Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH Sumitomo electric
Sự ra đời và phát triển của công ty Sumitomo Electric Interconnect
Thông tin chung về công ty Sumitomo Electric Interconnect Product Vịêt Nam ( SEPV)
- Tên công ty : Công ty TNHH Sumitomo Electric Interconnect Product Việt Nam
- Địa chỉ: Lô 3, đường TS 14, khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh
- Đặc điểm: Là công ty 100% vốn đầu tư của Nhật Bản
- Điện thoại: 02413714880 ( Số máy lẻ 311- HCNS)
Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng điện tử Đồng thời thực hiện kinh doanh đa dạng hoá các mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách hàng, góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ của công ty và cũng đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường, công ty đã đề ra những nội dung cho hoạt động kinh doanh của mình là:
- Tổ chức gia công, lắp ráp các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty
- Liên kết với các đơn vị trong tập đoàn để tiến hành sản xuất và xuất khẩu Tuy mới chỉ đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng do có được nguồn vốn dồi dào của tập đoàn mẹ nên công ty cũng đã lớn mạnh và có chỗ đứng trong tập đoàn và có chỗ đứng trên thị trường Để có được thành quả như vậy là do sự nỗ lực hết mình của toàn thể công nhân viên trong công ty Và đặc biệt là công ty biết cách quản lí và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của mình như nguồn lực về vốn, tài sản, vật tư,nguồn lao động… a)Tổ chức và tinh thần hoạt động
*)Sơ đồ tổ chức của công ty Sumitomo Electric Interconnect Product Việt Nam bao gồm 3 bộ phận
- Nghiên cứu và phát triển
- Coi trọng nguồn nhân lực
- Hoạt động mang tính tầm nhìn
- Lợi ích cá nhân đi cùng lợi ích xã hội b)Lĩnh vực kinh doanh: Gồm 3 lĩnh vực
- Công nghệ thông tin và viễn thông
- Dây điện và thiết bị, năng lượng c)Chiến lược phát triển tầm nhìn 2007- 2012
- Mở rộng sự hiện diện toàn cầu
- Tăng cường công nghệ hàng đầu
- Đạt 3 mục tiêu hàng đầu:
+ Loại bỏ kinh doanh không hiệu quả
+ Đứng thứ 3 trên thế giới về bán hàng,công nghệ và lợi nhuận
+ Dành vị trí nằm trong 3 sản phẩm hàng đầu trên thế giới trong mỗi phân khúc thị trường ( Hiện tại đang có nhiều sản phẩm nằm trong tốp 10 sản phẩm hàng đầu)
Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới việc sử dụng lao động tại công ty SEPV
2.1: Chiến lược, cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty SEPV Đứng đầu công ty là tổng giám đốc: Ông Kino, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung cho mọi hoạt động sản xuất và quản lí công ty Hỗ trợ cho tổng giám đốc là 3 giám đốc phụ trách tình hình sản xuất và quản lí 3 nhà máy và quản lí các phòng ban chức năng.Bao gồm:
Giám đốc nhà máy sản xuất trục in (Roller) : Ông Kino và ông Harada
Giám đốc nhà máy sản xuất linh kiện dây nối điện tử bản dẹp mềm (FFC): Ông Kobayashi
Giám đốc nhà máy sản xuất mạch in mềm (FPC): Ông Kojima và ông Nozaki
Bộ phận hành chính: Ông Kino
-Tiến trình đi vào hoạt động và sản xuất:
-Nhà máy sản xuất trục cho máy in: Tháng 06/2007
-Nhà máy sản xuất linh kiện dây nối điện tử bản dẹp mềm : Tháng 06/2007
- Nhà máy sản xuất mạch in mềm : Tháng 01/2008
-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí công ty SEPV
Ban giám đốc công ty:
Có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với ban chấp hành đảng uỷ và tổ chức công đoàn triển khai nghị quyết của Đảng uỷ trong việc định hướng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và các giải pháp tháo gỡ khó khăn đưa đơn vị đi vào thế ổn định
GĐ (FFC) GĐ( FPC) GĐ(ROLLER HCNS
Tổng giám đốc công ty:
Trực tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lí kinh doanh và quản lí tài chính của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về kết quả kinh doanh hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp.
Phòng tổ chức hành chính:
Giúp tổng giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, quản lí cán bộ, quản lí cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của các bộ phận và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên. Đề xuất các phương án về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, sắp xếp, quản lí và sử dụng lao động, các phương án về phân cấp quản lí thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình tổ chức quản lí của công ty
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động Thực hiện kỉ luật lao động trong đơn vị, đề xuất các giải pháp, biện pháp và hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với người lao động nhằm động viên những cá nhân, tập thể có thành tích tốt, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của công ty.
Trưởng phòng tổ chức hành chính:
Có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ của phòng
Các phòng kinh doanh, phòng quản lí kho:
Giúp tổng giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ, mở rộng mặt hàng theo nhiệm vụ đã được phân công Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý , năm, lập phương án kinh doanh, phương án khai thác cơ sở vật chất, đảm bảo kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh và dịch vụ của phòng đều đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, không vi phạm pháp luật, không để tồn đọng dây dưa kéo dài gây hậu quả xấu cho công ty.
Các thủ tục về xuất khẩu và nhập khẩu thì phải có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hải quan, tờ khai hải quan phải được vào sổ quản lí tại bộ phận trước ban quản lí trước khi trình lên tổng giám đốc và gửi vào phòng tài chính kế toán một bộ hồ sơ để kết hợp đôn đốc, theo dõi việc tiếp nhận xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện các nghiệp vụ quản lí trong và sau khi bán hàng.
