1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ASEAN và QUAN hệ VIỆT NAM TRONG ASEAN

47 495 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Mục tiêu của ASEAN trong thời gian tới là biến ĐNA thành khu vực hùng mạnh và tự chủ về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh, có phúc lợi tốt nhất cho con người. Đó là cộng đồng năng động, tự chủ gồm các quốc gia tiến bộ, được hưởng hoà bình, thịnh vượng và quyền hạn. ĐNA sẽ trở thành một khu vực có nền hoà bình kiểu ASEAN một nền hoà bình không cần bảo vệ biên giới giữa các quốc gia, sống trong nền hoà bình chung và hợp tác. Về kinh tế, ĐNA sẽ là khu vực thịnh vượng chung, một cộng đồng kinh tế khu vực có tổng thu nhập sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn GDP của Mỹ hoặc của Nhật Bản.Trên con đường đi tới của mình, lẽ dĩ nhiên ASEAN sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức nhất định. Khi đề cập đến vấn đề này, có hai luồng quan điểm khác nhau: bi quan và lạc quan. Một số quan chức cao tuổi có cách nhìn lạc quan về thành tích cũng như tương lai xán lạn của ASEAN, trong khi các nhà nghiên cứu và quan chức khác thiên về quan điểm cho rằng, để có thể vươn tới những đỉnh cao mơ ước nói trên, ASEAN phải phấn đấu rất nhiều, phải vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, trong số đó có rất nhiều những thách thức từ bên ngoài, nằm ngoài ý muốn của ASEAN.

Trang 1

1

NỘI DUNG

A) Giới thiệu tổng quát 2

I) Lịch sử ra đời của ASEAN 2

II) Mục đích ra đời và mục tiêu phát triển 3

1) Mục đích ra đời 3

2) Mục tiêu phát triển 4

III) Các nước thành viên 4

IV) Cơ cấu tổ chức: 5

B) Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN 9

I) Quan hệ Việt Nam và Philipin 9

II) Quan hệ Việt Nam và Indonesia 10

III) Quan hệ Việt Nam và Singapore 14

IV) Quan hệ Việt Nam và Malaysia 20

V) Quan hệ Việt Nam và Brunei 27

VI) Quan hệ Việt Nam và Myanmar 29

VII) Quan hệ Việt Nam và Campuchia 33

VIII) Quan hệ kinh tế Việt Nam-Thái Lan 35

IX) Quan hệ kinh tế Việt Nam-Lào 38

C) Phương hướng sắp tới của tổ chức và định hướng của Việt Nam: 41

I) ASEAN hướng tới tương lai: 41

Những thách thức từ trong nội bộ ASEAN: 42

Những thách thức từ bên ngoài: 44

II) Định hướng của Việt Nam: 45

Trang 2

2

A) Giới thiệu tổng quát

I) Lịch sử ra đời của ASEAN

Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar) Năm 1965,

Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ

Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực

đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết

Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia

và Philippines ra đời

Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia

- được thành lập

Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là

MAPHILINDO, được thành lập Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền

ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn

Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu

Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung

Mỹ (CACM) Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN

Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ

Trang 3

3

chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh

tế, buôn bán và phân công lao động

Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên

Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên

bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999)

ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009)

Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và

vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng

Bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lí và luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, kĩ thuật, khoa học và hành chính

Trang 4

 Tăng cường dân chủ, thiết lập cơ quan giám sát về nhân quyền

 Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên

 Không can thiệp vào công việc nội bộ

 Tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên và các di sản văn hóa

Phát triển nguồn nhân lực qua hợp tác giáo dục…

III) Các nước thành viên

Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:

Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):

Cộng hoà Indonesia

Liên bang Malaysia

Cộng hoà Philippines

Cộng hòa Singapore

Vương quốc Thái Lan

Các quốc gia gia nhập sau:

Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)

Trang 5

5

Hai quan sát viên và ứng cử viên:

Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN

Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN

IV) Cơ cấu tổ chức:

1) Hội nghị Cấp cao ASEAN:

Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần từ năm

1992 Nhưng từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 tại Băng Cốc (tháng 12-1995), các nước thành viên ASEAN đã quyết định tổ chức các hội nghị không chính thức xen kẽ các hội nghị chính thức

