Độc chất phát sinh trong nhà do những nguyên nhân khác:

Một phần của tài liệu giáo trình Chất độc trong nhà (Trang 35 - 39)

Khói thuốc:

Hàng năm, thuốc lá. thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Trong khói thuốc chứa trên 4000 thành phần khác nhau, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ bao gồm chất gây nghiện và chất gây độc được chia thành 4 nhóm chính:

Nicotine: nicotine là chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc đưa vào đưa vào cơ thể trung bình 1-2mg nicotine mỗi điếu thuốc. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện nicotin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên cấu trúc não.

CO: khí monoxit cacbon, là khí có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobin với ái lực mạnh hơn nhiều lần so với oxy, với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobin khử có thể tới 7-8%. Sự tăng oxy khử sẽ làm giảm lượng oxy chuyển tới các cơ quan, góp phần hình thành các mãng xơ vữa động mạch

Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất này sẽ gây nên sự thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy.

Các chất gây ung thu: trong khói thuốc lá có trên 40 chất gây ung thư, trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyren có tính chất gây ung thu. Các chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, phá huỹ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

Khí độc từ nền nhà:

Radon là một chất khí không màu, không mùi, tồn tại nhiều trong sỏi đá, có hại cho sức khoẻ. Nó có thể làm tổn hại tới phổi, từ đó dẫn tới ung thư phổi. Khí radon có trong nhà thường xuất phát từ chất phóng xạ radium nằm trong lòng đất. Radon len lõi qua các khe hở của nền móng nhà, do đó múc độ radon trong nhà tuỳ thuộc vào đất ở khu vực đó và tình trạng nền móng của khu nhà.

Bụi phấn hoa, lông súc vật:

Những hạt phấn hoa thường là thủ phạm gây ra phản ứng dây truyền trong viêm mũi dị ứng. Do phấn hoa được phát tán vào không khí một cách tự do, khi người ta hít vào, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là Histamine. Hoá chất này gây ra những triệu chứng của dị ứng như: chảy nước mũi, ngứa lỗ mũi và miệng, nghẹt mũi khiến phải thở bằng miệng, hắt xì hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, mí mắt sưng húp. Nhiều người ho khan, khò khè trong phổi, nhất là vào ban đêm. Trường hợp nặng đưa tới viêm xoang mũi, viêm tai trong, mệt mỏi

nhưng cản trở sinh hoạt hàng ngày. Cơn dị ứng có thể xảy ra tới nữa giờ và nhiều lần trong ngày.

Lông chó mèo khi bám vào cơ thể cũng gây ra dị ứng với các triệu chứng như xuất hiện các mụn nước li ti, rịn nước, đóng mài trên một nền da đỏ sau đó xuất hiện các vết cào xước và các vết nứt. Thương tổn thường xuất hiện trên mặt, ở da đầu và rất ngứa. Ngoài lông chó mèo, chất len trong quần áo, tấm thảm, chăn, tấm trãi chỗ ngồi, các loại vải nilon, vải acrylic, cũng là nguyên nhân gây dị ứng trong nhà.

Khí thải và bụi do môi trường bên ngoài khuyết tán vào trong nhà:

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thong phát thải vào không khí một lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2 ,hydrocacbon, NO2, SO2 , chì, các dạng bụi khác nhau. Những chất này một phần nào đó sẽ đi vào trong nhà và gây ra những tác hại không kém gì so với khi chúng ta đi ngoài đường.

CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của nhiên liệu, xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung CO cao ở khu vực độ thị. CO có ái lực mạnh gấp 200 lần so với oxy, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể CO sẽ liên kết với hemoglobin trong mau, cản trở việc tiếp nhận oxy gây ngạt thở. Vì vậy mà CO rất nguy hại đối với phụ nữ mang thai và người mắc bệnh tim mạch. Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ có các triệu chứng sau: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn thị giác. Trong nhiễm độc cấp tính nặng sẽ kèm theo tình trạng thiếu oxy trong máu, hệ thần kinh và tim mạch sẽ bị tổn thương, rối loạn hô hấp, liệt hô hấp, dẫn tới tử vong.

