ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: Trang trại lợn Bích Cường - Xã Nghĩa Đạo - Huyện Thuận
- Thời gian thực hiện: 05/06/2022 đến 30/11/2022.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hoạt động sản xuất chăn nuôi tại trang trại lợn Bích Cường - xã
- Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại nuôi tại trang trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá hiệu quả của một số phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung trên lợn.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.Các chỉ chỉ tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hoạt động sản xuất của trại chăn nuôi lợn
- Khảo sát tình hình viêm tử cung trên đàn lợn nái theo nhóm, lứa đẻ.
- Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh Viêm tử cung
- Kết quả theo dõi điều trị bệnh Viêm tử cung ở lợn nái
3.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
3.4.2.1 Đánh giá hoạt động sản xuất chăn nuôi tại trang trại lợn Bích Cường
Với mục đích tìm hiểu cách quản lý hoạt động sản xuất của một trang trại chăn nuôi Để đánh giá hoạt động sản xuất của trang trại, em đã tiến hành thu thập thông tin về cơ cấu đàn lợn, các chỉ tiêu sản xuất của lợn giống, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của trại trong những năm gần đây… thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ trại, cán bộ kỹ thuật và công nhân của trại lợn, và trực tiếp quan sát trong thời gian thực tập 6 tháng tại trại Ghi chép các thông tin thu thập vào sổ nhật ký.
3.4.2.2 Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh và một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn mắc bệnh Viêm tử cung của lợn nái ngoại nuôi tại trang trại Bích Cường - xã Nghĩa Đạo - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh
- Đánh giá tình hình viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản Điều tra bệnh viêm tử cung ở lợn nái trên tổng đàn lợn nái tại dãy chuồng được phân công quản lý trong thời gian 6 tháng thực tập Số lợn này được phân làm 3 nhóm: lợn trước phối giống, lợn sau phối giống 3-6 tuần và lợn sau đẻ Lợn nái bị viêm tử cung được theo dõi hàng ngày và cập nhật và nhật ký thực tập.
Để xác định tình hình nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản, chúng tôi thực hiện theo dõi và quan sát hàng ngày biểu hiện của đàn lợn nái Các bước theo dõi bao gồm:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
- Quan sát, cảm nhận bằng tay:
+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran.
- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43ºC:
+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.
+ Dùng bông cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 – 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.
+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 – 40ºC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 – 42ºC.
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
- Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.
- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.
+ Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.
+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng em tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.
* Điều trị cho lợn bị Viêm tử cung
Số lợn được chẩn đoán bị Viêm tử cung sẽ được phân thành 2 lô tương tứng với 2 phác đồ điều trị bệnh ở thể nhẹ và thể nặng.
Phác đồ 1(cho lợn mắc bệnh ở thể nhẹ): Sử dụng Han-Prost, tiêm bắp
2ml/con/ngày để đẩy dịch viêm trong tử cung của lợn nái ra ngoài Kết hợp dùng kháng sinh Dufamox, tiêm bắp với liều 20ml/con/ngày Những lợn bị sốt sử dụng Hanaglin-C để hạ sốt cho lợn với liều 15ml/con/ngày.
Phác đồ 2: (sử dụng cho lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng): Sử dụng Han-Prost, tiêm bắp 2ml/con/ngày để đẩy dịch viêm trong tử cung của lợn nái ra ngoài Kết hợp dùng kháng sinh SHOTAPEN, tiêm bắp với liều
20ml/con/ngày Những lợn bị sốt sử dụng Hanaglin-C để hạ sốt cho lợn với liều 15ml/con/ngày bổ sung thêm ADE, B.complex tăng sức đề kháng.
Kết hợp sử dụng Thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, như: Iodine
10% pha 10 ml/2 l nước, thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu và thụt rửa 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 trở đi thụt rửa 1 ngày lần.
So sánh hiệu quả của phác đồ điều trị
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 số lợn theo dõi
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 số con điều trị