1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên

79 4 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 585,27 KB
File đính kèm mxh Facebook.zip (531 KB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (7)
    • 1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (8)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (8)
    • 1.4 Giả thuyết nghiên cứu (9)
    • 1.5 Mô hình nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1 Cơ sở lý luận (12)
      • 2.1.1 Một số khái niệm (12)
      • 2.1.2 Lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu (14)
    • 2.2 Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài (16)
    • 2.3 Kết luận tổng quan (22)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (25)
      • 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ (25)
      • 3.1.2 Nghiên cứu chính thức (25)
    • 3.2 Thiết kế nghiên cứu (26)
      • 3.2.1 Phương pháp chọn mẫu (26)
      • 3.2.2 Kích thước mẫu (26)
    • 3.3 Thu thập, phân tích và xử lý số liệu (26)
      • 3.3.1 Thu thập dữ liệu (26)
      • 3.3.2 Phân tích số liệu (28)
      • 3.3.3 Xử lý số liệu (28)
    • 3.4 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi (28)
      • 3.4.1 Xây dựng thang đo (28)
      • 3.4.2 Thiết kế bảng hỏi (30)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (31)
    • A, Định tính (0)
    • B, Định lượng (0)
      • 4.1. Phân tích thống kê mô tả (36)
        • 4.1.1. Thống kê mô tả giới tính (36)
        • 4.1.2. Thống kê mô tả sinh viên năm (37)
        • 4.1.3. Thống kê mô tả số lượng mẫu sử dụng mạng xã hội (38)
        • 4.1.4 Thống kê mô tả về lý do sử dụng mạng xã hội (38)
        • 4.1.5 Thống kê mô tả về số lượng sử dụng Facebook (39)
        • 4.1.6 Thống kê mô tả thời điểm sử dụng Facebook trong ngày (40)
        • 4.1.7 Thống kê mô tả thời gian sử dụng Facebook trong ngày (41)
        • 4.1.8 Thống kê mô tả yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Facebook của sinh viên. 36 4.2. Phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha (42)
        • 4.2.1 Kết quả phân tích thang đo “Hữu ích” (43)
        • 4.2.2 Kết quả phân tích thang đo “Chia sẻ” (44)
        • 4.2.3 Kết quả phân tích thang đo “Thưởng thức” (45)
        • 4.2.4 Kết quả phân tích thang đo “Hợp tác” (45)
        • 4.2.5 Kết quả phân tích thang đo “Môi trường” (46)
        • 4.2.6 Kết quả phân tích thang đo “Ý định sử dụng” (46)
      • 4.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) (47)
        • 4.3.1 Phân tích nhân tố với các biến độc lập (48)
        • 4.3.2 Phân tích nhân tố với các biến phụ thuộc (56)
      • 4.4 Phân tích hồi quy đa biến (58)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN (64)
    • 5.1. Kết luận (64)
    • 5.2. Thảo luận (64)
    • 5.3. Hạn chế và định hướng của nghiên cứu (67)
      • 5.3.1. Hạn chế (67)
      • 5.3.2. Định hướng nghiên cứu (67)

Nội dung

Thời đại 4.0: Thời đại của công nghệ, sự phát triển, tiến bộ và hiện đại. Trong những năm gần đây, không ai có thể phủ nhận rằng MXH ngày dần chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người bởi những lợi ích, sự tiện lợi mà nó mang lại. Trong quá khứ, MXH luôn đồng hành cùng với sự phát triển của Internet. Từ những email đầu tiên được gởi đi từ các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ vào năm 1971 đến những MXH hiện đại như Google+ hay Pinterest. Internet, các nội dung chia sẻ luôn gắn liền với tính chất cộng đồng và mục tiêu chính là tạo phương diện để mọi người có thể kết nối, giao tiếp và cộng tác với nhau. Hiện nay, trải qua nhiều thay đổi nhanh chóng cả về nguyên lý làm việc lẫn giao diện đồ họa, những công cụ xã hội trực tuyến được nhắc tới nhiều nhất là Facebook, Twitter hay Google. Vì vậy, để giúp cho mọi người có thể hiểu rõ nhất về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Facebook, nhóm 4 đã chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực Trường Đại học Thương Mại” làm đề tài thảo luận của mình. Nội dung bài thảo luận sẽ giúp cho người đọc biết được những nhân tố nào sẽ tác động mạnh mẽ đến ý định sử dụng MXH Facebook, từ đó người dùng Facebook có thể điều chỉnh hành vi của mình để tận dụng được tối đa lợi ích của Facebook và không bị phụ thuộc vào Facebook.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

Mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là dịch vụ mạng xã hội (tiếng Anh là: Social network service) hay trang mạng xã hội Là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ, hay có mối quan hệ ngoài đời thực Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện,bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực.

Mạng xã hội mang những đặc điểm:

 Mạng xã hội là ứng dụng trên nền tảng Internet

 Nội dung trên mạng xã hội là do người dùng tự sáng tạo, chia sẻ

 Người dùng tạo ra hồ sơ cá nhân phù hợp cho trang hoặc ứng dụng được duy trì trên nền tảng mạng xã hội.

 Mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên mạng bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác.

