1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Lãi suất cơ bản, công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ potx

5 453 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 234,96 KB

Nội dung

Lãi suất cơ bản, công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia,

Trang 1

Lãi suất cơ bản, công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ

Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng

Ngân hàng Anh Quốc, một trong những ngân hàng trung ương lâu đời nhất của thế giới, vừa công bố vào cuối tháng 11/2009 việc giảm thêm 50 điểm trong lãi suất cơ bản (base rate), đưa mức lãi suất cơ bản của ngân hàng này xuống mức thấp nhất (1,5%/năm) trong lịch sử hoạt động 315 năm của nó Việc giảm lãi suất này được lý giải như là một biện pháp mạnh mẽ nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp Tuy nhiên, mức lãi suất cơ bản này không phải là một mức thấp kỷ lục của thế giới Ngân hàng Nhật Bản, cũng là một ngân hàng trung ương thuộc vào hàng lão làng, đang áp dụng mức lãi suất cơ bản 0,1% từ tháng 12/2009 Trong quá khứ, ngân hàng này đã từng áp dụng mức lãi suất cơ bản 0%

Những dẫn chứng nêu trên cho thấy rằng lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng Ngân hàng trung ương còn sử dụng công cụ lãi suất để định hướng tín dụng cho hệ thống ngân hàng

Khi chính phủ thấy cần khuyến khích phát triển một khu vực kinh tế chậm tăng trưởng (ví dụ nông nghiệp), một ngành kinh tế chiến lược (xuất khẩu) hay một ngành công nghiệp quan trọng (năng lượng), ngân hàng trung ương

có thể áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu ưu đãi thấp cho các ngân hàng thương mại từ những khoản tín dụng mà họ đã cấp phát cho những khu vực kinh tế hay ngành kinh tế được khuyến khích

Ngược lại, ngân hàng trung ương có thể áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu rất cao, gọi là lãi suất địa ngục (hell rate) cho các khoản tín dụng ngân hàng vào những ngành kinh tế không khuyến khích (ví dụ cho vay đầu cơ chứng khoán hay bất động sản) Biện pháp định hướng tín dụng bằng lãi suất

sẽ giúp các ngân hàng thương mại sẵn sàng cho các doanh nghiệp hoạt động

Trang 2

trong những ngành được ưu đãi này vay với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất tín dụng thông thường hoặc từ chối cho vay đối với những lĩnh vực không được khuyến khích

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đều biết rằng việc họ đi vay ngân hàng trung ương là một ân huệ, không phải là một quyền Ngân hàng trung ương có thể từ chối cho vay một ngân hàng thương mại mà không cần nêu lý

do

Có một số nguyên tắc quan trọng căn bản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương Thứ nhất, ngân hàng trung ương không giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp hay cá nhân, mà chỉ giao dịch với chính phủ và các ngân hàng, các tổ chức tín dụng Thứ hai, ngân hàng trung ương không kinh

doanh tiền tệ, tín dụng vì lợi nhuận mà vì lợi ích chung của toàn nền kinh tế Hai nguyên tắc này thường được quy định rõ ràng trong hầu hết các bộ luật

về ngân hàng trung ương Như vậy, ngân hàng trung ương chỉ thực hiện công cụ lãi suất trực tiếp đối với hệ thống ngân hàng trong nước và thị

trường tiền tệ của nó bằng các nghiệp vụ như tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay trên thị trường mở

Một câu hỏi thường được đặt ra là mức lãi suất gọi là cơ bản do ngân hàng trung ương ấn định phản ánh điều gì và vì sao có những sự điều chỉnh tăng giảm? Trước hết, cần thấy rằng vì ngân hàng trung ương là một cơ quan đặc biệt có chức năng tạo ra tiền, nên lãi suất cơ bản do nó ấn định không hề phản ánh chi phí huy động vốn của ngân hàng trung ương và thật ra ngân

Trang 3

hàng trung ương không cần phải huy động vốn khi nó đã có chức năng tạo tiền Việc in ấn và đúc tiền tuy cũng phát sinh chi phí nhưng chi phí này chưa bao giờ được tính như một yếu tố trong việc quy định mức lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương

Như vậy, việc ấn định lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương về bản chất

là một quyết định tài định, phản ánh nhận định của nó về tình hình kinh tế vĩ

mô của quốc gia, không phải là một tính toán dựa trên chi phí và lợi nhuận

Vì là một công cụ tiền tệ vĩ mô, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương được các ngân hàng thương mại xem như một tín hiệu rõ ràng nhất của một chính sách tiền tệ mở rộng (nhằm chống suy thoái) hay thắt chặt (nhằm kiểm soát lạm phát)

Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng cho mình một hệ thống lãi suất riêng, phù hợp với điều kiện huy động tiền gửi tiết kiệm và cho vay của mỗi ngân hàng, với những mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào thời hạn, mức độ rủi ro cao hay thấp của các khoản huy động và cho vay, mức độ tín nhiệm của mỗi ngân hàng đối với khách hàng của mình Thị trường huy động tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại là một thị trường có cạnh tranh, nhưng trong khuôn khổ do ngân hàng trung ương điều tiết bằng công cụ lãi suất cơ bản, nhằm đảm bảo rằng sự cạnh tranh không trở nên quá khốc liệt, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống và đồng tiền tiết kiệm của người dân

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không chỉ huy động vốn trong dân mà còn có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thường

là với một thời hạn ngắn (có khi chỉ qua đêm) theo một mức lãi suất liên ngân hàng (interbank rate) thay đổi liên tục mỗi ngày tùy thuộc vào nguồn cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường Ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho

hệ thống ngân hàng đồng thời duy trì một mức lãi suất liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ Mức lãi suất này thường được các ngân hàng thương mại xem là lãi suất chuẩn (prime rate) để tính lãi suất cho vay bằng cách cộng thêm vào đó một phụ phí (margin) áp dụng cho riêng mỗi khách hàng theo một cách tính phức tạp dựa trên sự đánh giá chủ quan của mỗi ngân hàng về các loại rủi ro liên quan đến khách hàng và tính chất khoản vay của họ

Như vậy, lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ không thể thiếu trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm vào các mục tiêu kinh tế vĩ

Trang 4

mô Điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định nội dung này Tuy nhiên, một vấn đề đang gây tranh luận là điều 476 Luật Dân sự có quy định một mức trần lãi suất trong mối quan hệ vay mượn giữa dân cư là không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, và lãi suất cơ bản ở đây được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước

Một vấn đề cho đến nay vẫn khó hiểu là vì sao lãi suất cơ bản, một công cụ điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô, lại được sử dụng để tính toán và điều chỉnh các quan hệ vay mượn dân sự trong điều 476 và vì sao đối tượng điều chỉnh của điều luật dân sự này lại bao gồm cả các tổ chức tín dụng, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật về các tổ chức tín dụng? Giả thiết nền kinh tế đất nước lâm vào suy thoái nghiêm trọng, khi Ngân hàng Nhà nước phải đưa lãi suất cơ bản xuống 0%, như nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã làm, thì làm sao có thể áp dụng mức lãi suất này để tính được việc cho vay nặng lãi? Trên thực tế, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng của chúng ta đã gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ điều 476 Luật Dân sự

Ví dụ, hiện nay mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 8%, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (có lẽ cũng dựa trên điều 476 Luật Dân sự), các ngân hàng thương mại được cho vay với lãi suất là 12% và cũng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại được áp dụng mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, tức là 18%

Nhưng nếu điều 476 Luật Dân sự, một điều luật nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi trong dân cư, điều chỉnh cả việc cho vay của các tổ chức tín dụng,

và nếu lãi suất cơ bản nói trong điều luật được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi quá hạn này là vi luật và bị coi là vô hiệu Kết quả là các doanh nghiệp vay nợ sành sỏi sẽ không vội vã thanh toán nợ vay ngân hàng trong hạn vì chắc rằng mức lãi suất quá hạn của ngân hàng không đối kháng được với họ, khi nội vụ được đưa ra tòa Điều này hàm chứa nguy

cơ rất lớn đối với thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì các khoản tín dụng đều có rủi ro chậm thanh toán

Mặt khác, có thể nói các ngân hàng thương mại hiện nay đều vi phạm Luật Dân sự và đều có thể bị truy cứu về tội cho vay nặng lãi Trên thực tế, việc cho vay ngoài hệ thống ngân hàng còn áp dụng mức lãi cao hơn nhiều lần Cho vay ngày tại các chợ hiện nay có lãi suất phổ biến là 0,5%/ngày, tức 15%/tháng Khi việc giải thích một điều luật dẫn đến việc mọi người đều vi phạm, liệu rằng nó còn có hiệu lực chế tài?

Trang 5

Thật ra cả điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất cơ bản và điều 476 Luật Dân sự nhằm hạn chế cho vay nặng lãi trong dân cư đều cần thiết Điều cần xem lại là cách giải thích cũng như đối tượng điều chỉnh của chúng Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, một công cụ điều tiết vĩ

mô, không thể được dùng để quy định các quan hệ tín dụng dân sự ngoài hệ thống ngân hàng

Ngược lại, một điều luật dân sự nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi trong dân cư cũng không thể và không nên điều chỉnh các tổ chức tín dụng nơi mà lãi suất cho vay đã được neo lại một cách khắt khe bởi lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Nên chăng cần xem lại: mức lãi suất chuẩn tại điều

476 Luật Dân sự nên được hiểu là mức lãi suất bình quân vào mỗi thời điểm của hệ thống ngân hàng thương mại và đối tượng điều chỉnh của điều này chỉ nên bao gồm các quan hệ vay mượn dân sự của cá nhân và tổ chức ngoài

hệ thống ngân hàng?

Ngày đăng: 28/06/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w