Nguyên nhân

Một phần của tài liệu đề án chuyên ngành: công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ vn potx (Trang 25 - 28)

Một là, NHNN quá bị động và đôi khi còn chủ quan trong việc thực thi

NHNN thiếu tính độc lập và tự chủ trong việc quyết định và thực thi các chỉ tiêu tiền tệ. Cần tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ.Thường trước khi thông qua một số Quyết định nào đó, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính phủ. Điều này tất yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai chính sách tiền tệ, trong khi đó, các chính sách tiền tệ luôn có độ trễ của nó trừ các chính sách hành chính. Bên cạnh đó, do công tác dự báo yếu kém cộng với sự chậm trễ trong việc công bố các chỉ tiêu kinh tế nên khi hiện tượng lạm phát có khuynh hướng bùng phát nhanh thì NHNN không kịp trở tay.

Hai là, các công cụ chính sách tiền tệ được vận dụng không hợp lý nên

bản thân chúng tỏ ra không đủ lực để kiểm soát lạm phát hiệu quả. Chẳng hạn đối với công cụ dự trù bắt buộc, NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi từ 5% lên 10% (tiền gửi dưới 12 tháng) bởi Quyết định số 1141 vào giữa năm 2007, trong khi đó lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu thì sau hơn 2 năm (từ tháng 12/2005 đến 1/2008) mới có điều chỉnh mới.

Việc chia các tỷ lệ dự trù bắt buộc theo các kỳ hạn tiền gửi cũng không hợp lý, bởi theo nguyên tắc thì loại tiền gửi không kỳ hạn với đặc tính rủi ro cao và khả năng tạo tiền lớn thì tỷ lệ dự trữ phải lớn hơn so với các kỳ hạn khác, trong khi đó NHNN áp dụng chung một mức tỷ lệ cho loại tiền gửi dưới 12 tháng kể cả tiền gửi không kỳ hạn. Chính điều này nên NHNN cũng không biết khả năng hệ thống ngân hàng có thể tạo thêm bao nhiêu tiền tín dụng trên 1 đồng tiền cơ sở tăng thêm. Hay nói các khác là số nhân tiền tệ đã bị bóp méo.

Bên cạnh đó là nghiệp vụ thị trường mở với tư cách là một công cụ hiện đại bởi tính thị trường của nó. Trong thực tế hoạt động, số thành viên tham gia trên thị trường mở cũng hạn chế với khoảng 2 - 3 thành viên/ phiên trong số hơn 40 ngân hàng cổ phần lẫn quốc doanh đang hoạt động hiện nay tại Việt Nam (chưa kể các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh), thậm chí có phiên giao dịch không có thành viên nào.

Ba là, tính bất lực của các công cụ chính sách tiền tệ hướng thị trường.

Thực tế, NHNN đã thay dần các công cụ chính sách tiền tệ mang tính hành chính như hạn mức tín dụng, kiếm soát trực tiếp lãi suất... Song khi hệ thống thể chế hỗ trợ thị trường còn manh nha, yếu kém và thiếu đồng bộ thì việc

chuyển sang sử dụng các công cụ kiểm soát gián tiếp đã làm cho NHNN bị “hụt tay”. Khi đó, NHNN chỉ có một con đường là lại tìm về các công cụ hành chính. Quyết định 306 về việc buộc các NHTM phải mua tín phiếu và phân bổ chỉ tiêu cho từng NHTM là minh chứng rõ nét nhất.

Bên cạnh đó, do thiếu năng lực và kinh nghiệm điều hành chính sách trong bối cảnh mở cửa và hội nhập. Việc tiếp cận nền tài chính quốc tế và dòng chảy tài chính bên ngoài đổ vào tăng cao đã làm cho đồng nội tệ có xu hướng lên giá đe dọa sự thâm hụt nghiêm trọng của cán cân thương mại. Mặc dù tính chung thì cán cân thanh toán Việt Nam thặng dư do được bù đắp từ sự dồi dào của cán cân vốn, song với chiến lược khuyến khích xuất khẩu thì việc để cho tiền đồng bị lên giá là khó chấp nhận, đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bốn là, sự thiếu nhất quán và tính hay dao động trong việc thực thi các

chính sách tiền tệ do thiếu tầm nhìn dài hạn. Việc NHNN ban hành Chỉ thị 03 nhằm kiểm soát an toàn trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của hệ thống ngân hàng thương mại là cần thiết, điều này mặc dù có tác động lớn đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, nhưng xét đến độ rủi ro của nó cũng như cái giá phải trả khi rủi ro này thực sự xảy ra cho nền kinh tế, thì việc thắt chặt là đúng.

Thực tế, không ít các ngân hàng đã tăng dư nợ tín dụng lên để đáp ứng con số 3% của NHNN. Hơn nữa, việc tăng nhanh dư nợ tín dụng trong điều kiện vốn tự có không tăng mấy thì sẽ dẫn đến vi phạm chỉ tiêu an toàn vốn tự có 8% trên tổng tài sản có rủi ro đã điều chỉnh - một chỉ tiêu mà không mấy ngân hàng Việt Nam đạt được.

Năm là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn lỏng lẻo và thiếu cơ

chế hợp tác, đặc biệt là giữa NHNN và Bộ Tài chính.

Trong khi NHNN đang ra sức thắt chặt tiền tệ bằng các giải pháp có thể thì Bộ Tài chính (cùng với Bộ Công thương) lại cùng thông quan quyết định điều chỉnh giá xăng dầu. Việc điều chỉnh giá xăng dầu tiệm cận với giá thế giới là phù hợp với xu thế, song lựa chọn thời điểm nào là quan trọng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu đề án chuyên ngành: công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ vn potx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w