1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình Chất độc trong nhà

41 582 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 257,5 KB

Nội dung

Khi sử dụng các sản phẩm này nguy cơ chì và thủy ngân đi vào cơ thể rất cao, ví dụ như hít và nuốt những bụi sơn sử dụng chì và thủy ngân bóc ra từ tường, làm bể nhiệt kế, hoặc sử dụng thường xuyên các chén bát tráng men dùng chì... Lâu ngày, lượng chì và thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể, gây bệnh nguy hiểm.

1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT ĐỘC TRONG NHÀ: Theo tổ chức lao động thế giới (ILO), ước tính số lượng hoá chất có trên thị trường gần 80.000 loại, trong đó có khoảng 5-10% (4.000-8.000) hoá chất được xem như là nguy hại. Các chất nguy hiểm nhất là kim loại nặng, hợp chất chứa clo hữu cơ, các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững. Hóa chất đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người, nó hiện diện khắp nơi trong môi trường sống sống, trong thực phẩm, trong nướ uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm dùng hàng ngày, thậm chí trong không khí chúng ta hít thở. Dù tồn tại phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, nhiều hoá chất vẫn là những chất nguy hại hoặc có độc tính. Trên thực tế, nhiều hoá chất độc hại có thể được tìm thấy ngay trong nhà: Sản phẩm gia dụng như bột giặt, chất tẩy rửa kíếng, gỗ, kim loại, lò nướng, bếp gas, sơn, những hành vi đơn giản như giặt đồ, rữa chén, hoặc sơn tường có thể dễ dàng dẫn chúng ta tới việc tiếp xúc với các sản phẩm có thể gây hại cho sức khoẻ của chính mình. Có 3 cách hoá chất đi vào cơ thể: thông qua đường ăn uống (các loại thức ăn, nước uống bị nhiểm độc), đường hô hấp (hít phải các khí độc như benzen, folmadehide), tiếp xúc qua da (các chất tẩy rửa). Chất độc từ đồ dùng trong nhà: Các loại đồ dùng trong nhà hàng ngày, từ tivi, tủ lạnh, máy lạnh, bàn ghế , chén đũa, chảo, nồi, bếp, các dụng cụ làm bếp, đồ áo, nilon, các loại chất tẩy rửa, sơn các loại, hoá chất diệt côn trùng, thuốc nhuộm tóc, xà phòng tắm, mỹ phẩm làm đẹp của phụ nữ, nước hoa, thuốc xịt phòng, pin, chất tẩy trùng…. tất cả mọi thứ khi sử dụng sẽ sản sinh ra các chất có thể ở dạng khí (nước hoa, mùi sơn ) hay dạng hoà tan (fomandehit, phenol, benzen ), những chất này sẽ đi vào cơ thể người qua các con đường tiếp xúc hàng ngày, chủ yếu là qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp, dần dần các chất độc tích tụ lại trong cơ thể với số lượng đủ lớn, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 1 Chất độc từ thực phẩm: Chất độc từ thực phẩm được chia thành 2 loại: Độc bản chấtđộc không bản chất. Thực phẩm độc bản chất là những loại mà bản thân của chúng đã có sẳn chất độc như: thịt cá nóc, thịt cóc, nhuyễn thể biển, khoai tây mọc mầm, củ sắn (khoai mì) Thực phẩm độc không bản chất là loại gây độc do các tác nhân khác làm cho thực phẩm trở nên độc, ví dụ như hàm lượng thuốc BVTV, các loại hoá chất bảo quản (hàn the, foocmon) hay do vi khuẩn. Chất độc sinh ra do những nguyên nhân khác: Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo, chim hay trồng cây