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của phòng mình và trực tiếp báo cáo cho giám đốc về các phương án kinh doanh, thời gian thực hiện hợp đồng, hiệu quả kinh doanh từng lô hàng và biện pháp xử lí tồn đọng Định kì hàng tháng báo cáo giám đốc tiến độ và kết quả mà phòng được giao.
Phòng tài chính kế toán:
Giúp tổng giám đốc trong khâu quản lí tài chính của toàn công ty, tổ chức hạch toán chặt chẽ, đầy đủ và đúng theo pháp lệnh thống kê- kế toán của nhà nước Định kì báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị cho tổng giám đốc và các cơ quan cấp trên theo yêu cầu quy định hiện hành của nhà nước.
Kết hợp với phòng ban chức năng của các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị đề xuất các biện pháp thực hiện và giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch đó.Theo dõi các tiến độ thực hiện hợp đồng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng hóa đơn chứng từ, đôn đốc việc thu nộp tiến hành tiền thuế theo luật định và hoàn tất thủ tục tài chính sau khi kết thúc hợp đồng.
Trưởng phòng tài chính kế toán:
Có trách nhiệm bố trí cán bộ công nhân viên trong phòng sao cho phù hợp với chuyên môn, năng lực của mỗi người, đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác hạch toán kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lí và phục vụ trong kinh doanh Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Ban thanh tra bảo vệ:
Giúp giám đốc trong việc thanh tra và kiểm tra mọi hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn về tài sản hàng hóa, trật tự trong cơ quan.
Phát hiện các vụ việc tiêu cực, đề xuất các biện pháp xử lí, ngăn ngừa để nhằm đảm bảo sự nghiêm minh trong việc chấp hành các biện pháp chính sách của nhà nước và quy định của cơ quan về công tác quản lí tài chính, quản lí kinh doanh và kỉ luật lao động.
Mặt hàng kinh doanh của công ty:
SEPV là công ty lớn thuộc tập đoàn Sumitomo Electric Industry có bề dày lịch sử trong thương trường Công ty kinh doanh đa dạng hóa các mặt hàng gồm có:
Trong đó mặt hàng kinh doanh chủ yếu và truyền thống của công ty là dây cáp và trục máy in
TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SUMITOMO ELECTRIC INTERCONNECT
Phân tích tình hình sử dụng số lao động của công ty SEPV trong thời gian qua
2.1.1: Tình hình biến động về số lượng lao động trong những năm qua
Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng và cơ bản nhất vẫn là con người Con người là tài sản vô giá quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức Nhưng để khai thác, sử dụng có hiệu quả lao động thì không phải là điều dễ dàng mà trái lại nó rất khó khăn và phức tạp Để có thể sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động của mình thì trước tiên các đơn vị phải biết được tổng số lao động của mình là bao nhiêu và tình hình biến động của chúng ra sao.
Trong những năm qua tình hình biến động số lượng lao động của công ty SEPV được chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình biến động số lượng lao động qua các năm của công ty SEPV
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Năm 2007, công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tuyển tổng cộng là 1641 lao động cả trực tiếp và gián tiếp vào làm việc Trong số lao động đó có 70 lao động làm việc ở các phòng ban trong công ty, số lao động còn lại làm việc trực tiếp tại các phân xưởng của công ty.
Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên công nhân của công ty đình công đòi tăng lương Chính vì vậy công ty đã cắt giảm số lượng lao động từ
1641 xuống còn 1570, làm số lượng lao động năm 2008 giảm hơn 2007 là 71 người.Tuy cắt giảm số lượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất nhưng công ty lại tuyển thêm 5 nhân viên, trong đó phòng kinh doanh là 2 người, phòng ngoại quan là 1 người và phòng tiếp vận là 2 người nhằm mục đích đưa công ty thoát khỏi tình hình khó khăn trên Ngoài ra do khủng hoảng kinh tế nên số công nhân ở xưởng sản xuất dây cáp và trục in được san sang xưởng sản xuất mạch in mềm mới được thành lập đầu năm 2008.
Năm 2009, khi tình hình kinh tế trên thế giới cũng như nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi trở lại, việc kinh doanh của công ty cũng ngày càng thuận lợi nên số lao động trước đây làm việc ở hai xưởng sản xuất trục in và dây cáp được trở về xưởng mà mình đã làm Tuy nhiên số lượng lao động của công ty trong năm 2008 không đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất hàng ngày Vì vậy tháng 6/2009 công ty đã tuyển thêm 130 lao động, trong đó có 5 nhân viên văn phòng làm việc trong phòng kế toán và phòng hành chính nhân sự Số lao động còn lại trực tiếp tham gia sản xuất.Trong số công nhân mới tuyển đó hầu như được đưa vào xưởng sản xuất mạch in mềm. Năm 2010 cũng như năm 2009, tình hình kinh doanh thuận lợi nên công ty tiếp tục tuyển thêm lao động Công ty đã tyển thêm 150 lao động vào làm việc chính thức. Ngoài ra công ty còn tuyển thêm lao động thời vụ làm việc trong 3 phân xưởng khi cần thiết nhằm tăng năng suất, sản lượng kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như xu hướng của thế giới.
Như vậy trong 4 năm số lượng lao động của công ty không ngừng thay đổi Số lao động tăng từ 1641 người năm 2007 lên 1850 người năm 2010, tăng 209 người trong vòng 4 năm Với số lao động tăng lên như vậy công ty đã sử dụng lao động ra sao.Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn.
B ng 2.2: Tình hình s d ng s lao ử dụng số lao động của công ty giai đoạn 2007 – ụng số lao động của công ty giai đoạn 2007 – ố lao động của công ty giai đoạn 2007 – động mua hàng của công ty gần đây: ng c a công ty giai o n 2007 – ủa công ty đ ạt động mua hàng của công ty gần đây:
Năm Tổng số lao động Lao động thường xuyên Lao động dôi dư
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 4 năm qua công ty đã lien tục tăng số lượng lao động nhưng số lao động này được công ty sử dụng hết, không để dôi dư Nếu chỉ nhìn vào tình hình biến động số lượng này thì ta thấy công ty sử dụng số lượng lao động khá tốt. Để tìm hiểu xem thực chất công ty đã sử dụng số lượng lao động của mình hiệu quả chưa, chúng ta phân tích yếu tố cơ cấu lao động của công ty.
2.1.2: Phân tích cơ cấu lao động của công ty SEPV
Chúng ta tìm hiểu cơ cấu lao động của công ty SEPV theo 3 chỉ tiêu là: cơ cấu lao động theo giới tính, cơ cấu lao động theo độ tuổi và cơ cấu lao động theo tính chất lao động.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty SEPV
Các bộ phận Giới tính Tổng
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Qua bảng số liệu trên của công ty ta thấy rằng, tỉ lệ nam – nữ của công ty là có sự chênh lệch nhau rất lớn Nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam rất nhiều Tuy nhiên điều này không hề gây mất cân đối trong lao động mà lại rất phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty Đối với công ty SEPV lao động sản xuất mang tính chất thủ công là chủ yếu, và đặc điểm nổi bật của công ty là rất cần nhiều lao động nữ Bởi vì lao động nữ với tính chất khéo léo, chịu khó thích hợp với công việc bend, tape, gập dây cáp, còn nam giới thì thích hợp hơn với công việc điều khiển máy móc, vận hành thiết bị Nhưng lao động nữ cũng gây ra điều bất lợi cho công ty ở chỗ: họ vừa là người lao động của công ty vừa là người phụ nữ trong gia đình nên ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất ở công ty ra thì họ còn phải giữ chức vụ là người vợ, người mẹ Do đó, trong những năm qua công ty phải cho lao động nữ nghỉ đẻ, nghỉ chăm sóc con ốm…Vì vậy họ cũng làm ảnh hưởng tới công việc chung của công ty.
Với cơ cấu lao động theo độ tuổi: Công ty có thể xem là nơi có đội ngũ lao động trẻ. Độ tuổi của họ từ 20 đến 50 kể cả ban lãnh đạo công ty Cơ cấu về độ tuổi được chỉ ra ở bảng dưới đây.
B ng 2.4: C c u lao ơn vị tính: 1000đ ấu lao động theo độ tuổi của công ty SEPV động mua hàng của công ty gần đây: ng theo động mua hàng của công ty gần đây: ổi của công ty SEPV ủa công ty tu i c a công ty SEPV Độ tuổi ( Tuổi) Số lao động
Công nhân đóng gói sp
Công nhân kiểm tra hàng
Công nhân gia công sản phẩm
Công nhân gia công sản phẩm
Công nhân đóng gói sản phẩm
( Nguồn : Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, lao động của công ty có độ tuổi rất trẻ Hầu hết công nhân làm việc đóng gói, công nhân gia công sản phẩm và công nhân kiểm tra hàng có độ tuổi rất trẻ từ 20 – 30 tuổi, một số nằm trong khoảng 30 – 40 tuổi. Độ tuổi từ 20 – 30: Các lao động trong độ tuổi này phần lớn là công nhân gia công sản phẩm, công nhân đóng gói và công nhân kiểm hàng Độ tuổi này chiếm phần lớn tổng số lao động của công ty ( chiếm 80.34%) Trong đó đội ngũ kế toán và văn phòng là 60 người, còn lại là công nhân làm việc trực tiếp tại các phân xưởng. Độ tuổi từ 30 – 40: Ở độ tuổi này hầu hết lao động của công ty là những người gia công sản phẩm và bên ngoại quan Độ tuổi từ 41 – 50: Độ tuổi này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số toàn bộ lao động của công ty, chiếm chỉ 0.66% Trong đó bộ phận ban giám đốc có 4 người chiếm 0.22% và bên kĩ thuật là 8 người, chiếm 0.44% Độ tuổi trên 50 là công ty không có Người nhiều tuổi nhất ở công ty cũng không quá
50 Còn lại đội ngũ lao động đều rất trẻ.
Với cơ cấu lao động theo tính chất lao động: Công ty đã phân ra thành hai loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
B ng 2.5: C c u lao ơn vị tính: 1000đ ấu lao động theo độ tuổi của công ty SEPV động mua hàng của công ty gần đây: ng theo tính ch t lao ấu lao động theo độ tuổi của công ty SEPV động mua hàng của công ty gần đây: ng c a công ty ủa công ty.
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%)
( Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Ta thấy rằng theo tính chất lao động thì công ty có lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng rất cao 94.86% gấp 19 lần lao động gián tiếp (5.14%) Sự chênh lệch này cũng là hợp lí vì công ty SEPV là công ty Nhật Bản, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng hiện đại với các dây chuyền máy móc hiện đại đòi hỏi đội ngũ lao động trực tiếp nhiều hơn để phục vụ sản xuất và kinh doanh Tỉ lệ lao động gián tiếp là nhỏ nhưng đảm bảo điều hành tất cả công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Như thế công ty có đội ngũ lao động gián tiếp tinh gọn và hiệu quả tránh được những lãng phí không cần thiết.
Tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian vừa qua.
Bảng 2.6: Số ngày vắng mặt của lao động trong công ty những năm qua. Đơn vị tính: 1000đ n v : ng y ị văn phòng của công ty àng của công ty gần đây:
Nghỉ do bị kỷ luật 0 0 2 0
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty SEPV
2.2.1: Phân tích về chất lượng lao động của công ty qua các năm
Lao động là một yếu tố quan trọng nhất nhưng đồng thời cũng là một yếu tố khó sử dụng nhất trong các yếu tố như: vốn, công nghệ, do vậy việc quản lý và sử dụng lao động ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty Để thấy được sự thay đổi chất lượng của lao động trong công ty, ta xem xét bảng chất lượng lao động qua 3 năm của công ty.
BẢNG 2.7: Chất lượng lao động của công ty trong 3 năm
Số người TT% Số người TT% Số người TT% 2009/2008 2010/2009
1.Trình độ ĐH, CĐ,TC 95 6.4 90 5.6 95 5.4 -5 5
( Nguồn : Số liệu phũng hành chớnh nhõn sự của SEPV
Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua 3 năm Cụ thể như sau :
Năm 2008 tổng số nhõn viờn của công ty là 75 người trong đó những người có trình độ Đại học và trên Đai học là 60 người chiếm tỷ trọng gần 86 % Đến năm
2009, công ty có số nhõn viờn là 80 người chiếm tỷ trọng 93% tăng lên 5 người so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 12%.Đây là tỷ lệ tăng rất cao, điêu này chứng tỏ công ty rât chú trọng đến viêc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty tuyển dụng đội ngũ cán bộ trình độ cao sẽ tạo ra lọi thế cho công ty.
Năm 2010, số nhõn viờn của công ty là 95 người, tăng lên 15 người so với năm
2009 trong đó số người có trình độ Đại học là 75 người tăng lên 15 người so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14% Đội ngũ nhõn viờn của công ty ngày càng có chất lượng cao Lao động là yếu tố nguồn lực rất quan trọng của các công ty nên đội ngũ lao động có chất lượng cao là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong kinh doanh
Công ty đang dần trẻ hóa đội hình lao động nhằm phát huy thế mạnh của mình. Qua số liệu ở biểu 4 cho thấy tổng số cỏn bộ cụng nhõn viờn của công ty luôn thay đổi và trình độ nhõn viờn của công ty đang từng bược được nâng cao cho phự hợp với những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thi trường Chất lượng đội ngũ cỏn bộ cụng nhõn viờn là rất quan trọng ,phải luôn nâng cao chất lượng của đội ngũ nhõn viờn thì công ty mới mong có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường , nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ Và bằng cách đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng lao động, công ty đã nâng cao được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu qủa lao đông Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng đến phát triển chất lượng đội ngũ lao động mà không phân bổ lao động một cách hợp lý thì việc sử dụng lao động vẫn chưa đạt hiệu quả cao Do đó ta phải phân tích tình hình phân bổ lao động và sử dụng lao động của công ty.
Bảng 2.8: Tình hình phân bổ và sử dụng cán bộ công nhân viên của công ty:
2009/2008 2010/2009 Số người TT% Số người TT% Số người TT% CL TL% CL TL% Tổng số lao động Trong đó
1.Ban giám đốc, ban lãnh đạo 8 10,6 8 10 8 8,4 0 0
4 Phòng kinh doanh + kĩ thuật
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Qua số liệu trên cho ta thấy số lao động ở các phòng ban, của công ty có những biến động cụ thể qua các năm như sau:
- Ban giám đốc, ban lónh đạo có số người không thay đổi vẫn bao gồm 1 tổng giám đốc, 4 giám đốc và 3 người trong ban lónh đạo.
- Phòng hành chính lao động năm 2008 có số lao động là 20 người chiếm tỷ trọng 26,7% trong tổng số lao động, năm 2009 là 22 người chiếm tỷ trọng 27,5% trong tổng số lao động, tăng lên 2 người so với năm 2008
- Phòng kế toán năm 2008 số lượng 11 người chiếm tỉ trọng 14,7% trong tổng số lao động Năm 2009 khụng có sự thay đổi trong tổng số lao động trong công ty.Nhưng năm 2010 thỡ lại cú sự thay đổi rừ rệt, tăng 4 người chiếm tỉ trọng 15,8%.
- Phòng kinh doanh + kĩ thuật năm 2008 số lao động là 10 người chiếm tỷ trọng là 13,3%, năm 2009 là 12 người chiếm tỷ trọng15%, tăng 2 người so với năm 2008.Sang năm 2010 số lao động là 14 người cú sự thay đổi
- Phòng Marketing năm 2008 với số lượng lao động là 13 người chiếm tỉ trọng la 17,3%, năm 2009 là 13 người chiếm tỷ trọng 16,3%, khụng cú sự thay đổi so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,3% Sang năm 2010 số lao động là 17 người tương ứng với gần 18%, đó cú sự thay đổi đáng kể
Qua phân tích sự thay đổi số lượng lao động ở các phòng ta thấy công ty luôn có sự thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh Sự phân bổ lao động cũng hợp lí nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng lao động cao Sự phân bổ lao động này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty vì nếu số lượng lao động tại các phòng ban mà dư thừa hay thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng không đồng đều trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dung lao động Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta cần tính đến khả năng sinh lời của 1 nhân viên, NSLĐ, hệ số sử dụng chi phí tiền lương, doanh lợi chi phí tiền lương
BẢNG 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
Cỏc chỉ tiờu Đơn vị tính TH
4 -43.306 -12.23 Tổng chi phí hoạt động nt 284.373 390.269 345.944 105.899 27.1 -44.325 -12.81 Tổng lợi nhuận nt 734 7.037 8.056 6.303 89.7 1.019 12.64
Số nhõn viờn bỡnh quõn Người 1570 1700 1850 130 7.6 150 8.1
0.95 2281 3.28 Khả năng sinh lời của 1 NV
Hiệu quả sử dụng CPTL đ/đ 7.7 7.43 7.39 -0.27 -
3.50 -0.04 -0.54 Mức lương BQ của 1 LĐ 1000đ 1450 1950 2250 500 25.6 300 13.3
(Nguồn: Bỏo cỏo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SEPV)
Các đơn vị giá trị này công ty đã đưa về cùng một thời điểm trị giá năm 2008, nghĩa là công ty đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá của việt nam
Khi xét đến khả năng sinh lời của một nhân viên là xét tới khả năng một lao động đem lại bao nhiêu đông lợi nhuận Dựa vaò biểu ta thấy năm 2008 một lao động tạo ra 14.724(nđ) lợi nhuận, tăng 1428(nđ) lợi nhuận, năm 2009 một lao động tạo ra 16.152(nđ) lợi nhuận, tăng 1428 (nđ) so với năm 2008 ứng với tỷ lệ tăng là 9.7% Do khả năng sinh lời của một nhân viên cao dẫn tới mức lương bình quân của một nhân viên cao, năm 2008 mức lương bình quân của một nhân viên là 1450(nđ/ lao động 1 người lao động tháng) so với năm 2008 ứng với tỷ lệ tăng là 2.63% Ngoài lương, hàng tháng nhân viên còn được hưởng chính sách khen thưởng nếu họ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, công việc được giao.
Tổng quỹ lương tăng lên ,NSLĐ giảm nhưng lương vẫn tăng Nhìn vào hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm đi Cụ thể năm 2008 hiệu quả sử dụng CFTL là 7.7%còn năm 2009 là 7.43% giảm 0.27%ứng với tỷ lệ giảm là 3.51% Đây là dấu hiệu chưa tốt vì một đồng CFTL bỏ ra nhưng doanh thu tương ứng lại giảm.
Nhìn chung các chỉ tiêu năm 2009 đều tăng so với năm 2008 nhưng hiệu quả thực sự thì chưa tốt, do chi phí tiền lương tăng nhưng doanh thu không tăng tương ứng Sang đến năm 2010 công ty đã có một số thay đổi, cụ thể:
*So sánh năm 2010– 2009 ta thấy:
Số nhân viên bình quân của năm 2009 tăng lên 130 người ứng với tỷ lệ tăng là 7.6%, tỷ lệ tăng của nhân viên bình quân chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn tới NSLĐ bình quân của một nhân viên năm 2009 đạt 71.808(nđ) so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ là 3.28.
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty SEPV
Thời gian làm việc theo quy định:
Cán bộ công nhân viên làm việc ở phòng, ban theo giờ hành chính và làm việc tại xưởng sản xuất theo điều 68 bộ luật lao động quy định như sau:
- Không làm việc quá 8 giờ trong 1 ngày.
- Không làm quá 48 giờ /tuần.
- Cán bộ công nhân viên có thể làm thêm nhưng không quá 4 giờ /ngày và 200 giờ /năm.
- Trong thời gian nghỉ làm việc người lao động được nghỉ giữa ca 30 phút, trong đó đã bao gồm giờ ăn trưa (tối).
- Là phụ nữ trong những ngày của phụ nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút.
- Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút tính trong giờ làm việc và được hưởng nguyên lương.
- Lao động trong công ty làm việc 24 ngày một tháng, mỗi tháng được nghỉ 4 chủ nhật và 2 thứ 7 Ngày lễ, tết, quốc khánh được nghỉ và hưởng nguyên lương. Nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù.Nếu làm thêm vào ngày nghỉ thì được gấp 3 lần lương chính thức Nếu làm thêm vào ngày bình thường thì được 150% lương cơ bản.
Lao động trong công ty nếu làm việc đủ 12 tháng thì sẽ được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương theo chế độ sau:
- Nghỉ 12 ngày đối với người lao động làm việc bình thường.
- Người nào làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc.
- Nếu người lao động nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính để nghỉ phép.
- Năm nào tính số ngày nghỉ cho năm đó, nếu ngày nghỉ mà người lao động phải làm việc không nghỉ được thì hưởng nguyên tiền nghỉ phép.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không ăn lương.
- Nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương với các trường hợp sau:
Con kết hôn: nghỉ 1 ngày.
Bố, mẹ, vợ, chồng chết: nghỉ 1 ngày.
Nghỉ lễ: Theo điều 73 bộ luật lao động quy định.
- Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày.
- Tết âm lịch: nghỉ 4 ngày.
Bảng 2.11: Số giờ làm việc thực tế bình quân trong ngày của công ty SEPV. n v : gi /ng y Đơn vị tính: 1000đ ị văn phòng của công ty ời àng của công ty gần đây:
Chỉ tiêu Số giờ làm việc thực tế bình quân/ngày
(Nguồn: Số liệu phòng hành chính nhân sự của công ty SEPV)
Theo thống kê ở trên đã chỉ ra các phòng hành chính trong công ty cũng như các phân xưởng sản xuất đều sử dụng hết thời gian làm việc trong ngày theo quy định của công ty Ngoài ra do yêu cầu của công việc nhiều khi họ phải làm tăng ca, nên số giờ làm việc của họ trên thực tế còn nhiều hơn Năm 2007 xưởng Roller có thời gian làm việc bình quân cao nhất là 7.7 giờ/ngày Còn các phòng ban và xưởng khác cũng chỉ làm theo giờ quy định.
Trong những năm tiếp theo công ty đã cố gắng sử dụng tối đa quỹ thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên và mọi người lao động trong công ty.Cường độ vể thời gian trên đã cho chúng ta thấy sự phát triển của công ty Quỹ cường độ thời gian càng nhiều chứng tỏ việc kinh doanh của công ty là tốt, hầu như ở bộ phận nào cũng có tình trạng làm thêm giờ để có thể đáp ứng yêu xuất hàng khi khách hàng yêu cầu.
Tình hình sử dụng cường độ lao động của công ty SEPV
Cường độ lao động là từ ngữ dùng để nói đến khả năng hoàn thành công việc của người lao động Đối với công ty SEPV thì cường độ lao động được thể hiện qua số sản phẩm trong một đơn vị thời gian mà các dây chuyền làm được trong ngày.
Công ty SEPV trong thời gian qua đã sử dụng lao động làm việc với cường độ rất tốt Tuy họ làm việc không hết thời gian quy định nhưng họ luôn đảm bảo hoàn thành các đơn hàng, và rất ít để xảy ra những trường hợp như không kịp giao hàng, để đơn hàng ứ đọng Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.12 : ánh giá k t qu ho n th nh công vi c c a các phân x Đ ết bị văn phòng của công ty àng của công ty gần đây: àng của công ty gần đây: ệc của các phân xưởng ủa công ty ưởng ng s n xu t trong công ty ấu lao động theo độ tuổi của công ty SEPV
Tên xưởng Tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ (%)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty SEPV)
Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng lao động
- Đối với công tác tuyển dụng lao động Để theo kịp quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, việc tuyển dụng nhân viên là một vấn đề quan trọng và cấp bách Mục đích của nó không đơn thuần là tuyển dụng nhân viên mới mà còn là việc đặt đúng người đúng việc, giảm bớt số lao động dư thừa giúp cho công ty đạt được mục đích đã đặt ra
Trong chính sách tuyển dụng cán bộ mới ,công ty chỉ lựa chọn những ai có trình độ năng lực thực sự phù hợp với công việc, nhiệm cụ được giao ,tránh tuyển dụng thừa không sử sụng hết cán bộ.Từ đó tạo ra một lực lượng cán bộ có trình độ toàn diện ,đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuyển dụng nhân viên là vấn đề vô cùng quan trọng, nó quyêt định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của công ty Kết quả của việc tuyển dụng lao động mang lại là rất to lớn và tồn tại lâu dài (nếu việc tuyển dụng chính xác ) ngược lại thì hậu quả khôn lường và rất khó khắc phục
Nguồn tuyển dụng của công ty chủ yếu là những người có trình độ cao, được đào tạo cơ bản từ các trường đại học Họ là những người có khả năng thuyết phục, tư vấn và đào tạo.
Trong 3 năm qua công tác tuyển dụng của công ty có một số ưu điểm sau :
- Tạo năng suất lao động ngày càng cao,
- Dần dần cải thiện được chất lượng lao động, vì đội ngũ lao động mới thường năng động nhiệt tình sáng tạo trong công việc
- Làm thay đổi phong cách nhận thức cũng như phong cách làm việc của nhân viên nhằm phục phụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng đối với công ty.
- Nâng dần sự cạnh tranh phấn đấu trong công việc của mỗi người lao động
- Phân công và hiệp tác lao động.
Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hay nhóm người lao động thự hiện Đó chính là quá trình gắn người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ.
Phân công và hiệp tác lao động hợp lý là điều kiện để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất Do phân công lao động sẽ chuyên môn hóa được công nhân, công cụ lao động Nhờ chuyên môn hóa sẽ giới hạn được phạm vi lao động, người công nhân sẽ quen với công việc, có những kỹ năng, kỹ xảo giảm nhẹ được thời gian lao động và chi phí đào tạo, đồng thời sử dụng triệt để những khả năng riêng có của từng người Phân công phải chú ý đến những vấn đề như tính đơn điệu của công việc, cường độ lao động của sản xuất.
Phân công lao động ở công ty được thực hiện dưới 3 hình thức:
-Phân công theo chức năng
-Phân công lao động theo công nghệ
-Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc
Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công nhằm sản xuất sản phẩm.Theo Cac Mac định nghĩa hiệp tác lao động như sau”Hình thức lao động mà trong đó có nhiều người làm việc bên cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong một sự qua lại lẫn nhau một quá trình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ với nhau gọi là hiệp tác lao động”
Hiệp tác lao động tạo ra sự thay đổi có tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp lao động không thay đổi Hiệp tác lao động đạt được những kết quả lao động khác hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt là đối với những loại lao động phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều người.
Trong công ty đang tồn tại các hình thức hiệp tác lao động sau:
- Hiệp tác lao động về không gian gồm có hình thức hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên môn hóa, hiệp tác giữa các ngành chuyên môn và hiệp tác giữa người lao động với nhau trong tổ sản xuất.
- Hiệp tác lao động về mặt thời gian tức là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm Việc bố trí làm việc hợp lý đảm bảo sưc khỏe, tăng khả năng làm việc của người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
Lựa chọn và áp dụng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý là điều kiện đẻ sử dụng hợp lý là điều kiện để sử dụng hợp lý sức lao động, nâng cao năng suất lao động.
* Ưu điểm của phân công và hiệp tác lao động
Phân công lao động và hiệp tác lao động tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ, hăng say làm việc và hiệu quả công việc mang lại thường rất lớn . Phân công và hiệp tác lao động tận dụng tố đa năng suất làm việc của máy móc trang thiết bị kỹ thuật, nhanh chóng khấu hao hết giá trị TSCĐ.
* Nhược điểm của phân công và hiệp tác lao động Đôi khi việc phân công và hiẹp tác lao động không tạo ra bầu không khí làm việc tốt Người lao động có cảm giác gò bó, không thẻ hiện được hết khả năng của mình.
- Công tác đói ngộ nhõn sự ở cụng ty.
Một trong những công tác quan trọng trong công ty là nâng cao điều kiện lao động xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý liên quan trực tiếp đến khả năng làm việc của người lao động Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải đạt được các mục tiêu sau: Kéo dài khả năng làm việc của người lao động trong trạng thái ổn định và năng suất, chống mệt mỏi, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Đãi ngộ nhân sự là một công tác quan trọng Chế độ đãi ngộ người lao động tốt sẽ làm người lao động phấn đấu, cố gắng và hăng say làm việc.
* Ưu điểm trong công tác đãi ngộ trong công ty.
Mục tiêu tổng quát và kế hoạch kinh doanh của công ty trong những năm tới
Như chúng ta đã biết mục tiêu lâu dài bao trùm lên hoạt động của mọi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận Vì vậy hoạt động sản xuất của công ty trong những năm tới cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Để có thể đạt đựợc mục tiêu đề ra toàn thể công ty cần phải cố gắng nỗ lực hết mình
- Với việc sử dụng lao động: Cần phải tăng cường đội ngũ lao động có tay nghề cao, có kinh nghiệm để không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao số lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn nâng cao chất lượng sán phẩm để đáp ứng chất lượng sản phẩm theo nhu cầu tiêu thụ thị trường
- Với chủng loại mẫu mã và chất lượng sản phẩm:
Tăng thêm mã hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm qua từng khâu, từng công đoạn tham gia quá trình sản xuất
- Với nguyên vật liệu sản xuất:
Chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài về với số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của dây chuyền công nghệ kĩ thuật
- Với công nghệ sản xuất:
Phải làm sao cho mở rộng sản xuất đi đôi với hoàn thiện đồng bộ các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Lên kế hoạch sao cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, như vậy sẽ không có thời gian chết Hơn nữa công ty phải làm sao tính toán để có lượng hàng dự trữ phù hợp để khi có nhiều đơn hàng cùng một lúc ta vẫn đáp ứng được yêu cầu, như vậy sẽ không gây chậm trễ trong khâu giao hàng, không làm mất uy tín của công ty với khách hàng và không làm ảnh hưởng tới doanh thu
- Với nguồn vốn kinh doanh:
Công ty ngày một phát triển về quy mô sản xuất nên đòi hỏi nguồn vốn của công ty cũng cần được mở rộng Công ty phải làm sao cho nguồn vốn của mình không ngừng tăng lên và phải biết tận dụng những thuận lợi sẵn có như:nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, thị trường tiềm năng rộng lớn Với những thuận lợi trên nếu công ty biết khai thác sẽ là một điều vô cùng tốt cho công ty.Song song với việc mở rộng nguồn vốn kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải làm sao để sử dụng thật tốt và có hiệu quả nguồn vốn này, phải lên kế hoạch cụ thể khi sử dụng nguồn vốn này
- Với vấn đề về môi trường:
Mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, không chỉ tăng số lượng mà còn tăng chất lượng
Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường nước ngoài nên doanh nghiệp phải làm sao để giữ ổn định thị trường này và cố gắng tiếp tục mở rộng thị trường.
Cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên:Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành để nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cao, trên cơ sở đó cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên Đây là điều kiện giúp củng cố niềm tin cũng như tăng tính hấp dẫn, tăng tinh thần gắn bó phục vụ của người lao động với công ty. Tuy mới đi vào hoạt động chưa được lâu, mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại và nhiều khó khăn song toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm:” Kinh doanh có lãi, duy trì một số mặt hàng chủ yếu, ổn định mọi hoạt động của đơn vị, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên”
số biện pháp nâng cao hiệu quả sử lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Tuy mới đi vào hoạt động được mấy năm nhưng công ty cũng có những thành quả nhất định Kết quả đó tuy ít ỏi song đó là động lực để công ty vươn lên vượt qua khó khăn tạo dựng được niềm tin đối với toàn thể cán bộ công nhân viên, với đối tác kinh doanh.Lãnh đạo công ty đã nhất trí chủ trương:
Tập trung chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác tổ chức tiêu thụ, quản lí chỉ đạo sát sao.Tiếp tục khai thác những cơ sở vật chất chưa phát huy hết hiệu quả phấn đấu đưa mức thu tăng lên so với năm 2010 và 2011
Thực hiện nghiêm túc quy tắc quản lí tài chính có biện pháp kiên quyết hơn trong thu hồi công nợ và giải quyết hàng tồn kho
Công ty chủ động phấn đấu và tăng trưởng với tốc độ nhanh và hiệu quả, duy trì tốc độ tăng bình quân là 15%.
- Trong quá trình nền kinh tế thế giới đang phát triển, và một số nước phát triển cạnh tranh như : Trung Quốc, Ấn Độ Trong ngành điện tử này Nhật đã đầu tư vốn và công nghệ đặt nhà máy tại Việt Nam để nâng cao sự cạnh tranh về nhân công Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn để thâm nhập thị trường Vì giá cả là một lợi thế của Trung Quốc
- Công nghệ của Nhật tuy chất Lượng cao nhưng vẫn còn là quá xa xỉn đối với những nước đang phát triển
- Khi mới thâm nhập công ty Nhật phải tìm hiểu về thị trường và nhân dân bản địa đôi lúc gặt nhiều khó khăn
- Sự cạnh trạnh thị trường ngày càng gay gắt, Và sự khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tới công ty rất lớn.
KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1.Giải pháp từ phía công ty
1, Hoàn thiện phân công và bố trí lao động, áp dụng các hình thức tổ chức lao động hợp lý
Qua các biểu phân tích trên ta thấy sự phân công và bố trí lao động của công ty SEPV có phần hợp lý Tuy nhiên không phải điều gì cũng hoàn hảo, việc phân công và bố trí lao động của công ty vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý mà công ty cần biết để khắc phục.
- Công ty nên thường xuyên tổ chức các cuộc sát hạch, kiểm tra trình độ của cán bộ công nhân viên nhằm phát hiện ra những người kém năng lực, không phù hợp với công việc được giao Từ đó có các quyết định thuyên chuyển công tác hoặc thôi việc kịp thời Bên cạnh đó công ty nên cho một số người đã đến tuổi hưu về nghỉ và cho những người trẻ tuổi lên thay.
- Do hiện nay ở các cơ quan còn có sự nhàn rỗi, nhân viên thường ngồi chơi nên công ty cũng cần giảm biên chế Việc giảm biên chế này sẽ tạo cho nhân viên cảm giác luôn mới mẻ, có hứng thú làm việc hơn, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Công ty cần bố trí, sắp xếp sao cho số nhân viên ở phòng kinh doanh tăng lên hàng năm Có như thế thì mới có nhiều người đi tìm hiểu thị trường ở nhiều nơi, nhiều lúc nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty Cần đào tạo nhiều nhân viên Maketing hơn nữa để làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến thương mại.
- Cần phải xác định rõ công việc mà từng người phải hoàn thành và vị trí của họ trong tập thể lao động.
- Phải giao mức và theo dõi giao mức lao động
- Ngoài ra phải giao thêm nhiệm vụ cho những người đã làm việc lâu năm tránh cho họ sự nhàm chán với công việc đồng thời công ty sẽ phát hiện được những khả năng tiềm ẩn trong con người họ và phát huy được những khả năng đó.
2 Tạo động lực khuyến khích lao động
Tăng khả năng làm việc, tăng năng suất lao động là mục tiêu của nhà quản lý và sử dụng lao động Vì vậy xây dựng biện pháp kích thích lao động tạo sự hăng hái trong công việc là nhiệm vụ quan trọng các nhà quản trị nhân lực Các biện pháp phải xây dựng trên cơ sở kết hợp sự hài hoà các yếu tố vật chất và tinh thần người lao động. Để phát huy tối đa khả năng của nhân viên thì việc không ngừng hoàn thiện ứng dụng các đòn bẩy kinh tế kích thích lợi ích vật chất đối với công nhân viên trong công ty là một dụng cụ đắc lực để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, làm cho người lao động gắn bó hơn với công ty, hết lòng vì sự nghiệp, mục tiêu trước mắt của tập thể, của doanh nghiệp. a Kích thích về mặt vật chất
Kích thích về vật chất rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Kích thích vật chất bao gồm những khoản tiền lương, tiền thưởng được trả cho người lao động nhằm thúc đẩy người lao động hăng say làm việc để đạt được hiệu quả cao.
Về tiền lương công ty nên xem xét mức lương cho nhân viên Với mức lương như vậy trong thời điểm như hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của người lao động, do đó công ty phải có hình thức trả lương cho phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời công tác tổ chức tiền lương phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân Mặc dù tiền lương ở công ty SEPV có tăng lên so với những năm trước nhưng đấy chỉ là mức lương bình quân của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, còn thực tế thì lương của những lao động trực tiếp sản xuất tăng lên không đáng kể và thực sự chưa đáp ứng được những mong muốn của người lao động Với mức lương như vậy mà công ty vẫn không có biện pháp cải thiện tình hình thì người lao động sẽ cảm thấy chán nản, không tận tâm tận tình với công việc, họ chỉ làm hết bổn phận trách nhiệm của mình do đó không tận dụng được hết khả năng sẵn có và tiềm năng của nhân viên.
Ngoài ra, công ty nên tổ chức thi lên bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên.Công tác này vừa góp phần nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, đòi hỏi người lao động phải thường xuyên học hỏi đồng thời nâng cao mức lương cơ bản cho người lao động.
Về tiền thưởng đây là phần mềm kích thích vật chất đối với người lao động, nó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty Tuy nhiên chế độ tiền thưởng của công ty với tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân viên.
Do vậy, trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh doanh số bán ra, giảm chi phí lưu thông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng thu nhập cho công ty từ đó tích 1 khoản tiền vào quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty Việc khen thưởng này dựa vào năng lực làm việc của nhân viên thông qua kết quả kinh doanh Nó tác động rất lớn đến tâm lý người lao động, thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với người lao động, đồng thời thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ nhất là trong tình huống khó khăn Bên cạnh đó, công ty cũng nên có hình phạt nghiêm minh khi cán bộ công nhân viên vi phạm công việc được giao.
Việc thực hiện chế độ thưởng phạt sẽ giúp cho công nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả công việc vì thế sẽ cao hơn.
Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này cần chú ý:
-Phải quy định và xây dựng một mục đích cụ thể và rõ ràng về thưởng phạt
-Bộ phận kế hoạch và kế toán phải ghi chép đầy đủ và chính xác các khoản chi, tạo điều kiện xác định kết quả kinh doanh cho từng thương vụ và từng hợp đồng. b.Kích thích về tinh thần
Trong công tác sử dụng lao động, ngoài việc kích thích về vật chất đối với người lao động bên cạnh đó còn phải kết hợp với việc kích thích về tinh thần Các hình thức kích thích tinh thần thường đem lại hiệu quả rất bất ngờ Nhà quản trị cần phải biết kết hợp khéo léo cả 2 hình thức này thì mới mong đạt được hiệu quả cao.
Công ty SEPV cũng đã có một số hoạt động nhằm kích thích tinh thần của nhân viên.Tuy nhiên hiệu quả từ các hoạt động đó mang lại là chưa cao nên công ty cần chú trọng hơn nữa về công tác này Từ thực trạng như vậy, có một số ý kiến mà công ty cần xem xét:
-Tạo bầu không khí làm việc lành mạnh thoải mái, tránh kéo dài thời gian lao động gây căng thẳng cho người lao động.