Một số quan điểm về việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong hoạt động giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại BTDTHVN 2.1.1.. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam BTDTHVN với chí
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Trang 3Chương 1: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hoạt động giới thiệu
văn hóa dân gian trong và nước ngoài
11
1.1 Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 11 1.2 Quan điểm trong việc giới thiệu trưng bày và các hoạt động 16 1.3 Các hướng hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Tiểu kết
20
24
Chương 2: Giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và
Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
25
2.1 Một số quan điểm về việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian
trong hoạt động giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại BTDTHVN
2.1.1 Khai thác cái hiện dạng một cách đa dạng và sống động
2.1.2 Đề cao và tôn vinh vai trò của chủ thể văn hóa
2.1.3 Văn hóa dân gian sống được trong cộng đồng và ngược lại
25
25
31
33 2.2 Các tiêu chí lựa chọn giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại
giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại BTDTHVN
2.3.1 Qua trưng bày
2.3.2 Qua thiết kế các hoạt động
2.3.3.Qua người giới thiệu văn hóa dân gian
Trang 42
Chương 3: Những vấn đề đặt ra từ việc giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
81
Phụ lục 1 Số lượng khách tham quan của BTDTHVN (1998 – 2012) 101 Phụ lục 2 Một số suy nghĩ về tết Trung thu của 3 quốc gia 103 Phụ lục 3 Một số hình ảnh về tết Trung thu của Việt Nam 117 Phụ lục 4 Một số hình ảnh về tết Trung thu của Hàn Quốc 120 Phụ lục 5 Một số hình ảnh về tết Trung thu của Nhật Bản 123
Trang 5Vấn đề nghiên cứu về các lễ tết nói chung hay tết Trung thu nói riêng là một đề tài được khá nhiều người quan tâm Tuy nhiên, trên thực tế ít có người nghiên cứu về việc giới thiệu tết Trung thu của các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong không gian mở của một Bảo tàng
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) với chính sách mở rộng và vươn ra các nước trong khu vực cũng như thế giới đã có những định hướng giới thiệu về văn hoá dân gian của các nước, trong đó có tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản Điều này chính là cơ sở tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nghệ nhân dân gian, người dân được tìm hiểu và tổ chức giới thiệu tết Trung thu của các nước trên tại BTDTHVN Thông qua các hoạt động phối hợp với các nước tổ chức tết Trung thu tại BTDTHVN đã đặt ra vấn đề phát triển giao lưu văn hoá của các nước trong khu vực; quảng bá văn hoá dân gian của các nước trong khu vực; vai trò của bảo tàng nói chung và BTDTHVN nói riêng trong việc giới thiệu văn hoá của nước ngoài tại Việt Nam
từ đó giúp công chúng thật sự hiểu biết cũng như khám phá những nét tương đồng và khác biệt của văn hoá các nước trong khu vực Đông Á Đồng thời đặt ra vấn đề làm thế nào để cùng nhau giữ gìn và phát huy những yếu tố văn hoá dân gian trong xã hội hiện nay
Bức tranh Trung thu của ba nước trong bối cảnh hội nhập
và giao lưu văn hoá quốc tế có những nét tương đồng và khác biệt Có nước vẫn duy trì được các nghi lễ, trò chơi, đồ chơi giống nhau; có nước còn giữ được nhiều yếu tố truyền thống trong tết
Trang 6Trung thu, có nước gần như không còn giữ được những yếu tố truyền thống trong tết Trung thu nữa Vậy, sẽ lựa chọn các yếu tố văn hóa dân gian nào để giới thiệu và cách thức khai thác ra sao
để đạt được mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó trong bối cảnh hiện nay Đây chính là một mảng nội dung rất thú
vị, đòi hỏi nhiều thảo luận trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
để lựa chọn các nội dung giới thiệu về tết Trung thu của từng quốc gia
