1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cơ hội ngành công nghệ thông tin

15 778 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 191,5 KB

Nội dung

Cơ hội ngành công nghệ thông tin

Trang 1

“Ngành CNTT đào tạo SV không phải để đi làm mà là đào tạo để SV

có khả năng tự trang bị cho mình cái mà xã hội cần”

Ngày càng có nhiều người cho rằng : Máy tính và công nghệ thông tin là một trong bảy kì quan của thế giới hiện đại Bạn đã sẵn sàng khám phá kì quan này hay chưa? Mặc cho nền kinh tế thế giới đang trong thời kì suy thoái, Công nghệ thông tin vẫn là ngành nhiều tiềm năng phát triển

1 Nhu cầu ngành CNTT:

Tại hội thảo "Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông theo nhu cầu xã hội" diễn ra đầu năm 2008 , theo Tổng thư ký Hiệp hội Phần mềm VN (Vinasa) Phạm Tấn Công, hiện đang "bùng nổ" về nhu cầu nhân lực CNTT, nhất là các tập đoàn như IBM (cần 2.000 kỹ sư), FPT (cần 3.000 kỹ sư), Hãng Boeing đang tìm đối tác tại VN với yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1.000 kỹ sư phần mềm Riêng Vinasa năm 2008 cần khoảng 5.000 kỹ sư phần mềm Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài về CNTT đang rất muốn vào VN với quy mô lớn

Ở lĩnh vực phần cứng, Tập đoàn Samsung có kế hoạch sản xuất 100 triệu máy tính xách tay tại VN Ngoài ra, các tập đoàn lớn như Hồng Hải, Compal cũng đang dốc lực đầu tư vào VN

Ở lĩnh vực phần mềm, Hãng Boeing bày tỏ ý định sẵn sàng đem 70% lượng phần mềm vào

VN để sản xuất Các đại gia khác như IBM cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động dịch vụ phần mềm tại VN Tuy nhiên, để khai thác các cơ hội này thì Việt Nam cần đặt mục tiêu có 1 triệu nhân lực CNTT các trình độ từ nay đến năm 2015 CNTT Việt Nam trong 5 - 10 năm tới sẽ tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng 25% – 30%/năm

2 Học hay không học ngành CNTT ?:

a Những lí do nên học ngành CNTT:

- Dễ đậu: Điểm chuẩn ngành CNTT thường ở mức trung bình so với các ngành khác, thua

xa y khoa, dược nên cũng nhẹ nhàng cho những ai có ước muốn học CNTT Hoặc nếu không học nổi trường chính quy thì cũng không phải là cái gì đó quá to tát Đầu vào tại các trung tâm đào tạo Quốc tế thường là cực thấp, chủ yếu là "money" Nếu học tốt, có đam mê thực sự thì học các trường đó lại là tốt nhất

- Dễ học: đưa cái lý do này ra có lẽ sẽ có rất nhiều bạn sẽ không đồng ý Nhưng mà nói có sách, mách có chứng nếu bạn có internet ở nhà, nếu bạn biết "google" chút chút thì tất cả các đồ án môn học, đề tài tốt nghiệp của bạn sẽ không thành vấn đề nữa source code có sẵn, helper đầy trên các diễn đàn CNTT, tất cả chỉ cần bạn bật internet lên và do it

- Dễ ra trường: lý do này thoạt nghe thì khôi hài nhưng mà rất thực tế SV học ở các khoa Xây dựng, Cơ khí hoặc Viễn thông đều có tỉ lệ ra trường đúng thời hạn rất thấp, ở lại truờng 2,3 năm là bình thường, trong khi cực hiếm anh chàng nào học CNTT mà lại ở lại quá 1

năm

- Dễ xin việc làm: có vẻ như lý do thứ 4 này hấp dẫn nhất nhỉ ? Ai đi học mà chả trông mong ra trường có việc làm ? Nhưng ở đây chỉ nói đến tỉ lệ ra trường có việc làm của SV CNTT là cao hơn các ngành khác chứ không nói đến thu nhập, tính chất công việc

- Dễ nở mày nở mặt: đố các bạn tìm đâu ra ngành nào giúp người học nó dễ nở mày nở mặt trong mắt bà con, hàng xóm, bạn bè như cái ngành CNTT này Học Kiến trúc, Xây

dựng? Cũng được thôi, nhưng có bao giờ nhà bạn hoặc bạn bè, họ hàng có tiền xây nhà mà cần thuê kiến trúc sư để vẽ không? Học Điện tử: chưa thấy cái TV hay máy đĩa nào hư hỏng

Trang 2

thường xuyên được, mà học ĐH thì cũng không sửa nổi cái TV đâu, phải thuê thợ thôi (^_^) Nhưng mà nhà nào chả có cái máy vi tính ? Máy nào mà chả cài Windows, mà cái HĐH

Windows nào mà chả bị lỗi Vậy là các ITer có cơ hội trổ tài mọn

Vậy chừng đó lý do đã giúp bạn quyết tâm theo nghề CNTT chưa? Đừng vội quyết định nhé Hãy xem tiếp

b Những lí do không nên chọn CNTT:

- Khó có sức khỏe tốt: tại sao nhỉ? Tại vì khi bạn đã chọn học CNTT, thì bạn sẽ phải xác định mình sẽ phải dành ít nhất 1/5 thời gian của quãng đời còn lại của mình ngồi lỳ bên chiếc máy tính Khi đi học thì phải search tài liệu, đọc e-books (bạn nào hy vọng chỉ đọc sách bán ngoài tiệm mà giỏi IT thì tỉnh ngộ đi nhé), viết phần mềm (coding), gỡ lỗi (Fix bug), viết đồ án (100% đồ án ngành CNTT đều là làm trên máy và thuyết trình cũng như chạy demo thông qua máy tính) Khi đi làm thì chắc chắn công việc bạn cũng sẽ phải dính đến chiếc máy tính

==> Hậu quả là ham ngồi quá, lười thể thao (cứ học rồi bạn sẽ thấy, sẽ khó dứt ra khỏi

computer để đứng lên lắm), dẫn đến sức khỏe suy giảm Tuy nhiên lý do này cũng chưa phải

là lớn lắm vì bạn vẫn có thể chủ động trang bị cho mình: màn hình rộng LCD, chỗ ngồi

thoáng, trung bình ngồi 2h thì đi lại vài phút cho dãn gân cốt

- Khó có công việc tốt: nghề nào cũng vậy, không giỏi, không nhanh nhẹn thì khó kiếm được công việc tốt Đương nhiên! Tuy nhiên nghề CNTT thì bạc bẽo lắm, bạn có thể học rất giỏi trong trường, bạn có thể đọc rất nhiều lý thuyết mà giảng viên giao cho bạn Nhưng 95% SV CNTT ra trường bị tụt hậu, không theo kịp công việc, chưa đủ tiêu chuẩn để làm cái công việc

mà đáng lẽ mình đáng được làm Thực tế là vậy, bạn đừng nghĩ cứ tốt nghiệp ĐH chính quy CNTT là có khả năng làm 1 ITer nhé Một Network Administrator (quản trị mạng) tốt nghiệp

ĐH ngành CNTT mà không thể config nổi 1 cái Wiless Access Point (điểm truy cập không dây), không thể config máy theo chế độ client/server là chuyện bình thường

=> Dẫn đến việc người học thất vọng về nghề mình lựa chọn (dù thực sự có khả năng, nhưng

mà lại là khả năng trên sách vở) Quá nửa sinh viên ra trường làm công việc dễ nhất: kỹ thuật viên tin học, thu nhập chỉ ở mức 1.200.000-2.000.000 VNĐ

- Khó có niềm vui: niềm vui nói ở đây là niềm vui trong công việc Các công việc liên quan đến kỹ thuật tin học cực kỳ nhàm chán

+ Nếu bạn là kỹ thuật viên tin học: hàng ngày bạn chỉ cài đặt Windows, lắp máy, sửa máy + Nếu là lập trình viên (ở mức nhân viên): suốt ngày xào đi xào lại những module, những dòng code từ phần mềm này sang phần mềm khác theo bản thiết kế có sẵn, chẳng có 1 chút sáng tạo nào cả na ná như thợ may công nghiệp vậy

=> Không có niềm vui, hăng say trong công việc, bạn sẽ rất mau chán công việc mình làm Hãy đọc kỹ những lý do ở trên và tự mình quyết định xem nên hay không nên theo học ngành CNTT ?

3 Những ngành nghề trong lĩnh vực CNTT :

Trang 3

a Lập trình viên (Programmer):

Lập trình là gì?

Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm) Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính

Các lập trình viên thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ yếu là Java, C++, php, Asp, ASP.Net, Visual Basic.Net và C#

Công việc của các nhà Lập trình viên

Công việc của người lập trình được gọi là software engineering Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình

Hiện tại, thu nhập của một Lập trình viên mới vào nghề khoảng 200 USD/tháng Có 3-4 năm kinh nghiệm hoặc làm ở vị trí quản lý sẽ có thu nhập khoảng 700 -

1.000USD/tháng Nếu làm ở nước ngoài thu nhập sẽ cao hơn nhiều, tại Hàn Quốc hoặc Nhật từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, tại Mỹ từ 3.500 - 6.000USD/tháng

Những yếu tố để trở thành Lập trình viên?

Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi

Suy nghĩ một cách logic

Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả

Trang 4

năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…

Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết

Các lập trình viên nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn

Làm việc nhóm

Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm Khả năng để bạn thích ứng, và chia

sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được

sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này

Làm việc một mình trong thời gian dài

Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình

Kỹ năng thiết kế

Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng dụng Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này

Kiên nhẫn

Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại

Tự học

Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua

cả bạn bè nữa là không thể thiếu Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn

sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được

b Kiểm tra chất lượng phần mềm (Tester):

Trang 5

Bạn có bao giờ tự hỏi khi các lập trình viên làm ra một phần mềm hay ứng dụng nào

đó thì ai sẽ là người kiểm tra những sản phẩm này? Câu trả lời chính là các tester - chuyên gia kiểm định phần mềm sẽ làm công việc đó

Trong lĩnh vực phần mềm, ngoài nghề lập trình ra thì nghề kiểm tra chất lượng phần mềm (còn gọi là Tester hay QC Engineer) có vị trí còn khá mới mẻ đối với người học CNTT

Tiềm năng của nghề

Điều đầu tiên phải nói đến về tiềm năng của nghề đó là nhu cầu nhân lực: đây là một nghề cực kì khát nhân lực Nhưng những ai theo học ngành CNTT đều đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề tester có số lượng thấp hơn hẳn khiến các nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực

Nếu ở nước ngoài, tại các công ty phần mềm, trung bình cứ một lập trình viên thì có tới bốn tester Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên tester Với những dự án quan trọng hơn thì tỉ lệ này đôi khi tăng lên 1:3 Nếu bạn định hướng theo nghề tester ngay từ đầu thì bạn cứ yên tâm có trong tay tấm

vé xin việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp

Nghề tester là gì?

Công việc của những tester là tìm kiếm những sai sót, lỗi trong phần mềm Công việc kiểm định phần mềm gồm 4 mức:

1 Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị)

2 Integration Test (Kiểm tra tích hợp)

3 System Test (Kiểm tra mức hệ thống)

4 Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy)

Hiện nay các lập trình viên cũng như doanh nghiệp phần mềm vẫn nhìn tester như là một nghề “cấp thấp", nghề lập trình mới thật sự là “hình thức bậc cao”, đó là một quan niệm sai lầm Nghề tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm Hai chữ "kiểm định" nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án

Ngoài ra, công việc tester lại được các bạn nữ lựa chọn khá nhiều (gần 90% nhân viên tester là nữ) vì đây là một công việc tương đối nhẹ nhàng và lại phù hợp với phẩm chất của phụ nữ Sự cẩn thận, kiên nhẫn giúp các chị em làm tốt công việc này và do đó cơ hội thăng tiến cũng rất cao Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn

có những thách thức Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp tester tăng thêm kiến thức và công việc không rập khuôn, nhàm chán như những lầm

Trang 6

tưởng đã kể trên.

Những tố chất để làm tốt công việc tester

- Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester

- Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác

- Ngoài ra, các tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức mới của thế giới

- Do đặc trưng của nghề nên các tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn

- Cuối cùng, "một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển phần mềm, vừa phải là người dùng đầu cuối", vì thế để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa

ra quan điểm của mình về sản phẩm

Từ những liệt kê trên, nếu bạn thấy được những tố chất của mình phú hợp với nghề thì còn chờ gì nữa, hãy đeo đuổi đam mê ngay từ bây giờ đi Hiếu Học luôn tin tưởng vào bản lĩnh và tri thức của các bạn

c Thiết kế Web (Web Designer):

Thiết kế web là một quá trình sáng tạo nhằm hình thành và phát triển một website theo cách mô hình, phác thảo về mặt chức năng, mỹ thuật cho webiste nào đó Nhà thiết

kế web là người kết hợp kiến thức thực tế với khả năng về mỹ thuật để chuyển tải những ý tưởng trừu tượng thành các thiết kế cụ thể

Những yêu cầu cơ bản với những bạn muốn làm việc trong ngành thiết kế web đó là: Trình độ chuyên môn về CNTT, có tinh thần học hỏi, có nhiệt huyết và trách nhiệm trong công việc, năng động và sáng tạo, và có khả năng chịu đựng sức ép trong công việc cao

Thiết kế web-một nghề có thể xem là mới so với hàng nghìn nghề khác nhưng nó lại đang được đông đảo giới trẻ quan tâm bởi nghề thiết kế web là một nghề vừa hái ra tiền lại vừa rất thú vị Chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng hồ để sản sinh ra một trang web theo đúng yêu cầu và mục đích của khách hàng là bạn đã có thể kiếm được vài triệu đồng bỏ túi Tuy nhiên mức thù lao có thể còn cao hơn nhiều lần tuỳ theo đơn đặt hàng

và tài năng của bạn

Đồng thời website cũng là một kênh thu thập các luồng thông tin phản hồi tốt nhất từ khách hàng đề từ đó họ có cơ sở điều chỉnh, thay đổi các sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp với thị hiếu Vì thế một website ấn tượng, bắt mắt, làm nổi bật được

Trang 7

ý đồ của chủ doanh nghiệp hay người thiết kế web và thu hút được sự quan tâm của nhiều người sẽ trở thành một công cụ quảng bá hữu hiệu, tạo lợi thế cho các công ty, doanh nghiệp trong cuộc chạy đua với các đối thủ cạnh tranh

Còn các trường học, cơ sở đào tạo thì vừa sử dụng website như một công cụ quảng

bá thương hiệu, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy vừa là một kênh quan trọng để thu hút học viên đăng ký nhập học trực tuyến Các nhà hàng, khách sạn thì sử dụng web để giới thiệu món ăn, các dịch vụ cưới hỏi, các Spa hay trung tâm thẩm mỹ thì sử dụng web để giới thiệu về các dịch vụ làm

đẹp Nói chung là một trang web hay sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích

Tuy nhiên, thiết kế web là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều kỹ năng Mỗi ngày lại có những ý tưởng hay kỹ thuật mới xuất hiện và đôi lúc rất khó để bắt kịp nhịp độ này Các nhà thiết kế web giỏi có một sự tò mò bất tận và luôn muốn theo kịp những xu hướng và công nghệ mới nhất Họ sục sạo mọi ngóc ngách trên web, đọc bất kỳ trang nhật ký trên mạng (blog) hoặc bài viết nào mà họ tìm được, hay săn lùng những cuốn sách mới Nói một cách đơn giản, một nhà thiết kế web thành công khi họ yêu thích công việc của mình và không ngừng học cách làm việc đó tốt hơn

Ngoài ra, những người thiết kế web cũng cần chuyên môn hóa các kỹ năng của mình Một vài kỹ năng sẽ được cần đến nhiều hơn những kỹ năng khác, nhưng nếu bạn xuất sắc trong một lĩnh vực, ngôn ngữ hoặc kỹ năng nào đó, bạn sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp

Các kiến thức về Lập trình web từ cơ bản đến nâng cao như: internet, HTML,

Javascript, Visual Basic.Net…sẽ giúp bạn nắm vững nguyên lý lập trình và thiết kế website Bạn sẽ biết cách làm thế nào để thiết kế được một trang web có bố cục hoàn chỉnh, cân đối nhưng vẫn làm nổi bật được những ý đồ của chủ web và người thiết kế Còn các phần mềm thiết kế đồ hoạ chuyên dụng như: Illustrator, DreamWaver,

Flash là những công cụ tiện ích để bạn trình bày một giao diện web thật ấn tượng và đẹp mắt

Từ nhân viên chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp về thiết kế và xử lý đồ hoạ thuộc các doanh nghiệp quảng cáo, in ấn hay các studio ảnh; các nhân viên, cán bộ làm việc trong lĩnh vực trang trí, chế bản điện tử, thiết kế web, quản trị website (webmaster); các

kỹ thuật viên đồ hoạ đa truyền thông chuyên nghiệp đến các sinh viên ngành mỹ thuật ứng dụng muốn trang bị các kỹ năng thực hành thực tế và kể cả những đối tượng tự

do khác đều có thể học và sử dụng các kỹ năng này như một cái nghề thực thụ và điều quan trọng là cái nghề này đang “hái ra tiền” vì chúng ta đang sống trong thời kỳ số hoá

Trong khi những người làm việc tự do có thể kết thúc công việc tại nhà thì những

người thiết kế web lại phải làm việc hết sức chu đáo cho đến khi công việc hoàn thành, và họ tự nguyện thay đổi, làm việc vào buổi đêm và thậm chí cả ngày nghỉ Mức lương trung bình vào khoảng 60.000 đô la mỗi năm

d Quản trị mạng (Network Administrator):

Trang 8

Trong thời đại “phẳng” như ngày nay, vai trò của CNTT và Internet ngày càng vô cùng quan trọng Điều này kéo theo phần lớn các ngành kinh tế phụ thuộc vào cái máy vi tính Chính vì vậy, nhiều ý đồ phá hoại đã nhắm vào hệ thống này Vậy nên, chúng ta luôn phải cần đến những chuyên viên quản trị và an ninh mạng

Công việc của một chuyên viên quản trị và an ninh mạng

Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập

và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả Họ thiết kế

và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công Nói thì ngắn gọn nhưng để có thể là được những công việc đó không phải là ai cũng có thể là được Một chuyên viên an ninh giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép Điều này đòi hỏi tư duy nhanh nhạy

và sáng tạo rất cao Ngược lại, nếu gặp sự cố thì cho dù có khó khăn mấy họ cũng không chịu "bó tay" Lúc ấy, người làm công tác an ninh mạng "sống với mạng hàng tuần liền là chuyện bình thường"

Thu nhập không bao giờ bèo!

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, giao dịch qua internet đang rất cần nhân sự cho vị trí chuyên viên quản trị và an ninh mạng Một chuyên viên làm việc sau 5 năm trong nghề cho biết "Kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc một tinh quái" Tất nhiên, với công việc đầy áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng thì thu nhập mà các nhân viên quản trị

và an ninh mạng nhận được cũng tương xứng

Thường những người làm cho công ty nước ngoài mỗi tháng nhận đến một nghìn USD trong tài khoản Nhân viên nơi khác ít nhất cũng được vài triệu bỏ túi

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí IT chuyên về quản trị mạng của các công ty khá lớn Đồng thời, mức lương mà các nhân viên thuộc lĩnh vực này nhận được tương đối cao Trong thời gian thử việc thu nhập từ 200 - 250 USD/tháng Nhân viên chính thức thường nhận từ 250 - 400 USD/tháng, 300 - 600 USD/tháng, hay 500 -

700 USD/tháng tùy công ty

Những yêu cần đối với 1 chuyên viên quản trị và an ninh mạng

Suy nghĩ một cách logic

Logic là điều quan trọng nhất trong quản trị và an ninh mạng Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề này không thích hợp với bạn Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi giải quyết các đoạn code của chương trình bảo mật, của hacker chèn vào, về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…

Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết

Các chuyên viên quản trị và an ninh mạng nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn

Trang 9

chú ý đến từng chi tiết Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải

ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc

để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn

Làm việc nhóm

Đa số, công việc quản trị và an ninh mạng đều làm việc theo nhóm Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này

Làm việc một mình trong thời gian dài

Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình

Kỹ năng thiết kế

Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của quản trị và an ninh mạng Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống bảo mật, hệ thống cảnh báo… Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này

Kiên nhẫn

Các vấn đề mà các chuyên viên bảo mật và an ninh mạng phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại

Tự học

CNTT cải tiến liên tục, các chiêu thức của hacker ngày càng tinh vi hơn nên việc tự học

để nâng cao trình độ để ứng phó kịp thời là vấn đề sống còn của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng

e Phát triển Game (Game Developer):

Chắc hẳn các bạn là một “tín đồ”, là người đã từng chơi hay tối thiểu cũng biết đến các game từng đình đám và đang làm mưa làm gió trên mạng trong những năm gần đây như Cross Fire, Age of Empire, World of Warcraf, Võ Lâm Truyền Kỳ, Audition, Phi Đội, Boom… Vậy, những game đó là do ai tạo ra? Đó chính là các Game Developer (người gia công, phát triển Game)

Game – ngành giải trí công nghệ cao thu hút giới trẻ

Nếu có dịp ghé thăm phòng máy của các công ty như Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo, VinaGame…, các bạn trẻ chắn chắn sẽ bị “choáng ngợp” bởi những giàn máy vi tính hiện đại với tốc độ xử lý cực cao, những đồ chơi kỹ thuật tối tân…

Trang 10

Anh Trần Minh Thông, tốt nghiệp ngành multimedia trường Hoa Sen và là một game developer (GD) chủ lực đã làm cho công ty Sáng Tạo 7 năm nay kể lại cảm giác thích thú của mình: “Chúng tôi làm xong phần đồ hoạ game đua xe Burnout Revenge và cảm thấy rất ưng ý Thế rồi mới đây game này được tung ra thị trường, mọi người vào chơi bàn tán đây xe này của tôi vẽ, xe kia do anh làm… thấy khoái gì đâu!” Anh còn nói thêm: “Chúng tôi làm việc rất thoải mái về giờ giấc, bất kỳ lúc nào cảm thấy thích là làm, miễn sao đảm bảo công việc Làm thấy mỏi mệt thì chơi game để tìm cảm hứng”

Nếu Sáng Tạo, GlassEgg chuyên về gia công đồ hoạ cho game, thì với Gameloft, số lượng GD lên tới gần 220 người và làm game từ A tới Z Họ đều rất trẻ, khoảng 23-27 tuổi, tốt nghiệp các trường NIIT, Mỹ thuật, ĐH Mở bán công, ĐH Kinh tế…

Hiện nay các công ty game đều có nhu cầu tuyển GD và thường xuyên nhận hồ sơ tìm việc Giám đốc Phùng Việt Hưng cho biết mỗi tháng Gameloft tuyển chừng 10-15 lập trình game, 20 tester nhưng thường là cung không đủ cầu Quy trình tuyển dụng chung của các công ty là ứng viên nộp hồ sơ, qua được vòng hồ sơ sẽ làm các bài test kỹ thuật liên quan từng lĩnh vực Những người qua vòng test sẽ được phỏng vấn để tuyển dụng chính thức

Thu nhập của GD thường cao hơn so với công việc làm phần mềm thông thường

“Mức lương khởi điểm của một GD có thể là 5-6 triệu đồng/tháng”, - giám đốc sản xuất Ung Hoàng Việt của Sáng Tạo cho biết Còn theo một nhà quản lý khác: “Người ta chia công việc của GD theo các mức thấp (junior), cao (senior) và hơn nữa (lead senior), và lương cao có thể là 15 triệu đồng/tháng trở lên”

Những công việc của một game developer

GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết

kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game Theo trình tự của công việc để lập trình nên một game, trước tiên cần có những ý tưởng về những game mới Bởi vậy, đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo chứ không hề khô cứng như nhiều người lầm tưởng về những nghề liên quan đến máy móc Sau khi có ý tưởng mới, các GD chuyển quan viết kịch bản cho trò chơi Khâu viết kịch bản này bao gồm việc bố trí trình tự các phần trong game, thiết kế các bậc chơi (level) và ngôn ngữ trong game Tiếp theo là công việc của người lập trình game

và các chuyên viên thiết kế đồ họa 2D, 3D Game đẹp hay xấu, cuốn hút hay không phụ thuộc rất nhiều vào tính mỹ thuật của các nhân vật, quang cảnh trong game Bởi vậy, những GD chuyên design phải có khiếu thẩm mỹ cao Khâu cuối cùng, khi bản nháp của game hoàn thành thì cần có những game tester (người chuyên chơi để tìm lỗi trong game) Trong suốt quá trình này, luôn có những chuyên viên quản lý dự án điều hành, phối hợp các khâu lại

Giám đốc sản xuất Phùng Việt Hưng của Gameloft cho biết: “Chúng tôi làm nhiều game cho điện thoại di động, nên hầu hết nhân viên thường xuyên chơi game để test (thử nghiệm) những cái mình vừa làm, hoặc tìm cảm hứng sáng tạo mới” Bởi vậy, có thể nói nghề này là nghề “vừa làm vừa chơi” một loại hình giải trí hiện đại đang hấp dẫn không chỉ giới trẻ

Ngày đăng: 30/01/2013, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w