Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
Chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp 4.0
Chuyển đổi số được xem là yếu tố then chốt, quan trọng để xã hội có thể tiếp cận CMCN 4.0 thành công và tránh tụt hậu lại phía sau Do đó, trước khi bàn luận chi tiết về CĐS thì cần tìm hiểu các khái niệm cơ bản về CMCN 4.0.
Trong lịch sử, thế giới trải qua 4 cuộc CMCN với những đặc điểm cơ bản có thể được tóm tắt như sau: 1) CMCN lần 1: bắt đầu từ năm 1784 với sự xuất hiện của động cơ hơi nước và thủy lực, dẫn đến sản xuất cơ khí; 2) CMCN lần 2: bắt đầu từ năm 1870 với sự xuất hiện của điện lực, dẫn đến sản xuất hàng loạt; 3) CMCN lần 3: bắt đầu từ năm 1969 với sự xuất hiện của công nghiệp điện tử và máy tính, dẫn đến sản xuất tự động; 4) CMCN lần 4: lần đầu tiên được trình bày tại Hội chợ Hannover năm 2011 Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp với tất cả các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, tính bền vững, phát triển các khả năng sáng tạo và mô hình doanh thu mới (Calabrese et al., 2022) Nổi bật là những công nghệ số đột phá và có tính ứng dụng cao như: trí tuệ nhân tạo, robot, in 3D, mô phỏng
CMCN 4.0 đã, đang và sẽ tác động một cách trực tiếp sâu rộng và toàn diện trên quy mô toàn cầu, với tốc độ phát triển theo cấp số nhân, tác động đến mô hình kinh doanh, phương thức sản xuất và sự tăng trưởng trên tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề trong toàn xã hội (Lund, 2021).
CĐS không phải là một thuật ngữ mới Tuy nhiên trong những năm gần đây, thuật ngữ này được nhắc đến nhiều trong bối cảnh CMCN 4.0 Ngày nay, chúng ta cần hiểu CĐS không chỉ là việc số hóa mà quá trình này tác động đến tất cả các cấp độ của DN, bao gồm trải nghiệm khách hàng, hoạt động kinh doanh và quy trình nội bộ (Sugathan et al., 2018) CĐS là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của DN và tạo ra các giá trị mới (USAID & Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021). Hơn nữa, Kane và cộng sự cho rằng năng lực CĐS của các DN thể hiện qua nhiều phạm vi khác nhau của các sản phẩm, quy trình kinh doanh, kênh bán hàng hoặc chuỗi cung ứng (Kane et al., 2015).
Trước khi bàn luận chi tiết về khái niệm CĐS, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn là Số hóa dữ liệu (Digitization) và Số hóa quy trình (Digitalization) Số hóa dữ liệu là sự mã hóa thông tin tuần tự thành định dạng số để máy tính có thể lưu trữ và truyền thông tin Trong khi đó, số hóa quy trình là việc cải thiện các hoạt động kinh doanh hiện tại, chuyển đổi các quy trình kinh doanh và tạo ra được một môi trường kinh doanh kỹ thuật số (D R A Schallmo & Williams, 2018) Để rõ hơn về 2 khái niệm này, NCS cũng đã thực hiện một nghiên cứu về số hóa dữ liệu và quy trình tác nghiệp xử lý quy trình nghiệp vụ kế toán tiền mặt nhằm chuẩn hóa các bước thực hiện và hướng tới thực hiện CĐS tại DN (Manh Tuan et al., 2021).
Với sự kỳ vọng CĐS sẽ trở thành một trong những thuật ngữ phổ biến trong thế giới nghiên cứu và thực tiễn Một số học giả cố gắng xác định và thảo luận về khái niệm chính xác của nó Hiện nay, định nghĩa về CĐS chưa có chuẩn hóa, nhiều tổ chức, DN có các định nghĩa riêng của mình (J Reis et al., 2016) Và cả trong đề án CĐS quốc gia của Bộ TT&TT cũng có một định nghĩa riêng về CĐS NCS đã tổng hợp được 12 định nghĩa về CĐS khác nhau và phân làm 2 mức: 1) Mức vi mô: CĐS ở mức DN; 2) Mức vĩ mô: CĐS ở mức cả nền kinh tế tại Phụ lục 1 Tổng hợp định nghĩa về CĐS Trong nghiên cứu này, NCS sẽ sử dụng định nghĩa CĐS của Schallmo
& Daniel với các lý do sau:
Thứ nhất, định nghĩa hướng đến cấp độ DN, đây là điểm hướng đến của đề tài với các DNNVV.
Thứ hai, CĐS là một sự thay đổi mang yếu tố bền vững, đây là yếu tố then chốt khi các DNNVV thực hiện
Thứ ba, CĐS cung cấp cả sự thay đổi gia tăng cũng như sự thay đổi cơ bản mô hình kinh doanh trong bối cảnh và thời gian hợp lý.
Thứ tư, định nghĩa cung cấp các thông tin đầy đủ, chi tiết và trực quan về CĐS.
Bảng 1.1: Định nghĩa CĐS của Schallmo & Daniel Mục tiêu: mục tiêu nào bắt đầu CĐS ( WHICH ):
+ Thời gian: v.d cung cấp dịch vụ nhanh hơn, sản xuất nhanh hơn,
+ Tài chính: v.d tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu,
+ Không gian: v.d mạng, tự động hóa,
+ Chất lượng: v.d chất lượng sản phẩm, chất lượng mối quan hệ, chất lượng quá trình,
Quy trình: CĐS thực hiện như thế nào ( HOW ):
+ Chuỗi các nhiệm vụ và quyết định có liên quan đến nhau trong bối cảnh và thời gian hợp lý
+ Sử dụng công nghệ/ công cụ hỗ trợ để tạo ứng dụng/ dịch vụ mới
+ Thu thập và trao đổi dữ liệu bao gồm phân tích và sử dụng để tính toán các lựa chọn
Mức độ chuyển đổi: mức độ CĐS như thế nào ( HOW ):
+ Cơ bản Đối tượng: CĐS tác động đến ( WHO ):
+ Khách hàng + Hoạt động kinh doanh + Đối tác
+ Ngành + Đối thủ cạnh tranh Đối tượng: các đối tượng nào được CĐS ( WHAT ):
+ Các yếu tố riêng lẻ (ví dụ: quy trình, mối quan hệ khách hàng, sản phẩm)
+ Toàn bộ mô hình kinh doanh
+ Mạng lưới giá trị gia tăng
Nguồn: A Schallmo & Daniel, 2018 1.1.3 Các phương pháp/mô hình chuyển đổi số
Quá trình CĐS rất phức tạp và có tác động lên toàn bộ các hoạt động của DN Do đó, việc xây dựng và thực hiện chiến lược CĐS đã trở thành mối quan tâm chính đối với nhiều DN trước khi thực hiện CĐS và một cách tiếp cận có hệ thống là yếu tố quyết định để thành công (Hess et al., 2016; Schulz & Tungseth, 2018) Rauser
(2016) tuyên bố rằng chiến lược CĐS đề cập đến chiến lược của DN được áp dụng cho tất cả các sáng kiến CĐS,bao gồm toàn bộ quy trình: thu thập tất cả những thông tin cần thiết, lập kế hoạch, nhận ra rủi ro, cơ hội và duy trì chiến lược CĐS (Rauser, 2016).
Theo Matt và cộng sự (2015), tiếp cận chiến lược CĐS có hai quan điểm: 1) Quy trình: làm thế nào để phát triển, thực hiện và đánh giá chiến lược CĐS xem xét các khía cạnh mới mà CĐS mang lại cho tổ chức; 2) Thủ tục: quá trình xác định chiến lược theo các khía cạnh và các thành phần của chiến lược CĐS (Schulz & Tungseth,
2018) Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây xuất hiện thêm phương pháp sử dụng mô hình trưởng thành để xây dựng chiến lược CĐS (Pierenkemper & Gausemeier, 2021) Mô hình trưởng thành ( Maturity Model ) là mô hình giúp một cá nhân hoặc tổ chức đạt đến mức độ trưởng thành (tức là khả năng) về con người/văn hóa, quy trình/cấu trúc và / hoặc các đối tượng/công nghệ theo một quy trình cải tiến liên tục từng bước (Mittal et al., 2018).
Do đó, các mô hình trưởng thành là một công cụ thích hợp để hướng dẫn DN trong quá trình đánh giá mức độ trưởng thành của DN trong CĐS (Szedlak et al., 2020).
