự làm cây giống • Phát huy sở hữu cộng đồng, gìn giữ và tôn tạo các khu 'rừng thiêng' • Làm qui hoạch sử dụng đất chi tiết (ở v ùng cao) với sự tham gia của người dân • Áp dụng kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững, khai thác kiến thức bản địa iv DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 • Tuyên truyền áp dụng 'lò cứu rừng' để tiết kiệm củi v DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 Mục lục Lời cảm ơn ii Tóm lược iii Mục lục vi 1. Giới thiệu 1 2. Tình hình xoá đói giảm nghèo thời gian qua 4 3. Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương .17 4. Cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo 23 4.1. Giáo dục .23 4.2. Y tế .30 4.3. Khuyến nông 38 5. Hỗ trợ xã hội .43 6. Cải cách hành chính và XĐGN 48 7. Tài nguyên - môi trường và XĐGN .53 Phụ lục 1 60 vi DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 1. Giới thiệu Từ ngày 10 đến 31 tháng 7 năm 2003, Văn phòng Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tại Việt Nam cùng với UBND tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức đợt Đánh giá nghèo đói với sự tham gia của cộng đồng (PPA) tại tỉnh Lào Cai. Đợt đánh giá này nhằm cập nhật sự hiểu biết về xoá đói giảm nghèo tại Lào Cai, đóng góp vào báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2003 cùng với đợt khảo sát tại 12 tỉnh trên cả nước. Ðợt đánh giá lần này cũng nhằm tìm hiểu cơ hội hỗ trợ nâng cao năng lực triển khai, theo dõi đánh giá Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) ở cấp tỉnh. Địa điểm tiến hành đợt PPA lần này trùng với những địa điểm đã tiến hành đợt PPA năm 1999, cụ thể tại 2 huyện, 4 xã và 6 thôn như sau: • Huyện Bảo Thắng : (vùng thấp, là huyện phát triển nhất tỉnh) • Xã Bản Cầm: thôn Nậm Tang • Xã Phong Niên: 2 thôn Cốc Sâm 1 và Tân Hồ • Huyện Mường Khương : (vùng cao, cùng với Xi Ma Cai là 2 huyện khó khăn nhất tỉnh) • Xã Pha Long: thôn Xín Chải • Xã Tả Gia Khâu: 2 thôn Thải Giàng Sán và Lao Chải Hai xã Bản Cầm và Phong Niên (huyện Bảo Thắng) đại diện cho các xã vùng thấp trong tỉnh, thuận lợi về cơ sở hạ tầng và đông người Kinh. Hai xã Pha Long và Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) đại diện cho các xã vùng cao sát biên giới, điều kiện về cơ sở hạ tầng còn khó khăn, đông đồng bào dân tộc. Cả 4 xã khảo sát đều thuộc Chương trình 135 của Chính phủ 1 . Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát 26 người (trong đó có 7 nữ), gồm 1 cán bộ của DFID, nhóm tư vấn 6 người từ Hà nội, 2 cán bộ của Sở LĐ-TBXH Lào Cai, 4 cán bộ UBND huyện Bảo Thắng và Mường Khương, và 13 cán bộ của 4 xã khảo sát. Với sự hỗ trợ tích cực của cán bộ địa phương từ cấp tỉnh đến huyện, xã và đến từng thôn bản, quá trình khảo sát đã diễn ra rất thuận lợi, trôi chảy từ đầu đến cuối. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát có thể xem ở Phụ lục 1. Khảo sát được tiến hành ở cả bốn cấp: • Cấp Tỉnh – gặp lãnh đạo Tỉnh, tham vấn các sở, ban, ngành chức năng …. • Cấp Huyện – tham vấn lãnh đạo huyện và các phòng ban ngành chức năng • Cấp Xã – tham vấn lãnh đạo xã và các cán bộ chuyên trách, trạm xá, trường học • Cấp Thôn bản – thảo luận nhóm và phỏng vấn người dân địa phương (nhóm hỗn hợp, nam, nữ, khá, nghèo), đến thăm và phỏng vấn sâu một số hộ gia đình. Đây là cấp cơ sở được chú trọng nhất, tốn thời gian nhất trong quá trình khảo sát. Tổng cộng, đã tiến hành 45 cuộc thảo luận nhóm, gồm 453 người tham gia (167.người Kinh, 286 người các dân tộc Hmong, Phù Lá, Thu Lao, Nùng, Dao .) trong đó có 320 nam, 133 nữ; ngoài ra còn tiến hành 122 cuộc phỏng vấn sâu (51 cuộc phỏng vấn cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã và 71 cuộc phỏng vấn hộ gia đình tại thôn bản). Cụ thể theo bảng sau: 1 Hai xã vùng thấp Bản Cầm và Phong Niên mới được bổ sung vào CT135 từ năm 2000. Hai xã vùng cao Pha Long và Tả Gia Khâu còn được hưởng hỗ trợ dành riêng cho các xã biên giới theo Chương trình 186 của Chính phủ (bên cạnh khoản hỗ trợ 500 triệu đồng/năm theo CT135, mỗi xã biên giới được hỗ trợ thêm 500 triệu đồng/năm theo CT186 - tổng cộng là khoảng 1 tỷ đồng/năm). 1 DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 Số cuộc Số người Chia ra Số cuộc Nam Nữ Kinh Dân tộc Tỉnh 1 16 12 4 15 1 11 Huyện 7 48 41 7 38 10 15 Xã 12 131 111 20 50 81 25 Thôn bản 25 258 156 102 64 194 71 Tổng cộng 45 453 320 133 167 286 122 Do quay trở lại đúng những địa điểm đã tiến hành PPA năm 1999 nên đoàn khảo sát lần này có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn những thay đổi trong vòng 4 năm trở lại đây. Đặc biệt, đoàn khảo sát đã đến thăm hầu hết những trường hợp hộ gia đình được mô tả trong báo cáo PPA năm 1999. Nhiều cán bộ và người dân ở đây đã làm quen với các công cụ nghiên cứu tham gia (PRA) như phân loại kinh tế hộ, liệt kê - xếp hạng, viết bìa màu . Khó khăn lớn nhất trong quá trình khảo sát là khác biệt về ngôn ngữ khi thảo luận với đồng bào dân tộc, nhất là nhóm đồng bào H'Mong và Phù Lá hầu hết phải qua phiên dịch. Thời điểm khảo sát vào đúng lúc bắt đầu mùa mưa ở vùng cao, nên đường dốc trơn trượt đi lại khó khăn và tốn thời gian. Kết quả khảo sát sơ bộ đã được phản hồi lại với đại diện UBND và các ban ngành của tỉnh Lào Cai tại cuộc họp ngày 31/7/2003 ngay sau khi kết thúc 3 tuần đi thực địa. Dự thảo báo cáo này sẽ được gửi cho các ban ngành của tỉnh Lào Cai để xin ý kiến chỉnh lý trước khi trình bày tại cuộc hội thảo vào cuối tháng 10 năm 2003 tại Lào Cai. Đề xuất: Lồng ghép khảo sát định tính và định lượng về đói nghèo ở cấp tỉnh Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2003 của Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh Lào Cai ngày 11/7/2003, sau khi nghe báo cáo và thảo luận về tình hình đói nghèo thời gian qua, lãnh đạo UBND tỉnh đã đề nghị Sở LĐ-TBXH phối hợp với các đoàn thể thành lập một số nhóm (gọn nhẹ) đi khảo sát ở các huyện để trả lời một số câu hỏi bức xúc của tỉnh về XĐGN: • tại sao còn một bộ phận dân không dám vay ? • khuyến nông - khuyến lâm đã đến dân chưa ? • Ban chỉ đạo XĐGN ở huyện và xã hoạt động như thế nào ? • Việc bố trí cán bộ chuyên trách XĐGN ở huyện làm đến đâu ? • Triển khai 6 Chương trình hướng về cơ sở như thế nào ? . Rõ ràng ở cấp tỉnh đang có nhu cầu phối hợp giữa số liệu định lượng và định tính nhằm giám sát đói nghèo để phục vụ lập kế hoạch tốt hơn. Hàng năm Sở LĐ-TBXH đều có tổ chức đợt điều tra số liệu hộ nghèo trên toàn tỉnh (thường bắt đầu vào tháng 11), huy động khá đông cán bộ chuyên môn của tất cả các huyện và xã trong tỉnh tham gia. Sẽ có ích hơn nhiều nếu cuộc điều tra hộ nghèo hàng năm theo phiếu hỏi được lồng ghép với một số nội dung khảo sát nghèo đói với sự tham gia của cộng đồng (PPA), từ đó tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ cơ sở về một số vấn đề trọng tâm trong chính sách XĐGN của tỉnh. Các đoàn thể cũng có thể tăng cường hoạt động giám sát thường xuyên việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch XĐGN ở cơ sở thông qua các hoạt động tham vấn hội viên trong hệ thống hội của mình. Thông tin tốt hơn về XĐGN luôn là điểm khởi đầu để có thể cải thiện việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh phục vụ giảm nghèo tốt hơn. Đây dường 2 DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 như là cánh cửa để đưa cách tiếp cận giảm nghèo trong Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) vào quá trình lập kế hoạch ở cấp tỉnh. Cơ hội cho các nhà tài trợ trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho cấp tỉnh có thể bắt đầu ngay từ khâu thu thập vầ tổng hợp thông tin này . 3 DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 2. Tình hình xoá đói giảm nghèo thời gian qua 2.1. Xu hướng chung Cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã đều phấn khởi về thành tựu giảm nghèo khả quan trong mấy năm qua. Theo số liệu điều tra của ngành LĐ-TBXH từ năm 2000 đến nay, số hộ nghèo hàng năm giảm bình quân trên 5% tại tất cả các xã khảo sát. Với đà hiện nay, Lào Cai chắc sẽ sớm hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra là đến năm 2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%, và cũng sẽ đạt mục tiêu đến 2005 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia so với năm 2000 - như nêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS). Kết quả điều tra hộ nghèo 2 năm gần đây (theo tiêu chí mới của MOLISA) 11/2000 11/2002 Tỉnh Lào Cai 29.96% (34.016 hộ) 19.19% (22.699 hộ) Huyện Bảo Thắng 33,15% 19,74% Xã Bản Cầm 29,77% 16.92% Xã Phong Niên 31,35% 19,02% Huyện Mường Khương 44,88% 30,85% Xã Pha Long 33,26% 20,43% Xã Tả Gia Khâu 55,18% 42,32% Nguồn: báo cáo về XĐGN của ngành LĐ-TBXH và của các xã khảo sát, 7/2003 Qua thảo luận nhóm (phân loại mức sống) và phỏng vấn hộ, người dân địa phương đều cho rằng đời sống của cả hộ khá và hộ nghèo hiện nay đã đi lên về mọi mặt so với thời năm 1999. An ninh lương thực được cải thiện nhiều, tình trạng đói đã giảm mạnh. Tại các thôn vùng thấp đến nay cơ bản không còn hộ đói. Tại các thôn vùng cao xa xôi vẫn còn một số hộ đói, nhưng trước đây thời gian thiếu ăn phổ biến 3-6 tháng thì nay giảm chỉ còn 1-2 tháng. Tiêu chí nghèo đói bây giờ đã khác trước, như nhóm cán bộ xã Phong Niên so sánh "năm 1999, nghèo có nghĩa là lương thực không đủ ăn, nhà không có mà ở, quần áo, chăn màn thiếu, đẻ nhiều con. Còn nay, năm 2003, người nghèo cũng có nhà, có lương thực tạm đủ ăn, chỉ thiếu vốn, số con giảm, biết khoa học kỹ thuật, làm năng suất tăng ."; hoặc như lãnh đạo Hội Nông dân huyện Bảo Thắng cho biết "nghèo bây giờ bằng trung bình khá ngày xưa, giờ là thiếu sắm sửa, vật dụng, thức ăn .". Nhận thức của người dân về giáo dục, y tế đã cải thiện nhiều. Đã xuất hiện tình trạng "nghèo vì cố lo chi phí cho con ăn học", đây là một vấn đề rất khác với thời mấy năm về trước "không cho con đi học vì nghèo". Điều đáng quan tâm là mức độ tăng thu nhập và giảm nghèo giữa vùng thấp và vùng cao trong tỉnh còn có sự chênh lệch lớn. Khoảng cách giàu nghèo đang dãn ra. • Các thôn vùng thấp (các xã Bản Cầm, Phong Niên - huyện Bảo Thắng) gần đường lớn, hạ tầng cơ sở tương đối tốt. Đa số đã có điện, có xe đạp. Các hộ trung bình trở lên đa số có ti vi, nhà ngói. Thời gian qua người dân thâm canh tăng năng suất dùng giống mới đại trà, tích cực chuyển dịch cơ cấu, chăn nuôi lợn phát triển mạnh, các ngành kinh doanh - dịch vụ, các công việc phi nông nghiệp đều tăng (nhất là việc làm thuê trong ngành xây dựng gắn với các khoản đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở). Thách thức lớn của vùng thấp hiện nay là giúp người dân làm quen và đối phó với các yếu tố thị trường trong các nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm. • Các thôn vùng cao (các xã Pha Long, Tả Gia Khâu - huyện Mường Khương) đi lại còn khó khăn, nhiều nơi chưa có điện và thiếu nước sạch, nông nghiệp nhờ vào nước trời. 4 . nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng (PPA) tỉnh Lào Cai (10-31/7/2003) Tháng 9 năm 2003 DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 Lời cảm ơn Đợt đánh giá. xin chân thành cảm ơn. Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát PPA Lào Cai ii DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003 Tóm lược Tình hình xoá đói giảm nghèo

Ngày đăng: 30/01/2013, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

• Phát triển mạnh mạng lưới KNV thôn bản (hình thức linh hoạt, xã quản lý và hỗ trợ). - PPA_Lao_cai-1stdraft-vietnamese
h át triển mạnh mạng lưới KNV thôn bản (hình thức linh hoạt, xã quản lý và hỗ trợ) (Trang 45)
4.3.2. Nội dung của công tác khuyến nông - PPA_Lao_cai-1stdraft-vietnamese
4.3.2. Nội dung của công tác khuyến nông (Trang 45)
Mối hợp tác "4 nhà" (theo Quyết định 80/TTg) để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, tìm đầu ra cho nông sản vẫn chưa hình thành tại các vùng khảo sát - PPA_Lao_cai-1stdraft-vietnamese
i hợp tác "4 nhà" (theo Quyết định 80/TTg) để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, tìm đầu ra cho nông sản vẫn chưa hình thành tại các vùng khảo sát (Trang 46)
• Giảm dần và tiến tới loại bỏ đầu tư cho không trong các mô hình khuyến nông, mà thay vào đó là đầu tư có thu hồi - PPA_Lao_cai-1stdraft-vietnamese
i ảm dần và tiến tới loại bỏ đầu tư cho không trong các mô hình khuyến nông, mà thay vào đó là đầu tư có thu hồi (Trang 49)
w