BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN
K1
NHUNG YAN DE KHOA HOC YE YAN
HOC DAT RA TU CAC CONG TRINH CUA DANG THAI MAI
LUAN VAN TOT NGHIED
MEN KHOA 1995-1999
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.PTS PHÙNG QUÝ NHÂM
Trang 2cy
Can xin chan thank edit on:
© Shay Dhing Quy Wham da ahi¢t tinh
huténg dan en hodn thanh ludn odn nay
© Cie thay ce khoa Wg Odn Fritding Dai Zfoe Su Dham, nhiing agudi da tan tinh trayén
dat, trang bi kién Uuie nghé nghiép cho eluing em © Cae ban ding khéi da khuyén khieh, doug vién trong qua trinh thie hiéa ludu oda nay
Sinh vién Uure hig¢n
Lé Ghi Fram Dan
Trang 3
MỤC LỤC Trang DI GẤTT ÔN ae ni 0c 2010060564056 S0dx2ãx18Gi1x42ui0200.8uxti868 386 | RIN RN, occ cccsapransavenasheiescanernesnicca chnberircaiactabaweeabatsenciacesesOUR babe SUCOR PHASE 2 DAN NHAP L Lý do chợn để tài oQ Go no GS BS Snsseki 3
IL Muycticn nghi Đ:EẨU((2:¡ti¿i2( 0222/44/2222 20802 4
HL {PO VĂN HD «cõi cioogncataiooeiieeesdoeau 5 IV Phạm vi để tài và phương hướng triển khai luận văn 8
V Phương pháp nghiên cứu - s6 TS Hs, 9 VI Cấu trúc của luận văn ccc<ssc<eses ọ
NỘI DUNG
Chương I : Những vấn để lý luận văn học S2 SG cà 11
I-BầN Chất cầu VẤN HỘ v«sesecoceeseiieeeeoeoreetotoisceccveasseee II NI TT TÊN HÙC veneniaseeeseeesoeseeeveeeanoeessee II
2 Mối quan hệ giữa văn học và xã hội So c2: 14
3 Tính giai cấp và tính kế thừa của văn học 5s- 17
4: Tinh din: Be: c8a vin hoes aricensiaaiiiiiininiiind: 20) Il, Dac trưng của văn học: điển hình và cá tính trong văn học 23
HI;Tàc phẩm văn BỨC cuc kciiocisicdioggideoiokoseekcasa 25
Y2 HƯỚNG pẩpP HN LẾ e6 icnieiae-seeeoecaezaeooeees 27
1, Phương nháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa 27
2 Vấn để tự do trong văn nghệ ó- 555 2v s23 sec 3l Chương II: Những vấn dé của nghiên cứu văn học 36 1 NghiÊn cứu về tác phẨM¿ 2c2226 cci6cc 6606100660160 16.0626 36 1I: Nghiền cửu về Lắp BÌẢ::.z.-:.-:-á:222222202 0006 6c00034020666v40601445506566, 42 Il] Phương pháp luận và quan điểm nghiên cứu 47
Trang 4DAN NHAP
I LY DO CHON DE TAL:
Lý luận văn học với tư cách là một bộ môn độc lập xuất hiện ở
Việt Nam khá muộn Trong suốt nhiều thế kỷ, văn học Việt Nam hẳầu
như chưa có một công trình nào chuyên về lý luận văn học Đến đấu thế
ky XX chúng ta có điều kiện tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, đặc biệt là
văn hóa phương Tây, văn học Việt Nam dan dân có những chuyển biến Chữ quốc ngữ ra đời và chiếm ưu thế, đồng thời tỉnh thần duy lý của văn học phương Tây đã ảnh hưởng sâu sắc đến giới văn nghệ sĩ Việt Nam trong đó có Đặng Thai Mai Nhiều ý kiến về văn học xuất hiện trên sách báo Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến rời rạc Với tính chất là môt công trình lý luân có hệ thống, "Văn học khái luận” (1994) của Đặng Thai
Mai đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong văn học Việt Nam Đây
là tác phẩm lý luận đầu tiên được viết theo quan điểm cách mạng Với
phương pháp tư duy đúng đắn, lối viết chặt chẽ, khách quan, cách lý luận
thuyết phục, công trình của Đặng Thai Mai đã góp phần to lớn vào việc
truyền bá quan điểm văn nghệ mác-xít ở Việt Nam
Đặng Thai Mai là nhà lý luận văn học tiêu biểu của Đảng trước Cách Mạng Tháng Tám đồng thời là cây bút lý luận chủ lực của thời kỳ “nhận đường" thứ nhất 1945 - 1955 Trên lập trường cách mang xuất
phát từ các nguyên lý mỹ học mac-xit và yêu cầu thực tiễn, trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đặng Thai Mai đã viết nhiều bài lý luận có giá trị, nhằm giải quyết những nhiệm vụ lớn đặt ra cho văn nghệ thời
kỳ đó Ông không chỉ là nhà lý luận vấn hẹ xuất sắc mà còn là nhà phê
bình nghiên cứu văn học un thâm Ơng khơng chỉ thành công ở “ van
học khái luận” mà ở những công trình khác như nghiên cứu về văn học phương Tây, văn học Trung Quốc v.v đgười ta đều tìm thấy nhiều
Trang 5
điêu bổ ích Các bài viết của ông nhằm đáp ứng yêu cầu của thới đại lúc bấy giờ nhưng ngày nay đọc lại chúng ta thấy nó vẫn có giá trị cho người cẩm bút, người làm hoạt đông sáng tạo trong lĩnh vực văn học Đồng thời qua những công trình vĩ đại ấy, người ta còn học hỏi ở ông bài học về cách nghiên eứu văn học, bài học về nhân cách của người nghệ sĩ
Năm 1984, Đăng Thai Mai qua đời Năm ấy ơng trịn §2 tuổi
Hơn 80 tuổi đời và hơn 40 năm hoạt động văn học, ông đã có những cống
hiến to lớn Những gì ông để lại sẽ mãi mãi được hậu thế khắc ghi
Khi chọn để tài này, người viết luận văn không dám nghĩ luận
văn là một công trình nghiên cứu " to tát” về Đặng Thai Mai Đây chỉ là
sự tiếp thu có hạn của người viết đối với những gì của thế hệ trước để lại
Luận văn này được hoàn thành trong hoàn cảnh thiếu thốn về tư liệu và sự hạn chế vẻ trình đô của người viết nên chắc chắn không tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót
Xin được coi đây là bài tập đầu tiên của người mới chập chững làm quen với nghiên cứu khoa học
H MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đăng Thai Mai là người đã đặt viên gạch đầu tiên cho nền lý luận
văn học mac-xit ở nước ta Bên cạnh “ văn học khái luân” ông còn có
những công trình khảo cứu, dịch thuật nổi tiếng: Lỗ Tấn, thân thế, sự
nghiệp (1944); tạp văn trong văn học Trung Quốc hiện đại (1945); các
bản dịch kịch Nhật Xuất; Lôi Vũ của Tào Ngu v.v
Vậy là, trước ngày Cách Mạng Tháng Tám thành công, nếu Hải
Triểu đã có đóng góp tích cực cho hoat động phê bình lý luân văn học bằng một loạt bài luận chiến sắc sảo thì Dang Thai Mai lại góp sức xây dựng công tác phê bình lý luận bằng các công trình khảo luận, dịch thuật
có giá trị Ông để lại cho lịch sử văn học hiện đại nước nhà một phong
Trang 6
cách khảo cứu tinh tế và uyển chuyển, chính xác và sắc bén, thâm thúy và hóm hỉnh Sư kết hợp tự nhiên và hài hòa các yếu tố trên đã khiến cho
các trang viết lý luận của ông không sa vào nặng nể, kinh viện Nói như thế không có nghĩa là Đặng Thai Mai không có những hạn chế Nhưng
cái hạn chế ấy do đâu? Phải chăng là do thời đại lúc ấy tạo ra? Việc
nghiên cứu tác phẩm của ông không chỉ nhằm làm nổi bật những ưu điểm
mà người viết còn có thể đưa ra những hạn chế của tác giả này để giúp
cho chúng ta nhìn nhận, đánh giấ vấn để một cách đúng đắn
Công trình của Đăng Thai Mai là những công trình có giá trị Thế
nhưng việc nghiên cứu về ông của chúng ta không nhiều Đó chỉ là những hài viết rải rác trên các háo tạp chí dưới đạng hồi tưởng mà thôi
Nghiên cứu để tài này luận văn mong muốn đóng góp một chút
tiếng nói vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá những vấn để đặt ra từ
các công trình của Đặng Thai Mai
Do han chế về khả năng, thời gian và tư liệu, luận văn còn để ngỏ
nhiều vấn để vốn đa dạng, phong phú trong các công trình của Đặng
Thai Mai Mong muốn của người viết là đi vào tìm hiểu "những vấn để
khoa học về văn học” đặt ra từ các công trình của nhà học giả, để từ đó nhìn nhận, đánh giá chính xác vị trí của ông trong nền văn học hiện đại
nước ta Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu ý kiến của những người nghiên cứu đi trước luân văn khẳng định lần nữa giá trị những công trình của Đặng Thai Mai Và chấc chấn rằng sẽ còn rất nhiều điều lý thú trong các công trình ấy đang chờ đợi các thế hệ tương lai tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn
IH LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong văn hoá Việt Nam thế kỷ XX, Đặng Thai Mai đóng một
vai trò quan trọng Chiểu sâu các công trình khoa học, tâm hiểu biết
rộng lớn các tri thức khoa học và văn học thế giới, sự uyên bác tuyệt vời đã đặt ông vào số những nhà nghiên cứu văn học xuất sắc của Việt Nam
Trang 7
Trong suốt cuộc đời của mình, Đặng Thai Mai luôn đem ngòi bút phục
vụ chính nghĩa, phục vụ nhân dân, đem vến học vấn sâu rộng và nhân
cách của mình để dìu dắt, đào tạo nhiễu thế hệ học trò, lần lượt trở thành
những cán bộ văn hóa và giáo dục Năm 1982, nhân dịp Đặng Thai Mai
tròn 80 tuổi, ông được Đảng và Nhà nước tặng huân chương Hỗ Chí Minh Có thể nói ông đã cống hiến rất lớn trong nhiều lĩnh vực chính trị,
tôn giáo triết học đặc biệt là trong lĩnh vực văn học Dù thế các bài 2 viết nghiên cứu về các vấn để trong những công trình của Đặng Thai có
lẽ còn quá íLỏi Phần lớn đó là những bài hồi ký về con người Đặng Thai Mai kỷ niêm đối với nhà khoa học này, ít có giá trị về mặt nghiên cứu
Ở một góc độ nào đó, các bài viết này cung cấp cho người đọc phẳẩn nào
hiểu được những nét đáng qúy của con người Đặng Thai Mai Chẳng hạn các bài sau:
- Nguyễn Đình Thi Buổi chiều đáng nhớ Tạp chí văn học, số 12/1992 - Lê Đình Ky Bằng sự uyên bác, lịch lãm Tác phẩm mới, số I2/ 1973 - N.1 Niculin Đăng Thai Mai : con người, nhà khoa học, người thầy Tạp chí văn học, số 10/ 1994 - Đỗ Đức Hiểu Cảm nhận “Để nhớ Đặng Thai Mai”- Tạp chí văn học số 9/1995 - Sac-ld-phuốc-ni-ô Giáo sư Đăng Thai Mai - Tạp chí văn học, số 9/1995 - Hoàng Trung Thông - Đặng Thai Mai : người giảng văn - Tạp chí văn học số 2/1985 v.v
Các bài có tính chất nghiên cứu về Đăng Thai Mai và các công
trình của ông hầu như chỉ tập trung vào một vài tác phẩm Hình như
chưa có một công trình nào nghiên cứu tất cả mọi tác phẩm của ông
Nguyễn Hương Tâm viết về “văn học khái luận” đăng trên tap chí văn
