the S22,
eee S.ssm.=a sms -xsirassasnmnmnam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM os LY t)
TRUONG THI KIM HUE
TÊN ĐỀ TÀI :
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
GVHD : TRỊNH VĂN BIÊU
GVPB : TRẤN THỊ VÂN
Trang 2PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
LỜI CÁM ON
ém xin chin thinh cim on Ban chii nhiém Khoa Hea,
Lay Vhiy €6 hong Phing Chi nghiém prhuong "L4 ying day , r6 cd 0 hit co, Quy Shiiy €6 hong (a yitio hoc fehuif luting Lai hoc Se
Pham FP Hé Chi Minh, dac tél đà Shiiy Tinh Vin Biétu —
| yưườ da tin tinh gp dé, huiing din em hoan (hò tuin trăn
nay
Song qua hinh nghion ctu dé lai, em di hich lhu thém nhiéu kién
wie méi la va b6 ich Vi thoi gian va kha ning cin han ché nén
khing hé hiinh thei nhiing (hối stl Kinh mong dự GS ý cưa
Thiy C6 va cic ban
2 2 4 Minh, ngay 24 hing 5 nim 1999
Trang 3
PHSP TP.HCN LUẬN YAN TOT NGHIEP
Một số chữ viết tắt :
TN : Thí nghiệm PTN : Phòng thí nghiệm
PPGD : Phương pháp giảng dạy
THPPGD : Thực hành phương pháp giảng dạy ĐHSP : Dai hoc Su Pham
Trang 4PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP MUC LUC Mở ĐẦU I Ly do chon dé tai H Mục đích nghiên cứu
II Đối tượng và khách thể nghiên cứu
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
V Giả thuyết khoa học
VỊ Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG I : CƠ Sở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
I Hệ thống các phương tiện day hoc :
L.VỊ trí, vai trò của phương tiện dạy học 2 Phân loại các phương tiện dạy học
a Các phương tiện kỹ thuật dạy học
b Hệ thống các đồ dùng dạy học
c Thí nghiệm
II Thí nghiệm Hóa hoc :
1 Vị trí, vai trò của thí nghiệm đốt với việc dạy và học Hóa học 2 Phân loại thí nghiệm
3 Yêu câu đối với thí nghiệm Hóa học
a.Thí nghiệm biểu diễn
b.Thí nghiệm của học sinh
HI Nguyên tắc của Phòng Thí nghiệm
Trang 5PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
2 Kỹ năng cần rèn luyện trong giờ thực hành
3 Tac hai cua các chất, khí độc
4 Khâu chuẩn bị của PTN Š Khâu tiến hành TN
6 Những biện pháp để nâng cao chất lượng giờ TH PPGD
II Thử nghiệm một số thí nghiệm bổ sung vào chương trình LLDHHH 1 Muc dich
2 Tién hanh
IV Những thu hoạch từ thực nghiệm
1 Sinh viên cần phải hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về các chất độc a Các chất vô cơ
b Các chất hữu cơ
2 Sinh viên cần được học kỹ về nguyên tắc an toàn và cách xử trí trong
trường hợp nhiém độc
a Các nguyên tắc an toàn trong PTN
b Xử trí trong trường hợp bị nhiểm độc
3 Cần nghiên cứu bổ sung vào chương trình một số TN mới
Trang 6PHSP TP.HCM LUẬN YÄN TỐT NGHIỆP
Mở ĐẦU
I Ly do chon dé tai:
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng : Một đất nước muốn đạt được sự thịnh vượng về mặt kinh tế cần phải dựa trên sức mạnh chất xám, dựa trên
việc sử dụng tài sản trí tuệ và các nguồn lực về các khoa học công nghệ ,
đồng thời nhờ vào việc phát triển lực lượng lao động lành nghề và thường
xuyên học hỏi Như vậy nền kinh tế phát triển bao giờ cũng có tiền đề là nền
giáo dục phát triển cao
Ngày nay, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát
triển mạnh mẽ đòi hỏi phải tăng cường về số lượng lẫn chất lượng các nhà khoa học, trí thức, đội ngũ lao động xã hội, phát triển tư duy sáng tạo, tài
năng sáng chế của giới trẻ bằng con đường giáo dục - nâng cao dân trí, phổ
cập nghề nghiệp
Mục đích của giáo dục ngày nay không dừng lại ở việc truyền thụ kiến
thức kinh nghiệm cho học sinh mà còn bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo và ứng dụng
Để thực hiện phương pháp đổi mới giáo dục nhằm đạt được những mục đích trên thì chúng ta cần chú ý đến những vấn đề sau :
— Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đầy đủ, phù hợp và hiện đại
—_ Học sinh phải tự lực trong các hoạt động nhận thức
—_ Giáo viên phải là người hướng dẫn cho học sinh đi tìm tri thức
Vai trò của giáo viên rất nặng nề, quan trọng và phức tạp Để thực
hiện tốt vai trò của mình giáo viên không chỉ nắm vững môn học mà còn phải
có những kỹ năng, kỹ xảo trong việc biếu diễn thí nghiệm Kỹ năng này đòi
hỏi người giáo viên :
— Được trang bị đầy đủ các thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy
—_ Thao tác thí nghiệm phải thuần thục và khéo léo - Hiểu rõ cấy ehát độc hại, phòng tránh và sơ cứu
Xuất phát từ yêu cầu này nên em chọn đề tài “Nang cao chất lượng
Trang 7ĐHSP TP.WCM LUẬN YÄÑ TỐT NGHIỆP
giờ thực hành phương pháp giảng dạy” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
II Mục đích nghiên cứu :
Thông qua việc nâng cao chất lượng giờ thực hành Hóa ở trường Đại
học Sư Phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và rèn luyện tay nghề cho
người giáo viên Hóa học tương lai
II Đối tượng và khách thể nghiên cứu :
1 Đối tượng nghiên cứu : Các thí nghiệm và các thao tác của sinh viên
trong giờ thực hành phương pháp giảng dạy
2 Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học bộ môn Hóa học ở
Trường Đại học Sư Phạm TP HCM
IV Nhiệm vụ của đề tài :
1 Làm rõ tầm quan trọng của giờ thực hành PPGD
2 Tìm hiểu thực trạng các giờ thực hành hóa ở trường ĐHSP 3 Dua một số TN vào phần thực hành
4 Tìm những biện pháp để nâng cao chất lượng giờ thực hành PPGD
V Giả thuyết khoa học :
Nếu bổ sung thêm các biện pháp nâng cao chất lượng về thực hành
PPGD thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo sinh viên và nâng cao tay
nghề cho người giáo viên hóa học tương lai
VI Phương pháp nghiên cứu :
1 Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
2 Điều tra :
— Sinh viên sử dụng các thao tác biểu diễn TN —_ Khâu chuẩn bị của PTN
— Khâu tiến hành và xử lý chất độc của sinh viên — Kiến nghị của sinh viên trong giờ thực hành PPGD
3 Phân tích, tổng hợp số liệu 4 Thống kê toán học
Trang 8PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN L Hệ thống các phương tiện dạy học : l VỊ trí và vai trò :
Các phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được
giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
Các phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học thể hiện ở việc :
Giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy làm cho giờ học sinh đông, gây hứng thú cho học sinh
Cũng chính nhờ các phương tiện dạy học mà học sinh dễ tiếp thu bài
giảng, khắc sâu kiến thức
Các phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn trong quá trình dạy học : — Đẩy mạnh và định hướng hoạt động nhận thức của học sinh
Giáo viên sử dụng các phương tiện trong quá trình dạy học giúp cho học sinh tự rút ra được nhận xét, kết luận thay cho
phương pháp giảng dạy nêu vấn đề
Phát triển kỹ năng thực hành :
Thông qua những hoạt động của giáo viên hình thành nơi học
sinh một số những thói quen về hành động, từ đó học sinh dần dần
có thể làm lại được những gì mà giáo viên đã từng làm Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh :
Học sinh là người chủ động, là người đi tìm cái mới, giáo viên
chỉ là người hướng dẫn
Phát triển trí tuệ của học sinh :
Dần dần hình thành ở học sinh thói quen độc lập trong quá
trình nhận thức
Trang 9
DHSP TP.HCM
2 Phân loại : Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong
nhà trường bao gồm ba loại :
Phương tiện kỹ thuật dạy học
Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan) Thí nghiệm
a Các phương tiện kỹ thuật day hoc :
Các phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất bao gồm :
* Các mạng thông tin (bảng trong, phim, băng từ )
* Các máy móc chuyển tải thông tin (đèn chiếu, máy chiếu phim,
radio, tivi, máy vi tính, )
b Hệ thống các đồ dùng day học : Được gọi tắt là đồ dùng dạy học bao gồm :
— Mẫu vật bao gồm vật thật, mẫu vật phân phát, vật nhồi, các sản
phẩm nhân tạo, các bộ sưu tầm —_ Mô hình, maket —_ Hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, —_ Tranh vẽ, ảnh c Thí nghiêm : Là một phương tiện dạy học rất quan trọng đối với bộ môn hóa học
II Thí nghiệm hóa học : 1 Vi tri, vai tro:
a Vitri:
Thí nghiệm hóa học là một bộ phận quan trọng không thể
tách rời của quá trình dạy học Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của
việc học hóa học và cũng là cơ sở để rèn luyện kỹ năng thực hành Thí nghiệm hóa học còn được sử dụng với tư cách là nguồn gốc,
xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lí thuyết, hoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết
Trang 10PHSP TP.HCM LUẬN YAN TOT NGHIEP
b Vai tro:
Thực nghiệm khoa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình nhận thức thực tiễn Có thể nói thí nghiệm là một yếu tố của
nguồn nhận thức thế giới, là cầu nối giữa hiện tượng tự nhiên và
khả năng nhận thức của con người như Angghen đã viết : * Trong
nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình thái hiện thực khác
nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lí luận về tự nhiên,
chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự
thật, phải từ các sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rối phải
hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm ”
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập, nhận thức của học sinh Thí nghiệm có thể giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại, thí nghiệm hóa học còn có tác dụng
phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin khoa học, giúp hình thành những đức tính tốt của người
lao động mới Chẳng hạn, học sinh có thể tri giác trực tiếp cấu tạo bên ngoài và các hiện tượng xảy ra trong một lò vôi đang hoạt
động Qua thí nghiệm về sự phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao, học
sinh ghi nhận được những gì là chủ yếu nhất : Khi bị nung nóng ở
nhiệt độ cao (trên I00fc), canxicacbonat bị phân tích thành canxioxit và khí cacbonic bay ra, trong khói của lò vôi có khí
cacbonic Như vậy, thí nghiệm đã giúp học sinh lược bó những cái
phụ, thứ yếu, giữ lại những cái thuộc bản chất của sự vật hiện
tượng hay nói cách khác là trong giai đoạn lĩnh hội khái niệm hóa học, thí nghiệm sẽ giúp quá trình trừu tượng hóa nhận thức Từ đó học sinh sẽ hình thành khái niệm tốt hơn, bản chất hơn và học sinh sẽ vận dụng khái niệm tốt hơn
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen
với những tính chất mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các
Trang 11PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
đối tượng nghiên cứu,làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái
niệm khoa học và biết khai thác chúng Thí nghiệm còn giúp học
sinh làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích
được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản
xuất và đời sống Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập
được những quá trình mà trong thực tế hồn tồn khơng có được và kết quả đã tạo ra những chất mới Nó còn giúp học sinh khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người
Vì vậy, khuynh hướng chung của việc cải cách bộ môn hóa học ở
trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm
Trang 13PHSP TP.HCM LUẬN YÄN TỐT NGHIỆP
Tùy theo đặc điểm hoạt động của giáo viên và học sinh, trong dạy-học
hóa học ở trường phổ thông, người ta phân loại các thí nghiệm như sau:Thí nhiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh
Thí nghiệm biểu diễn làm cơ sở để cụ thể hoá những khái niệm về
chất và phản ứng hóa học Trong đó giáo viên là người chỉ đạo, thực hiện các
quá trình, học sinh quan sát rồi rút ra nhận xét, kết luận về một tính chất
Thí nghiệm của học sinh là những thí nghiệm do chính các em thực
hiện và quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Dựa vào vai trò của các loại thí nghiệm trong giờ học hóa học mà trong quá trình biểu diễn thí nghiệm giáo viên có thể sử dụng :
Phương pháp minh họa hay phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn hơn vì nó có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn và phát triển khả năng nhận thức của học sinh
Tùy mục đích của quá trình dạy-học, mà thí nghiệm của học sinh được
chia thành ba dạng khác nhau :
a, Thí nghiêm học sinh để nghiên cứu bài mới : còn gọi là thí nghiệm học tập đồng loạt, được tiến hành theo nhóm hoặc cá nhân
b Thí nghiệm thưc hành : nhằm củng cố kiến thức mà học sinh đã
lĩnh hội được trong các giờ trước đó Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm
c Thí nghiệm ngoại khoá :
Những thí nghiệm vui, thí nghiệm ở ngoài trường, thí nghiệm
thực hành và quan sát ở nhà
3 yêu cầu
a Thí nghiêm biểu diễn : Đối với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên cần phải đảm bảo :
* An toàn thí nghiệm : Đây là yêu cầu đầu tiên đối với mọi
thí nghiệm Giáo viên phải có ý thúc trách nhiệm cao về sức khỏe và tính mạng của học sinh, mặt khác giáo viên cần nắm chắc kĩ
thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm, người giáo viên phải
Trang 14ĐíSP TP.HCM LUẬN YÄÑ TỐT NGHIỆP
độc : H;§, NH:, NO; , những hỗn hợp khí gây nổ, .phải bố trí
các dụng cụ thí nghiệm đảm báo an toàn và cũng đảm bảo cho toàn thể học sinh quan sát được
* Đảm bảo kết quả thí nghiệm : Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy- học, kết quả tốt đẹp củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học Muốn kết qủa thí nghiệm tốt
phải nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, phải thí nghiệm
nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp Các dụng cụ và hóa chất
phải được chuẩn bị chu đáo, đồng bộ Giáo viên nên làm lại, kiểm
tra lại hóa chất trước khi lên lớp Nếu chẳng may thí nghiệm không
thành công cần bình tĩnh và kiểm tra lại, sau đó giải thích cho học sinh nguyền nhân
* Đảm bảo tính trực quan : Đây là một trong những yêu cầu
cơ bản của thí nghiệm biểu diễn Đòi hỏi người giáo viên phải
chuẩn bị và lựa chọn dụng cụ thích hợp và lượng hóa chất vừa
phải Các dụng cụ thí nghiệm cần có kích thước đủ lớn để học sinh
ngồi ở cuối lớp có thể quan sát được Bàn biểu diễn thí nghiệm
phải có độ cao cần thiết, các dụng cụ thí nghiệm cần được bố trí
sao cho học sinh có thể quan sát được Đối với thí nghiệm có tạo
khí, kết tủa cần quan sát đến màu sắc nên dùng phông Ngoài ra, để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn cần chú ý :
- Số lượng thí nghiệm cần vừa phải, các thí nghiệm cần phải
phục vụ cho trọng tâm bài giảng
- Về hóa chất : Nên sử dụng các hóa chất mà học sinh quen biết (trừ những thí nghiệm nghiên cứu chất mới)
- Về dụng cụ thí nghiệm : Phải đơn giản, đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mĩ thuật
b Thí nghiệm cúa học sinh :
* Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới : Phát triển một cách tốt
nhất năng lực trí tuệ của học sinh, kích thích hứng thú của học sinh Tuy nhiên khả năng nhận thức của học sinh có hạn, do đó việc tổ
Trang 15
PHSP TP.ACN LUAN YAN TOT NGHIEP
chức cho học sinh làm thí nghiệm dé nghiên cứu bài mới phải được
chọn lọc và giáo viên dùng phương pháp đàm thoại và phương
pháp minh họa để hướng dẫn học sinh tập làm và tự rút ra các kết
luận Từ đó kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong giờ hóa học và tạo điều kiện phát triển kĩ năng làm việc độc lập
* Thí nghiệm thực hành : Nhằm minh họa, ôn tập, củng cố và
hoàn thiện kiến thức Bên cạch đó còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kỹ xảo thực hành
Giáo viên xác định nội dung và phương pháp thực hiện các thí nghiệm Các thí nghiệm phải đơn giản, hóa chất phải dễ tìm,
giá thành không quá đắt , Đầu giờ giáo viên phải kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh, nhằm đảm bảo cho kết quả của giờ thực
hành Sau buổi giáo viên phải kiểm tra học sinh về cách tiến hành,
mô tả hiện tượng, rút ra kết luận,
* Thí nghiệm ngoại khóa : Đó là những thí nghiệm vui, những thí nghiệm có liên quan đến cuộc sống, Những thí nghiệm này ngoài việc giúp học sinh thư giãn giải trí, còn có tác dụng kích
thích sự tìm hiểu của học sinh về hóa học, từ đó tạo hứng thú đối
với bộ môn hóa học
Đối với những thí nghiệm này cần cho kết quả rõ ràng, nhanh
giúp học sinh giải thích được một số hiện tượng, tính chất cuả các sự vật xảy ra xung quanh các em
II Nguyên tắc chung của PTN :
1 An toàn : Làm việc cẩn thận để tránh tai nạn Phải thực sự chú ý và
cẩn thận để tránh tai nạn Phải thực sự chú ý và cẩn thận khi được gợi ý hay
hướng dẫn của giáo viên Nếu có tai nạn xảy ra phải thông báo với giáo viên
hướng dẫn ngay lập tức Trường hợp làm đổ chất lỏng nên rửa nước nhiều lần trước khi làm bất cứ việc gì khác
2 Trách nhiệm đối với dụng cụ trang thiết bị :
Bạn phải có trách nhiệm đối với tất cả các dụng cụ, trang thiết bị mà
Trang 16PHSP TP.HCN LUAN YAN TOT NGHIEP
Điều dĩ nhiên là bạn phải khóa và cất giữ chúng cẩn thận khi bạn ra khỏi
phòng thí nghiệm
3 Việc sử lý các hóa chất sau khi thực hành : Tất cả các chất thải sau khi thí nghiệm đều phải đổ vào chậu chứa chất thải theo qui định
4 Vệ sinh :
Bạn phải giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, trang thiết bị và dụng cụ sạch sẽ Nơi làm việc phải được lau sạch khi kết thúc buổi thí nghiệm
5 Việc nghiên cứu và làm thí nghiệm -
Đọc các bài thực hành trước khi đến phòng thí nghiệm Phải luôn mang
theo sách giáo khoa và tra cứu về những thông tin mới lạ cho nhận xét của chính ban
Phải tin tưởng vào chính mình Nên hỏi những vướng mắc của mình
với giáo viên hướng dẫn hay tra cứu tài liệu hơn là hỏi người bạn kế bên 6 Vở thực hành :
Thông thường tờ tường trình của bạn sẽ trả lời những câu hỏi liên quan tới phần hướng dẫn của giáo viên Những câu trả lời phải phù hợp với câu
hỏi Những câu trả lời phải là những câu đầy đủ (đúng) Câu trả lời một từ không được chấp nhận
Ghi vào trong tập những câu trả lời về cách tiến hành thí nghiệm cũng
như kinh nghiệm thành công
Tất cả những ghi chép và kết quả sẽ được kiểm tra bỡi giáo viên
hướng dẫn
7 Điểm danh :
Tất cả các sinh viên được yêu cầu có mặt trong giờ thực hành cho tới
khi kết thúc
Sự thất bại hay điểm số thấp không được khiếu nại trong trường hợp vắng mặt Nên tranh thủ thời gian và sử dụng hết thời gian bạn có trong
phòng thí nghiệm Phải nghiên cứu kỹ các bài thực hành, nhất là các bài được
hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn có quyền ngặn cấm và sử lý bất cứ sinh viên
nào vi phạm những nguyên tắc và điều lệ an toàn trong phòng thí nghiệm 8 Sinh viên cần làm việc độc lập theo sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 17
PHSP TP.HCN LUAN YAN TOT NGHIEP CHUONG II: THUC NGHIEM SU PHAM I Dự giờ các buổi thực hành phương pháp giảng dạy : l Mục dich:
Tìm hiểu về việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm , các thao tác thí nghiệm, sử lý hóa chất, của sinh viên, từ đó rút ra biện pháp thích hợp để
nâng cao hiệu quả giờ thực hành
2 Tiến hành :
Đến dự giờ hai buổi thực hành phương pháp giảng dạy của sinh viên
năm thứ 3 Khoa Hóa Trường ĐHSP Nhận xét về : —_ Cách sử dụng các dụng cu thí nghiệm —_ Cách sử dụng các dụng cụ hóa chất, — Cách lấy hóa chất —_ Cách xử lý chất thải sau thí nghiệm — Cách đun hóa chất — Cách xử lý khí độc
— Tác phong làm việc trong phòng thí nghiệm
3 Kết quả quan sát được :
Sau khi quan sát 30 sinh viên trong giờ thực hành PPGD, tôi nhận
thấy đa số sinh viên đều mắc phải các lỗi sau :
—_ Khi lấy hóa chất : Lấy tuỳ ý không theo một lượng nhất định, không cần biết việc lấy hóa chất đúng dư có ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm
— Dung dung cụ lấy hóa chất : Cùng một ống nhỏ giọt có thể cho vào nhiều lọ hóa chất Sau khi lấy xong để cho hóa chất dốc ngược vào
Trang 18PHSP TP.HCM LUẬN YAN TOT NGHIEP
—_ Đối với thí nghiệm độc : Khi phản ứng có tạo ra khí độc sinh viên
không quan tâm đến việc sử lý và để mặc cho khí độc bay tự do — Sau khi thực hiện xong phản ứng, sinh viên không quan tâm đến việc
xử lý các chất thải, đổ tất cả vào bồn rửa ống nghiệm dù là chất lỏng hay rắn
—_ Tác phong làm việc : Khi vào phòng thí nghiệm, các bạn không chú
ý đến việc rèn luyện các kỹ năng, cố gắng làm cho xong nhanh rồi về
— Cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm : Sinh viên thường mắc phải
các lỗi trong việc
* Sứ dụng kẹp : Đa số sinh viên đều chưa kẹp từ phía trên miệng ống
nghiệm xuống
* Sử dụng kẹp để giữ ống nghiệm : Ở giữa ống nghiệm hoặc gần đầu ống nghiệm
* Sử dụng đèn cồn : Để miệng ống nghiệm gần sát tim đèn cồn
* Lắp ráp dụng cụ điều chế khí : Thiếu thẩm mĩ Bố trí dụng cụ chưa phù hợp (che tầm nhìn của học sinh)
— Khi đun các chất lỏng, sinh viên không chú ý để miệng ống nghiệm,
khi thì quay về phía mình, khi thì cho quay vào mặt của người đối diện
—_ Khâu chuẩn bị bài : Sinh viên thường lụp chụp trong khi làm thi
nghiệm, vừa coi tập vừa làm thí nghiệm, điều này cho thấy sinh viên chưa chuẩn bị bài trước khi vào phòng thí nghiệm
4 Nhận xét :
Nhìn chung sinh viên mắc phải rất nhiều lỗi trong khi làm thí
nghiệm Các lỗi này tuy chưa gây ra tai nạn nhưng cũng gây ra tác
hại không phải nhỏ:
—_ Làm hư các hóa chất : Nếu giáo viên hướng dân biết và thay kịp thời
thì không ảnh hưởng gì Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến nhóm thực
hành sau (thời gian và kết quả)
Trang 19
ĐHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIỆP
— Antoan: Sinh viên chưa biết xử lý các khí thải, điều này ảnh hưởng
đến mọi người xung quanh và khi đun chất lỏng có thể làm bẩn chất lồng vào mình hoặc vào mặt của người đối diện
—_ Xử lý các chất sau phản ứng : Các bạn thường làm nghẹt nước ở bồn rửa ống nghiệm do cho chất rắn vào trong bồn
—_ Do khâu chuẩn bị bài của sinh viên làm chưa tốt, ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của thí nghiệm Vì vậy chất lượng của giờ thự hành chưa
cao
Nguyên nhân : chưa có qui định chung và chưa có những biện pháp
xử lý cụ thể khi sinh viên mắc phải sai sót II Điều tra :
1 Mục đích : Tìm hiểu ý kiến của sinh viên về :
—_ Việc tổ chức một buổi thực hành PPGD
— Kỹ năng cần rèn luyện trong giờ thực hành PPGD
—_ Tác hại của các chất, khí độc
—_ Khâu chuẩn bị của phòng thí nghiệm
—_ Khâu tiến hành thí nghiệm
— Những biện pháp để nâng cao chất lượng giờ thự hành PPGD
2 Tiến hành : Để thu nhập được ý kiến của sinh viên về các vấn dé
trên và tìm ra các hướng để nâng cao chất lượng giờ thực hành PPGD tới tiến hành phát phiếu điều tra đối với sinh viên năm 3 và 4 Khoa Hóa Trường
ĐHSP
Sau khi phát 88 phiếu và thu lại đủ số phiếu trên kết qủa được thể
Trang 25PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
Câu 13 : Theo bạn, những thí nghiệm không thành công do : Bạn chưa nghiên cứu kỹ thí nghiệm : 36,14%
Kỹ năng thao tác của bạn còn lúng túng :36,34%
Tài liệu chưa chính xác, cụ thể :14 46%
Khâu chuẩn bị phòng thí nghiệm :10,24%
Bạn không quan tâm đến kết quả : 241%
Giáo viên hướng dẫn : 241%
Câu 14 : Đề xuất kiến nghị của sinh viên với giờ thực hành Sinh viên đưa ra rất nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến đáng chú ý
la :
Dành nhiều thời gian cho sinh viên tập giảng (35 ý kiến)
Hóa chất trong phòng thí nghiệm cần được chuẩn bị đầy đủ hơn (15 ý kiến)
Giáo viên hướng dẫn cần giúp sinh viên bớt lúng túng khi đứng trước đám đông (7 ý kiến)
Tăng số tiết trong giờ thực hành (5 ý kiến)
Nói rõ tính độc của hóa chất và cách huỷ bỏ (4 ý kiến)
Nói cho sinh viên biết ứng dụng của các hóa chất trong đời sống (3
ý kiến)
Giáo viên hướng dẫn kiểm tra việc chuẩn bị bài của sinh viên (1 ý
kiến)
Giáo viên nên để cho sinh viên tự nguyện lên bảng (1 ý kiến)
Hóa chất trong phòng thí nghiệm nên ngăn nắp và ghi tên (1 ý kiến) Những ý kiến trên đây cho thấy rằng sinh viên rất quan tâm tới giờ thực hành PPGD 4 Nhận xét : a Về tổ chức một buổi thực hành PPGD :
Đa số sinh viên đều có hứng thú đối với giờ thực hành hóa học, bởi vì sinh viên đánh giá đúng vai trò của giờ thực hành là rất có ích
Trang 26DHSP TP.HCM LUẬN YAN TOT NGHIỆP
* Về số lượng thí nghiệm trong một buổi thực hành 4 tiết phần
lớn các sinh viên đều chọn từ 8 -10 thí nghiệm ( 54%) Theo tôi số lượng thí nghiệm như vậy rất hợp lý đảm bảo được chất lượng của giờ
thực hành và phù hợp với sức khỏe của sinh viên
* Về sự phân bố thời gian giữa các phần trong giờ thực hành : + Phần hướng dẫn của giáo viên : 55% sinh viên cho rằng phần này nên chiếm 30 phút trong 180 phút thực hành
Theo tôi sự phân bố này rất hợp lý : Vừa nâng cao được tính tích cực của sinh viên (để sinh viên tự nghiên cứu các thí nghiệm ở nhà, giáo viên chỉ nói đến những điểm cần lưu ý hay những sai sót của tài liệu) vừa tiết kiệm được thời gian để sinh viên làm các hoạt động cần
thiết hơn
+ Phần tự làm thí nghiệm của sinh viên : Theo nhận xét của đa số sinh viên, phần này chiếm từ 60 - 90 phút (26,5%), và theo tôi sự
phân bố này cũng hợp lý, thời gian lao động tuỳ thuộc vào số lượng thí nghiệm và tuỳ thuộc vào mức độ dễ hay khó cho sinh viên thời
gian rộng rãi để các bạn có thể làm hết tất cả các thí nghiệm và làm
lại nếu chưa cho kết quả tốt
+ Phần tập giảng có làm thí nghiệm của sinh viên : Theo phần lớn các bạn, phần này chiếm từ 60 - 90 phút (25%)
Tôi cũng đồng ý với sự lựa chọn của các bạn bởi vì phần này rất
quan trọng và rất có ý nghiã đối với tất cả các sinh viên giúp sinh
viên mạnh dạn và tự tin hơn đừng trườc đám đông
Nhìn chung, sự phân chia thời gian của sinh viên là hợp lý Tuy
nhiên, sự phân chia này không phải là cứng nhắc mà cơ thể có sự
thay đổi chút ít tùy theo từng bài
b Về kỹ năng cần rèn luyện trong giờ thực hành, sinh viên đánh
Trang 27ĐHSP TP.CM LUẬN YẢN TỐT NGHIỆP
4 Vẽ hình (19 32%)
Trong đó :
* Diễn đạt bằng lời và biểu diễn thí nghiệm là rất cần
* Viết bảng và vẽ hình là cần nhưng tỉ lệ các bạn cho là không
cần còn cao hơn (hơn 10%)
Theo tôi sự đánh giá này cũng rất hợp lý, kỹ năng diễn đạt bằng
lời và biểu diễn thí nghiệm chỉ được rèn luyện trong giờ thực hành mà
thôi, do đó kỹ năng này nhất thiết phải được rèn luyện trong giờ thực
hành Còn kỹ năng viết bảng và vẽ hình không cần thiết phải được rèn
luyện trong giờ thực hành, bỡi vì có nhiều bạn đến năm 3 có thể viết bảng rất đẹp, vẽ hình rất khéo và sinh viên có thể tự rèn luyện hai kỹ
năng này ở nhà hoặc ở trên lớp
c Đối với tác hại của các hóa chất :
Không ai trong số sinh viên được điều tra là không biết tác hại của hóa chất và không ai không quan tâm đến tác hại của chúng.đa số
các bạn biết tác hại của các hóa chất độc ở các mức độ tương đối và
chủ yếu là thông qua giáo viên Do đó phòng thí nghiệm nên có gắn
các bảng nói về ảnh hưởng của các chất độc hoặc đưa vào nội dung
giáo trình
* Sau mỗi buổi thí nghiệm có chất độc : Đa số sinh viên đều
cảm thấy mệt (98%) và rất ít (2%) sinh viên cảm thấy bình thường Mức độ mệt nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người
Theo tôi các bạn sinh viên cảm thấy mệt mỏi là điều đương
nhiên, bỡi vì các bạn không hề để ý đến các sản phẩm độc sinh ra và
số lượng hóa chất làm tùy tiện Do đó khi cho sinh viên tự làm thí
nghiệm, giáo viên cần lưu ý sinh viên, những thí nghiệm độc và lượng
hóa chất lấy phải đúng như qui định
* Đối với thí nghiệm độc : Trên 50 % sinh viên tìm cách hủy
Một tỉ lệ không nhỏ sinh viên muốn hủy nhưng không biết cách (trên 40%) Do đó đối với những thí nghiệm độc thì tài liệu nên hướng dẫn tỉ
Trang 28PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
chính xác Bên cạnh đó nên hướng dẫn cho sinh viên cách hủy bỏ sau
khi quan sát xong
d Khâu chuẩn bị của phòng thí nghiệm :
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm đa số sinh viên đã được
hướng dẫn về cách sử dụng
Theo tôi đây là một nhận xét đúng bỡi vì các bạn được các thầy
cô trong tổ bộ môn PPGD_ cho xem các băng video về cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm và đây là một việc làm có hiệu
quả rất cao và cần được duy trì
* Về hóa chất :55,68% sinh viên có ý kiến là hóa chất trong phòng thí nghiệm còn thiếu không đủ để làm tất cả các thí nghiệm trong tài liệu Vì vậy, tôi rất mong phòng thí nghiệm trang bị hóa chất
đầy đú hơn nhằm tạo điều kiện cho buổi thực hành đạt kết quả tốt
e Khâu tiến hành thí nghiệm :
* Khi lấy hóa chất để làm thí nghiệm : đa số sinh viên đều cho là mình lấy gần đúng như hướng dẫn ( về khối lượng cũng như thể tích)
nhưng theo tôi ý kiến này chưa chính xác lắm bởi vì, khi dự 2 buổi thực hành PPGD của sinhviên năm 3, và tôi khi quan sát các bạn làm chung
nhóm, khi lấy hóa chất các bạn lấy tuỳ thích,không cần biết lượng chất là bao nhiêu, nó có ảnh hưởng gì đến kết qủa xét nghiệm hay không,
do đó giáo viên hướng dẫn nên thường xuyên nhắc nhở sinh viên trong lúc làm thí nghiệm cũng như trong lúc tập giảng Nói cho sinh viên
biết tác hại của việc lấy hóa chất bừa bãi, nó có ảnh hưởng xấu như thế nào
* Đánh giá về mức độ thành công của các thí nghiệm : Gần
60% sinh viên được điều tra cho ring 80% thi nghiệm tiến hành là thành công, vậy còn, một số lượng không ít thất bại, và như vậy thì
không đảm bảo đúng yêu cầu của giờ thực hành
* Theo sinh viên, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại đó trước hết
là do tài liệu hướng dẫn chưa chính xác, cụ thể: sau đó là do chính các bạn chưa nghiền cứu kỹ thí nghiệm, kỹ năng thao tác còn lúng túng
Trang 29
PHSP TP.HCN LUAN YAN TOT NGHIEP
Như vậy giáo viên hướng dẫn phải nghiện cứu kỹ tài liệu và cần phải
làm thí nghiệm trước khi hướng dẫn cho sinh viên Cần chỉnh lại nồng độ hoặc lượng hóa chất cho phù hợp đối với những thí nghiệm chưa cho kết quả tốt và sửa ngay trong tài liệu Bên cạnh đó cần phải kiểm tra thật gắt gao khâu chuẩn bị bài của sinh viên trước buổi thực hành, và để khuyến khích thì nên cho điểm để sinh viên tích cực hơn Còn kỹ
năng thao tác của sinh viên phải được kiếm tra thường xuyên và sửa
lại ngay cho sinh viên, nhất là tập giảng phải luôn nhắc sinh viên lấy đúng lượng chất, ví nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của thí nghiệm
f Kiến nghị của sinh viên :
Khi điều tra hứng thú về giớ thự hành, sinh viên đều nói là rất hứng
thú vì các thí nghiệm rất có ích cho nghề nghiệp của họ sau này Do đó, khi hỏi về biện pháp để nâng cao chất lượng giờ thực hành PPGD,
sinh viên cho rất nhiều ý kiến, trong số đó có những ý kiến rất hay và rất cần thiết là :
* Dành nhiều thời gian cho sinh viên tập giảng có kèm theo
biểu diễn thí nghiệm (có đến 35 ý kiến) Ta thấy rằng, việc biểu diễn
thí nghiệm và tập giảng rèn luyện cho sinh viên rất nhiều các kỹ năng
: Kết hợp lời nói và hành động, mô tả, và cũng rất có ích khi sinh
viên ra trường
* Hóa chất trong phòng thí nghiệm cân được chuẩn bị day đủ
hơn để sinh viên có thể làm đầy đủ các thí nghiệm trong tài liệu (15 ý
kiến)
* Giáo viên cần kiểm tra việc chuẩn bị bài của sinh viên trước
buối thực hành và sau buổi thực hành, thu ngay bảng tường trình Tuy chỉ có một ý kiến nhưng rất cần xem xét Bỡi vì, nếu giáo viên làm
như vậy thì khâu chuẩn bị ở nhà của sinh viên sẽ được làm tốt hơn và
trong buổi thự hành sinh viên cố gắng nhiều hơn
Trang 30PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP dạy Bỡi vì, nếu đưa bài giảng về gần thực tế thì bài học sẽ dễ hiểu và
học sinh có hứng thú đối với những tiết học, thì tiết học sẽ sinh động * Nói rõ tính độc của hóa chất và cách huỷ bỏ đối với những thí
nghiệm tạo ra khí độc, (4 ý kiến) Điều này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên cũng như giáo viên hướng dẫn
* Han chế những thí nghiệm kém hiệu quả và thay vào đó là
những thí nghiệm có ích cho giảng dạy (2 ý kiến)
* Tăng số tiết trong buổi thực hành (5 ý kiến) Theo các ý kiến
này, thời gian thực hành còn ít Những thí nghiệm chưa thành công,
các bạn muốn điều chỉnh lại thì không kịp
* Giáo viên cần giúp sinh viên bớt lúng túng khi đứng trước đám đông (7 ý kiến) Các bạn đưa ra các biện pháp là: tổ chức cho sinh viên tham gia các buổi thảo luận theo nhóm vơi mức độ từ nhỏ đến lớn, tập cho sinh viên quen dần khi phát biểu ý kiến của mình trước
tập thể và điêu này giúp cho các bạn tự tin hơn khi đứng trước lớp Bên cạnh đó có những ý kiến không phù hợp với ví dụ :
* Phân ra nhóm thực hành : có 5 đến 6 sinhviên
* Để cho sinh viên tự nghiên cứu và làm thí nghiệm Theo tôi
điều này không đảm bảo an toàn và chất lượng của giờ thực hành
không cao
* Giáo viên nên để cho sinh viên tự nguyện lên bảng Theo tôi,
nếu làm như vậy thì những sinh viên nhút nhát sẽ không lên bảng và
sinh viên sẽ không chuẩn bị bài tích cực
II Thử nghiệm một số thí nghiệm mới bổ xung vào chương trình
LLDHHH :
l Mục dich:
Yêu cầu của chương trìng phổ thông hiện nay là nâng cao tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học Vì vậy giáo viên phổ thông cần đưa một số thí nghiệm vào các chương lý thuyết Hóa đại cương Để làm được điều này, trước tiên trong TH PPGD phải có sự cải tiến Hiện nay mới chỉ có
Trang 31
ĐữSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIỆP những thí nghiệm minh họa cho phần dạy về các chất cụ thể còn các bài lý
thuyết về hóa đại cương dạy chay
2 Tiến hành :
Tôi đã tiến hành làm đủ Š thí nghiệm Trong đó có thí nghiệm làm với
khí Cl; tương đối độc Do đó tôi xin đề xuất 4 thí nghiệm có thể bổ xung vào
chương trình thực hành PPGD HH IH Những thu hoạch từ thực nghiệm :
1 Sinh viên cần phải hiểu rõ hơn, đây đủ hơn về các chất độc
Thông thường mỗi hóa chất có mức độ độc hại khác nhau, gây ra cho con người những bệnh tật khác nhau và tỉ lệ độc hại nhiều hay ít cũng tuỳ
thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người Có những hóa chất nếu chúng ta tiếp xúc ngắn thì không bị ảnh hưởng nhưng tiếp xúc trong thời gian dài thì
có những ảnh hưởng về sức khỏe Có hóa chất gây ra tác hại mà chúng ta
thấy được, có những hóa chất gây ra tác hại ngay, cũng có những hóa chất gây ra tác hại về lâu dài
Vì vậy chúng ta thấy rằng việc hướng dẫn cho sinh viên, học sinh biết
được các hóa chất độc, ảnh hưởng của chúng lên cơ thể con người cũng như
cách sơ cứu khi bị ngộ độc là điều hết sức cấp thiết Trong mỗi phòng thí
nghiệm nên có dán những thông tin về các hóa chất độc mà sinh viên hay sử
dụng, giúp cho các em có ý thức hơn khi lấy hóa chất cũng như chăm chú hơn
về kỹ thuật tiến hành thí nghiệm Sau đây là một sô hóa chất độc mà mỗi
sinh viên cần phải biết :
a Các chất vô cơ :
ai Amoniặc :NH;
* Tính chất của amoniac :
Là loại thể khí không màu, mùi khai, sốc và có tính kích
thích rất mạnh, làm chảy nước mắt, tan rất nhiều trong nước Vì
dễ hòa tan trong nước, nên cũng rất dễ tác dụng với niêm mạc
của cơ thể, khi tác dụng gây bỏng rất nghiêm trọng
Trang 32DHSP TP.HCM LUAN YAN TỐT NGHIỆP
NH; có tác hại đối với cơ thể, kích thích rất mạnh tới đường hô
hấp trên và niêm mạc Do NH; kết hợp với thành phần nước ở
những chỗ thường xuyên ẩm ướt trên cơ thể (mắt, mũi, cổ, họng,
) gây bỏng rát vì có phản ứng kiểm hóa kèm theo tỏa nhiệt
Sự kích thích này làm nước mắt dàn dụa, nhức đầu, nôn mửa, Nếu hít phải NH; liền mấy hôm, phối có thể bị tụ máu và
phù, có ảnh hưởng xấu tới tim và đường hô hấp
Trường hợp hít phải một lượng NH; nhỏ liên tục trong nhiều
ngày sẽ gây viêm đường hô hấp phía trên
Nồng độ NH; cho phép tồn tại trong không khí : < 0,02 mg/1
lít không khí
* Các triệu chứng nhiễm độc :
Mức độ nhiễm độc nặng hay nhẹ phụ thuộc vào các yếu tố : Nồng độ NH; trong không khí, thời gian hít phải, khí hậu, tính
dị ứng của người đối với NHạ, cũng như thể lực của người đó Với nồng độ NH; thấp thường có những biểu hiện như : cổ
họng khô, ho khan, viêm giác mạc và phổi mọng nước, NH;ạ
bắn vào da sẽ gây bỏng, ngứa, nếu nặng có thể bị loét da có
trường hợp sau nhiễm độc, người bị nạn ngã ngất, nói lam
nham, tim đập dồn dập và sắc mặt tái nhợt
* Các biện pháp phòng tránh khi bị nhiễm độc :
Phòng tránh : Giữ kín các dụng cụ chứa NH;:, nếu trường hợp phải thải NH: ra ngoài thì đặt miệng ống, sả trên vị trí thật cao
hoặc sục vào trong nước cho hòa tan rồi thải theo rãnh Mặt
khác, phải chú ý không uống nhằm phải nước hòa tan NH; và không được ngửi các thiết bị, dụng cụ có chứa NH; để tránh bỏng ruột và bị ngất
a> Khi nito: N>
* Tinh chat:
Là loại khí không màu, không mùi, không vị, không thể tự
cháy và cũng không là chất trợ cháy, không duy trì sự sống
Trang 33PHSP TP.HCN LUẬN YAN TOT NGHIEP
* Nguyên lí gây độc:
Nếu hàm lượng nitơ trong không khí tăng dần ( Nitơ chiếm
79% V-không khí ) sẽ làm cho ta mỗi lúc một khó thở hơn Nếu hàm lượng nitơ trong không khí quá lớn ta có thể chết ngạt rất
nhanh vì thiếu oxy nghiêm trọng * Phòng tránh : Đối với nơi làm việc ở nơi có nồng độ nitơ không cao lắm ta có thể sữ dụng mặt nạ hộp lọc còn khi nồng độ lớn ta phải dùng mặt nạ kiểu cách ly a3 Nitd dioxit : NO, * Tinh chat:
Là loại khí độc có thể đối màu theo nhiệt độ Khi ở thể khí
Nitơđioxit tác dụng lên đường hô hấp sẽ tạo thành HNO: va NO và chúng sẽ tác dụng với những chất có tính kiểm tồn tại ở đường hô hấp, gây nên những phản ứng chuyển hóa thành muối Nitrat và Nitrô, gây tác hại đối với toàn bộ cơ thể
* Nguyên lý gây độc : (không chỉ của NO; mà cho tất cả
NO,)
Sau khi NO, qua đường hô hấp, đột nhập vào cơ thể thường
không gây nên tác dụng kích thích nhanh và mạnh, mà phải sau
6 giờ hoặc hơn mới có các triệu chứng như ho, ngạt thở, thở gấp,
nếu nghiêm trọng phổi có thể bị mọng nước
Khi đóng vai trò của một axit, tác dụng lên niêm mạc đường
hô hấp Nếu là hợp chất nitơ, xâm nhập vào máu và phá hoại
máu nghiềm trọng
* Các triệu chứng nhiễm độc :Nhức đầu, mất ngủ, tiêu hóa kém, sút cân, bí ỉa, loét niêm mạc, thiếu máu và tăng bệnh phổi (nếu có) Trong trường hợp nhiễm độc mãn tính, các triệu chứng dễ thấy như : Ho, ngạt, thở gấp Nếu hít phải NO; có nồng độ
cao, trước hết sẽ kích thích phế quản, sau đó váng đầu, nổ đom
Trang 34PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
nước, có khi khó thớ, chuột rút, trường hợp nghiêm trọng sẽ
dẫn đến chết rất nhanh
* Phòng tránh :
Nơi làm việc có NO; phải được thông gió tốt, những người bị
bệnh phối và viêm phế quản không được làm việc với NO; ay Hydrosunfua : HạS
* Tinh chat HS :
Chất khí không màu, mùi trứng thối, dH;S/KK = 1,53 t, =-
67,5°c,tự bốc cháy ở 345 - 380°c, tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu, cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh
nhạt
Khi nồng độ H;S rất lớn sẽ không có mùi thối mạnh như nồng
độ nhỏ Thậm chí, trong không khí có chứa một lượng lớn HS ở
nồng độ cao khiến mũi ta không hề ngửi thấy mùi thối nữa, nhưng chính khi đó tác hại của nó đối với ta hết sức lớn Sở dĩ, hầu như ta không ngửi thấy mùi thối rữa, ví H;S ở nồng độ lớn
đã kích thích mạnh tới mức làm thần kinh khứu giác bị tê liệt hoàn toàn
* Cách phòng tránh :
Nếu nồng độ H;S lớn phải dùng mặt nạ, nếu nồng độ thấp ta vẫn đề phòng nhiễm độc và phải tăng cường thông gió
as Anhydritsunfurơ : SO;
* Tính chất :
Chất khí không màu, có mùi chua sốc và có tính kích thích khá mạnh dH;S/KK = 2,26, tan trong nước một phần, tan nhiều
trong các dung môi hữu cơ
* Ánh hướng sinh lí của SO; :
Khi tiếp xúc với những nơi ẩm ướt trên cơ thể người, trước
hết SO; chuyển thành HạSO¿, sau đó là H;SO¿ SO; sẽ tác dụng tới đường hô hấp trên và niêm mạc mắt Khi hít phải khí SO;,
Trang 35DHSP TP.HCM LUAN YAN TỐT NGHIỆP
niêm mạc khí quản sẽ bi kích thích sinh ho; có khi thanh đới bị
co rút làm người bị nạn không nói được
* Các triệu chứng nhiễm độc :
Thoạt đầu người bị nhiễm độc sẽ trào nước mắt, chảy nước mũi, nhức đầu, lợm giọng, chân tay bải hoại, dạ dày anh ách
khó chịu, đau bụng ỉa chảy, thở gấp, tức ngực và kém cảm giác với lạnh Nếu nhiễm dộc mãn tính sẽ dẫn tới viêm da, viêm khí
quản, viêm phổi biến chứng thành mộng nước phổi phan ứng
của vị giác và khứu giác giảm sút, mắt đỏ, sưng
ag Khi Clo : Cl,
* Tinh chat :
Chất khí, màu vàng lục, có mùi kích thích mạnh d/kk = 2,488, t, = - 33,7c , hóa lồng ở -102,1°c, là chất oxy hóa mạnh, khi
tiếp xúc với khí CO; sẽ tạo thành khí độc phôtghen (COCI;) * Cơ chế nhiễm độc :
Khi hít phải Cl; thì Clạ tiếp xúc với niêm mạc, nó sẽ nhanh
chóng kết hợp với hydro trong nước của niêm mạc để tạo thành hydroclorua (HCl), là loại axit mạnh Do tác dụng kích thích sẽ gây bỏng, sưng , tụ máu và trường hợp nặng dẫn tới phối bị
mọng nước hoặc có thể huỷ hoại tế bào phổi * Các triệu chứng nhiễm độc :
Niêm mạc bị kích thích rất mạnh, vàng mắt, nổi tia máu,
nước mắt chảy dàn dụa, mắt mũi, họng bỏng rát, đau buốt, tức thở, ho, sắc mặt ban đầu thì đỏ, hồng , dần trở nên tái nhợt Khi bị nhiễm độc nặng cuống họng bị co rút và có thể mọng nước ở phổi (thở dốc, tức ngực)
* Cách phòng tránh :
Các thiết bị chứa đựng phải thật kín, tăng cường hệ thống
thông gió, khi vào nơi có khí Clo phải đeo mặt nạ Ngoài ra,
Trang 36PHSP TP.HCN LUAN YAN TOT NGHIEP
tính, hen suyễn, ngạt mũi, viém xoang, dau mat, kh6ng nén
tiếp xúc với khí Clo
a7 Brom : Br> * Tinh chat :
Là chất lỏng màu nâu thẫm, hóa rain 6 -7,3°c , t’, = 58,8°c ,dé tan trong rugu, este
* “Tính độc :
Có tác dụng kích thích rất mạnh đối với đường hô hấp và phổi, dung dịch brôm nồng độ cao có tác dụng kích thích và ăn
mòn da
* Triệu chứng nhiễm độc :
Nếu hít thở phải một lượng lớn Brôm nhất định nào đó sẽ có
hiện tượng chảy máu cam, váng đầu, hoa mắt, nhức nhối hai bên thái dương, mấy giờ sau sẽ có đau bụng, tiêu chảy, có khi chân tay và khắp người bị mẫn đỏ, những chỗ da để lộ ra ngoài bị nổi mụn mưng mủ Dung dịch Brôm nồng độ cao dính vào da thì chỗ da đó sẽ bị phồng dộp mộng nước, nếu không kịp thời
rửa sạch sẽ phát triển thành lở loét * Cách phòng tránh :
Giữ kín thiết bị đựng dung dịch Brơm Ngồi ra ta cịn phải
đặt các cơ cấu hút gió và thông gió, khi tiếp xúc với dung dịch
Brôm nồng độ cao phải mặc quần áo bảo hiểm, mang găng tay
cao su, tạp dể, ủng cao su
ag Axit - kiém :
* AXII :
+ Tính chất : Là chất lỏng có tính ăn mòn rất mạnh Những
loại axit vô cơ thường gặp là : Axit nitric (HNO)), axit sunfuric (H,SO 4), axit clohydric (HCI), Trong dé:
Axit Sunfuric gồm 3 loại : axit sunfuric đặc, loãng và phát khói (oleum)
Trang 37
PHSP TP.HCM LUAN YAN TOT NGHIEP
+ Ánh hướng của axit với sinh lý :
Khi hít thổ phải hơi axit sunfuric hoặc hơi của bất cứ loại axit nào kể trên, có thể bị nhiễm độc Hơi axit sẽ tác động tới đường
hô hấp trên và niêm mac mat
Axit bắn vào da sẽ gây bỏng Mức độ gây bỏng nặng hay nhẹ còn tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và thời gian tiếp xúc dài hay ngắn * Kiểm : + Tính chất : Có thể làm bỏng da Khi ở nồng độ thấp có thể làm da mất lớp chất nhờn, bề mặt da sẽ khô, sân, chai, nứt, đau PAL
+ Cách phòng tránh và sơ cứu khi nhiễm độc axít và kiểm : Phòng tránh : Giữ kín các thiết bị và thùng chứa, bố trí các thiết bị thông gió tốt, tránh để kiểm bắn vào da và mắt, phải
dùng dụng cụ báo hộ
b Các chất hữu cơ :
bl Métan : CH,
* Tính chất : Thể khí, không màu, không mùi, dễ cháy, dễ nổ và có tính độc với người và động vật Rất dễ bắt lửa, khi cháy
cho ngọn lửa không màu, ở nồng độ 0°%C và 760mmHg hàm
lượng CH¿ trong không khí đạt 5 - 15% thể tích sẽ nổ rất mạnh nếu gặp tia lửa
*, Tác hại và triệu chứng nhiễm độc Mêtan :
Do tính chất dễ bắt lửa, gây cháy nổ, vì vậy người và động vật sẽ chết ngạt rất nhanh vì thiếu dưỡng khí khi trong không
khí có chứa trên 85% thể tích khí CH¡
Nếu trong không khí có nồng độ CH, lên tới 25 - 30% thé
tích, sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhiễm độc nặng
như nhức đầu, ngạt mũi, khó thở làm mạch đập tăng lên, thở
gấp, đầu óc mụ mẫm, ý định và động tác không ăn khớp với
Trang 38PHSP TP.HCN LUAN YAN TOT NGHIỆP * Cách phòng tránh và sơ cứu nhiễm d6c Métan :
+ Phòng tránh : Cách tốt nhất để ngăn ngừa khi Mêtan gây
cháy nổ và làm nhiễm độc là : bảo đảm độ kín của các thiết bị tàng trữ mêtan Tăng cường các biện pháp thông gió ở nơi làm
việc Thải xả khí mêtan xa nguồn lửa để tránh tai nạn cháy nổ
+ Sơ cứu : Nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi không khí trong lành , nhưng chú ý không đẻ nạn nhân bị cảm lạnh đột
ngột Nêu thấy nạn nhân thở yếu ớt hoặc ngừng thở thì đặt nằm xuống nơi khô ráo, sạch sẽ, khuất gió và làm hô hấp nhân tạo
b2 Axetylen : C›H;
* Tính chất : Chất khí không màu : t”, = -§4”c, có chứa nhiều tạp chất nên khí axetylen có mùi hăng đặt biệt và có tính kích thích mạnh, có khả năng gây cháy, nổ khi tiếp xúc với nhiều chất khác ở điều kiện tiêu chuẩn, hỗn hợp giữa C;H; và không khí mà hàm lượng C;H; đạt trong khoảng 2,6 - 80% thể tích , sẽ gây nổ nếu gặp tia lửa
* Sự nhiễm độc và các triệu chứng biểu hiện :
+ Tác hại : Nguyên nhân chính gây nên nhiễm độc axetylen
thực ra không phải do C;H; mà chính là do các khí tạp chất
trong hỗn hợp khí axetylen (ví dụ : PH; ) vì tính độc của C;H;
rât yếu trường hợp nhiễm độc do chính C;H; gây nên chỉ là hạn
hữu khí C;H; hỗn hợp với không khí thì tác dụng của nó đối với ta là tác dụng gián tiếp, nghĩa là nó làm ta nghẹt thở vì thành
phần ôxy trong không khí đã giảm bớt do sự có mặt của C;H; Hỗn hợp của C;H; với không khí được dùng là thuốc gây mê
trong y học
+ Theo kết qủa nghiên cứu của Đêvitxông (Liên xô) thì tác dụng của khí C;H; ở các nồng độ khác nhau đối với con người
như sau :
- khi ở 10% ta có cảm giác nhiễm độc nhẹ
Trang 39
PHSP TP.HCN LUAN YAN TOT NGHIEP - khi ở 15% thì bắt đầu thích nói, thêm ngủ, đi đứng loạng
choạng
- _ Khi ở 20% nói cười huyện thuyên sau đó cổ khó cử động, dễ cáu gắt nói lắm nhảm nhưng vẫn chưa mất khả năng
suy nghĩ,
- - Khi ở 33% thì chỉ vài phút người ta sẽ mất hết khả năng
suy nghĩ
* Phòng tránh khi bị nhiễm độc :
+ Axetylen tiếp xúc với hợp chất của bạc sẽ tao thành hợp chất bạc axetylua, là chất rất dễ nổ, vì vậy không để axetylen tiếp xúc với hợp chất của bạc
+ Nếu các thiết bị bằng đồng buộc lòng phải tiếp xúc với
axetylen thì các thiết bị đó nhất thiết phải được mạ điện hoặc
phải được định kì cọ rửa sạch se”
+ Đất đèn phải được bảo quản tốt, không để đất đèn ở nơi
ẩm ướt
b3 Foocmandehit ( HCHO ) :
* Tính chất : là loại khí không màu mùi hăng xốc, Ủs = - 2l”c, dễ tan trong nước, trong công nghiệp được dùng làm
chất hãm ăn mòn kim loại
* Tác dụng gây độc :
Có khả năng kích thích mạnh đến niêm mạc và da Người bị
nhiễm độc thường bị viêm kết mạc mắt, viêm xoang, viêm khí quán và viêm da
Nếu Foocmandehit tác dụng lâu dài sẽ mắc chứng mất ngủ, chán ăn uống, viêm dạ dày, viêm phổi, viêm phế quản và gây thương tổn thận
* Phòng tránh nhiễm độc :
Nơi làm việc phải được thông gió tốt Ngoài ra, những người có
chứng bệnh như viêm họng, viềm xoang, đau dạ dày hoặc có
Trang 40PHSP TP.ACM LUẬN YAN TOT NGHIEP
2 Sinh viên cần học kỳ về nguyên tắc an toàn và cách xử lý trong
trường hợp nhiễm độc
a Những nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
Để ngăn ngừa tai nạn cần tuân theo những nguyên tắc sau :
—_ Làm đúng như hướng dẫn của giáo viên
— Không được làm thí nghiệm nếu chưa hiểu rõ cách tiến hành
—_ Không được tự ý pha trộn hoặc sử dụng hóa chất
— Không được tự ý nếm ngửi bất cứ chất gì, không được ngửi nhiều bất cứ khí gì —_ Phải có sự hướng dẫn, xem xét và kiểm tra tất cả các dụng cụ trước khi bạn sử dụng — Giff noi làm việc và dụng cụ của bạn được sạch sẽ và theo một trình tự nhất định
— Không được đưa miệng của chai lọ về phía bạn hay người
khác, đặc biệt là khi nung nóng chai lọ đó
— Làm TN phải xác định đúng mục đích và phải cân nhắc kỹ
lưỡng Tuy nhiên không được vội vã
- Luôn phải mặc tạp dé cao su hay áo khoác trong phòng thí
nghiệm để bảo vệ bạn và quần áo bạn
— Không được đùa giỡn trong phòng thí nghiệm nếu không ban
sẽ cảm thấy hối tiếc về điều đó trong suốt cuộc đời bạn b Cách xử lý khi bi nhiễm độc
— Cần thao tác nhanh chóng đưa người bị nhiễm độc ra nơi không khí trong lành
—_ Gọi bác sĩ ngay
—_ Để gây nôn mửa ( trừ trường hợp acid hoặc bazơ ) dùng nước
muối nóng hoặc nước xà phòng
- Nếu người nhiễm độc bị ngất , cho uống café nóng, trà nóng
hoặc hít vào hơi của rượu, axit axeuc, NH:, chất có mùi kích
thích