BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG:

Một phần của tài liệu giáo trình Chất độc trong nhà (Trang 39 - 40)

HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG:

Hầu hết người tiêu dùng không có ý thức rõ rệt về những sản phẩm có chứa những độc tố nguy hiểm mà họ đang sử dụng trong gia đình. Củng chính vì vậy khi mua hàng về sử dụng, hầu như chúng ta chưa có ý thức về tính độc hại của của món hàng mình cần mua. Do đó cần phải:

Đọc nhãn sản phẩm cẩn thận để tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng và những sự nguy hiểm của sản phẩm mà ta mua nó. Nếu nhãn hiệu trình bày không rõ ràng, hãy hỏi người bán hoặc nhà sản xuất. Thông thường những sản phẩm mà không mang bất kỳ tín hiệu nguy hiểm nào thì được xem xét là một mặt hàng ít nguy hiểm nhất. Một sản phẩm là nguy hiểm khi nó chứa đựng một hoặc hơn các thuộc tính như: dễ cháy, dễ nổ/phản ứng, chất ăn mòn, độc, phóng xạ....

Chỉ mua những thứ mà chúng ta thực sự thấy cần: nếu chúng ta cần mua những sản phẩm nguy hiểm, chỉ nên mua vừa đủ dùng, bằng cách này chúng ta sẽ không phải lo lắng về những nguy cơ mà những sản phẩm thừa gây ra.

Nhà cửa, môi trường làm việc phải thông thoáng: phần lớn nhãn các sản phẩm đều có đề “sử dụng ở nơi thông thoáng thích hợp”, điều này sẽ giảm tối đa ảnh hưởng có hại của hóa chất thiết bị đối với người và đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng.

Cất giữ hóa chất thiết bị an toàn: Khi không còn sử dụng hóa chất thiết bị nguy hiểm nữa, hảy cất chúng vào một nơi riêng (nhà kho), bảo đảm tránh xa tầm tay trẻ em, vật nuôi và môi trường bên trong nhà. Cẩn thận đề phòng các sản phẩm dễ cháy, lưu trữ chúng ở nơi cách xa nguồn nhiệt, điện. Những sản phẩm dễ cháy cao như dầu, xăng cần phải được giữ trong một nơi riêng biệt nếu có thể.

Để quản lý hóa chất thiết bị trong nhà nhằm hạn chế ảnh hưởng, nên giảm thiểu sử dụng hóa chất thiết bị độc hại bằng cách mua các sản phẩm thay thế an toàn với sức khẻo.

Những việc nên làm khi sử dụng hóa chất thiết bị trong gia đình:  Để hóa chất thiết bị xa lửa và nước.

 Để nguyên trong vỏ đựng như khi mua về với đầy đủ nhãn mác.  Hóa chất thiết bị có tính nguy hiểm cao cần để riêng và khóa cẩn

thận.

 Phải có độ thông thoáng thích hợp khi sử dụng và lưu trữ hóa chất thiết bị.

 Hóa chất thiết bị đã qua sử dụng , khi thải bỏ phải tuân thủ nguyên tắc an toàn .

 Dùng danh mục sản phẩm nguy hại trong gia đình để xác định các chất nguy hại.

 Mua và sử dụng các chất thay thế an toàn và ít có hại hơn.  Cân nhắc khía cạnh sức khỏe và môi trường khi mua.

 Giáo dục cho mọi người về sự nguy hiểm của chất độc hại.

Một phần của tài liệu giáo trình Chất độc trong nhà (Trang 39 - 40)