học số 5-1994 đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn để cơ bản đặt ra trong
Trang 8
công trình này cũng như nhấn mạnh đến các giá trị tích cực của nó “công trình ấy đã mang đậm dấu ấn của tình hình văn hoá văn học hiện thời:
nó như là một sự phản ánh chung cuộc về một thời kỳ văn học sôi động
mà sự tự ý thức vừa mới chớm, còn đang ngổn ngang những vấn nan chưa
thể giải quyết một sớm một chiêu” Cũng là nghiên cứu về “văn học khái luận” nhưng Vũ Quốc Long lại khai thác tác phẩm ở góc độ khác: "văn học khái luận” còn là tác phẩm đã để cập và giải quyết hàng loạt
vấn để thời sự văn học trước 1945 trên hình diện lý thuyết Nhiều vấn dé
của thực tiễn văn học Việt Nam : nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, thơ mới hay thơ cũ, dân tộc và quốc tế và có cả những vấn dé thời sư của văn học nước ngoài nhưng thiết thực và gần gũi với văn học Việt Nam như vấn để điển hình và cá tính của văn học,
điển hình có dung nạp cá tính không ? Có thể nói trong mỗi chương của
tác phẩm đã có một hay nhiều vấn để thời sự văn học được xới lại và làm sáng tỏ bằng bút pháp tường minh, khúc chiết “văn học khái luận” là
một tác phẩm thời sự *°"
Một số bài viết khác về Đặng Thai Mai của Phan Cự Đệ
trong“nhà văn Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học và THCN.HN 1979)
hay của Nguyễn Huệ Chỉ trong “tác gia lý luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 1945-1975”( Nxh KHXH -HÀN 1986) đã trình bày tương
đối đẩy đủ về cuộc đời và tư tưởng của Đặng Thai Mai Tuy nhiên, 6
những bài này có những hạn chế riêng Chẳng hạn, Phan Cự Đệ đã cung
Trang 9Đặng Thai Mai một danh vị xứng đáng nhất Theo chúng tôi không nên làm như thế, bởi vì con người Đăng Thai Mai tổng là hòa của những con
người trí thức Chúng ta có thể gọi ông là “nhà văn hoá" “nhà giáo duc” “nha phê bình” “nhà lý luận văn học” vv Điểu đó không ảnh hưởng đến việc tìm hiểu, đánh giá những tác phẩm của ông
Vấn để đặt ra vối chúng tôi là tập hợp tất cả những ý kiến thu thập được để đánh giá, phân tích các giá trị, các vấn để đặt ra trong “văn
học khái luận” Mặt khác, thông qua các công trình nghiên cứu của
Đăng Thai Mai, chúng tôi cố gắng đưa ra những nét cơ bản nhất của vấn
dé nghiên cứu văn học
If PHAM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI LUẬN VĂN
1 Pham vi để tài
Dựa vào những thành tưu của những công trình nghiên cứu trước
đây, với thời gian và điều kiện cho phép, trong luận văn này chúng tôi sẽ tìm hiểu hai vấn để :
- Những vấn đề lý luân văn học trong “văn học khái luận” - Những vấn để của nghiên cứu văn học
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tham khảo tồn hộ các cơng trình của Đặng Thai Mai Tuy nhiên, do những điều kiện nhất định, việc khảo sát của luận văn không thể đi sâu vào tất cả mọi công trình của ông
9⁄4 Trước tiền, dưa vào "văn học khái luận” chúng tôi sẽ tìm hiểu,
phân tích, đánh giá những vấn để lý luận văn học được đặt ra trong công trình này Tiếp theo, luận văn sẽ khảo sát những vấn để của nghiên cứu
văn học như nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, phương pháp nghiên cứu
và văn phong của nhà học giả Đăng Thai Mai
Trang 10
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã vận dụng các phiufdng
pháp nghiên cứu sau;
1 Đọc toàn bộ tác phẩm của Đặng Thai Mai để từ đó có những hình
dung về ngòi bút của ông:
Đọc các hài nghiên cứu phê bình về con người và tác phẩm của Đặng tiên sinh, đặc biệt chú ý những vấn để có liên quan trực tiếp đến
luận văn, từ đó vạch ra hướng triển khai để tài theo một cách riêng 2 Phương pháp so sánh:
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh Đặng Thai mai với các tác giả cùng thời,từ đó làm nổi bật những nét độc đáo, đặc sắc của ông trong nghiên cứu văn học
3 Ngoài ra trong qúa trình nghiên cứu, người viết còn sử dụng một số thủ pháp như: Tổng hợp tài liệu, phân tích, đánh gía v v
VI CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 phần: DẪN NHẬP: I, Ly do chon dé tai I — Muc đích nghiên cứu II Lịch sử vấn dé
IV, Phạm vi để tài và phương hướng triển khai luận văn
V Phương pháp nghiên cứu
VỊ Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG
Chương I : Những vấn để lý luận văn học
I Ban chat cua van học
1 Quan niêm “van hoc”
2 Mối quan hệ giữa văn học và xã hội
Trang 11
3 Tính giai cấp và tính kế thừa của văn học
4 Tính dân tộc của văn học
Il Đặc trưng của văn học: Điển hình và cá tính trong văn học II Tác phẩm văn học IV Phương pháp sáng tác I1 Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa 2 Vấn để tự do trong văn nghệ Chương II.Những vấn đề của nghiên cứu văn học I Nghiên cứu về tác phẩm
II Nghiên cứu tác giả
II Phương pháp luận và quan điểm nghiên cứu
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC
Văn học là một trong những hoạt động sáng tạo của con người
Con người tìm đến văn học như tìm đến một chỗ dựa tỉnh thần Con người đến với văn học như một nỗi khát khao để thỏa mãn nhu cầu về cái chân-cái thiện-cái mỹ.Tuy nhiên, để đến với văn học, vấn đề đặt ra là
phải có một hệ thống lý luận chính xác chặt chẽ giúp cho nhà văn có một hướng đi đúng đắn trên con đường văn nghiệp cũng như để người đọc có
một hướng tiếp cận văn học đúng đắn, Văn học Việt Nam đã trải qua
bao nhiêu thăng trầm lịch sử Nhiều quan niệm, nhiều mâu thuẫn về các
vấn để văn học nảy sinh Sở dĩ thế là do thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ chưa trang bị cho mình một hệ thống lý luận văn học phù hợp với yêu cầu cấp thiết của thời đại Thấy rö sự cần thiết phải có một hệ thống lý
luận văn học theo quan điểm Mác -xit để dẫn đường cho giới hoạt động
nghệ thuật, bằng trí tuệ uyên bác, vốn kiến thức sâu rộng, trong các tác
phẩm của mình, Đặng Thai Mai đặt ra nhiều vấn đề lý luận không chỉ có
giá trị cho thời đại lúc bấy giờ mà ngày nay nó còn có ý nghĩa sâu sắc
1 BAN CHAT CUA VAN HOC
1 Quan niém van hoc
Xưa nay, người ta vẫn xem văn học như là một lọai hình nghệ thuật Nói đến văn học là nói đến mối quan hệ của nó với xã hội, nghĩa là nói đến mối quan hệ tổng hòa giữa vãn học và toàn bộ cơ sở vật chất
của xã hội Sự nhận thức về quan hệ giữa văn học — nghệ thuật và xã hội
thường thể hiện ở các mức độ khác nhau: văn học có phải là một hiện
Trang 13Văn học là gì? Đây là vấn để gây ít nhiều tranh cãi trên văn đàn thế giới, Ở Việt Nam, vấn để này cũng không kém phần căng thẳng giữa
các nhà văn có quan niệm đối lập Theo quan niệm của Thiếu Sơn thì,
cái gốc của văn học chính là nghệ thuật.Cùng quan điểm với Thiếu Sơn Hoài Thanh cho rằng “văn chương muốn gì thì trước hết phải là văn
chương đã”””, Tất nhiên, những quan điểm này bị các tác giả nhóm
“nghệ thuật vị nhân sinh” phê phán Có thể nói cuộc tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ dù đã diễn ra trong một thời gian khá đài Tranh cãi vẫn là tranh
cãi Và việc đưa ra một quan niệm về văn học vẫn còn là vấn để bức xúc
cho giới văn nghệ sĩ, trong đó có Đặng Thai Mai
Hai chữ “văn học” vốn là danh từ quen thuộc trong nên cổ học Á
Đông, Khổng Tử đã thường nói đến văn học Theo quan niêm của ho Khổng thì cái nghĩa của văn học quá hẹp, nó chỉ có nghĩa là học rông và
hiểu thấu nghĩa lý văn chương Theo Đăng Thai Mai, văn học cũng như
danh từ “littérature” cia tiếng Pháp có hai nghĩa:
II — Văn học là “ khoa học nghiên cứu về các tác phẩm của lĩnh vực
văn” (2)
Trong trường nghĩa này Đặng Thai Mai cho rằng nghiên cứu văn
học phải theo phương pháp khoa học Mà theo quan điểm khoa học thì các hiện tượng vật giới như một ngôi sao, một luồng điện vv cũng như các hiện tượng tâm giới như sự yêu, sự ghét, sự khôn, đại đều phải được
xem xét một cách khách quan, Trong văn học cũng vậy, cần phải có một phương pháp nghiên cứu khoa học để nhằm khám phá “những tia phản ánh về đời sống tỉnh thắn của một thời kỳ, về tư tưởng của mộit nhà van ”
` và những quy luật của văn học “Quy luật tính của văn học không
phải chỉ biểu hiện ra trong những lệ luật thiển cận về số lượng, về âm
#! Hoài Thanh Bình luận văn chương NXB Giáo Duc 1998, Trang 124 (2) Đăng Thai Mai, Toàn tap, NXB Van hoc HN 1997 Tap 1 Trang 90
' Như trên Trang 92
Trang 14
tiết mà thôi, mà lại có những đường lối tiến triển biến hoá sâu xa và hoạt
động của nội dung nữa "0
1.2.Văn học là các tác phẩm văn, tức các tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ
Để giải thích hai chữ “văn học” theo trường nghĩa thứ hai, Đăng
Thai Mai đã trích dẫn và phê bình những giới thuyết về văn của Hồ Hoài
Thám —m6t nha van học sử Trung Quốc Từ đó, ông quan niệm: văn
học là một bộ mơn của văn hố, là một hình thái ý thức “Văn học dùng
ngôn ngữ và văn tự làm phương tiện để đi tới mục đích Mục đích của
văn học là biểu hiện đời sống của loài người trong hoàn cảnh lịch sử và thiên nhiên về các phương điện tư duy, tâm duy cùng nghị lực văn học
cũng như các hình thái ý thức khác (chính trị, tôn giáo phán luật ) đều
gây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội | | Và cũng như các bô môn khác của văn hoá, văn học lại càng có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh
hưởng đến đời sống xã hội.Một mặt nữa giữa các bộ môn khác của vẫn
hoá và văn học người ta cũng có thể nhận thấy những sợi dây liên lạc
của quy luật đoàn kết (solidarité), là một quy luật chi nhối đời sống công
cong”?
Trong quan niệm trên, chúng ta thấy nổi lên bốn khía cạnh:
+ văn học là một hình thái ý thức đặc thù thuộc kiến trúc thượng
tầng
+ Cơ sở vật chất kinh tế là yếu tố quyết định sự tổn tại và phát triển của văn học nghệ thuật cả về nội dung lẫn hình thức
+Van hoc có tác dụng tích cực trở lại đối với hạ tầng cơ sở
+ văn học và các hình thái ý thức khác là những phạm trù độc lap
song chúng có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau
ay Đăng Thai Mai Toàn tap, Sdd Tap | Trang 92
™ Nhu trên Trang 102, 103
Trang 15
Nhu vay, van hoc là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tổng cùng với ý thức chính trị, tôn giáo, triết học, đạo đức Cơ sở vật chất có ảnh hưởng quyết định đối với sự tổn tại và phát triển của văn học Ngược lại, văn học cũng có tác động lớn đến đời sống xã hội và nó cùng
vận động phát triển, liên hệ chặt chẽ với các bộ phận văn hoá khác Tuy
nhiên, văn học là một loại hình độc lập có tính đặc thù nên nó không
làm thay công việc cho các hình thái khác.Đặng Thai Mai, từ việc khảo
sát các quan niệm về văn học Việt Nam đã đưa ra một giới thuyết về văn
học như trên đã trình bày Có thể nói, quan niệm của ông đưa ra chính
xác hơn bất kỳ định nghĩa nào trước đó và cũng đẩy đủ hơn cách định
nghĩa của chúng ta ngày nay
2 Mối quan hệ giữa văn học và xã hội
Đây cũng là trung tâm điểm của vấn để văn học Sáng tác văn
học nhằm mục đích gì? Phải chăng tìm lời giải đáp câu hỏi này chính là để làm sáng rõ mối quan hệ giữa văn học và xã hội? Trong sáng tác văn nghệ và nghiên cứu văn học, Đặng Thai Mai yêu cầu cần phải có một hệ thống tư tưởng, một nguyên tắc lý luận cơ bản Có người cho rằng nhà văn chỉ cần viết hay là được, cần gì đến lý luân Hay đối với độc giả khi thưởng thức nghệ thuật họ sẽ biết hay, biết dở, lý luận nguyên tắc mà
làm gì Quan niệm ấy vô tình phủ nhận sự hữu ích của văn học đối với
sinh hoạt xã hội và dẫn nhà văn đi đến chỗ là trong sáng tác, phê bình thưởng thức văn nghệ chỉ cần trực giác là đủ Rõ ràng đây là một nhận
thức sai lầm Bằng sự lý giải xác đáng;Đăng Thai Mai khẳng định, văn
học không phải là thứ xa xỉ phẩm vô dụng mà nó có sứ mạng hồi đắp cho con người về tư tưởng và vật chất Bởi thế ông nhấn mạnh tính chất
quan trọng của lý luân trong sáng tác, phê bình, nghiên cứu văn học:
“Nếu không có những câu lý giải xác đáng, không có những ý thức rõ ràng về nghệ thuật, tư tưởng lịch sử, hoàn cảnh thì không những lời phê
bình sẽ phải thiếu thốn, mà tác phẩm cũng kém sinh khí [ | Hoàn toàn ỷ
Trang 16
thị vào trực cảm, vào ban năng là một thái độ kiêu căng, điên rổ và nguy
hiểm Vấn để nguyên tắc là một vấn để quan trọng cho văn nghệ vẻ các
phương điện : thưởng thức giải thích và sáng tác Căn bản của lý luận là thực tiễn, nhưng thực tiễn muốn có hiệu quả cũng cần có một hệ thống lý
luận vững vàng ”
Xác định vấn để nguyên tắc của văn nghệ, ông nhắc lại cuộc
tranh luận giữa hai phái “nghệ thuật vị nghệ thụât”và “nghệ thuật vị nhân sinh "những năm 1935-1939, trong đó phái “nghệ thuật vị nghệ
thuật” không thừa nhận tác dung của văn nghệ với đới sống, không thừa
nhận mục đích cải tạo xã hội của văn học Vấn để tranh biện này trước
đó đã diễn ra trên văn đàn thế giới Để giải quyết vấn để, Đăng Thai
Mai giới thiệu hai quyển sách của nhà lý luận văn học sử - Plekhanov là
“ban về nghệ thuật “và "nghệ thuật và sinh hoạt xã hội ” đồng thời bình
tĩnh phân tích quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật của Théophile
Gautier va cho đó không phải là một nguyên tắc cơ bản của nghề thuật,
Nhà nghệ sĩ lấy nghệ thuật làm mục đích chỉ vì anh ta đã chán nản với
cuộc sống luân lý và tư tưởng tư sản ( leourgeois) Thái độ "nghệ thuật vị
nghệ thuật “thật ra chỉ là một sự thoát ly thực tế, một sự tưởng tượng mà thôi Bằng sự dẫn chứng về tên tuổi của các tác giả thế giới như Marot,
Ronsard, Corneille, Moliere, Racin Đặng Thai Mai khẳng định :“Trung
tâm điểm của nguyên tắc văn nghệ là vấn để : quan hệ giữa sinh hoạt và
văn hóa"? Nghĩa là, văn học nghệ thuật không bao giờ có mục đích tự
thân, không bao giờ mang giá trị tự tai “ nghệ thuật không thể có một
mục đích tư tại là nếu không ai đọc, không ai hiểu, không ai mua, thì họ
vẫn buồn Người nghệ sĩ là cao qúy, nhưng trước lúc làm nghệ sĩ, nghệ
sĩ vẫn là người!" °?, Điều này cũng có nghĩa là nghệ thuật luôn hướng
Trang 17cần phải hiểu được ý hướng vươn đến của tác phẩm để từ đó mà đánh giá Có thể nói, ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có ai lý giải cặn kẽ về
tính chất và căn nguyên của quan điểm “ nghệ thuật vị nghệ thuật "hằng Dang Thai Mai
Văn học là một hình thái ý thức, mục đích của văn học là phục vụ
cuộc sống Sứ mệnh thiêng liêng của văn học là hướng tới đời sống của quần chúng Người nghệ sĩ sáng tạo một tác phẩm phải hướng đến công
chúng của mình, hướng tới cuộc đấu tranh của của đại chúng lao khổ Nghề thuật vị nhân sinh, Qua sự khảo cứu văn học phương Tây, Đặng
Thai Mai nhận thấyvăn học các nước phương Tây luôn “ diễn tiến theo
phạm vi giai tầng" °” Từ hữu qua tả ,từ tư tưởng phong kiến đến tư tưởng
tư sản (idéologie bour geoi se) và tiến tới một nền văn học mới- văn học
xã hội chủ nghĩa Văn học Việt Nam, tuy lạc hậu nhưng trong quá trình
phát triển ,nó vẫn diễn ra theo tuần tự đó
Xuất phát từ thực tế cuộc cách mạng trước 1945, Đặng Thai Mai
đã khẳng định vấn để này Lúc này các nhà văn còn đang nuôi mộng
sáng tác cho nền văn học muôn đời, cho mọi giai cấp, mọi thời đại Quan
điểm nghệ thuật phi giai cấp cũng như quan điểm nghệ thuật siêu giai
cấp của các nhà văn Việt Nam trước cách mạng thường được phản ánh
qua thuyết “ chủ để vĩnh cữu ”(sujects permaneats) Hoài Thanh viết : " Thằng ăn cắp khi đã đưa vào trong tác phẩm nghệ thuật, nó không còn là một thằng ăn cắp nữa Nó là một người Những sự đau khổ của nó thành ra sự đau khổ của Người (chữ Người viết hoa) và có tính cách vĩnh viễn”
') Dang Thai Mai không phủ nhận có những chủ để vĩnh cữu trong văn
học Tuy nhiên từ nguyên tắc nghệ thuật gắn với sinh hoạt, ông khẳng định vấn để này luôn luôn biến hóa và có những sắc thái thời đại khác
f? Đặng Thai Mai, Toàn tập Sđủ Tập 1 Trang 121
É! Hoài Thanh Bình luận văn chương Sđd, Trang 25
Trang 18
nhau Bởi vì ở mỗi thời đại, mỗi nhà văn sẽ có những quan điểm khác nhau Chẳng hạn, quan điểm tình yêu trong truyện Kiểu và các tác phẩm
như “ Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách,” Đoạn tuyệt "của Nhất Linh hay
các tác phẩm mới ngày nay hoàn toàn khác nhau về quan điểm Thúy Kiểu đã dần vặt, đau đớn, suy tư biết bao nhiêu trước biến cố gia đình để rồi cuối cùng đành bán mình chuộc cha Điều đó cho thấy rằng, nàng đã
đặt chữ hiếu lên trên chữ tình Ấy là nàng Kiểu của Nguyễn Du theo quan niệm phong kiến Nhưng sau đó hơn một thế kỷ thì những người con
gái đã mạnh dạn phản kháng lại cảnh hôn nhân cưỡng bức Họ có quyển
yêu và được yêu, có quyển chọn cho mình một tình yêu theo tiếng gọi
của trái tim
Tóm lại, " văn học chỉ là một lối biểu hiện các hình thái ý thức
của xã hội- văn học cũng như pháp luật, chính trị đều gây dựng ở trên
nên tảng sinh hoạt của xã hội và vẫn tiến triển, biến hóa luôn luôn, theo khuynh hướng sinh hoạt chung, trên cơ sở thực tại của đời sống phong kiến, tư bản và xã hội" !
