Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
276,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Có thể thấy việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính là cơ hội để Việt Nam tiến sâu vào hội nhập và phát triển bình đẳng với các quốc gia trên thế giới. Song nhìn về đặc điểm, trình độ, các mối quan hệ kinh tế hiện hữu và năng lực điều hành kinh tế vi mô, vĩ mô, thì chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức không phải là nhỏ. Gắn với công cụộc đổi mới và mở cửa ở nước ta, có nhiều yêu cầu phải giải quyết cùng một lúc: vừa ổn định, vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Vì vậy cần phải có những bước đi thận trọng với những chínhsách linh hoạt để tránh những “cơn sốc” hay “khủng hoảng” đối với kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập. Chínhsáchtiềntệ (CSTT) là một chínhsách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: côngăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của CSTT thì việc sử dụng các côngcụcủa nó có vai trò cơ bản, quyết định. Từ khi đổi mới đến nay, các côngcụcủa CSTT dang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Việc lựa chọn các côngcụ sao cho phù hợp và việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất trong từng giai đoạn kinh tế luôn là một vấn đề mà Nhà nước quan tâm theo dõi và đưa ra các quyết định cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thì việc nghiên cứu các côngcụcủa CSTT là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Trong các côngcụcủachínhsáchtiềntệ thì côngcụlãisuất là một côngcụ quan trọng. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Công cụlãisuấtcủa CSTT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để tìm hiểu và nghiên cứu. Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài gồm 03 chương với bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan về CSTT trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng việc sử dụng côngcụlãisuấtcủa CSTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện côngcụlãisuấtcủa CSTT ở Việt Nam hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng đã giúp em hoàn thành đề tài này. Vì kiến thức cũng như kinh nghiệm còn non trẻ và thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Lê Trung Hiếu CHƯƠNG I 2 TỔNG QUAN VỀ CHÍNHSÁCHTIỀNTỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Khái niệm, vị trí và đặc trưng của CSTT 1.1.1 Khái niệm CSTT của NHNN là tập hợp những chủ trương, biện pháp, nguyên tắc cũng như các côngcụ mà NHNN sử dụng để điều tiết, điều hòa khối lượng tiền trong nền kinh tế nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Điều 2, Luật NHNNVN quy định: CSTTQG là một bộ phận củachínhsách kinh tế - tài chínhcủa Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. Tùy theo điều kiện mỗi nước, CSTT có thể được xác lập theo hai hướng: CSTT mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãisuấtđể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – CSTT chống thất nghiệp) hoặc CSTT thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãisuất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – CSTT ổn định giá trị đồng tiền). 1.1.2 Vị trí Vị trí CSTT: Trong hệ thống các côngcụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì CSTT là một trong những chínhsách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chínhsách kinh tế vĩ mô khác như chínhsách tài khóa, chínhsách thu nhập, chínhsách kinh tế đối ngoại. Đối với NHNN việc hoạch định và thực thi CSTT là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho CSTT quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn. 1.1.3 Đặc trưng của CSTT CSTT là một bộ phận hữu cơ cấu thành chínhsách tài chính quốc gia. Mức độ tiềntệ hóa cao hay thấp còn thể hiện trình độ phát triển kinh tế một nước. Vì vậy, tiềntệ đã trở thành một yếu tố rất quan trọng trong một nền 3 kinh tế. CSTT là một bộ phận trung tâm của các chínhsách kinh tế - tài chính quốc gia. CSTT là côngcụ thuộc tầm vĩ mô. Khối lượng tiềntệ là đối tượng mà một số NHNN xem là yếu tố cần tác động chính, từ đó tác động đến lãi suất, đầu tư, ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy, CSTT là một chínhsách thuộc tầm vĩ mô. NHNN là người đề ra và vận hành CSTT. CSTT hướng đến việc thay đổi lượng tiền cung ứng và lưu thông sao phù hợp với mục tiêu, vì vậy chủ thể nào cung ứng tiền thì chủ thể đó phải trực tiếp vạch ra CSTT. 1.2 Mục tiêu của CSTT 1.2.1 Ổn định giá cả NHNN thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiềncủa nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng sự phát triển kinh tếcủa quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp và ổn định thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát = 0 vì vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. 1.2.2 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi Chính phủ trong việc hoạch định các chínhsách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. CSTT phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế. Nếu mức gia tăng GDP thực tế cao hơn nhịp độ tăng trưởng dân số thì nền kinh tế thật sự có tăng trưởng. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là mục tiêu vĩ mô của bất kỳ mọi quốc gia. 4 1.2.3 Tạo việc làm CSTT phải quan tâm đến khả năng tạo côngăn việc làm, giảm thất nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này CSTT hướng vào việc khuyến khích đầu tư, gia tăng sản xuất, làm tăng việc làm. Ngược lại khi nền kinh tế được mở rộng sẽ có tác dụng chống suy thoái, đạt được những tăng trưởng ổn định. Như vậy, CSTT mở rộng hay thu hẹp đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Sự phối hợp ba mục tiêu: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo côngăn việc làm là rất quan trọng. Vì giữ các mục tiêu có sự mâu thuẫn với nhau, nên NHNN không thể theo đuổi tất cả các mục tiêu trên trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, khi đặt ra các mục tiêu cho CSTT, cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy NHNN phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp. 1.3 Các côngcụcủa CSTT Để thực thi CSTT, thực hiện chức năng và vai trò của mình, NHNN đã sử dụng hàng loạt các côngcụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, cho vay tái chiết khấu… Mỗi loại côngcụ có cơ chế vận hành riêng và có ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tếcủa nền kinh tếđể sử dụng nó một cách phù hợp, hiệu quả. Nhìn chung, các côngcụ này tác động đến hai đầu mối chủ yếu là ngân hàng trung gian và thị trường mở. 1.3.1 LãisuấtLãisuất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi củalãisuất sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãisuất là một trong những côngcụ chủ yếu của CSTT. Thực tế cho thấy, tùy theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính, NHNN có thể sử dụng côngcụlãisuấtđể điều hành CSTT theo các chính sách: 1.3.1.1 Lãisuất cơ bản 5 Lãisuất cơ bản là lãisuất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãisuất khác hình thành trong nền kinh tế thị trường. Đó là loại lãisuất chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế thị trường. Lãisuất cơ bản do NHTW xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tếcủa thị trường và mục tiêu củachínhsáchtiềntệ quốc gia. Lãisuất cơ bản có một số chức năng nhất định. Nó là côngcụđể điều hành chínhsáchtiềntệ quốc gia. Qua lãisuất cơ bản, NHTW tác động vào thị trường tiền tệ, thúc đẩy, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ. Mặc khác, lãisuất cơ bản là giá cả sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng, là cơ sở hình thành lãisuất thị trường, tức là lãisuất kinh doanh tiền tệ. Nó là điểm dung hòa một cách tự nhiên lợi ích của người gửi tiền, của người vay tiền và của tổ chức tín dụng. Lãisuất cơ bản được xác định một cách trực tiếp dưới nhiều góc độ. Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của khách hàng (người gửi tiền và người vay vốn) người ta quy định lãisuấttiền gửi tối thiểu và lãisuất cho vay tối đa. Điều này có nghĩa là, vì lợi ích của người gửi tiền, các tổ chức tín dụng không được hạ lãisuất một cách tùy tiện và vì yêu cầu phát triển sản xuất, các tổ chức tín dụng không được tăng lãisuất cho vay quá mức. Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của các tổ chức tín dụng, tạo khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, người ta quy định lãisuất cơ bản theo chiều hướng ngược lại đó là quy định lãisuấttiền gửi tối đa và lãisuất cho vay tối thiểu. Tuy nhiên vì muốn tạo lợi thế trong cạnh tranh mà nâng lãisuất huy động quá cao hoặc cho vay theo lãisuất quá thấp sẽ gây thiệt hại chung cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Khi xác định lãisuất cơ bản phải tính đến tổng thể quan hệ cung cầu vốn thông qua hàng loạt các yếu tố trong hoạt động kinh doanh tiềntệ thông thường. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân, mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát dự kiến, lãisuất thực dương cho người gửi tiền, bù đắp chi phí và có lãi cho TCTD, yêu cầu điều hành chínhsáchtiềntệ từng thời kì, rủi ro trong hoạt động tín dụng, mức độ dự trữ bắt buộc, lãisuất hình thành trên thị trường tiềntệ nói chung, mối tương quan giữa lãisuất nội tệ và lãisuất ngoại tệ, mối tương quan giữa lãisuất và tỷ giá hối đoái… 6 Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về lãisuất cơ bản, cách thức xác định và điều hành lãisuất cơ bản. Có thể lấy lãisuất cơ bản là lãisuấttiền gửi tối đa, lãisuất cho vay tối đa, lãisuất tái chiết khấu của NHTW đối với các tổ chức tín dụng hoặc lãisuất trên thị trường liên ngân hàng. Lãisuất cơ bản là lãisuất tái chiết khấu: đây là phương pháp phổ biến được NHTW các nước áp dụng. Do lãisuất này được chủ động công bố và được xem xét, tính toán tương đối thường xuyên nên thực sự đóng vai trò quyết định đối với các mức lãisuất kinh doanh cũng như cung cầu vốn của các TCTD. Nhưng lại mang nặng tính chất điều hành chínhsáchtiền tệ. Lãisuất cơ bản là lãisuấttiền gửi tối đa: Thực chất củalãisuất cơ bản loại này là NHTW công bố và kiểm soát lãisuấttiền gửi tối đa và tự do hóa lãisuất cho vay. Các tổ chức tín dụng sẽ ấn định các mức lãisuấttiền gửi trong phạm vi khống chế lãisuấttiền gửi tối đa và ấn định các mức lãisuất cho vay cụ thể phù hợp với cung cầu về vốn. Lãisuất cơ bản là lãisuất cho vay tối đa: NHTW công bố một mức lãisuất trần nhưng có thể quy định biên độ phù hợp vời từng loại hình TCTD, thời hạn khác nhau. Lãisuất cơ bản là lãisuất trên thị trường liên ngân hàng: Lãisuất liên ngân hàng là lãisuất cho vay giữa các NHTM. Lãisuất liên ngân hàng được hình thành trên cở sở thực hiện chínhsáchtiềntệ quốc gia và quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế. Do vậy, lãisuất liên ngân hàng gắn liền với thị trường nhiều hơn và dễ biến động hơn. Thông thường, lãisuất cơ bản bằng lãisuất liên ngân hàng cộng với một biên độ gồm chi phí quản lý món vay, chi phí rủi ro… Sử dụng lãisuất cơ bản phải linh hoạt tùy vào từng thời điểm như: hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng cách tăng lãisuấttiền vay và tăng lãisuấttiền gửi. Biện pháp tăng lãisuấttiền vay nhằm khống chế tình trạng đồng vốn vay được sử dụng tự do trên thị trường. Tăng lãisuấttiền gửi để thu hút một lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông. Hai biện pháp này sẽ hỗ trợ cho nhau giúp NHNN chủ động “cầm nắm” được thị trường tiền tệ. Nhờ vậy mà góp phần kiềm chế được tình trạng lạm phát, kinh tế vĩ mô được điều tiết hợp lý, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong đó các ngân hàng thương mại được đảm bảo. 7 1.3.1.2 Lãisuất tái chiết khấu Khi nền kinh tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, NHTW chuyển sang điều hành lãisuất một cách gián tiếp, mang nặng yếu tố kinh tế. Đó là lãisuất tái chiết khấu của NHTW. Lãisuất tái chiết khấu tác động và có ý nghĩa hướng dẫn lãisuất thị trường một cách gián tiếp, tức là tác động đến lãisuất kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Lãisuất chiết khấu chủ yếu tác động đến cung tiềntệ bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ. Một sự giảm xuống cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiềntệ và thu hẹp cung ứng tiền tệ. Còn một sự tăng lên trong cho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiềntệ và tăng cung ứng tiền tệ. Ngoài việc sử dụng làm côngcụđể tác động đến cơ số tiềntệ và cung ứng tiền tệ, lãisuất chiết khấu còn được sử dụng để giúp cho việc tránh khỏi những cơn sụp đổ tài chính vì NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng. NHTW cung cấp hệ thống dự trữ cho hệ thống ngân hàng khi các ngân hàng bị đe dọa phá sản, do đó ngăn chặn những cơn sụp đổ tài chính. Như vậy, lãisuất chiết khấu chính là một côngcụ điều hành lãisuấtcủa NHTW sao cho phù hợp với mục tiêu củachínhsáchtiềntệ quốc gia. 1.3.1.3 Lãisuất tái cấp vốn Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi tái cấp vốn cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng, đồng thời tạo cơ sơ cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán cho họ. NHTW điều chỉnh tăng, giảm lãisuất tái cấp vốn phù hợp với mục tiêu thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông. NHTW cũng sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM. 1.3.2 Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật định. Mức DTBB cao hay thấp tùy thuộc vào tỷ lệ DTBB – do NHNN quy định – cao hay thấp. Tỷ lệ DTBB là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà NHTM huy động được, phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, mỗi ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. Qua đó, việc tăng hay giảm tỷ lệ DTBB, NHNN có thể hạn chế hoặc 8 bành trướng khối lượng tiềntệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. Khi tỷ lệ DTBB tăng hoặc giảm thì hệ số tạo tiềncủa hệ thống NHTM giảm hoặc tăng dẫn đến khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế giảm hoặc tăng. Đây là côngcụ mang tính hành chínhcủa NHNN. Ưu điểm của nó là có thể tác động đến tất cả các NHTM như nhau và tác động một cách đầy quyền lực. Bên cạnh đó việc thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu doanh lợi của các NHTM. 1.3.3 Hạn mức tín dụng Côngcụ hạn mức tín dụng là một côngcụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chínhcủa NHNN. Bằng côngcụ hạn mức tín dụng, NHNN quy định cho các NHTM một hạn mức tăng tín dụng tối đa. Như vậy, biện pháp này cho phép NHNN ấn định trước khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Đây là một biện pháp mạnh, có hiệu lực đáng kể. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định như: - Có thể làm tăng lãi suất, bởi vì cung hạn chế. - Làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng. - Gây ra tiêu cực trên thị trường vốn. - Hạn mức tín dụng cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ vì các ngân hàng thường chọn doanh nghiệp lớn dể cho vay nhằm giảm chi phí và bảo đảm an toàn trong giới hạn tín dụng được phép. 1.3.4 Tái cấp vốn Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó NHNN sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các NHTM trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các NHTM . NHNN điều chỉnh tăng, giảm lãisuất tái cấp vốn và lãisuất tái chiết khấu phù hợp với mục tiêu thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hoặc tăng lượng tiền trong lưu thông. Nếu chínhsáchcủa NHNN là muốn bành trướng khối tiền tệ, NHNN khuyến khích các NHTM trong việc đi vay bằng cách hạ thấp lãisuất tái chiết khấu và những điều kiện tái chiết khấu cũng dễ dãi. Ngược lại, khi NHNN muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện nâng lãisuất tái chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hướng khó khăn hơn. 9 NHNN cũng sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM. 1.3.5 Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động giao dịch, mua bán các chứng khoán của NHNN với các đối tác được lựa chọn trên thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM và gián tiếp đến lãisuất thị trường nhằm điều tiết mức cung tiền thông qua những ảnh hưởng về mặt lượng và giá. Khi NHNN đem chứng khoán ra thị trường mở bán nó sẽ thu được tiền mặt và séc về. Điều này có nghĩa là khối lượng tiền mặt cung ứng cho lưu thông giảm, dự trữ của các NHTM giảm, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM và như thế, cung ứng tiền trong nền kinh tế bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, việc NHNN bán chứng khoán ra thị trường mở sẽ làm tăng cung chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán này sẽ hạ, và do vậy, lãisuất chứng khoán tăng lên. Lãisuất chứng khoán tăng buộc các NHTM phải tăng lãisuất ngân hàng lên theo để tránh trình trạng công chúng khỏi rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư vào chứng khoán, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ. Ngược lại khi NHNN đem tiền mặt hoặc séc mua chứng khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, đự trữ của các NHTM tăng lên. Mặt khác, việc NHNN mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán sẽ tăng, dẫn đến lãisuất chứng khoán giảm, và đến lượt lãisuất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, khối tiềntệ tăng lên. 1.3.6 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiềntệ nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiềntệ nước khác. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. Do vậy, tỷ giá hối đoái là một côngcụđể NHNN thực thi CSTT của mình. Tuy nhiên, khi vận dụng 10 [...]... phát triển của thị trường tiềntệ và trong khả năng kiểm soát tiềntệ là một trong các giải pháp để đạt được chínhsáchtiềntệ hiệu quả Duy trì việc tự do hoá côngcụlãisuấtĐể NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãisuất theo hướng: sử dụng lãisuất tái chiết khấu như lãisuất sàn; lãisuất cho vay qua đêm và lãisuất tái... chínhsáchtiềntệ luôn được các nước đặc biệt quan tâm Bài học rút ra từ thực tiễncủa nhiều nước cho thấy đểchínhsáchtiềntệ có hiệu quả, trước hết cần xác định rõ ràng các mục tiêu chínhsáchtiềntệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế; kế tiếp đó là lựa chọn, xây dựng và điều hành có hiệu quả hệ thống các công cụchínhsáchtiềntệ nhằm góp phần đạt được các mục tiêu cuối cùng đã đề. .. trách nhiệm của NHNN trong việc thực thi chínhsáchtiền tệ. Thường trước khi thông qua một số Quyết định nào đó, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính phủ Điều này tất yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai chínhsáchtiền tệ, trong khi đó, các chínhsáchtiềntệ luôn có độ trễ của nó trừ các chínhsách hành chính Bên cạnh đó, do công tác dự báo yếu kém cộng với sự chậm trễ trong việc công bố... là côngcụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãisuất chủ đạo lãisuất liên ngân hàng định hướng” Cơ chế điều hành lãisuấtcủa NHNN mặc 29 dù thời gian đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực, nhưng chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến các ngân hàng thương mại - Thị trường tiềntệ và các chínhsáchtiềntệ chưa thật sự là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động củachínhsách tiền. .. không có thành viên nào Ba là, tính bất lực của các côngcụchínhsáchtiềntệ hướng thị trường Thực tế, NHNN đã thay dần các côngcụchínhsáchtiềntệ mang tính hành chính như hạn mức tín dụng, kiếm soát trực tiếp lãisuất Song khi hệ thống thể chế hỗ trợ thị trường còn manh nha, yếu kém và thiếu đồng bộ thì việc 26 chuyển sang sử dụng các côngcụ kiểm soát gián tiếp đã làm cho NHNN bị “hụt tay” Khi... rệt nhất là chínhsách hỗ trợ lãisuất mà ở đó vai trò của hệ thống ngân hàng và các công cụchínhsáchtiềntệ một lần nữa lại được phát huy mạnh mẽ Để đối phó với suy thoái, Chính Phủ của hầu hết các nước đều đưa ra các gói hỗ trợ lên tới hàng ngàn tỷ USD với cách thức chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp: mua tài sản xấu, sở hữu vốn của các tập đoàn tài chính và tập đoàn công nghiệp lớn; chi tiền cho người... lãisuấtchính thức là lãisuất chỉ đạo của NHTW công bố làm cơ sở tham khảo một cách chuẩn mực (Ví dụ như Federal Fund rate của Mỹ, Overnight rate của Anh) để các NHTM hình thành nên các mức lãisuất huy động và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời các mức lãisuất này cũng là một chỉ báo về động thái điều hành CSTT của NHTW Tại phần lớn các nước, tỷ lệ lãisuấtchính thức – thường được gọi là lãi. .. vọng của thị trường về lãisuất thực âm và tăng giá của tài sản Mối quan hệ giữa lãisuất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng củalãisuất lên tổng cầu và đó cũng là điểm mấu chốt để sử dụng lãisuất trong việc quản lý kinh tế Trong cấu phần của tổng cầu có hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãisuất là tiêu dùng và đầu tư Trong đó, tiêu dùng sẽ giảm xuống khi lãi suất. .. sáchtiềntệ đến nền kinh tế Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chínhsáchtiềntệ trong thời gian đến nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần ngăn chặn sụt giảm kinh tế: Điều hành các công cụchínhsáchtiền tệ: Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì việc tiếp tục điều hành các công cụchínhsáchtiềntệ cần... là lãisuất cơ bản, lãisuất chuẩn, sẽ phát huy vai trò truyền dẫn tác động của CSTT đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát,việc làm,….) Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là côngcụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương củaChính phủ và giải pháp điều hành chínhsáchtiềntệcủa Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và . các công cụ của CSTT là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Trong các công cụ của chính sách tiền tệ thì công cụ lãi suất là một công cụ quan trọng. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: Công. những cơn sụp đổ tài chính. Như vậy, lãi suất chiết khấu chính là một công cụ điều hành lãi suất của NHTW sao cho phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. 1.3.1.3 Lãi suất tái cấp vốn Tái. các mức lãi suất kinh doanh cũng như cung cầu vốn của các TCTD. Nhưng lại mang nặng tính chất điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa: Thực chất của lãi suất cơ