CO2 là một chất gây ngạt, bình thường tỷ lệ CO2 trong không khí từ 0.3- 0.4%. Ở nồng độ khoảng 5%, nó gây trở ngại đường hô hấp, 15% thì người ta không thể làm việc được và ở nồng độ từ 30-60 % sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Hợp chất hydrocacbon: có thể được thải trực tiếp từ khói thải xe cộ, cũng có thể thoát ra theo con đường bay hơi từ cacte (lượng này tuy thấp nhưng lại chứa các hydrocacbon cấu tạo phức tạp, có khả năng gây ung thư cho

người). Các hydrocacbon cũng là những chất gây rối loạn hô hấp, ngay ở nồng độ thấp chúng cũng làm sưng tấy màng phổi, làm thu hẹp cuống phổi, làm viêm mắt, viêm mũi. Hít phải hydrocacbon ở nồng độ 40 mg/l không khí dẫn đến tức ngực chóng mặt, rối loạn giác quan, gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra chúng cũng được coi là nguyên nhân gây ung thư phổi, họng và đường hô hấp.

Các chất nitơ oxit (NOx): ở khu đô thị giao thông thải ra khoảng 50% lượng NOx trong không khí. NOx kết hợp với hemoglobin (Hp) tạo thành Methemoglobin, làm cho Hp không vận chuyển được oxy, gây ngạt cho cơ thể. Sau một thời gian có thể dẫn tới phù phổi cấp, tím tái, co giật, hôn mê. Khi tiếp xúc với NOx ở nồng độ thấp (nhiễm độc mãn tính) có các biểu hiện sau: kích ứng mắt, rối loạn tiêu hoá, viêm phế quản, tổn thương răng.

SO2 :là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại đến sức khoẻ người dân khu vực đô thị. SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường hố hấp trên. Ở nồng độ rất cao, SO2 gây viêm kết mạc, bỏng, đục giác mạc. Ngoài ra nó còn gây nguy hại cho cơ quan tạo máu (tuỷ, lách), gây nhiễm độc da, rối loạn chuyển hoá Protein-đường, gây thiếu Vitamin B và C.

Chì và các dạng hạt: Chì là một trong những tác nhân gây ô nhiễm quan trọng nhất, chì thường có trong khí thải động cơ xăng vì người ta thường pha chì vao xăng để chống kích nổ. Hơi chì theo khí thải phân tán vào không khí, rất có hại cho sức khoẻ của con người. Chì xâm nhập vào đường hô hấp, đường da. Độc tính của chì ở nồng độ cao đã được biết từ lâu, nhưng tác động của chì ở nồng độ thấp mới được đánh giá đầy đủ trong những năm gần đây. Do đó mức độ chì có thể được chấp nhận ngày càng trở nên thấp. Nhiễm độc chì gây ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, khả năng tiếp thu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Xe chạy bằng nhiên liệu diezen không thải ra chì, nhưng lại thải ra các hạt lơ lững trong không khí. Các hạt đó kết hợp với SOx gây ra các bệnh như khí thũng, viêm cuống phổi, hen suyễn. Có một số hạt có khả năng gây ung thư phổi.

Bụi: khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn lốp xe tạo ra bụi

kẽm, đồng, niken, crom, sắt. Ngoài ra quá trình đốt cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Bên cạnh nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, bụi cát có sẳn trên đường. Các loại bụi này thường bị cuốn heo lốp xe khi chạy, khuyết tán vào không khí. Bụi xâm nhập qua cơ thể chủ yếu qua đường hố hấp. Các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10 micromet sẽ xâm nhập vào đường hô hấp trên, sau đó đi xuống đường hô hấp dưới. Phần lớn các hạt bụi từ 5-10 micromet lưu lại ở đường hô hấp trên và khi tới phổi sẽ lắng đọng lại do tác dụng của trọng lực. Nguy hiểm nhất là các hạt bụi có đường kính 5 micromet còn gọi là bụi hô hấp, đọng lại hầu hết ở phế nang. Một số hạt được làm sạch bằng màng nhầy, một số hạt lọt vào máu, một số nữa trở thành dị vật trong phổi. Bụi kích thích cơ học gây khó khăn cho các hoạt động của phổi. Chúng có thể gây các bệnh đường hố hấp, bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh viêm cơ phổi, trước hết là các dạng bệnh bụi phổi.

Một phần của tài liệu giáo trình Chất độc trong nhà (Trang 35 - 39)