Đề cương marketing quốc tế

22 2.2K 11
Đề cương marketing quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP MARKETING QUỐC TẾ1. Marketing quốc tế là gì ? Marketing quốc tế khác với marketing nội địa ở chỗ nào? 2. Hãy phân tích tầm quan trọng của marketing quốc tế. 3. Tại sao các doanh nghiệp phải chú trọng nghiên cứu marketing quốc tế? 4. Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng đến marketing quốc tế5. Phân tích môi trường chính trị ảnh hưởng đến marketing quốc tế.6. Luật pháp của quốc gia ảnh hưởng thế nào đế marketing quốc tế? 7. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa tới hoạt động marketing quốc tế. 8. Những yếu tố cơ bản trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh.9. Phân tích các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. 10. Phân tích chính sách nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu.11. Chính sách dịch vụ khách hàng ở thị trường quốc tế khác biệt thế nào so với thị trường trong nước? 12. Phân tích các nhân tố tác động đến giá trong marketing quốc tế. 13. Hãy nêu các phương pháp và chiến lược định giá trong hoạt động marketing quốc tế. 14. Phân tích mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa. 15. Nêu các điều kiện thương mại quốc tế và phương pháp định giá. 16. Trong hoạt động quảng cáo quốc tế các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì ? 17. Hãy phân tích các hoạt động về khuyến mại và hội trợ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện marketing quốc tế? 18. Phân tích những tiêu chuẩn để một công ty lựa chọn thị trường xuất khẩu? 19. Các vấn đề cần lưu ý khi quyết định xâm nhập thị trường. 20. Các công ty cần chú ý đến các phương thức thanh toán nào khi bán hàng trên thị trường quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP MARKETING QUỐC TẾ 1. Marketing quốc tế là gì ? Marketing quốc tế khác với marketing nội địa ở chỗ nào? 2. Hãy phân tích tầm quan trọng của marketing quốc tế? 3. Tại sao các doanh nghiệp phải chú trọng nghiên cứu marketing quốc tế? 4. Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng đến marketing quốc tế? 5. Phân tích môi trường chính trị ảnh hưởng đến marketing quốc tế? 6. Luật pháp của quốc gia ảnh hưởng thế nào đế marketing quốc tế? 7. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa tới hoạt động marketing quốc tế? 8. Những yếu tố cơ bản trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh? 9. Phân tích các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế? 10. Phân tích chính sách nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu? 11. Phân tích các nhân tố tác động đến giá trong marketing quốc tế? 12. Hãy nêu các phương pháp và chiến lược định giá trong hoạt động marketing quốc tế? 13. Phân tích mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa? 14. Nêu các điều kiện thương mại quốc tế và phương pháp định giá? 15. Trong hoạt động quảng cáo quốc tế các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì ? 16. Hãy phân tích các hoạt động về khuyến mại và hội trợ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện marketing quốc tế? 17. Phân tích những tiêu chuẩn để một công ty lựa chọn thị trường xuất khẩu? 18. Các vấn đề cần lưu ý khi quyết định xâm nhập thị trường? 19. Các công ty cần chú ý đến các phương thức thanh toán nào khi bán hàng trên thị trường quốc tế? Câu 1: Marketing quốc tế là gì? Marketing quốc tế khác với marketing nội địa ở chỗ nào? *KN: Có 5 định nghĩa tiêu biểu sau: 1 Theo W.J.Keegan, Marketing quốc tế là quá trình hướng tới sự tối ưu các nguồn lực và mục tiêu của công ty/ tổ chức trên cơ sở khai thác tốt các cơ hội của thị trường toàn cầu Thep P. Cateora, Marketing quốc tế là tiến hành hoạt động kinh doanh hướng trực tiếp vào luồng hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở các nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận Theo I. Ansoff, Marketing quốc tế là khoa học về lĩnh vực trao đổi quốc tế, theo đó, mọi hoạt động từ sản xuất đến bán hàng của công ty đều căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài, nghĩa là lấy thị trường làm định hướng Theo M.R. Czinkota, Marketing quốc tế là kế hoạch hóa và điều hành các giao dịch thương mại qua biên giới quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Theo V. Terpstra, Marketing quốc tế là tìm kiếm nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu một cách tốt nhất so với các đối thủ thông qua việc thực hiện các hoạt động kinh doanh trên phạm vi môi trường toàn cầu. * Sự khác nhau: Marketing quốc tế có những sự khác biệt so với Marketing quốc gia, cụ thể là: - Về chủ thể (Subjects), các bên tham gia vào thương mại quốc tế (xuất - nhập khẩu) hay kinh doanh quốc tế (cấp giấy phép, liên doanh ) thường là các chủ thể có quốc tịch khác nhau, ở những nước khác nhau. Đó là đặc trưng nổi bật của Marketing quốc tế mà chúng ta có thể dễ dàng đưa ra nhiều ví dụ. - Về khách thể, đó là đối tượng mà chủ thể nhằm vào, gồm hàng hoá và dịch vụ trong Marketing quốc tế. Đặc trưng nổi bật cụ thể ở đây là sự di chuyển của hàng hoá, dịch vụ qua biên giới quốc gia. - Về tiền tệ, (tiền hàng xuất khẩu) thường là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên chủ thể trong Marketing quốc tế. - Hành trình phân phối sản phẩm thường kéo dài về thời gian và không gian, dẫn đến chi phí chuyên chở quốc tế và nguy cơ rủi ro cũng tăng theo. - Nội dung kế hoạch hoá chiến lược không giống nhau đối với từng thị trường nước ngoài vì nhu cầu và lượng cầu của mỗi nước rất khác nhau. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến Marketing quốc tế phức tạp hơn nhiều so với Marketing quốc gia. - Vòng đời sản phẩm quốc tế kéo dài hơn so với vòng đời sản phẩm quốc gia. Do vậy, sản phẩm trong Marketing quốc tế thường mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn trong Marketing quốc gia. 2 Câu 2: Hãy phân tích tầm quan trọng của marketing quốc tế? - Việc mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới cho phép các công ty lớn hoặc nhỏ, tăng tỷ lệ lợi nhuận của mình bằng cách mà các doanh nghiệp trong nước không có. - Các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế có thể đạt mức doanh số lớn hơn nhờ thực hiện chuyển giao các khả năng riêng của mình .Các khả năng riêng biệt được định nghĩa là những điểm mạnh duy nhất cho phép các công ty đạt được hiệu quả, chất lượng đổi mới, hoặc sự nhạy cảm với khách hàng cao hơn.Những điểm mạnh này thường được thể hiện trong các sản phẩm đưa ra mà các công ty khác khó làm theo hoặc bắt chước. Như vậy, các khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng cho lợi thế cạnh tranh của công ty. - Chúng làm cho công ty có thể hạ thấp chi phí trong việc tạo ra giá trị hoặc tạo ra những sự khác biệt và đặt giá cao hơn.Với khả năng riêng biệt có giá trị, các công ty thường có thể đạt mức doanh số khổng lồ bằng việc thực hiện những khả năng riêng biệt đó và bằng các sản phẩm sản xuất ra cho các thị trường nước ngoài mà ở đó các đối thủ cạnh tranh bản địa thiếu khả năngsản xuất ra các sản phẩm tương tự. - Nhờ các hoạt động quốc tế, doanh nghiệp có thể thực hiện được lợi thế theo vị trí. Lợi thế theo vị trí là lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tạo ra giá trị ở mức tối ưu đối với hoạt động đó, bất kể nơi nào trên thế giới với các chi phí vận chuyển và các hàng rào thương mại cho phép. - Việc tham gia vào hoạt động quốc tế cho phép doanh nghiệp có thể hạ thấp chi phí nhờ có được lợi thế quy mô và hiệu ứng đường cong. Câu 3: Tại sao các doanh nghiệp phải chú trọng nghiên cứu marketing quốc tế? - Xu hướng buộc các doanh nghiệp ngày càng phải tham gia vào thị trường quốc tế và thúc đẩy thực hành thông thạo quản trị Marketing quốc tế - Một nhân tố thúc đẩy các công ty phải tính đến việc bắt đầu hoạt động trên các lĩnh vực quốc tế là do số lượng các nhà cạnh tranh nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước họ càng tăng và thực tế việc kinh doanh ở nước ngoài chiếm một tỷ lệ càng lớn trong tổng số GNP của tất cả các nước công nghiệp lớn . Một lý do khác làm cho việc quốc tế hoá kinh doanh ngày càng tăng là tổ chức thương mại xuyên biên giới các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn nhiều so với trước kia . Các thiết bị thông tin ngày càng phát triển, phương tiện đi lại trong kinh doanh quốc tế ngày càng thuận tiện hơn và các các công ty phục vụ cho việc kinh doanh (như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, vận chuyển đường bộ ….). Hiện nay hoạt động mang tính quốc tế cao. Do vậy việc đi lại, thăm và kiểm tra thị trường nước ngoài đơn giản hơn và do đó việc kiểm soát quốc tế cung đơn giản hơn. Câu 4: Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng tới Marketing 3 Quốc tế? Môi trường kinh tế quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu. Các yếu tố chủ chốt trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà doanh nghiệp thường quan tâm đó là mức độ tăng trưởng kinh tế, mức sống, cơ cấu dân cư và sự phân chia giai tầng xã hội Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia: Phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hoá của thị trường. Khi một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường tăng lên, nhu cầu nhập khẩu và khả năng trao đổi hàng hoá cũng lớn hơn. Khi một thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát gia tăng, người tiêu dùng trên thị trường đó sẽ hạn chế mua sắm các sản phẩm xa xỉ, thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng trên thị trường tăng cường tích luỹ, gia tăng mua hàng hoá có giá rẻ. Một số người tiêu dùng gác lại việc mua sắm những hàng hóa tiêu dùng lâu bền, một số kkhác lại tăng cường mua sắm vì sợ rằng thời gian tới giá sẽ tăng lên. Yếu tố này tác động làm cho thị trường biến động bất ổn, giảm khả năng an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát, giảm phát cũng ảnh hưởng đến khả năng chi trả của nền kinh tế trong việc tham gia thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong kinh tế, một yếu tố được đánh giá quan trọng đó là cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán của một quốc gia cho thấy một cái nhìn tổng quan về vị trí kinh tế quốc tế của nó và là cách đo lường kinh tế quan trọng trong đánh giá tính ổn định kinh tế trong và ngoài nước. Cơ cấu kinh tế của quốc gia có ảnh hưởng lớn đến khả năng tham gia vào thương mại quốc tế của quốc gia đó. Nếu căn cứ vào cơ cấu kinh tế có thể chia thành 4 nhóm quốc gia như sau: + Nhóm 1: nhóm các quốc gia có nền kinh tế hiện vật + Nhóm 2: Nhóm các quốc gia có cơ cấu kinh tế xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu. + Nhóm 3: Nhóm các quốc gia có nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá. + Nhóm 4: nhóm các quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hoá. Mức sống của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia cũng tác động mạnh đến nền kinh tế và khả năng tham gia vào thương mại quốc tế của quốc gia đó. Nếu căn cứ vào mức sống, có thể chia các quốc gia trên thế giới thành 4 nhóm. + Nhóm 1: nhóm các quốc gia có mức sống thấp + Nhóm 2: nhóm các quốc gia có mức sống tương đối thấp 4 + Nhóm 3: nhóm các quốc gia có mức sống chênh lệch được đặc trưng bởi tình hình thị trường khá đặc biệt. + Nhóm 4: nhóm các quốc gia có mức sống cao. Các chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia có ý nghĩa lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi mức sống của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia còn ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Môi trường kinh tế cũng bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Tổng sức mua của thị trường phụ thuộc vào các nhân tố như thu nhập hiện tại, giá cả hàng hoá dịch vụ, các khoản tiết kiệm và tín dụng Cơ cấu chi tiêu còn chịu tác động của các yếu tố về điều kiện, giai đoạn phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Thu nhập bình quân đầu người có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay khi nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn chặt với nền kinh tế thế giới. Câu 5: Phân tích môi trường chính trị ảnh hưởng đến marketing quốc tế? Hệ thống chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội và đối ngoài của quốc gia. Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo điều kiện hay gây nên rủi ro không lường trước được đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế hay xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia. Một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế luôn bị ảnh hưởng bởi chính sách, thể chế của nước chủ nhà cũng như nước nhập khẩu hay đầu tư. Nghiên cứu môi trường chính trị là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Môi trường chính trị lý tưởng cho doanh nghiệp là một chính phủ ổn định và thân thiện. Những thay đổi về quan điểm và mục đích của chính phủ có thể làm cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp thành hiểm hoạ. Những thay đổi có thể bắt nguồn từ sự thay đổi của đảng phái chính trị cầm quyền, hay do điều kiện kinh tế yếu kém nên chính phủ phải rút lại các cam kết thương mại trước đó. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp vẫn là tính liên tục của các qui định, nguyên tắc ứng xử cho dù bất kỳ đảng phái nào đang nắm quyền. Vấn đề chủ nghĩa dân tộc cũng cần được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nhân tố chính trị ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Quản điểm cộng đồng thường có xu hướng chống lại sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, bảo tồn quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia. Để nâng cao tính dân tộc, người tiêu dùng có thể đẩy mạnh phong trào "chỉ mua hàng nội”, hạn chế nhập khẩu, áp dụng thuế quan và các rào cản thương mại. 5 Quốc hữu hóa, nội địa hóa và các rủi ro khác từ chính sách kiểm soát ngoại hối , kiểm soát giá cả là món quà không được lựa chọn mà môi trường chính trị dành cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Chính phủ cũng tìm mọi cách nội địa hóa tài sản nước ngoài bằng việc: chuyển giao từng phần hoặc toàn bộ sang cho công dân nước mình; Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm cao hơn Những biện pháp này có thể được áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời trong cùng thời kỳ nhằm mục đích cuối cùng là chuyển quyền kiểm soát sang cho công dân nước chủ nhà. Bên cạnh những rủi ro kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài còn có thể bị kẹt giữa những tranh chấp chính trị trong một quốc gia và trở thành nạn nhân vô tình của các cuộc xung đột chính trị, tôn giáo Với tầm ảnh hưởng như vậy, vấn đề dự đoán rủi ro chính trị là hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp. Đánh giá rủi ro chính trị là một nỗ lực giúp các nhà quản lý xác định và đưa ra các quyết định kịp thời. Câu 6: Luật pháp của quốc gia ảnh hưởng thế nào đế marketing quốc tế? Luật pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nội bộ một quốc gia và giữa các quốc gia là một phần không thể tách rời của môi trường kinh doanh. Hệ thống luật pháp ở các quốc gia trên thế giới tồn tại đa dạng và phức tạp. Các chuyên gia marketing khi kinh doanh quốc tế cần phải lưu tâm tới sự khác biệt giữa các hệ thống luật khi họat động tại các quốc gia. Bởi vì, ngay cả khi luật pháp của các quốc gia được dựa trên một trong các nguồn luật quốc tế thì cách hiểu và vận dụng của các quốc gia cũng rất khác nhau. Nếu một quốc gia có hệ thống luật pháp không ổn định và thiếu đồng bộ, sẽ gây ra tâm lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có tính chất tạm thời, không có dự án đầu tư dài hạn và quy mô lớn. Bên cạnh đó, số lượng các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào các quốc gia này rất hạn chế. Quan điểm của đảng lãnh đạo, cơ chế điều hành của chính phủ tạo ra tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Cơ chế điều hành của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế ban hành luật pháp, tính hiệu lực của luật pháp và các chính sách kinh tế. Ngày nay, khi thế giới trong tiến trình thống nhất, môi trường luật pháp ở mỗi quốc gia đều có sự hoà đồng với các quy định chung của quốc tế. Cho nên, đối với doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần nghiên cứu theo 3 phương diện: (1). Môi trường chính trị luật pháp của nước chủ nhà: môi trường này có ảnh hưởng đối với marketing quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các cơ hội xuất khẩu, áp dụng các biện pháp bảo vệ xuất khẩu (chống vi phạm bản 6 quyền tại nước nhập khẩu), hình thành các khu vực sản xuất cho xuất khẩu (khu chế xuất). (2). Môi trường chính trị- luật pháp của nước sở tại: ảnh hưởng của chính quyền sở tại đối với các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi đáng kể từ nước này sang nước khác. Người làm marketing quốc tế cần cân nhắc những vấn đề sau: + Thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài + Thủ tục hành chính + Các chính sách bảo hộ + Các tiêu chuẩn về rào cản phi thuế quan Ngày nay, với xu hướng khu vực hoá nền kinh tế, bên cạnh các quy định của từng quốc gia, các quy định của khu vực cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. (3). Nghiên cứu môi trường luật pháp quốc tế như Incoterms 2000, UCP 500, các yếu tố môi trường này điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia khác nhau theo một quy định chung. Đây là nội dung nghiên cứu tất yếu đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế. Khi tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, việc xác định nguồn luật sử dụng cũng là một vấn đề marketing quốc tế quan tâm. Nguồn luật có thể xác định trên cơ sở điều khoản luật áp dụng đã ghi trong hợp đồng hoặc nơi ký kết hợp đồng hoặc nơi thực hiện hợp đồng. Câu 7: Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa tới hoạt động marketing quốc tế? - Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing. - Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sach lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing. - Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống marketing- mix của DN trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. - Mỗi một biến số của văn hoá có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hoạt động marketing của DN. Nếu nhìn ngược lại từ phía các công cụ của marketing- mix người ta đã đưa ra một số tổng kết về sự tác động của một số biến số văn hoá như sau: + Thứ nhất, chính sách xúc tiến hỗn hợp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn ngữ. Chẳng hạn, các quảng cáo có thể cần phải thay đổi vì một chiến dịch 7 hoặc biểu ngữ dùng trong nền văn hoá nào có thể có ý nghĩa xấu hổ ở một nền văn hoá khác. + Thứ hai, sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thái độ và giá trị. + Thứ ba, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Ở một số nơi, sự thay đổi thường xem là tích cực nên hàng thời trang mốt được đặt giá rất cao vì nó tượng trưng cho sự thay đổi. Nhưng ở nơi khác sự thay đổi có thể đựơc xem là không tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm mới thường chỉ làm sản phẩm trở nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường. + Thứ tư, hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội. Ví dụ, ở một số quốc gia, mối liên hệ giữa người cung cấp và người mua thường dựa trên quan hệ họ hàng bất kể là xa hay gần. Những người không phải là thành viên họ hàng sẽ bị loại khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân phối nào đó. - Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động marketing của các DN. Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá. Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc. - Các giá trị văn hoá đặc thù tạo nên phong cách riêng trong nhu cầu hành vi, đặc tính mua bán của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội. Các giá trị văn hoá ấy có thể được phân biệt theo vùng, loại tín ngưỡng, khu vực địa lý, nhóm dân tộc hay từng tầng lớp người. Câu 8: Những yếu tố cơ bản trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh? 1.Xác định đối thủ cạnh tranh Dn cần nhận thức đúng các đối thủ cạnh tranh của mình, bo gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Căn cứ vào mức độ thay thế của sp, có thể pb 4 loại đối thủ cạnh tranh: - đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu - đối thủ cạnh tranh cùng ngành - đối thủ cạnh tranh về công dụng - đối thủ cạnh tranh chung 2.Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh - Mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những chiến lược và mục tiêu riêng của họ nhằm phát huy những ưu thế của mình để khai thác tốt nhất nhất cơ hội thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh. 8 - Các đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp là những ng theo đuổi cùng 1 thị trường mục tiêu vs cùng 1 chiến lược marketing, vì vậy dn cần p/tích và tiên lượng các chiến lược của đối thủ. - Việc ptich các đặc điểm cạnh tranh của một ngành công nghiệp qua các chỉ tiêu; số ng tja, các hàng rào hội nhập và thoát ly, Cơ cấu chi phí…cũng giúp dn ptich và xđ đc chiến lc của đối thủ cạnh tranh 3. Xác định mục tiêu của đối thủ - Sau khi đã xđ đc các đối thủ quan trọng và mục tiêu của họ, cần xem xét kỹ lưỡng xem mỗi đối thủ tìm kiếm điều gì trong tt? Điều gì chi phố hành vi của dối thủ? - Mỗi đối thủ đều muốn tối đa hóa lợi nhuận, ngoài ra họ có thể theo đuổi 1 số mục tiêu khác, cta cần nhận thức đc các qđ và phản ứng của đối thủ - Các mục tiêu của đối thủ đc hình thành trên cơ sở ptich 1 cách có hệ thống những vấn đè bao gồm quy mô kd, quá trình lsu, bộ máy quản lý và tài chính của họ 4. Đánh giá điểm yếu, điểm mạnh của họ - Khả năng thực thi các chiến lc và mức độ đạt đc mục tiêu cuả các đối thủ tùy thuộc rất nh vào nguồn lực và khả năng cạnh tranh của đối thủ. Do vậy các doanh nghiệp cần xem xét điểm yếu, điểm mạnh của mỗi dối thủ để có chiến lc cạnh tranh thích hợp - Những thông tin này sẽ giúp dn qđ tấn công đối thủ nào trong tt kiểm soát đc dự tính trước 5. Ước lượng các kiểu đàm phán của đối thủ - Xuất phát từ mục tiêu điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, cần phải dự đoán các phản ứng, hđ của đối thủ đẻ dn tiến hành việc cắt giảm giá, hđ hay giới thiệu sp mới - Mỗi đối thủ cạnh tranh có triết lý kd riêng, 1 nền văn hóa nội tại, 1 niềm tin hướng dẫn tư duy và hành động của mình. Cần hiểu 1 cách sâu sắc ý đồ của đối thủ để có dự đoán hành động hay phản ứng của đối thủ 6. Thiết kế hệ thống tình báo cạnh tranh - Chúng ta đã mô tả các loại thông tin chủ yếu mà ng thực hiện qđ cần biết về đối thủ của họ. Các thông tin này phải đc thu thập, diễn giải, phổ biến và sử dụng. Tuy chi phí và thời gian để thu thập thông tin tình báo cạnh tranh là rất lớn nhưng cái giá của việc ko thu thập thông tin đó còn đắt hơn. Vì vậy dn phải thiết lập hệ thống tình báo cạnh tranh sao cho có hiệu quả về chi phí Câu 9: Phân tích các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. Sau đây là các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài mà các công ty sử dụng để mở rộng thị trường 1.Các giao dịch quốc tế liên quan đến trao đổi hàng hóa gọi là các hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở quốc gia, như: Xuất khẩu, và mua bàn đối lưu. Nguồn cung ứng quốc tế đề cập đến phương thức mua sản phẩm hay dịch vụ từ thị trường nước ngoài. Trong khi nhập khẩu thể hiện dòng chảy vào, thì xuất khẩu lại thể hiện dòng chảy ra trong kinh doanh quốc tế. Vì thế Xuất khẩu 9 là phương thức mà hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất ở 1 nước (thường tại nước của người sản xuất), sau đó được bán và phân phối đến khách hàng tại nước khác. 2.Các mối quan hệ theo hợp đồng: Chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức cho thuê giấy phép kinh doanh hay nhượng quyền thương hiệu. Bằng hai hình thức này, các doanh nhiệp cho phép đối tác nước ngoài sử dụng tài sản trí tuệ của nó và nhận lại tiền thuê hay tiền sử dụng các tài sản đó. Các công ty như Mc Donalds, Dunkin‟ donut, và Century 21 Real Estate sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu để phục vụ các khách hàng nước ngoài. 3.Các hoạt động thương mại quốc tế dựa trên quyền sở hữu và vốn chủ sở hữu: Điển hình là Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và Hợp tác kinh doanh trên cơ sở vốn góp. Trái ngược với các hoạt động kinh doanh quốc tế trên cơ sở quốc gia, trong hình thức này doanh nghiệp tạo lập sự hiện diện của mình ở thị trường nước ngoài bằng cách đầu tư vốn và giành quyền sở hữu một công ty, chi nhánh hoặc một cơ sở nào đó ở nước ngoài. Hợp tác kinh doanh bao gồm Liên doanh- là hình thức trong đó doanh nghiệp cũng đầu tư vốn ra nước ngoài đồng thời hợp tác với một công ty khác. Các nhà kinh doanh thường xem xét 6 vấn đề sau khi lựa chon một phương thức thâm nhập: 1. Mục tiêu của doanh nghiệp, như: lợi nhuận kỳ vọng, thị phần, hình ảnh của doanh nghiệp. 2. Các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp về tài chính, tổ chức, và kĩ thuật. 3. Các điều kiện đặc biệt ở thị trường mục tiêu, tiêu biểu là luật pháp, văn hóa và hoàn cảnh kinh tế, cũng như tình trạng hiện tại của cơ sở hạ tầng kinh doanh, như: hệ thống phân phối và giao thông. 4. Các rủi ro cố hữu đối với mục tiêu của doanh nghiệp trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế xuất hiện trong mỗi kế hoạch kinh doanh. 5. Tính chất và mức độ cạnh tranh từ các đối thủ hiện có và tiềm tàng. 6. Đặc trưng của hàng hóa hay dich vụ được cung cấp trên thị trường đó. Đặc trưng riêng biệt của hàng hóa hay dịch vụ, như kết cấu, tính dễ vỡ, tính dễ hư hỏng, và tỷ lệ giữa giá trị và trọng lượng, có thể tác động mạnh đến việc lựa chọn phương thức thâm nhập của các nhà kinh doanh. Câu 10. Phân tích chính sách nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu. *Quyết định về việc gắn nhãn hiệu - Việc gắn nhãn hiệu cho sp giúp cho nhà sx khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường - Tạo cơ sở cho quan điểm lựa chọn của KH - Đồng thời hướng tới việc tạo dựng niềm tin cho khách hàng đối vs doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc quản lý chống hàng giả *Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm 10 [...]... cáo quốc tế các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì ? *Tiêu chuẩn hóa hay sự thích ứng? Một vấn đề mà các nhà Marketing quốc tế phải đối mặt là những chương trình quảng cáo quốc tế đạt tiêu chuẩn có được ứng dụng hiệu quả ở tất cả các nước trên thế giới hay không? Hay là vì mỗi nước có một đặc thù riêng nên phải xây dựng những chương trình quảng cáo - chương trình quảng cáo đạt tiêu chuẩn quốc tế. .. trường nằm cạnh quốc gia của bạn với những khách hàng tiềm năng cho sản phẩm hiện thời của bạn Có lẽ bạn đã kiểm tra điều này rồi hoặc thậm chí đã từng xuất hàng sang đó Có một thực tế là, hầu hết các quốc gia đều có giá trị thương mại mậu dịch hai chiều lớn nhất với quốc gia láng giềng cách họ chỉ với một đường biên giới thông thường Bạn nên tích lũy kinh nghiệm xuất khẩu tại những quốc gia này trước... định của luật pháp: Việc định giá của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các quy định của luật pháp quốc gia và quốc tế Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp của nước sở tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, chính sách tiền tệ… - Các chi phí làm gia tăng giá quốc tế (Các chi phí này còn được gọi là các chi phí cõng giá) Các yếu tố cõng giá thường bao gồm: +Thuế,... với một đường biên giới thông thường Bạn nên tích lũy kinh nghiệm xuất khẩu tại những quốc gia này trước khi mạo hiểm tiến vào các quốc gia khác xa hơn như Châu Âu Khi nhắm vào thị trường EU , bạn hãy tìm các quốc gia có quan hệ kinh tế/ văn hoá với quốc gia bạn - Về kinh tế: tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trong nước trên đầu người, những thoả thuận để tham gia kí kết - Về kĩ thuật: những khu... Sự đa dạng về văn hóa Các yếu tố văn hóa sẽ quyết định sự nhận thức, đánh giá về sản phẩm của người tiêu dùng -Các chuyên gia Marketing quốc tế dường như đã phải quen dần với sự thích ứng các nền văn hóa của mỗi nước khác nhau, những quan niệm được nhận thức sâu sắc, người làm marketing sẽ thấy hiệu quả hơn trong việc quyết định sử dụng hay không sử dụng màu sắc khác nhau trong những chương trình quảng... những người làm quảng cáo quốc tế mới chỉ chú ý đến sự khác biệt giữa các nước khác nhau Họ còn cần phải chú ý đến những yếu tố văn hóa địa phương trong phạm vi một quốc gia * Sự hạn chế về các phương tiện truyền thông -Sự hạn chế đối với việc phát triển các phương tiện truyền thông sẽ làm suy giảm vai trò của quảng cáo trong các chương trình quảng bá và làm cho những nhà marketing phải chú trọng đến... thị trường là giống nhau Tuy nhiên, các điều kiện của doanh nghiệp và thị trường có thế không giống nhau trên các thị trường khác nhau Câu 14 Nêu các điều kiện thương mại quốc tế và phương pháp định giá? *Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm 2010) Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào: • EXW - Ex Works – Giao tại xưởng • FCA - Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở •... phòng đại diện tại các nước Tạo ra một chương trình quảng cáo quốc tế có thể phù hợp với luật lệ cũng như tiêu chuẩn của ngành công nghiệp các nước mà đòi hỏi việc tổ chức cung ứng dịch vụ phải được tiến hành một cách hiệu * Hàng rào ngôn ngữ - ngữ là một trong những khó khăn, trở ngại khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bởi mỗi quốc gia đều sử dụng ngôn ngữ khác nhau -nếu không thận trọng trong... khoảng trống về sự cách biệt văn hóa - Ngành hậu cần quốc tế: Doanh nghiệp của bạn có vận chuyển hàng hóa qua biên giới? Nếu có, bạn nên quan tâm tới một công ty hậu cần nào đó, nó sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của mình thực hiện những nhiệm vụ vận chuyển không cùng những trở ngại như khi bạn tự mình thực thi - Bắt quen với khác biệt về văn hóa: Mọi quốc gia đều có những nghi thức văn hóa đa dạng mà khác nhau... kiện chính trị và kinh tế không ổn định Mức độ rủi ro này được đền bù bằng việc định giá cao hơn cho sản phẩm xuất khẩu * Giá xuất khẩu ngang bằng giá nội địa - Khi các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết sâu về thị trường nhập khẩu Cách định giá này tạo cho doanh nghiệp cảm giác an toàn khi thâm nhập thị trường thế giới, không dính líu đến các qui định bán phá giá hiện có tại nhiều quốc gia - Phương pháp . CÂU HỎI ÔN TẬP MARKETING QUỐC TẾ 1. Marketing quốc tế là gì ? Marketing quốc tế khác với marketing nội địa ở chỗ nào? 2. Hãy phân tích tầm quan trọng của marketing quốc tế? 3. Tại sao các. nghiên cứu marketing quốc tế? 4. Phân tích các yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng đến marketing quốc tế? 5. Phân tích môi trường chính trị ảnh hưởng đến marketing quốc tế? 6. Luật pháp của quốc gia. dẫn đến Marketing quốc tế phức tạp hơn nhiều so với Marketing quốc gia. - Vòng đời sản phẩm quốc tế kéo dài hơn so với vòng đời sản phẩm quốc gia. Do vậy, sản phẩm trong Marketing quốc tế thường

Ngày đăng: 16/06/2014, 12:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các chi phí vận chuyển và chi phí trung gian:

  • Đặc trưng tâm lý của người tiêu dùng:

  • Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan