Trang 5 Sonneratia ovata Bak., ho Ban Sonneratiaceae Lời mở đầu LOI MO DAU Hóa học các hợp chất tự nhiên, một bộ môn của chuyên ngành hóa hữu cơ, đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ.. H
Trang 1
ĐẠI HỌC _ amy BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
S5ep TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
caHlsø
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ
ee
KHAO SAT THANH PHAN HOA HOC
Trang 2MUC LUC
Muc luc Trang
Loi cam on
Loi mo dau ee
Danh muc cac ky hiéu va tir viét tat 3 Danh muc hinh anh, so d6, bang biéu 4
Chuong 1: TONG QUAN 6
BA 0/1 7a 6
l7 Đặc nh KhỨt VÃ ceeeiiiiieEEeieiiiieeennneeieeaesenasasssssssll035a85a8-nsne4525ss 1543354 485585573 xke 6 12.1; M tả Hi Vũ Egoaaaoatreeocatiscoittï0260G63616400043000566/66464316598880436309598v938 6 TS rÝ yiỶeaeneenrrnernnneenrnnnnensenernsnsneorssnns 9 1.3 Nghiên cứu về hóa học của Sonneratia ovata Bak và các cây cùng chỉ 1]
1.3.1 Héa hoc cua cay Sonneratia ovata Bak - Bần ôi - 1]
1.3.2 Hóa học của cây Somneratia alba ] E Smith - Bần trắng 11
1.3.3 Hóa học của cây Sonneratia apetala Buch.-Ham - Bần vô cánh 13
1.3.4 Hóa học của cây Sonneratia caseolaris (L.) Engl - Ban chua 14
1.3.5 Hóa học của cây Sonmneratia grifìthii Kurtz - Bần đăng 18
1.3:6 Hóa học của cây Sonneratia aida Lin sisisssscissscsssscsssesssassivessassssisvesssses 18 1.3.7 H6éa hoc cua cay Sonneratia hainanensis K E Chen et S Y Chen 19
1A, BPIER Cin VE GNOG TAB sii soiccsoossessrerrerniinnmnanimanammmamanesemnn 19 Ì:4.}: Cơng dụHH GEH QIAN aooooaaiibootseiicii1/64464540830661013665863560146059656ã246g66 19
L6 EAE CT 8 OE rsnessarnanecisoneesenneesocnoannnenunecermonranamnieanaNnRnERENNCnaReNnRNERKEInANE 20
Chuong 2 THUC NGHIEM 24
2.1 Hoa chat va thiét bin ecceecsseesssesesseesseesneesseeessneesseessueesseesnueesneesneeenneeesnes 24 2.1.1 Hóa chất . 2s-ss 2 2022327 etrrsetrraertrxseerrssrorkserkreerrkee 24 2418, THEED) sucscmenncmnncn mune 24
Trang 3Ÿ33 Tiểu: chổ sáo ÌBBÏ GRĐin ng uassebsosdaieirctoySGSEDEANGGG0033001900002000G08088xảg8 25
Chuong 3 KET QUA VA THAO LUAN 29
3.1 Khao sat cau tric héa hoc hop chat SO-E1 .cccscescsesscssssessscseseseseescesensnvees 29 3.2 Khảo sát cấu trúc hóa học hợp chất SO-E2 ¿6 2S cvvxeckevxxcxez 32
Chương 4 KÉT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2-2 ©SE+£EEk£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrerrre 37 PEG) LUG cnevuergsoerrirtgtoegei toa NGENGOSSUGEEU1AN01190/0B520PSSEEEGHHGSE209:G06001004E 42
Trang 4LOI CAM ON
- B+ CRS -
Luận văn được thực hiện tại phòng Hóa hữu cơ, thuộc Khoa Hóa, trường dai học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011
Với tắm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn GS
TS Nguyễn Kim Phi Phụng, người cô luôn hết lòng vì học trò, đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt khóa luận này Cô không những truyền đạt cho em những tri thức khoa học, những kinh nghiệm nghiên cứu quý báu, mà còn là tắm gương nghiên cứu khoa học giúp cho em có những hành trang cần thiết trên bước đường nghiên cứu và học tập
Em xin hết lòng cảm ơn Quý Thầy Cô bộ môn Hóa, Khoa Hóa Đại học Sư
Phạm Tp HCM, các thầy cô đã tận tình hướng dẫn giảng dạy, truyền thụ cho em
nhiều kiến thức khoa học quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn phòng thí nghiệm hóa hữu cơ trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu, quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, các anh chị, những người
luôn bên con khích lệ, ủng hộ con cả về vật chất lẫn tính thần để con yên tâm
hồn thành khóa luận
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè tôi, đã luôn bên tôi giúp đỡ và động viên tơi hồn thành tốt khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn
Trang 5Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Lời mở đầu
LOI MO DAU
Hóa học các hợp chất tự nhiên, một bộ môn của chuyên ngành hóa hữu cơ, đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ Bởi vì, theo các công trình nghiên cứu trên thế giới
cũng như ở Việt Nam nhiều hợp chất tự nhiên có dược tính chữa bệnh rất lớn như hoạt
tính kháng virus HIV, ức chế tế bào ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, vv Bên cạnh đó, nền y học cô truyền Việt Nam với bề dày lịch sử lâu đời và phong phú, trong đó đa
số các bài thuốc được điều chế từ các loại cây cỏ trong thiên nhiên Ngày nay cùng với
sự phát triển của nền được học hiện đại thì nền được học cô truyền cũng không ngừng
phát triển và đổi mới Các loại thuốc ngày nay hiện được tông hợp hay bán tổng hợp,
nền sản xuất thuốc của Việt Nam chủ yếu là bán tổng hợp từ các hợp chất được cô lập từ thiên nhiên
Vùng rừng ngập mặn Cần Giờ với đặc thù là hệ dự trữ sinh quyền được thế giới
công nhận, là vùng rừng ngập mặn với quân thể thực vật đa dạng và là lá phổi xanh của
thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi
trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái
trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn Hệ sinh thái thực vật với
nhiều loại cây, chủ yếu là Bần trắng, Mắm trăng, các quần hợp đước đôi - Ban trang
cùng Xu ôi, Đước; và các loại cây nước lợ như Ban chua, Ban ôi, Ô rô, Dừa lá, Rang, vv Với lợi thế là nơi bảo tồn được nhiều loại động thực vật quý hiếm, rừng ngập mặn Cần Giờ đang được các nhà khoa học của các ngành đầu tư nghiên cứu
Rừng ngập mặn Cần Giờ với sinh khối các loài thực vật lớn nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả, phục vụ lợi ích cho con người Một số hợp chất hữu cơ cô lập từ các cây đặc hữu của rừng ngập mặn như: hợp chất phorbol ester được cô lập từ lá và
thân cây Excoecaria agallocha L.Í!Ì kháng virus HIV; hợp chất benzoxazolin với dẫn
xuất đường ribose có hoạt tính kháng ung thư được cô lập từ cây ô rô - Acanthus
illicjfolius L.P): hợp chất cineol, eucalyptol được tìm thấy trong tỉnh dầu tràm lá dài -
Trang 6Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Lời mở đầu
khuẩn gây bệnh!”*Ì, Các nghiên cứu sinh học gần đây cũng chỉ ra rằng trong các cây ở cùng rừng ngập mặn chứa nhiều hợp chất có giá trị trong bào chế thuốc như triterpen, steroid, ølycosid, alkaloid và các hợp chất quinon Tuy nhiên, các cây họ ban chua
được nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học, nên chúng tôi định hướng nghiên cứu
về cây Ban 6i - Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) cé tai rimg ngap man
Trang 7Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiace ae) Danh myc cac ký hiệu viết tắt DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA TU VIET TAT brs d dd ddd DPPH E ECs EA ESI HDL HPIC-IPAD ICso 'H-NMR 3C-NMR ppm SKLM
Mũi don réng (Broad Singlet) (NMR) Mũi đôi (Doublet) (NMR)
Mũi đôi-đôi (Doublet of doublet) (NMR)
Mũi đôi-đôi-đôi (Doublet of doublet of doublet) (NMR) Diphenylpicrylhydrazyl
Eter dầu hỏa (Petroleum Ether)
Nông độ gây ảnh hưởng 50% (Effective Concentration 50%) Etyl acetat
Ion héa bang cach phun ion (Electrospray lonization) Lipoprotein ti trong cao (High density lipoprotein) Humance Ion Chromatography with Integrated Pulsed Amperometric Detection
Nồng độ ức ché t6i da 50% (The half maximal Inhibitory
Concentration)
Hang s6 tuong tac spin-spin
Nông độ gây chết 50% (Lethal Concentration 50%) Lipoprotein ti trong thap (Low Density Lipoprotein) Mii da (Multiplet) (NMR) Metanol Số thứ tự của carbon Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)
Proton Nuclear Magnetic Resonance Carbon Nuclear Magnetic Resonance Parts per million
Retardation factor
Mii don (Singlet) (NMR)
Trang 8Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Danh mục các hình ảnh, sơ đồ và bảng biểu
DANH MUC CAC HINH ANH, SO DO VA BANG BIEU
1 HINH ANH Trang
Hinh 1.1: Cay Ban 6i - Sonneratia ovata Bak 7
Hình l.la : La Ban i - Sonneratia ovata Bak 7
Hình 1.1b : Hoa Ban Gi - Sonneratia ovata Bak 8
Hinh 1.le : Trai Ban di - Sonneratia ovata Bak 8
Hinh 1.1d : Ban d6 phan b6é Sonneratia ovata Bak 9 Hinh 1.2 : Ban trang - Sonneratia alba J E Smith 10
Hinh 1.3: Ban dang - Sonneratia griffithii Kurz 10 Hinh 1.4: Ban v6 canh - Sonneratia apetala Buch —Ham 10
Hinh 1.5: Banchua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl 10 Hinh 2.1 : Sắc ký lớp mỏng của các loại cao thu được sau khi trích lỏng-
lỏng và các phân đoạn cao eter dầu hỏa với các hệ dung môi giải ly khác nhau 27 Hình22 : Sắc ký lớp mỏng của 2 hợp chất cô lập được 28 2 SO DO Sơđồ2.lI : Quy trình điều chế các loại cao từ lá cây Bần ôi 26 3 BANG BIEU
Bang 1.1 : Kết quả thử hoạt tính chống oxy héa cua cac loai Ban 6i, Ban
chua va Ban trang 21
Bảngl.2 : Kết quả thử hoạt tính chống peroxid hóa lipid của các loài Ban
ôi, Bần chua và Bản trăng 21
Bang 1.3: Keét qua thir hoat tinh lam cham sy phat trién té bào ung thư của
Trang 10Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) — Tổng quan
Chuong 1 TONG QUAN
1.1 VAI NET VE CHI SONNERATIA
Chi Ban (Sonneratia) trên thế giới có khoảng 20 loài Theo Phạm Hồng Hột”Ì, ở Việt Nam hiện nay có 5 loài thuộc chi Bần là:
- Ban di - Sonneratia ovata Bak
- Ban trang - Sonneratia alba J.E Smith - Ban dang - Sonneratia griffithii Kurz
- Ban v6 canh - Sonneratia apetala Buch -Ham - Ban chua - Sonneratia caseolaris (L.) Engl
Với giới hạn là một đề tài tốt nghiệp, chúng tôi lựa chọn khảo sát thành phân hóa học của lá cây Bần ôi, mọc ở rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phó Hồ Chí Minh
1.2 DAC TINH THUC VAT"! Nganh: Magnoliophyta Lép: Magnoliopsida Bo: Myrtales Hg: Sonneratiaceae Chi: Sonneratia Loai: ovata
Tên khoa hoe: Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae)
1.2.1 Mô ta thu vat"”!
e Hinh dang: Cay 20 nho, cao 10m, véi đường kính 0,35m, nhánh non vuông,
Trang 11Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tông quan
Hình 1.1: Cay Ban i - Sonneratia ovata Bak
‹ Lá: Lá đơn, mọc đối, phiến nguyên hình tròn đôi khi có hình bầu duc, dai 4 —
8cm, rộng 3 — 7cm, cuống dài 0,5 — 1cm, có nhiều cặp (12 - 14) gân phụ song song
Trang 12Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tong quan
« Hoa: Hoa trắng, tao thanh tan | - 3 hoa ở ngọn nhánh, nụ có hình bau duc, dau tròn, đài hình chén có cạnh lôi với 6 - 8 tai đài hình tam giác dai 0,8 - cm, mặt trong
đỏ dợt hoặc trắng không cánh hoa nhưng có rất nhiêu tiêu nhị dài 4 - 5cm, màu trăng,
bâu noãn có 13 - 15 buông với nhiều tiểu noãn P eum » ‘ à\ "| See Sw
Hinh 1.1b: Hoa Ban 6i
‹ Trái: Trái mập, gần như tròn cao 2 - 3cm, rộng 3 - 4cm với các lá đài bao kín,
rất nhiều hạt
Trang 13
Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tong quan
1.2.2 Phân bố
Trung Quốc (đảo Hải Nam), Indonesia (Java), Malaysia, Singapore, Thái Lan,
Campuchia, miền Nam Việt Nam, quân đảo Riow, Célebbes, Molluques, Đông Nam
Nouvelle Guineé Cây ưa sáng, mọc hoang hay được trông rải rác ở các bãi phù sa ở
ven sông rạch nước ngọt hay lợ, cũng được gặp ở nơi đất đã được bồi cao
@ takes rivers canals
SOR pens, nternmtiont rivers „ & ˆ - ~~ - + -”.- Gata soxmce tvternabonel Umson for Conmservetion of Mature (asCN) &3 ° X % 11@@@D * or —
Hình 1.1d: Bản đồ phân bồ Sonneratia ovata Bak
Bản ôi Việt Nam thường thấy ở vùng đất bùn nhão ở các cửa sông như ở rừng
Trang 14Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tổng quan
Trang 15
Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) —— Tong quan
1.3 NGHIEN CUU VE HOA HOC CUA SONNERATIA OVATA BAK VA
CAC CAY CUNG CHI
1.3.1 Hóa hoc ciia cay Sonneratia ovata Bak - Ban Oi
Nam 2009, Shi-Biao Wu và cộng sự đã cô lập được 7 hợp chất từ trái Bàn ôi”:
(-)-(R)-nyasol (1); (-)-(R)-4-O-metylnyasol (2); 3,8-dihydroxy-6H-benzo|b,d|pyran-6- on (3); 3-hydroxy-6H-benzo[b,d|pyran-6-on (4); acid oleanolic (5); acid maslinic (6) va 2-hydroxy-2-benzylcoumaranon (hovetrichosid C) (7) (-)-(R)-Nyasol (1) (-)-(R)-4-O-MetyInyasol (2) 3,8-Dihydroxy-6H-benzo 3-Hydroxy-6H-benzo [b.đ]pyran-6-on (3) [b.đ]pyran-6-on (4) HO : OH 2 H b HO
Acid oleanolic (5) Acid maslinic (6) 2-Hydroxy-2-benzylcoumaranon (hovetrichosid C) (7)
1.3.2 Héa hoc cia cy Sonneratia alba J E Smith - Ban trang
Năm 1968, J.B LowryPÌ đã thực hiện cuộc khảo sát trên các cây thuộc họ Ban &
Malaysia dựa theo các nghiên cứu khoa học đương thời đã kết luận rằng trong thân cây Bản trắng có chứa acid ellagic và các dẫn xuất (8-11)
Năm 2002, Hiroshi Azuma và cộng sự!'”Ì đã tiến hành nghiên cứu hóa học trên
Trang 16Sonneratia ovata Bak., hg Ban (Sonneratiaceae) Acid ellagic (8) — Acid 3-O-metylellagic (9) Acid 3,3'-di-O-metylellagic (10) Acid 3,3',4-tri-O-metylellagic (11) Z Z 0 q ^^ x©CHà CH Š 3s Pcp a jlo H,C O | HC” ~~ CH, CH,
trans-B-Ocimen (12) 2,4-Dithiapentan (13) Heptan-2-on (14) Metyl 2-metylbutanoat (15)
Nam 2009, Kjer Julia và cộng sự!''Ì đã cô lập được acid xannalteric I (acid 10- oxo-10H-phenaleno| 1 ,2,3-đe]chromen-2-carboxylic) (16); acid xannalteric II (17) và
những hợp chất phenol từ loài nắm 4/ernaria sp thu được từ cây Bần trăng