 Tính dễ sử dụng của mạng xã hội: nhanh, tiện ích, chỉ cần có tài khoản là có thể truy cập và liên lạc với bạn bè…

 Tính năng: liên lạc, giao lưu kết bạn, trao đổi trong nhiều ngành nghề, tuyển dụng, chia sẻ cảm xúc, học hỏi, kinh doanh, mua bán, tương tác với mọi người

Facebook: Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công tyFacebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Mạng Facebook ra đời vào năm 2004 (Mark Zuckerberg người sáng lập ra facebook) với sứ mệnh cung cấp một trang web sử dụng chung cho toàn thế giới, nơi đó mọi người có thể kết bạn, kết nối, khám phá và chia sẻ mọi thứ về sở thích của họ (www.facebook.com) Mặc dù có rất nhiều mạng xã hội cùng tồn tại,nhưng Facebook có phạm vi phát triển vượt trội về quy mô số lượng truy cập Theo số liệu thống kê mới nhất của Facebook, trên toàn thế giới, trung bình hàng ngày có hơn

890 triệu lượt người sử dụng, hàng tháng có trên 1.390 triệu người Tại Việt Nam, năm

2016 có khoảng 29,29 triệu người dùng Facebook và là quốc gia có người sử dụng lớn thứ 7 (www.statista.com) Mạng xã hội có những tác động đến cuộc sống của mỗi cá nhân, xã hội.

Sinh viên là những người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ớ đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 tuổi dễ thay đổi, chưa định tính rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.

Hành vi sử dụng mạng xã hội: Hành vi sử dụng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó của con người thay đổi cuộc sống của họ.

Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên là cách ứng xử của con người với những phương tiện nhằm đạt được mục đích của chủ thể con người và những hành vi này phải được thể hiện qua bên ngoài của cá nhân.

2.1.2 Lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

Thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action-TRA)

Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối với hành vi, cùng với sự ảnh hưởng chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen, 1975).

Mục đích của lý thuyết hành vi hợp lý là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân thông qua tìm hiểu động lực tiềm ẩn để cá nhân đó thực hiện một hành động Mô hình này đã chỉ ra rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự báo chính về hành động của họ Ngoài ra, việc thực hiện hành vi của một người còn phụ thuộc vào các quy tắc xã hội xung quanh họ Theo lý thuyết thì ý định thực hiện hành vi luôn có trước hành vi Cũng chính vì thế mà ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết

TRA bởi chúng "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan"( Ajzen, 2012)

Mô hình của lý thuyết hành vi hợp lý gồm 2 yếu tố chính là Thái độ và chuẩn chủ quan được biểu hiện trong sơ đồ dưới đây:

Hình 2 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International Editions, 3 rd ed, 1987)

Mô hình TRA gồm các thành phần sau:

- Hành vi là những hành động có được từ quá trình quan sát đối tượng quan sát (Fishbein và Ajzen,1975, tr.13), nó được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi( Nguyễn Đình Trường An, 2022).

- Thái độ là nhận thức đối với một hành động hay một hành vi, biểu hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của các nhân về một hành vi, đo lường bằng niềm tin của người đó với hành vi này(Hale,2003)

- Chuẩn chủ quan là đánh giá của một người và những cá nhân góp ý cho người đó cho rằng có nên thực hiện hành vi đó hay không (Fishbein & Ajzen, 1975).

Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam có sự quan tâm nhất định để đưa ra ra các nghiên cứu liên quan đến cách mà giới trẻ sử dụng mạng xã hội nói chung vàFacebook nói riêng Để làm cơ sở cho đề tài này, bài nghiên cứu dưới đây xin được phân tích tổng quan nhất những chuyên đề nghiên cứu trước đó ở cả trong nước cũng như trên thế giới các vấn đề liên quan đến ý định sử dụng mạng xã hội đặc biệt là mạng Facebook của sinh viên Nghiên cứu này tập trung vào Facebook như một nền tảng truyền thông xã hội Nghiên cứu trong tương lai có thể áp dụng mô hình này trên các nền tảng khác nhau như Twitter, Instagram hoặc các nền tảng khác Ngoài ra, nghiên cứu này hướng tới đối tượng sinh viên cùng những lời khuyên về tầm ảnh hưởng của facebook, cách sử dụng hợp lí, cũng như việc cải thiện; xây dựng mối quan hệ xã hội một cách tốt đẹp. a, Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới việc nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội nói chung cũng như sử dụng Facebook nói riêng đã không phải là vấn đề mới Dưới đây là một số đề tài có liên quan được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau.

Theo như nghiên cứu “Theoretical Framework for Exploring Factors” của tác giả Khataan, Abdallah & Labib, Ashraf (2022) sau khi khảo sát trên 300 sinh viên đã chứng minh rằng các nhân tố: Tính hữu ích, dễ sử dụng, bản thân và giao tiếp đều có tác động mạnh mẽ đến hành vi sử dụng Facebook của sinh viên Nghiên cứu này tập trung vào Facebook như một nền tảng truyền thông xã hội Nghiên cứu trong tương lai có thể áp dụng mô hình này trên các nền tảng khác nhau như Twitter, Instagram hoặc các nền tảng khác Ngoài ra, nghiên cứu này hướng tới đối tượng sinh viên cùng những lời khuyên về tầm ảnh hưởng của facebook, cách sử dụng hợp lí, cũng như việc cải thiện; xây dựng mối quan hệ xã hội một cách tốt đẹp.

Với cái nhìn đa chiều cũng như xem xét mối quan hệ giữa mạng xã hội và vốn xã hội nghiên cứu” Factors Influencing Social Media Adoption and Frequency of Use:

An Examination of Facebook, Twitter, Pinterest and Google+ " của Brad Sago năm 2013 với 195 đối tượng nghiên cứu trong đó có 107 nữ và 88 nam trong độ tuổi từ 18 đến

23 Nghiên cứu đã cho thấy tần suất sử dụng MXH có mối liên hệ mật thiết với từng cấp học của sinh viên, việc giải trí – thưởng thức và sự dễ sử dụng của các trang mạng. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra truyền thông MXH khá bình đẳng về giới tính. b, Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam thì các chuyên đề nghiên về mạng xã hội Facebook vẫn chưa nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại chúng hay Internet.Hầu hết các nghiên cứu đều đặt Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng trong vai trò là phương tiện truyền thông mới để phân tích thực trạng sử dụng cũng như những tác động của nó đến với đời sống xã hội Bên cạnh những nghiên cứu trên thế giới thì, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng tiến hành một số khảo sát về cách sử dụng mạng xã hội Facebook trong giới trẻ đặc biệt là sinh viên. Đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng MXH Facebook trong học tập của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay” của tác giả Vũ Như Quỳnh tổ chức khảo sát với số lượng mẫu là 200 đã đưa ra kết luận tích cực về nhu cầu sử dụng Facebook phục vụ trong học tập của sinh viên Tất cả các bạn sinh viên đều tiếp cận được nguồn tài liệu phong phú, tham gia vào các group lớp có sự hướng dẫn của giảng viên Và tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên và tìm kiếm thông tin là hai nhu cầu mà sinh viên thực hiện với tần suất cao nhất Hơn thế nữa khi cần hỗ trợ trong học tập hay thi cử, sinh viên chủ yếu có nhu cầu chia sẻ với bạn bè qua Facebook hoặc đăng vào nhóm học tập trên facebook để nhận được sự giúp đỡ Từ đó có thể kết luận được rằng, Facebook đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp học tập của sinh viên của học viện.

Theo bài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Quyết vào năm 2017 về “Những nhân tố tác động ý định sử dụng mạng Facebook của sinh viên đại học ngoài công lập tại Tp Hồ Chí Minh”, tác giả được thực hiện cuộc khảo sát trên 434 mẫu bằng phương pháp định lượng đã cho ra kết luận rằng có 5 nhân tố: hữu ích, chia sẻ nguồn lực, thưởng thức, sự hợp tác, môi trường xã hội có ý nghĩa tác động tích cực đối với ý định sử dụng Facebook của sinh viên Trong đó, nhân tố thưởng thức (giải trí) có ảnh hưởng mạnh nhất, những yếu tố còn lại có tác động yếu hơn, theo thứ tự là môi trường xã hội, chia sẻ nguồn lực, sự hợp tác và sau cùng là tính hữu ích.

Trong bài nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội facebook." của tác giả Nguyễn Ngọc Bích Trâm, sau khi khảo sát 363 sinh viên thì đã chứng minh được rằng các yếu tố: Tính xã hội, tính vị tha, tính thực tế ảo, tính dễ sử dụng, tính hữu dụng và tính khích lệ đều tác động đến hành vi sử dụng Facebook nhưng yếu tố tính hữu dụng là gây ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụngFacebook Mặc dù tại Việt Nam, Facebook chỉ được xem là một công cụ hỗ trợ cho giao tiếp nhưng nếu Facebook chỉ đơn thuần dừng lại ở góc độ giao tiếp cá nhân mà không mở rộng các tiện ích giúp kết nối mọi người và nhận biết hoạt động của các đối tượng được kết nối với nhau thì sẽ rất khó để người dùng cảm nhận được tính hữu dụng của Facebook như hiện nay.

"Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: trường hợp khảo sát tại các trường Đại học ở thành phố Biên Hòa, Đồng " bài nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Loan và Lưu Thị Trinh năm 2016 dựa trên mô hình lý thuyết Chấp nhận Công Nghệ (TAM - Technology Acceptance Model) và mô hình kinh tế lượng cấu trúc tuyến tính (SEM- Structural Equotion Model) làm rõ các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Facebook của sinh viên Sau khi khảo sát 450 sinh viên đã cho thấy cả 5 yếu tố là sự hữu ích cảm nhận; các yếu tố thái độ sử dụng, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp lên ý định sử dụng theo thứ tự giảm dần như sau: quy chuẩn chủ quan; thái độ sử dụng; và nhận thức kiểm soát hành vi tác động tới ý định sử dụng facebook của sinh viên.

Tác giả Nguyễn Thị Bắc với bài viết có đề tài “ Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Hải Dương” nghiên cứu vài năm 2018 với cỡ mẫu là 300 sinh viên đã đưa ra kết luận rằng: mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống và ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập cũng đời sống tâm lý của sinh viên trường Đại học Hải Dương Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá - hiện đại hoá, sự có mặt của mạng xã hội đã giúp cho việc học tập đạt hiệu quả và chính nó cũng đang dần trở thành người bạn thân thiết của sinh viên Vì vậy, phần lớn nhóm sinh viên tham gia ngẫu nhiên trong nghiên cứu đều sử dụng mạng xã hội và cho rằng, mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ Qua nghiên cứu các trang mạng xã hội mà sinh viên thường xuyên sử dụng nhiều là Facebook, Zalo Zing me Ngoài ra hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Hải Dương chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chủ quan như “nhận thức, thái độ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi” đóng vai trò quyết định và các yếu tố khách quan như “môi trường sống, phương tiện kỹ thuật” đóng vai trò quan trọng.

Kết luận tổng quan

Như vậy, Facebook đã trở nên phổ biến khi đồng hành cùng giới trẻ không chỉ ởViệt Nam mà cả ở trên thế giới mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc, giải trí… Nó dường như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày giúp mọi người kết nối, theo dõi thông tin và chia sẻ mọi thứ theo cách đơn giản nhất Bên cạnh đó, những tính năng tỏ ra khá gần gũi với văn hóa Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Facebook chinh phục được giới trẻ và phát triển ngày càng mạnh mẽ Mặc dù mục đích của mỗi người khi tham gia mạng xã hội hết sức phong phú, đa dạng song có một điểm chung là nó được xem như một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ Các cuộc nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy ý nghĩa thiết thực và chỉ ra được các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Facebook của sinh viên hiện nay.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là sinh viên khoa Quản trị nhân lực Trường Đại học Thương Mại.

Nghiên cứu định tính dùng để điều chỉnh, bổ sung các thành phần và biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm, điều chỉnh các thuật ngữ cho phù hợp và giúp sinh viên dễ hiểu và nắm bắt rõ hơn Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thảo luận nhóm Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết, bảng câu hỏi sơ bộ được thiết lập và thảo luận và thảo luận để điều chỉnh nội dung phù hợp, tránh trùng lặp nhưng vẫn giữ được những nội dung nghiên cứu cũ nếu cần hỏi lại (do câu trả lời có thể thay đổi theo thời gian), bổ sung được những câu hỏi và biến số cần thiết một cách đầy đủ nhất Sau khi đã được điều chỉnh lại bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng phỏng vấn thử khoảng 15 mẫu hỏi để xác định tính phù hợp Từ kết quả của lần phỏng vấn này, bảng câu hỏi được tiếp tục điều chỉnh để chuẩn bị cho bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phát bảng câu hỏi đến các sinh viên khoa Quản trị nhân lực trường Đại học Thương Mại thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát, xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm Spss.

- Mục tiêu: hiệu chỉnh các thang đo, xây dựng bảng hỏi phù hợp điều kiện đặc thù của không gian đang xét.

- Đối tượng thảo luận: 10 sinh viên thuộc khoa Quản trị nhân lực trường ĐHTM để xác nhận độ dễ hiểu của bảng hỏi, tìm thêm góp ý và gợi ý các yếu tố nghiên cứu đưa vào bảng hỏi chính thức.

- Kết quả: Mô hình như đã đề xuất gồm có 6 biến: 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

- Cách thức thu nhập và xử lý số liệu: Dữ liệu sau khi được thu nhập và xử lý qua phần mềm Spss

- Lập bảng tần số thống kê mô tả mẫu.

- Đánh giá độ tin cậy thang đo.

- Tính nhân tố khám phá EFA

- Phân tích hồi quy đa biến

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu: phi ngẫu nhiên

- Mô tả mẫu: Với số bảng hỏi được thu hồi là 218 phiếu, trong đó có 205 bảng hỏi có câu trả lời hợp lệ Kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là n= 205 + Công thức 1: Phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến thì ta có công thức: n=5*m (m là số lượng câu hỏi trong bảng hỏi)

+ Công thức 2: Phân tích hổi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức: nP+8*m (m là số biến độc lập).

- Cách thức chọn mẫu: Phát phiếu khảo sát trên internet gửi đến bạn bè, anh chị em học cùng Khoa QTNL cùng Trường ĐH Thương Mại sau đó nhờ mọi người gửi cho các sinh viên khác.

Nhóm đã thu được 205 phiếu khảo sát hợp lệ, sau khi thu nhập xong nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu và tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềmExcel.

Thu thập, phân tích và xử lý số liệu

3.3.1 Thu thập dữ liệu Để nghiên cứu một đề tài nghiên cứu khoa học thành công thì việc thu thập dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự chính xác, đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Đầu tiên nhóm nghiên cứu kế thừa những thang đo của những bài nghiên cứu chuẩn đã được chứng minh, từ đó xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên chính thang đo đó bằng việc chuyển thành các câu hỏi mở Và các thành viên trong nhóm đến gặp trực tiếp các sinh viên Khoa Quản trị nhân lực để phỏng vấn Cũng từ thang đo đã được kế thừa thì nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng khảo sát với 5 cấp độ: 1 hoàn toàn không đồng ý, 2 không đồng ý, 3 trung lập, 4 đồng ý, 5 hoàn toàn đồng ý Bảng khảo sát

(Google Form) này sẽ được các thành viên trong nhóm đăng trên các nhóm lớp, các

Group của Khoa Quản trị nhân lực Trường Đại học Thương mại-nơi có nhiều sinh viên theo dõi.

3.3.2 Phân tích số liệu Đối với dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát:

- Giai đoạn 1: Xác thực dữ liệu: Đầu tiên phải thực hiện quá trình làm sạch dữ liệu để loại ra các phiếu không hợp lệ

- Giai đoạn 2: Mã hóa dữ liệu: đây là giai đoạn chuẩn bị dữ liệu quan trọng nhất, liên quan đến việc gán giá trị cho các phản hồi khảo sát Cuộc khảo sát được hoàn thành sau khi nhóm khảo sát thu về 218 phiếu, sau quá trình làm sạch dữ liệu thì còn lại 205 phiếu hợp lệ, sau đó nhóm nghiên cứu mã hóa dữ liệu trên Excel để đưa vào phần mềm SPSS Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp để xử lý số liệu đã thu thập được từ bảng hỏi. Đối với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp:

- Nhóm tiến hành bóc băng từ những video phỏng vấn được bằng cách ghi chép, đánh máy những ý kiến nhận được sau đó xếp chúng thành những nhóm có ý kiến tương đồng với nhau.

Bài nghiên cứu sau khi tiếp cận phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, thu về được 205 phiếu khảo sát hợp lệ Phương pháp xử lý dữ liệu được dùng cho đề tài nghiên cứu bao gồm phân tích thống kê mô tả,phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích quy hồi, kiểm định mô hình và kiểm định giả thiết Dữ liệu được thu thập xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 nhằm xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụngFacebook của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực Trường Đại học Thương Mại.

Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

Căn cứ vào thang đo đã nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh và hoàn thiện với kích thước mẫu n 5 Thang đo của các biến với 5 mức độ: 1 Hoàn toàn không đồng ý, 2.Không đồng ý, 3 Trung lập, 4 Đồng ý, 5 Hoàn toàn đồng ý

STT Thang đo và chỉ số đánh giá Mã hóa

Tiết kiệm thời gian kết nối bạn bè LI1

Duy trì mối quan hệ với bạn bè LI2

Có thêm nhiều bạn bè LI3

Phương tiện liên lạc có chi phí phù hợp với sinh viên LI4

Tạo thêm nhiều bạn nhờ facebook HT1

Chia sẻ thông tin liên quan tới bạn bè HT2

Hoàn thành bài tập nhóm hiệu quả HT3

Kênh kết nối thông tin với giảng viên HT4

3 Môi trường xã hội MT

Có bạn bè dùng facebook MT1

Bạn bè khuyên dùng facebook MT2

Có người thân trong gia đình dùng facebook MT3

Nhận ra lợi ích của facebook nhờ sách báo MT4

Chia sẻ tài liệu học tập CS1

Chia sẻ động cơ học tập CS2

Chia sẻ tài liệu đa phương tiện CS3

Chia sẻ thông tin khoa học CS4

Dùng facebook cho mục tiêu giải trí TT1

Dùng facebook cho mục tiêu giảm stress TT2

Dùng facebook cho mục tiêu bày tỏ cảm xúc TT3

Năm bắt thông tin thời sự có liên quan tới học tập TT4

Sử dụng facebook vào mục đích học tập ở hiện tai YD1

Sử dụng facebook vào mục đích học tập trong tương lai YD2 Giới thiệu bạn bè sử dụng facebook cho mục đích học tập YD3

STT Câu hỏi giới thiệu Câu trả lời

1 Tên của bạn là gì?

2 Bạn đến từ lớp hành chính nào?

3 Hiện tại bạn là sinh viên năm mấy?

4 Bạn có hay sử dụng mạng xã hội không?

5 Nhờ đâu bạn biết đến mạng xã hội?

6 Bạn có sử dụng facebook không?

7 Bạn sử dụng facebook nhiều nhất vào lúc nào trong ngày?

8 Trung bình một ngày bạn sử dụng facebook trong bao lâu?

9 Bạn thấy việc sử dụng facebook có hữu ích với công việc, học tập và cuộc sống của bạn không? Sự hữu ích đó được biểu hiện như thế nào?

10 Trong việc chia sẻ nguồn lực (trong học tập, tìm kiếm thông tin ) bạn thấy facebook đã giúp chúng ta như thế nào?

11 Nhìn vào thực tế có thể thấy rằng facebook là một mạng xã hội giúp con người kết nối, hợp tác với nhau một cách dễ dàng hơn Bạn có đồng tình với quan điểm này không?

12 Môi trường xã hội (tác động từ các mối quan hệ xung quanh) có ảnh hưởng đến ý định sử dụng facebook của bạn như thế nào?

13 Bạn có thường xuyên sử dụng facebook để giải tỏa căng thẳng, xả stress, giải trí sau mỗi giờ học và làm việc không?

Bạn đánh giá thế nào về hiệu quả sử dung facebook để giải trí?

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Định lượng

4.1 Phân tích thống kê mô tả.

4.1.1 Thống kê mô tả giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 4 1 Giới tính sinh viên được khảo sát

Biểu đồ 4 1 Tỷ lệ giới tính sinh viên được khảo sát

Tổng số phiếu khảo sát là 205 phiếu gồm 146 phiếu trả lời của nữ sinh (71,2%),

55 phiếu trả lời của nam sinh (26,8%) và 4 phiếu trả lời của các bạn giới tính thứ 3(2%) Việc số nữ sinh trả lời khảo sát trội hơn nam sinh là điều có thể hiểu được bởi trường Đại học Thương Mại thuộc khối ngành kinh tế nên số lượng sinh viên nam thường thấp hơn sinh viên nữ.

4.1.2 Thống kê mô tả sinh viên năm

Bạn đang là sinh viên năm mấy

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Biểu đồ 4 2 Tỷ lệ sinh viên năm

Kết quả điều tra sinh viên khoa Quản trị nhân lực trường Đại học Thương Mại cho thấy đa số nhóm đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên năm 2 với 152 phiếu khảo sát

– chếm 74,1%, bên cạnh đó là sinh viên năm 3 với 27 phiếu – chiếm 13,2%, năm nhất

19 phiếu – chiếm 9,3% và cuối cùng là năm 4 với 7 phiếu – chiếm 3,4% trên tổng số phiếu khảo sát Phần lớn số lượng sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm 2 vì đối tượng tiếp cận nhiều nhất là bạn bè của nhóm nghiên cứu, sinh viên các năm khác còn có những hạn chế gây khó khăn trong việc tham gia khảo sát như: Đi thực tập, làm khóa luận,…

4.1.3 Thống kê mô tả số lượng mẫu sử dụng mạng xã hội

Bảng 4 3 Tần số chung của mẫu sử dụng mạng xã hội

Biểu đồ 4 3 Tỷ lệ mẫu sử dụng mạng xã hội

Từ kết quả khảo sát gồm 205 phiếu có thể dễ dàng thấy được đại đa số sinh viên tham gia khảo sát đều sử dụng mạng xã hội Có 202 sinh viên trả lời có sử dụng mạng xã hội (98,5%) và chỉ 3 sinh viên không sử dụng (1,5%) Trong thời đại 4.0 hiện nay, mạng xã hội đang ngày càng khằng định vị trí quan trọng, tầm ảnh hưởng bởi những lợi ích nó mang lại cho cuộc sống con người Chính vì vậy, việc hầu hết sinh viên sử dụng mạng xã hội là hoàn toàn có thể hiểu được.

4.1.4 Thống kê mô tả về lý do sử dụng mạng xã hội

Lý do sử dụng mạng xã hội:

Valid Bạn bè giới thiệu 57 27.8 27.8 27.8

Bảng 4 4 Tần số chung về lý do sử dụng mạng xã hội

Biểu đồ 4 4 Cơ cấu lý do sử dụng mạng xã hội Đối với các lý do sử dụng mạng xã hội, kết quả khảo sát cho thấy sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều nhất là do tiếp cận với Internet – 142/205 phiếu, chiếm 69,3% Internet cung cấp cho người dùng các tính năng, lợi ích cùng với sự cập nhật liên tục của thông tin nên đối với các trang mạng xã hội, người dùng nói chung và sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng luôn có thể dễ dàng kết nối, tiếp cận Tiếp đến là sinh viên sử dụng mạng xã hội do được bạn bè giới thiệu với số phiếu là 57, chiếm 27,8% bởi lớp trẻ hiện là nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất nên sẽ có tính trào lưu, khuyến khích nhau sử dụng 6 phiếu còn lại (2,9%) được sinh viên lựa chọn sử dụng mạng xã hội nhờ quảng cáo, marketing.

4.1.5 Thống kê mô tả về số lượng sử dụng Facebook

Bạn có sử dụng Facebook không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 4 5 Tần số chung của mẫu sử dụng Facebook

Biểu đồ 4 5 Tỷ lệ mẫu sử dụng Facebook

Trong kết quả khảo sát số lượng sinh viên sử dụng Facebook, chỉ có duy nhất 01 sinh viên không sử dụng nền tảng mạng xã hội này Ngoài ra, tất cả 204 sinh viên còn lại hoàn toàn đồng ý đã và đang sử dụng Facebook, chiếm 99,5% biểu đồ Là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến hàng đầu thế giới,

Facebook có thể kết nối tất cả mọi người lại với nhau bằng những tính năng rất tiện ích, dễ dàng sử dụng Facebook là nơi cập nhật các thông tin, phục vụ người dùng với đa dạng mục đích như: Giải trí, học tập, mối quan hệ,… Bên cạnh đó, chi phí sử dụng để nhắn tin, gọi điện, học tập,… dường như là miễn phí bởi chỉ cần kết nối mạng là có thể hoàn toàn sử dụng Đây là những lý do chính khiến không chỉ sinh viên mà tất cả mọi đối tượng đều muốn tiếp cận, hướng tới mạng xã hội Facebook.

4.1.6 Thống kê mô tả thời điểm sử dụng Facebook trong ngày

Sử dụng Facebook nhiều nhất vào thời điểm nào?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 4 6 Tần số chung về thời điểm sử dụng Facebook trong ngày

Biểu đồ 4 6 Tỷ lệ về thời đểm sử dụng Facebook trong ngày Đối với sinh viên khoa Quản trị nhân lực trường Đại học Thương Mại, thời gian sử dụng Facebook nhiều nhất là vào buổi tối, chiếm 46,3% biểu đồ Tiếp đó là 33,7% sinh viên bình chọn sử dụng Facebook cả ngày; 7,3% sử dụng buổi đêm; 4,9% sử dụng buổi sáng; 4,4% sử dụng buổi chiều và cuối cùng là 3,4% sử dụng buổi trưa Theo đó, ta có thể thấy sinh viên thường sử dụng vào buổi tối – thời điểm kết thúc 1 ngày dài vào các mục đích khác nhau và có số đông sinh viên sử dụng cả ngày, bất cứ khi nào có thời gian rảnh Như vậy, mức độ “phủ sóng” và thu hút của Facebook đối với sinh viên rất cực kì lớn Điều này có thể gây ra những hậu quả không ngờ tới như ảnh hưởng tâm lý bởi những thông tin không được kiểm duyệt hay hội chứng “nghiện Facebook” Ngoài ra, một số sinh viên còn có thói quen sử dụng vào ban đêm sẽ khiến ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

4.1.7 Thống kê mô tả thời gian sử dụng Facebook trong ngày

Thời gian trung bình trong ngày bạn sử dụng Facebook

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 4 7 Tần số chung về thời gian sử dụng Facebook trong ngày

Biểu đồ 4 7 Tỷ lệ thời gian sử dụng Facebook trong ngày

Trong 205 phiếu khảo sát mà nhóm đã thu về, 2 khoảng thời gian trung bình mà sinh viên sử dụng Facebook là từ 1-3h/ngày và 3-5h/ngày với số phiếu là 90 phiếu và

56 phiếu, tương đương với 43,9% và 27,3% theo thứ tự lần lượt Đây là 2 mức thời gian có thể chấp nhận được khi đã trở thành người sử dụng Facebook Tuy nhiên, đáng chú trọng là trong khi chỉ có 23 sinh viên, tức 11,2% số sinh viên tham gia khảo sát sử dụng nền tảng mạng xã hội này dưới 1h/ngày thì có đến 31 sinh viên (15,1%) sử dụng Facebook trên 5h và còn lại 5 sinh viên bình chọn “Mục khác” Đây là con số đáng báo động về tầm ảnh hưởng của Facebook lên sinh viên bởi nó có thể khiến sinh viên mất cân bằng trong cuộc sống, lãng phí thời gian, ảnh hưởng sức khỏe và thậm chí tác động tiêu cực đến kết quả học tập trên trường lớp.

4.1.8 Thống kê mô tả yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Facebook của sinh viên

Biểu đồ 4 8 Tần số chung về yếu tố tác động quyết định sử dụng Facebook

Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng Facebook của sinh viên khoa Quản trị Nhân lực trường Đại học Thương mại là:

- Thưởng thức, giải trí (125 phiếu – 53%)

- Tính xu hướng trào lưu = Nhận thức về sự hữu ích (120 phiếu – 50,8%)

- Sự hợp tác, kết nối xung quanh (100 phiếu – 42,4%)

- Môi trường xung quanh (87 phiếu - 36,9%)

- Đặc điểm tâm lý, thái độ, lứa tuổi (78 phiếu – 33,1%);

- Nhận thức về sự dễ dàng sử dụng (73 phiếu – 30,9%)

- Chia sẻ nguồn lực (64 phiếu – 27,1%)

Như vậy, có thể hiểu yếu tố chính tác động lên quyết định sử dụng mạng xã hội này của sinh viên là do tính thưởng thức, giải trí và nhận thức được sự hữu ích, tính xu hướng trào lưu của Facebook Ngoài ra, Facebook cũng cho mọi người sự hợp tác, kết nối xung quanh 2 nhân tố còn lại ít được bình chọn nhất là nhận thức về bảo mật, riêng tư và điều kiện vật chất với 57 phiếu và 22 phiếu theo thứ tự Đây cũng chính là một trong những mặt hạn chế của Facebook bởi với lượng người dùng đông đảo, sự bảo mật những thông tin cá nhân cũng trở nên khó khăn hơn.

4.2 Phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha

Tiến hành bước kiểm định độ tin cậy thang đo qua hệ số Crobach’s Alpha (kí hiệu là —), trước khi tiến vào bước phân tích dữ liệu, Crobach’s Alpha được thực hiện đầu tiên để loại bỏ các biến không liên quan trước khi phân tích nhân tố EFA.

Bài nghiên cứu sử dụng 5 biến độc lập: “Hữu ích”, “Sự hợp tác”, “Môi trường xã hội”,

“Chia sẻ”, “Thưởng thức” và 1 biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng” Các biến có hệ số tương quan (Corrected Item-Total Correlation lớn hơn 0,3 và có hệ số Crobach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận cho các bước phân tích tiếp theo Cụ thể:

 Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

 Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

 Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

4.2.1 Kết quả phân tích thang đo “Hữu ích”

Bảng 4 8 Kết quả phân tích thang đo “Hữu ích” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0)

Thang đo “Hữu ích” gồm có 4 biến quan sát: LI1, LI2, LI3, LI4 Sau khi kiểm tra cho thấy kết quả có hệ số Cronbach’s Alpha= 0,754 lớn hơn 0,6 nên thang đo “Hữu ích” đạt yêu cầu độ tin cậy Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 đồng thời nếu loại bỏ bất kì một biến quan sát nào thì hệ số Alpha đều nhỏ hơn 0,754 nên cả 4 biến quan sát này đều được dùng cho những phân tích tiếp theo.

4.2.2 Kết quả phân tích thang đo “Chia sẻ”

Bảng 4 9 Kết quả phân tích thang đo “Chia sẻ” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0)

Thang đo “Chia sẻ” gồm có 4 biến quan sát: CS1, CS2, CS3, CS4 Sau khi kiểm tra cho thấy kết quả có hệ số Cronbach’s Alpha= 0,807 lớn hơn 0,6 nên thang đo “Chia sẻ” đạt yêu cầu độ tin cậy Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Ngày đăng: 13/09/2023, 20:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Hình 2 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Trang 16)
Bảng 3. 1 Thang đo - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 3. 1 Thang đo (Trang 29)
Bảng 3. 2 Bảng hỏi - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 3. 2 Bảng hỏi (Trang 30)
Bảng 4. 1 Giới tính sinh viên được khảo sát - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 1 Giới tính sinh viên được khảo sát (Trang 36)
Bảng 4. 2 Sinh viên năm - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 2 Sinh viên năm (Trang 37)
Bảng 4. 4 Tần số chung về lý do sử dụng mạng xã hội - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 4 Tần số chung về lý do sử dụng mạng xã hội (Trang 38)
Bảng 4. 5 Tần số chung của mẫu sử dụng Facebook - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 5 Tần số chung của mẫu sử dụng Facebook (Trang 39)
Bảng 4. 6 Tần số chung về thời điểm sử dụng Facebook trong ngày - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 6 Tần số chung về thời điểm sử dụng Facebook trong ngày (Trang 40)
Bảng 4. 7 Tần số chung về thời gian sử dụng Facebook trong ngày - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 7 Tần số chung về thời gian sử dụng Facebook trong ngày (Trang 41)
Bảng 4. 9 Kết quả phân tích thang đo “Chia sẻ” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 9 Kết quả phân tích thang đo “Chia sẻ” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 44)
Bảng  4.   8 Kết quả  phân  tích  thang  đo  “Hữu ích” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
ng 4. 8 Kết quả phân tích thang đo “Hữu ích” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 44)
Bảng   4.   10   Kết   quả   phân   tích   thang   đo   “Thưởng thức” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
ng 4. 10 Kết quả phân tích thang đo “Thưởng thức” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 45)
Bảng   4.   13   Kết   quả   phân   tích   thang   đo   “Ý   định   sử dụng” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
ng 4. 13 Kết quả phân tích thang đo “Ý định sử dụng” (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 47)
Bảng 4. 14 Thống kê kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 14 Thống kê kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (Trang 47)
Bảng 4. 15 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s  Test (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS  20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 15 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s Test (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 48)
Bảng 4. 16 Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 16 Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập (Trang 49)
Bảng 4.16 cho thấy, có 5 yếu tố được trích tại Eigenvalue = 1,041 >1 và phương sai trích =59,554% có nghĩa là 5 nhân tố trích được qua bảng trên phản ánh được 59,554% sự biến thiên của các biến quan sát và >50%, đều đạt yêu cầu. - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4.16 cho thấy, có 5 yếu tố được trích tại Eigenvalue = 1,041 >1 và phương sai trích =59,554% có nghĩa là 5 nhân tố trích được qua bảng trên phản ánh được 59,554% sự biến thiên của các biến quan sát và >50%, đều đạt yêu cầu (Trang 50)
Bảng 4. 19 Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 19 Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 51)
Bảng 4. 20 Kết quả ma trận xoay phân tích nhân tố của các biến độc lập (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 20 Kết quả ma trận xoay phân tích nhân tố của các biến độc lập (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 52)
Bảng 4.22 cho thấy, có 5 yếu tố được trích tại Eigenvalue = 1,002 >1 và phương sai trích =63,897% có nghĩa là 5 nhân tố trích được qua bảng trên phản ánh được 63,897% sự biến thiên của các biến quan sát và >50%, đều đạt yêu cầu. - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4.22 cho thấy, có 5 yếu tố được trích tại Eigenvalue = 1,002 >1 và phương sai trích =63,897% có nghĩa là 5 nhân tố trích được qua bảng trên phản ánh được 63,897% sự biến thiên của các biến quan sát và >50%, đều đạt yêu cầu (Trang 54)
Bảng 4. 23:  Kết quả ma trận xoay phân tích nhân tố của các biến độc lập. - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 23: Kết quả ma trận xoay phân tích nhân tố của các biến độc lập (Trang 54)
Bảng 4. 24 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s Test - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 24 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s Test (Trang 56)
Bảng 4. 26:  Kết quả ma trận phân tích nhân tố của các biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 26: Kết quả ma trận phân tích nhân tố của các biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý bằng SPPSS 20.0) (Trang 57)
Bảng  4.25  cho  thấy,  có  5  yếu  tố  được  trích  tại  Eigenvalue  >1  và  phương  sai  trích - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
ng 4.25 cho thấy, có 5 yếu tố được trích tại Eigenvalue >1 và phương sai trích (Trang 57)
Bảng 4. 27: Kết quả ANOVA hồi quy - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Bảng 4. 27: Kết quả ANOVA hồi quy (Trang 59)
Hình 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử Facebook của  sinh viên khoa Quản trị nhân lực Đại học Thương mại (sau khi đã điều chỉnh) - Nghiên cứu những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
Hình 3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử Facebook của sinh viên khoa Quản trị nhân lực Đại học Thương mại (sau khi đã điều chỉnh) (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w