Từ năm 2001, Hội nghị Cấp cao đã được tổ chức thường niên Cho đến nay đã diễn ra 15 Hội nghị Cấp cao ASEAN

2 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM):

Theo Tuyên bố Bangkok năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể

họp không chính thức khi cần thiết

3 Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM):

AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA

4 Hội nghị Bộ trưởng các ngành:

Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó Hiện có Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM

5 Các Hội nghị Bộ trưởng khác:

Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao

Trang 6

6

động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này

6 Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM):

JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến

về hoạt động của ASEAN JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh

tế ASEAN

7 Tổng Thư ký ASEAN:

Được những người đứng đầu chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa, Tổng Thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị

và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN

Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ tọa các cuộc họp của Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) thay Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên

và cuối cùng

8 Ủy ban thường trực ASEAN (ASC):

ASC bao gồm Chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM

9 Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM):

SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila (Philippines) năm 1987 SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN, họp khi cần thiết và báo cáo trực tiếp cho AMM

10 Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM):

SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila năm 1987 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 (năm 1992), 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho

Trang 7

7

AEM

11 Cuộc họp các quan chức cao cấp khác:

Ngoài các cuộc họp trên, ASEAN còn có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các ủy ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hóa và thông tin Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan

12 Cuộc họp tư vấn chung (JCM):

Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM và các Tổng giám đốc ASEAN JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ tọa của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM

13 Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại:

ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New

Zealand, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và UNDP ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan

Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị

để phối hợp lập trường chung Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối chủ trì và báo cáo cho ASC

14 Ban Thư ký ASEAN quốc gia:

Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của

nước mình Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách

15 Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba:

Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế, ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại Ủy ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại

Hiện có 10 Ủy ban ASEAN tại: Born (CHLB Đức), Brussels (Bỉ), Canberra (Australia), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canađa), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc),

Trang 8

8

Washington (Mỹ) và Wellington (New Zealand) Chủ tịch các ủy ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC

16 Ban Thư ký ASEAN:

Ban Thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai

ở Bali, Indonesia, năm 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN

V) Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN:

1) Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài:

Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á là:

Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;

- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;

- Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;

2) Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:

- Nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua

Trang 9

9

3) Các nguyên tắc khác:

Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau

qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội

B) Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN

I) Quan hệ Việt Nam và Philipin

Việt Nam và Phi-líp-pin thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12-7-1976

+ Tháng 3/1994, hai nước ký thoả thuận thành lập UBHH về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa 2 chính phủ và cho đến nay đã họp được 4 lần, phiên họp lần thứ 4 vào 4-8/11/2005 Hai bên dự kiến phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2007

+ Kim ngạch hai chiều các năm gần đây: năm 2003 đạt trên 450 triệu, năm 2004 đạt

687 triệu USD, và năm 2005 đạt 1 tỷ 39 triệu USD trong đó Việt Nam xuất 829 triệu USD và nhập 210 triệu USD, năm 2006 đạt gần 1,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 6% so với năm

2005 Gạo là mặt hàng chủ lực của ta xuất sang Phi-líp-pin trong nhiều năm qua Năm

2005, Việt Nam đã xuất khẩu 1.700.000 tấn gạo cho Phi-líp-pin; Ngoài ra ta còn xuất sang Phi-lip-pin linh kiện điện tử và hàng nông sản Ta nhập của Phi-líp-pin chủ yếu là phân bón, máy móc thiết bị phụ tùng, khoáng chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng

+ Về đầu tư: Tính đến hết năm 2006, Philíppin có 25 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250 triệu USD (đứng thứ 4 trong ASEAN, sau Singapore, Thái Lan, Malaysia)

+ Về hợp tác khoa học công nghệ môi trường: Hai nước đã tiến hành 4 chuyến khảo sát hỗn hợp trên biển theo lộ trình Phi-líp-pin -Trường Sa -Vũng Tàu

+ Về nông nghiệp và giáo dục: Philippin đang đào tạo cho ta một số chuyên gia nông nghiệp Hiện có khoảng 60-70% diện tích trồng lúa ở Việt Nam đang áp dụng

Trang 10

10

những tiến bộ kỹ thuật về canh tác lúa và các giống lúa mang nguồn gốc IRRI IRRI đã

tài trợ cho hơn 600 lượt cán bộ nghiên cứu Việt Nam (IRRI - International Rice

Research Institute (Philippines))

Philippine là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2010, với lượng nhập khẩu

kỷ lục 2,45 triệu tấn Năm 2012, những nhà cung cấp chủ yếu cho Philippine là Việt Nam và Thái Lan

Philippine đã ký hợp đồng mua bán gạo với Thái Lan và Việt Nam, 2 nước bán gạo nhiều nhất thế giới Hợp đồng ký kết với Thái lan sẽ hết hạn trong năm nay

II) Quan hệ Việt Nam và Indonesia

Số liệu do Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cung cấp cho thấy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Indonesia đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2011, ước đạt trên 1,947 tỷ USD, tăng 37,78% so với mức 1,183 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái

Số liệu cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Indonesia ước đạt 948,45 triệu USD, tăng 50,55%, với các mặt hàng tăng mạnh nhất là gạo, rau quả, cao su, sắt thép, sản phẩm hóa chất; song một số mặt hàng xuất khẩu bị giảm như phương tiện vận tải và phụ tùng, than đá, cà phê

Nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia ước đạt 998,78 triệu USD, tăng 27,52%, với các mặt hàng tăng mạnh nhất là ô tô nguyên chiếc, kim loại thường, dược phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu, bông; một số mặt hàng nhập khẩu giảm như rau quả, nguyên phụ liệu thuốc lá, cao su

Như vậy, Việt Nam tuy xuất siêu 132,56 triệu USD với Indonesia trong quý 1 năm 2011, song sang quý 2 kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia giảm, chủ yếu do Chính phủ Indonesia tạm dừng nhập khẩu gạo vì nước này đang vào vụ thu hoạch

Tính chung, mức nhập siêu trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 67,15 triệu USD xuống còn 50,33 triệu USD

Với kết quả tích cực này, Việt Nam có thể đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều với Indonesia năm 2011 lên 3,5 tỷ USD

Trang 11

11

Có được kết quả trên là nhờ thời gian qua thương vụ và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Indonesia đã tăng cường cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát thị trường bạn, chào hàng, quảng bá sản phẩm, tìm đối tác hợp tác sản xuất

Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, tìm đối tác nhập khẩu của Indonesia, kịp thời đáp ứng yêu cầu thông tin và đối tác của các công

ty Indonesia muốn đầu tư vào Việt Nam

Indonesia là một đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong khu vực ASEAN Kim ngạch buôn bán hàng năm giữa Việt Nam và Indonesia đã không ngừng tăng, từ mức 2,5 tỷ USD vào năm 2008 lên tới hơn 4,6 tỷ USD vào năm 2012 Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia với tổng giá trị sản phẩm là hơn 2,3 tỷ USD chiếm khoảng 51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, và Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia là hơn 2,2 tỷ USD

Việt Nam và Indonesia có cơ cấu ngành hàng có thể bổ sung tốt cho nhau, Indonesia có nhu cầu lớn về các mặt hàng gạo, sắt thép, dệt may của Việt Nam Ngược lại, Việt Nam lại đang cần các mặt hàng như giấy, hàng điện tử, hóa chất mà Indonesia đang có thế mạnh

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm 2013, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Indinesia đạt 333,61 triệu USD, so với cùng kỳ sụt giảm 17,08% về kim ngạch; trong đó dẫn đầu về kim ngạch là nhóm hàng điện thoại và linh kiện với 61,84 triệu USD, chiếm 18,54% tổng kim ngạch, tăng 59,13% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến là các nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 triệu USD như: sắt thép 57,89 triệu USD, chiếm 17,35%, tăng 17,63%; Gạo 15,75 triệu USD, chiếm 4,72%, giảm 86,17%; dệt may 13,95 triệu USD, chiếm 4,18%, tăng 26,83%; Phương tiện vận tải 13,48 triệu USD, chiếm 4,04%, tăng 51,77%; Xơ sợi 13,05 triệu USD, tăng 75,71%; Máy móc thiết bị 12,14 triệu USD, giảm nhẹ 0,9%; sản phẩm hóa chất 11,37 triệu USD, tăng mạnh 263%

so với cùng kỳ

Trang 12

% tăng, giảm 2T/2013 so với cùng kỳ

Trang 14

14

Về hợp tác đầu tư: Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, Việt Nam và Indonesia đều là quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng ASEAN Về hợp tác đầu tư, hai bên đã thông qua Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và có hiệu lực từ ngày 29/3/2012 Đây có thể được xem là bước ngoặt quan trọng trong hợp tác đầu tư giữa các quốc gia ASEAN nói chung và hợp tác Việt Nam - Indonesia nói riêng Hợp tác Việt Nam và Indonesia có nhiều tiềm năng để phát triển, có nhiều thế mạnh để bổ sung cho nhau, vì vậy Chính phủ hai nước đã chỉ đạo đưa quan hệ Việt Nam – Indonesia lên một tầm cao mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến khích hợp tác giữa hai khu vực kinh tế tư nhân giữa hai nước

Các nhà đầu tư của Indonesia đã có mặt tại Việt Nam từ rất sớm khi Việt Nam mở cửa thị trường từ những năm 90 của thế kỷ trước Tính đến tháng 3/2013, Indonesia đứng thứ 27 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN có đầu tư tại Việt Nam với 34 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 285,1 triệu USD Riêng năm 2012, Indonesia có 3 dự án với tổng số vốn đầu tư 54,6 triệu USD Indonesia đã đầu tư vào 11 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 16 dự án, tổng số vốn đăng

ký đạt trên 112 triệu USD, tiếp theo là lĩnh vực lưu trú và ăn uống với 1 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 65,8 triệu USD Lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội có 1 dự án với tổng vốn đầu tư là 52,6 triệu USD, chiếm gần 18,5%

Việt Nam cũng đã có 7 dự án đầu tư đang triển khai tại Indonesia với tổng vốn đầu tư 106,7 triệu USD, tập trung chủ yếu ở các dự án khai khoáng, dầu khí, truyền thông

III) Quan hệ Việt Nam và Singapore

Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ Hai tại Việt Nam Bộ trưởng của Singapore cho biết, hãy còn nhiều cơ hội lớn cho các công ty Singapore tại Việt Nam, vốn đã đặt mục tiêu là sẽ trở thành một nền kinh tế thị trường và công nghiệp hiện đại trước năm

Trang 15

Cho đến nay, các công ty Singapore đã đầu tư tổng cộng 23 tỷ đôla trong 900 dự án tại Việt Nam tháng Tư năm nay Năm 2010, khoảng 100 dự án mới đã bắt đầu Tính từ năm 2000, thương mại song phương giữa Singapore và Việt Nam tăng gấp bốn lần Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong 3 năm qua: (Đơn vị USD)

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Singapore là Dầu thô, máy vi tính sản phẩm, gạo, máy móc thiết bị Tuy là mặt hàng đạt kim ngạch cao, chiếm 23,5% trong tổng kim ngạch, nhưng lại giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, giảm 37,75% tương đương với 349,7 triệu USD

Đứng thứ hai về kim ngạch sau dầu thô là máy vi tính sản phẩm với kim ngạch trong tháng 8 đạt 26,6 triệu USD, tăng 25,39% so với tháng 8/2010, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Singapore 8 tháng đầu năm lên 169,9 triệu USD, tăng 13,48%

so với cùng kỳ năm trước

Những mặt hàng tuy đạt kim ngạch dưới 100 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng

Trang 16

16

vượt bậc so với cùng kỳ năm trước như: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 1015,02% tương đương với 96,9 triệu USD; Hạt tiêu tăng 211,45% tương đương 17,2 triệu USD;

Gỗ và sản phẩm tăng 186,02% tương đương với 14,4 triệu USD

Thống kê những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Singapo

ĐVT: USD

KNXK T8/2011

KNXK 8T/2011

KNX K T8/2010

KNXK 8T /2010

% tăng giảm so T8/2010

% tăng giảm so với cùng

kỳ Tổng kim

ngạch

155.76.089 1.486.936.075 159.294.298 1.545.196.778 -2,27 -3,77

dầu thô 349.732.566 28.000.000 561.852.185 -100,00 -37,75 máy

thủy sản

8.851.864 58.309.593 6.215.563 45.106.691 42,41 29,27

Trang 17

gỗ 2.707.065 14.477.173 518.731 5.061.582 421,86 186,02 Dây điện

Trang 18

18

Triển vọng phát triển kinh tế-thương mại với Việt Nam trong những năm tới:

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore trong gần 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Singapore đã trở thành một trong những đối tác thương mại đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng Việc hai nước miễn thị thực nhập cảnh cho nhau khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam - Singapore Cơ quan du lịch Singapore cũng là cơ quan du lịch quốc tế đầu tiên mở Văn

khoáng

sản khác

Trang 19

19

phòng Đại diện tại Việt Nam, điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ và làm tăng nhanh số khách

du lịch từ Singapore sang Việt Nam và ngược lại

Với mối quan hệ quốc tế rộng khắp và phát triển thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật, Singapore đã giúp Việt Nam đào tạo cán bộ trong những lĩnh vực quản lý xã hội, nghiên cứu khoa học kỹ thuật Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, các cơ sở dạy nghề tại Singapore

Trong lĩnh vực đầu tư, Singapore có mặt trong hầu hết ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản và chủ yếu tập trung nhiều trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kinh doanh bất động sản Nhiều dự án của Singapore hoạt động đạt hiệu quả cao đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như:

+Dự án công ty liên doanh cảng Container quốc tế tại VICT tại thành phố Hồ Chí Minh +Dự án khu công nghiệp Singapore tại Bình Dương (VSIP)

Hai dự án trên là những dẫn chứng chứng minh sự đầu tư đúng hướng của các tập đoàn Singapore tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch Đầu tư tại Việt Nam mà đầu mối là Cục đầu tư nước ngoài (FIA) với Cục phát triển kinh tế Singapore (EDB) đã phối hợp lựa chọn các Dự án tích cực đem lại lợi ích cho hai bên và đẩy nhanh việc chấp thuận Dự án từ đó tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trên thế giới Kết hợp lợi thế của Việt Nam và Singapore với đầu tư bằng nguồn vốn của nền kinh tế thứ ba sẽ tạo nên sự kết hợp mang tính cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài

Được biết hiện EDB đang đề xuất bốn Dự án thực hiện theo sáng kiến chung này Singapore là nước chủ nhà của hàng nghìn công ty quốc gia và được liên kết toàn cầu Kết nối với Singapore thông qua sự liên kết có sẵn của nước này với phần còn lại của thế giới, Việt Nam có thể nhận được hiệu ứng tức thì gắn kết xuyên suốt toàn cầu từ các lĩnh vực viễn thông đến việc tiếp cận các quỹ tài tợ bảo đảm thông qua các công ty tài chính quốc tế Hợp tác chặt chẽ với Singapore cũng có nghĩa là gắn kết chặt chẽ học hỏi được kinh nghiệm quý báu trong quản lý đất nước, phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học

Trang 20

20

và giáo dục hiện đại

IV) Quan hệ Việt Nam và Malaysia

Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Malaysia

Lạc nhân: là mặt hàng Malaysia có nhu cầu lớn, khoảng 10 nghìn tấn mỗi năm, được

dùng trong bữa ăn hàng ngày của người dân Ngoài ra, lạc nhân còn được dùng làm bánh kẹo, bơ thực vật

Gạo: Trước năm 1990, Malaysia chủ yếu nhập từ Thái Lan và một số ít từ Pakistan, Ấn

Độ, Trung Quốc, Mỹ Từ năm 1991, thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn cung cấp gạo, tránh lệ thuộc nhiều vào Thái Lan, Malaysia đã mua gạo của Việt Nam Từ đó hàng năm Malaysia mua khoảng 150 - 200 nghìn tấn, có năm lên tới 250 nghìn tấn Đầu mối mua gạo của Malaysia là BERNAS, của Việt Nam là VINAFOOD 2 Tương lai Việt Nam vẫn có thể tiếp tục bán gạo sang thị trường này

6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 309,4 nghìn tấn gạo sang thị trường Malaysia, trị giá 162,8 triệu USD, tăng 99,59% về trị giá so với 6 tháng năm 2010 Tính riêng tháng 6/2011, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này là 47,4 nghìn tấn, trị giá 25 triệu USD, tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch trong số hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Malaysia, tăng 113,06% so với tháng 6/2010

Tuy nhiên, cần lưu ý là xu hướng tiêu thụ gạo cao cấp dự kiến sẽ tăng và việc dần tăng cường kiểm soát giá gạo sẽ được coi như một sự khuyến khích mở rộng sản xuất trong nước đối với mặt hàng này Chính phủ Malaysia cũng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài

để tạo nguồn cung cấp cho nhu cầu trong nước Trong khi Malaysia không có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất gạo thì việc tự túc lương thực sẽ tiếp tục được xem xét một cách đặc biệt để tận dụng các điều kiện có sẵn cân đối với các ngành sản xuất khác Nhu cầu tiêu thụ gạo của Malaysia năm 1990 là 87 kg/người (sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 49,48 kg/người), năm 2000 là 75 kg/người, dự kiến năm 2010 là 65 kg/người Dự báo mức tăng trung bình cho thời kỳ 2001-2010 là 1,42%

Cao su thiên nhiên: Từ những năm 80 trở về trước, Malaysia luôn đứng đầu thế giới về

cao su thiên nhiên Song do chủ trương phát triển cây cọ dầu hiệu quả hơn nên sản lượng

Trang 21

21

cao su hiện nay chỉ còn khoảng một triệu tấn/năm (giảm 6%), đứng thứ 3 sau Thái Lan

và lndonesia Xuất khẩu mặt hàng này cũng giảm 10%/năm Malaysia chuyển sang nhập khẩu một phần mặt hàng này từ các nước khác, trung đó có Việt Nam Có năm lượng cao

su nhập khẩu của Malaysia đạt 130.000 tấn, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 14.000 tấn, chiếm 11%, và chủ yếu mua qua thị trường Singapore Do phẩm cấp cao su của Việt Nam chưa đạt yêu cầu quốc tế nên sau khi mua về, Malaysia tái chế để nâng cấp và tái xuất với giá cao hơn Malaysia nhập khẩu 1,4 tỷ RM cao su trong năm 2002, tăng 16,1%

so với năm 2001, và nhập 1 ,782 tỷ RM trong năm 2003 với thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật, Thái Lan, và Mỹ

6 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp Malaysia đã nhập khẩu 21,4 nghìn tấn cao su từ thị trường Việt Nam, trị giá 95,6 triệu USD, tăng 216,27% về trị giá so với cùng kỳ năm

2010 Tính riêng tháng 6, thì lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Malaysia là 5,8 nghìn tấn, trị giá 25,1 triệu USD, tăng 57,19% về trị giá so với tháng 6/2010

Thịt lợn, thịt bò: Malaysia theo đạo Hồi, 51% dân không ăn thịt lợn, chỉ có khoảng 35%

dân số người Hoa ăn thịt lợn Nhu cầu bình quân 24 – 25 kg/người/năm Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu tiêu thụ cũng chỉ ở mức 26kg/người/năm (cả nước sẽ tiêu thụ khoảng

520 nghìn tấn/năm) Hiện nay Việt Nam chưa xuất trình được giấy chứng nhận không có bệnh lở mồm, long móng nên từ cuối năm 2002 đã không xuất được lợn sữa đông lạnh sang thị trường này trong khi nhà nhập khẩu vẫn rất muốn mua Về thịt bò, hàng năm Malaysia có nhu cầu khoảng 70 nghìn tấn Trong khi đó sản xuất trong nước chỉ đạt 20 nghìn tấn Dự kiến năm 2010 nhu cầu của Malaysia sẽ lên tới 192 nghìn tấn Như vậy, triển vọng thị trường đối với mặt hàng này là có Năm 1993, Công ty Vissan đã xuất thịt

bò sang Malaysia Tuy nhiên thịt bò nhập khẩu vào Malaysia phải tuân thủ một quy trình kiểm tra ngặt nghèo và Cục Thú y Malaysia sẽ kiểm tra và cấp giấy phép ngay tại Cơ sở giết mổ

Theo Cục Thú y Malaysia, năm 1994 Việt Nam đã được phép xuất khẩu thịt bò sang Malaysia theo giấy chứng nhận Halal của 2 đơn vị đã được Malaysia công nhận là Công

ty Vissan (Vissan Abattoir) (Nơ Trang Long, Thành phố Hồ Chí Minh) và Cộng Đồng Hồi Giáo TP Hồ Chí Minh (52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí

Trang 22

22

Minh) Năm 1994, Việt Nam đã xuất 56,5 tấn bò sống sang Malaysia, nhưng sau đó không xuất sang nữa, lý do có thể vì giá thành của ta cao hơn giá nhập từ nước khác Đối với bò và thịt bò, thịt lợn nhập khẩu vào Malaysia phải đảm bảo:

Không được mang các bệnh ở chân và ở miệng (Foot and Mouth Diseases

FMD), khu vực chăn nuôi cũng không có các loại bệnh này;

Đạt tiêu chuẩn kiểm tra của Malaysia (không có vi trùng và bệnh truyền nhiễm);

Có Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate);

Có Giấy chứng nhận Giết mổ theo Phương pháp Hồi giáo (đối với thịt bò);

Phương tiện vận chuyển phù hợp với các yêu cầu về vệ sinh

Dừa: Do Malaysia có chính sách tập trung phát triển một số cây công nghiệp (chủ yếu là

dầu cọ, cao su và ca cao) nên dừa được trống rất hạn chế Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này lại rất cao nên hàng năm Malaysia phải nhập khẩu số lượng dừa tương đối lớn từ Thái Lan và lndonesia Dừa được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày, nấu bánh kẹo, nước uống Như vậy Việt Nam cũng có thể xuất khẩu mặt hàng này sang Malaysia

Thủy hải sản: Nhu cầu tiêu thụ tại Malaysia ngày một tăng, hiện đang ở mức 45

kg/người/năm, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên mức 61kg/năm Mặt hàng này đã và đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Malaysia Năm 2003, Malaysia nhập khẩu 315,36 nghìn tấn hài sản các loại trị giá 1,088 tỷ RM (khoảng 286 triệu USDICIF) và xuất khẩu 31,206 nghìn tấn, trị giá 666,5 triệu RM (175,4 triệu USD) Lượng thủy hải sản của Việt Nam xuất sang thị trường này ngày một tăng Tính đến nửa đầu năm 2011, Malaysia đã nhập khẩu 22,3 triệu USD hàng thủy sản

từ Việt Nam, tăng 49,91% so với cùng kỳ năm 2010

Hàng điện tử: Malaysia đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu linh kiện điện tử (sau Mỹ và

Nhật) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Malaysia tại Việt Nam đã sản xuất nhiều chi tiết linh kiện và là các vệ tinh cho nghành công nghiệp điện tử Malaysia Năm 2002, Việt nam đã xuất sang thị trường này trên 60 triệu USD Dự kiến mặt hàng này còn tăng trong những năm tới

Tại hội thảo “Kinh doanh với thị trường Malaysia”, bà Nguyễn Thị Côi, nguyên Tham

Trang 23

23

tán thương mại Việt Nam tại Malaysia, khẳng định trong vài năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia sẽ còn giữ ở mức cao bởi tất cả những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đều nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia Hơn nữa, Malaysia còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng sản xuất trong nước

MẶT HÀNG XUẤT KHẨU SANG MALAIXIA NỬA ĐẦU NĂM 2011

KNXK 6T/2010

KNXK T6/2011

KNXK 6T/2011

% tăng giảm

KN so T6/2010

% tăng giảm

KN so cùng

kỳ Tổng

kim

ngạch

180.749.181 855.826.158 197.640.573 1.250.643.798 9,35 46,13

dầu thô 71.000.000 299.413.130 30.000.000 394.381.987 -57,75 31,72 gạo 2.067.000 81.578.665 25.073.905 162.819.437 1,113,06 99,59 cao su 15.968.390 30.251.056 25.100.865 95.676.340 57,19 216,27 sắt thép 15.281.487 60.756.287 7.694.624 71.257.256 -49,65 17,28 máy

Ngày đăng: 17/06/2014, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w