OHO
Acid xannalteric I (16) Acid xannalteric II (17)
Năm 1982, S.J Balasooriya va cong su!'*! da kết luận trong loài cây có hàm lượng tannin cao
Nam 2002, W.M Bandaranayake''*! đã kết luận trong rễ, thân, lá và trái của loài
cây này có chứa nhiều loại hợp chất polyol, cyclitol, các loại đường sucrose, ølucose, fructose, mi khống và nucleotid
Trang 17Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Téng quan
ee eee]
1.3.3 Héa hoc cia cy Sonneratia apetala Buch.-Ham - Ban vé canh
Một số tác giả đã khảo sát thành phần hóa hoc cua Ban v6 canh: Srivastava S.N
và cộng sự!''! (1962), Macmilla J''*! (1970), Gaskin P.'"*! (1972), Sarkar A va cong
sự!!”l (1978), Majumdar S G.!'*! (1979) ; nhung do CA không cung cap phan abstract online nên chúng tôi không có thêm thông tin gì về bài báo
Nam 1968, J.B Lowry"! đã thực hiện cuộc khảo sát trên các cây thuộc họ Ban & Malaysia dựa theo các nghiên cứu khoa học đương thời đã kết luận rằng trong vỏ cây
Bần vô cánh có chứa các dẫn xuất của acid ellagic (10-11)
Năm 1970, Ganguly S.N và cộng su!!! đã cô lập được GA25 (18) từ lá Ban vô
cánh 1973, Ganguly S.N và cộng sự”? đã báo cáo có 2 loại gibberellin là GA1 (19) và
GA3 (20) trong loài cây này
Năm 2002, W.M Bandaranayakel'°Ì kết luận trong loài cây này có chứa nhiều loại hợp chất giá trị như anthraquinoid, triterpen, steroid, acid carboxylic, gibberellin va lacton
Năm 2005, Ji Qingfei va cộng sự!”'Ì đã cô lập được 7 hợp chất: (+)-Syringaresinol
(21); acid betulinic (22); lupeol (23); lupeone (24); stigmast-S-en-3/, 7œ-diol (25); /-
amyrin palmitat (26) va physcoin (27)
H,C : ‘
GA25 (18) GAI (19) TetrahydrogibberellinGA3 (20) (‡)-Syringaresinol (21)
Trang 18
R=-COOH _ : Acid betulinic (22) Stigmast-5-en-3//7z-diol(25) 4-Amyrin palmitat (26)
R= -CH; : Lupeol (23) R= -CH3, C=O : Lupenone (24)
Năm 2009, Lin Hai-Sheng và cộng sự”?! đã khảo sát thành phần amino acid của
lá và quả Bần vô cánh bằng HPIC-IPAD và kết luận rằng trong cây Bản vô cánh có 16
loại amino acid trong đó có 7 loại amino acid có giá trị trong bào chế thuốc; Lin Hai- Sheng và cộng sự!”Ì tiếp tục khảo sát thành phần các acid béo trong lá, bài báo kết luận rằng trong lá Bần vô cánh thành phần chủ yếu tương ứng là acid ơ-linolenic (28) và acid 8,1 1-octadecadienoic (29) HOOC — = — 5 Acid ø-linolenic (28) l HC ^^ ⁄Z^ ^^
Physcoin (27) , Acid 8,1 1-octadecadienoic (29)
1.3.4 Héa hoc cia cay Sonneratia caseolaris (L.) Engl — Ban chua
Nam 1968, J.B Lowry"?! đã thực hiện cuộc khảo sát trên các cây thuộc họ Ban 6 Malaysia dựa theo các nghiên cứu khoa học đương thời đã kết luận rằng trong thân cây
Bần chua có chứa acid ellagic (1) với hàm lượng rất thấp
Nam 1984, R W Hogg va F T Gillanf”Ì đã kết luận trong lá tươi của loài Ban
Trang 19Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tổng quan
cho nhiều kết quả khả quan nên được sử dụng nhiều trong nội khoa, là một chất rẻ tiền
nhưng có tác dụng tốt trong việc khử trùng, chống lây nhiễm cho các bệnh viện Bài
báo cũng cho biết tổng hàm lượng của các acid béo từ C¡; đến Cạ¿ là 2000 ug/g; tổng
hàm lượng các sterol là 150 ug/g và hàm lượng các hydrocarbon từ C›; đến C:s (kể cả squalen) la 138 pg/g
Kết quả thử hàm lượng alkaloid trong lá Bần chua được thu hái tại Huan Gulf, Papua-New Guinea rất thấp!””
Năm 2005, Samir Kumar Sadhu và cộng sự!?”Ì đã cô lập được hợp chất flavonoid
từ lá Bần chua: luteolin (31) và luteolin 7-O-Ø-glucosid (32) pie Q O HO ee OH HN NT NHANG, Luteolin (31) Acid lauric (30) Luteolin 7-Ó-Ø-glucosid (32)
Năm 2008, Tian Mindqing và cộng sự”! đã cô lập được 24 hợp chất từ thân cây và cành nhỏ cây Ban chua, gồm có:
8 steroid: 6'-Ó-acetyl-Ø-daucosterol (33); /-sitosterol (34); stigmasterol (3Š); /-
sitosterol palmitat (36); stigmast-5-en-3f-O-(6-O-hexadecanoyl-f-D-glucopyranosid)
(37); cholesterol (38); daucosterol (39) va cholest-5-en-3,7a-diol (40)
9 triterpenoid: betulin (41); lupeol (23); lup-20(29)-en-3/,24-diol (42); 3/-Ó- (E)-coumaroylalphitolinsaeure (43); acid 3/6-hydroxylup-20(29)-en-24-oic (44); acid 3B- O-acetyloleanolic (45); acid oleanolic (5); acid 3,13f-dihydroxyurs-1 | -en-28-oic-
13(28)-lacton (46) va acid ursolic (47)
3 flavonoid: (+)-dihydrokaempferol (48); 3',4',5,7-tetrahydroxyflavon (luteolin) (31) va quercetin 3-@-/Ø-L-arabinopyranosid (49)
Trang 20Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Téng quan
ET ET IE SE ET I LE ET EIS
4 dẫn xuất của benzencarboxylic: bis(2-etylhexyl)benzen-1,2-dicarboxylat (50): acid 3,3'-di-O-metylellagic (10); acid 3,3',4-tri-O-metylellagic (11) va metyl gallat
(51)
Năm 2009, Chutima Limmatvapirat va cong sự!®! đã cô lập và xác định có luteolin, luteolin 7-Ó-Ø-glucosid và acid gallic trong loài Bần chua Cũng trong năm
nay, Shi-Biao Wu và cộng sự!'”Ì đã cô lập được 9 hợp chất tir trai Ban chua: (-)-(R)-
nyasol (1), (-)-(R)-4-O-metylnyasol (2); 3,8-dihydroxy-6H-benzo|[b,d|pyran-6-on (3); 3-hydroxy-6H-benzo[b,d]pyran-6-on (4), acid oleanoic (5), acid maslinic (6), luteolin (31), luteolin 7-O-£-glucosid (32) va benzyl-O-f-glucopyranosid (52)
Trang 21Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tổng quan OH HO oO HO OH A N
"ait Đà 2 Acid 3/.13/-dihydroxyun- ` : | +)-Di
Trang 22Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tổng quan
1.3.5 Héa hoc ciia cdy Sonneratia griffithii Kurtz — Ban dang
Thanh phân hóa học của vỏ cây Bần đăng gần giống như trong thân cây Bần chua
là gồm có acid ellagic (8) và 3 dẫn xuất là acid 3-ÓO-metylellagic (9); acid 3.3'-di-Ó- metylellagic (10); acid 3,3',4-tri-O-metylellagic (11)!!,
1.3.6 Héa hoc cia cay Sonneratia acida (L.)
Năm 1950, Chaudhry Govind Rai va cong sự””Ì đã khảo sát hóa học của Somneratia acida và do CA không cung cấp phần tóm tắt nên chúng tôi không có thêm thông tin gì về nội dung bài báo
Năm 1962, các nhà khoa học Nhật đã cô lập được trong loài cây này hợp chất 2-nitro-4-(2'-nitroethenyl)phenoll°! (53)
Trong đề án nghiên cứu tác động sinh học của các loài cây ngập mặn ở vùng biển
Ấn Độ Dương năm 1986-1993 thuộc chương trình hợp tác khoa học giữa hai chính phủ Mỹ và Ấn độ, các nhà khoa học cũng đã cô lập được từ loài Sowneratia acida hợp chất
(53) và các hợp chất kích thích tăng trưởng thực vật cytokinin mà chiếm nhiều nhất là zeatin (54)? ‘ oo N NH " NO; N 4 ` (X) N N 2-Nitro-4-(2'-nitroetenyl)phenol (53) Zeatin (54)
Năm 2002, W.M Bandaranayake!'?Ì kết luận trong loài cây này có chứa các loại hợp chat nhu antraquinon, carbohydrat, acid carboxylic, lacton, phenol, gibberellin,
lipid, protein, steroid va triterpen
Kết quả thử hàm lượng alkaloid trong la Sonneratia acida L tháp”,
Trang 23Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) “ Tổng quan
1.3.7 Hóa học của cây Sonneratia hainanensis K E Chen et S Y Chen
Nam 2010, Hai-Li Liu va cong sự”! đã cô lập được từ lá và thân của loài Sonneratia hainanensis một alkaloid hoàn toàn mới la Sonneratine A (55) va mot alkaloid đã biết là (+)1-(2-piperidyl)-4-(p-metoxyphenyl)but-2-on (56)
AY AND)-« IL
Sonneratine A (55) (+)-1-(2-Piperidy!)-4-(p-metoxypheny])but-2-on (56)
1.4 NGHIÊN CỨU VÈẺ DƯỢC TÍNH
1.4.1 Cơng dụng dân gian
1.4.1.1 Ban 6i — Sonneratia ovata Bak
Theo dan gian, trai Ban 6i duge dùng chống xuất huyết và dùng làm thuốc dap
vào chỗ viêm tấy vì bong gân Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc
ngăn chặn của chứng xuất huyết Ngoài ra người ta còn dùng lá giã ra, thêm tí muối,
làm thuốc đắp tốt các vét thương đụng giập và vết thuong nhe!!*:**!
1.4.1.2 Bần trắng — Sonneratia alba J E Smith
Trái Bần trắng được dùng đắp lên chỗ sưng và bong gân! Pre, 1.4.1.3 Bần chua — Sonneratia caseolaris (L.) Engl
Trai Ban chua duge dùng chống xuất huyết, trị bệnh trĩ, đắp lên chỗ bong gân'”!, Tại các nước Đông Dương thì hỗn hợp lá Bần chua và muối có tác dụng chữa các vết dirt hay bam tim ngoài da Ở Malaysia, trái Bần chua già được dùng đẻ trị bệnh giun sán, trái chín được dùng để chữa bệnh ho, ngoài ra lá Bản chua giã nhuyễn còn được
Trang 24Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tổng quan
Tai Bangladesh, người dân còn dùng lá Ban chua dé giam sung tấy cho các vết thương bị phông rộp hay do bong gân và còn dùng để cầm máu, chống xuất huyết
1.4.1.4 Ban vô cánh — Sonneratia apetala Buch.-Ham
Lá Bần vô cánh được dùng trị viêm ganl'?,
Vỏ, rễ, lá, hoa, quả, hạt và toàn cây được chứng minh có hormon điều hòa sinh trưởng của cây và có hoạt tính kháng virutt'3 I
1.4.1.5 Sonneratia acida L
Vo va lá của cây Sowmneratia acida được dùng đắp lên chỗ sưng, bong gân, ngăn chặn xuất huyết, trị hen suyễn, dùng làm thuéc ha sot, tri mun nhot!!? |
1.4.2 Hoạt tính sinh học
Năm 2003, các nhà khoa học Thái Lan và Mỹ đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính
chống oxy hóa, peroxid hóa lipid và khả năng làm chậm sự tiến triển của tế bào ung thư trên quả Bản ôi; đài hoa Bần trắng: lá, đài hoa, nhị hoa và quả Bần chua Thí
nghiệm sử dụng gốc tự do DPPH đê định lượng khả năng chống oxy hóa, dùng phương pháp acid thiobarbituric định lượng quá trình peroxid hóa lipid có trong não chuột và hoạt tính làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư sử dụng phương pháp
“Quinone reductase induction”P”Ì(bảng 1.1, 1.2 va 1.3)
1.4.2.1 Bần vô cánh — Sonneratia apetala Buch.-Ham
Năm 2008, Deepanjan Banerjee và cộng sựt”Ì tiến hành nghiên cứu tính chống
gốc tự do, khả năng khử và tông hàm lượng các hợp chất phenol thông qua việc phân tích các chỉ tiêu ICso, AAE (ascorbic acid equivalent) và GAE (gallic acid equivalent)
trên các cây thuộc vùng rừng ngập mặn tại Surdabans, Án Độ Kết quả phân tích của
các bộ phận cây Bản vô cánh được thu hái tại vùng này được thê hiện trong bảng 1.4
Các hợp chất phenol trong tự nhiên có khả năng gây độc các tế bào gây khối u ác tính,
kháng viêm, làm vết thương và vết loét nhanh hỏi phục
Trang 25Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Téng quan
A SS a PE I TIE IE
Bảng 1.1: Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các loài
Bân ôi, Bân chua và Bân trăng
Lồi cơ ồi cây Bộ phận : LCs Số điểm có hoạt ‘ a
khảo sát (ug/ml) tính trên SKLM
Sonneratia ovata Bak Qua 28,67 ~ 3
Nhi hoa 2,93
Sonneratia caseolaris (L.) Engl Dai hoa 6,10 7
| Quả 4,17 10
Sonneratia alba J.E Smith Dai hoa 2,57 on:
Bảng 1.2: Kết quả thử hoạt tính chống peroxid hóa lipid của các lồi
Ban ơi, Ban chua và Ban trắng
Loài cây Bộ phậnsửdụng ICao(ng/ml)
Sonneratia ovata Bak Qua | 15,485
Nhi hoa | 1,105
Sonneratia caseolaris (L.) Engl | Mãn No | se
- | Qua 0083
Sonneratia alba J.E.Smith | Daihoa | — 0,840
Bảng 1.3: Kết quả thử hoạt tính làm chậm sự phát triển tế bào ung thư của các loài Bần ổi, Bần chua va Ban trang
Loài cây _ Bộphậnsửdụng ICa(mg/ml) -
Trang 26Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Tổng quan
Sn SS PF PB RS TO ERE A RE ERE EI
Bang 1.4: Các giá trị GAE, AAE, ICso của cây Bần vô cánh
Lượng cao GAE (mg/g) AAE (mg/g) — ICa ( mg/ml)
chiết (mg/g) |
La 174,83 + 0,60 47,52+2,22 | -5,71+0,24 163,49 + 6,32
Vo than 115,33 + 5,78 42,68 + 2,75 7,06 + 0,07 193,09 + 14,35 |
Rễ 97,66+1.45 | 42,75+1.67 | 687+0,10 183042174
1.4.2.2 Ban chua — Sonneratia caseolaris (L.) Engl
