-Eo đất Trung Mĩ: các dãy núi chạy dọc eo đất, có nhiều núi lửa, phía Đông và đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.. - Quần đảo Ăng-ti: một vòng cung đảo, ph
Trang 1ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7 KÌ 2
Câu 1: Vị trí giới hạn châu Mĩ
- Châu Mĩ rộng 42 Tr km2 nằm
hoàn toàn ở nửa cầu Tây
- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc
đến vùng cận cực Nam
Câu 2: Dân cư châu Mĩ
- Đại bộ phận dân cư có nguồn gốc
là người nhập cư, thành phần
chủng tộc đa dạng
- Ngườii Anh Điêng và người
Exkimô thuộc chủng tộc Môngôlôit
đến từ châu Á
- Người Anh, Pháp… chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-ít đến từ châu Âu
- Chủng tộc Nê-gro-ít đến từ châu
Phi
Câu 3 :Vị trí, giới hạn và địa
hình Bắc Mĩ
*Vị trí: Từ vòng cực bắc đến vĩ
tuyến 15oB
* Địa hình:- Bắc Mĩ có cấu trúc
địa hình đơn giản, chia làm 3 khu
vực kéo dài theo chiều kinh tuyến:
+ Phía Tây là miền núi trẻ Cooc- đi
– e cao đồ sộ, hiểm trở
+ Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình
lòng máng, nhiều hồ lớn và sông
dài
+ Phía Đông là miền núi già
A-pa-lat
* Sông hồ:
Nhiều hồ rộng như hệ thống hồ
lớn, nhiều sông dài như
Mix-xi-xipi, Mit-xu-ri.
Câu 4: Sự phân hoá khí hậu:
- Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng:
+ Phân hoá theo chiều Bắc – Nam:
Khí hậu hàn đới -> ôn đới -> cận
nhiệt -> nhiệt đới Do dài trên
nhiều vành đai khí hậu
+ Phân hóa theo chiều Đông – Tây:
Khí hậu ôn đới -> núi cao -> hoang
mạc -> núi cao-.> ôn đới Do ảnh
hưởng của núi cao, dòng biển nóng
và dòng biển lạnh
Câu 5: Dân cư Bắc Mĩ
- Dân số: 419,5 triệu người (2001)
Mật độ dân số trung bình 20 người/
km2
- Tốc độ tăng dân số chậm, chủ yếu
là gia tăng cơ giới
- Dân cư Bắc Mĩ phân bố không
đều
- Tỉ lệ dân đô thị cao 76%
- Tốc độ đô thị hóa nhanh
- Sụ phân bố các đô thị không
đều, tập trung ở phía Nam Hồ Lớn,
ven biển
- Có sự chuyển dịch lao động từ
vùng Đông Bắc Hoa Kì sang khu
công nghiệp mới ở phía Nam
Câu 6 Nông nghiệp Bắc Mĩ
- Nền nông nghiệp tiên tiến hiệu
quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
- Sản xuất của Hòa Kì, Cannada
chiếm vị trí hàng đầu thế giới
- Phân bố nông nghiệp có sự phân
hóa từ Bắc xuống Nam, từ Đông
sang Tây
- Khó khăn: bị cạnh tranh do giá
thành cao, ô nhiễm môi trường do
thuốc trừ sâu, phân hóa học
+ Bắc Nam: Cây ôn đới (Lúa mì, ngô) – cây cận nhiệt (đậu, bông, mía, lạc, cam)- cây nhiệt đới( cà phê, dừa…)
+ Tây – Đông: Lúa mì- ngô, đậu … Vùng núi phía Tây nuôi bò, đồng bằng nuôi lợn
Câu 7 Công nghiệp Bắc Mĩ
- Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao
Trình độ phát triển công nghiệp của
3 nước khác nhau
- Ca-na-da: Khai thác chế biến lâm sản, hóa chất, công nghiệp thực phẩm
- Hoa Kì: Phát triển tất cả các ngành; ngành truyền thống và các nghành hiện đại, công nghệ cao
- Mê-hi-cô: Phát triển các ngành lọc dầu, đóng tàu, ô tô
Câu 8 Dịch vụ Bắc Mĩ
- Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế ( Ca-na-đa và Mê-hi-cô 68%, Hoa-kì 72% )
Câu 9 Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)
- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô
- Mục đích: Kết hợp thế mạnh của
3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
- Vai trò của Hoa Kì: Chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư vào nước ngoài vào
Mê-hê-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa
Câu 10 Vị trí, giới hạn, phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ
- Diện tích 20.5 triệu Km2 Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ
Câu 11: Đặc điểm tự nhiên Trung
và Nam Mĩ
Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti.
-Eo đất Trung Mĩ: các dãy núi chạy dọc eo đất, có nhiều núi lửa, phía Đông và đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ
- Quần đảo Ăng-ti: một vòng cung đảo, phía đông mưa nhiều, rừng rậm phát triển, phía tây ít mưa nên phát triển xa van, cây bụi
Lục địa Nam Mĩ.
- Lục địa Nam Mĩ: phía tây là miền núi trẻ An-đet, ở giữa là đồng bằng, phía đông là cao nguyên
Câu 12 Khí hậu và thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
Khí hậu : có gần đủ các kiểu khí
hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn
- Nguyên nhân: do trải dài trên nhiều vĩ độ, có nhiều kiểu địa hình, ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh
-Cảnh quan đa dạng, phong phú,
phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao
- Đồng bằng amadon và phía Đông Trung Mĩ có rừng rậm,
Phía Tây Trung Mĩ và các đồng bằng còn lại có rừng thưa và xa van Đồng bằng ven biên phía Tây Andet và cao nguyên là hoang mạc
và bán hoang mạc
- Nguyên nhân: cảnh quan thay đổi
theo nhiệt độ và lượng mưa
Câu 13: Dân cư Trung và Nam Mĩ
- Dân cư chủ yếu là người lai, có nền VH Mĩ La Tinh độc đáo Do sự kết hợp từ ba dòng văn hóa Anh-điêng, Phi, Âu
- Dân cư phân bố không đều Dân
cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ Các vùng saau trong nội địa dân cư thưa thớt
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và địa hình , môi trường sinh sống
- Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới, đô thị hóa tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao
Câu 14: Nông ngiệp Trung và Nam Mĩ.
Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
- Có 2 hình thức sản xuất nông nghiệp chính : Tiểu điền trang và đại điền trang
Các nghành nông nghiệp
* Trồng trọt
- Mang tính độc canh Trung Mĩ trồng chuối, Bắc Mĩ trồng chuối, quần đảo Ăng ti trồng mía để xuất khẩu
* Chăn nuôi
- Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn như Braxin, Ác-hen-ti-na, Urugoay, Paragoay
- Đánh cá Ở Pê-ru rất phát triển
Câu 15 Công nghiệp Trung và Nam Mĩ
- Các ngành công nghiệp chủ yếu:
khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu
- Một số nước công nghiệp mới có kinh tế phát triển nhất khu vực như Braxin, ác-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la
Câu 16: Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn.
- Khai thác rừng A-ma-dôn góp phần phát triển kinh tế
- Vấn đề môi trường cần quan tâm:
hủy hoại môi trường, ảnh hưởng xấu tới khí hậu của khu vực và toàn cầu
Câu 17 Khối kinh tế Méc-cô-xua.
- Các nước thành viên gồm Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay, Chi- lê, Bô-li-via
- Mục tiêu:Tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước, thoát
khỏi sự lũng loạn kinh tế của Hoa Kì
- Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối
Câu 18 Vị trí, giới hạn Châu Nam Cực
- Gồm lục địa Nam cực và các đảo
ven lục địa
- Diện tích : 14,1 triệu km2
Câu 19: Đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực
- Khí hậu: Do nhận được ít nhiệt lượng của mặt trời nên lạnh khắc nghiệt Đây là vùng áp cao cực, trái đất quay không khí văng ra ngoài nên thường có gió bão
- Địa hình: Là một cao nguyên băng không lồ do điều kiện khí hậu lạnh quanh năm
- Thực vật, động vật:
+Thực vật không thể tồn tại được +Động vật khá phong phú như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh Do nguồn tôm, cá, sinh vật phù du ở các biển xung quanh
- Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên
Câu 20 Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương
- Châu Đại Dương gồm : Lục địa Ôxtrâylia, các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương
Câu 21: Đặc điểm tự nhiênchâu Đại Dương
- Phần lớn các đảo có khí hậu nhiệt đới, ẩm điều hòa, mưa nhiều., rừng rậm nhiệt đới phát triển Do nằm trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của biển
- Lục địa Ôxtrâylia
+ Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc Do nằm gần vùng cận chí tuyến, lãnh thổ rộng, xung quanh có bức chắn địa hình + Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới: thú có túi và cáo mỏ vịt Nhiều loại bạch đàn
Do bị lịch sử bị tác khỏi các lục địa khác từ xưa nên động vật còn có nhiều nét cổ
