ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI HOÀN KIẾM
Tổng quan về chi nhánh thương mại hoàn kiếm
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh thương mại hoàn kiếm:
Tiền Thân của cty cổ phần XNK LT_TP Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước Cty lương thực Hà nội,là thành viên của tổng Cty lương thực Miền Bắc.được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình cty cổ phần từ ngày 01/04/2005.Hoạt động của cty chuyên về sản xuất khinh doanh,chế biến hàng lương thực,nông sản và các lĩnh vực dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân Thủ Đô.
Với chiến lược mở rộng và không ngừng phát triển,Cty sẵn sàng hợp tác liên doanh,liên kết với các đơn vị,cá nhân trong và ngoài nước.Chi nhánh Thương Mại Hoàn kiếm thuộc một trong tám chi nhánh chính trong mạng lưới kinh doanh của Cty.
Tên Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm:
Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội
Giám đốc hiện tại của Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Giám đốc Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm: Bà Đặng Minh Nguyệt Địa chỉ
- Địa chỉ: Số 28A-30A Ngõ 9 Minh Khai Hai Bà Trưng Hà Nội.
- Tài khoản: 0511100675007 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ
Cơ sở pháp lý của Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Chi nhánh thương mại Hoàn kiếm Công Ty CPxNKLT_TP Hà Nội được thành lập theo quyết định số 13/QĐ ngày 10/04/2005 trên cơ sở tổ chức lại trung tâm Thương Mại Ngô Thì Nhậm
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần hóa
Nhiệm vụ của Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Mua bán lương thực, thực phẩm công nghệ, bánh kẹo, đồ uống, rượu bia; Dịch vụ đóng gói bao bì bánh kẹo;
Mua bán đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ; Đại lý ký gửi hàng hóa;
Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất bánh kẹo, ca cao, sô cô la, mứt, bỏng, bánh;
Dich vụ kiểm đếm hàng hóa và đóng gói bao bì;
Cho thuê nhà xưởng, kho bãi;
Mua bán hóa mỹ phẩm, dụng cụ làm vườn, mỹ phẩm, dụng cụ ngành thẩm mỹ;
Trước sự hội nhập của nền kinh tế, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo kịp trước sự hội nhập của đất nước, nên đến năm 2005 Công ty Lương thực Hà Nội cổ phần hoá chuyển thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội Trung Tâm Thương mại Ngô Thì Nhậm chuyển thành Chi nhánh thương mại Hoàn kiếm và được Công ty Cổ phần XNKLT – TP Hà Nội giao cho Chi nhánh khu kho, văn phòng tại địa chỉ 28A
- 30A ngõ số 9 Minh Khai, Hai Bà Trưng Hà Nội và một số cửa hàng trên các tuyến phố Bà Triệu, Hàng Ngang, Lò Đúc…
Từ ngày mới thành lập với một xưởng chế biến bánh kẹo với quy mô nhỏ với 10 nhân viên, máy móc sản xuất thủ công, Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Sau nhiều năm hoạt động, với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ và nhân viên Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm đã ngày càng lớn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất, địa bàn tiêu thụ sản phẩm Cụ thể, hiện nay do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm cũng trang bị thêm một số máy móc, thiết bị để phục vụ cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động, bước đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất của mình Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm đã và đang ngày càng phát triển đi lên.
Tuy tuổi đời còn khá non trẻ nhưng từ khi thành lập chi nhánh ThươngMại Hoàn Kiếm đã đưa ra định hướng hoạt động và phát triển phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, Chi nhánh luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và hoạt động tuân thủ theo đúng luật pháp Việt Nam
1.1.2 Tơ chức bộ máy quản lý của Chi Nhánh Thương Mại Hoàn Kiếm 1.1.2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Chi Nhánh
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Hiện nay, với cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như vậy là tương đối hợp lý sự hợp lý đó được thể hiện qua việc công ty điều hành quản lý có hiệu quả và hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt
1.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
- Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh,do hội đồng quản trị của Cty CP XNK LTTP Hà Nội bổ nhiệm va bãi nhiệm.
Là người điều hành việc kinh doanh hàng ngày của chi nhánh, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thể hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Quyền và nghĩa vụ của giám đốc:
Quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh hàng ngày của công ty và phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức tiến hành kế hoạch kinh doanh và phương án triển khai kế hoạch của chi nhánh
Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ chi nhánh
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong chi nhánh, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Quyết định hưởng phụ cấp (nếu có) đối với người lao động của chi nhánh kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám Đốc.
Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của chi nhánh và quyết định của Hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể của Giám đốc.
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Chi nhánh dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
Tham mưu cho Ban Giám đốc (BGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BGĐ Công ty.
Phát triển thị trường dựa theo chiến lược Chi nhánh.
Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Chi nhánh từ các đơn hàng nhận được.
Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.
Tham gia xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng,Hệ thống quản lí môi trường và trách nhiệm xã hội tại chi nhánh.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI HOÀN KIẾM
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của CHI NHÁNH
2.1.1.1 Kết quả về hoạt động kinh doanh tại công ty
Một công ty muốn hoạt động hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Các công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận ở mức cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của công ty Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm
2 Giá vốn hàng bán Triệu 3685 3800 4360 4650 4712 62 1.3%
Vốn lưu động bình quân Triệu 1250 1200 1260 1389 1450 61 4.4%
Số lao động bình quân
8 Thu nhập bình quân Triệu 1,68 1.8 1.92 2.21 2.3 0.09 4.1%
Nguồn: Phòng Kế toán Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Trong bối cảnh thị trường LTTP Việt Nam có nhiều biến động, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty LTTP nói chung và chi nhánh thương mai Hoàn kiếm nói riêng cũng trải qua những thăng trầm nhất định Trong gia đoạn 2006 đến 20010 thị trường LTTP có nhiều khởi sắc, Chi nhánh đã tân dụng triệt để những cơ hội kinh doanh trên thị trường Cùng với sự lỗ lực của BGĐ,chi nhánh đã đạt được những kết quả tương đối khả quan.
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty qua các năm ta thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đã đạt được những thành công nhất định trong việc tự bảo đảm nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần Tình hình kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng đều thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng đáng kể qua các năm.
Giai đoạn 2006 – 2010:tấc độ tăng trương của chi nhánh tăng dần đều trong các năm,tăng trương hơn 2%/năm. Đối với doanh thu: Năm 2010, doanh thu đạt 5000trVNĐ, tăng đến 131% so với năm 2006; năm 2008 lợi nhuận trước thuế (LLTT) là 196trVNĐ tăng lên đến 95% so với năm 2006 đó là do thời điểm này Chi nhánh đã có những biện pháp tăng thị phần có hiệu quả.nhưng nếu so sự tăng trưởng của 2 năm qua ta thấy LNTT của 2010 chỉ tăng 12%so với năm 2008 đó là dấu hiếu không mấy khả quan trong hoạt đông kinh doanh của chi nhánh. Đối với lợi nhuận sau thuế: Năm 2006 là 74,16trVND, lợi nhuận sau thuế(LNST)tăng 183%ở năm 2010.trong những năm2008,2009 và những tháng đầu 2010,LLST của chi nhánh giảm-7,8% năm 2010 so với 2009 là do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,là những năm khó khăn của nền kinh tế nước ta.
Từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm trên có thể thấy: oTình hình doanh thu qua các năm:
Bảng 2.2: Doanh thu bán hàng theo sản phẩm qua các năm
Bảng Doanh thu bán hàng theo sản phẩm
Các hoạt động dịch vụ khác 396 312 934 1065 1236
Nguồn: Phòng Kinh doanh Chi nhánh Thương mại Hoàn Kiếm
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh qua các năm (2005- 2009)
Biểu đồ 1: Doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh Thương mại
Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Như vậy, doanh thu qua các năm của công ty đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau
Cơ cấu doanh thu qua các năm cũng có sự thay đổi cùng với sự đa dạng hóa hoạt động của công ty:
Doanh thu từ ba lĩnh vực:LTTP,Bánh Kẹo,Đồ uống luôn chiếm ty trọng cao và là những nguồn doanh thu chính của công ty. o Tình hình nhân sự của chi nhánh
Bảng 2.3: Bảng thống kê lao động toàn Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm ngày
Lao động sản xuất Tổng cộng
Trong tổng số lao động của toán Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm thì nữ giới chiếm 60%.
Như vậy, trong những năm qua cơ cấu cán bộ công nhân viên của chi nhánh không có nhiều biến động với tỷ lệ cán bộ công nhân viên phân theo giới tính tương đối cân bằng và trình độ cử nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh khá ổn định qua các năm, tính đến năm 2010,số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 108 người.Trong những năm vừa qua, dù chi nhánh không tăng thêm số lượng lao động nhưng doanh thu của chi nhánh vẫn tăng đều trong những năm gần đây Điều này đã nói lên sự ổn định trong hoạt động của chi nhánh và những tiến bộ trong công tác hoạch định chiến lược mà ban lãnh đạo đề ra. o Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 2.4 : Cơ cấu vốn của Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm(đơn vị tính:triệuVNĐ)
Nguồn: Phòng Kế toán Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm
Tổng nguồn vốn của công của công ty đều tăng qua các năm Năm 2008 có tổng số nguồn vốn là 2209trVNĐ, đến năm 2009 tăng 4,1% tương ứng gần 91trVNĐso với năm 2008 Qua đây ta thấy nguồn vốn của công ty đã được sử dụng và phát huy hiệu qua trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vủa chi nhánh
- Xét hiệu quả sử dụng lao động Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta dựa vào hai chỉ tiêu là năng suất lao động và lợi nhuân bình quân của một lao động Trong những năm gần đây các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánhqua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Như vậy, trong ba năm 2007 – 2009 với số lao động tăng cho thấy chi nhánh g có sự gia tăng về quy mô Qua bảng trên ta thấy năng suất lao động qua các năm không ngừng tăng lên: năm 2008 tăng 6,3%so với năm 2007 và năm 2009 tăng 2,02% so với năm 2008 Qua đây ta thấy năng lực hoạt động kinh doanh của và trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên chi nhánh càng ngày càng tiến bộ và không ngừng được hoàn thiện Đây là thành quả xững đáng cho những lô lực phấn đâu không ngừng nghỉ của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh
- Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta dùng một số chỉ tiêu sau: số lần chu chuyển của vốn (K) và số ngày của một vòng quay của vốn lưu động (V) :
Bảng 2.6 : Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty qua các năm (2007-
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Số lân chu chuyển vốn Vòng 3,18 3,32 3,37
Số ngày của một vòng quay
Số lần chu chuyển vốn lưu động của công ty qua các năm có xu hướng tăng Năm 2007 là 3,18 vòngg/năm; năm 2008 là 3,32 vòng / năm tăng 0,14 vòng/năm ( tương ứng với 4,4%) so với năm 2007; năm 2009 là 3,37 vòng/năm tăng 0,05 vòng/năm ( tương ứng với 1,5% ) so với năm 2008 Số ngày của một vòng quay cũng có xu hướng giảm dần năm 2007 là 120 ngày/vòng thì tới năm năm 2009 chỉ còn 64 ngày/vòng Điều này chứng tỏ chi nhánh ngày càng sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu quả hơn.
Bảng 2.7: Lợi nhuận gộp của chi nhánh qua các năm ( 2007- 2009) đơn vị:triệuvnđ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Qua bảng số liệu ta thấy tổng lợi nhuân gộp của chi nhánh năm 2009 đã giảm không đáng kể so vỡi 2008,nguyên nhân do chiu ảnh hưởng của khủng hoảng kiinh tế toàn cầu.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Chi nhánhqua các năm
T Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Lợi nhuận sau thuế TrVN Đ
3 Vốn chủ sở hữu bình quân
5 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh
9 LNST/Chi phí hoạt động KD
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khả năng sinh lời của chi nhánh có xu hướng tăng và càng ngày càng được cải thiện đang kể Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có xu hướng tăng lên tương ứng với năm 2007 là 2,6%, 15.38 % đến năm 2009 đã tăng lên đến 3,01 %,29.45% Bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh cũng có xu hướng tăng lên: năm 2007 là 8,57% , năm 2008 10,15% và đến năm 2009 là
`0,`8% Như vậy chi nhánh đã thực hiên được mục tiêu lợi nhuận của minh trong những năm kinh tế khủng hoảng.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu đanh giá hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, ta thấy chi nhánh hoàn kiếm nhìn chung là có hiệu quả Các chỉ tiêu đánh giá qua các năm gần đây của công ty đều có xu hướng tăng cho thấy tình hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang ở trạng thái phát triển tốt và ổn định Trong thời gian tới, chi nhánh cần cố gắng, lỗ lực hơn nữa để góp phần phát triển thị trường LT_TP nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thương Mại Hoàn Kiếm
2.1.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng
Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức Chi Nhánh Thương Mại Hoàn Kiếm
Năm 2009 là năm mà nên kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường Cuộc khủng hoàng tài chính ở một số nên kinh tế lớn buộc nhiều quốc gia phải điều chính chỉ tiêu phát triển kinh tế Trong bối cảnh đó, nhiều biện pháp mạnh của chính phủ được đưa ra và đang từng bước hạn chế nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới vào nước ta.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường Chi nhánh không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng khoảng Vì vậy, để có thể chủ động đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng mạng lại chi nhánh cần phải có những nhận đinh về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với mình, để có thể đưa ra những chính sách phát triển nhanh chóng và kịp thời.
Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ, chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết vàcó chuyên môn cao.
Ban giám đốc chi nhánh luôn sát cánh cùng nhân viên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc, học tập và cống hiến.
Là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh của mình đã được sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức khoa học, hiện đại, đánh giá và tổ chức tốt hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Nắm vững những nhu cầu của thị trường và đã có hình ảnh tốt trên thị trường.
Quản trị thông tin của khách hàng chuyên nghiệp
Chi nhánh có mức chiết khấu hấp dẫn.
Bên cạnh những thuận lợi thì chi nhánh còn gặp phải không ít những khó khăn từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh như:
Trong bối cảnh nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), thị trường trong nước sẽ mở cửa để các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế vào hoạt động, trong đó có các nhà cung ứng dịch vụ về LT_TP Đây là cơ hội thuận lợi cho đất nước nhưng lại là một thách thức lơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp LT_TP nói riêng Vì các doanh nghiệp phải trực tiếp canh tranh không ngang sức với các nhà dịch vụ chuyên nghiệp vượt trội cả về năng lực công nghệ, kỹ thuật, vốn, trình độ quản lý và điều hành
Tình hình khủng hoảng của nên kinh tế thế giới tiếp tục tác động phức tạp, khó lường đến nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng Trong hoàn cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp sẽ hết sức thận trọng trong các khoản chi phí để duy trì va phát triển hoạt đông doanh nghiêp Điều đó đồng nghĩa với việc các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh sẽ phải xem xét kỹ lưỡng Vì vậy, đối với các LT_TP nói chung và chi nhánh nói riêng sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường.
Hiện tại, chi nhánh đang phải đối mặt với khó khăn lớn đó là sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân cùng tham gia vào kinh doanh này Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng LT_TP trong nước với nhau, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên tất cả các phân khúc thị trường.
Cơ hội Đã có thị phần và thị trường ổn định
Các khách hàng luôn có nhu cầu sử dụng quà tặng và nhu cầu càng ngày càng tăng, đặc biệt là trong tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay.
Thách thức nhiều đối thủ cạnh tranh và đối thủ mới xâm nhập thị trường khi gia nhậpWTO
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
Mục tiêu và phương hướng phát triển của Chi Nhánh Thương Mại Hoàn Kiếm
3.1.1 Mục tiêu kinh doanh của chi nhánh thương mại hoàn kiếm
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã xác định mục tiêu hướng tới cho mình là trở thành một trong những doanh nghiệp uy tín số 1 trên thị trường cung ứng sản phẩm của mình Căn cứ vào tình hình thực tế của chi nhánh, ban giám đốc chi nhánh đã đưa ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2011 như sau:
- Doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ đạt mức tăng 10% ( Doanh thu tăng lên 5500 triệu đồng)
- Lợi nhuận dự kiến là 150 triệu đồng
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống dịch vụ nhằm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.
- Hoàn thiện đội ngũ nhân sự chuyên môn hoá về các kỹ năng lập kế hoạch, marketing, bán hàng…
3.1.2 Phương hướng kinh doanh của Chi Nhánh Thương Mại Hoàn Kiếm
Cùng với việc đề ra mục tiêu phát triển năm 2011, chi nhánh tiếp tục đề ra phương hướng phát triển cho những năm tới như sau:
- Trong công tác quản lý: tăng cường công tác kiểm tra, đốc thúc giám sát đối với các hoạt động xúc tiến chăm sóc khách hàng, thực hiện đơn hàng, vận chuyển hàng hoá cho khách hàng…
- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới
- Về công tác đào tạo nhân viên trong chi nhánh: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và thường xuyên mở các lớp đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên nhằm trang bị cho toàn thể nhân viên chi nhánh những kỹ năng tốt nhất trong tiếp cận, tìm hiểu và khai thác thông tin từ phía khách hàng. Để phát huy lợi thế mà chi nhánh đang có, khắc phục những vấn đề khó khăn mà chi nhánh đang gặp phải đồng thời để thực hiện tốt những kế hoạch phát triển trong năm 2011 và 2012Ban giám đốc chi nhánh đã đưa ra định hướng phát triển như sau:
Chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm- dịch vụ
- Có sự đầu tư, sáng tạo về hình thức và nội dung trong hoạt đông kinh doanh của mình
- Có sự phù hợp với đặc thù với từng đối tượng khách hàng
- Có khả năng cạnh tranh nhất định về giá
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng đối tượng khách hàng
Chiến lược xây dựng các mối quan hệ
- Phân tích, đánh giá lại toàn bộ hệ thống khách hàng hiện tại của các nhân sự chi nhánh theo nguyên tắc 20/80
- Thực hiện công tác đầu tư, chăm sóc và xây dựng mối quan hệ có kế hoạch, bài bản và hiệu quả
- Lập hệ thống tổng thể các khách hàng tiềm năng chi nhánh đặt mục tiêu khai thác Đưa ra phương thức phù hợp từng bước tiếp cận và xây dựng mối quan hệ hiệu quả
- Phương thức chăm sóc, phát triển các mối quan hệ với khách hàng
+ theo cấp lãnh đạo + theo cấp các nhân sự quản lý + theo kỳ cuộc ( ngày lễ, kỷ niệm, Tết…) và thường xuyên
Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ: chi nhánh xác định đây là điều kiện tiên quyết để chi nhánh phát triển
- Nâng cao chất lượng dịch vụ ở tất cả các khâu liên quan đến các phòng ban trong chi nhánh
- Theo phương châm của chi nhánh là: làm khách hàng hài lòng, thoải mái và tin tưởng
- Mỗi nhân sự chi nhánh phải dành sự ưu tiên và trách nhiệm cao nhất với khách hàng trong mọi hoàn cảnh
Chiến lược về giải pháp sáng tạo hiệu quả
- Đầu tư thời gian, trí tuệ và tài chính cho việc lắng nghe và tìm hiểu về khách hàng
- Luôn biết đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng cho từng thời điểm, đối tượng, ngân sách, số lượng, yêu cầu…
- Luôn biết chia sẻ với khách hàng các thông tin liên quan đến việc làm sao để khách hàng phát triển mà chúng ta có sự tư vấn, đóng góp, hỗ trợ
- Luôn biết đầu tư, sáng tạo tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm trong các thời điểm trong năm theo
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh tai chi nhánh thương mại hoàn kiếm
Nhìn nhận từ những hoạt động kinh doanh cụ thể mà chi nhánh đã tổ chức, có thể đánh giá rằng hoạt động sản xuất kinh doanh gặt hái được những thành công nhất định Tuy nhiên, để chi nhánhthành công trong lĩnh vực hoạt động của mình thì còn rất nhiều việc phải làm.
Với những kiến thức và đánh giá của bản thân, em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu của hoạt động tổ chức sự kiện tại chi nhánh Hoàn Kiếm như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một chủ thể có quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh theo nguyên tắc tự hạch toán lấy thu bù chi đảm bảo có lãi và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua thuế, bối cảnh đó buộc các doanh nghiệp phải tự chủ trong kinh doanh tự định đoạt và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh nhà nước không can thiệp vào kinh doanh của doanh nghiệp như trước đây ,vì vậy mọi vấn đề kinh doanh cái gì cho ai như thế nào đều phải do doanh nghiệp quyết định mặt khác trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động tạo ra cơ hội và thách thức ,doanh nghiệp phải biết đón nhận thời cơ và tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến kinh doanh trong khi đó xu thế khu vực hoá ,quốc tế hoá mạnh mẽ điều này đòi hỏi trong khi quyết định và tiến hành các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến môi trường kinh doanh trong nước mà phải tính đến các yếu tố tác động của thế giới vì vậy các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố của môi trường kinh doanh để đưa ra các mục tiêu phù hợp ,với mục tiêu đó các doanh nghiệp phải lập ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn khả thi Để xây dựng chiến lược đúng đắn tập trung cần phải dựa vào căn cứ đúng đắn:
Một là, Căn cứ vào các định hướng phát triển của nhà nước của ngành kết hợp với việc nghiên cứu thị trường kỹ đầy đủ chi tiết dự đoán tình hình đưa ra mục tiêu (cụ thể định lượng ,linh hoạt,khả thi ,nhất quán ,và hợp lí ) tận dụng cơ hội kinh doanh và hạn chế rủi ro
Hai là, tự chủ tìm giải pháp và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thông tin dự báo về điểm mạnh điểm yếu những cơ hội thách thức đối với chi nhánh ,phân tích dự báo tình hình sản xuát tiêu dùng
Ba là, chi nhánh cần phải căn cứ vào tiềm lực của mình ,biết khai thác những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu khắc phục khó khăn thực hiện các mục tiêu đã đề ra
Bốn là, tối ưu hoá trong việc phân bổ các nguồn lực trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh sử dụng phải tiến hành theo mục tiêu ,chiến lược chú trọng mục tiêu ,ưu tiên cho từng giai đoạn
Chi nhánh còn phải điều chỉnh kịp thời các mục tiêu và phương án chiến lược kinh doanh phù hợp với sự thay đôỉ của môi trường kinh doanh trong tiến trình thực hiện chiến lược.
- Nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng
Nghiên cứu là khâu mở đầu để thực hiện các hoạt động bán hàng tiếp theo Hoạt động nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác đinh nhu cầu của khách hàng và xác định loại hình dịch vụ kinh doanh của chi nhánh Vì công ty không có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường nên công việc này được thực hiện bởi phòng kinh doanh Để hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao, chi nhánh cần có sự đầu tư chi phí vào hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng.
Chi nhánh cần phải thành lập đội ngũ nghiên cứu thì trường được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ nghiên cứu thì trường Ngoài ra chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các nhân viên kinh doanh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường nói riêng. Hàng quý, chi nhánh có thể tổ chức điều tra nhu cầu của khách hàng, những nhận xét đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ và cách thức phục vụ của chi nhánh thông qua các phiếu điều tra Chi nhánh cũng nên cử các nhân viên đi khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh ở các các địa bàn dân cư , cửa hàng, ghi nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng về những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của chi nhánh Trên cơ sở những ý kiến đóng góp của khách hàng, nhân viên nên tập hợp lại, lập báo cáo và đưa ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế để ban lãnh đạo xem xét
Chi nhánh cũng cần đưa ra những phần thưởng thích hợp cho những sáng kiến hợp lý, đem lại hiệu quả cho chi nhánh Hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác và phải đi trước một bước để chi nhánh có những cơ sở lựa chọn loại hình dịch vụ kinh doanh phù hợp nhất, đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng ngay từ khi mới xuất hiện. Để hoạt nghiên cứu thị trường thực sự có hiệu quả, chi nhánh cần xác định rõ mục tiêu nghiên cứu thị trường, cách thức thu thập thông tin va nội dung thông tin cần thu thập Trên cơ sở đó, lập kế hoạch cụ thể để thực hiện ghi lại những kết quả đã đạt được Từ đó, các nhân viên chuyên trách sẽ sử lý thông tin để có được những thông tin cần thiết nhất Đó là những thông tin vè nhu cầu của khách hàng, giá cả và tính cạnh tranh trên thị trường ra sao Đối thủ cạnh tranh và các chính sách giá của đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những nội dung quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách giá cả của đối thủ cạnh tranh, kết hợp với đặc điểm thực tế của lại hình dịch vụ chi nhánh kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của ban lãnh đạo, các nhân viên nghiên cứu phải đưa ra được mức giá bán cho sản phẩm dịch vụ của chi nhánh Các chiến lược về giá cần có sự hấp dẫn khách hang hơn nữa để thu hút họ trở thành khách hàng thường xuyên của chi nhánh.
Sau quá trình nghiên cứu, các nhân viên cần xác định rõ thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của chi nhánh Việc xác định đúng các thị trường mục tiêu là rất quan trọng để chi nhánh tập trung nguồn lực khai thác tốt thị trường đã chọn Muốn vậychi nhánh cần có chiến lược để phân khúc thì trường, tìm hiểu đặc điểm của từng khúc thị trường để xác định những nhu cầu thiết yếu của khách hàng trong các phân khúc thị trường đó Với mỗi giai đoạn phát triển nhất đinh, chi nhánh cần phải xác đinh thị trường mục tiêu khác nhau Từ đó, chi nhánh cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể để chinh phục tốt nhóm khách hàng mục tiêu đã xác định.
- Tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý
Công tác quản lý có tác dụng giúp cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kinh của chi nhánh được đi đúng hướng, theo đúng mục tiêu mà chi nhánh đề ra Trước tầm quan trọng của công tác quản lý, chi nhánh cần phải có những giải pháp hợp lý để hoàn thiện công tác quản lý của mình.
Một là, chi nhánh phải có kế hoạch quản lý rõ ràng cụ thể, các mục tiêu chiến lược kinh doanh phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa vào thực hiện Đồng thời, bộ máy hoạt động kinh doanh phải được tổ chức một cách hợp lý Điều này giúp chi nhánh tránh được những sai sót và thiệt hại không đáng có, giúp việc thực hiện được trôi chảy hơn.
Hai là, tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoach kinh doanh một cách cụ thể Lực lượng lao động phải được phân bổ và điều chỉnh hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của chi nhánh Góp phần thực hiện và hoàn thành tốt mục tiêu, chiến lược đề ra.
Kiến nghị điều kiện thực hiện
Nói đến hoạt động kinh doanh thì không chỉ nói đến cơ sở vật chất, vốn mà còn bao gồm con người, có thể nói cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh còn con người là điều kiện đủ Đây là hai yếu tố cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có khi tham gia hoạt động kinh trên thị trường Ngoài ra cần phải có những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước.
3.3.1 Điều kiện về vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố quan trọng để tiến hành hoạt động kinh doanh, Do vậy khi đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh chi nhánh cần phải đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
3.3.2 Điều kiện về con người
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp khồng thể thành công nếu không có sự tham gia của con người Con người đóng vai trò quan trọng do vậy chi nhánh cần phải sử dụng và phát huy tiềm năng con người một cách có hiệu quả nhất
Trước tiên, nói đến kinh doanh phải nói đến tầm quan trọng của các nhà quản trị, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay Họ là nhân tố nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thành một khối thống nhất, họ là người đưa ra các quyết đinh chiến lược, các kế hoạch kinh doanh Do vậy, người quản trị phải là người năng động, thông minh, nhạy bén và tâm huyết Đối với nhân viên kinh doanh là thành phần trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh, trực tiếp tạo ra lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, đội ngũ cán bộ công nhân viên cần phải được đào tạo, rèn luyện một cách chuyên nghiệp Công tác đào tạo không chỉ xuất phát từ phía doanh nghiệp mà còn phải xuất phát từ chính nội tại bản thân của từng nhân viên, phải luôn luôn chủ động tìm tòi, học hỏi để ngày càng hoàn thiện bản thân mình Mặt khác, để tạo động lực cho nhân viên chi nhánh cần cần thiết lập cơ chế, chính sách lương thưởng thích hợp cho các nhân viên để khuyến khích và thu hút họ hăng say nhiệt tình với công việc.