Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môitrường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫnđến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và n
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em tên là : Lê Thị Mỹ Trang hiện em là sinh viên của lớp 10HMT1, em xin camđoan nội dung của đồ án tốt nghiệp do chính em thực hiện, không sao chép của ngườikhác,các số liệu trong bài đồ án được em lấy từ tài liệu do công ty dệt may Gia ĐịnhPhong Phú cung cấp
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình
SV: Lê Thị Mỹ Trang
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian được Khoa Môi Trường và Công nghệ Sinh học và Trường ĐH
Kỹ thuật Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy
cô trong khoa đã chỉ bảo em tận tình những kiến thức chuyên môn bổ ích và thật cầnthiết cho quá trình làm việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Vu Lan đã chỉ dạy em nhiều kiến thức khoahọc trong quá trình học tập, cung cấp cho em những tài liệu hay và bổ ích cho quá trìnhlàm luận văn,phát hiện những nội dung chưa đạt,những nội dung cần thêm vào để đồ
án đầy đủ hơn
Xin cảm ơn tất cả các Anh Chị khóa trước, bạn trong lớp đã ủng hộ, động viên vàgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mỹ Trang Lớp: 10HMT1
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Đối tượng, mục đích nghiên cứu 9
3 Phạm vi nghiên cứu: 9
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Nội dung nghiên cứu 12
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY GIA ĐỊNH PHONG PHÚ 14
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định - Phong Phú 14
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty 16
1.2.1 Công ty có cơ cấu tổ chức Bộ máy gồm 16
1.2.2Sơ đồ cơ cấu chức tổ chức quản lý Công ty 17
1.3 Các xí nghiệp trực thuộc 18
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp Dệt 18
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp Nhuộm 18
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp may 19
2.4 Giới thiệu quy trình sản xuất tại nhà máy 21
2.4.1 Quy trình sản xuất của công ty 21
1.4.2 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ 22
1.5 Các vấn đề môi trường phát sinh của công ty 24
1.5.1 Môi trường nước 25
1.5.2 Môi trường không khí 27
1.5.3 Môi trường đất 28
1.6 Công tác môi trường ở công ty 29
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 31
2.1 Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra môi trường lao động 31
2.1.1Mục tiêu 31
2.1.2Cơ sở pháp lý 31
2.1.3Hiện trạng về việc thực hiện kiểm tra môi trường lao động 31
2.2 Cơ sở pháp lý của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) 33
2.2.1Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động 33
2.2.2Nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ 34
2.3 Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ luật lao động 38
2.3.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng chương IX Bộ Luật Lao Động và Nghị định 06/ CP 38
2.3.2 An toàn lao động, vệ sinh lao động 38
2.3.3 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 39
2.4 Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ và kĩ thuật an toàn 39
Trang 42.4.1 Nhóm các tiêu chuẩn cơ bản 39
2.4.2 Nhóm các tiêu chuẩn yêu cầu chung và định mức các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất 40
2.4.3 Nhóm tiêu chuẩn chung về an toàn đối với thiết bị sản xuất 40
2.4.4 Nhóm tiêu chuẩn yêu cầu chung về an toàn đối với quá trình sản xuất 40
2.4.5 Nhóm các tiêu chuẩn về yêu cầu đối với các loại phương tiện bảo vệ cá nhân 40
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 41
3.1 Hiện trạng môi trường tại công ty 41
3.1.1Kết quả đo kiểm môi trường không khí 41
3.1.2Môi trường nước 47
3.1.3Chất thải rắn (CTR) 48
3.1.4 Một số biểu đồ thể hiện kết quả đo kiểm môi trường tại công ty 51
3.2 Thực trạng bảo hộ lao động tại công ty 56
3.2.1Thực trạng điều kiện lao động 56
3.2.2Tạo động lực tinh thần cho người lao động 57
3.2.3Thực hiện pháp luật lao động 58
3.2.4Thoả ước lao động tập thể 58
3.2.5Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của Công ty 59
3.2.6 Kế hoạch Bảo hộ lao động 60
3.2.7 Ảnh hưỡng của độ rung, tiếng ồn đến người lao động và các phương pháp khắc phục của công ty 61
3.2.7Phòng chống bụi trong sản xuất 63
3.2.8Chiếu sáng trong sản xuất 64
3.2.9An toàn điện 64
3.2.10An toàn hóa chất 65
3.2.13 Phòng cháy, chữa cháy 67
CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 68
4.1 Yêu cầu pháp luật của việc kiểm tra môi trường lao động và bảo hộ lao động 68
4.2.1 Vệ sinh lao động 78
4.2.2Luận chứng về các biện pháp bảo đảm vệ sinh lao động 79
4.3 Phương pháp bảo hộ lao động 79
4.3.1 Cấp cứu tai nạn lao động 79
4.3.2Quản lý sức khoẻ người lao động 80
4.3.3 Quản lý bệnh nghề nghiệp 81
4.3.4 Chi phí y tế 82
4.4 Đề xuất các biện pháp khắc phục 82
4.4.1 Tiêu thụ điện nước 82
Trang 54.4.4Khí thải, hơi dung môi, hơi hóa chất 84
4.4.5Bụi 84
4.4.6Rò rỉ, chảy tran hóa chất 85
4.4.7Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 85
4.4.8Tiếng ồn 85
4.4.9Sự cố cháy nổ 86
CHƯƠNG 5: KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 87
5.1 Kiểm tra , giám sát các yếu tố môi trường 87
5.1.1 Bụi, khí thải, nhiệt độ, tiếng ồn 87
Ở các vị trí giám sát như : khuôn viên công ty, tại phân xưởng sản xuất, ống thải hơi dung môi 87
5.1.2 Nước thải 87
5.1.3 CTNH 87
5.1.4 CTR không nguy hại 87
5.1.5 Sử dụng điện, nước 88
5.1.6 Sử dụng nhiên liệu 88
5.2 Kiểm tra, giám sát việc bảo hộ lao động tại công ty 88
5.2.1 Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 88
5.2.2 Tiếng ồn 88
5.2.3 Sự cố cháy nổ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1 KẾT LUẬN 89
2 KIẾN NGHỊ 89
PHỤ LỤC 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1 : Thiết bị, phương pháp đo và phân tích 9
Bảng 2: Nguồn gốc chất thải và ảnh hưởng của ngành dệt may 22
Bảng 3: Kết quả đo kiểm môi trường không khí 40
Bảng 4: Kết quả kiểm tra hơi khí độc 44
Bảng 5 : Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký điều chỉnh phát sinh trung bình trong 1 tháng tại Công ty 47
Bảng 6: Bảng kế hoạch thực hiện kiểm tra môi trường và BHLĐ của công ty 93
Bảng 7: Thời gian chịu được tối đa 69
Bảng 8: Các thông số cần quan trắc 101
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 15
Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty 20
Hình 3: Mô hình giới hạn giữa an toàn và rủi ro 33
Hình 4 : Sơ đồ phân tích tình trạng và tác động 33
Hình 5: Sơ đồ hệ thống pháp luật BHLĐ 35
Hình 7: Biểu đồ biểu diễn yếu tố nhiệt độ so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 50
Hình 8: Biểu đồ biểu diễn yếu tố độ ẩm so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 51
Hình 9: Biểu đồ biểu diễn yếu tố vận tóc gió so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 51
Hình 10: Biểu đồ biểu diễn ánh sáng so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 52
Hình 11: Biểu đồ biểu diễn cường độ tiếng ồn so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 52
Hình 12: Biễu đồ biễu diễn nồng độ bụi toàn phần so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 53
Hình 13: Biễu đồ biễu diễn nồng độ bụi hô hấp so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 54
Hình 14: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí CO2 so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 54
Hình 15: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí CO so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 54
Hình 16: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí CH3COOH so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 55
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tìnhtrạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của conngười gây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế -
xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Giải quyếtvấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ làđòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệmcủa cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triểnkinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môitrường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫnđến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng.Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trongcác khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn Ô nhiễm môitrường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí.Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp vàlàng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.Trước tình hình trênvấn đề quản lý môi trường đang là vấn đề cấp bách, từ việc xâydựng một hệ thống xứ lý hoàn chỉnh cho đến hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng môitrường.Mọi thứ phải được giám sát theo cơ sở của phát luật
Bên cạnh đó việc bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động,kiểm tra chất lượngmôi trường định kỳ để không làm ảnh hưởng sức khỏe người lao động cũng như ngườidân xung quanh nơi sản xuất
Trang 9Chương 9 trong Bộ luật lao động đã nói rõ về việc bảo vệ sự an toàn sức khỏe chongười lao động,điều 97 Bộ luật lao động có viết : Người sử dụng lao động phải bảođảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệsinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và cácyếu tố có hại khác Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
Tuy vậy, nhưng từ luật đến thực tế là một quá trình phải nghiên cứu để đưa ranhững giải phát tối ưu nhất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệptham gia bảo vệ môi trường, và bảo vệ sức khỏe cho người lao động
Nắm được tình hình trên em xin chọn đề tài : “Khảo sát quy trình sản xuất của công ty dệt may Gia định Phong Phú nhằm đề xuất các phương pháp kiểm tra môi trường lao động và bảo hộ lao động”làm đề tài luận văn cho mình.
2 Đối tượng, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở, điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuấtthực tế của công ty, từ đó đưa ra những phương pháp kiểm tra chất lượng môi trường
và bảo hộ lao động cho công nhân của công ty
Trang 10- Trong quá trình lao động có rất nhiều yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đếnsức khỏe người lao động, nghiên cứu môi trường làm việc của người laođộng và đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động.
- Trong những bộ luật lao động, nghị định 06/CP
4 Phương pháp nghiên cứu
a Khảo sát điều tra:
Khảo sát điều tra hiện trạng môi trường:
- Tìm hiểu dây chuyền sản xuất tại nhà máy, tìm và phát hiện những nguồn thải,những yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường và con người
- Kiểm tra các yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến môi trường,kết quả
đo kiểm môi trường định kỳ tại công ty, việc thực hiện bảo hộ lao động tại công ty
b Nghiên cứu đưa ra giải pháp
Từ thực trạng môi trường và bảo hộ lao động tại công ty ta xem sét ưu nhược điểm
và đưa ra một số phương pháp khắc phục cũng như phương pháp đảm bảo cho việckiểm tra môi trường hiệu quả
Trang 11Bảng 1 : Thiết bị, phương pháp đo và phân tích
Trang 12Máy47mm)SL – 15P
+ Vi khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió)
+ Ánh sáng
+ Tiếng ồn: (ồn chung và ồn phân tích giải tần số)
+ Yếu tố hoá học: hơi khí độc (không nghiêm ngặt) và hơi khí phức tạp(nghiêm ngặt) + Bụi: (bụi toàn phần và hô hấp)
Phương pháp đo và lấy mẫu theo:
- Thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường – nhà xuấtbản Y học năm 2002
- Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc trong sản xuất tập 1, tập 2 – TSHoàng Văn Bính – Hội các phòng thí nghiệm Vinatest, Bộ Y tế, Viện vệ sinh Y tế cộngđồng -Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 1999
5 Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược về công ty dệt may Gia Định Phong Phú
- Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra môi trường và bảo hộ lao động
- Hiện trạng môi trường lao động và bảo hộ lao động
- Đề xuất các phương pháp nhằm hạn chế các vấn đề phát sinh trong môi trườnglao động và bảo hộ lao động
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện kiểm tra môi trường lao động và bảo hộ laođộng tại công ty
Trang 13- Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY GIA ĐỊNH PHONG PHÚ
Phong Phú
Công ty được thành lập vào đầu tháng 1 năm 2008 kết hợp từ sức mạnh tổng thể,tiềm năng và uy tín của 3 Cổ Đông sáng lập là Công ty Cổ phần Dệt May Gia Định,Tổng Công ty Phong Phú, Công ty Dệt Kim Phương Đông
Tổng Công Ty Dệt May Gia Định gồm 13 thành viên, một trong số các Tổng Công
Ty lớn của ngành Dệt May tại Việt Nam với nhiều kinh nghiệm về ngành Dệt May vàthế mạnh về đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khác như bất động sản
Tổng Công Ty Phong Phú, một trong những Doanh Nghiệp hàng đầu của ngành DệtMay Việt Nam với qui trình sản xuất dây chuyền khép kín sản phẩm sợi - chỉ may,khăn bông, sản phẩm may mặc…
Công ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú có vốn điều lệ là 120 tỉ đồng,trong đó Tổng Công Ty Dệt May Gia Định góp 38,3% vốn,Tổng Công Ty Phong Phúgóp 25% vốn ,Công Ty Dệt Km Đông Phương góp 16%, phần còn lại sẽ được huyđộng từ nguồn vốn các Doanh Nghiệp dệt may khác của Trung Ương và Thành Phố.Ngành nghề kinh doanh chính của Công Ty bao gồm sản xuất kinh doanh côngnghiệp sợi, dệt, nhuộm, may; kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu,vật liệu,máymóc thiết bị ngành sợi, dệt, nhuộm may và kinh doanh trên một số lĩnh vực khác theogiây phép kinh doanh
Với việc thừa kế nguồn lực, nguồn vốn và trình độ chuyên môn của các Công Ty
Cổ Đông sáng lập,Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định –Phong Phú sẽ xây dựng một
mô hình Công Ty mới tinh gọn về cơ cấu tổ chức, nhân sự; quản lý linh hoạt hơn tronglĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may đầy cạnh tranh bằng quy trình sản xuất khép kín từ khâusản xuất đến khâu kinh doanh của sự liên kết các Công Ty Cổ Đông sáng lập
Trang 15Như vậy, với những nền tảng, lợi thế có được và những chiến lược cụ thể của Công
ty cùng với sự pht triển ngày càng lớn mạnh của lĩnh vực Dệt May Việt Nam hiện nay,Công ty Cổ Phần Dệt May Gia Định –Phong Phú sẽ phấn đấu hoàn thành những mụctiêu đặt ra,từng bước đưa hình ảnh và thương hiệu của Công ty hoà nhập vào thị trườngtrong nước cũng như thị trường quốc tế
Công ty Dệt Kim Đông Phương - một trong những Doanh nghiệp sản xuất hàngdệt kim truyền thống có tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong nhiều năm gầnđây
Tên công ty bằng tiếng việt : Công ty Cổ Phần Dệt May Gia Định - Phong Phú.Tên công ty bằng tiếng Anh :Gia Định -Phong Ph Textile & Garment CorporationTên công ty viết tắt : GDP Corp
Địa chỉ giao dịch : 189 Phan Văn Trị, Phường 11,Quận Bình Thạnh,TP.HCM
Chủ tịch HĐQT : Ông Lê Đông Triều
Tổng Giám Đốc : Ông Phan Vương Khắc Hiếu
Ngành nghề kinh doanh :
+ Sản xuất kinh doanh sợi, vải dệt kim: Thun cá sấu (Pique, Diamond Pique) thunsingle jersey, Rib, interlock, mini jacquard (cotton, polyester, T/C, TR, cotton +spandex, T/C + spandex; vải dệt kiếm: vải kate ford trơn và sọc màu, Sợi co dn, vải
Trang 16oxford mono v sọc mu v oxford rib nhuộm sợi màu; nhuộm sợi (cotton, T/C, polyesterspun và filament; nhuộm tấm (cotton, T/C, polyester, hàng may mặc (áo thun poloshirt, T-shirt); dệt cổ trơn và sọc màu, Jacquard, se sợi Two for one
+ Kinh doanh XNK nguyên phụ liệu,vật liệu, may mặc thiết bị ngành sợi,dệt ,nhuộm, may
+ Kinh doanh xăng dầu
Vốn điều lệ : 120.000.000.000 (Một trăm hai mươi tỷ đồng) Công ty Cổ phần DệtMay Gia Định - Phong Phú (GDP Corp.,) được thành lập vào tháng 1 năm 2008, kếthợp từ sức mạnh tổng thể, tiềm năng và uy tín của 3 cổ đông sáng lập là: Tổng Công tyDệt May Gia Định, Tổng Công ty Phong Phú và Công ty Dệt Kim Đơng Phương Cùngvới việc phát huy những lợi thế, GDP Corp, không ngừng phát triển nguồn lực, xâydựng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp, tận tâm, linh hoạt trong cáclĩnh vực hoạt động của công ty
1.2 Cơ cấu tồ chức quản lý công ty
1.2.1 Công ty có cơ cấu tổ chức Bộ máy gồm
Trang 176 Các Xí nghiệp trực thuộc Cơng ty
a Xí nghiệp dệt
b Xí nghiệp nhuộm
c Xí nghiệp may
1.2.2 Sơ đồ cơ cấu chức tổ chức quản lý Cơng ty
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của cơng ty(Trích tài liệu tập huấn của cơng ty dệt may Gia Định Phong Phú)
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
PHÒNG
TCHCQT
PHÒNG TC-KT
PHÒNG KT-SX-ĐT PHÒNG
KD-XNK
Trang 181.3 Các xí nghiệp trực thuộc
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp Dệt
- Là đơn vị trực tiếp sản xuất mặt hàng dệt kiếm, dệt kim, sợi se; có nhiệm vụ thựchiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai sản xuất, điều độ sản xuất theo kế hoạchcủa Công ty và kế hoạch tự bổ sung của xí nghiệp; thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra,đôn đốc kế hoạch sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu về chất lượngcủa từng đơn hàng, mã hàng
- Tổ chức thực hiện việc sữa chửa, bảo trì máy móc, thiết bị theo kế hoạch nhằmđãm bảo thiết bị hoạt động ổn định trong suốt quá trình sản xuất với hao phí phụ tùngthấp nhất
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Cty về bảo vệ môi trường trong quátrình SX Thực hiện việc vận hành đúng quy trình, bảo trì bảo dưởng tốt các hệ thống
xử lý ô nhiểm nhằm bảo đảm các chi tiêu kỹ thuật đã đề ra
- Định kỳ báo cáo công ty hàng tháng, quý, năm về tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất, kế hoạch sửa chửa bảo trì, tình hình lao động, An toàn VSLĐ, PCCN , tình hình
sử dụng và thực hiện định mức về nguyên phụ liệu vật tư, tình hình chất lượng sảnphẩm, tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sảnxuất…và kiến nghị đề xuất (nếu có) để thực hiện tốt nhiệm vụ
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp Nhuộm
- Là đơn vị trực tiếp sản xuất, thực hiện công đoạn nhuộm, hoàn tất, có nhiệm vụthực hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty; thực hiện nhiệm vụ nhuộm và hoàn tấtcác mặt hàng: Vải Dệt kiếm , dệt kim và các loại sợi theo kế hoạch của Công ty vànguồn hàng do đơn vị tự chạy theo đúng yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượngnhuộm hoàn tất sản phẩm của từng đơn hàng, mã hàng
Trang 19- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai sản xuất, điều độ sản xuất, thực hiện theo
kế hoạch của Công ty và kế hoạch tự bổ sung của xí nghiệp; thực hiện tốt nhiệm vụkiểm tra, đôn đốc kế hoạch sản xuất, đảm bảo theo đúng tiến độ và chất lượng của từngđơn hàng, mã hàng
- Tổ chức thực hiện việc sữa chửa, bảo trì máy móc, thiết bị theo kế hoạch nhằmđãm bảo thiết bị hoạt động ổn định trong suốt quá trình sản xuất với hao phí phụ tùngthấp nhất
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Cty về bảo vệ môi trường trong quátrình SX Thực hiện việc vận hành đúng quy trình, bảo trì bảo dưởng tốt các hệ thống
xử lý ô nhiểm nhằm bảo đảm các chi tiêu kỹ thuật đã đề ra
- Định kỳ báo cáo công ty hàng tháng, quý, năm về tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất, kế hoạch sửa chửa bảo trì, tình hình lao động, An toàn VSLĐ, PCCN , tình hình
sử dụng và thực hiện định mức về nguyên phụ liệu vật tư, tình hình chất lượng sảnphẩm, tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
…và kiến nghị đề xuất (nếu có) để thực hiện tốt nhiệm vụ
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp may
- Là đơn vị sản xuất hàng may mặc Thực hiện các đơn hàng theo kế hoạch đượcCông ty giao từ nguồn FOB cho hàng gia công; tìm kiếm thêm các đơn hàng để giacông tự bổ sung thêm cho kế hoạch chính ; kết hợp với Phòng KD - XNK đàm phám
về giá, mẫu mã, kỹ thuật may, định mức, hợp đồng và lịch xuất hàng
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai sản xuất, điều độ sản xuất theo kế hoạchhoặc theo hợp đồng với khách hàng; chuẩn bị tài liệu kỷ thuật, định mức vật tư, cungứng vật tư, phụ liệu đơn hàng may đến việc triển khai kế hoạch sản xuất, đến côngđọan hoàn tất giao hàng
- Lập kế hoạch may của xí nghiệp, phân bố đến từng chuyền, tổ sản xuất hàng tháng,quý, năm; quản lý các thiết bị sản xuất, có kế hoạch điều tiết theo nhu cầu của từng đơn
Trang 20hàng,mã hàng; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,đôn đốc kế hoạch sản xuất đảm bảo theođúng tiến độ và chất lượng của từng đơn hàng, mã hàng.
- Tổ chức thực hiện việc sửa chữa bảo trì máy móc, thiết bị theo kế hoạch nhằm đãmbảo thiết bị hoạt động ổn định trong suốt quá trình sản xuất với hao phí phụ tùng thấpnhất
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Cty về bảo vệ môi trường trong quátrình SX Thực hiện việc vận hành đúng quy trình, bảo trì bảo dưởng tốt các hệ thống
xử lý ô nhiểm nhằm bảo đảm các chi tiêu kỹ thuật đã đề ra
Định kỳ báo cáo công ty hàng tháng, quý, năm về tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất, kế hoạch sửa chửa bảo trì, tình hình lao động, An toàn VSLĐ, PCCN , tình hình
sử dụng và thực hiện định mức về nguyên phụ liệu vật tư, tình hình chất lượng sảnphẩm, tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất
…và kiến nghị đề xuất (nếu có) để thực hiện tốt nhiệm vụ
Trang 212 Giới thiệu quy trình sản xuất tại nhà máy
2.4.1 Quy trình sản xuất của công ty
Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty
Bụi sợi vải (CTR)Bụi sợi vải (CTR)
Xừ lý trước khi nhuộm
Acid citric, thuốc nhuộm
COD,pH, SS, nhiệt, màu…
Chất giặt
Hồ cứng – hồ mềm
Nguyên liệu
Chải/ kéo sợi
Xe sợiCuốn/ căngDệt (vải thô)Tẩy trắngTrung hòaNhuộmGiặt /xảLàm khô/ hoàn tất
Vải thành phẩmCắt may
Sản phẩm cuối
Năng lượng điên
Năng lượng điện
Bụi thôBụi thôNước thải
Nước thảiNước thảiNước thải
Bụi
Trang 22(Trích tài liệu tập huấn của công ty dệt may Gia Định Phong Phú)
1.4.2 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ
Các loại sản phẩm dệt mộc (vải dệt kim dệt thoi dệt chỉ…) còn chứa nhiều tạp chất,
hồ, dầu mỡ… Vì vậy tất cả các sản phẩm dệt mộc đều khô cứng khó thấm các dungdịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặc khác lại chưa có độ trắng cần thiếtcho nên người ta cần xử lý vải trước khi nhuộm Mục đích củ công nghệ tiền xử lý làlàm sạch các tạp chất để tăng khả năng nhuộm màu, đảm bảo sản phẩm nhuộm đềumàu sâu màu và màu được tươi
Vải sau khi dệt được chuyển qua bộ phận mộc để nối các đầu cây lại với nhau, phântheo cùng loại cùng khổ Sau đó vải được đưa vào mấy Boiloff, đó là máy dùng để giủ
hồ, sở dĩ ta phải giũ hồ vì trong vải mộc có chứa nhiều tạp chất hồ như hồ tinh bột, chấtlàm mềm, chất bôi trơn…Ưu điểm của phương pháp dùng máy boiloff là khả năng tẩy
hồ khá nhanh, vải từ đầu máy đến khi ra khỏi máy chỉ mất 10-12 phút do đó tiết kiệmđược thời gian Hóa chất dùng trong việc tẩy hồ la NaOH và LFN 40%
Vải sau khi qua máy căng định hình rất cứng và dày nên người ta phải đưa chúngvào giảm trọng, việc giảm trọng được thực hiện trong máy jet , công đoạn này giúp vảimỏng hơn nhẹ hơn và dể bắt màu Vải tiếp tục được đưa vào giai đoạn sau để nhuộm,sau khi giảm trọng vải chưa có màu và độ trắng theo yêu cầu nên nó được đưa đinhuộm màu, màu sắc khá phong phú tùy theo từng loại thuốc nhuộm Đặc biệt nếu vảicung cấp cho học sinh thì vải được nhuộm luôn trong quá trình giảm trọng nhuộm ởđây chúng ta sử dụng chất tăng trắng quang học để tạo cho vải có một độ trắng cầnthiết với những ánh màu theo ý muốn
Trang 23Hồ sợi dọc : Hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính và tạo màng hồ bao quanh
sợi, tăng độ mịn, độ trơn và độ bong của sợi để tiến hanh dệt vải Ngoài ra còn dungcác hồ nhân tạo Polyvinyl alcohol (PVA), Polyacrylat…
ở áp suất cao (2-3 atm) và nhiệt độ cao (120-1300C) Sau đó vải được dệt nhiều lần
Mục đích làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản giữacác mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn dễ thấm nước hơn, sợi bóng hơn tăngkhả năng bắt màu thuốc nhuộm Làm bong vải bông thường bằng dung dịch NaOH cónồng độ từ 280 đến 300g/l, ở nhiệt độ thấp 10-200C Sau đó vải được giặt nhiều lần
Mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn, làm vải có độ trắng đúngyêu cầu chất lượng Chất tẩy thường dung là H2O2 cùng các chất phụ trợ
Mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải Để nhuộm vài người ta thường dùng cácthuốc nhuộm phù hợp cho từng loại vải riêng biệt (phẩm nhuộm phân tán dung cho vải100% polyester, phẩm hoạt tính, trực tiếp cho vải 100% cotton, vải 2 thành phần poly-cotton người ta dung phẩm phân tán nhuộm thành phần polyester sau đó nhuộm thànhphần cotton) và cùng các nhóm hóa chất trợ nhuộm đề tạo sự gắn màu trên vải Phần
Trang 24thuốc còn dư không gắn vào vải, đi vào nước thải phụ thuộc nhiều yếu tố công nghệnhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu, và cả chất lượng của phẩm nhuộm.
Sau quá trình tiền xử lý, in nhuộm vải phải trải qua nhiều khâu xử lý cơ học , chịunhiều tác nhân của hóa chất và chịu xử lý của các điều kiện nhiệt ẩm nên vải thường bịdãn dài, co ngang, mặt vải thong nhẵn phẳng nên chúng chưa đáp ứng được yêu cầusản phẩm Do đó trước khi xuất xưởng vải phải được qua khâu hoàn tất Theo bản chấtcông nghệ người ta chia tất bằng biện pháp cơ học: Dùng tác dụng của thiết bị, cơ cấucủa thiết bị… xử lý bề mặt cơ học như: cào bông, mài, ủi , cán bông, xử lý phòng co những cách xử lý này thong làm thay đổi bản chất của vật liệu mà chỉ thay đổi hìnhdạng bên ngoài và kích thước
Xử lý hoàn tất bằng biện pháp hóa học: xử lý này nhằm thay đổi tính chất của vậtliệu, tao cho sản phẩm có tính chất mới như: chống màu, tăng độ hút ẩm để chống tĩnhđiện và thoáng khí…
Quy trình công nghệ:
Sấy→hoàn tất→comfit→in biên
1.5 Các vấn đề môi trường phát sinh của công ty
Bảng 2: Ngu n g c ch t th i và nh h ồn gốc chất thải và ảnh hưởng của ngành dệt may ốc chất thải và ảnh hưởng của ngành dệt may ất thải và ảnh hưởng của ngành dệt may ải và ảnh hưởng của ngành dệt may ải và ảnh hưởng của ngành dệt may ưởng của ngành dệt may ng c a ngành d t may ủa ngành dệt may ệt may
STT Nguồn gốc Chất thải chính Tác động môi trường cần lưu ý
1 Hoạt động của máy
sợi
Tiếng ồnBụi
Ô nhiễm môi trường không khíkhu vực sản xuất và sức khỏengười lao động
2 Hoạt động của máy
nhiệt (lò hơi, lò
dầu )
BụiTiếng ồnNước thải
Ô nhiễm môi trường không khíkhu vực sản xuất và sức khỏengười lao động
Trang 254 Hoạt động của xí
nghiệp may
Chất thải rắnNhiệt dưTiếng ồn
Ô nhiễm môi trường không khíkhu vực sản xuất và sức khỏengười lao động
5 Hoạt động của lò
hơi, lò gia nhiệt
Khí thải giàu SO2 (khíđốt dầu), bụi (đốt than)Nhiệt dư
Ô nhiễm môi trường không khíxung quanh do phát tán khí thảiqua ống khói, ảnh hưởng tới sứckhỏe người lao động
6 Hoạt động của máy
nén
Tiếng ồnNhiệt dư
Ô nhiễm môi trường khu vực sảnxuất
(Trích tài liệu tập huấn của công ty dệt may Gia Định Phong Phú)
1.5.1 Môi trường nước
Công ty dệt may Gia Định Phong Phú với quy trình sản xuất theo công nghệ mớithì nguồn thải chủ yếu của công ty là nước thải.Hệ thống xử lý nước thải của công tythực hiện tẩy màu trắng, dệt nhuộm vải từ sợi bong và sợi pha Hằng ngày, công tyluôn sử dụng một lượng lớn thuốc nhuộm, chất trợ và hóa chất nhiều khác vào quátrình sản xuất, do đó nước thải mang nhiều chỉ số ô nhiễm cần phải xử lý đạt theo tiêuchuẩn của nhà nước
- Độ màu : 2000-3000 Co-Pt
- BOD :300-450 mg/l
- COD : 700-900 mg/l
Trang 26- Nhiệt độ : 65-750C
- pH: >10.5
- Lưu lượng xả: <2900m3 / ngày
- Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên của chúng.
- Tinh bột và tinh bột biến tính dung để hồ sợi dọc.
- Các chất giặt với ankyl mạch thẳng các chất tẩy rửa mềm.
- Acid acetic dung để điều chỉnh pH khi nhuộm polyester
- Muối trung tính nồng độ thấp (Na2SO4).
- Phần lớn các thuốc nhuộm và chất tẩy trắng quang học.
- Các chất nhũ hóa, chất tạo phức, chất càng hóa và làm mềm.
- Các chất polymer tổng hợp dung khi in pigment.
- Các chất giặt vòng thơm, mạch ankelent oxit mạnh dài hay các mạch nhánh
ankyl
- Những chất đưa vào khi hình thành sợi tổng hợp trên cơ sở dầu khoáng và
silicon sẽ bị tách ra khi xử lý
- NaOH, acid vô cơ như acid sunfuric (H2SO4).
- Các chất cầm màu và dung trong xử lý hoàn tất cuối cùng chứa fomandehit
(HCHO), độc ở giai đoạn đầu sau đó có thể bị phân giải
Trang 27- Sút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thủy tinh.
- Dung môi hữu cơ Clo hóa dung để nhuộm polyester ở nhiệt độ 1000C
1.5.2 Môi trường không khí
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu gồm các chất ô nhiễm,bụi, nhiệt và tiếng ồn có nguồn gốc chủ yếu từ các lò hơi, phân xưởng kéo sợi, dệt, bộphận chuẩn bị hóa chất…
Khí ô nhiễm :
Khí ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các lò hơi Lò hơi được sử dụng trong các nhàmáy dệt nhuộm và các doanh nghiệp may lớn có hệ thống giặt, mài hoàn tất sản phẩmmay Nhiên liệu được sử dụng phổ biến là than và dầu F Khí thải lò hơi chứa lượnglớn các chất ô nhiễm, hầu như chưa được xử lý mà thải thẳng vào môi trường Các chấtthải trong khói gồm : Bụi, khí SO2, NOx, THC…
Bụi ô nhiễm :
Bụi phát sinh trong các công đoạn kéo sợi, dệt may chủ yếu là bụi bông Theo tínhtoán thống kê tổn thất bông xơ dưới dạng bụi trong công đoạn kéo sợi là 1,5 – 2%;trong công đoạn dệt là 0,5 – 1% Theo số liệu kiểm tra :
- Nồng độ bụi công đoạn kéo sợi: 1,1 – 3,44 mg/m3
- Nồng độ bụi công đoạn dệt vải: 1,16 – 1,5 mg/m3
- Nồng độ bụi công đoạn may: 1,16 – 1,5 mg/m3
Hơi hóa chất, dung môi:
Hóa chất, dung môi bốc hơi trong quá trình chuẩn bị, trong tẩy, nhuộm, in…dướidạng hơi, thăng hoa hoặc bụi sương mù rất khó xác định và hầu như chưa được địnhlượng Các chất gây ô nhiễm dưới dạng này ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏengười loa động mà có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh
Trang 28 Các chất tải nhiệt :
Các chất bị làm sạch hoặc điều hòa trung tâm sử dụng trong các công nghệ kéo sợi,công nghệ dệt và các dây chuyền may Theo số liệu thống kê,phần lớn các thiết bị nàythuộc thế hệ cũ, sử dụng CFC là chất tải nhiệt, chiếm khoảng 7% tổng lượng chất tảinhiệt đang sử dụng ở nước ta Do thiết bị cũng khá lâu, bảo dưỡng kém nên khí CFC
có thể bị rò rỉ, bốc hơi tới 15 – 20% CFC là một trong những tác nhân gây suy giảmtầng Ozone
Ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn:
Lượng nhiệt thoát ra từ quá trình nhuộm, từ nồi hơi, nhiệt sinh ra trong vận hànhmáy dệt, kéo sợi, may…làm nhiệt độ trong khu vực sản xuất tăng cục bộ, nhiệt độ cóthể lên tới 39 – 400C
Tiếng ồn phát ra từ các máy dệt, may, thiết bị thông gió…đặc biệt trong các giànmáy,trong các phân xưởng dệt, may thường lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởngtrực tiếp đến thính giác và thần kinh của người lao động
1.5.3 Môi trường đất
Các chất thải của nhà máy dệt may gồm :
- Bụi và xỉ than lò hơi
- Bụi bông xơ trong giai đoạn kéo sợi dệt may
- Vải vụn ở các phân xưởng may Lượng vải vụn cắt may có thể lên tới 15% so
với vải nguyên liệu Một phẩn được tận thu tái sử dụng, làm bông tái chế hoặcchôn lấp
- Hóa chất và thuốc nhuộm kém phẩm chất, hết thời hạn sử dụng.
- Các loại bao bì hóa chất ngành cơ khí.
Trang 29Phần nhiều là bùn thải từ trong quá trình xử lý nước thải Phần bùn này đượcchuyển đến bộ phận trung gian, cùng hợp tác để tiến hanh xử lý.
Theo nghiên cứu, chỉ khoảng 60 – 80 % lượng chất thải rắn của ngành dệt mayđược thu gom chôn lấp, trong đó có các loại hóa chất, thuốc nhuộm hỏng là các chấtnguy hại khó xử lý
1.6 Công tác môi trường ở công ty
Gia Định Phong Phú hướng tới hình ảnh của một công ty thân thiện với môi trường Chúng tôi tôn trọng, thực hiện và cam kết kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất để không vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường Gia Định Phong Phú đã đầu tư dự án xử
lý nước thải với sự phê duyệt của Bộ Công nghiệp, giá trị tổng mức đầu tư lên đến 30
tỷ đồng Do Công ty Seen thiết kế và lắp đặt Chất lượng nước thải đầu ra đạt QCVN 13:2008/BTNMT và tiêu chuẩn 5984 năm 2001 Ngoài ra, tất cả các lò đốt phục vụ các công đoạn sản xuất Dêt – Nhuộm – May khép kín đều được trang thiết bị xử lý khói bụi
Cùng với quá trình phát triển sản xuất, Gia Định Phong Phú vẫn tiếp tục thực hiệncác biện pháp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường Về lâudài, công ty có kế hoạch di dời một số nhà máy đến các khu công nghiệp được quyhoạch cho ngành công nghiệp nhuộm, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư xungquanh Trước mắt, Gia Định Phong Phú liên tục đầu tư và ứng dụng các chương trìnhnâng cấp hệ thống xử lý và khói thải để đạt tới sự ổn định và kết quả tốt hơn
Công ty Gia Định Phong Phú luôn ý thức được tầm quan trọng của môi trường đốivới sự sống và tương lai của nhân loại Các hoạt động/ sản phẩm hoặc dịch vụ củachúng tôi không chỉ đảm bảo chất lượng tốt mà còn có nghĩa vụ bảo vệ môi trườngxung quanh
Để đạt được điều này chúng tôi cam kết thực hiện:
Trang 30 Tuân thủ các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác liên quan đến các tác độngmôi trường của công ty.
Tăng cường kiểm soát, quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường nhằm ngănngừa ô nhiễm, giảm thiểu tác động đáng kể đến môi trường bằng các biện pháp:
- Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và nước sinh hoạt
- Xử lý rác và nước thải
- Tiết kiệm tài nguyen thiên nhiên.
Phát huy tình thần sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyếnkhích toàn thể nhân viên tái sử dụng trong quá trình sản xuất
Nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân viên thông qua đào tạo kiến thức về côngtác bảo vệ môi trường (BVMT)
Chính sách này được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV)trong công ty để mọi người thấu hiểu và có trách nhiệm bảo vệ môi trường
Trang 31CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO
ĐỘNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2.1 Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra môi trường lao động
2.1.1 Mục tiêu
- Xác định các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động
- Đưa ra giải pháp giảm thiểu yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Điều 97 của Bộ luật lao động về trách nhiệm và nghĩa vụ của người sửdụng lao động đối với người lao động
- Căn cứ Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Căn cứ Thông tư số 13/TT-BYT ngày 21 tháng 10 năm 1996 của Bộ Y tế vềviệc hướng dẫn quản lý môi trường lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghềnghiệp
2.1.3 Hiện trạng về việc thực hiện kiểm tra môi trường lao động
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng gây sức ép lên môi trường nóichung và môi trường lao động nói riêng Hiện nay trên địa bàn có trên 7.500 doanhnghiệp Việc chăm lo môi trường lao động mới chỉ tập trung ở các đơn vị lớn có điềukiện phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, cácliên doanh nước ngoài Ở các doanh nghiệp này đã có hội đồng bảo hộ lao động(BHLĐ), mạng lưới an toàn vệ sinh viên, tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh laođộng, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ và có biện pháp cải thiện điều kiệnlao động như: thông gió, chiếu sáng, trang bị hệ thống hút bụi
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, hợptác xã, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh nằm rải rác nhiều nơi, thậm chí xen kẽ
Trang 32trong khu dân cư chưa có quy hoạch tập trung Các cơ sở vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ,công nghệ cũ, lạc hậu chưa có điều kiện để đổi mới hoặc thay thế công nghệ tiên tiến.Các doanh nghiệp này mới chỉ quan tâm đến lợi nhuận doanh nghiệp, chưa thực sựquan tâm đến môi trường lao động.
Trong năm 2010 khoa Sức khoẻ nghề nghiệp – Trung tâm Y tế dự phòng đã tăngcường công tác kiểm tra, giám sát môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất có nhiềuyếu tố nguy cơ trong môi trường lao động
Đã có 1010 mẫu được kiểm tra trong đó 82 mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép(chiếm 8,12%) Qua kiểm tra cho thấy Hệ thống các văn bản pháp quy tuy đã xâydựng quy mô và chi tiết, song trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay tính cưỡng chế đểthực thi rất hạn chế, một số chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các đơn vị chưa nhận thứcđúng và chưa có sự phối hợp trong việc định kỳ giám sát môi trường lao động Môitrường lao động còn bị ô nhiễm nặng nề, công tác kiểm soát môi trường lao động vớicác ngành sản xuất và công nghệ mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang làthách thức lớn Trên địa bàn tỉnh hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, máy mócthiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu làm phát sinh các yếu tố nguy cơ trong môi trường laođộng, nhiều nơi mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, gặp khó khăn về vốn, thị trường, laođộng không ổn định… nên không có điều kiện chăm lo đến môi trường lao động Mặtkhác, các yếu tố thường gây bệnh nghề nghiệp như độ ồn, bụi, các hơi khí độc, các hoáchất, nhiễm khuẩn chưa được giám sát chặt chẽ, mức độ cải thiện còn hạn chế ảnhhưởng nhiều đến sức khoẻ người lao động
Quản lý Nhà nước về công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động còn chưa đượcquan tâm đúng mức, lực lượng thanh tra vệ sinh lao động quá mỏng và việc xử lý các
vi phạm chưa nghiêm túc nên công tác răn đe chưa hiệu quả
Bản thân người lao động hầu hết không biết cũng như chưa quan tâm đúng mức vềcác yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh trong quy trình công nghệ và quá trình sản
Trang 33xuất ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng như các văn bản pháp quy của Nhànước quy định về vệ sinh an toàn lao động.
Công tác kiểm tra, giám sát môi trường lao động còn có sự chống chéo giữa y tế địaphương và y tế các bộ ngành, sự phối hợp này còn chưa được thiết lập do các bộ ngànhchưa thực hiện việc kiểm tra môi trường lao động mà bỏ qua trách nhiệm thông báo vàphối hợp với địa phương Để công tác giám sát môi trường lao động đạt được nhiều kếtquả, trong thời gian tới cần nâng cao ý thức chấp hành Bộ luật lao động của các doanhnghiệp bằng nhiều biện pháp, có những quy định xử phạt tương xứng, đồng thời tăngcường công tác tuyên truyền tới các chủ sử dụng lao động cũng như bản thân người laođộng về an toàn vệ sinh lao động Phối hợp tốt hơn nữa trong công tác thanh kiểm traliên ngành trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động để tạo điều kiện choviệc tiếp cận triển khai công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người laođộng và phòng chống bệnh nghề nghiệp tới các cơ sở sản xuất kinh doanh Tăng cườngcông tác tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp hiểu sâu rộng hơn nữa về côngtác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và hiểu biết về các yếu tố nguy cơ trong môitrường lao động thường gây bệnh nghề nghiệp
2.2.1 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động
Mục đích – ý nghĩa:
Mục đích của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổchức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sảnxuất, tạo nên một điều kiện thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừatai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sức khỏe cũng nhưnhững thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe
và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sảnxuất, tăng năng xuất lao động
Trang 34BHLĐ trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất củalực lượng sản xuất là người lao động Mặt khác việc chăm lo sức khỏe cho người laođộng, mang lại hạnh phúc cho bản than và gia đình họ mà còn có ý nghĩa nhân đạo.
Tính chất của công tác bảo hộ lao động
2.2.2 Nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ
Khoa học vệ sinh lao động (KHVSLĐ):
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, và do đó ảnh hưởng đếncon người, dụng cụ máy trang thiết bị Ảnh hưởng này còn có khả năng lan truyềntrong một phạm vi nhất định Sự chịu đựng quá tải (điều kiện dẫn đến nguyên nhân gâybệnh) dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệpcũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khỏa và tình trang lành mạnh cho người laođộng chính là mục đích của vệ sinh lao động (bảo vệ sức khỏe) Đặc biệt vệ sinh laođộng có đề cập đến những biện pháp bảo bằng kỹ thuật theo những yêu cầu nhất định
Ở những điều kiện môi trường lao động phù hợp vẫn có thể xảy ra nhiều sự rủi ro vềtai nạn và do đó không đảm bảo an toàn Sự giả tạo về thị giác hay âm thanh của thôngtin cũng như thông tin sai có thể sảy ra Bởi vậy sự thể hiện các điều kiện môi trường làmột phần quan trọng của sự thể hiện lao động
Trang 35 Cơ sở kỹ thuật an toàn
Hình 3: Mô hình giới hạn giữa an toàn và rủi ro(Trích nguồn từ giáo trình an toàn lao động của PGS.TS Nguyễn Thế Đạt)
Sự gây hại sinh ra do tác động qua lại giữa con người và các phần tử khác của hệthống lao động được gọi là hệ thống Người – Máy – Môi trường
Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau Bên cạnh sự phân chia trong đó phântích về quá khứ, hiện tại và tương lai, có thể phương pháp được phân biệt thông quaviệc ứng dụng các thành phần đã nói đến của hệ thống lao động, con người hay phươngtiện lao động, môi trường lao động Khi phân tích về sự gây hại chủ yếu là tìm đượcnguồn gây hại của hệ thống lao động, phân tích sự an toàn và tình trạng tác hại có thểxảy ra trong một hệ thống kỹ thuật nào đó
Hình 4 : Sơ đồ phân tích tình trạng và tác động(Trích nguồn từ giáo trình an toàn lao động của PGS.TS Nguyễn Thế Đạt)
An
hiểmRủi ro
Trang 36Sự phân tích rủi ro được thể hiện qua việc tìm xác suất xuất hiện những sự cố khôngmong muốn xảy ra.Ví du tai nạn.
Khoa học về các phương tiện bảo hộ người lao động
Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiệnbảo vệ tập thể hay cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lạinhững ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt kỹthuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng.Để có được nhữngphương tiện bảo vệ hiệu quả, có tính chất và thẩm mĩ cao, người ta đã sử dụng thànhtựu của nhiều ngành khao học từ khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, khoa học vậtliệu, mĩ thuật công nghiệp, đến các ngành sinh lý học, nhân chủng học…Ngày nay cácphương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc, kính màu chống bức xạ, quần áochống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giày, ủng cách điện là những phươngtiện thiết yếu trong quá trình lao động
2.2.3 Luật pháp, chế độ chính sách BHLĐ
Hiến pháp
Bộ luật lao động
Luật liên quan
NĐ 06/CP 20/11/1995
Chỉ thị của Bộ,
(CQNB)
UBNDT-TP
Quyết định Tiêu chuẩn
Trang 37Hình 5: Sơ đồ hệ thống pháp luật BHLĐ(Trích nguồn từ giáo trình an toàn lao động của PGS.TS Nguyễn Thế Đạt)
- Bộ luật lao động và các pháp lệnh có liên quan
Căn cứ vào quy định của điều 56 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam : “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động Nhà nước quyđịnh thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghĩ ngơi và chế độ BHXH đối vớiviên chức nhà nước và những người làm công ăn lương…” Bộ lao động của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quốc hội thông qua ngày 23/06/1994 và
có hiệu lực từ 1/1/1995
Trong Bộ Luật Lao Động có chương IX về “ An toàn lao động, vệ sinh lao động” với
14 điều (từ điều 95 đến điều 108)
- Luật bảo vệ môi trường(1993) với những điều 11,19,29 đề cập đến vấn đề áp dụngcông nghệ tiên tiến, công nghệ sạch; vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc thiết bị;những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và cả vấn
đề an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp ở những mức độ nhất định
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) với các điều 9, 10, 14 đề cập đến vấn đề vệsinh trong sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất, vệ sinh các chất thải trongcông nghiệp và trong sinh hoạt
- Pháp lệnh quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữacháy (1961)
- Luật công đoàn (1990) Trong luật này trách nhiệm và quyền Công đoàn trongcông tác BHLĐ được nêu rất cụ thể trong điều 6, chương II, từ việc phối hợp nghiêncứu ứng dụng Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quy phạmATLĐ, VSLĐ đến trách nhiệm tuyen truyền giáo dục BHLĐ cho người lao động
Trang 38- Luật hình sự (1999) Trong đó có nhiều điều với tội danh liên quan đến ATLĐ,VSLĐ như điều 227.
- Nghị định 06/CP : gồm 7 chương và 24 điều Trong nghị định, vấn đề ATLĐ,VSLĐ được nêu khá cụ thể và cơ bản, nó được đặt trong tổng thể của vấn đề laođộng với những khía cạnh khác của lao động, được nêu lên một cách chặt chẻ vàhoàn thiện hơn so với văn bản trước đó Ngoài ra còn có các nghị định như nghị định195/CP (31/12/1994), nghị định 38/ CP (25/06/1996) và nghị định 46/CP (6/8/1996)
- Các chỉ thị, thông tư liên quan đến ATVSLĐ : chỉ thị số 237 /TTg (19/4/1994), chỉthị số 13/1998/ CT-TTg (26/3/1998), thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT –BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Bộ lao động, thông tư số 10/1998/TT – LĐTBXH(28/5/1998), thông tư số 08/TT – LĐTBXH (19/9/1995)…
2.3 Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ luật lao động
2.3.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng chương IX Bộ Luật Lao Động và Nghị định 06/CP
Đối tượng và phạm vi áp dụng các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao độngbao gồm : Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọingười lao động kể cả người học nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh
tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức cơ quan nước ngoài, tổ chứcquốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam
2.3.2 An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Trong xây dựng mở rộng, cải tạo công trình, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loạimáy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ, các chủđầu tư, người sử dụng lao động
- Việc thực hiện tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ là bắt buộc Người sử dụng lao độngphải xây dựng quy trình đảm bảo ATVSLĐ cho từng loại máy, thiết bị, vật tư vànôi quy an toàn vệ sinh nơi làm việc
Trang 39- Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ítnhất mỗi năm một lần.
- Quy định những việc cần làm ở nơi có yếu tố nguy hiểm độc hại, gây tai nạn đểcấp cứu tai nạn
- Quy định những biện pháp khác nhằm tăng cường bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ sứckhỏe cho người lao động như : Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sứckhỏe định kỳ, huấn luyện về ATVSLĐ, bồi dưỡng hiện vật cho người lao động
2.3.3 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trách nhiệm người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động : Sơ cứu,cấp cứu kịp thời; tai nạn lao động nặng, chết người phải giữ nguyên hiện trường vàbáo cáo cho cơ quan lao động, Y tế, công đoàn cấp tỉnh và công an gần nhất
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp
là phải điều trị theo chuyên khoa, khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ sức khỏeriêng biệt
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động bồi thường cho người bị tai nạn laođộng hoặc bệnh nghề nghiệp
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động
có sự tham gia của đại diện Ban chấp hanh công đoàn, lập biên bản theo đúng quyđịnh
- Trách nhiệm khai báo, thống kê và báo cáo tất cả các vụ tai nạn lao động, cáctrường hợp bị bệnh nghề nghiệp
2.4 Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ và kĩ thuật an toàn
2.4.1 Nhóm các tiêu chuẩn cơ bản
Nhóm này gồm 12 tiêu chuẩn đề cập tới các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sảnxuất, các tiêu chuẩn an toàn lao động, các thuật ngữ, định nghĩa liên quan đến an toàn
Trang 40điện, phóng xạ, bức xạ, kỹ thuật ánh sáng, an toàn cháy, chất lượng không khí, chấtlượng nước…
2.4.2 Nhóm các tiêu chuẩn yêu cầu chung và định mức các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất
Nhóm này có 34 tiêu chuẩn đề cập tới các lĩnh vực chiếu sáng, trường điện từ, bức
xạ ion hóa, cháy nổ, tiếng ồn, tín hiệu âm thanh, tín hiệu màu sắc, rung động, khôngkhí, nước thải…
2.4.3 Nhóm tiêu chuẩn chung về an toàn đối với thiết bị sản xuất
Nhóm này có 53 tiêu chuẩn đề cập những yếu tố chung về an toàn đối với thiết bịsản xuất, yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện; băng tải, thiết bị nâng hạ; yêu cầu antoàn đối với các máy gia công kim loại, hệ thông thông gió, thiết bị lạnh, thiết bị nénkhí, nồi hơi, thiết bị Axetylen, oto, máy kéo…
2.4.4 Nhóm tiêu chuẩn yêu cầu chung về an toàn đối với quá trình sản xuất
Nhóm này có 17 tiêu chuẩn đề cập đến những yêu cầu chung về an toàn, một số quyphạm an toàn trong công việc sơn, gia công gỗ, nhiệt luyện, hàn điện, vận chuyển hangnguy hiểm, xếp dỡ, khai thác chế biến đá lộ thiên, sản xuất và sử dụng ô tô
2.4.5 Nhóm các tiêu chuẩn về yêu cầu đối với các loại phương tiện bảo vệ cá nhân
Nhóm này có 53 tiêu chuẩn đề cập tới các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ,quần áo, bao tay, giầy, ủng, kính, phương tiện bảo vệ mắt, mũ, sào cách điện, thảmcách điện