- Quần đảo Niu-di-len và phía Nam
Ô- xtray-lia có khí hậu ôn đới
Câu 22 Dân cư châu Đại Dương
- Dân số 31 triệu người, mật độ dân
số thấp nhất thế giới, TB 3,6 người/
km2
Tỉ lệ cao TB 69% (Năm 2001)
- Dân cư chủ yếu là người nhập cư (80%), có sự đa dạng về ngôn ngữ
và văn hóa Do người nhập cư mang theo ngôn ngữ và văn hóa đến từ châu Âu và châu Á kết hợp với văn hóa và ngôn ngữ bản địa
Câu 23 Kinh tế châu Đại Dương
- Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các nước
Trang 2- Ô-xtray-lia và Niu Di-len có nền
kinh tế phát triển
Các mặt hàng xuất khẩu: lúa mì,
len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ
sữa…; các nghành công nghiệp
khai khoáng, chế tạo máy và phụ
tùng điện tử, chế biến thực phẩm
rất phát triển
- Các nước còn lại là những nước
đang phát triển, kinh tế chủ yếu
dựa vào khai thác tài nguyên để
xuất khẩu và du lịch Xuất khẩu
phốt phát, dầu mỏ, cùi dừa khô, ca
cao, cá ngừ cá mập, gỗ
Câu 24: Vị trí, giới hạn châu Âu
- Nằm từ khoảng giữa các vĩ độ
360B-710B Chủ yếu nằm trong đới
ôn hòa, có ba mặt giáp biển và đại
dương
- Diện tích: >10 triệu km2
Câu 25: Tự nhiên châu Au (hay
Khí hậu, sông ngòi, thảm thực
vật)
- Địa hình: chủ yếu là đồng bằng
Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn
sâu và đất liền tạo thành nhiều bán
đảo, vũng vịnh
Khí hậu.
- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn
đới hải dương và ôn đới lục địa
Do phần lớn diện tích nằm trong
đới ôn hòa
- Ngoài ra phía Bắc có khí hậu hàn
đới, phía Nam có khí hậu Địa
Trung Hải
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc,
lượng nước dồi dào Các sông lớn:
Đa núyp, Vôn ga, Rai nơ, Đ-ni-ép
Thực vật
Thay đổi từ Tây sang đông theo sự
thay đổi của lượng mưa: Rừng lá
rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim
Thay đổi từ Bắc xuống Nam theo
sự thay đổi của nhiệt độ: Rừng lá
kim, rừng hỗn giao, thảo nguyên,
rừng lá cứng Địa Trung Hải
Câu 26 Môi trường ôn đới hải
dương ở Tây Âu
- Phân bố: Tây Âu.
- Đặc điểm:
+ Khí hậu: mùa hạ mát, mùa đông
không lạnh lắm Mưa quanh năm,
tương đối lớn 800-1000mm/năm
Do ảnh hưởng của dòng biển nóng
và gió tây ôn đới
+ Sông ngòi: Nhiều nước quanh
năm, không đóng băng Do khí hậu
ấm, mưa nhiều
+ Rừng sồi, rừng dẻ
Câu 27 Môi trường ôn đới lục
địa ở Đông Âu
- Phân bố: Trung và Đông Âu
- Đặc điểm:
+ Khí hậu: mùa đông lạnh, mùa hè
ấm Càng đi xuống phía Nam mùa
đông càng ngắn, càng nóng, lượng
mưa càng giảm Sâu trong lục địa
mùa đông lạnh, tuyết rơi, mùa hạ
nóng, mưa nhiều
+ Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa
xuân, hạ, đóng băng mùa đông
+ Thực vật thay đổi từ Bắc xuống
Nam: rừng lá kim, rừng hỗn giao,
rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc Thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa
Câu 28 Môi trường địa trung hải
ở Nam Âu
- Phân bố: Nam Âu ven Địa Trung
Hải
- Đặc điểm:
+ Khí hậu: mùa hạ nóng khô, mùa đông không lạnh lắm, có mưa do mùa đông có gió Tây ôn đới thổi qua biển
+ Sông ngòi: ngắn, dốc Mùa hạ ít nước, mùa đông nhiều nước Chế
độ nước phụ thuộc vào lượng mưa
+ Thực vật: Các cây lá cứng xanh quanh năm, thích nghi với khí hậu khắc nghiệt
Câu 29 Môi trường núi cao ở châu Âu
- Phân bố: Dãy An pơ, dãy Các pát, dãy An pơ đi na rích
- Đặc điểm:
+ Khí hậu và thực vật thay đổi theo
độ cao
800-1800m mưa nhiều, nhiệt độ giảm dần, rừng hỗn giao phát triển
> 1800m: cây lá kim
> 2200m : đồng cỏ
>3000m: băng tuyết vĩnh cửu
Câu 30: Dân cư châu Âu
- Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it Có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa
- Dân số châu Âu 727 triệu (2001)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, cơ cấu dân số già
- Tỉ lệ dân thành thị cao do có các vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố nối tiếp nhau thành các dải đô thị và phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn
Câu 31 Nông nghiệp Châu Âu
- Tiên tiến có hiệu quả cao: mỗi trang trại là 1 xí nghiệp sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, trình
độ thâm canh cao, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến
Câu 32 Công nghiệp châu Âu.
- Phát triển sớm nhất, nền công nghiệp hiện đại như cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không… Có sự hợp tác giữa các nước
Câu 33 Dịch vụ châu Âu
- Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất, hoạt động ngành dịch vụ thâm nhập vào phục vụ mọi ngành kinh tế
- Du lịch là ngành quan trọng và là nguồn thu ngoại tệ lớn
Câu 34 Khai quát tự nhiên Bắc
Âu
- Vị trí: Gồm Na Uy, Thụy Điện,
Phần Lan, Ai-xơ-len
- Địa hình: Địa hình chủ yếu là núi
già, băng hà cổ - Ai-xơ-len có nhiều núi lửa và hồ nước nóng
Khí hậu: Lạnh giá vào mùa đông,
mát vào mùa hè
Tài nguyên:
-Dầu mỏ, sắt, đồng
- Rừng, đồng cỏ, cá biển, - - Thủy năng dồi dào
Câu 35 Kinh tế khu vực Bắc Âu.
Dân cư thưa thớt, khai thác tài nguyên hợp lí để phát triển kinh tế
- Khai thác rừng, sản xuất đồ gỗ, giấy
- Kinh tế biển hàng hải, đánh cá
- Thủy điện dồi dào và rẻ
Câu 36 Khái quát tự nhiên Tây
và Trung Âu
Vị trí.
- Trải dài từ quần đảo Anh-ailen đến dãy Các-pát
- Gồm 13 quốc gia
Địa hình.
- Gồm 3 miền địa hình
-> Đồng bằng phía Bắc ->Núi già trung tâm
->Núi trẻ phía Nam
- Khí hậu và thực vật thay đổi từ phía Tây sang Đông
- Sông ngòi: Phía Tây nhiều nước
quanh năm, phía Đông đóng băng
về mùa đông
Câu 37 Kinh tế Tây và Trung Âu
Công nghiệp.
- Tập trung nhiều cường quốc CN hàng đầu thế giới, nhiều vùng CN nổi tiếng thế giới Gồm các ngành
CN hiện đại và truyền thống
Nông nghiệp.
- Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao
Dịch vụ.
- Nhiều trung tâm tài chính lớn., nhiều điểm du lịch hấp dẫn
=> Kinh tế phát triển nhất châu Âu
Câu 38 Khái quát tự nhiên Nam Âu
Vị trí.
- Nằm ven bờ Địa Trung Hải gồm
3 bán đảo.-> I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-Căng
Địa hình
-Địa hình phần lớn là núi trẻ và cao nguyên
Khí hậu.
- Khí hậu Địa Trung Hải mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, mưa nhiều
Câu 39 Kinh tế Nam Âu
-Kinh tế phát triển kém hơn Bắc
Âu, Tây và Trung Âu
Có nhiều sản phẩm nông nghiệp
độc đáo như cam, chanh, nho, ô
liu rượi vang nho Italya ngon nhất thế giới
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao
- Du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng với các công trình kiến trúc, bờ biển đẹp…
Câu 40 Khái quát tự nhiên Đông Âu
- Khu vực Đông Âu chiếm một nửa diện tích châu Âu, gồm: LB Nga, Ucrai-na, Bê-la-rút,Lít-va, Lát-vi-a, Ex-tô-ni-a, Môn-đô-va
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng.
- Khí hậu ôn đới lục địa, thay đổi từ bắc xuống nam
- Sông đóng băng vào mùa đông
- Rừng và thảo nguyên có diện tích rộng lớn
Câu 41 Kinh tế Đông Âu
- Giàu tài nguyên khoáng sản, các ngành công nghiệp truyền thống giữ vai trò chủ đạo
Câu 42 Liên minh Châu Âu.
- Liên minh Châu Âu được mở rộng qua nhiều gia đoạn: 1957,1973,1981, 1986, 1995, 2004 Liên minh Châu Âu một mô hình liên minh toàn diện nhất trên thế giới.: Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế * Chính trị: Có cơ quan hiến pháp là nghị viện Châu Âu
-Kinh tế: có chính sách, hệ thống tiền tệ chung đồng Ơ rô, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn -Văn hóa- xã hội: Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ
- Xã hội: Quan tâm tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề
Liên minh Châu Âu một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới: Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới