I) ASEAN hướng tới tương lai:
Mục tiêu của ASEAN trong thời gian tới là biến ĐNA thành khu vực hùng mạnh và tự chủ về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh, có phúc lợi tốt nhất cho con người. Đó là cộng đồng năng động, tự chủ gồm các quốc gia tiến bộ, được hưởng hoà bình, thịnh vượng và quyền hạn. ĐNA sẽ trở thành một khu vực có nền hoà bình kiểu ASEAN - một nền hoà bình không cần bảo vệ biên giới giữa các quốc gia, sống trong nền hoà bình chung và hợp tác. Về kinh tế, ĐNA sẽ là khu vực thịnh vượng chung, một cộng đồng kinh tế khu vực có
42
tổng thu nhập sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn GDP của Mỹ hoặc của Nhật Bản.
Trên con đường đi tới của mình, lẽ dĩ nhiên ASEAN sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức nhất định. Khi đề cập đến vấn đề này, có hai luồng quan điểm khác nhau: bi quan và lạc quan. Một số quan chức cao tuổi có cách nhìn lạc quan về thành tích cũng như tương lai xán lạn của ASEAN, trong khi các nhà nghiên cứu và quan chức khác thiên về quan điểm cho rằng, để có thể vươn tới những đỉnh cao mơ ước nói trên, ASEAN phải phấn đấu rất nhiều, phải vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, trong số đó có rất nhiều những thách thức từ bên ngoài, nằm ngoài ý muốn của ASEAN.
Những thách thức từ trong nội bộ ASEAN:
Với đặc điểm là các nước trong khu vực có hệ thống chính trị và trình độ phát triển khác nhau, có quan điểm và chiến lược phát triển khác nhau, nhất là trong bối cảnh mở rộng thành viên và nhiều quy hoạch trong nội bộ tổ chức chưa được thể chế hoá, thì việc duy trì sự liên kết và nhất trí chung giữa các nước thành viên là một thách thức đối với sự thành bại của Hiệp hội trong tương lai. Bên cạnh đó, một yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng hợp tác, phải có kế hoạch hợp tác cụ thể giữa các nước thành viên, đặc biệt là kế hoạch giúp đỡ các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn để thực hiện mục tiêu là tiến tới một nền kinh tế khu vực phát triển hơn, nền thịnh vượng chung trong khu vực. Hiện nay tăng cường hợp tác trong ASEAN là một việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh nhiều vấn đề, nhiều thách thức đã vượt khỏi biên giới của một quốc gia như vấn đề môi trường, vấn đề chống ma tuý và cướp biển, hậu quả của tình trạng phân bố tài nguyên không đồng đều v.v...
Để thực hiện được mục tiêu về kinh tế như trên đã nêu, các nước ASEAN đều cần duy trì môi trường hoà bình và ổn định trương đối đã đạt được trong khu vực do chiến tranh lạnh kết thúc, trong đó cần phải giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, kể cả tranh chấp đa phương tại Biển Đông - vốn được coi là một trong những nguồn dễ gây mất ổn định trong khu vực, trong thời gian ngắn nhất. Các nước ASEAN đều coi đây là một điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển khu vực hoà bình và thịnh vượng. Trước một thực tế là trong thời gian qua hầu hết các nước ASEAN đều tăng chi phí quốc phòng, vấn đề đặt ra là các nước ASEAN cần phải giữ làm sao cho việc tăng cường
43
chi phí quân sự không đưa đến xung đột về quân sự, duy trì được nền hoà bình khu vực mà trong suốt thời gian chiến tranh lạnh không kiến tạo được. Một trong những biện pháp mà ASEAN phải tiến hành là công khai hoá và tích cực thi hành các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các nước trong khu vực.
Một câu hỏi được đặt ra là với những thay đổi bên trong Hiệp hội cũng như môi trường địa - chính trị ở CA-TBD thì ASEAN sẽ phải hành động như thế nào: ASEAN sẽ duy trì nguyên tắc hoạt động vốn có hay là phải đề ra những nguyên tắc mới? Một số đại biểu đề nghị ASEAN nên áp dụng những nguyên tắc như "dính líu tích cực" (constructive involvement) và "can thiệp tích cực" (constructive interference, constructive intervention) đối với các vấn đề nội bộ của các nước trong khu vực và các vấn đề giữa các nước lớn liên quan đến khu vực. Xét quá trình phát triển của ASEAN trong thời gian qua, chúng ta thấy việc đề ra những nguyên tắc hoạt động mới là một việc làm không dễ dàng, cần phải xem xét và cân nhắc đến nhiều yếu tố : trước hết là những tôn chỉ mục đích ban đầu của Hiệp hội - một tổ chức khu vực chứ không phải là tổ chức siêu quốc gia. Thứ hai là phải cân nhắc đến sự tự nguyện chấp nhận và thi hành của tất cả các nước thành viên trong bối cảnh còn tồn tại nhiều khác biệt giữa các nước này. Thứ ba là khả năng, vai trò của ASEAN đối với an ninh khu vực ĐNA nói riêng và CA-TBD nói chung. Thứ tư là cần tính đến phản ứng của các nước ngoài khu vực, nhất là các nước lớn.
Việc mở rộng thành viên đã tạo nên thực tế là ASEAN bị chia thành hai nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định trong việc tăng cường hợp tác về kinh tế giữa các nước thành viên. Một điều có thể thấy rõ là quá trình thực hiện AFTA bị kéo dài, gây ra những khó khăn nhất định trong việc thiết lập thị trường hàng hoá chung trong khu vực. Ngoài ra, sự thịnh vượng chung của toàn khu vực còn phụ thuộc vào sự thịnh vượng của từng nước thành viên. Thách thức lớn nhất đối với các nước ASEAN là trong khi điều chỉnh cơ cấu kinh tế, các nước này cần phải xác định đúng đắn mục tiêu và con đường phát triển kinh tế của mình nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của nhân dân. Việc nâng cao trình độ dân trí cũng như những hiểu biết về khoa học kỹ thuật tiên tiến là một thách thức đối với các nước này. Bên cạnh đẩy mạnh hợp tác khu vực, tinh thần tự cường dân tộc phải được đề cao.
44 Những thách thức từ bên ngoài:
Việc kết thúc chiến tranh lạnh đã mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của thế giới. Nhưng cho đến hiện nay, xu hướng phát triển của thế giới vẫn không rõ ràng. Trong tương lai, liệu chúng ta sẽ sống trong một thế giới một cực hay thế giới đa cực hay thế giới một cực đa trung tâm vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế trên thế giới. Các nước lớn đang trong quá trình điều chỉnh chính sách và cần có thêm một thời gian nữa mới có thể đánh giá đầy đủ về việc điều chỉnh chính sách này. Ơ CA-TBD, môi trường địa - chính trị cũng đã thay đổi, trong đó nổi lên khả năng hình thành tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Nhật với mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc là quan trọng nhất. Việc thiết lập cơ chế an ninh khu vực cần được đặt trong bối cảnh sự tiến triển của quan hệ Mỹ - Trung. Xét về cân bằng lực lượng, trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc chưa thể khống chế nhiều vùng trên thế giới, chưa thể trở thành đối thủ của Mỹ. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng CA-TBD sẽ bị phân cực do tác động của quan hệ Mỹ - Trung, Trong bối cảnh đó, thách thức đặt ra với các nước ASEAN là phải làm gì và làm thế nào để duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực, và liệu ASEAN có thể đóng vai trò gì góp phần vào việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung theo hướng lành mạnh, không đưa đến đối đầu? Phải chăng ASEAN nên có vai trò chủ động hơn trong các tổ chức như ARF, Cộng đồng kinh tế Châu A' - Thái Bình Dương (APEC) v.v. .. ?
Về kinh tế, quá trình toàn cầu hoá với sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước trên thế giới sẽ tác động đến quá trình hợp tác kinh tế của các nước ASEAN. Trong 30 năm qua, ASEAN có lợi thế so sánh tương đối lớn về kinh tế, nhưng hiện nay cùng với quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tế, các nước này sẽ gặp phải những khó khăn lớn hơn : cạnh tranh về thị trường, về nguồn vốn đầu tư sẽ ngày càng gay gắt hơn. Một ví dụ điển hình là việc tăng giá đồng đô la Mỹ đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện AFTA có khả năng bị chậm lại sẽ gây thêm khó khăn cho các nước này do quá trình toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra với mức độ nhanh, việc thực hiện các thoả thuận trong APEC sẽ bao trùm và diễn ra nhanh hơn so với việc thực hiện các thoả thuận về AFTA. Hơn thế nữa, mô hình hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN sau khi thực hiện AFTA vẫn chưa được xác định. Nhiều
45
nhà phân tích cho rằng do những đặc điểm khác nhau, ASEAN không thể áp dụng những mô hình hợp tác sẵn có như Liên minh Châu Âu (EU).
II) Định hướng của Việt Nam:
Đề cập những mục tiêu trước mắt của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho ASEAN trên các trọng tâm lớn:
Thứ nhất, tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các định hướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội; đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng các tiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế thuộc quan tâm và lợi ích chung; tích cực phối hợp lập trường và tạo tiếng nói thống nhất của ASEAN tại các diễn đàn đa phương và quốc tế
Thứ hai, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh kết nối ASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các nước thành viên tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi vào hiện thực theo đúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình đoàn kết giữa người dân các nước.
Thứ ba, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lực hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia ký kết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi trong DOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982, cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Thứ tư, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các đối tác; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…; tạo điều kiện và khuyến khích các đối tác cùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN
46
tăng cường liên kết và kết nối.
Chủ động và tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, cũng như tạo những bước khởi đầu thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no và thịnh vượng cho người dân các quốc gia trong khu vực.
47 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế quốc tế GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh
http://www.baomoi.com/Kim-ngach-thuong-mai-VNIndonesia-tang- manh/45/6599198.epi http://www.thuongmai.vn/thuong-mai-quoc-te/giao-thuong-quoc-te/71156- thuong-mai-viet-nam-singapore-va-trien-vong-thoi-gian-toi.html http://www.thuongmai.vn/thuong-mai-quoc-te/giao-thuong-quoc-te/115418-quan- he-thuong-mai-dau-tu-viet-nam-indonesia-tang-truong.html http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.294.gpopen.211921.gpside.1.gpnewtitle.cac-chinh-phu-philippine- campuchia-ky-hop-dong-cung-cap-gao-2-nam.asmx http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Hop-tac-quoc-te/77/998/Qua-trinh-ra- doi-va-phat-trien-cua-Hiep-hoi-ASEAN.aspx http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_c%C3%A1c_q u%E1%BB%91c_gia_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81#C.C6.A1_c.E1.BA .A5u_t.E1.BB.95_ch.E1.BB.A9c