Ngoài yếu tố chiến lược CĐS, các nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây cũng tiến hành nghiên cứu các khía cạnh và các phương pháp khác nhau nhằm hỗ trợ DN CĐS Theo kết quả tổng quan tài liệu về CĐS và CMCN 4.0 trong thời gian gần đây của nhiều tác giả (Mittal et al., 2018; Schmitt et al., 2020; Vial, 2019) thì ngoài sử dụng chiến lược CĐS, các nghiên cứu gần đây còn sử dụng các phương pháp CĐS sau:
Lộ trình ( Roadmap ): là bản kế hoạch chi tiết về thời gian, các nguồn lực, các giai đoạn và các bước thực hiện để quản lý và định hướng thực hiện CĐS Việc xây dựng lộ trình CĐS sẽ giúp DN hiểu chi tiết hơn về khả năng CĐS của DN, khoảng cách giữa thực tế và đích hướng tới cũng như các hoạt động CĐS nên được ưu tiên.
Mô hình sẵn sàng ( Readiness model ) hay đánh giá mức độ sẵn sàng ( Readiness Assessments ): công cụ đánh giá nhằm phân tích và xác định mức độ sẵn sàng cần thiết để đạt được các mục tiêu của các điều kiện và nguồn lực ở tất cả các cấp độ (Mittal et al., 2018), hay là điều kiện tiên quyết cần thiết chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng một công nghệ mới.
Thử nghiệm hệ thống tại một số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Theo yêu cầu về phần cứng của máy chủ Odoo 10 thì với CPU 2 nhân và 2 G RAM là có thể đáp ứng được yêu cầu 10 người dùng sử dụng cùng lúc Do hệ thống đang trong giai đoạn thử nghiệm và số lượng người dùng cùng lúc sử dụng hệ thống không ở mức cao nên NCS đã được thuê một máy chủ của công ty Azdigi với cấu hình bên dưới:
CPU: Intel Xeon E5 2 nhân với tốc độ 2.6GHz
Ổ cứng: 30GB Ổ cứng SSD Enterprise RAID-10 tốc độ cao
Băng thông: không giới hạn và 100Mbps đường truyền
Ngoài ra, một tên miền quantrichuyendoiso.top cũng được đăng ký sử dụng Do chỉ có một máy chủ nên tất cả mọi thứ sẽ được cài đặt trên cùng 1 máy chủ Nhằm đảm bảo tính bảo mật và khả năng mở rộng sau này, máy chủ sẽ sử dụng Nginx 11 làm proxy phía trước để nhận yêu cầu từ người dùng Với Nginx sẽ giúp cho việc mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu hàng 1000 người dùng cùng lúc sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn với tính năng tải cân bằng tải (load balancing) cho nhiều máy chủ Odoo cùng lúc Về SSL, hệ thống sẽ sử dụng Let's Encrypt 12 miễn phí để tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, Let's Encrypt chỉ có thời hạn 30 ngày nên cũng cần thiết lập việc tự động đăng ký lại sau 30 ngày.
Việc cài đặt hệ thống sẽ tiến hành theo mô hình sau:
10 Nguồn: Odoo hardware requirements Truy cập tại website: https://ventor.tech/odoo/odoo-hardware- requirements/ vào ngày 12/05/2022
11 Nginx là một máy chủ web cũng có thể được sử dụng làm proxy ngược, bộ cân bằng tải, proxy thư và bộ đệm HTTP Phần mềm được tạo ra bởi Igor Sysoev và phát hành công khai vào năm 2004 Nginx là phần mềm mã nguồn mở và miễn phí.
12 Let Encrypt là một chứng nhận mở, miễn phí và tự động được cung cấp bởi tổ chức phi lợi nhuận InternetSecurity Research Group (ISRG)
Hình 4.9: Cài đặt hệ thống thử nghiệm lên trang https://quantrichuyendoiso.top/
Nguồn: Cài đặt của NCS 4.4.2 Thử nghiệm hệ thống
Hệ thống hỗ trợ quản trị CĐS được triển khai đầu tiên tại trung tâm tin học kinh tế vào khoảng tháng 7 năm
2022, giai đoạn đầu hệ thống còn nhiều lỗi và một số vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm thử hệ thống Từ đầu tháng 9 năm 2022, hệ thống mới đi vào ổn định và được triển khai chính thức cho Trung tâm tin học Kinh tế tại trang https://quantrichuyendoiso.top/ Sau đó, hệ thống tiếp tục được thử nghiệm thêm 10 DNNVV ở nhiều lãnh vực và loại hình DN (siêu nhỏ, nhỏ, vừa) khác nhau như thống kê trong Hình và danh sách trong Hình 4.10: Thống kê các DNNVV thử nghiệm hệ thống Chi tiết về kết quả thử nghiệm của 2 DN (Trung tâm tin học Kinh tế và Thời Trang For Her) được trình bày tại Phụ lục 8 Thử nghiệm hệ thống.
Hình 4.10: Thống kê các DNNVV thử nghiệm hệ thống
Nguồn: Số liệu thử nghiệm của NCS
Các DNNVV được lựa chọn thử nghiệm hệ thống với các nguyên nhân chính sau: 1) Tính thuận tiện: do yêu cầu các thông tin về CĐS cung cấp từ phía DN khá chi tiết và có nhiều thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh và dự định tương lai của DN nên DN sẽ rất ngại chia sẻ nên cần chọn những DN có mối liên hệ tốt và sẵn sàng chia sẻ thông tin khi thực hiện thử nghiệm; 2) Tính đa dạng DN: do DNNVV rất đa dạng và có nhiều nhu cầu CĐS rất khác nhau nên hệ thống đã thử nghiệm trên nhiều loại hình DN khác nhau từ siêu nhỏ đến vừa, nhiều lãnh vực khác nhau từ sản xuất, xây dựng đến thương mại, dịch vụ Từ kết quả thử nghiệm đã minh chứng tính năng mô-đun hóa các trụ cột CĐS của mô hình là phù hợp với DNNVV tại VN, các DN siêu nhỏ và nhỏ có giới hạn về nguồn lực nên chỉ cần lựa chọn những trụ cột CĐS mà họ quan tâm Ngoài ra, một số DN hoạt động trong các lãnh vực đặc biệt có thể tạo thêm các trụ cột CĐS mới như DN hoạt động trong lãnh vực giáo dục đã tạo mới trụ cột Tuyển sinh và Đào tạo, hay DN nông nghiệp đã tạo mới Nông trại thông minh.
Bảng 4.4: Danh sách DNNVV thử nghiệm hệ thống
STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Lãnh vực Nhân sự
Nguồn vốn (tỷ) Hoặc Doanh thu (tỷ)
1 Công ty cổ phần giải pháp Siêu
Số 34A/66, Phố Yên Lạc, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
2 Công ty CP xây dựng và thiết bị an toàn Phú An
Số 24, hẻm 213/29/50 Phố Giáp Nhất, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân,
3 Công ty cổ phần tập đoàn KNST Số 215, đường Quang Trung,
Phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
4 Thời Trang For Her 656 Cách mạng tháng 8, Phường
5 Công ty cổ phần Ô tô APC Số 29, ngách 175/5 Phố Định Công,
Phường Định Công, Quận Hoàng Mai,
Thương mại, Ô tô 30 50 (Vốn) Nhỏ
6 Công ty TNHH Sản xuất Quà tặng đối ngoại Ý tưởng vàng
C16, lô 18, Khu đô thị mới Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Thương mại, In ấn 25 12 (Vốn) Nhỏ
STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Lãnh vực Nhân sự
Nguồn vốn (tỷ) Hoặc Doanh thu (tỷ)
7 Công ty TNHH Thương mại
Tổng hợp huyện Bảo Yên, tỉnh
Tổ 6B, Thị trấn Phố Ràng, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
Thương mại 29 1.3 (Vốn) Siêu nhỏ
8 Công ty TNHH đầu tư thương mại phát triển công nghệ Phú Thành
Xóm Sơn Tiến, Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
9 Công ty TNHH Túy Trà SN 32, Tổ 10, Phường Quang Trung,
TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Nông nghiệp, Sản xuất, chế biến
10 Công ty TNHH dịch vụ thương mại và kỹ thuật LHP
272/14 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Thương mại, Dịch vụ, CNTT
11 Trung tâm tin học kinh tế 279 Nguyễn Tri Phương, phường 05, quận
Dịch vụ, Giáo dục 6 1 (Vốn) Siêu nhỏ
Nguồn: Số liệu thử nghiệm của NCS
*: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
**: Phân loại theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP
4.4.3 Đánh giá kết quả thử nghiệm
Sau khi hoàn thành thử nghiệm tại các DN, luận án đã tiến hành phỏng vấn một số nhân sự đang sử dụng hệ thống nhằm đánh giá về sự phù hợp, những vấn đề cũng như những cải tiến của hệ thống Nội dung đánh giá sẽ bao gồm 11 tiêu chí và đây cũng là 11 mong đợi của các DNNVV về một công cụ hay hệ thống hỗ trợ CĐS tại kết quả khảo sát ở mục 2.2.4.3 Kết quả: Việc ứng dụng các công nghệ 4.0, công cụ số và định hướng CĐS Với mỗi tiêu chí, các DN thử nghiệm sẽ điền 2 thông tin: 1) Mức độ đồng ý/hài lòng về khả năng đáp ứng yêu cầu của hệ thống (từ 1 đến 5 điểm); 2) Những đánh giá của DN về chức năng sử dụng: những ưu điểm, khuyết điểm, lỗi gặp phải, các góp ý/đề xuất Hình bên dưới là thống kê về mức độ đồng ý/hài lòng về hệ thống của các DN thử nghiệm:
Hình 4.11: Mức độ đồng ý/hài lòng về hệ thống của các DN thử nghiệm
Nguồn: Số liệu thử nghiệm của NCS
Kết quả cho thấy các DN thử nghiệm đánh giá khá tốt và khá hài lòng về hệ thống, phần lớn các chức năng đều trên trung bình 2.5 điểm, có 4 chức năng đạt điểm tuyệt đối Phân tích sâu về những chức năng chưa được đánh giá cao như: Định hướng CĐS (2.5 điểm) và Xu hướng công nghệ (3.5 điểm) Chức năng xu hướng công nghệ:phần lớn các DN thử nghiệm chưa có kế hoạch ứng dụng các công nghệ chủ chốt của
CMCN 4.0 trong 5 năm tới, chỉ có DN For Her mới bắt đầu thử nghiệm thực tế tăng cường Ngoài ra, các DN mong muốn hệ thống cần cung cấp thêm thông tin chi tiết hơn về các công nghệ chủ chốt như: khả năng ứng dụng, khả năng xuất hiện trong tương lai, chi phí đầu tư, hiệu quả… cũng như các nhà cung cấp giải pháp hiện tại Về định hướng CĐS, các DN thử nghiệm mong muốn hệ thống cần có định hướng cụ thể hơn phù hợp với đặc thù của DN như Quy mô (vốn và nhân sự); Ngành nghề; Sản phẩm/Dịch vụ chính; Loại hình kinh doanh; Năm kinh nghiệm; chiến lược tập trung CĐS (sản phẩm, quy trình kinh doanh, công nghệ, khách hàng );
Bảng bên dưới là chi tiết những đánh giá của DN thử nghiệm sau khi sử dụng hệ thống:
Bảng 4.5: Đánh giá kết quả thử nghiệm hệ thống theo mong đợi của DNNVV
STT Mong đợi của DNNVV
Hệ thống đã cung cấp cho người dùng các chức năng cần thiết để tạo một lộ trình đầy đủ và phù hợp Lộ trình được phát triển từng bước, là kết quả của các công việc trước từ đánh giá hiện trạng về CĐS của DN đến các chiến lược CĐS mà DN hướng đến cũng như các phân tích khác về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Chức năng lộ trình CĐS đã thể hiện rõ các mối quan hệ giữa các thành phần bên trong cũng như sự tác động lên các phòng ban khác nhau khi tiến hành CĐS Với 6 định dạng khác nhau: Khối, Lưới, Gantt, Lịch, Pivot và lược đồ đã giúp cho việc quản lý và phát triển lộ trình CĐS được nhanh chóng, thuận tiện và rõ ràng hơn.
Theo đánh giá của người dùng thì tính năng này khá tốt và khá tiện ích, giúp DN thấy rõ được lộ trình CĐS qua 2 khung nhìn quan trọng là Lịch và Gantt Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp chức Pivot dùng làm phân tích trong trường hợp dữ liệu quá lớn Tuy nhiên, tính năng sơ đồ Gantt vẫn chưa hoạt động tốt trên màn hình di động và cũng đề xuất hệ thống nên hỗ trợ thêm nhiều tính năng để liên kết các lộ trình cũng như xem được các thống kê về nguồn lực sử dụng giống MS Project.
2 Chia sẻ các kinh nghiệm
Với phân hệ Cộng đồng đã giúp các DN có nhiều kinh nghiệm CĐS, có những ý tưởng hay, mô hình kinh doanh mới, các công cụ số mới, các nhà cung cấp công cụ số hay các xu hướng mới có thể chia sẻ nhằm giúp các
DN mới có thể tiếp cận CĐS được nhanh chóng và dễ dàng hơn Hiện tại, hệ thống đang hỗ trợ: 1) 4 kịch bảnCĐS khác nhau với đầy đủ các thông tin về: Đặc điểm, Điều kiện kịch bản xảy ra, Cơ hội,
STT Mong đợi của DNNVV
Thách thức cũng như đặc điểm của 9 trụ cột chính của DN; 2) 2 bộ câu hỏi với đầy đủ các gợi ý trả lời; 3) 58 công cụ số khác nhau; 4) 20 giải pháp công cụ số trong đó có 17 giải pháp công nghệ số "Make in Vietnam" xuất sắc được công bố, giới thiệu trang web Smedx.vn của Cục Tin học hóa thuộc Bộ TT&TT; 5) 11 xu hướng công nghệ; 6) 9 trụ cột chính mà DN cần thực hiện CĐS; 6) 49 Rào cản/Khó khăn CĐS được phân thành 13 nhóm; 7)
10 giải pháp để vượt các Rào cản/Khó khăn CĐS; 8) 33 Kỳ vọng CĐS được phân thành 7 nhóm; 9) Các chính sách, kinh nghiệm và tin tức CĐS Khi sử dụng hệ thống DN có thể sử dụng các thông tin chung này hay có thể tạo ra dữ liệu riêng của mình và không cho phép các DN khác truy cập.
Theo đánh giá của người dùng thì tính năng chạy ổn và đáp ứng các yêu cầu của DN, chạy tốt trên màn hình di động Người dùng cũng đề xuất thêm 1 số tính năng bổ sung như: 1) Có thể tự động đọc các tin tức về CĐS ở một số trang Web hay trang mạng xã hội chính thống; 2) Cần cung cấp tính năng để các các nhà cung cấp giải pháp số có thể tích hợp với hệ thống vì nhiều khi DN cần tương tác với các nhà cung cấp này và tính năng quản lý tương tác của hệ thống khá tốt.
3 Lựa chọn các mảng CĐS
Hệ thống cho phép DN có thể tạo mới hoạt động riêng của DN cũng như lựa chọn các hoạt động nào cần thực hiện CĐS.
Tóm tắt và kết quả chương 4
Trong Chương 4, NCS đã tiến hành phân tích, thiết kế, phát triển và thử nghiệm hệ thống hỗ trợ CĐS cho DNNVV tại VN theo mô hình đề xuất ở Chương 3 NCS cũng đã đề xuất một khung kiến trúc HTTT tổng thể hỗ trợ CĐS 9 lớp cho DNNVV VN: 1) Người sử dụng; 2) Kênh giao tiếp; 3) Quy trình nghiệp vụ; 4) Ứng dụng và công nghệ; 5) Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu; 6) Dữ liệu; 7) Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; 8) Chính sách, Quản lý, Chỉ đạo; 9) An toàn thông tin.
Từ khung kiến trúc tổng thể, NCS cũng đã áp dụng phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng cho 5 mô-đun của hệ thống: Định vị DN, Tầm nhìn chiến lược, Phát triển lộ trình, Quản lý dự án CĐS và Cộng đồng Mỗi mô-đun gồm: tổng quan sơ đồ phân tích Use Case, thiết kế CSDL và thiết kế giao diện chức năng.
Trong giai đoạn phát triển hệ thống, NCS cũng đã tiến hành phân tích và lựa chọn các giải pháp phát triển hệ thống Một ma trận về yêu cầu của hệ thống và các giải pháp phát triển đã được phân tích và đánh giá Kết quả giải pháp mã nguồn mở Odoo là phù hợp nhất Một mô hình kiến trúc tổng thể chi tiết trên nền tảng Odoo cũng đã được thiết kế.
Cuối chương 4, NCS đã tiến hành thử nghiệm hệ thống với 11 DNNVV tại VN Một mô hình cài đặt được thiết kế cùng với các kết quả thử nghiệm, các đánh giá kết quả thử nghiệm, phương hướng hoàn thiện và phát triển tiếp theo của hệ thống cũng đã được trình bày.