cảnh, sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic trong nhà, đồng thời chúng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng do hít phải bụi phấn hoa hay tiếp xúc với lông chó mèo… Các tia phóng xạ, hơi khí độc thoát ra từ trong đất mà gia đình nằm ngay vùng ảnh hưởng, hay ô nhiễm điện trường do nhà nằm gần trạm biến thế điện, trạm thu phát sóng truyền hình, trạm thu phát sóng điện thoại…, làm cho đầu óc căng thẳng, dể cáu gắt. lâu ngày ảnh hưởng nặng đến thần kinh. Những nhà sử dụng máy lạnh thường xuyên còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra hội chứng nhà kín. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐỘC TRONG NHÀ TỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI: 2.1 Chất độc thoát ra từ thiết bị, dụng cụ, hoá chất dùng trong nhà: Các thiết bị có sử dụng điện: Hầu hết các thiết bị điện gia dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày như tivi, tủ lạnh, lò vi sóng,… , khi hoạt động chúng sẽ gây ra ô nhiễm điện trường do phát ra các sóng bức xạ, những sóng này truyền qua cơ thể người, tác động trực tiếp vào đầu mút hệ thần kinh ở bề mặt da, gây ra chứng rối loạn chức năng, nếu tác động ở mức độ cao còn gây ra hiện tượng chán ăn hay ăn không thấy ngon, đầu óc kém minh mẫn, thao tác kém chính xác… Một dạng ô nhiễm khác do các thiết bị điện gia dụng gây ra đó là ô nhiễm do ma sát, con người rất cần đến các ion âm trong không khí, nhưng 2 trong gia đình nếu cùng lúc có nhiều đồ điện hoạt động, các thiết bị này sẽ triệt tiêu hết các iôn âm, làm cho không khí kém trong lành ngột ngạt. Tác động cụ thể của các thiết bị điện có khác nhau tùy vào điện trường do từng loại phát ra. Màn hình tivi, máy vi tính: Màn hình tivi, máy vi tính khi sử dụng phát ra sóng bức xạ tương đối lớn ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, ống phóng xạ từ đèn hình tivi, máy vi tính còn phát ra tia X, người xem quá giới hạn dễ gây hiện tượng đỏ mắt, nặng hơn có thể gây bỏng niêm mạc, cận thị. Đối với phụ nữ mang thai, ngồi trước màn hình tivi quá 5h/ngày còn dễ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Những loại bệnh thường gặp khi xem tivi đó là bệnh mẩn ngứa do bề mặt đèn hình tồn tại một lượng lớn các tia tĩnh điện, các tia này hút bụi và đưa bụi này tới da người qua sóng ánh sáng. Nếu không rữa mặt thường xuyên sau khi xem tivi, da rất dễ bị mẫn ngứa. Tủ lạnh: Ngày nay tủ lạnh đã có mặt hầu hết các gia đình trên thế giới, tủ lạnh đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng ít ai ngờ rằng, tủ lạnh lại chính là nguyên nhân làm cho không khí trong nhà bị ô nhiễm. Tủ lạnh hoạt động và làm lạnh được là nhờ quá trình tuần hoàn chất làm lạnh, trên thế giới hiện nay có khoảng 100 chất làm lạnh nhưng thường sử dụng nhất là khí feron12, viết tắt là F12 ( là loại hợp chất chứa flo và clo). Khí feron12 không màu không mùi, khi nồng độ chất này trong không khí khoảng 20% con người sẽ không cảm nhận thấy, nhưng nếu tăng lên 80% con người sẽ bị ngộp thở và chết. Ngoài ra khí feron12 có tính thẩm thấu rất mạnh, dễ lọt ra ngoài qua những khe hở cực nhỏ, do không màu không mùi nên khi lọt ra ngoài ta không thể phát hiện được, do tủ lạnh thường đặt trong nhà bếp nên khi gặp lửa có 3 nhiệt độ trên 400 0 C feron12 sẽ phân giải thành chất phosgen (COCL 2 ), khí phosgen rất độc đối với hệ thần kinh người. Máy lạnh: Tương tự như tủ lạnh, khi hoạt động máy lạnh cũng thải ra một số chất nguy hiễm, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của máy lạnh lại lớn hơn tủ lạnh nhiều. Do phòng máy lạnh được thiết kế kín nên việc trao đổi với không khí bên ngoài rất hạn chế, khi máy lạnh làm việc dù cho máy có hiện đại tới đâu cũng không thể tạo được sự thông thoáng cần thiết. Vì vậy các khí độc như CO 2 , ozonradon, sulfua được giải phóng từ chất sơn tường, thảm, hóa chất, máy móc, khói thuốc lá…sẽ tích lại với nồng độ cao, gây các bệnh về hô hấp (như dị ứng xoang mũi) và làm nặng thêm các triệu chứng hen, ở nồng độ thấp hơn chúng gây ra các triệu chứng khó chịu. Còn khi máy lạnh không hoạt động, nhiệt độ phòng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển mạnh. Hiện tượng khó chịu khi vào phòng máy lạnh rất phổ biến và gọi chung là hội chứng đường hô hấp do máy lạnh, có thể có các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, ho, tức ngực, nhức đầu, buồn nôn, ngạt thở và các triệu chứng giống như cảm cúm, nếu xãy ra thường xuyên, bệnh có thể trở thành mãn tính. Dụng cụ nấu bếp: Dùng nồi chảo không dính có nhiều tiện lợi: không cần dùng nhiều dầu mở, thức ăn chiên xào không dính vào nồi chảo, giữ nguyên hình dạng đẹp của thức ăn, tuy nhiên trong qua trình sử dụng vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây độc cho người. Những chiếc chảo không dính dù có sử dụng kỹ tới đâu cũng rất mau hỏng, chỉ sau một thời gian sử dụng, lớp phủ bắt đầu xấu đi, chứng tỏ nó đang tróc ra ,mà ta không thể nhìn thấy. Các nhà sản xuất thường khuyên người tiêu dung hãy vứt bỏ nó đi. Chất độc từ nồi chảo không dính là do Teflon hay đúng hơn là polytetrafluoroethlyene (PTFE) là chất khí gây độc làm chết bất kì loài chim nào. Độc tính này do khí bốc ra từ nguyên liệu làm ra chất chống dính cho nồi 4 chảo. Người ta còn phát hiện ra hợp chất perfluorooctanoic acid (viết tắt là PFOA), là một trong những thành phần trong sản xuất Teflon có khả năng là một chất gây ung thư ở người. Ngoài ra ở nhiệt độ cao (6800 0 F), các chảo Teflon còn tỏa ra ít nhất 6 loại khí độc, trong đó có 2 chất có khả năng gây ung thư, 2 chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường và MFA là hóa chất gây chết người ở liều thấp. Trong nấu ăn hàng ngày, chúng ta không thể đạt được tới nhiệt độ cao như vậy, tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất ta nên làm theo lời khuyên của nhả sản xuất. Hiện nay trên thị trường còn có các loại chảo không dính nhưng lớp chống dính bị làm giả, lớp chống dính này chỉ là 1 lớp sơn chịu nhiệt, do đó trong khi nấu sẽ tạo ra lớp khói chứa phức chất như perfluoisobutylene, acid pfoa, cacbonylchloride, khi hít phải những chất này sẽ gây ra triệu trứng tức ngực, khó thở… Theo TS.Nguyễn Ngọc Hà, trung tâm vật liệu mới, ĐH Bách Khoa TPHCM, không nên dùng nồi chảo bằng nhôm để chứa thực phẩm như muối, nước mắm, giấm…, nên hạn chế dùng nồi nhôm để nấu thức ăn mặn, vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người, nhất là loại nồi nhôm sản xuất từ nguồn nhôm phế liệu, xử lí không hết tạp chất, các nhà chuyên môn còn cho biết thêm, bản thân nhôm dễ bị tác động trong môi trường từ các chất ăn mòn, ví dụ như trong môi trường acid, môi trường kiềm, bề mặt sản phẩm nhôm sẽ bị rỗ, phóng thích ion vào trong cơ thể người làm cho người sử dụng bị giảm trí nhớ. Bếp đun: Hiện nay có tới hơn 1/3 dân số thế giới đang sử dụng loại bếp đun sinh khói (củi, than…) để nấu ăn hàng ngày. Theo thống kê, khói bếp là thủ phạm đứng hang thứ 4 trong việc làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở các nuớc đang phát triển. Trong khói bếp có rất nhiều chất độc hại đối vói hệ miễn dịch và hệ thống hô hấp trên như: cacbon monoxit, hydrocacbon, oxit nitơ, formaldehit, benzene…Vì thế những người thường xuyên hít phải khói bếp có nguy cơ mắc 5 bệnh viêm đường hố hấp cao gấp 2-3 lần so với những người sống trong môi truờng không khí trong lành, nhất là trẻ em. Riêng phụ nữ, sự chênh lệch này là 4 lần. Ngoài ra khói bếp cũng là thủ phạm gây ra các bệnh hen, lao, đục thuỷ tinh thể và sinh con nhẹ cân. Đồ dùng bằng xứ: Các mặt hàng chén, dĩa, ly, tách hiện nay rất được mọi người ưa chuộng do giá bán ngày càng rẻ, mẫu mã phong phú, màu sắc sặc sở, bắt mắt người tiêu dùng, nhưng ít ai biết, đi kèm với việc giảm giá thành sản phẩm, một số nhà sản xuất đã sử dụng các loại chất phụ gia rẻ tiền để sản xuất, kể cả việc sử dụng chì với nồng độ cao, sản phẩm có hoa văn, màu sắc càng đẹp thì lượng chì được sử dụng càng nhiều vì các hoa văn này phần lớn được dán đề can hoặc vẽ trên men, được nung ở nhiệt độ thấp (sử dụng phụ gia) mục đích là giữ được màu sắc đẹp, tuy nhiên ở nhiệt độ thấp không thể loại được hết độc tố chì, lượng chì còn lại sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đồ dùng bằng nhựa: Trong sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng như chén, dĩa, thau, chậu… người ta thường thêm vào nhựa các chất phụ gia như chất gia cường, chất chịu thời tiết, chống oxy hóa, bột màu và các chất độn khác… Nếu sử dụng đúng chủng loại nhựa, pha chế các chất phụ gia thích hợp, liều lượng đúng, sản phẩm sẽ không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên trong thực tế không ít nhà sản xuất đã sử dụng nhựa rẻ tiền, tỷ lệ phụ gia không phù hợp, khiến sản phẩm có độc tố cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên sử dụng sản phẩm làm bằng lọai nhựa PS, PP, PE để chứa thực phẩm, còn các loại nhựa khác đều không tốt. Chẳng hạn nhựa PVC khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy, sinh ra HCL (một acid mạnh gây độc), nhựa PMMA thường chứa monomer, một chất có thể gây ung thư. Phần lớn các chất phụ gia trong đồ dùng nhựa đều chứa kim loại nặng (các độc tố này hòa tan trong dầu mở), trong môi trường mặn, chua, dầu mỡ sẽ dễ ăn mòn bề mặt sản phẩm, làm các kim loại nặng đi vào trong thức ăn. Ngoài 6 ra, với cấu tạo mạch vòng Polimer, nhựa dể bị lão hóa và đứt mạch khi gặp nhiệt độ cao, tạo ra kẽ nứt cho chất bẩn bám vào. Cũng không nên dùng loại hộp, tô bằng nhựa xốp để chứa thực phẩm nóng hoặc chất béo, vì khi đó, hàm lượng monostyrene trong loại nhựa này sẽ được phóng thích với nồng độ cao, gây tổn hại đến gan và các bệnh khác. Melamine là một nhóm nhựa mới không ảnh hưởng tới sức khỏe do có độ kháng nhiệt cao, không bị ăn mòn do dung môi hay dầu mỡ, không trầy xước, không mùi vị và không ảnh hưởng tới mùi vị của thực phẩm, tuy nhiên cũng phải cẩn thận, vì nếu quá trình in hoa văn trên sản phẩm không đảm bảo thì rất có thể độc tố kim loại nặng trong màu sẽ đi vào trong thực phẩm. Đối với lò vi sóng, hiện nay có một loại nhựa được gọi là nhựa chịu nhiệt, có thể đựng thực phẩm nấu trong lò vi sóng, đặc điểm loại nhựa này là không bắt được sóng của lò vi sóng (nên không bị nóng chảy khi nấu), nhưng thực phẩm phía trong lại bắt được loại sóng này, nóng lên, chính nhiệt độ của thức ăn sẽ tác động lên sản phẩm nhựa, làm cấu trúc nhựa thay đổi và hậu quả là chất độc sẽ đi vào thực phẩm. Một chất rất độc hại thường thôi nhễm từ bao bì bằng nhựa vào trong thức ăn là Bisphenol-A (BPA), đây là một chất thuộc nhóm polycarbonate gồm các polymer dẻo nóng và trong suốt, được sử dụng như chất tạo khuôn, BPA thường có chủ yếu trong sơn Epoxy- một loại sơn bảo quản dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp bằng kim loại đựng thực phẩm nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn, nếu gặp nhiệt độ cao, hoặc tiếp xúc với những chất có tính axit, BPA sẽ thôi nhiễm vào trong thực phẩm và có khả năng gây ung thư cho người. Ngoài ra BPA còn có khả năng gây vô sinh cho cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức, về lâu dài có thể gây tổn thương não bộ. 7 Mỹ phẫm: Nhiều chấttrong dầu gội đầu, kem đánh răng, sữa tắm…có khả năng gây ung thư, đục thủy tinh thể ảnh hưởng lên gan, thận, não và gây nhiều tác hại khác. Những chất có thể có trong các loại hóa mỹ phẩm là:  Sodium lauryl sulfate (SLS): Được sử dụng nhiều nhất trong kem đánh răng, kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm, nước súc miệng…với chức năng tẩy rửa và tạo bọt. SLS ảnh hưởng tới thị giác trẻ em, gây bệnh đục thủy tinh thể, rụng tóc, ung thư thận…khiến da bị thô ráp và sần sùi, làm chậm lành vết thương. Trong quá trình sử dụng SLS có thể kết hợp với các chất khác để trở thành nitrosamines, một chất gây ung thư.  Polyethylene glycol (PEG) : Sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da. Chất này gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể.  Propylene glycol (PG): Có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi, kem đánh răng. PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, thận.  Isopropyl alcohol: Được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu.  Triethanolamine (TEA), diethanolamine (DEA) và monoethanolamine (MEA): có trong sữa tắm, dầu khử mùi cơ thể, kem chống nắng, dầu gội đầu. Các chất này dễ được hấp thụ qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.  Triclosan: là một chất tan trong nước và chất béo nên dễ dàng xuyên qua màng tế bào. Một khi đã xâm nhập vào màng tế bào, triclosan làm nhiễm độc một loại enzym đặc biệt của vi khuẩn và nấm mốc mà chúng cần có mới sống được, enzym này có tên gọi là enoyl-acyl carrier- protein reductase làm cho vi khuẩn không sản xuất được các axit béo cần thiết cho xây dựng tế bào và các chức năng khác. Con người không có loại enzym này nên không có hại gì. Điều này giải thích được tính sát khuẩn của triclosan.  Tuy nhiên, theo một phát hiện mới đây về triclosan, khi triclosan kết hợp với clo trong nước máy tạo thành khí độc chloroform, công thức cấu 8 tạo là CHCL 3 , một chất gây hại cho gan, thân và có khả năng gây ung thư. Khi tay chân có vết trầy xước, hay vùng miệng không hoàn toàn khoẻ mạnh thì đừng dùng các chất tẩy rữa hay kem đánh răng có chứa triclosan nếu nước máy được xử lý bằng clo, vì khí chloroform có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết xây xát, hoặc đuợc nuốt vào bụng, nhất là đối với trẻ em. Còn đối với nước mưa, nước giếng thì có thể có thể dùng bình thường. Nguy cơ nhiễm độc chì, thuỷ ngân, amiang, hơi formaldeht trong nhà: Chì và Thuỷ Ngân là 2 kim loại nặng nằm trong danh sách các chất độc cực mạnh, rất nguy hiễm đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nó là một nguy cơ tiềm ẩn mà chúng ta không thể nhận ra. Chúng ta có thể nhiễm độc chì và thủy ngân từ: các vấy hoặc bụi sơn từ tường, cửa và các vật dụng trong gia đình mà được sơn từ các loại sơn có chứa chì và thuỷ ngân, nước nhiễm chì từ hệ thống ống dẫn nước, từ các đồ dung bằng pha lê, thuỷ tinh màu, đồ gốm, chén dĩa và dụng cụ dựng thức ăn có lớp phủ làm bằng nguyên liệu có lẫn chì, các loại pin, máy quay phim, đồ chơi, đài radio, máy tính, nhiệt kế, các loại đèn thuỷ ngân và kể cả mỹ phẩm. Có nhiều sản phẩm sơn, đặc biệt là loại sơn dành cho gỗ, bê-tông, kim loại, khung cửa đều có hàm lượng thuỷ ngân và chì rất cao. Đối tượng dể bị nhiễm độc nhất chính là trẻ em nếu hít phải bụi sơn, đút tay hoặc nhặt bất cứ thứ gì có dính bụi sơn nói trên cho vào miệng mà chúng ta không thể kiểm soát được. Nhiễm độc chì và thuỷ ngân gây tác hại nghiêm trọng hơn ở trẻ em vì hệ thần kinh của trẻ em nhạy cảm hơn. Chúng gây ảnh hưởng tới não, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ nhỏ. Amiang là một chất khoáng thiên nhiên có một số đặc tính tốt như nhẹ, cách nhiệt tốt, cách âm tốt, hầu như không dẫn điện, có cấu tạo dạng thớ và phiến nên dễ chế tạo thành bột, sợi, tấm. Trong nhà, amiang được sử dụng rộng rãi trong một số loại vật liệu như tấm lợp fibro ximang, các thiết bị nhiệt, vật 9 liệu, áo quần bảo hộ lao động, vật liệu ma sát, các tấm cách nhiệt trong nhà. Sợi khoáng amiang gây độc gen và sinh ra biến dị, thông qua đường hô hấp , các sợi amiang thâm nhập vào phổi. Khi tiếp xúc với các tế bào macrophage ở túi hơi trong phổi sẽ sinh ra những mẩu oxygen phản ứng khác nhau (ROS) như hydrogen peroxide, hydroxyl. Tác hại của việc hít amiang như bệnh xơ phổi, bệnh bụi phổi được biết từ đầu thế kỉ 20 và đặc tính gây ung thư được cảnh báo từ năm 1950. Bệnh ung thư do amiang gay ra chủ yếu là ung thư phổi và màng phổi. Theo các chuyên gia Y tế, việc tiếp xúc với amiang sẽ tăng gấp đôi nguy cơ ung thư phổi. Một độc tố khác cũng tồn tại trong nhà với hàm lượng cao là formaldehit, chúng có trong các loại gổ ép, ván sàn, keo dán thảm, giấy màu, nước gội đầu, chất bảo quản quần áo, khói thuốc lá…Nó cũng tồn tại ở những nơi khác mà bạn không thể ngờ như mùi xe mới, formaldehit bay ra từ các chi tiết cấu tạo hay trang trí bằng nhựa trong xe. Đây là một loại chất dễ cháy, không màu, dễ bay hơi ở nhiệt độ môi trường bình thường. Formandehit được xem là carcinogen động vật làm tăng tỷ lệ ung thư xoang mũi, có thể gây ung thư máu, não, đại tràng trên người. Những người tiếp xúc với formaldehit thường xuyên có biểu hiện ung thư đường hô hấp, đặc biệt là ung thư mũi, họng, phổi. Thuốc BVTV: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng (thuốc xịt muỗi, kiến gián, thuốc diệt chuột) đến cơ thể người phụ thuộc vào liều lượng, đường tiếp xúc, khả năng hấp thụ…Nhưng trong nhà, con đường xâm nhập chủ yếu của các loại thuốc này chủ yếu là qua đường hô hấp, qua da, qua mắt, nguy hiểm hơn là do ăn uống nhầm. Trong cơ thể những chất này dễ tan trong mở, nhưng lại khó chuyển hoá, và được tích luỹ ở các mô mở như hợp chất clo hữu cơ, DDT. Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng hoặc khi đói, mở dự trử được huy động vào máu, làm cho nồng độc chất độc trong máu tăng cao, gây nhiễm độc mãn tính. Tác hại đối với sức khoẻ của những hoá chất trên là rất lớn: theo nghiên cứu thì 10 [...]... độc sắn Do đó, muốn hạn chế được hiện tượng ngộ độc khi sử dụng măng cần phải luộc măng và bỏ nước luộc Chất độc từ Cóc: Trong các loài cóc, loài Dendrobates là loài có chứa chất độcđộc tính mạnh nhất Dân Nam Mỹ thường sử dụng chất độc này tẩm vào mũi tên dùng trong săn bắn Chất độc của cóc gồm các chất: Bufogin, bufidin, hyfonin, bufotalin, bufotenin, bufotoxin, phrinin, phrinolyzin Các chất độc. .. gần giống cấu tạo chất trợ tim Các chất độc của cóc tập trung ở tuyến sau 2 mắt và 2 loại tuyến trên da cóc Đó là tuyến lưng và tuyến bụng Ngoài ra chất độc của cóc còn tìm thấy trong gan cóc, phủ tạng khác của cóc, trong buồng trứng của cóc cái Thịt cóc thường không độc, tuy nhiên trong chế biến món ăn, vô tình làm chất độc dính vào thịt, người ăn vào sẽ bị ngộ độc Độc tố cá nóc: Độc tố cá nóc có tên... nhiên, chất độc ở gan và ở buồng trứng có độc tính cao hơn nhiều độc tính của chất độc trong da và máu 16 Độc tố cá nóc có tính bền vững rất cao, trong dung dịch HCL 0.2-0.5% trong 8 giờ mới bị phân huỷ Nếu đun sôi 100 0 C mất 6 giờ mới giảm một nữa Ở 2000 C mất 10 phút độc tố mới khử hoàn toàn Như vậy, nếu chỉ đun nấu thong thường thì vẫn có thể bị ngộ độc do độc tố chưa bị phá huỷ hết Liều ngộ độc 1-4... loại độc tố thần kinh Bình thường độc tố cá nóc tồn tại ở dạng tiền độc tố (tetrodomin) không độc Nếu làm dập, va đập hoặc để ươn, chất tetrodomin sẽ biến thành tetrodotoxin gây độc Độc tố thường tập trung ở gan, thận, ruột, cơ quan sinh sản, mắt, mang, máu, da Trong buồng trứng thấy có tetrodomin, axit tetrodomic, tetrodotoxin Trong gan có hepatoxin Trong da và trong máu cũng tìm thấy các loại chất độc. .. da, có khả năng gây ung thư Hoá chất PCBs và DEHP: PBCs thuộc nhóm chất độc hại gồm có 209 hợp chất hoá học chứa từ 110 nguyên tử Clo, PBCs còn có tên thương mại là Arodor, được sử dụng rộng rãi trong dung dịch làm lạnh, chất cách điện, chất làm dẻo trong nhựa, sơn và cao su, chất nhuộm màu, dầu bôi trơn…Tác động độc hại của PBCs là gây cảm ứng men gan, độc miễn dịch, độc thần kinh, giảm khả năng sinh... hoá Khí độc từ nền nhà: Radon là một chất khí không màu, không mùi, tồn tại nhiều trong sỏi đá, có hại cho sức khoẻ Nó có thể làm tổn hại tới phổi, từ đó dẫn tới ung thư phổi Khí radon có trong nhà thường xuất phát từ chất phóng xạ radium nằm trong lòng đất Radon len lõi qua các khe hở của nền móng nhà, do đó múc độ radon trong nhà tuỳ thuộc vào đất ở khu vực đó và tình trạng nền móng của khu nhà Bụi... phẩm Hoa Hỳ, mức chấp nhận của hoá chất này trong thực phẩm là 0.1% và nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/kg trọng lượng cơ thể Trong quy trình sản xuất ra sodium benzoate một phế phẩm độc hại là phenol luôn luôn hiện diện trong thành phần Do đó trong quá trình đưa vào trong công nghệ thực phẩm cần phải khử phenol, nếu không sẻ rất nguy hiểm, hoá chất này ảnh hưởng tới hệ thần kinh,... cơm…Nạn nhân khi bị ngộ độc thường có triệu chứng là nôn cộng với tiêu chảy Ngộ độc thực phẩm do Clostridium botulinum: vi khuẩn này có khả năng sinh ra độc tố mạnh gấp 7 lần độc tố uốn ván, chịu được men tiêu hoá và môi trường axit ở dạ dày Vi khuẩn này thường sống trong đất, trong ruột các động vật nuôi trong nhà, môi trường nước bị ô nhiễm Do đó, thực phẩm dễ bị nhiễm trong quá trình sản xuất, bảo quản,... hoạt Do trong nước có tồn tại một số chất hữu cơ nên sự khử trùng bằng clo sẽ tạo điều kiện cho clo tác dụng với những chất hữu cơ này tạo ra các chất nguy hiễm gây ung thư, trong đó có Cloroacetonitrite tích tụ ở đường tiêu hoá và giáp trạng gây ung thư 2.3 Độc chất phát sinh trong nhà do những nguyên nhân khác: Khói thuốc: Hàng năm, thuốc lá thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới Trong khói... phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ Các chất này sẽ gây nên sự thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy Các chất gây ung thu: trong khói thuốc lá có trên 40 chất gây ung thư, trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyren có tính chất gây ung thu Các chất này tác . thể. 1 Chất độc từ thực phẩm: Chất độc từ thực phẩm được chia thành 2 loại: Độc bản chất và độc không bản chất. Thực phẩm độc bản chất là những loại mà bản thân của chúng đã có sẳn chất độc như:. tetrodotoxin. Trong gan có hepatoxin. Trong da và trong máu cũng tìm thấy các loại chất độc trên. Tuy nhiên, chất độc ở gan và ở buồng trứng có độc tính cao hơn nhiều độc tính của chất độc trong da. Dendrobates là loài có chứa chất độc có độc tính mạnh nhất. Dân Nam Mỹ thường sử dụng chất độc này tẩm vào mũi tên dùng trong săn bắn. Chất độc của cóc gồm các chất: Bufogin, bufidin, hyfonin,

Ngày đăng: 18/06/2014, 07:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phân bố lượng axit cyanhydric trong củ sắn - giáo trình Chất độc trong nhà
Bảng 1 Phân bố lượng axit cyanhydric trong củ sắn (Trang 15)
Bảng 3:  Tên loại nấm và độc tố của chúng trên thưc phẩm. - giáo trình Chất độc trong nhà
Bảng 3 Tên loại nấm và độc tố của chúng trên thưc phẩm (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w