3 Tính giai cấp và tính kế thừa của văn học
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, con người bao giờ cũng thuộc
về một giai cấp nhất định văn hoc là một hoạt động ý thức của con
người, văn học không thể không mang tính giai cấp văn học của giai
cấp nào phản ánh tư tưởng tình cảm, nguyện vọng của giai cấp ấy
Đặng Thai Mai đã giải quyết vấn để tính giai cấp của văn học
như thế nào?
Như Đăng Thai Mai đã không khẳng định, văn học cũng như các
hình thái ý thức của xã hội, luôn vận động và phát triển theo sự phát triển
của đời sống sinh hoạt xã hội Sự biến động của xã hội không chỉ diễn ra
Trang 19như đẫy thịt, trơn như tảng trần hói của nhà trưởng giả, cũng chỉ là một *
van choi” ma thôi, chả có ý nghĩa gì là văn học !}
Như vậy, nhà văn phải luôn đứng về phía cái mới, cái tiến bộ,
đứng về quần chúng lao khổ Nói cách khác là nhà văn phải chọn cho
mình một chỗ đứng để không rơi vào bi kịch Dưới chế độ phong kiến, địa vị nhà văn chẳng khác nào một kẻ mua vui cho triểu đình, Trong xã
hội tư sản, số phận của họ như số phận của kẻ làm thuê Đặng Thai Mai
đã chứng minh điều này qua số phận của Marot và Ký Hiểu Lam Và trong một xã hội bị thế lực của đồng tiền chỉ phối cũng như sự chèn ép của giai cấp thống trị, nhà văn phải biết tư bảo vệ mình, phải chiến thắng những khát khao - dục vọng tầm thường của đời sống trần tục để hổa vào trong nỗi khổ của nhân loại, để “ tìm một lời văn để biểu hiện những tư tưởng mới đã lĩnh hội được trong sự mâu thuẫn của sinh hoạt" '°' Nói như Nam Cao là nhà văn phải biết “ khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có” on
Theo Dang Thai Mai, nha văn trong qúa trình sáng tác phải lĩnh hội được quy luật biến hóa của xã hội, Họ phải là đạo quân tiền phong
của thời đại thì mới sáng tác được văn học có gÏấ trị Ý thức được tính
giai cấp của văn học và quy luật phát triển của xã hội nhưng không vì thế mà nhà văn phủ nhận, khinh miệt văn học quá khứ Trong mỗi thời đại, mỗi nên văn học có những giá trị riêng nhất định, việc tiếp thu kinh nghiệm của các thế hệ trước là điểu đáng quý để phát triển văn học
đương đại " Cũng như quy luật biến hóa, luật tiếp tục là một quy luật cơ
bản của sinh hoạt và của nghệ thuật” (9 - = — —— ee - THU -VIEN ; Teri trad Hoc Qu Phorn! Xa | -
®? Đặng Thai Mai.Tồn tập.Sđủd.Tâp 1.Trang 138
® Đặng Thai Mai , Toàn tập Sđd Tận I Trang 142
®' Nam Cao Đời Thửa Văn học 11 Tập 11 NXBGD 1995
“' Đặng Thai Mai Toàn tập Sđd Tập 1 Trang 142
Trang 20
Vào thời điểm trước khi “ văn học khái luận" ra đời, nhiều cuộc
tranh luận đã diễn ra gay gắt chung quanh vấn dé thơ cũ và thở mới, văn
cil vA van mdi, Nhận thấy những quan điểm sai lầm từ các cuộc tranh
luận, Dang Thai Mai khẳng dinh “ van để sáng tác ngày nay không phải
là cãi cọ về chỗ thơ Đường luật hay, hay là thơ mới hay, về chỗ nên viết văn mới hay văn cũ, Vấn để chính là nhận xét văn học trong mấy ngàn
năm nay để mà thâu thái lấy cái phần hoạt động, phần sống của các trào
lưu văn nghệ thuở trước” °”_ Có thể nói Đặng Thai Mai đã có cái nhìn
tiến bộ so với nhiều nhà văn cùng thời lúc đó Việc đặt vấn để văn học phải có tính kế thừa là một việc “ có ý nghiã thời sự vào thời điểm văn
học khái luận ra đời”,
Tính giai cấp và tính kế thừa của văn học là hai mặt gắn bó khăng
khít như qui luật hất diệt của sự sống vậy Lý giải vấn để này, phải chăng
đó cũng là lời khuyên bổ ích của Đặng Thai Mai đối với người cầm bút và cũng là điều tâm niệm của tác giả?
Tính dân tộc của văn học
Văn học bao giờ cũng là tiếng nói của một dân tộc, Đỡði sống của
mỗi dân tộc có đặt thù riêng nên văn học của dân tộc ấy sẽ mang đậm
dấu ấn của dân tộc mình Bàn về vấn đề tính dân tộc trong văn học Việt
Nam,thời Đặng Thai Mai đã có nhiều ý kiến thảo luận trên báo và tạp
chí như Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Bùi Công Trừng Tuy nhiên, những ý
kiến đưa ra vẫn chưa giải quyết vấn để trọn vẹn, triệt để Dành nhiều trang phân tích và phản biện lại ý kiến của Lưu Trọng Lư, Lan Khai,
Đặng Thai Mai đã giải quyết vấn để một cách khoa học và hiện đại
Với một quan niệm toàn diện, Đặng Thai Mai kịch liệt đả phá
những quan niệm quốc gia hẹp hòi Chẳng hạn Lưu Trọng Lư cho rằng
? Đăng Thai Mai Toàn tập Sđd.Tập ¡ Trang 142,143
#? Vq Quốc Long Những vấn để thời sự văn học trong Văn Học Khái Luân.TCVH
số 6-1994 ,
Trang 21
văn học Việt Nam chỉ biết vay mượn từ nước ngoài; còn Lan Khai thi quan niêm văn học dân tộc chỉ là “ kết qủa của sự gom góp tất cả nết
hay mà dân tộc ấy sẵn có” ) Tc gid “ văn học khái luận" giải quyết vấn để bằng wack dân tộc trong phạm vi văn học chứ không phải vẫn chương Vì sao? Theo ông, văn học có nghĩa rộng hơn văn chương
bởi văn chương chỉ là cái ấn tượng mà một tác phẩm đã in vào cảm quan
thẩm mỹ của độc giả Và vấn để tính dân tộc phải được đặt trong phạm vi
văn học thì mới có một lập trường đích xác
Đặng Thai Mai cho rằng : “ Đem những thực thể phức tạp, linh động như là dân tộc tính, mà tỉnh thần hóa, mà duy tâm hóa, và chỉ nhận
thấy trong đó những sự “ tận thiện, tận mỹ” là một nhân sinh quan sai lam Dân tộc tính nào phải là phải là chỉ có những nết hay ?| | Mà một nền nghệ thuật, một nên văn học đây đủ, tốt đẹp, không thể gây
dựng ở trên một nhân sinh quan sai lầm được * °®
Đề cao sự giao lưu văn hóa giữa các nước, ông viết : " Nói cho
cùng dầu ngày nay có một ít nhà văn vì hoàn cảnh đặc biệt của sư giáo
dưỡng mà chỉ có thể viết văn ngoại quốc thì đốt với tiền đồ văn học cũng
chưa phải là những sự trạng đáng lo Ta đừng lo họ sao lại đi viết văn Tàu, văn Anh, văn Tây, văn Nga; ta chỉ lo là họ viết một thứ văn Tau
chẳng ra Tàu, Tây chẳng ra Tây và nhất là họ không biểu hiện được sự thực của nước ta trong thứ tiếng họ viết mà thôi" ?, Bởi vì tiếp thu văn hóa nước ngoài là điều thường thấy ở các nhà văn lớn trên thế giới, mặt
khác văn học Việt Nam cũng chứng tỏ rằng các nhà văn Việt Nam đã vay mượn của nước ngoài nhưng vẫn chứng tỏ được sức sống của dân lộc
Cho nên không thể bài trừ việc tiếp thu những tính hoa văn hóa văn nghệ thế giới Việc vay mượn ngôn ngữ, để tài, thể tài, cốt truyện là bình
(1) Dẫn theo Đăng Thai Mai Toàn tap Sdd, Tap | Trang 243
(2) Dang Thai Mai.Toan tap.Sdd Trang 244
(4) Như trên.Trang 246
Trang 22
thường trong văn học nhân loại xưa nay Và cũng không vì sùng bái một
thứ chủ nghĩa quốc gia cực đoan mà coi thành tựu của văn học dân tộc
xưa kia là hồn tồn vay mượn
Khơng tán thành quan điểm cho rang tính dân tộc phải cự tuyệt tính quốc tế, cũng như quan điểm cho rằng văn học trước hết phải biểu hiện tính quốc tế, Đặng Thai Mai cho rằng : “ không có một tác phẩm nào có thể gọi là độc đáo mà không chan chứa những tính cách điển hình của xã hội; nhưng cũng không có một tác phẩm nào có thể đại biểu một cách xứng đáng cho tỉnh thần một dân tộc mà lại đông thời không bao
hàm những tính cách phổ biến và sâu xa của nhân loại” _ Và ông cũng
yêu cầu “ muốn gây dựng một nền văn học xã hội thì trước hết là phải biểu hiện xã hội nước ta bằng những phưông tiện ngôn ngữ văn tự nước
ta đã" !' “ Biểu hiện xã hội của nước ta” nghĩa là tính dân tộc của văn
học xã hội chủ nghĩa không phải là chỉ ở hình thức phản ánh, mà còn ở
nội dung phản ánh và đối tượng phản ánh Có thể thấy trong sự uốn nắn
khéo léo này tam nhìn tỉnh tường của một nhà nghiên cứu có bản lĩnh Về mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính quốc tế trong văn học
Đặng Thai Mai tán thành quan điểm của nhà văn học Pháp
BaLdensperger: “an học khơng phải là hồn toàn của dân tộc của quốc gia mà chỉ có thể quốc gia hóa, dân tộc hóÈ Từ đó, ông nhận định tính dân tộc trong thực tế văn học Việt Nam: “ Chính cái tỉnh thần quốc gia
mà ta nhận thấy trong các tác phẩm quốc văn vào khoảng vài mươi nam
sau đây cũng chỉ là một sản vật nhập cảng mà thôi Quốc gia chủ nghĩa
là một tư tưởng từ Âu Mỹ đưa sang cho châu Á Nhưng ở ta thì hat giống
đó đã gieo lên trên một đám đất ương khá nghèo là cái tâm hồn yếu đuối
Trang 23tích trên buồng tim ái quốc của họ; và một mặt nữa công việc vận động của lớp người đó lại giầu động cơ tình cảm, hơn là phương pháp khoa
học, cho nên phong trào quốc gia ở ta vẫn có vẻ gây gò, ốm yếu hết
sức 4)
II ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC: VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH VÀ CÁ
TÍNH TRONG VĂN HỌC
Điển hình là một trong những vấn để trung tâm của văn học, là
biểu hiện tập trung, sâu sắc của hình tượng Điển hình là sự kết hợp hữu cơ và hoàn chỉnh của tính khái quát rộng rãi và tính cá thể sinh động bằng một khả nang hư cấu giàu tính sáng tạo
Vấn để điển hình là cá tính không chỉ là vấn để của văn học Việt
Nam mà còn là vấn để lý luận của văn học Trung Quốc giữa những năm
1930 Dang Thai Mai giải quyết vấn để này thông qua việc đưa ra những
ý kiến tranh luận ở Trung Quốc Điều này cũng sẽ rất bổ ích cho văn học
Việt Nam
So với các nhà lý luận văn học Trung Quốc, quan niệm của Đặng
Thai Mai có những điểm khác và tương đối đầy đủ hơn Chu Dương cho
rằng nhân vật điển hình phải đại diện cho một xã hội và nó phải bộc lộ
được những nét đặ€ biệt của cá tính Trái lại Hỗ Phong quan niệm, điển
hình là điển hình, cá tính là cá tính, nhân vật điển hình phải phản ánh
được tính cách chung của một đoàn thể, một tẳng lớp; còn cá tính là tính
nết riêng của một cá nhân Từ việc tóm tắt ý nghĩa cuộc tranh luận, Đăng Thai Mai nhận thấy cả Chu Dương và Hồ Phong đều thừa nhận, một tác
phẩm tả thực có giá trị phải mô tả rõ rệt một nhân vật điển hình Đặc tính của điển hình là những nét tính cách của một nhân quần, một đoàn
Trang 24Con người là một phan tử của xã hội Mọi sinh hoạt xã hội đều
ảnh hưởng đến sinh hoạt của cá nhãn Điều đó có nghĩa là tính cách của
mọi người trong một cộng đồng đều tạo ra theo một khuôn mẫu sẵn có
Tuy nhiên, ở mỗi con người sẽ có những đặc sắc để phân biệt người này
với người kia, vì vậy Đặng Thai Mai nhận xét: " Mỗi một cá nhân đối với
một cá nhân khác đều có chỗ đại đồng, nhưng xét về cá tính thời vẫn có những đặc sắc “ Đại đồng” cũng như "* tiểu dị” đều có tính cách chung
của sự vật và của nhân quân” ')Ông chứng mình điều này qua các tác
phẩm của văn học Trung Quốc và văn học phương Tây DonQuichotte
của Cervantes là điển hình cho lớp ky sĩ Tây Ban Nha thế kỷ XVI nhưng không có nghĩa là bao nhiên ky si cla Tay Ban Nha déu là
DonQuichotte, Nói rằng AQ là điển hình của giai cấp nông dân phong
kiến Trung Hoa nhưng không phải tất cả nông dân lúc ấy đều là AQ v.v Trong mối quan hệ điển hình và cá tính, Đặng Thai Mai chú ý đến ý nghĩa bồi bổ, chế định lẫn nhau giữa hai tính chất trong cùng một hình
tượng nghệ thuật làm cho hình tượng có sức sống hơn Điển hình không
loại bỏ cá tính mà trái lại phải đặt trong một “ bối cảnh lịch sử" '” thì
mới gọi được là một điển hình hoàn toàn
Trong văn học “nếu như chỉ có những nét đặc biệt cá tính, với những khuynh hướng nhất thiết vị ngã, hoàn toàn phản xã hội (antisociaux ) thì nhân vật đó chỉ là một thứ quái thai, một lão ác tăng
[ ] Trái lại, nếu một nhân vật chỉ có những tính cách đại thể, những nét
hoàn tồn điển hình, khơng có một sâu sắc cá tính nào, thì nhân vật ấy sẽ
là một nhân vật vô hồn, không còn sinh sắc Nó chỉ là một nhân vật “
công thức” (personnages conventionnels)” "
) Dang Thai Mai, Toàn tập Sđd Tập 1 Trang 199 !# Như trên Trang 203
f? Như trên Trang 204,206
Trang 25
Đăng Thai Mai quan niêm : “* muốn sáng tác môt nhân vật điển hình, một nhà văn, sau lúc đã xem xét cho rõ rệt những toàn thể tính và
đặc sắc của trăm nghìn cá tính, lại còn phải hiểu thấu lối khái quát
(Synthese) của nghệ thuật, rồi mới có thể mô tả được những nét tương
đồng, hoặc tương phản giữa các cá tính" °”_ Vì nghệ thuật bao giờ cũng liên lạc chặt chẽ với hiện thực, nền tắng của văh học là đời sống xã hội
hiện thực nên nhà văn phải sáng tác theo các nguyên tắc của chủ nghĩa
hiện thực : “ Chủ trì là nghệ thuật đã thoát li hẳn sinh hoạt nếu không phải là thái độ kiêu căng hay là *“ đối mình, đối người *, hay là một hệnh
thái, thì cũng chỉ là một quan điểm nông nổi, hẹp hòi " '°
Tóm lại, điển hình là cá tính trong văn học như là hai mãt của một vấn để, Đặng Thai Mai khuyên chúng ta “ không nên lấy óc cơ giới
“ mà phân tích điển hình và cá tính ra làm hai tính cách bất tương dung”
` Có thể nói, quan niệm của Đăng Thai Mai đã thể hiện cách nhìn
nhận đúng đắn, khoa học về vấn để lý luận văn học khá phức tạp
III.TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tác phẩm văn học là sản phẩm tỉnh thần của nhà văn Một nhà
văn không có tác phẩm không thể gọi là nhà văn Từ xưa đến nay, khái niệm tác phẩm văn học là một phạm vi rất rộng Tác phẩm có thể là một
bài thơ, một bài văn, một vở kịch, hoặc bộ tiểu thuyết Trong bài viết
này, người viết luận văn không để cập tác phẩm văn học dưới các thể
loại cụ thể mà là tác phẩm ở dạng chung nhất, khái quát nhất trong sự
Trang 26Hai danh từ nội dung và ” hình thức” đã gây nên cuộc tranh cãi
gay gắt trên văn đàn giữa hai phái “ nghệ thuật chí thượng” và “ nghé thuật vật quan "Phái " nghệ thuật chí thượng” quan, a hình thức quyết
định nội duñg tần phái “ nghệ thuật vật quáhŠ tự" thú trọng đến giá th,
; nội dung của tác phẩm hơn là hình thức Như vậy hai phái này hoàn toàn `
phiến điện trong cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm Để giải quyết vì ‘dé y, Đăng Thai Mai đã lập một giới thuyết về nội dung và hình thức
Bàn về vấn để này, ông đưa ra những khái niệm thật chuẩn xác * Hình thức không phải chỉ là “ bể ngoài” của áng văn như là âm hưởng, cú điệu lời văn mà thôi mà gồm cả kết cấu 4ng van như là thứ tự phân
lượng nữa * °, Nói đến nội dung, Đặng Thai Mai khuyên chúng ta không
nên hiểu nó theo khái niệm qúa đơn giản Theo ông : " Nội dung không phải chỉ là hiện thực của thế giới khách quan mà thôi Hiện thực cũng là " hình " (image) đã hiện ra đằng sau tấm tam lăng (prisme) của ý thức
nghệ thuậtvà nhân sinh quan riêng cho một nhà nghệ sĩ
Nói tóm lại, nội dung và hình thức vẫn thấm nhập lẫn nhau, khó
thể đem mà tách ra, mà phân biệt hẳn ra làm hai”,
Một tác phẩm lý tưởng bao giờ cũng có sự thống nhất hài hòa, chặt chẽ giữa nội dung và hình thức Nếu tác phẩm không có những lỗi văn điễm lệ, không có sự sắp xếp nhịp nhàng giữa các câu văn, câu thơ
thì không phải là tác phẩm văn nghệ Ngược lại, nếu nhà văn chỉ chú
trọng đến hình thức, tìm mọi cách để trau chuốt hình thức mà ép uống lời
nói, ép uổng ý tứ thì cũng không thể tạo nên tác phẩm nghệ thuật Chú
trọng đến hình thức mà hy sinh nội dung, hay chú trọng nội dung mà
Trang 27chưa vận dụng được hình thức một cách ving vàng thì nội dung tác phẩm
cũng không đủ sức mạnh để lôi cuốn người đọc Vì vậy, một tác phẩm có
giá trị thì nội dung và hình thức phải thấm nhập vào nhau Mà muốn có
một tác phẩm hoàn chỉnh thì nhà văn phải nắm được quy luật biến thiên
của xã hội để đổi mới nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của thời đại, Cho nên " nghệ thuật phải tiến triển với thời đại Óc ngoan cố không phải là tỉnh
than nghệ thuật" ”'
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có tình hình không ăn khớp giữa nội
dung và hình thức Đặng Thai Mai đã chứng minh điểu đó qua một số nhận định sâu sắc về văn học thế giới, đặc biệt là qua một số tác phẩm
vẫn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945 :
* Trong khoảng mười lãm năm sau đây, sự mâu thuân giữa tư
tưởng và thể tài đã xúc động nên sự phát triển của lối văn mới và thơ
mới Thị dần là bọn tiên phong trong phong trào cải cách văn nghệ gần
đây Trong các tác phẩm xuất bản trước trận Đại chiến này, ta thấy rằng
bọn thị dâu và tiểu thị dần đã bắt tay vào công cuộc vận động văn nghệ bất kỳ trên lập trường xã hội hay bình dân Bấy nhiêu tác phẩm tuy chưa có thể nói đều là có giá trị tương đương về nghệ thuật nhưng sánh
với văn nghệ hai mươi năm trước thì thiệt đã đi một quãng đường khá xa
Một khuyết điểm trên nên nghệ thuật đó là chỗ quấ chú trọng về cái "
đẹp” hình thức { ] Ta có thể nhận thấy tính cách thị dân của lối nghệ thuật đó không những về phần tư liệu mà thôi, mà cả nội dung nữa | ]
hình thức và nội dung nền văn nghệ nước ta chưa đến trình độ thành
thục và còn cẩn phải thống nhất" ?
IV PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC
1 Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa,
) Đặng Thai Mai Toin tập Sđd Tập 1 Trang 185
) Như trên, Trang 189
Trang 28
Như đã nói ở các phần trên, theo Đặng Thai Mai, nhà văn trong quấ trình sáng tác phải ý thức được tính giai cấp của văn học và các quy
luật vận động phát triển của xã hội, của văn học, đồng thời phải biết kế
thừa thành tựu văn học quá khứ Kế thừa là để phát triển Tuy nhiên,
thời đai đổi mới, văn học cũng cần đổi mới Muốn vậy nhà văn phải có
phương pháp sáng tác mới Phương pháp đó chính là phương pháp sáng
tác hiện thực xã hội chủ nghĩa:
* Hiện thực xã hội chủ nghĩa đối chọi với công thức chủ nghĩa và nảy nở
trên tình thế sinh hoạt xã hội ngầy nay, sẽ hướng dẫn lòng chân thành
và nhân cách tự do của nghệ sĩ đi đến chỗ đồng tâm và hợp tác cùng tất
cả các giai tang tân tiến trên con đườngcãithiên xã hội và kiến thiết văn hóa mới" ?
Đi vào phân túch phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ
nghĩa, Đăng Thai Mai đã nêu những phản để xuất phát từ văn hoc Việt
Nam và được thuật lại những quan điểm của Baldensperger trong cuốn “
La Litérature ° Baldensperger quan niệm rằng, cái mệnh để * văn hoe biệu hiện xã hội” có phạm vi áp dụng quấ chật hẹp vô nghĩa lý bởi vì
trong thời kỳ đấu tranh giai cấp, con người rất đễ bị những ảnh hưởng của
dục vọng chính trị Và cũng từ quan điểm đó, tác giả cuốn “ La
Littérature ” cho rằng giữa văn học và xã hội, giữa lý tưởng và tính cách
nhà văn v.v luôn có những khoảng cách Mối quan hệ giữa văn học và
xã hội phải được xét trong toàn bộ văn học và xã hội chứ không chỉ xét
trong một tác phẩm cụ thể hoặc một thời kỳ xã hội Cuối cùng, tác giả
cuốn “ La Littérature” kết luận : “ Văn chương biểu hiện thời thượng(
gouts) của xã hội thì đúng hơn là nói rằng phô diễn những thực tế sinh
hoạt" (2)
(1) Đăng Thai Mai Toàn tập Sớd, Tập 1 Trang 144 (2) Dẫn Theo Đăng Thai Mai Toàn tập Sớd., Trang 153
Trang 29
Từ sự không dứt khoát, minh bạch trong quan điểm của Baldensperger, Đăng Thai Mai đã phê bình những thiếu sót trong quan điểm của tác giả này Tuy nhiên, Đặng Thai Mai vẫn thừa nhận rằng những lo ngại của Baldensperger là có cơ sở, bởi những vấn để lý luận
ma Ong ta nêu ra đều căn cứ vào các tác phẩm hiện thực chủ nghĩa hồi cuối thế kỷ XIX Mat khác, Đặng Thai Mai còn khẳng định,
Baldensperger đã không phủ nhận giá trị biểu hiện xã hội của văn học,
không hề phản đối về vấn để nguyên tắc mà ông ta chỉ sợ rằng “ có nhà
phê bình sẽ đem cái định lệ La Litterature expression de la sociếte mà dp dụng một cách vô ý thức, quá chật hẹp để “ thành ra vô nghĩa lý” mà
thôi Văn nghệ cũng có thể biỂu hiện xã hội nhưng đến một trình độ nào?
Ấy là giới hạn mà nhà lý luận văn học có ý vạch rõ trong tác phẩm” ?, Điểm không đồng ý của Đăng Thai Mai đối với tác giả “ La Littérature”
là Baldensperger cho rang, van hoc có tính bổ khuyết hơn tả thực Theo
Đặng Thai Mai, tố cáo những sự thiếu thốn, những sự khiếm khuyết của
đời sống cũng là một cách biểu hiện xã hội, mô tả xã hội
Trở lại khái niệm phương pháp “văn học hiện thực theo quan
điểm xã hội" chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam ta khái niệm này đã được Đảng nêu lên lần đầu tiên 1943 trong bản *“ để cương văn hóa” đưới
thuật ngữ “ xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa *, nhằm hướng dẫn chỉ đạo
hoạt động văn hóa, văn nghệ lúc bấy giờ Trong “ văn học khái luận”,
việc xác định pham trù hiện thực xã hội chủ nghĩa từ nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ là một đóng góp lớn của Đặng Thai Mai trong việc giải quyết một số vấn đề lý thuyết của nghệ thuật cách mạng Theo ông, văn
học phản ánh hiện thực sẽ thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng tốt đẹp
hơn, Nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa là một thế giđi mà trong đó cá tính và bản ngã nhà văn được phát triển Có hai trường hợp đáng lo sợ
Trang 30vực cho tư tưởng, cho nghệ thuật, và thứ hai là nhà văn không có nhân
cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình Đó là những văn sĩ a dua, nịnh hót đánh đổi bản ngã để đổi lấy danh dự, lợi lộc và viết những áng
văn công thức Vì vậy, ông yêu cầu nhà nghệ sĩ phải giữ vững lập trường,
quan điểm mình để góp sức vào công cuộc kiến thiết văn hóa, để làm
tròn cá sứ mệnh dự đoán của nghệ thuật Nghệ thuật xã hội chủ nghĩa là
một thế giới mà trong đó cá tính và bản ngã của nhà văn được tư do phát
triển Nó không phủ nhận trí tưởng tượng trong sáng tác Tưởng tượng không phải được xây dựng trong một thế giới hư vô mà tưởng tượng phải có căn bản ở kinh nghiệm Tưởng tượng là một lối nghệ thuật linh động,
đầy những hình tượng độc đáo Để vận dụng ý của mình vào công cuộc
khái quát nghệ thuật, nhà văn phải biết quan sát thực tế, bổi dưỡng trí tưởng tượng của mình Trong một tác phẩm, nếu nhà văn biết vận dụng
trí tưởng tượng đúng phương pháp thì tác phẩm sẽ hấp dẫn va có sức sống
lâu dài Xã hội không bao giờ bài bác lối văn học đó, mà trái lại *“ xã hôi cần có những nhà văn biết mô tả cho rõ ràng kinh nghiệm hàng ngày của thế hệ, nhưng lại cần đến những nhà văn có đủ sức tưởng để mà dư đoán xu thế của các sự mâu thuẫn xã hội và mô tả những sự thiếu thốn
ngày nay, tức là những sự thật ngày mai" °
Nhìn chung, qua cách bàn bạc về phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, Đặng Thai Mai đã thể hiện môt nhiệt tình, một quyết tâm cách mạng to lớn, một ý thức hiến mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc trên phương diện văn hóa và nghệ thuật Nhưng vì chế độ kiểm duyệt
ngặt nghèo của bộ máy cai trị Nhật - Pháp lúc bấy giờ, nên nói về hiện
thực xã hội chủ nghĩa, tác giả không trình bày rõ rằng, cặn kẽ mọi ý kiến của mình Tuy nhiên, qua cách lập luận bóng bẩy, những lời bàn giải về
quan điểm của Baldensperger, ta có thể lĩnh hội được một vài phần cơ
Trang 31phan ánh đơn giản và máy móc, nó khác với chủ nghĩa hiện thực kiểu cũ,
ở chỗ nó còn biết “* khái quát nghệ thuật” bằng tưởng tượng, biết hướng tđi tương lai bằng “ dự đoán su thế của các mâu thuẫn xã hội” và “ mô tả
những sự thiếu thốn ngày nay, tức là sư thực ngày mai” Mặt khác, qua
cách lựa chọn và lược thuật những quan điểm của Baldensperger, ta thay
được tính thần làm việc trung thực và nghiêm túc của Đặng Thai Mai Đó
là thái độ của nhà khoa học muốn tìm đến chân lý
2 Vn dé tự do trong văn nghệ
Văn học gắn với hiện thực Đó là quan điểm của Đặng Thai Mai
và các nhà lý luận văn học mac-xit trước Cách Mạng Tháng Tám Đối
lập với quan điểm này là quan điểm tách văn học ra khỏi đời sống xã hội của các nhà nghệ thuật vị nghệ thuật Chủ trương như thế nhưng phái
nghệ thuật vị nghệ thuật thường nêu vấn để như là xuất phát từ quyển tự do sáng tác của người nghệ sĩ Tự do sáng tác là vấn để quan tâm của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ Hoài Thanh viết: " Một đằng bị các chính
phủ độc tài kiểm chế, một đằng bị lợi dung để làm công việc tuyên
truyền, hai đằng đều bị mất tự do cả hai Mà văn học mất tự do chẳng
khác nào người ta thiếu không khí, không sao có thể sống được " '
Đăng Thai Mai không tán thành quan điểm của phái nghệ thuật vị
nghệ thuật Ông cảm nhận được sự rằng buộc của xã hội đối với nhà van
Pháp luật, chính trị và những thế lực đã can thiệp gián tiếp và trực tiếp
vào quá trình sáng tác của nhà văn Bởi vậy, nhà văn phải lựa chọn cho
mình một thái độ, hoặc là cầm bút a dua theo trào lưu, theo tư tưởng của
giai cấp thống trị, hoặc là lên tiếng yêu cầu được tự đo trong nghệ thuật
Trang 32do về văn nghệ chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân tư sản bệnh hoạn,
đáng phi nhổ Trong xã hội phong kiến cũng trong xã hội tư bản, khi
đồng tiền chiếm địa vị cao qui chỉ phối đời sống xã hội, người nghệ sĩ
luôn bị hẾt hủi, coi khinh Số phận của họ là số phận của một tên hể làm vui cho bọn thống trị nên họ thấu hiểu sâu sắc những nỗi éo le của cuộc
đời, và họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đấu tranh kịch liệt
hay lãnh đạm với thực tế, với cõi người và tự an ủi mình với những quan
niệm viển vông Cuộc sống luôn luôn biến động, ở mỗi thời kỳ lịch sử sẽ xuất hiện một tư tưởng mới, vì vậy người nghệ sĩ khi chuyển từ lĩnh vực
của hoạt động tư tưởng sang lĩnh vực của hành động đấu tranh thực tế, họ sẽ gặp phải vô vàng khó khăn Có người sẽ trở thành nhà văn hướng đạo
của thế hệ thì cũng có người sẽ trốn tránh thực tế xã hội để viết những câu văn thốt tục, khơng ai hiểu Dẫu sao, đó cũng là một sự phản kháng đối với thực tại Nói tóm lại, theo Đặng Thai Mai, yêu cầu tự do hay
thoát ly trong tư tưởng nghệ thuật là thủ đoạn để đối phó lại với chế độ, với xã hội, kể cả phản đối những qui luật quấ nghiêm khắc của văn nghê
Từ quan niệm trên, Đặng Thai Mai có cái nhìn rộng lượng hơn
đối với Thơ mới, văn mới Ông lên án gay gắt những thái độ bảo thủ và
máy móc đối với cái mới Ông khẳng định : " Chỉ có những khối óc cổ hủ
mới có thể đem tất cả bấy nhiêu tác phẩm "“ mới” đó mà mục cho làm
những quái tượng hoàn toàn Phải là một bọn ngoan cố chỉ biết tự cao tự
đại mới bài xích tuyệt đối bấy nhiêu khuynh hướng về tự do văn nghệ Số
là phê bình văn nghệ nếu chỉ căn cứ vào những qui luật của truyền thống
mà hạ những lời khen chê thì thật là một lối phê bình ngu xuẩn và lại rất
nguy hiểm cho tiền đồ của nghệ thuật Phép tắc văn nghệ chỉ là một câu
chuyện công thức(convention) giữa người với người Và bao nhiêu công
Trang 33Dang Thai Mai đánh giá cao quyền tự do sáng tác của người nghệ
sĩ, nhưng ông không tuyệt đối vấn để này Ông muốn người cầm bút
không ảo tưởng về hai chữ tự do, vì * tự đo không phải là một quyền lợi
vô hạn lượng, không phải là một năng lực tuyệt đối" ™ Ong dé cao vai
trò tích cực của chủ thể sáng tao “van nhã (élégance) chỉ là biệt tài của một nhà nghệ sĩ đã hành động được tự nhiên trong những qui luật khá
chật hẹp mà thôi [ ] Nói cho cùng thì một nền nghệ thuật bao giờ cũng có sự cưỡng bức Nhưng sự cưỡng bức đây không phải là một thế lực phản nghệ thuật ở ngoài xã hội hay ở trong tâm lý nhà nghệ sĩ " ®* Trong
sáng tác văn học, nhà văn luôn bị bó buộc vào mục đích sáng tác, vào
vốn sống, trình độ ngôn ngữ và những yêu cầu của xã hội “ Một nhà văn chân chính trước hết phải cảm thấy những nỗi yêu cầu thiết tha của thế
hệ, lĩnh hội được khuynh hứơng của thời đại và dưới sự xúc động của tín
điểu, dùng phương pháp khái quát của nghệ thuật để đem những ý tưởng
của đoàn thể mà phu điễn vào những câu nói những câu nói giản dị của mọi người.ấy là điểu kiện chính của tất cả các tác phẩm vĩ đại ",#'!
Tuy nhiên, thực tế văn học nước ta, các nhà văn do chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Châu Âu trước sau thời chiến tranh 1914-1918
nên đã có những thái quá trong tự do sáng tác.Họ viết những lối văn kì dị không ai hiểu, những lối văn Tàu không ra Tàu Tây chẳng phải
Tây,mà Việt Nam lại càng không phải.Họ cho rằng, nghệ thuật nếu đf
sát với đại chúng sẽ mất đi tính cách cao qúy vốn có của nó Đặng Thai Mai phê phán kịch liệt quan điểm ấy.Một lần nữa, ông khẳng định: Văn
nghệ chỉ là một công cuộc sáng tác của loài người trong văn hóa loài
Trang 34phạm vi của xã hội, nhân loại Một mặt nữa,sống trong xã hội quyền tự
do của mỗi người đều phải có giới hạn nhưng đem nghệ thuật mà phụng
sự một chủ nghĩa,mà cống hiến cho xã hội quyết không phải là đem nghệ thuật đi bán rẻ, và cũng không phải là chịu thủ tiêu nhân cách ,bản ngã
của mình *
Đặt vấn dé Gy đo trong văn nghệ”,Đặng Thai Mai đã đi ta ngoài những hệ thống nguyên lý lý luận văn học thông thườngT?®8bước vào một
vấn để lý luận có ý nghĩa thời sự trong văn học thế giới, cũng như văn học Việt Nam lúc bấy giờ.Ông không suy xét vấn để với con mắt cố chấp,bảo thủ mà với tam cao của sự khái quát, trí tuệ.Tự do là tất yếu
của nhận thức.Nhà văn phải dũng cảm bước ra ngoài pháp luật đem nghệ thuật phụng sự một lý tưởng mới để giành lấy tự do thật sự về tư tưởng
Nhà văn có thể đánh đổ những hình thức cổ hủ tìm ra những quy luật
thích hợp với tư tưởng của họ.Tuy nhiên, tự do của mỗi cá nhân người
cầm bút không thể tách rời khỏi đời sống công đồng, mà phải gấn bó mật thiết với đời sống nhân loại thì nghệ thuật mới có ý nghĩa
ọ 0
Nếu đặt trong yêu cầu trình bày hết mọi vấn để của lý luận van học thì Đặng Thai Mai chắc chưa bao quát hết Những vấn để về nguồn
gốc,chức năng, tính đảng, tính nhân dân, sự phát triển của thể loại, trào lưu của văn học chưa được để cập tới hoặc để cập ở mức sơ sài.Một số
chương quan trọng đã bị cơ quan kiểm duyệt tước bỏ Trong thâm tâm
của Đặng Thai Mai, việc giảng giải những nguyên lý lý luận cơ bản
không phải là mục đích của ông, nên ông không cần bày vẽ cho đủ mâm,
Trang 35xit để đấu tranh chống lại những quan điểm văn nghệ lỗi thời,.Ông chi chọn những vấn để xét thấy là mối quan tâm hàng đâu của nhà văn,
những vấn để mà văn nghệ dân tộc còn nhập nhầằng nhằm giải thích, thuyết phục, giúp nhà văn thoát ra khỏi đời sống tối tăm của chế độ cũ,
thoát ra khỏi sự khủng hoảng vì mất phương hướng và tìm cho mình một
lối đi.Những vấn để như:mục đích sáng tác văn học,tính giai cấp và tính
kế thừa trong văn học,tính dân tộc và tính quốc tế của văn học, nội dung
và hình thức của văn học, điển hình và cá tính trong văn học được ông
bàn giải, lật đi lật lại vấn để một cách thấu đáo Những vấn để ông đặt ra không còn chất kinh viện mà trở nên gân cốt, sinh sắc
Ngày nay, nhiều công trình lý luận về văn học đã ra đời để đáp
ứng đòi hỏi của thời đại Những vấn để lý thuyết trong*Văn học khái
luận * của Đặng Thai Mai có thể bị vượt qua hoặc được nghiên cứu sâu
hơn, đây đủ hơn Tuy nhiên, nó vẫn để lại cho người cầm bút hôm nay những bài học cần thiết, quý báu
Với quan điểm đúng đắn, phương pháp tư duy nhạy bén, cách lập
luận, lí giải vấn để xác đáng, tuy chưa toàn diện nhưng” văn học khái
luận” xứng đáng là cuốn sách lý luận văn học đầu tiên của Việt Nam trình bày những vấn để lý luân một cách hệ thống, chặt chẽ dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac- Lê Nin
Trang 36
CHƯƠNG II: NHỮNGVẤN ĐỀ CỦA NGHIÊN
CỨU VĂN HỌC
I.NGHIÊN CỨU VỀ TÁC PHẨM
Đặng Thai Mai, một học giả có tầm hoạt động rất rộng Ông viết
sách về lịch sử triết học, văn hóa Trong lĩnh vực văn học ông xuất hiện cùng lúc với mấy tư cách: nhà lịch sử văn học, lý luận văn học và phê
bình văn học
Trong phần này chúng tôi muốn nói đến ông với tư cách là một
nhà nghiên cứu phê bình văn học
Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai đã nghiên cứu, phân tích
và đánh giá tác phẩm văn học như thế nào?
Có nhận định cho rằng : “* Đặng Thai Mai là một học giả, một nhà nghiên cứu hơn là một nhà phê bình văn học Ông giảng thơ theo cách
phân tích của một giáo sư, chứ không phải là lối bình thơ của Hoài Thanh
đòi hỏi một sự rung động tình cảm và một năng khiếu thẩm mỹ tỉnh tế
Hoài Thanh phát hiện ra hơi thở phập phông của sự sống đằng sau cái vẻ
xưa cũ, ước lệ của những câu thơ “ Chinh phụ ngâm” Còn Dang Thai
Mai thì lại vận dụng những kiến thức vể triết học, vềể tôn giáo,vềể chủ nghĩa lãng mạn, về bút pháp tả thực ước lệ, tượng trưng, vận dụng
phương pháp văn học so sánh để phân tích khúc ngân? “Nói như thế là
không chính xác cho cả Hoài Thanh và Đặng Thai Mai Bởi không thể
phê bình mà thiếu trí tuệ, kiến thức khoa học cũng như không thể nghiên cứu văn học mà thiếu tình cảm thẩm mỹ và xúc động về cuộc sống
Trang 37Nghiên cứu tác phẩm * Ngục trong nhật ký “, Đặng Thai Mai
khuyên chúng ta nên “chú ý đến khía cạnh nhật ký, nghĩa là cạnh khía
thời sự của “ tác phẩm”, chúng ta sẽ có một căn cứ vững chắc hơn dé hiểu tất cả cái hay củ nghệ thuật tập thơ và đằng sau chất thơ ấy, thấy rõ hơn nữa cái bản lĩnh cao qúy của người làm thơ." °” Bên cạnh đó, ông
cho rằng cần có một bản đổ chi tiết ghi rõ tên huyện, tên xã của tỉnh
Quãng Tây không phải là vô ích đối với người nghiên cứu Trên bản đổ
này chúng ta sẽ theo dõi được những con đường Bác đã đi qua trong thời
gian bị giam giữ và giãi đi khấp mười ba huyện của tinh Quang Tay
Như thế chúng ta sẽ tạo được tất cả cái hay, cái đẹp của tác phẩm
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nói đi nói lại về “ Nhat ky trong ta” nhưng với một trình độ lý luận sâu sắc, một phương pháp mới mẻ và một
phong cách biểu hiện vừa trí tuệ, vừa đa dạng Đặng Thai Mai đã vượt
qua được nhiều tiếng nói, bình giảng, phân tích Ổn ào để đưa người đọc
bước vào thế giới bên trong của tác phẩm Rất nhiều người đã đọc, bình
về thơ Tế Hữu nhưng chỉ với mấy lời giới thiệu về tập thơ “ Từ ấy", nhà nghiên cứu đã đem đến cho chúng ta một sự ngạc nghiên thú vị, thơ Tế
Hữu quyến rũ người đọc bởi cái chất lãng mạn cách mạng, bởi cái nhiệt
tình nỗng cháy của người thanh niên sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng
Đặng Thai Mai đã giúp chúng ta nhận ra được cái đáng qúy trong thơ Tố Hữu chính là sự nhất trí toàn bộ sáng tác của thi sĩ
Các bài nghiên cứu phê bình của ông mang nhiều vẻ, nhiều màu sắc, thể hiện một cây bút tỉnh tế, hóm hỉnh, Thử đọc những dòng phê
bình của ông
Giới thiệu về nhân vật AQ, ông viết:
“Thân tài va ốm yếu gây gò, vì rằng những ngày no say ấm áp
trong đời va rất là ít ỏi Cũng vì vậy nên bao nhiêu ý nghĩ của va chỉ có
Trang 38AQ là một mối tâm duy rất ấu trĩ, rất thô sơ, là một “thứ tình cảm loài
cây”, và cái nhân cách của va lắm lúc cũng còn chưa kiểm chế hoàn toàn được cái mà các nhà tư tưởng cao quý vẫn được gọi là thú tính ! Lúc ngọn gÏố may thổi là da thịt va nhớ đến cái áo còn “ gởi” lại nơi cối giã gạo
nhà họ Triệu Khi con tỳ con vị cắn rứt là va mơ màng đến đĩa bánh,
khẩu măng mà va ước cho có tiền mà mua Dáng điệu một mụ vú, một cô tiểu non ám ảnh tâm hồn va là vì trong xã hội làng Mùi, ái tình là một qủa phúc mà những bọn như A.Q không nên dòm đỏ đến " °
Và đây là một đoạn phân tích của Đặng Thai Mai về “Nhật ký
trong tù" của Hồ Chí Minh:
“Trong thơ Bác có sự hài hòa rất ý nhị giữa hình thái của cõi vật
và nội tâm con người Vừa bước chân vào nhà lao Tĩnh Tây, nhà thơ
thoáng nhìn lên trời Mưa vừa tạnh, hai đám mây xô đuổi nhau trôi qua
trước mắt Đám mây mưa vừa bay di, dam may nang cing vita bước qua Nhà thi sĩ nghĩ gì ?
Ngục trung cựu phạm nghênh tân phạm Thiên thượng tình vân trục vũ vân
Tình, vũ phù vân phi khứ liễu
Ngục trung lưu trú tự do nhân
Không hể có những để tài cổ điển phương Tây như là : “thiên nhiên, bà mẹ hiển từ của con người” hoặc “thiên nhiên mụ đì ghẻ ghét
bỏ con người”.Cũng không hể có câu chuyện cảnh vật “vui buồn đồng
cảm với người " hoặc “đửng dưng” và thậm chí còn “mỉa mai nỗi đau khổ
của con người”.Người đọc chú ý tới hai chữ “nghênh” (đón rước )và
“trục “(xô đuổi ) nhẹ nhàng và tế nhị mà chua chát,người đón rước nhau vào để ngồi tù, còn mây thì xô đuổi nhau đi .tự do !Giữa mây và người (tù) mối quan hệ nếu như có chút ý nghĩa thì chính là chỗ đối chiếu giữa
Trang 39.Và ý nghĩa cuối cùng của bài thơ đã là một lời phản kháng, tự do là luật của thiên nhiên thì sao con người sinh ra trong tự do, con người chiến sĩ
cách mạng đấu tranh cho tự do lại có thể bị tù, bị tội ?t
Qua các đoạn văn trên ta thấy được cái đặc sắc, độc đáo của
Đặng Thai Mai trong phân tích đánh gid Ong quan sát hình tượng từ bên
ngoài, thể hiện ý nghĩa biểu trưng của hình tượng, và ở đâu ông cũng giữ
cho mình một cách tiếp nhận chủ động khách quan với nụ cười hóm hỉnh
Một trong những công trình nổi tiếng của Đặng Thai Mai là cuốn
“giảng văn chinh phụ ngâm * ,Đây là công trình đưộc viết ra bởi một nhiệt tình và phương pháp khoa học hiện đại, một công trình không chỉ
viết cho thời đại lúc bấy giờ mà còn cho cả hôm nay Cuốn sách được xem là một công trình đặt nền móng cho khoa giảng văn hiện đại của nước ta Nổi bật trong công trình này là quan niệm và phương pháp giảng
văn của Đặng Thai Mai Theo ông “Văn học không thể nhận định theo
tỉnh thần tĩnh học -statique -mà phải nghiên cúu theo tnh thần lực học -
dyna misme -cẩn thiết cho sự nghiên cứu cuả mọi hiện tượng xã hội" '?
Vì vậy, ông cho rằng giảng văn không phải là nhận định về nghĩa đen
của câu chữ vì nó dễ hướng khoa giảng văn vào con đường khô khan, tâm chương trích cú không phải là diễn xuôi những câu văn thi vị của người
xưa và cũng không phải là phương tiện thôi miên học sinh Đối với ông
"giảng văn trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung,
giữa kỹ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương # ' °”, Đặng Thai Mai không tán thành lối bình tán, suy diễn tùy tiện Đành rằng cảm
nhận là một trong những yếu tố để tiếp cận văn chương nhưng sự cảm ấy cần phải có sự hỗ trợ của sự hiểu thì thưởng thức mới có nghĩa lý,có tác
` Đặng Thai Mai Toàn tập Sđd Tập 3 Trang 223,224
® Bang Thai Mai Toàn tập Sđd Tập 1 Trang 697
#? Như trên Trang 699
Trang 40
dụng Đó chính là mục đích của giảng văn, nó giúp nâng cao năng lực hưởng thụ vân chương cho con người ,
Điều còn tổn tại trong ngành sư phạm của chúng ta là hiểu giảng văn chỉ là cách trình bày cảm nhận chủ quan, chỉ là bình tán, suy diễn
Vai trò của người thầy day van bi coi nhẹ hứng thú của bài giảng văn
chủ yếu là do những ấng văn hay mang lại Rõ ràng chúng ta đã sai phạm trong vấn để phương pháp và Đặng Thai Mai đã giúp chúng ta uốn nắn
lại sai lầm ấy Ông còn lưu ý chúng ta về kỹ thuật giảng văn Một người
giảng văn nếu có kỹ thuật giảng văn sâu sắc và chính xác sẽ giúp người
đọc, người nghe xây dựng và hồi dưỡng những hứng thú văn chương dồi
dào và đúng đắn.Ngược lại nếu một người không có kỹ thuật giảng văn
thì anh ta sẽ không có gì để bồi dưỡng tâm hồn người đọc, người nghe
So vối các nước trên thế giới, văn chương nước ta không được
phong phú, dồi dào„ Trong điều kiện đó, ông khuyên người giảng văn
nên có một vốn văn hóa sâu rộng để nhân ra cái độc đáo của áng văn
nhằm hướng người đọc tới những lý tưởng cao xa và duyệt lai những giá
trị văn chương qúa khứ ,
Từ quan niệm của tác giả, chúng ta nhận thấy đặc sắc trong công
trình của ông là :
_ Kỹ thuật giảng văn ,
_— Quan điểm lịch sử trong việc nhìn nhận giá trị của những áng văn dân lộc
Phân tích khúc ngâm, Đăng Thai Mai không bỏ qua nội dung xa
hội, lịch sử được phản ánh trong đó,Ông quan sát khúc ngâm như một
sáng tạo tinh thần độc đáo bị chỉ phối bởi văn hóa thời đại Diéu nay giúp ông phát hiện được nhiều điều thú vị mà trước đó chưa ai phát hiện Nhận xét về hứng thú trong đoạn tả cảnh ở phần đầu khúc ngâm, Dang
Thai Mai đã nêu lên vấn để về con người -con người phổ biến với tâm lý
phổ biến của mọi người So sánh với con người trong một số tác phẩm