1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Style Stone
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1..........................................................................................................................3 (3)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty (3)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Style Stone (7)
      • 1.2.1. Quy trình công nghệ (7)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất (0)
    • 1.3. Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất của Công ty cổ phần Style Stone (12)
  • CHƯƠNG 2........................................................................................................................16 (16)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Style Stone (16)
      • 2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và trình tự kế toán chi phí sản xuất (16)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (17)
      • 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (36)
      • 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang (55)
        • 2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang (55)
        • 2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất (56)
    • 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty cổ phần Style Stone (57)
      • 2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành của công ty (57)
      • 2.2.1.2. Phương pháp tính giá thành của công ty (0)
  • CHƯƠNG 3........................................................................................................................63 (63)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành Sản phẩm tại công ty cổ phần Style Stone và phương hướng hoàn thiện (63)

Nội dung

Đặc điểm sản phẩm của Công ty

Công ty cổ phần Style Stone chuyên sản xuất các lại sản phẩm về đá ốp lát cao cấp hiện rất được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là thị trường châu Âu Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã , màu sắc và chủng loại Bên cạnh đó, sản phẩm đá ốp lát cao cấp của công ty còn có những đặc điểm vượt trội so với các loại đá khác trên thị trường.

Với thành phần cơ bản là thạch anh nguyên chất, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ độc quyền và tiên tiến nhất của hãng Breton ( Italy), công ty cổ phần Style đã tạo ra các sản phẩm đá thạch anh đa dạng về màu sắc và chủng loại với các tính chất cơ lý gần tương đương như một tinh thể thạch anh tự nhiên Sản phẩm của Style Stone được chia ra làm 4 loại chính:

Dưới đây là một số sản phẩm chính của công ty thuộc 4 loại nói trên:

Bảng 1.1 Danh mục một số loại sản phẩm

MÃ SẢN PHẨM ĐƠNN VỊ TÍNH

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

 Tiêu chuẩn chất lượng và tính chất của sản phẩm

Các đặc tính kĩ thuật của sản phẩm được sản xuất tại công ty cổ phần Style Stone được thể hiện trên các tiêu chuẩn sau:

Bảng 1.2 Đặc tính kĩ thuật của đá nhân tạo Breton ĐẶC TÍNH ĐƠN VỊ ĐO GIÁ TRỊ

Trọng lượng riêng (g/cm 3 ) 2.5 Độ thấm nước (%) 0,01 - 0,02 Độ bền uốn (MPa) 40-70

Mô đun đàn hồi GPa 38-40 Độ chịu mòn Mg 340 Độ bền nén (MPa) 190-220 Độ cứng Moh 7 Độ bền va đập J/M 15 Độ bóng % 38-80

STYLE STONE có dòng sản phẩm chính là đá Bretonstone.

Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone Đá nhân tạo Bretonstone sử dụng cốt liệu đá thạch anh kết dính bằng nhựaPolyester Resin Với kích thước khổ lớn (3.000 x 1.400 mm), thiết kế bề mặt và màu sắc theo ý muốn và các đặc tính về cơ, lý, hoá nổi trội, sản phẩm đá nhân tạoBretonstone trở thành một loại nguyên vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng công cộng, các công trình nhà ở, hay các công trình công nghiệp trang trí

Trong công nghiệp xây dựng, đá nhân tạo Bretonstone được sử dụng cho lát sàn, ốp tường, cả phía bên trong và phía bên ngoài, mặt tiền, thềm cửa sổ, bậc thang, hệ thống sàn chịu lực …

Khả năng ứng dụng lớn nhất của đá Bretonstone trong công nghiệp đồ dùng được thể hiện qua các ứng dụng như: mặt bàn văn phòng, mặt bàn quầy thu ngân, các bề mặt chống axit trong phòng thí nghiệm, bàn bếp, bàn quầy rượu, bàn trang điểm, phòng phẫu thuật của bệnh viện, trang trí phòng tắm …

Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone khắc phục được mọi nhược điểm về kỹ thuật và có ưu điểm vượt trội so với các loại vật liệu khác, cụ thể:

Kích thước: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có kích thước tấm lớn, được hoàn thiện và cắt thành các kích thước khác nhau theo yêu cầu.

Trọng lượng: Do ưu thế vượt trội của vật liệu nên có thể tạo ra những viên đá có chiều dày 8 mm, thích hợp cho lát sàn hoặc ốp tường, tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng.

Khả năng chịu mài mòn: Sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone được tạo ra từ nguyên liệu là các hạt thạch anh, là những vật liệu chịu mài mòn, độ cứng chỉ sau kim cương do đó nó cũng có tính chịu mài mòn cao.

Khả năng chịu tác động cơ học: Nhờ vào quy trình sản xuất tiên tiến và độc đáo cùng với việc sử dụng các thành phần nguyên liệu đặc biệt nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone có khả năng chịu tác động cơ học rất cao (va đập, chịu uốn

Khả năng chống chịu với các tác nhân hoá học: Được làm bởi tổ hợp vật liệu thạch anh và chất kết dính Pô-ly-me, sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone mang đặc tính của loại vật liệu Compozit, có tính năng chống, chịu ăn mòn của axit và hoá chất, vì vậy chúng được dùng phổ biến để làm bàn bếp, mặt bàn các quán Bar,phòng thí nghiệm …, đặc biệt chúng còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, không

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên bề mặt sản phẩm, thích hợp cho việc ốp tường, lát sàn trong các phòng mổ ở các bệnh viện.

Khả năng chống bám bẩn, không hút nước: Được tạo hình bằng cách rung ép vật liệu trong môi trường chân không nên sản phẩm đá nhân tạo Bretonstone đảm bảo tính đặc chắc tối đa, không có các lỗ khí trong khối vật liệu, do vậy nó có khả năng chống lại mọi quá trình hấp phụ của chất bẩn lên bề mặt.

 Loại hình sản xuất và thời gian sản xuất.

Công ty Style Stone sản xuất theo từng lô sản xuất Mỗi lô là một loại sản phẩm.Mỗi một lô sản xuất thường thực hiện trong nửa tháng.

 Đặc điểm sản phẩm dở dang.

Cuối mỗi kỳ công ty lại thực hiện kiểm kê, thường mỗi kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dở dang của công ty là rất ít, không đáng kể.

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Style Stone

Dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo Bretonstone của STYLE STONE được sản xuất trên các dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, tự động hoá, sử dụng công nghệ vật liệu mới, cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm độc đáo, mang nhiều tính năng vượt trội so với đá tự nhiên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các nhà thi công công trình và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.

Nguyên vật liệu dùng để sản xuất đá ốp lát nhân tạo Style Stone được kiểm tra chất lượng rất khắt khe, theo những tiêu chuẩn riêng của công nghệ.

Sơ đồ 1.1 Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất các sản phẩm của công ty

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những ưu thế vượt trội của sản phẩm đá ốp lát STYLE STONE chính là: ngoài bí quyết về công thức phối liệu (đã được tối ưu hoá), Công ty sử dụng công nghệ rung ép hỗn hợp liệu trong môi trường chân không, ở tần số định trước để tạo độ đặc chắc tuyệt đối của tấm đá. Công nghệ này cho phép kết dính các nguyên liệu khô (được tạo ra từ các loại đá nguyên liệu trong tự nhiên) bằng chất kết dính hữu cơ chuyên dụng hoặc vô cơ tạo thành một loại đá nhân tạo có độ chắc chắn tuyệt đối, màu sắc theo ý muốn, không thấm nước và độ bền cao.

Những đặc tính cơ bản của công nghệ:

Khả năng điều chỉnh và sử dụng chính xác tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu trước khi rung ép.

Môi trường chân không giúp loại bỏ hoàn toàn không khí trong hỗn hợp nguyên liệu trộn trong suốt quá trình nén ép và kết dính nguyên liệu.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Thực hiện đồng thời cả hai quá trình rung và ép trong môi trường chân không.

Sự phối hợp một cách thông minh và khoa học giữa bản chất, kích thước và màu sắc của nguyên liệu đá với việc phối màu, thành phần phối liệu và phương pháp hỗn hợp nguyên liệu với nhau đã tạo ra tính thẩm mỹ độc đáo của sản phẩm đá nhân tạo STYLE STONE Việc sử dụng bổ sung các loại nguyên liệu khác như thuỷ tinh màu, gương, kim loại đồng, vỏ sò đã nâng tính thẩm mỹ của sản phẩm lên một tầm cao mới, lạ và hết sức độc đáo.

CHẤT XÚC TÁC THÚC ĐẨY NHANH PHẢN ỨNG

CỤM THIẾT BỊ RẢI LIỆU RUNG ÉP TRONG MÔI TRƯỜNG CHÂN KHÔNG

MÀI THÔ + TINH MÀI BÓNG CẮT THÀNH VIÊN ĐÁ THEO KÍCH THƯỚC YÊU

KHO THÀNH PHẨM ĐÁ TẤMDÂY CHUYỀN TRỘN

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Công ty cổ phần Style có 1 phân xưởng chia thành 4 bộ phận thực hiện các nhiệm vụ :

Thực hiện công đoạn Rung ép để tạo nên sản phẩm ở bước đầu của quy trình Bộ phận này có 2 tổ nhỏ.

Thực hiện công đoạn Mài, Cắt, Phủ nhằm hoàn thiện sản phẩm ở bước thứ nhất.

Thực hiện công đoạn Mài lại để tạo ra sản phẩm cuối cùng và hoàn chỉnh.

Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản vật tư, thiết bị, thực hiện chương trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị thuộc phân xưởng quản lý; xây dựng kế hoạch phụ tùng, linh kiện thay thế cho các dây chuyền.

Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần Style Stone được khái quát trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất

Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất của Công ty cổ phần Style Stone

Công ty tổ chức quản lý chi phí sản xuất theo phân công cụ thể của từng cá nhân và các phòng ban như sau:

- Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Công ty

- Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc xây dựng và thực hiện: kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quí, năm; thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo quy định của pháp luật; kế hoạch phát triển dài hạn; mua sắm và bảo quản, lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và các vật dụng khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tổ chức và thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

 Phó giám đốc công ty là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất, là đại diện của lãnh đạo về chất lượng Khi Giám đốc vắng mặt, Phó giám đốc điều hành mọi công việc của công ty.

Phó giám đốc có nhiệm vụ chính sau:

- Đại diện của lãnh đạo về chất lượng: Chỉ đạo việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, việc áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng, việc thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ, thực hiện các hoạt động khắc phục - phòng ngừa

-Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan trong việc thực hiện: sáng kiến cải tiến; sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thiết bị; Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao và báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không tự giải quyết được.

 Phòng Tổ chức - Hành chính

Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng làm đầu mối tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tuyển dụng, bố trí, quản lý cán bộ công nhân viên của Công ty và các công việc liên quan đến quản trị hành chính trong toàn Công ty,

Thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương

- Xây dựng các mô hình tổ chức, phương án kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy của Công ty;

- Xây dựng các nội quy, quy chế phục vụ cho công tác điều hành của Công ty;

- Tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách với người lao động trong Công ty.

 Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng Tài chính - Kế toán là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế toán với các nhiệm vụ cụ thể như

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty;

- Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính của Nhà nước;

- Lập các báo cáo tài chính - kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Tổ chức quản lý, theo dõi và chỉ đạo mọi mặt hoạt động tài chính - kế toán ở Công ty;

- Vận dụng các mô hình tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty và xây dựng cơ chế tài chính để Giám đốc Công ty trình Hội đồng thành viên Công ty phê duyệt trước khi áp dụng;

- Chủ động tính toán và cân đối các khoản vay và nguồn vốn huy động vào sản xuất kinh doanh;

- Theo dõi các hợp đồng kinh tế (mua sắm vật tư, trang thiết bị và bán hàng) theo phân công của Giám đốc Công ty;

- Phối hợp với Phòng Kinh doanh XNK làm công tác thu hồi công nợ;

Phòng Kỹ thuật có chức năng làm đầu mối tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty,, cụ thể:

- Quản lý danh mục xe, máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ của Công ty;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc của Công ty, đảm bảo sự vận hành liên tục, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;

 Phòng Kinh doanh - Vật tư

- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và kế hoạch vật tư,phụ tùng được Giám đốc phê duyệt, chủ trì đề xuất và tổ chức thực hiện phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng để đảm bảo liên tục quá trình sản xuất cũng

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

- Phối hợp với Phòng Kỹ thuật, Phòng Công nghệ, Phòng Quản lý Chất lượng và các Xưởng sản xuất để tìm kiếm nguồn hàng cung ứng vật tư đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và kỹ mỹ thuật;

Bộ phận Vật tư có nhiệm vụ quản lý nguyên vật liệu đầu vào, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất và sản phẩm đầu ra của Công ty, cụ thể là:

- Lập báo cáo về tình hình xuất, nhập và tồn kho của vật tư hàng hoá hàng ngày để báo cáo Ban lãnh đạo Công ty;

- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và kế hoạch vật tư, phụ tùng được Giám đốc phê duyệt, kết hợp với các Phòng, Ban, Phân xưởng khác, chủ trì đề xuất việc mua sắm nguyên liệu, phụ tùng để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục không bị gián đoạn cũng như những vật tư phụ tùng thay thế theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Nhiệm vụ chính của phân xưởng này là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá theo kế hoạch và mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản vật tư, thiết bị, thực hiện chương trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị thuộc phân xưởng quản lý; xây dựng kế hoạch phụ tùng, linh kiện thay thế cho các dây chuyền Các phân xưởng thực hiện mọi công việc trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất.

Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Style Stone

2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và trình tự kế toán chi phí sản xuất

 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Xuất phát từ thực tiễn, công ty cổ phần Style Stone xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm.

 Trình tự kế toán chi phí sản xuất.

- Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất: Để phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm được chính xác ,nhanh chóng, công ty tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng sản phẩm theo các bước như sau:

Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154 Các tài khoản này được mở chi tiết theo 6 công đoạn của quá trình sản xuất bao gồm: Công đoạn Rung ép, công đoạn Mài, công đoạn Cắt, công đoạn Phủ, công đoạn Giá để thành phẩm, công đoạn Mài lại.

Tập hợp các chi phí phát sinh trong kì cho từng sản phẩm.

Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung như đã nêu ở bước 1 cho từng sản phẩm.

- Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất:

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Công ty cổ phần Style Stone đã xác định được tầm quan trọng của việc hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Vì vậy, trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được thực hiện như sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản liên quan tới sản phẩm.

Bước 2: Tính toán và phân bổ các lao vụ cho từng sản phẩm.

Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.

Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng sản phẩm

2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tượng có liên quan Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm Tại công ty Cổ phần Style Stone sử dụng các loại nguyên vật liệu trực tiếp như: Cát vàng Đầm Môn, Cát Đà Nẵng, Sylane, Resin,… Các loại nguyên vật liệu này được theo dõi trên TK 1521- Nguyên vật liệu chính. Đối với nguyên vật liệu chính thường phân bổ theo tiêu chuẩn chi phí định mức của nguyên vật liệu chính hoặc theo khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra.

Công thức phân bổ như sau:

Phân bổ chi phí NVL phát sinh trong kỳ

NK j: Số lượng thành phẩm nhập kho của sản phẩm j

CK j: Số lượng dở dang cuối kỳ của sản phẩm j ĐK j: Số lượng dở dang đầu kỳ của sản phẩm j ĐMNVL ij: Định mức tiêu hao loại nguyên vật liệu i của sản phẩm j Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được chính xác thì chi phí NVLTT còn phải chú ý trừ giá trị NVL đã lĩnh dùng nhưng chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có):

CPNVL thực tế trong kỳ = Giá trị NVL xuất dùng để SXSP  Giá trị NVL chưa sử dụng cuối kỳ  Giá trị phế liệu thu hồi

2.1.1.2- Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- nguyên vật liệu trực tiếp.

TK này có 6 TK cấp 2 như sau:

+ TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn rung ép.

+ TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn mài.

+ TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn cắt.

+ TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn phủ.

+ TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn giá để thành phẩm. + TK 6216: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn mài lại.

Nội dung kết cấu TK621:

 Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm

 Bên có :  Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho

 Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm

 Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư.

Ngoài ra, để theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu Kế toán sử dụng

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

+ TK 1525 – Vật liệu, phụ tùng thay thế

2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết tại công ty Cổ phần Style Stone được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Số kế toán chi tiết TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở chi tiết cho từng công đoạn như sau:

TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn rung ép.

TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn mài.

TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn cắt.

TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn phủ.

TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn giá để thành phẩm.

TK 6216: Chi phí nguyên vật liệu công đoạn mài lại.

Căn cứ vào chứng từ Phiếu xuất kho trên từng vật liệu , Kế toán tập hợp phát

Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo công đoạn

Thẻ tính giá thành sản phẩm

Kế toán tổng hợp tiếp vào việc chế tạo sản phẩm Cuối tháng cộng tổng phát sinh nợ TK621 trên sổ chi tiết, Kế toán ghi vào phát sinh Có TK621 trên sổ chi tiết đối ứng Nợ TK154.

Ví dụ: Sổ chi tiết của TK6211- Chi phí nguyên vật liệu công đoạn rung ép, từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/03/2010.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Bảng 2.1 Sổ chi tiết TK6211 – Chi phí nguyên vật liệu công đoạn Rung ép.

Quy trình ghi sổ chi tiết:

Khi có đề nghị xuất Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất ( Pir) từ Ban sản xuất, kế toán vào Báo cáo tồn kho theo đường dẫn: Kế toán hàng tồn kho/ Báo cáo hàng tồn kho/ Báo cáo tồn kho để kiểm tra tồn kho những loại vật liệu đề xuất Từ đó,

Kế toán Nguyên vật liệu tiến hành lập Phiếu xuất kho theo đường dẫn:

Kế toán hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu xuất kho

Vì công ty thực hiện chế độ tính giá xuất kho theo giá bình quân cả kỳ dự trữ nên khi xuất kho, Kế toán chưa hạch toán giá trị của hàng xuất mà mới chỉ theo dõi trên số lượng xuất, cuối kì, khi tính giá trung bình của nguyên vật liệu xuất trong kỳ thì giá của các nguyên vật liệu đó mới tự động được cập nhật vào phiếu xuất kho.

Bảng 2.2 Đường dẫn phiếu xuất kho

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Bảng 2.3 Phiếu xuất kho 0201A ( Trên phần mềm)

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Bảng 2.5: Đề xuất vật tư hàng hoá

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

2.1.2.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Quy trình ghi sổ tổng hợp phần hành kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổng hợp Kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Cuối kỳ, dựa vào số phát sinh nguyên vật liệu trực tiếp trên các sổ chi tiết TK621, kế toán lên sổ cái TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ, dịch vụ

Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp

Vật liệu dùng không hết nhập kho

Bảng 2.7 Trích sổ cái tài khoản 621- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm , trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ,…) Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

2.1.2.2- Tài khoản sử dụng. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty Cổ phần Style Stone, tài khoản này được mở 6 tài khoản cấp 2 chi tiết theo từng công đoạn sản xuất:

TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn rung ép.

TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn mài.

TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn cắt.

TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn phủ.

TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn giá để thành phẩm.

TK 6226: Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn mài lại.

Nội dung, kết cấu của tài khoản 622:

 Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ.

 Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.

Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.

2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp

Hàng kỳ, kế toán tính ra số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.Tại công ty Cổ phần Style Stone, chi phí nhân công trực tiếp được chia theo 2 loại:

- Tại công đoạn rung ép, chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện theo hình thức lương khoán theo sản phẩm.

1 người lao động = Hệ số quy đổi theo sản phẩm x Quỹ tiền lương của nhân viên công đoạn

- Tại các công đoạn khác, chi phí nhân công trực tiếp được tính theo hình thức trả lương theo thời gian.

Tiền lương của một nhân viên = Số ngày công lao động x Đơn giá tiền lương

Ngoài ra, công ty còn trả lương theo hợp đồng ngắn hạn và thử việc theo quy định Mức lương tối thiểu của công nhân là 1.602.000 đồng/ tháng.

Dựa vào bảng lương, kế toán tính ra số BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn phải nộp Kể từ ngày 01/01/2010, tỉ lệ đóng bảo hiểm của được thay đổi như sau:

- Mức đóng bảo hiểm xã hội là 22% (doanh nghiệp đóng 16%, người lao động đóng 6% ).

- Mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5% (doanh nghiệp đóng 3%, người lao động đóng 1,5% )

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 2% (doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1%).

Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty cổ phần Style Stone

2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty

2.2.1.1 Đối tượng tính giá thành của công ty

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tại công ty là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trên cùng dây chuyền công nghệ có sự tách bạch về mặt thời gian, quá trình sản xuất ngắn, liên tục, có nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau Do vậy, đối tượng tính giá được xác định là từng sản phẩm.

TK 154 (chi tiết) TK 152 ,138 Chi phí NVL trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín phân bước qua các giai đoạn nên kế toán chọn phương pháp tính giá cho từng sản phẩm tại mỗi công đoạn.

Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì

Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm = Giá trị sảnphẩm dở dang đầu kì +Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí SXKD dở dang cuối kì

2.2.2- Quy trình tính giá thành

Vì sử dụng phần mềm kế toán nên việc tính toán giá thành sản phẩm, việc tập hợp chi phí sản xuất của tông ty được ngầm định và máy sẽ tự thực hiện chi phí này trên bảng tính giá thành

Do đặc thù sản phẩm, chi phí và thời gian sản xuất của từng công đoạn nên công ty chỉ tính giá thành tại các công đoạn Rung ép, công đoạn Mài, công đoạn Mài lại và công đoạn Giá để thành phẩm.

Quy trình tính giá thành của các công đoạn được thực hiện như sau:

 Tại công đoạn Rung ép:

Cuối kì, kế toán dựa vào các phiếu nhập kho thành phẩm của công đoạn rung ép, đối chiếu với kết quả kiểm kê để tổng hợp số lượng sản xuất thành phẩm Rung ép Từ đó, kế toán thực hiện tính phân bổ chi phí nguyên vật liệu theo định mức cho từng loại sản phẩm Với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ở công đoạn Rung ép, kế toán thực hiện tính phân bổ chi phí theo hệ số.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Sau khi phân bổ các chi phí, kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành trên từng loại sản phẩm Từ đây, máy sẽ thực hiện cập nhật tự động giá của từng loại thành phẩm cho các phiếu nhập.

Công đoạn Mài là công đoạn kế sau công đoạn Rung ép, thành phẩm của công đoạn Rung ép được coi là vật liệu của Công đoạn Mài Vì vậy, kế toán cần phải tiến hành tính giá trung bình cho các sản phẩm xuất kho từ thành phẩm Rung ép sang công đoạn Mài Sau khi cập nhật giá cho các phiếu xuất kho thành phẩm Rung ép, kế toán tiến hành tính giá theo các bước sau:

- Kế toán tiến hành phân bổ chi phí theo nhóm thành phẩm.

- Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo hệ số.

Sau khi phân bổ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành cho công đoạn Mài Từ đây, máy sẽ tự động cập nhật giá của thành phẩm Mài cho các phiếu nhập.

 Tại công đoạn Mài lại:

Công đoạn Mài lại là công đoạn là công đoạn sau 2 công đoạn Cắt và công đoạn Phủ Hai công đoạn này sản xuất liên tục và không nhập kho thành phẩm Vì vậy, kế toán không tính giá thành tại công đoạn Cắt và Phủ Giá thành thành phẩm của công đoạn Mài được coi là chi phí vật liệu của công đoạn Mài lại Kế toán tiến hành các bước tính giá cho thành phẩm công đoạn Mài lại như sau:

- Tính giá trung bình cho các thành phẩm Mài xuất kho chuyển đi Mài lại và cập nhật giá vào các phiếu xuất thành phẩm Mài.

- Phân bổ các chi phí theo nhóm sản phẩm

- Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho công đoạn Mài lại và cập nhật giá cho các phiếu nhập.

 Tại công đoạn sản xuất Giá để thành phẩm:

Công đoạn sản xuất Giá để thành phẩm là một công đoạn sản xuất phụ và riêng biệt với các công đoạn khác Sản phẩm của công đoạn này chủ yếu dùng cho

- Kế toán tiến hành phân bổ chi phí theo định mức nguyên vật liệu.

- Phân bổ chi phí theo hệ số

- Tập hợp chi phí và tính giá thành.

- Tính giá trung bình cho các thành phẩm công đoạn Giá để thành phẩm và cập nhật vào các phiếu xuất kho xuất dùng Giá để thành phẩm.

Sau khi tính giá xong tại các công đoạn, ta tiến hành tập hợp các chi phí và kết chuyển sang bên Nợ của tài khoản 154- chi tiết cho từng công đoạn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.5: Kết chuyển chi phí sang TK154

Sau khi kết chuyển hết chi phí sang TK 154, kế toán tập hợp chi phí và lên sổ cái TK 154.

Bảng 2.25: Trích sổ cái Tài khoản 154

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Bảng 2.25: Trích sổ cái Tài khoản 154

Bảng 2.26 Thẻ tính giá thành một số sản phẩm

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành Sản phẩm tại công ty cổ phần Style Stone và phương hướng hoàn thiện

Trong nền kinh tế thị trường, khi mà có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất để tìm kiếm và mở rộng thị phần thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng sản phẩm và đưa ra mức giá cạnh tranh so với công ty đối thủ Trong đó, giá cả là một vũ khí quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng để tồn tại và phát triển Công ty cổ phần Style Stone mặc dù là một công ty mới thành lập, đội ngũ kế toán còn non trẻ nhưng đã ý thức được rất rõ vấn đề này.Công ty luôn chú trọng đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, luôn tăng cường công tác quản lý

CPSX và tính giá thành sản phẩm.Bên cạnh đó, Công ty luôn đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại của các công ty trong và ngoài nước, không ngừng nghiên cứu tung ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường Chính vì vậy, công ty ngày càng thu hút được các bạn hàng, đăc biệt là ở thị trường Quốc tế.

Công ty đã đạt được những ưu điểm về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các mặt sau:

 Về bộ máy kế toán: Để phát huy vai trò trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán và đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, nhiệt huyết với công việc Cụ thể trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành luôn có sự kết hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các kế toán vật tư, kế toán tiền lương và kế toán tổng hợp để có thể tập hợp CPSX và tính giá thành một cách nhanh chóng, chính xác

 Về việc sử dụng tài khoản:

Công ty hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành

Trong việc tập hợp CPSX, công ty phân theo 3 khoản mục: CPNVLTT , CPNCTT, CPSXC và sử dụng các TK 621, 622, 627 để theo dõi Trong đó, TK 622 được theo dõi cụ thể theo từng bộ phận sản xuất giúp cho việc quản lý giờ công và tính tiền công được thuận lợi Ngoài ra, công ty còn mở thêm các tiểu khoản cho các tài khoản trên chi tiết theo từng công đoạn rất phù hợp với việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất cho từng công đoạn.Việc tập hợp chi phí và sử dụng các tài khoản để theo dõi này giúp cho các cấp quản lý dễ dàng theo dõi các chi phí phát sinh và giúp cho việc tính giá thành được đơn giản.

 Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán:

Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng đã vận dụng hình thức kế toán nhật ký Chung một cách sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhìn chung, trong quá trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với điều kiện của công ty theo đúng quy định cho hình thức sổ Nhật ký Chung và ghi chép đầy đủ từng khoản mục mà mẫu sổ quy định

Việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, lưu trữ chứng từ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành và giúp cho việc hạch toán CPSX và tính giá thành được thuận lợi.

 Về phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: Việc phân định chi phí theo 3 khoản mục : CFNVLTT, CFNCTT, CFSXC đã cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đây chính là căn cứ để tập hợp CPSX và xác định được giá thành một cách chính xác, tạo điều kiện cung cấp thông tin có hệ thống cho các báo cáo tài chính.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa: Kế toán

Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước là tương đối phù hợp Bởi công ty chủ yếu sản xuất các loại đá ốp lát cao cấp, quy cách và mẫu mã là tương đối giống nhau và quá trình sản xuất qua nhiều giai đoạn, thành phẩm ở mỗi giai đoạn lại có thể làm sản phẩm để bán ra ngoài Việc sử dụng phương pháp này đã giúp cho kế toán giảm bớt khối lượng hạch toán.

 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho:

Công ty đang sử dụng phương pháp bình quân gia quyền Đây là phương pháp phù hợp với điều kiện giá nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động như hiện nay.

Nó giúp cho kế toán tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một cách chính xác, cập nhật Hơn nữa, kế toán công ty cũng khắc phục được nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm kế toán

 Hạch toán hàng tồn kho

Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất phù hợp với tính chất hàng hoá vật tư có giá trị lớn, thường xuyên có biến động của công ty

 Việc áp dụng phần mềm kế toán trong quá trình hạch toán:

Sự phát triển của công nghệ phần mềm đã góp phần làm giảm sức lao động của con người trong rất nhiều lĩnh vực trong đó có kế toán Tại Công ty cổ phần

Style Stone, do sử dụng hình thức sổ Nhật ký Chung nên rất dễ dang f để áp dụng phần mềm vào quá trình hạch toán và xử lý số liệu Vì vậy, kế toán công ty đã linh hoạt sử dụng phần mềm kế toán các khâu của quá trình hạch toán như quản lý danh sách khách hàng và nhà cung ứng, quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vật tư xuất kho, tính toán giá vật tư xuất dùng cho sản xuất Với công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, phần mềm kế toán giúp kế toán tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Ngoài ra, công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành chất lượng quy định đã đảm bảo gắn liền thu nhập của người lao động với chất lượng làm việc, là điều kiện thúc đẩy công nhân có ý thức tiết kiệm trong sản xuất,

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Danh mục một số loại sản phẩm - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 1.1. Danh mục một số loại sản phẩm (Trang 4)
Sơ đồ 1.1 Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất các sản phẩm của công ty Style Stone - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 1.1 Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất các sản phẩm của công ty Style Stone (Trang 8)
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất (Trang 12)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi tiết - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi tiết (Trang 19)
Bảng  2.1. Sổ chi tiết TK6211 – Chi phí nguyên vật liệu công đoạn Rung ép. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
ng 2.1. Sổ chi tiết TK6211 – Chi phí nguyên vật liệu công đoạn Rung ép (Trang 21)
Bảng  2.2. Đường dẫn phiếu xuất kho - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
ng 2.2. Đường dẫn phiếu xuất kho (Trang 22)
Bảng 2.3. Phiếu xuất kho 0201A ( Trên phần mềm) - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.3. Phiếu xuất kho 0201A ( Trên phần mềm) (Trang 23)
Bảng  2.4. Phiếu xuất kho 0201A - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
ng 2.4. Phiếu xuất kho 0201A (Trang 24)
Bảng  2.5: Đề xuất vật tư hàng hoá - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
ng 2.5: Đề xuất vật tư hàng hoá (Trang 25)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng hợp Kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng hợp Kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 27)
Bảng 2.7.  Trích sổ cái tài khoản 621- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.7. Trích sổ cái tài khoản 621- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 28)
Bảng 2.9:Phiếu kế toán 0301 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.9 Phiếu kế toán 0301 (Trang 32)
Bảng 2.10: Sổ chi tiết TK6221- Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn Rung ép - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.10 Sổ chi tiết TK6221- Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn Rung ép (Trang 33)
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (Trang 34)
Bảng 2.12: Sổ chi tiết  TK 62711-  Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân công công đoạn Rung ép - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.12 Sổ chi tiết TK 62711- Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân công công đoạn Rung ép (Trang 38)
Bảng 2.13.  Đề xuất vật tư hàng hóa - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.13. Đề xuất vật tư hàng hóa (Trang 40)
Bảng 2.15. Khai báo thông tin về công cụ dụng cụ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.15. Khai báo thông tin về công cụ dụng cụ (Trang 42)
Bảng 2.16. Bút toán Phân bổ công cụ dụng cụ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.16. Bút toán Phân bổ công cụ dụng cụ (Trang 43)
Bảng 2.17. Trích sổ chi tiết tài khoản  62713- Chi phí sản xuất chung: Chi phí công cụ dụng cụ công đoạn Rung ép - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.17. Trích sổ chi tiết tài khoản 62713- Chi phí sản xuất chung: Chi phí công cụ dụng cụ công đoạn Rung ép (Trang 44)
Bảng 2.18: Thông tin về tài sản - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.18 Thông tin về tài sản (Trang 46)
Bảng 2.19: Sổ chi tiết tài khoản 62714- Chi phí sản xuất chung: Chi phí khấu hao - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.19 Sổ chi tiết tài khoản 62714- Chi phí sản xuất chung: Chi phí khấu hao (Trang 47)
Bảng 2.21. Phiếu kế toán 0221. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.21. Phiếu kế toán 0221 (Trang 50)
Bảng 2.22: Sổ chi tiết tài khoản 62717 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.22 Sổ chi tiết tài khoản 62717 (Trang 51)
Bảng 2.23: Sổ chi tiết tài khoản 62718- Chi phí sản xuất chung: Chi phí bằng tiền khác công đoạn Rung ép. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.23 Sổ chi tiết tài khoản 62718- Chi phí sản xuất chung: Chi phí bằng tiền khác công đoạn Rung ép (Trang 52)
Bảng 2.24 Trích sổ cái tài khoản 627- chi phí sản xuất chung - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.24 Trích sổ cái tài khoản 627- chi phí sản xuất chung (Trang 54)
Sơ đồ 2.4: Hạch toán chi phí sản xuất của sản phẩm - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 2.4 Hạch toán chi phí sản xuất của sản phẩm (Trang 57)
Sơ đồ 2.5:  Kết chuyển chi phí sang TK154 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Sơ đồ 2.5 Kết chuyển chi phí sang TK154 (Trang 60)
Bảng 2.25:  Trích sổ cái Tài khoản 154 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.25 Trích sổ cái Tài khoản 154 (Trang 61)
Bảng 2.26. Thẻ tính giá thành một số sản phẩm - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 2.26. Thẻ tính giá thành một số sản phẩm (Trang 62)
Bảng 3.1. Mẫu báo cáo phân tích chi phí nguyên vật liệu - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần style stone
Bảng 3.1. Mẫu báo cáo phân tích chi phí nguyên vật liệu (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w