Thêm vào đó, tính chất đặc thù của nhượng quyền thương mại cho phép bên nhượng quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của toàn hệ thống
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Võ Ngọc Á Tiên, sinh viên khoa Luật Quốc tế, trường ĐH Luật TP.HCM,
mã số sinh viên 1453801015230 Tôi xin cam đoan nội dung Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện nào Mọi số liệu, nội dung, nhận định tôi đã trích dẫn, tham khảo đều được ghi chú nguồn đầy
đủ, đúng quy định
TP.HCM, ngày tháng năm 2018
Người viết
Võ Ngọc Á Tiên
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT/KÝ HIỆU
1 Dự thảo Dự thảo lần 4 Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
được trình tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
2 Đạo luật Sherman The Sherman Antitrust Act 1890
3 EU Liên minh Châu Âu (European Union)
4 FTC Hoa Kỳ Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ
5 Hiệp ước EC Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu
(The Treaty Establishing the European Community)
6 Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004
7 Luật Thương mại Luật Thương mại Việt Nam 2005
8 Nghị định 35 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
Trang 581(3) Hiệp ước EC đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc (Commission Regulation (EC) No 2790/1999 on the application of Article 81(3) of the Treaty to categories of vertical agreements and concerted practices
Trang 6MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 7
1.1 Một số vấn đề lý luận về hợp đồng nhượng quyền thương mại 7
1.1.1 Khái niệm “nhượng quyền thương mại” 7
1.1.2 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại 11
1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại 12
1.1.3.1 Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “thương quyền” 13
1.1.3.2 Chủ thể của hợp đồng là những thương nhân có quyền kinh doanh độc lập 15
1.1.3.3 Trách nhiệm duy trì và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại 17
1.1.3.4 Sự tồn tại của thoả thuận mang tính hạn chế cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền thương mại 20
1.2 Điều khoản mang tính chất độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 21
1.2.1 Khái quát các điều khoản mang tính chất độc quyền 21
1.2.2 Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 23
1.2.2.1 Điều khoản về duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền thương mại 23
1.2.2.2 Điều khoản phân chia thị trường 25
Trang 71.2.2.3 Điều khoản buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên
quan đến hợp đồng 26
1.2.2.4 Điều khoản về license 28
1.3 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 32
CHƯƠNG II MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT CHÂU ÂU VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 33
2.1 Điều khoản ấn định giá bán lại 34
2.1.1 Quy định pháp luật EU đối với điều khoản ấn định giá bán lại 34
2.1.2 Quy định pháp luật Hoa Kỳ đối với điều khoản ấn định giá bán lại 39
2.1.3 Quy định pháp luật Việt Nam đối với điều khoản ấn định giá bán lại và một số kiến nghị hoàn thiện 45
2.1.3.1 Hành vi ấn định giá bán lại cố định 45
2.1.3.2 Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu 51
2.1.3.3 Hành vi ấn định giá bán lại tối đa 53
2.2 Điều khoản ràng buộc bán kèm 53
2.2.1 Quy định pháp luật EU đối với điều khoản ràng buộc bán kèm 54
2.2.2 Quy định pháp luật Hoa Kỳ đối với điều khoản ràng buộc bán kèm 57
2.2.3 Quy định pháp luật Việt Nam đối với điều khoản ràng buộc bán kèm và một số kiến nghị hoàn thiện 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhượng quyền thương mại (franchise) được biết đến là một trong những mô
hình kinh doanh thành công nhất trong vòng 100 năm qua, kể từ sau Thế chiến thứ
II Tới tiềm năng lợi nhuận lớn, ít rủi ro, tại những quốc gia phát triển như ở Hoa
Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản, Australia, nhượng quyền thương mại là mô hình chủ đạo để các doanh nghiệp mở rộng tại thị phần nội địa và vươn ra thị trường thế giới
Tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại là phương thức giúp người dân Việt Nam tiếp xúc với các thương hiệu hàng hóa, dịch vụ khắp thế giới, tiên phong và nổi bật là sự thâm nhập của KFC vào những năm 2000 Với dân số trên 90 triệu người cùng cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang trở thành thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các thương hiệu lớn trên thế giới trong các lĩnh vực nhà hàng - ăn uống, giáo dục, chăm sóc sức khỏe như McDonald’s, Starbucks, KFC, Pizza Hut, Lotteria, The Coffee Bean & Tea Leaf, Cirle K, Baskin Robbins, Buger King…
Có thể thấy, nắm bắt xu thế nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp lớn, có mô hình kinh doanh hiệu quả như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Thời trang T&T… luôn nỗ lực phát triển thương hiệu trong nước lẫn xuất ngoại Tuy nhiên, nhìn chung thị trường Việt Nam vẫn là nơi các thương hiệu lớn trên thế giới tìm cơ hội mở rộng quy mô hệ thống thông qua con đường nhượng quyền thương mại Dưới góc độ kinh tế, các doanh nghiệp nhận quyền đang thu về lợi nhuận khủng cho Việt Nam khi kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ đã
có tiếng vang trên thế giới nhưng vấn đề đặt ra là với quyền lực thương hiệu của mình, những ông chủ lớn có phải đang chi phối hoàn toàn mối quan hệ giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền hay không? Thêm vào đó, tính chất đặc thù của nhượng quyền thương mại cho phép bên nhượng quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của toàn hệ thống, đặc điểm này hoàn toàn có thể trở thành công cụ giúp bên nhượng quyền thiết lập các điều khoản mang tính độc quyền trong hợp đồng như: buộc bên nhận quyền
Trang 9phải mua hàng hóa/nguyên vật liệu từ một nguồn nhất định hoặc thỏa thuận bên nhận quyền chỉ được phép kinh doanh độc quyền trong một khu vực nhất định, thỏa thuận ấn định giá bán hàng hóa/dịch vụ Theo quy định của pháp luật cạnh tranh hiện nay, những hành vi này sẽ bị cấm khi hội tụ đủ một số điều kiện nhất định Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật cho thấy các quy định trong pháp luật cạnh tranh vẫn chưa tính đến những đặc thù trong quan hệ nhượng quyền thương mại
Trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết các hiệp định kinh tế khu vực và quốc tế, trong thời gian tới hoạt động nhượng quyền thương mại được đánh giá sẽ phát triển sôi động, đặt ra vấn đề nghiên cứu nhượng quyền thương mại dưới góc độ luật cạnh tranh, cụ thể là các điều khoản mang tính chất độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thông suốt, đảm bảo an toàn pháp lý cũng như quyền và lợi ích của các chủ thể ngay từ thời điểm soạn thảo hợp đồng, đồng thời tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện pháp luật từ kinh nghiệm lập pháp, hành pháp của các quốc gia có sự phát triển mạnh về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)
Từ những nhận định trên, tác giả chọn đề tài “Điều khoản độc quyền trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại Pháp luật Châu Âu, Hoa Kỳ và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật
(“Khóa luận”)
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn nhận hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ thương mại và xem nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả Lý Quý
Trung cho ra đời 2 quyển sách: “Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình
nhượng quyền kinh doanh” (2005) và “Mua franchise - cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” (2006)
Từ khía cạnh nghiên cứu pháp lý, có hàng loạt các bài viết được đăng trên
các tạp chí pháp lý như: “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ Luật Cạnh
tranh” (tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2007) tác giả Nguyễn Thanh Tú;
Trang 10“Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” của tác
giả Bùi Ngọc Cường (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 07/2007); Bài viết,
“Mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh” của Th.S Vũ Đặng Hải Yến (2008) (Tạp chí Luật học số
2/2008),…
Ở cấp độ Khóa luận tốt nghiệp, có khá nhiều tác giả đã viết về chủ đề nhượng quyền thương mại, đáng chú ý là khóa luận tốt nghiệp của tác giả
Nguyễn Quốc Tấn Trung với đề tài Các vấn đề pháp lý về kiểm soát hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (2014), Trường ĐH Luật
TP.HCM, chuyên ngành Quản trị Luật
Ở cấp độ Luận văn thạc sĩ, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về
vấn đề cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: (1) Agreements in
restrain of competition in franchise agreements in the prespectives of Vietnamese and EC competition law của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (Ho Chi Minh
University of Law – Lund University, Swenden – 2009); (2) Thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại của tác giả Bùi Thị Hằng
Nga (Trường ĐH Luật TP.HCM – 2009); và (3) Kiểm soát hợp đồng Nhượng
quyền thương mại theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ của tác giả Trần Thị Hồng Thúy (Trường ĐH Luật Hà Nội – 2010)
Ở cấp độ luận án Tiến sĩ, đã có ba luận án Tiến sĩ điển hình nghiên cứu về
hoạt động nhượng quyền thương mại của các tác giả: (1) Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam của
tác giả Vũ Đặng Hải Yến (Đại học Luật Hà Nội – 2009); (2) The Role and
Influence of Vietnam’s Franchise Law on the Development of Franchising: a Multiple Case Study của tác giả Nguyễn Bá Bình (University of New South
Wales, Australia); (3) Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Tình (Đại học
Luật Hà Nội – 2015)
Trang 11Các công trình nghiên cứu đều nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại một cách tất yếu, khách quan và cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại nếu được điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành sẽ khó áp dụng, không phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, vì vậy cần phải có những điều chỉnh phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả của Luật Cạnh tranh cũng như pháp luật
thương mại trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại Phần lớn
các công trình nghiên cứu, bài viết đều tập trung nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tiếp cận từng hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, chỉ có một bài viết của tác giả Bùi Ngọc Cường có đề cập và phân tích một số điều khoản mang tính độc quyền trong quan hệ nhượng quyền thương mại Tuy nhiên, người viết nhận thấy tác giả bài viết này chưa phân tích làm rõ bản chất của độc quyền và các điều khoản mang tính độc quyền trong quan hệ nhượng quyền thương mại, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cũng như bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ mà người viết quyết định tiếp tục làm rõ
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là các quan điểm, lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, cụ thể là các văn bản pháp luật tại Việt Nam: Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn;
Luật Cạnh tranh 2005 và các văn bản hướng dẫn; Đạo luật Sherman (Hoa Kỳ);
Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu và các văn bản hướng dẫn; Các án lệ liên quan
Khóa luận tập trung nghiên cứu và trình bày về bản chất của nhượng quyền thương mại và một số đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại; bản chất và cách thức điều chỉnh một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp
Trang 12đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể là 02 điều khoản mang tính chất độc
quyền: Điều khoản ấn định giá và Điều khoản ràng buộc bán kèm trong pháp
luật Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Khóa luận là làm rõ những vấn đề về thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh nói chung, pháp luật điều chỉnh các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh, chống độc quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam theo hướng cân bằng giữa tác động tích cực và tiêu cực của các điều khoản độc quyền trong hợp đồng, góp phần bảo vệ một cách hợp lý quyền
và lợi ích của các bên trong mối quan hệ nhượng quyền Song song đó, Khóa luận còn hướng đến cung cấp sự phân tích và kiến thức pháp lý hữu ích cho những cá nhân, tổ chức quan tâm đến nhượng quyền thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh… Tác giả quan tâm tới việc phân tích pháp luật Châu Âu và Hoa Kỳ về vấn đề điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, để áp dụng kinh nghiệm của hai chủ thể này đối với Việt Nam
6 Bố cục của khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Khóa luận được cơ cấu thành 02 chương với các nội dung cụ thể sau:
Chương 1 Tổng quan về hợp đồng nhượng quyền thương mại và điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại Chương I tập
trung làm rõ một số vấn đề lý luận về về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Khái
Trang 13niệm nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đặc điểm của
hợp đồng nhượng quyền thương mại); Phân tích bản chất điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, các yếu tố dẫn đến sự độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại thể hiện dưới một số điều khoản độc quyền điển hình
Chương II Một số điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Châu Âu và pháp luật Hoa Kỳ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam Chương II tập trung phân tích quy định của pháp luật
cạnh tranh Châu Âu, Hoa Kỳ về 02 điều khoản mang tính chất độc quyền: Điều
khoản ấn định giá; Điều khoản ràng buộc bán kèm, so sánh với quy định của pháp
luật cạnh tranh Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Trang 14Chương I TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề lý luận về hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.1.1 Khái niệm “nhượng quyền thương mại”1
Trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, “nhượng quyền thương mại” (franchise)
được hiểu khái quát là một mô hình kinh doanh trong đó một bên chủ thể kinh doanh cho phép một bên khác quyền kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ dưới thương hiệu của mình theo hình thức và phương pháp kinh doanh của mình ở một/một số địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hoặc tỷ lệ doanh thu của bên kinh doanh Nói cách khác, mô hình này cho phép một bên cho thuê thương quyền (bao gồm hệ thống các quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ sản xuất - kinh doanh, và mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng) và bên còn lại ngay lập tức khai thác thương quyền đã có uy tín (theo các điều kiện nhất định do các bên thoả thuận)
Hiện không có một định nghĩa thống nhất trên thế giới về nhượng quyền thương mại Có thể tìm thấy các định nghĩa khác nhau của các tổ chức, hiệp hội nhượng quyền:
Theo Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế - IFA (International
Franchise Association), nhượng quyền thương mại là một cách thức mở rộng kinh
doanh và phân phối hàng hoá và dịch vụ thông qua mối quan hệ cấp phép Trong nhượng quyền thương mại, người nhượng quyền thương mại (một người hoặc công
ty cấp phép cho bên thứ ba để tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu của họ) không chỉ xác định các sản phẩm và dịch vụ sẽ được cung cấp bởi bên nhận quyền (một người hoặc công ty được cấp giấy phép kinh doanh dưới nhãn hiệu và tên thương
với ý nghĩa tương đương nhau
Trang 15mại của bên nhượng quyền), mà còn cung cấp cho họ một hệ thống điều hành, thương hiệu và hỗ trợ.2
Liên đoàn Nhượng quyền thương mại Châu Âu – EFF (European
Franchise Federation) ban hành Quy tắc đạo đức kinh doanh nhượng quyền thương mại của Châu Âu (European Code of Ethics for Franchising), đã đưa ra
cách tiếp cận nhượng quyền thương mại từ đối tượng của nhượng quyền thương
mại, quyền và nghĩa vụ của các bên như sau: nhượng quyền thương mại là một hệ
thống tiếp thị hàng hóa/dịch vụ/công nghệ, dựa trên sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các chủ thể độc lập về mặt pháp lý là bên nhượng quyền và bên nhận quyền Bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền các quyền và áp đặt các nghĩa vụ, để tiến hành hoạt động kinh doanh theo cách thức kinh doanh của bên nhượng quyền Bên nhận quyền, đổi nghĩa vụ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp, lấy quyền sử dụng tên thương mại và/hoặc thương hiệu và/hoặc nhãn hiệu dịch vụ, bí quyết, phương thức kinh doanh và kỹ thuật, hệ thống quản lý và các quyền sở hữu công nghiệp và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác, được bên nhượng quyền hỗ trợ thương mại và kỹ thuật, trong khuôn khổ và thời hạn theo thỏa thuận nhượng quyền thương mại được
ký kết giữa các bên.3
Ủy ban Thương mại Liên bang của Hoa Kỳ - FTC (US Federal Trade Commission) xem nhượng quyền thương mại là quan hệ pháp luật được hình thành
trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền, theo đó:
[n]hượng quyền thương mại là bất kỳ một quan hệ thương mại liên tục hoặc thỏa thuận, không phân biệt tên được gọi, trong đó các điều khoản của thỏa thuận hoặc của hợp đồng quy định, hoặc bên nhượng quyền thương mại cam kết hoặc tuyên bố, bằng cách nói miệng hoặc bằng văn bản, rằng:
3
European Code of Ethics for Franchising & its national Extensions & Interpretations (amended 2003), part
3 Nguồn: http://www.eff-franchise.com/101/franchising-definition-description.html, truy cập ngày
04/4/2018
Trang 16(i) Bên nhận quyền có quyền tiến hành kinh doanh dưới thương hiệu được nhận diện hoặc có liên kết với bên nhượng quyền hoặc được quyền cung cấp, bán, hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ hoặc các loại mặt hàng được nhận diện hoặc có liên kết với thương hiệu của bên nhận quyền; và
(ii) Bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm soát chặt chẽ phương thức hoạt động của bên nhận quyền, hoặc cung cấp sự trợ giúp đáng kể trong phương thức hoạt động của bên nhận quyền; và
(iii) Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nhượng quyền, bên nhận quyền phải thanh toán hoặc cam kết thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu cho bên nhượng quyền hoặc các chi nhánh của nó.4
Tại Việt Nam, Điều 284 Luật Thương mại 2005 định nghĩa “[n]hượng quyền
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1 Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Khi so sánh quy định trong pháp luật Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và
Việt Nam, ta nhận thấy:
Thứ nhất, Hoa Kỳ định nghĩa nhượng quyền thương mại là một “hợp đồng”,
một “thỏa thuận”, trong khi Việt Nam khẳng định nhượng quyền thương mại là một
“hoạt động thương mại” Như vậy, Hoa Kỳ đã quy định đơn giản hóa hoạt động
4
Quy định về nhượng quyền thương mại của Uỷ ban thương mại Liên bang của Hoa Kỳ (FTC’s Disclosure Requirements and Prohibitions Concerning Franchising and Business Opportumities Ventures, 16 C.F.R 436.1(h))
Trang 17này, xem nó đơn thuần chỉ là một thỏa thuận, một sự thống nhất ý chí giữa hai chủ thể trong môi trường kinh doanh cùng với những dấu hiệu của hoạt động này Định nghĩa này tập trung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, phù hợp với pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ Dưới góc nhìn của pháp luật Việt Nam, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại với sự liệt kê chi tiết các đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những điều kiện đặc trưng, đồng thời cũng quy định quyền kiểm soát của bên nhượng quyền trong quan hệ này, tuy nhiên định nghĩa này chưa nêu nghĩa vụ bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền để được sử dụng quyền thương mại Trong khi đó, cách tiếp cận của pháp luật Châu Âu (“pháp luật EU”) có điểm khác biệt so với Hoa Kỳ và Việt Nam khi đưa ra định nghĩa
nhượng quyền thương mại là cách thức đưa hàng hóa, dịch vụ đến với khách hàng,
đồng thời nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền trong quan hệ thương mại này;
Thứ hai, đối tượng nhượng quyền trong pháp luật Hoa Kỳ không được quy
định chi tiết, chính vì thế mà phạm vi đối tượng trở nên rộng hơn rất nhiều so với cách quy định liệt kê trong pháp luật Việt Nam và pháp luật EU Trong 3 định nghĩa, có thể thấy pháp luật EU liệt kê khá chi tiết, đầy đủ các đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại và khẳng định các quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp là đối tượng không thể tách rời của hợp đồng này
Như vậy, có thể thấy mỗi quốc gia có một cách tiếp cận khác biệt về nhượng
quyền thương mại với những quy định không thống nhất Tuy nhiên, khi xem xét
tổng thể điểm chung của các định nghĩa, có thể rút ra bản chất của nhượng quyền thương mại: là một loại quan hệ pháp luật thương mại/kinh doanh được hình thành
trên cơ sở hợp đồng giữa các thực thể độc lập (về tư cách pháp lý) là bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền khai thác các giá trị thương mại của hệ thống các quyền thương mại thuộc sở hữu của mình (như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch
vụ, bí quyết kinh doanh, bí mật kinh doanh liên quan đến phương thức quản lý…) với tư cách pháp lý độc lập và trong quá trình khai thác đó bên nhận quyền phải trả
Trang 18phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại và bên nhượng quyền có thể ràng buộc bên nhượng quyền thương mại bởi các thỏa thuận nhằm duy trì tính hệ thống và để kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền thương mại trên cơ sở có hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng như một số cơ sở vật chất cần thiết cho bên nhận quyền thương mại.5
1.1.2 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại
FTC Hoa Kỳ đưa ra khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo hướng mô tả các vấn đề cần phải có trong hợp đồng, cụ thể như sau:
[h]ợp đồng nhượng quyền thương mại là một bản hợp đồng theo đó bên nhượng quyền:
- Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc
kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành của bên nhận quyền;
- Li-xăng nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ
theo nhãn hiệu của bên nhượng quyền; và
- Yêu cầu bên nhận quyền thanh toán cho bên nhượng quyền một khoản phí tối
thiểu
Trong khi đó, pháp luật EU và pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể định nghĩa hợp đồng nhượng quyền thương mại Luật Thương mại 2005 chỉ đưa ra quy định về hình thức6
và các nội dung trong hợp đồng nhượng quyền thương mại Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (“Nghị định 35”) đã giải thích một số thuật ngữ khác dựa trên
cụm từ “hợp đồng nhượng quyền thương mại”: quyền thương mại7
, kinh doanh theo
(2014), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.267-268
6
Điều 285 Luật Thương mại: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Trang 19phương thức nhượng quyền thương mại8, hợp đồng phát triển quyền thương mại9,
hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp10
Xét về mặt bản chất, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng là một giao dịch dân sự, vì vậy hợp đồng này cần có các đặc điểm chung của hợp đồng được quy định tại chương VIII Bộ luật dân sự 2015 Thêm vào đó, vì thể hiện một hoạt động thương mại đặc thù nên hợp đồng này cần đáp ứng các điều kiện đồng thời là các đặc điểm quy định tại Điều 284 Luật Thương mại
Nhìn chung, từ bản chất của nhượng quyền thương mại đã đề cập ở trên, có thể
hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng tương tự các loại hợp đồng thương mại khác, là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về mối quan hệ
nhượng quyền thương mại, bao gồm các nội dung cơ bản: chủ thể, đối tượng của hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên, phương thức giải quyết tranh chấp trong mối quan hệ nhượng quyền
1.1.3 Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Căn cứ vào các phân tích về khái niệm hợp đồng thương mại nêu trên, có thể thấy rằng hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng thương mại mang nhiều yếu tố tương đồng với các hợp đồng license nhãn hiệu, hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng đại lý Tuy nhiên, hợp đồng nhượng quyền thương mại vẫn có những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các loại hợp đồng thương mại khác
kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại
mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định
10
Khoản 10 Điều 3 Nghị định 35: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhượng
quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung
Trang 201.1.3.1 Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “thương quyền”
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù, đối tượng trong hợp đồng nhượng quyền không phải là hàng hóa hay dịch vụ như trong các hợp đồng thương mại thông thường mà nó là các quyền thương mại gắn liền với chủ một chủ thể kinh doanh - “thương quyền” Về bản chất, thương quyền là tổng hợp các quyền thương mại mang tính chất độc quyền của bên nhượng quyền (được pháp luật công nhận và bảo vệ), thường sẽ gắn với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, như nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền tác giả
Quan điểm của Ủy ban Châu Âu về thương quyền trong quan hệ nhượng
quyền được ghi nhận tại Điều 1.3a Nghị quyết 4087/1988 về áp dụng Điều 81(3)
Hiệp ước EC đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại (Commission
Regulation (EEC) No 4087/88 of 30 November 1988 on the application of Article
85 (3) of the Treaty to categories of franchise agreements), đó là “một tổ hợp những quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc bên giao gắn liền với nhãn hiệu, tên thương mại, biển hiệu, biểu tượng kinh doanh, bí quyết kinh doanh, quyền tác giả, quyền đối với sáng chế được bên nhận quyền khai thác nhằm mục đích bán/phân phối hàng hóa/dịch vụ cho người tiêu dùng”
Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ nội dung của thương quyền tại khoản 6, Điều 3 Nghị định 3511 Theo đó, ta nhận thấy thương quyền bao gồm (i) quyền được
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức do bên nhượng quyền quy định và gắn
(1) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh
doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
(2) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
(3) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng
quyền thương mại chung;
(4) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển
quyền thương mại
Trang 21với các đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của bên nhượng quyền như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền và (ii) quyền phái sinh từ quyền này (quyền cấp lại quyền
thương mại cho chủ thể khác) Như vậy, nhìn chung quy định của Việt Nam có phần rộng hơn EU khi đề cập quyền phái sinh cũng là một bộ phận của thương quyền trong quan hệ nhượng quyền Các yếu tố sở hữu trí tuệ thuộc thương quyền trong quy định của pháp luật Việt Nam và EU có nét tương đồng, tuy nhiên, so với
EU, pháp luật Việt Nam không đề cập bí mật kinh doanh12, quyền tác giả, quyền đối với sáng chế
Mục đích người chủ thương hiệu hướng đến khi tiến hành nhượng quyền thương mại là mở rộng phạm vi phân phối, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình bằng cách cho phép người khác sử dụng thương hiệu, bí quyết và san sẻ tiềm năng thị trường mình đang có Thương quyền được chuyển giao là tổng hòa các yếu tố tạo nên tiềm năng đó, đây cũng là đặc trưng giúp phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với các hoạt động chuyển giao công nghệ hay chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp khác.13
Theo nhận định trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Tình,
“khi xem xét các yếu tố của quyền thương mại trong quan hệ nhượng quyền
thương mại, cần đặt chúng trong mối quan hệ gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau”
bởi bản chất của nhượng quyền thương mại là hoạt động chuyển giao cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định gắn với các yếu tố nhận biết thương nhân cho bên nhận quyền14
Thương quyền trong hợp đồng nhượng quyền
phải được hiểu là một “gói tài sản trí tuệ” – gói quyền được bên nhượng chuyển
doanh, tuy nhiên yếu tố này không được nhắc đến trong quy định về quyền thương mại tại Nghị định 35
13
Nếu như trong hoạt động license, đối tượng bên nhận chuyển giao hướng tới là có được quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế hữu ích để ứng dụng trong quá trình sản xuất, thu lợi nhuận từ phân phối các sản phẩm đó thì mục tiêu bên nhận quyền trong quan hệ nhượng quyền quan tâm là nắm giữ và vận hành một mô hình kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp chỉ là một
bộ phận bên cạnh các yếu tố khác như khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo, quy trình quản lý,…
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, tr.35
Trang 22giao một cách trọn vẹn, bên nhận quyền có thể sử dụng gói tài sản trí tuệ này để kinh doanh một cách độc lập trong hệ thống nhượng quyền Sự tách rời hay sử dụng không đầy đủ các yếu tố trong gói quyền này có thể dẫn đến phá vỡ tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, gây thiệt hại cho bên nhượng quyền, các bên nhận quyền khác và cả bên nhận quyền vi phạm
1.1.3.2 Chủ thể của hợp đồng là những thương nhân có quyền kinh doanh độc lập
Theo quy định của đa số quốc gia, chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập Đây là điều kiện tiên quyết để các chủ thể được tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại15, đồng thời là cơ sở để các bên được sở hữu lợi nhuận có được cũng như tự chịu rủi ro từ các cửa hàng/địa điểm kinh doanh của mình trong hệ thống nhượng quyền Khi các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại, bản chất của mô hình này cho phép bên nhượng quyền có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền, song song đó là nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chu trình quản lý, đào tạo cho bên nhận quyền, thế nhưng điều này không có nghĩa bên nhượng quyền làm thay bên nhận quyền việc kinh doanh Cách quy định tại Điều 284 Luật Thương
mại 2005 “…bên nhận quyền tự mình tiến hành…” cho thấy bên nhận quyền nhân
danh mình tiến hành hoạt động kinh doanh Theo đó, bên nhận quyền phải tự bỏ vốn, tự tiến hành sản xuất/phân phối hàng hóa, dịch vụ theo mô hình có từ gói quyền mua được, tự chịu trách nhiệm cũng như các rủi ro trong kinh doanh tại cửa
hàng của mình
15
Pháp luật Hoa Kỳ quy định cụ thể bên nhượng quyền phải có tư cách pháp nhân theo loại hình
“corporation” hoặc limited liability company – công ty trách nhiệm hữu hạn (“LLC”), tùy vào sự lựa chọn của mình (Nguồn: https://iclg.com/practice-areas/franchise-laws-and-regulations/usa#chaptercontent2, truy cập ngày 26/4/2018)
Pháp luật Australia nhấn mạnh các yêu cầu về mặt chủ thể đối với các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại, theo đó bên nhượng quyền phải là một công ty TNHH theo quy định tại the Corporation’s Act
2010, công ty này có thể thuộc sở hữu nước ngoài hoặc là một đơn vị phụ thuộc của tổ chức nước ngoài (Nguồn: https://iclg.com/practice-areas/franchise-laws-and-regulations/australia#chaptercontent4, truy cập ngày 26/4/2018)
Ngoài ra, pháp luật Hoa Kỳ, Australia còn quy định bên nhượng quyền phải thực hiện các điều kiện về đăng ký nhãn hiệu hành hóa, dịch vụ, logo và các dấu hiệu nhận diện thương mại khác
Trang 23Yếu tố tư cách chủ thể là một tiêu chí giúp phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với hoạt động của chi nhánh Nếu như mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp là mối quan hệ phụ thuộc thì quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là quan hệ tương tác hỗ trợ Bởi, chi nhánh hoạt động dưới cùng tên thương mại, công nghệ, chịu sự điều hành, quản lý của doanh nghiệp và hoạt động vì lợi ích của doanh nghiệp, lợi nhuận của chi nhánh thuộc về doanh nghiệp còn bên nhận quyền tuy hoạt động dưới tên thương mại của bên nhượng quyền nhưng đây là hoạt động kinh doanh một cách hoàn toàn độc lập: bên nhận quyền được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; và bên nhận quyền được tự do tiến hành các hoạt động kinh doanh khác ngoài hợp đồng nhượng quyền thương mại16
Mục đích tham gia quan hệ nhượng quyền cũng là một yếu tố cho thấy chủ thể của hợp đồng nhượng quyền là các thương nhân hoạt động kinh doanh độc lập trên thị trường Bên nhận quyền tìm đến bên nhượng quyền tiềm năng để mua các quyền thương mại và sử dụng chúng để kinh doanh, thu lợi nhuận, cũng có thể kèm theo các mục đích khác như học hỏi kinh nghiệm, khảo sát thị trường Đây là phương thức để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhanh chóng gia nhập thị trường, đồng thời tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh Hoặc theo chiều ngược lại, nhượng quyền thương mại là cách thức bên nhượng quyền mở rộng phạm vi hoạt động mô hình kinh doanh của mình Chủ thương hiệu không cần bỏ quá nhiều vốn mà có thể nhờ vào tiềm lực kinh tế của các bên nhận quyền trong
hệ thống để gia tăng nhanh chóng “độ phủ sóng” thương hiệu, góp phần nâng cao
uy tín, giá trị thương hiệu Mục tiêu tăng lợi nhuận17 cũng là đích hướng đến của
bộ hoạt động kinh doanh theo mô hình của bên nhượng quyền Để thực hiện mục tiêu của mình, bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí còn bên đại lý/bên nhận ủy thác không phải chịu bất
cứ chi phí nào khi thực hiện hợp đồng đại lý/ủy thác (trừ tiền đặt cọc sẽ được hoàn lại)
Trang 24bên nhượng quyền, lợi nhuận đó đồng thời có được từ mô hình kinh doanh được quảng bá rộng khắp thông qua chuỗi cửa hàng nhượng quyền cũng như phí nhượng quyền từ các bên nhận quyền
1.1.3.3 Trách nhiệm duy trì và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại
Các bên nhận quyền phải tuân thủ các quy định của mô hình nhượng quyền và chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền để đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống nhượng quyền thương mại
(i) Các bên nhận quyền phải tuân thủ các quy định của mô hình nhượng quyền thương mại
Xuất phát từ bản chất kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại là hình thức bên nhượng quyền và các bên nhận quyền cùng cung ứng hàng hóa, dịch
vụ dưới cùng một tên thương mại, nhãn hiệu, công thức, hình thức quảng cáo, các bên nhận quyền phải tuân thủ chặt chẽ các quy định bên nhượng quyền đặt để đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống Nghĩa vụ sử dụng đầy đủ các yếu tố trong tổ hợp quyền thương mại được đặt ra đối với các bên nhượng quyền, các bên nhận quyền phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn để bày trí theo tiêu chuẩn, áp dụng đúng các công thức để cung ứng hàng hóa, dịch vụ, thực hiện hoạt động quảng cáo theo đúng nét đặc trưng riêng của cửa hàng gốc bên nhượng quyền đã tạo lập
Nét đặc trưng riêng của mỗi mô hình kinh doanh nhượng quyền là điều cuốn hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của hệ thống Ở khía cạnh là người tiêu dùng, khách hàng thường nhận diện theo hướng tất cả các cơ sở trong hệ thống nhượng quyền đều cùng một chủ sở hữu Như vậy, khi một cửa hàng nhượng quyền trong hệ thống cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng có thể đánh đồng chất lượng của toàn bộ hệ thống không tốt, làm ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng sản phẩm của khách hàng Để tránh nguy cơ này, bên nhượng quyền thường yêu cầu tuân thủ các quy định của hệ thống để đảm bảo
Trang 25sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống Tuy nhiên, sự đồng bộ trong quan hệ nhượng quyền chỉ là sự đồng bộ tương đối, mức độ đồng bộ sẽ phụ thuộc vào chính sách của mỗi hệ thống nhượng quyền, được quy định rõ trong hợp đồng nhượng quyền.18 Với sự nhận biết của khách hàng như trên, việc thiết lập và vận hành hệ thống nhượng quyền một cách đồng bộ là một trong những yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống nhượng quyền
Có thể lấy ví dụ trong một cửa hàng nhượng quyền của chuỗi cửa hàng Phở 24H, nếu trong quá trình chế biến chủ cửa hàng không sử dụng công thức hoặc nguyên liệu như sự chỉ dẫn của chủ thương hiệu thì sau khi đã thưởng thức một bát phở tại cửa hàng đó, khách hàng khó có thể quay lại bởi, hương vị tại cửa hàng
đó không phải là hương vị họ định chọn khi cân nhắc giữa hàng trăm thương hiệu phở khác Mỗi cửa hàng nhượng quyền trong mắt khách hàng là một đại diện chính thức của thương hiệu, sự thay đổi trong bất kỳ yếu tố nào của một cửa hàng
có thể khiến khách hàng tẩy chay các cửa hàng còn lại của hệ thống bởi họ cho rằng, toàn bộ chuỗi cửa hàng đó đã thay đổi như vậy
(ii) Bên nhận quyền chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền để đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, với yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ trong toàn hệ thống nhượng
quyền thương mại, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của các bên nhận quyền trong hệ thống Đây là quyền luật định, có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tuy nhiên nó có thể bị lợi dụng để
chi phối thế cân bằng giữa hai chủ thể trong hợp đồng
Có thể thấy, quyền lực này được bộc lộ ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng khi gần như toàn bộ các hợp đồng nhượng quyền thương mại đều là hợp đồng mẫu
do bên nhượng quyền soạn thảo Là người tạo lập ra mô hình kinh doanh, nắm trong tay quyền sở hữu thương hiệu, bên nhượng quyền là chủ thể nắm rõ nhất
tính chất mô hình kinh doanh, định hướng sản phẩm, đối tượng khách hàng tiềm
Trang 26
năng Chính vì thế, các điều khoản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, các đối tượng quyền thương mại được chuyển nhượng, các điều khoản về giá cả, chất lượng, cách thức sản xuất/phân phối/cung ứng hàng hóa, dịch vụ… (tạm gọi là
điều khoản cứng) gần như không thể đặt lên bàn đàm phán Cùng với mục đích
đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống, điều này còn có thể được lý giải là nhằm đảm bảo sự công bằng giữa tất cả các bên nhận quyền Bên cạnh các điều khoản cứng, trong hợp đồng nhượng quyền vẫn có các điều khoản các bên có thể thỏa thuận như phí nhượng quyền hay chi phí đào tạo, trang trí, quảng cáo… (tạm gọi
là điều khoản mềm) Tuy nhiên, vị thế giữa các chủ thể trong việc xác lập các điều
khoản này không phải lúc nào cũng cân bằng mà phụ thuộc vào các yếu tố: (i)
Xuất phát điểm của hợp đồng nhượng quyền: ai tìm đến ai? Nếu đây là trường
hợp chủ thương hiệu mang mô hình kinh doanh của mình tìm đến các nhà đầu tư nhằm mở rộng hệ thống hoặc nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng của một mô hình kinh doanh mới và đặt vấn đề với chủ sở hữu thì nhà đầu tư (bên nhận quyền tiềm năng) hoàn toàn có thể tham gia soạn thảo các điều khoản mềm, điều chỉnh theo hướng tăng quyền lợi cho mình Ngược lại, nếu thương hiệu đã được biết đến rộng rãi, có lượng khách hàng ổn định, tiềm năng phát triển lớn, dễ dàng thu hút đầu tư, thì lúc này, chủ thương hiệu có lợi thế hơn trong việc chi phối sự thỏa thuận các
điều khoản mềm (ii) Bên nhận quyền không thể nắm được hợp đồng giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền khác, trong khi đó, bên nhượng quyền có thể viện dẫn kinh nghiệm giao kết hợp đồng và năng lực kiểm soát có được khi điều hành hệ thống nhượng quyền, để đưa ra những lý do, lập luận khiến lợi thế trong hợp đồng nghiêng về phía mình
Thứ hai, để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, bên nhượng
quyền thường có những hoạt động thường xuyên trợ giúp, hỗ trợ cho bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh Bên nhận quyền có quyền, đồng thời cũng
là nghĩa vụ, tiếp nhận các trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện kỹ năng kinh doanh Dù là chủ thể kinh doanh độc lập, bên nhận quyền vẫn chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền trong các khâu của quá trình kinh doanh: lựa chọn
Trang 27nguyên vật liệu, quá trình sản xuất/phân phối hàng hóa hay cung ứng ứng dịch vụ, chiến dịch quảng cáo, tiếp thị… Sự kiểm soát này là cần thiết bởi nó đảm bảo hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền hoạt động, phát triển theo đúng hoạch định và sự mong đợi của chủ sở hữu thương hiệu Mức độ kiểm soát tùy thuộc vào tính chất của từng mô hình nhượng quyền (sản xuất/phân phối/cung ứng dịch vụ) được thể hiện cụ thể trong điều khoản quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền
Không giống như các quan hệ thương mại thông thường khác, nhượng quyền thương mại tồn tại sự gắn kết chặt chẽ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền bởi vì nhượng quyền thương mại về bản chất là sự nhân rộng mô hình kinh tế của một thực thể kinh doanh giống hệt nhau Vì vậy, bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải tạo ra mối quan hệ liên tục, thông suốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh dưới cùng tên thương mại để đảm bảo tạo ra những bản sao hoàn hảo và đem lại lợi nhuận tối đa cho các bên.19
Có thể thấy, đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với các hoạt động license hay chuyển giao công nghệ Đối với các hoạt động này, bên nhận chuyển giao có quyền tự do sử dụng đối tượng được chuyển giao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát nào của bên chuyển giao
1.1.3.4 Sự tồn tại của thoả thuận mang tính hạn chế cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền thương mại
Xuất phát từ bản chất quan hệ nhượng quyền là quan hệ thương mại trong đó các bên kinh doanh cùng một loại hàng hóa, dịch vụ với cùng thương hiệu, việc bên nhượng quyền và bên nhận quyền tiếp cận cùng một nhóm đối tượng khách hàng là điều tất yếu Thêm vào đó, bên nhượng quyền và bên nhận quyền là các chủ thể kinh doanh độc lập về tư cách pháp lý và tài chính, cũng như các chủ thể kinh doanh khác, mục đích lợi nhuận luôn được bên nhận quyền và bên nhượng quyền đặt lên hàng đầu Theo quy luật thị trường, để tăng lợi nhuận, các bên luôn phải
Trang 28
cạnh tranh trong việc cải tiến sản phẩm (về giá, chất lượng, định lượng một đơn vị sản phẩm, cách thức phục vụ,…) nhằm thu hút khách hàng Có thể thấy, bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể phá vỡ tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống nhượng quyền Đồng thời, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều nhận thức được nhu cầu cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền là khách quan, tất yếu Nhằm tránh nguy cơ sự cạnh tranh làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, cũng như để đảm bảo tính hệ thống của mô hình kinh doanh, các bên trong hợp đồng có xu hướng thiết lập các điều khoản mang tính hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền, như điều khoản ấn định giá bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ, điều khoản phân chia thị trường tiêu thụ,… Các điều khoản này giúp các bên có thể đảm bảo các yêu cầu nhằm duy trì và phát triển hệ thống nhượng quyền, đồng thời đảm bảo lợi nhuận nhất định dựa trên mức giá bán cố định, lượng khách hàng theo khu vực kinh doanh được phân chia,…20
Các điều khoản này có thể bị cấm theo pháp luật cạnh tranh và lý do các bên đưa ra để được miễn trừ là nhằm đảm bảo tính đồng
bộ, thống nhất của hệ thống nhượng quyền
Như vậy, có hai yếu tố dẫn đến sự tồn tại của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: (i) Hạn chế rủi ro xuất phát từ sự cạnh tranh mang tính tất yếu giữa các thương nhân kinh doanh một loại hàng hóa, dịch
vụ dưới cùng một tên thương mại; và (ii) Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền
1.2 Điều khoản mang tính chất độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.2.1 Khái quát các điều khoản mang tính chất độc quyền
Theo từ điển Black Law, “độc quyền” (monolopy) được định nghĩa là một đặc
quyền hoặc lợi thế đặc biệt được trao cho một hoặc một số cá nhân hoặc công ty, bao gồm quyền (hoặc quyền lực) để thực hiện một hoạt động thương mại cụ thể, sản
Trang 29
xuất một mặt hàng cụ thể hoặc kiểm soát việc cung ứng một mặt hàng cụ thể21 Ở
phương diện kinh tế học, độc quyền là một hình thái thị trường mà ở đó, chỉ duy nhất tồn tại một đơn vị cung (người bán) hoặc một đơn vị cầu (người mua)
Từ góc độ nhượng quyền thương mại, tính chất độc quyền ở đây được gắn liền với tính đồng bộ của hệ thống thương quyền của bên nhượng quyền Bên nhận quyền phải khai thác mô hình kinh doanh theo đúng các quy định và quy trình do bên nhượng quyền đặt ra, bao gồm cả việc chỉ định nguồn nguyên liệu đầu vào, giá bán và thị trường kinh doanh Mục đích của nhượng quyền thương mại là nhân rộng
mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền tạo lập và hoạt động hiệu quả trên một phạm vi địa lý nhất định theo sự định hướng của bên nhượng quyền, chính vì vậy, việc tạo ra và duy trì tính độc đáo và đồng bộ của mô hình kinh doanh đóng vai trò then chốt Tính đồng bộ trong của chuỗi cửa hàng nhượng quyền chỉ có thể được bảo đảm khi các bên nhận quyền – các mắt xích của chuỗi tuân thủ trung thành, thống nhất mô hình kinh doanh, khai thác bí quyết kinh doanh một cách nhất quán trong toàn mạng lưới nhượng quyền thương mại.22
Để đạt được mục đích này, bên nhượng quyền thường đưa vào hợp đồng các
điều khoản mang tính chất độc quyền Có thể hiểu “Điều khoản độc quyền” trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại là các điều khoản mà quyền thiết lập nội dung
của nó thuộc về hoặc có xu hướng thuộc về một bên trong hợp đồng, cụ thể là bên
nhượng quyền do chủ thể này được nắm trong tay quyền kiểm soát hoạt động kinh
doanh của toàn hệ thống “Điều khoản độc quyền” còn có thể hiểu là các điều khoản giúp các bên có đặc quyền hay lợi thế nhất định về một yếu tố trong hoạt động kinh
doanh, ví dụ như độc quyền về lãnh thổ, độc quyền cung cấp sản phẩm
Có thể thấy, từ góc độ pháp luật thương mại, các thỏa thuận này là cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống, bảo vệ bí quyết kinh doanh, uy tín của thương hiệu,
22
Nguồn: quyen-trong-hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai-so-sanh-phap-luat-viet-nam-phap-va-lien-minh-chau-au, truy cập ngày 27/4/2018
Trang 30http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien-tap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/385-mot-so-dieu-khoan-doc-hạn chế rủi ro đánh mất lợi thế của chủ sở hữu thương hiệu Chính vì thế, dạng điều khoản này luôn tồn tại một cách tất yếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại Tuy nhiên, nếu nhìn ở một góc độ cạnh tranh, các điều khoản này mang bản chất hạn chế cạnh tranh, có thể ảnh hưởng tới lợi ích của bên nhận quyền, người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác trên thị trường sản phẩm liên quan Trong một số trường hợp, bên nhận quyền – về nguyên tắc là một chủ thể kinh doanh độc lập – có nguy cơ trở thành người làm thuê cho bên nhượng quyền, hoặc trở thành bàn đạp để nhà cung cấp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
1.2.2 Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại thường tồn tại những dạng điều khoản độc quyền sau:
1.2.2.1 Điều khoản về duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới
nhượng quyền thương mại
Dạng điều khoản này bao gồm (i) Điều khoản ấn định giá; và (ii) Điều khoản ràng buộc bán kèm (tying), theo đó:
(i) Điều khoản ấn định giá: điều khoản quy định bên nhận quyền phải cam kết cung ứng hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) theo một mức giá được quy định cụ thể hoặc theo cách xác định mức giá trong hợp đồng Giá được ấn định có thể là giá bán sản phẩm trực tiếp hoặc giá tối đa/tối thiểu bên nhận quyền được cung ứng cho khách hàng
(ii) Điều khoản ràng buộc bán kèm (Tying): điều khoản bắt buộc bên nhận quyền phải mua hàng hóa, sản phẩm từ bên nhượng quyền hoặc từ bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định Sản phẩm được bán kèm có thể là đối tượng của hoạt động phân phối hoặc là một bộ phận, nguyên, vật liệu dùng trong hoạt động kinh doanh được nhượng quyền hoặc ở một số dạng biến thể khác, sản phẩm được bán kèm có thể không liên quan đến đối tượng của quan hệ nhượng quyền
Trang 31Lý do tồn tại của dạng điều khoản này là nhằm đảm bảo sản phẩm được cung cấp từ các cửa hàng khác nhau có giá cả, chất lượng đồng nhất, từ đó duy trì tính chất, đặc trưng, uy tín của thương hiệu được nhượng quyền Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác, các điều khoản này có thể trở thành công cụ để bên nhượng quyền thực hiện các toan tính khác gây bất lợi cho bên nhận quyền và người tiêu dùng, vi phạm pháp luật cạnh tranh
Về điều khoản ấn định giá, có thể thấy điều khoản này có khả năng vi phạm
quyền tự do ấn định giá của các thương nhân độc lập Vì chất lượng sản phẩm tại các cửa hàng nhượng quyền đồng nhất, giá cả là một yếu tố tác động rất lớn đến quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng, khách hàng sẽ có xu hướng mua sản phẩm tại các cửa hàng có giá bán thấp hơn Rõ ràng, thỏa thuận ấn định giá cung ứng sản phẩm giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền đã triệt tiêu quyền tự
do quyết định giá bán sản phẩm của bên nhận quyền, loại bỏ cạnh tranh về giá và làm mất đi quyền lựa chọn của khách hàng Chính vì thế, pháp luật nhiều quốc gia đều quy định các thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc thỏa thuận ấn định mức giá tối đa/tối thiểu, thỏa thuận cùng tăng giá… là hành vi bị cấm
do ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh Tuy nhiên, trên thực tế điều khoản này vẫn tồn tại vì lý do đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của mô hình kinh doanh nhượng quyền, đây cũng là cách bên nhượng quyền né tránh sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh
Về điều khoản Mua kèm bán kèm Các bên nhận quyền là những chủ thể kinh
doanh độc lập, họ có quyền tự do chọn nhà cung cấp hàng hóa, nguyên liệu cho mình Tuy nhiên, tính đồng nhất về chất lượng là yêu cầu tiên quyết trong hoạt động của toàn bộ hệ thống nhượng quyền Bên nhượng quyền có cơ sở lo ngại tính đồng nhất này bị phá vỡ, sản phẩm cung cấp ra thị trường kém chất lượng khi trên thị trường không có loại nguyên, vật liệu đặc biệt cần cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc các bên nhận quyền lựa chọn nhà cung cấp không đáp ứng yêu cầu chất lượng Chính vì thế, bên nhượng quyền luôn cố gắng đưa vào hợp đồng điều khoản xác định nhà cung cấp là mình hoặc là bên thứ ba Thỏa thuận này có ảnh hưởng
Trang 32tiêu cực đến sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sản phẩm, nguyên, vật liệu trong thị trường liên quan, vô hiệu hóa quyền mua hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà sản xuất cung cấp hàng tốt, giá rẻ hơn trên thị trường, từ đó là tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của bên nhận quyền Điều khoản này còn ẩn chứa mục đích giúp bên nhượng quyền gia tăng lợi nhuận qua các sản phẩm bán kèm, hoặc thu lợi từ thỏa thuận với nhà cung cấp về việc hưởng hoa hồng từ hợp đồng cung cấp giữa bên nhận quyền và các nhà cung cấp được bên nhượng quyền chỉ định Bằng lý do đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống, điều khoản mua kèm bán kèm luôn xuất hiện trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, có ảnh hưởng nhất định đến sự cạnh tranh giữa các thương nhân cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu bị ràng buộc bán kèm quyền thương mại trên thị trường và lợi ích của bên nhận quyền trong hệ thống
1.2.2.2 Điều khoản phân chia thị trường
Bên cạnh thỏa thuận ấn định giá, các bên trong hợp đồng còn có thể thiết lập các thỏa thuận phân chia thị trường (theo lãnh thổ, loại hình hay quy mô của khách hàng, hay theo bất kỳ tiêu chí nào khác) nhằm giảm sức ép cạnh tranh và tạo sự độc quyền trong khu vực được phân chia23 Theo nhận định của tác giả Bùi Thị Hằng
Nga trong quyển sách Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại, điều khoản phân chia thị trường có thể tồn tại ở 2 hình thức:
(i) Điều khoản phân chia khu vực kinh doanh, thể hiện dưới các nội dung như: cấm bên nhận quyền bán hàng ngoài phạm vi của mình; bên nhận quyền chỉ được khai thác hệ thống nhượng quyền thương mại tại một cơ sở duy nhất; bán sản phẩm theo hợp đồng tại một địa điểm xác định; không dịch chuyển hàng hóa từ địa điểm của mình đến địa điểm thuộc khu vực kinh doanh của cửa hàng khác (đối với kiểu nhượng quyền phân phối); hay chỉ bán một số lượng sản phẩm cố định; và
an Nhân dân, tr.138
Trang 33(ii) Điều khoản phân chia khách hàng, thể hiện dưới một số nội dung như: bên
nhận quyền trong hợp đồng không được tranh giành khách hàng với bên nhượng quyền và bên nhận quyền khác; bên nhận quyền chỉ được bán hàng cho người sử
dụng cuối cùng hoặc bên nhận quyền khác.24
Có thể thấy, khi xác lập quan hệ nhượng quyền thương mại, các bên đã nhận thấy được rủi ro về lợi nhuận khi phải cạnh tranh với thương nhân khác trong hệ thống kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ dưới cùng một tên thương mại, chất lượng, giá cả, hướng đến một đối tượng khách hàng Tuy nhiên, cạnh tranh giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền là sự cạnh tranh giữa những chủ thể có mối quan
hệ đối tác – hợp tác, để đảm bảo hài hòa lợi ích và hiệu quả kinh doanh của hệ thống, các bên dễ dàng đi đến những thỏa thuận nhằm phân chia thị trường tiêu thụ hoặc cung ứng sản phẩm Điều khoản dạng này giúp bên nhận quyền không bị đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh từ chính hệ thống nhượng quyền thương mại, từ đó giúp họ độc quyền lợi nhuận thu được tại khu vực kinh doanh được phân chia Theo
nhận định của tác giả Nguyễn Thị Tình, hệ quả của hành vi này là “hạn chế, thậm
chí loại bỏ cạnh tranh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền cũng như giữa các bên nhận quyền với nhau trong một khu vực địa lý nhất định nhằm đảm bảo cho bên nhận quyền một thị trường không có sự hiện diện của bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền khác trong hệ thống, thông qua đó gia tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận của các bên thuộc hệ thống nhượng quyền”25
1.2.2.3 Điều khoản buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan đến hợp đồng
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, hành vi bên nhượng quyền buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng có nội hàm rộng, bao gồm các điều khoản như:
Trang 34
1 Các dạng thể hiện khác của điều khoản tying: Theo tác giả Nguyễn Thị Tình, điều khoản Tying còn có các dạng biến thể khác như: Buộc bên nhận quyền mua các sản phẩm không liên quan đến đối tượng của hợp đồng; Dành cho bên nhận quyền đó những điều khoản thuận lợi hơn nếu như bên nhận quyền đó mua một sản phẩm khác của nhà cung cấp; bên nhượng quyền yêu cầu khách hàng hạn chế sử dụng hoặc cung cấp với một sản phẩm ràng buộc, một sản phẩm khác không
do nhà cung cấp chỉ định.26 Theo đó, ngoài việc nhận chuyển giao phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền (quyền thương mại), bên nhận quyền còn phải mua thêm hàng hóa, dịch vụ khác không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng chính (hợp đồng nhượng quyền) hoặc phải thực hiện những nghĩa vụ không đương nhiên phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại, nằm ngoài phạm
vi cần thiết để thực hiện hợp đồng
2 Điều khoản ấn định chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Trên thực tế, ngoài ấn định giá bán, các bên còn có thể ấn định chất lượng sản phẩm cung ứng hoặc thỏa thuận về dịch vụ hậu mãi nhằm triệt tiêu sự cạnh tranh về chất lượng giữa các cửa hàng trong hệ thống Điều khoản này có thể được các bên sử dụng với lý do nhằm đảm bảo một tiêu chuẩn chất lượng thống nhất trong hệ thống nhưng nhìn ở góc độ kinh tế, thỏa thuận đã triệt tiêu sự cạnh tranh về chất lượng diễn ra một cách tự nhiên giữa các bên, đồng nghĩa với chất lượng sản xuất, cung ứng sản phẩm không được quan tâm cải thiện, ảnh hưởng lợi ích người tiêu dùng
3 Điều khoản hạn chế quảng cáo: Theo tác giả Bùi Thị Hằng Nga, trong quan
hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có quyền thực hiện hoạt động quảng cáo cho toàn bộ hệ thống Do việc quảng cáo nằm ngoài khu vực kinh doanh của bên nhận quyền có thể dẫn đến dịch chuyển khách hàng, nhất là đối với nhượng quyền dịch vụ, bên nhượng quyền thường có những quy định bên nhượng quyền có
thể đưa ra các yêu cầu đối về việc hạn chế quảng cáo đối với bên nhận quyền bằng
các quy định như: bên nhận quyền không được thực hiện quảng cáo về địa điểm
Trang 35
bán hàng; không quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất định; không quảng cáo so sánh và các thỏa thuận khác về nội dung quảng cáo27
4 Điều khoản nghĩa vụ không cạnh tranh: khi cho phép bên nhận quyền kinh doanh dưới tên thương mại, tiêu chuẩn và bí quyết kinh doanh của mình, bên nhượng quyền chịu rủi ro khi bên nhận quyền có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh của mình khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc Nhằm đảm bảo hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến lợi ích của mình và các bên nhận quyền khác khi quan hệ nhượng quyền thương mại chấm dứt, bên nhượng quyền thường yêu cầu bên nhận quyền cam kết thực hiện các nghĩa vụ như: không tham gia vào hoạt động kinh doanh tương đồng với mô hình nhượng quyền trong thời gian thực hiện hợp đồng và một thời gian nhất định sau khi chấm dứt hợp đồng; không tìm mọi cách lôi kéo khách hàng của hệ thống nhượng quyền sau khi chấm dứt hợp đồng; buộc người lao động ký cam kết không cạnh tranh khi bắt đầu công việc theo mẫu của bên nhượng quyền; không tuyển dụng hoặc lôi kéo người lao động của các bên trong hệ thống nhượng quyền trong một thời gian nhất định sau khi chấm dứt hợp đồng…28
1.2.2.4 Điều khoản về license29
Do đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là các đối tượng sở hữu trí tuệ, trong hợp đồng nhượng quyền luôn có các điều khoản quy định nghĩa vụ của bên nhượng quyền phải chuyển giao cho bên nhận quyền quyền sử dụng (license) một số đối tượng sở hữu trí tuệ và một số đối tượng khác như: bí quyết, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, sáng chế, tên thương mại, uy tín đối với
khách hàng,… Theo bài viết của tiến sĩ Bùi Ngọc Cường, “điều khoản này dẫn đến
một trong các nghĩa vụ cơ bản của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền – đó
là phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ được
Trang 36chuyển giao và bảo vệ quyền lợi các bên nhận quyền trước bên thứ ba, nghĩa là loại
bỏ sự cạnh tranh đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và các dấu hiệu thương mại”30
Về mặt pháp luật của như thực tiễn, điều khoản này nói về hoạt động license
và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ – những vấn đề gắn liền với vấn đề cạnh tranh giữa các thương nhân Về cơ bản, việc thực hiện điều khoản này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật sở hữu trí tuệ
1.3 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1990 khi nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Một trong những thương hiệu tiên phong và đã nhanh chóng thành công thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại là cà phê Trung Nguyên, nối tiếp là Highland Cafe, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Mai Linh… Kể từ năm 2007 khi Việt Nam tham gia WTO, cam kết mở cửa thị trường phân phối cho nhà đầu tư nước ngoài31 đã tạo điều kiện cho nhượng quyền thương mại phát triển mạnh mẽ, nhiều thương hiệu quốc tế như KFC, Thai Express, Coffee Bean, Bread Talk, Lotteria… đã thâm nhập thị trường Việt Nam, kéo theo sự thành công và lợi nhuận cho của các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ
Nếu như trong giai đoạn bùng nổ, hoạt động nhượng quyền thương mại chủ yếu thuộc lĩnh vực dịch vụ ăn uống thì trong 03 năm trở lại đây, cơ cấu các lĩnh vực
có dấu ấn nhượng quyền thương mại đã trở nên đa dạng hơn, mở rộng từ giáo dục,
tự động hóa, thẩm mĩ, dịch vụ tư vấn, lưu trú, bán lẻ… với các thương hiệu quốc tế Sylvan Learning, Wall Street English, EcoDisk, MonoSpace, Oracle, ActionCOACH,… Đặc biệt, với quy mô dân số trẻ, thu nhập người dân không
chí Nhà nước và pháp luật, số 07/2007, tr.41-42
31
Xem Biểu cam kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, Phần 4 Dịch vụ phân phối, Mục D
Dẫn theo Trần Việt Dũng (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, trường ĐH Luật
TP.HCM (2014), tr.259
Trang 37ngừng tăng cao, hoạt động bán lẻ ở Việt Nam phát triển vô cùng sôi động, thị trường bán lẻ trở thành miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư, dẫn đến cuộc đua khốc liệt giữa hàng loạt các công ty lớn như FamilyMart, MiniStop, Aeon và gần đây là GS25 của Tập đoàn GS Retail (Hàn Quốc) và 7-ELEVEN32 với hệ thống các cửa hàng tiện lợi phát triển theo xu hướng thế giới
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay đặt
ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này Theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005, cụ thể từ Điều
284 đến Điều 291, quy định về định nghĩa hoạt động nhượng quyền thương mại, hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, vấn đề nhượng lại quyền thương mại và đăng ký nhượng quyền thương mại Các quy định này của Luật Thương mại đã được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị định 35 (đã được sửa đổi bởi Điều 8, Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP)
Như đã phân tích ở phần 1.1.2, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại được tiến hành giữa các thương nhân độc lập về địa vị pháp lý và lợi nhuận, cùng tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng khách hàng trên thị trường, do đó luôn có sự cạnh tranh nhất định giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và giữa các bên nhận quyền với nhau Thêm vào đó, các bên còn phải thực hiện yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, hạn chế tính rủi ro của phương thức kinh doanh đặc thù này Nhằm cân bằng lợi ích, hạn chế xung đột và tối đa hóa lợi nhuận, các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại có xu hướng thiết lập các thỏa thuận chung để kiểm soát hành vi của nhau, điển hình là các điều khoản mang tính chất độc quyền được phân tích sơ bộ tại mục 1.2.2 Các thỏa thuận này có thể trở thành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các bên, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí là bên yếu thế hơn
Nguồn: http://www.moit.gov.vn/web/guest/nhuong-quyen-thuong-mai1, truy cập ngày 05/5/2018
Trang 38trong quan hệ (bên nhận quyền) Chính vì thế, để đảm bảo sự cạnh tranh diễn ra khách quan trong thị trường hoạt động nhượng quyền hướng đến, hoạt động nhượng quyền thương mại cần chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh
Tại Việt Nam, hiện chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại Chính vì vậy, các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ được điều chỉnh trực tiếp bởi nguồn luật duy nhất là Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn Theo đó, quyết định cấm hay cho phép các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam chỉ dựa vào mức độ chi phối thị trường của các bên – thị phần kết hợp, cố định là 30% Pháp luật cạnh tranh chưa xem xét đến quyền lực thương hiệu của bên nhượng quyền hay yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền – đặc trưng
và cũng là yêu cầu tiên quyết cho sự tồn tại của mô hình kinh doanh này Như thế,
có thể thấy pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh hiện nay không điều chỉnh triệt để đối với hoạt động nhượng quyền thương mại khi không đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại (Luật Thương mại) với pháp luật cạnh tranh Đối với vấn đề này, pháp luật Hoa Kỳ, Châu Âu đã có sự quan tâm từ khá sớm, ghi nhận những ngoại lệ của luật cạnh tranh khi xem xét các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gắn liền với bản chất của hoạt động nhượng quyền
Với sự tồn tại tất yếu của cạnh tranh và điều khoản hạn chế cạnh tranh được thiết lập trong hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa các bên như trên, đặt ra nhu cầu điều tiết hành vi cạnh tranh của pháp luật nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong quan hệ nhượng quyền thương mại Trong phạm
vi Khóa luận này, người viết tập trung phân tích làm rõ cách thức điều chỉnh một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể là
02 điều khoản: Điều khoản ấn định giá và Điều khoản ràng buộc bán kèm trong
pháp luật châu Âu, Hoa Kỳ, từ đó đề xuất hướng sửa đổi pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nhượng quyền thương mại là một quan hệ thương mại đặc thù, trong đó một bên là chủ sở hữu độc quyền của thương quyền/quyền thương mại chuyển nhượng quyền khai thác thương quyền đó cho một bên khác trên một thị trường nhất định với các điều kiện do mình thiết lập Sự vận hành của hệ thống nhượng quyền được gắn liền với tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống và đây chính là các yếu tố dẫn đến việc hình thành các điều khoản hạn chế cạnh tranh, có tính chất độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền như điều khoản ấn định giá hay điều khoản ràng buộc bán kèm Các điều khoản này đã hạn chế sự cạnh tranh một cách nhất định khi triệt tiêu các quyền tự do kinh doanh cơ bản của bên nhận quyền và bên thứ ba, từ
đó ảnh hưởng đến quyền chọn sản phẩm của người tiêu dùng Để đảm bảo sự cạnh tranh diễn ra khách quan trong hoạt động nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại cần chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh
Trong bối cảnh hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra sôi nổi tại Việt Nam hiện này, việc quản lý các hoạt động có khả năng bóp méo cạnh tranh là cần thiết Pháp luật cạnh tranh, ở đây, phải đóng vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, đến nay các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam chưa hướng tới điều chỉnh nhượng quyền thương mại Các quy định
và nguyên tắc của Luật cạnh tranh còn rất khái quát và chưa điều chỉnh trực tiếp được quan hệ nhượng quyền thương mại với những đặc điểm nội tại như tính đồng
bộ, tính độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ, quyền kiểm soát của bên nhượng quyền… Từ đó, đặt ra vấn đề phải phát triển các quy định trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại Yêu cầu cốt lõi
là các quy định của pháp luật cạnh tranh không triệt tiêu đặc trưng của quan hệ nhượng quyền thương mại, đồng thời tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, hiệu quả khi các bên thiết lập quan hệ nhượng quyền
Trang 40Chương II MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT CHÂU ÂU VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Pháp luật Châu Âu điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bởi hai nguồn luật cơ bản: (i) Pháp luật chung của Liên
minh bao gồm Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu (The Treaty Establishing
the European Community – sau đây gọi tắt là Hiệp ước EC) và Nghị quyết 4087/88
về áp dụng Điều 81(3) Hiệp ước EC đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại,
sau này được thay thế bằng Nghị quyết 2790/1999 về áp dụng Điều 81(3) Hiệp
ước EC đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và hành
động phối hợp (Commission Regulation (EC) No 2790/1999 on the application of
Article 81(3) of the Treaty to categories of vertical agreements and concerted practices – sau đây gọi tắt là Nghị quyết 2790/1999) và (ii) Các án lệ, trong đó,
Pronuptia là một án lệ điển hình ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Ở Hoa Kỳ, vấn đề cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được điều
chỉnh bởi Đạo luật Sherman, trong đó “lập luận hợp lý” (Rule of reason) là một
trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật cạnh tranh Khi xác định một hành vi
có bị cấm theo Đạo luật Sherman hay không cần phải xem xét trên cả hai khía cạnh tác động của hành vi: (i) tác động khuyến khích cạnh tranh và (ii) tác động ngăn cản
cạnh tranh Điều này được làm rõ trong các án lệ State Oil, Leegin, Siegel,
Kentuckey, Subsolutions…
Tại Việt Nam, vấn đề cạnh tranh được điều chỉnh bởi Luật cạnh tranh 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Cạnh tranh) và văn bản hướng dẫn là Nghị định
116/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 116) Pháp luật cạnh tranh Việt
Nam không phân chia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và chiều