Chính từ những nét tương đồng và khác biệt đó đã đặt ra nhu cầu cần thiết giới thiệu các nét văn hoá đặc sắc của tết Trung thu- một cái tết chung của các nước Đông Á- để nâng cao sự hiểu biết của các nước trong khu vực, đẩy mạnh giao lưu góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Đồng thời, tổ chức hoạt động tết Trung thu của Bảo tàng là hướng đến việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài cũng như nâng cao hiểu biết của người Việt Nam về văn hoá các nước, đặc biệt là các quốc gia láng giềng trong khu vực
Từ nhận thức như thế, tôi lựa chọn chủ đề này cho luận văn của mình với mong muốn có thể góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của các nước trong khu vực và quốc tế
2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trước hết, đây là một nghiên cứu ứng dụng, kết quả nghiên cứu sẽ sử dụng trong việc tiếp tục tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hoá của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đến đông đảo công chúng tại Việt Nam, đồng thời mở ra hướng giới thiệu văn hoá Việt Nam tại các nước trong khu vực Châu Á và thế giới
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, luận văn sẽ dựng lên một bức tranh tương đối toàn cảnh về tết Trung thu hiện nay ở các nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc như thế nào có đặc điểm giống và khác nhau ra sao
Thông qua việc mô tả và phân tích các quan điểm, tiêu chí, cách thức khai thác các yếu tố văn hoá dân gian, luận văn còn khái quát các quan điểm thái độ của các nhân vật khác nhau khi tham gia vào việc phối hợp tổ chức nội dung chương trình cũng như những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong tết
Trang 7Trung thu Từ đó thấy được xu hướng bảo lưu và những biến đổi trong tết Trung thu ở các nước
Luận văn cũng bước đầu đưa ra các vấn đề xoay quanh vai trò của bảo tàng trong việc phát triển giao lưu văn hoá ở khu vực; vấn đề quảng bá và giới thiệu văn hoá dân gian của các quốc gia trong khu vực; vấn đề làm thế nào để bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá dân gian trong xã hội hiện nay
Mục đích cao nhất là thông qua nội dung đề tài hướng đến
vấn đề truyền thống và biến đổi, tương đồng và khác biệt, giao
lưu và hội nhập, những nét đặc trưng văn hoá địa phương/ quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá, giao lưu và hội nhập quốc tế được thể hiện như thế nào thông qua trường hợp nghiên
cứu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và việc khai thác các yếu tố
văn hóa dân gian của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong việc tổ chức giới thiệu tết Trung thu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài thể hiện ở việc qua các hoạt động trưng bày về tết Trung thu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam ở Bảo tàng Dân tộc học, mọi người hiểu biết thêm về hoạt động của Bảo tàng nói riêng, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung Ngoài
ra, điều đó còn giúp tăng cường giao lưu văn hóa, củng cố tình đoàn kết dân tộc và liên dân tộc; Giáo dục thế hệ trẻ nâng cao nhận thức, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; Tạo không gian cho các hoạt động văn hoá dân gian phát triển, điều rất cần thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay; Góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân gian; Nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực làm việc nhóm của các thành viên tham gia tổ chức hoạt động; Nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa cho công chúng khi tham gia các hoạt động này; Làm cơ sở tiền đề mở rộng giao lưu văn hóa và quan hệ quốc tế
3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi chưa tìm thấy một cuốn sách hoặc luận văn nào nghiên cứu đầy đủ về tết Trung thu của cả ba quốc gia hay cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian qua việc giới thiệu tết Trung thu của các nước Đông Á
và Đông Nam Á mà chỉ tìm thấy những cuốn sách mỏng, bài báo,
Trang 8tạp chí hoặc một phần trong những cuốn sách về lễ tết giới thiệu
về tết Trung thu nói chung hoặc một mảng nào đó liên quan đến tết Trung thu như trò chơi dân gian, đồ chơi dân gian, các sự tích liên quan, bánh trung thu, nghi lễ cúng tổ tiên, lễ cúng trăng
Trong Đông Dương tạp chí Phan Kế Bính; Cuốn Tìm
hiểu phong tục Việt Nam qua Lễ- Tết- Hội hè của Toán ;
Trong Văn hoá lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc
Việt Nam do Ths Nguyễn Hải Yến, CN Hoàng Trà My, CN
Hoàng Lan Anh sưu tầm và biên soạn; Trong cuốn sách song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh về tết Trung thu của nhà văn Hữu Ngọc và Lady Bone Đặc biệt cuốn sách mỏng song ngữ này còn phản ánh các cách nhìn khác nhau về tết Trung thu qua trích những phỏng vấn hồi ký của một số người nổi tiếng ; Trong cuốn Di sản văn hoá phi vật thể của
Hàn Quốc (Korean Intangible Cultural Properties- Folk Dramas,
Games, and Rites) do Bộ Văn hóa, Thể thao Hàn Quốc xuất bản dành số trang miêu tả tết Trung thu ở Hàn Quốc khá khiêm tốn;
Cuốn Nhật Bản - Hơi thở của chúng ta như thế nào & Trái tim
của chúng ta đập ra sao (Linh hồn của các nghi lễ truyền thống- những sắc màu trong đời sống của người Nhật) (Japan- How we
breathe & How our Hearts beat The Soul of Traditional events & Ceremonies that color Japanese life) của Kudo Tadatsugu & Goto Tamiko giới thiệu tết Trung thu qua nguồn gốc, mối liên hệ giữa con người và ánh trăng, câu chuyện giải thích về bánh trung thu
dango và con thỏ trên cung trăng
Nhìn chung, có khá nhiều tác giả đã quan tâm và đề cập đến chủ đề tết Trung thu nhưng chưa có những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, hệ thống về tết Trung thu cũng như trình bày cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian nhằm góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá của các quốc gia trong khu vực Đông Á
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở luận văn này là tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam được giới thiệu
ở BTDTHVN Do đặc thù của nghiên cứu mang tính tổng hợp nên chúng tôi chia mảng nội dung theo hướng phân tích về cách thức
Trang 9giới thiệu tết Trung thu bao gồm các quan điểm khai thác yếu tố văn hóa dân gian; các tiêu chí lựa chọn tết Trung thu của 3 nước; cách thức giới thiệu qua trưng bày, qua trình diễn, qua giọng nói của chủ thể văn hóa; những quan điểm, suy nghĩ về tết Trung thu qua giọng nói của người dân, người trình diễn, người tổ chức, người tham gia lễ hội, báo chí
Như vậy, chúng tôi không chỉ nghiên cứu việc khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc trong hoạt động đón tết Trung thu hiện nay mà còn nghiên cứu về cách thức khai thác và truyền tải các loại hình văn hoá dân gian cũng như phân tích các ý kiến khác nhau trong hoạt động tổ chức giới thiệu tết Trung thu ở BTDTHVN Từ đó, gợi ý, đề xuất cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong các hoạt động giới thiệu văn hóa của Việt Nam nói riêng và của các nước trong khu vực nói chung Qua đó góp phần hình thành phương pháp duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
6 Phương pháp nghiên cứu
7/ Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được chia thành ba chương, cụ thể như sau
Chương 1: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và hoạt động giới thiệu văn hóa dân gian trong và ngoài nước
Chương 2: Giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Chương 3: Những vấn đề đặt ra từ việc giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Theo quyết định số 1595/QĐ-KHXH, ngày 26/11/2010 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và hình thức hoạt động khác, nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học và bảo tàng học
Bảo tàng lấy tên giao dịch quốc tế là Vietnam Museum of Ethnology (viết tắt là VME) Toà nhà trung tâm của Bảo tàng được gọi là toà nhà Trống đồng trưng bày về văn hóa của 54 dân tộc Cuối năm 1997, BTDTHVN bắt đầu tiến hành xây dựng khu trưng bày ngoài trời với diện tích 2,1 ha với 10 công trình kiến trúc dân gian Năm 2003 BTDTHVN bắt đầu tiến hành thực hiện kế hoạch xây dựng Bảo tàng Đông Nam Á - khu trưng bày văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á Tòa nhà Đông Nam Á làm mô phỏng theo hình cánh diều- một biểu tượng văn hóa của khu vực Đông Nam Á
1.2 Quan điểm về việc giới thiệu trưng bày và các hoạt động
BTDTHVN chủ trương phát triển những trưng bày
chuyên đề tạo sức sống và hấp dẫn công chúng quay lại bảo tàng nhiều lần
Trong nghiên cứu và trưng bày, Bảo tàng lấy hiện vật là trung tâm Hiện vật được nhìn nhận trong tổng thể, có bối cảnh,
có câu chuyện, gắn chặt với đời sống hàng ngày, với môi trường sinh thái của chủ thể
Trang 11BTDTHVN là trưng bày qua lăng kính của chủ thể văn
hóa, cộng đồng để tăng cường, nâng cao, phát huy vai trò của họ
Bảo tàng xác định rõ ràng, cách tiếp cận nghiên cứu, sưu
tầm hiện vật cũng như trưng bày là bắt đầu từ cái hôm nay, từ hiện tại, rồi đi ngược dần về quá khứ, tìm về quá khứ một phần cũng chính là để minh giải cho những vấn đề cập nhật nhất hôm nay
Đối với hiện vật trưng bày, BTDTHVN còn có “quan
điểm chủ đạo là không tham đưa quá nhiều hiện vật vào trong các
tủ trưng bày, bởi sẽ gây cảm giác thừa ứ hoặc khó tiếp cận được một cách tập trung”
Ngoài ra, BTDTHVN có thiết kế và trưng bày theo quan
niệm mới phù hợp với sự tiến bộ của khoa học Bảo tàng dành cho
tất cả mọi người, đặc biệt chú trọng đối tượng công chúng là trẻ
em và người khuyết tật
Song song với việc giới thiệu trưng bày BTDTHVN đã tạo ra nhiều tầng không gian văn hoá để nâng cao vai trò của chủ thể văn hoá thông qua các cơ hội tự trình bày và diễn đạt văn hóa của mình trước công chúng
1.3 Các hướng hoạt động của BTDTHVN
Trước tiên, BTDTHVN đi đầu trong việc tiếp cận các
quan điểm mới và phát triển đa dạng các hoạt động bảo tàng Bảo
tàng luôn ý thức cao về việc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cần tiếp cận các quan niệm, phương pháp từ các bảo tàng tiên tiến trên thế giới để đổi mới và hội nhập quốc tế Đây là một nhận thức mới, có tính then chốt, nổi trội, đặc sắc đã giúp bảo tàng đến được với công chúng và được công chúng, xã hội cũng như giới bảo tàng đánh giá cao
BTDTHVN lấy cộng đồng làm trung tâm và chú trọng việc thiết lập quan hệ chặt chẽ mối quan hệ giữa bảo tàng với cộng đồng Đa số các hoạt động của BTDTHVN được triển khai
theo hướng này
Trang 12Phát triển theo hướng xây dựng bảo tàng trở thành một địa chỉ
có thương hiệu, uy tín trong việc giới thiệu di sản văn hóa, giáo dục thế hệ trẻ cũng như kết nối các di sản văn hoá của Việt Nam
và các nước trong khu vực
Bảo tàng coi trọng từng đối tượng công chúng và dành nhiều công sức nghiên cứu các hoạt động để phục vụ cũng như thu hút đa dạng các đối tượng công chúng trong
và ngoài nước
Tiểu kết
Sau 18 năm thành lập, 16 năm mở cửa phục vụ công chúng, BTDTHVN đã trở thành một trung tâm văn hóa, một cơ sở khoa học có tính xã hội rộng lớn của thủ đô Hà Nội Bằng qúa trình vừa làm việc, vừa học hỏi tự rút kinh nghiệm và vươn lên, bảo tàng đã có được những thành công trong nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giáo dục, truyền thông góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian trong và ngoài nước
Qua đó, BTDTHVN đã chuyển tải đến công chúng trong
và ngoài nước thông điệp tình yêu đất nước và con người Việt Nam, sự tôn trọng và niềm tự hào về di sản văn hóa của dân tộc mình cũng như của bạn bè quốc tế Đồng thời, tạo cơ hội cho công chúng một cái nhìn toàn diện, khái quát nhưng hết sức cụ thể về đời sống văn hoá các dân tộc ở Việt Nam và khu vực
Những kết quả bước đầu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng các hoạt động của BTDTHVN cũng như tạo cở sở vững chắc trong việc nghiên cứu, trưng bày, phát triển các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế