Hoàn thiện các công cụ của CSTT

Một phần của tài liệu đề án chuyên ngành: công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ vn potx (Trang 29 - 32)

Kinh nghiệm thực tiễn của các nước qua nhiều thập kỷ và kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới cho thấy chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc góp phần cải thiện kinh tế và tăng mức sống của xã hội. Thông qua CSTT, NHNN tác động làm thay đổi tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, từ đó tác động đến lạm phát, sản lượng và công ăn việc làm. CSTT là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô chủ yếu của Nhà nước nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra cho từng giai đoạn nhất định. Do đó, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ luôn được các nước đặc biệt quan tâm. Bài học rút ra từ thực tiễn của nhiều nước cho thấy để chính sách tiền tệ có hiệu quả, trước hết cần xác định rõ ràng các mục tiêu chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế; kế tiếp đó là lựa chọn, xây dựng và điều hành có hiệu quả hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần đạt được các mục tiêu cuối cùng đã đề ra.

Để nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi CSTT đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ bám sát thực tiễn Việt Nam, phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới CSTT. Hệ thống các công cụ phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng hỗ trợ, phối hợp thúc đẩy lẫn nhau tránh tình trạng triệt tiêu hiệu quả của nhau.

- Đối với công cụ chính sách tiền tệ:

Thị trường mở: thành viên tham gia trên thị trường mở chưa nhiều; hàng hoá giao dịch trên thị trường mở chưa được đa dạng; thị trường mở chưa thực sự là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”. Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN mặc

dù thời gian đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực, nhưng chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến các ngân hàng thương mại.

- Thị trường tiền tệ và các chính sách tiền tệ chưa thật sự là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian đến nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần ngăn chặn sụt giảm kinh tế:

 Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ:

Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì việc tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.

 Duy trì việc tự do hoá công cụ lãi suất.

Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng: sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.

Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong điều kiện kiềm chế lạm phát, trong năm 2007 và năm 2008 NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng từ 5%, lên đến 10% và 11% là cần thiết để chống lạm phát; ngược lại trong bối cảnh ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, do đó cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao sử dụng vốn khả dụng.

KẾT LUẬN

Như vậy, CSTT – đặc biệt là công cụ lãi suất của nó có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ đó như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở từng thời điểm cụ thể.

Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các công cụ của CSTT luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, việc áp dụng các công cụ điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, thời gian gần đây chúng đã bộc lộ rõ những hạn chế khi bước sang một giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới được đưa vào sử dụng và chưa thực sự phát huy hết, hoặc chư thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều nguyên nhân gắn với thực lực nền kinh tế.

Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng và giải pháp đúng trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phát triển đồng bộ về năng lực NHNN, hệ thống NHTM… và nhiều sự phối hợp đồng bộ khác.

Do vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam phải được coi là cả một quá trình lâu dài và cần được tiếp tục phát triển về sau.

Một lần nữa, em xin cảm ơn cô ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu đề án chuyên ngành: công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ vn potx (Trang 29 - 32)