Nam 2010, Rasheda Ahmed va cong sul?) tién hanh thay đồi liều lượng bột lá
Bần chua lần lượt là 0,01; 0,033: 0.3% được cho thêm vào bữa ăn kiêng đặc biệt hàng
ngày của chuột Winstar trong 28 ngày thì nhận thấy nồng độ glucose trong huyết thanh của chuột giảm Nếu liều lượng bột thêm vào là 0.3% thì nồng độ của triglycerid, cholesterol và LDL trong huyết thanh cũng giảm đáng kể, mặt khác việc tăng hàm
lượng bột cũng làm tăng nồng độ HDL-cholesterol; tại liều lượng 0.3%, tỉ số
triglycerid: HDL-cholesterol là 7,6:1 trong khi tỉ số trong mẫu trắng là 17,4:1 Nghiên
cứu này sẽ mở đường cho các nghiên cứu sâu hơn về được trong việc sử dụng bột lá
Ban chua trong các bữa ăn theo chế độ đặc biệt, các nghiên cứu này có thể mở ra một
hy vọng mới cho các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường và có những vấn đề ở động mạch vành
Trong thi nghiém in vitro, Ashok Kumar Tiwari”?! kết luận hợp chất acid oleanolic cô lập được từ cao metanol của quả Bằần chua có khả năng ức chế enzym a-glucosidase tiết từ ruột của loài chuột cho giá tri ICs) = 15 pg/ml Cing trong thi nghiém in vitro, acid oleanolic ciing thé hién két qua kha quan la mét hợp chất chống bệnh tiêu đường mạnh bằng các kiểm tra hàm lượng tinh bột trong máu
Phân đoạn eter dau hoa của lá Bằần chua gây độc 70% ấu trùng muỗi Culex quinguefasciafus với nồng độ 2 ppb, cho giá trị LCso = 1350 + 1,4; tuy nhiên cũng
cùng nòng độ này nhưng phân đoạn cloroform của 14 Ban chua chi gay độc khoảng
16% ấu trùng muỗi!”
Trang 27Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Téng quan
Nam 2008, Tian Minging va cong sự“? đã cô lập được hợp chat luteolin tir Ban chua — Sonneratia caseolaris (L.) Engl va chtmg minh rằng hợp chất này thê hiện hoạt
tính ức chế tế bào ung thư gan ở người SMMC-7721 với liều IC;o 2,8 ug/ml trong thi
nghiém in vitro
Hai flavonoid 1a luteolin (31) va luteolin 7-O glucosid (32) co hoat tinh chéng
oxy hóa và kháng viém!"”!,
Năm 1997, Prabha Devi và cộng sự!"!! khảo sát hoạt tính chống các loại vi khuân có đặc tính gây mùi hôi được cơ lập từ các lồi cây mọc ở ven biên, tiến hành khảo sát
trên các loại cao điều chế từ lá Bần chua (bang 1.5)
Bảng 1.5: Khảo sát hoạt tính chống các chủng vi khuẩn các loại cao từ lá Bần chua
Ching vi khuẩn Cao Cao eter Cao Cao Cao
Trang 28Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Thue nghiém
A at SS I I A A RES
Chuong 2 THUC NGHIEM
2.1 HOA CHAT VA THIET BI
2.1.1 Hóa chất
Dung môi dung trong sắc ký cột và sắc ký điều chế, sắc ký lớp mỏng gồm eter dau hoa (60-90°C), cloroform, etyl acetat, aceton, metanol đều là hóa chất của hãng Chemsol-Việt Nam và được làm khan bằng Na;SO¿ nếu sử dụng lại và nước cất
Thuốc thử: để hiện hình các vết hữu cơ bằng sắc ký lớp mỏng, phun xịt bằng dung dịch acid sulfuric 30%, soi đèn UV
Sắc ký cột thường dùng silica gel sắc kí cột 70- 30, cỡ hạt: 0.04-0.06 mm, Án Độ
2.1.2 Thiết bị
Các thiết bị dùng để ly trích (lọ thủy tỉnh, becher, bình lóng)
Máy cô quay chân không Buchi-1 I 1 kèm bếp cách thủy Buchi 461 Water Bath
Cột sắc ký: cột cô điển
Sắc ký lớp mong 25DC-Alufolien 20 x 20 cm Kiesel gel F254 Merck
Thiết bị đo nhiệt độ nóng chảy khối Maquenne
Các thiết bị ghi phổ: Phổ 'H-NMR và 'ÌC-NMR: ghi trên máy cộng hưởng từ hạt
nhân Bruker ở tan s6 500 MHz cho phô 'H-NMR và 125 MHz cho phổ 'ÌC-NMR; Phổ
HR-ESI-MS: ghi trên may MS micrOTOF
Tất cả phô được ghi tại:
- Phòng Phân Tích Trung Tâm, trường đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh, số 227, Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, thành phó Hồ Chí Minh
2.2 KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU
Lá cay Ban 6i - Sonneratia ovata Bak được thu hái ở Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh Cây được nhận danh tên khoa học bởi dược sĩ Phan Đức Bình, phó tông
Trang 29Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Thực nghiệm
biền tập Bản nguyệt san “Thuốc và Sức khỏe”, hội dược học Việt Nam Cây được lưu mẫu trong quyền lưu trữ tiêu bản thực vật, ký hiệu mẫu US-B006, tại Bộ môn hóa Hữu Cơ trường đại học Khoa Học Tự Nhiên TP HCM
Lá cây sau khi thu hái về được loại bỏ phần sâu bệnh, rửa sạch, thu được 40,0 kg Lá được phơi khô tự nhiên trong bóng mát Sau đó xay nhuyễn thu được 10,9 kg
bột khô
2.3 DIEU CHE CÁC LOẠI CAO
Sử dụng phương pháp ngâm dầm ở nhiệt độ phòng đề điều chế cao metanol, bột lá
khô ngâm metanol trong bình thủy tỉnh có nắp đậy trong vòng 24 giờ Sau đó lọc phần dịch trích, cô quay và thu hoi dung môi Tiếp tục thực hiện nhiều lần, thu được 1.5 kg
cao metanol thô
Từ cao metanol thô, dùng phương pháp trích lỏng-lỏng với các đơn dung môi có
độ phân cực tăng dân là: eter dầu hỏa, etyl acetat để phân chia cao metanol thô thành các cao có độ phân cực khác nhau như: cao eter dầu hỏa (246,7 g), cao etyl acetat (389,3 g) va cao metanol (800,0 g) Quy trinh diéu ché cao duge tién hanh theo sơ đồ 2.1 Thu suất các cao được trình bày ở bảng 2.1 Các cao được khảo sát bằng sắc ký lớp mỏng, trình bày trong hình 2.1
Bảng 2.1: Khối lượng và thu suất các loại cao thu được so với cao metanol thô ban đầu
Loại cao (ký hiệu) Khối lượng (g) | Thu suất (%) |
Eter dầu hỏa (E) — 246/7 - “| 165
Etyl acetat (EA) 389,3 25,9
Metanol (Me) 800,0 3353
Tong cộng 1436,0 95,7
Trang 30Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Thực nghiệm Sơ đồ 2.1: Quy trình điều chế các loại cao từ lá cây Bản ồi Mẫu lá cây tươi (40,0 kg) xay nhuyễn Bột lá khô (10,9 kg) Cao metanol thô (1,5 kg)
- Rửa sạch với nước, phơi khô,
- Ngâm, tận trích với metanol - Lọc, cô quay, thu hôi dung môi - Trích lỏng-lỏng với các loại dung môi
có độ phân cực tăng dân
- Đuôi dung môi # Cao eter dầu hỏa Cao etyl acetat (246,7 g) (389,3 g) eer (22,7 g) +> HE, (20,2 g) Le >) HE; (19,3 g) - Sắc ký cột silica gel - Sắc ký lớp mỏng để kiểm tra và gom các cao phân đoạn - Sắc ký cột silica gel >) HE¿(17,4 g) Lại HE; (17,6 8) + HE, (16,8 g) | + I “HE; (21.2 2) | mene Ly HEs (25,8 g) | L_ ds
Trang 31Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Thực nghiệm
a caaaằaanaa.aaẳa.eaaraooda.a.snsncccC a aeaana RN
tb) ic) (d)
Hình 2.1: Sắc ký lớp mỏng của các loại cao thu được sau khi trích lỏng-lỏng và các phân đoạn cao eter dâu hỏa với các hệ dung môi giải ly khác nhau
Ghi chú:
Hiện hình bằng dung dịch H;SO¿ 30% , nung nóng bản
(a), (c) Giải ly bằng hệ dung môi eter dầu hỏa: etyl acetat (8: 2) (b), (d) Giải ly bằng hệ dung môi cloroform: metanol (8:2)
Thô: Cao thô metanol ban đâu
Me: Cao metanol (sau khi trích lỏng - lỏng) EA: Cao etyl acetat
E : Cao eter dầu hỏa
1-9: Phân đoạn HEI đến HE9
® Sắc ký cột trên cao eter dầu hỏa:
Sắc ký cột trên cao eter dầu hỏa (246,7 g) với hệ dung môi phân cực tăng dân Từ eter dầu hỏa 100% đến E: EA (9:1) và tăng dần đến EA 100% rồi tiếp tục từ EA: M (9:1) đến M 100% Chúng tôi thu được 9 phân đoạn, kí hiệu là HE, HE;, HE:, HE¿, HE¿, HE¿, HE;, HEs, HE» Thu suất các cao phân đoạn được trình bày ở bảng 22 Trong phân đoạn HE;¿ (17,4 g) cho hai vết chính, rõ nên chọn để khảo sát trước Tiến hành sắc ký cột nhiều lần phân đoạn HE¿, thu được hai hợp chất Cả hai hợp chất đều
Trang 32Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Thực nghiệm
có dạng bột, màu trăng và được kí hiệu lần lượt là SO-E1 và SO-E2 (hình 2.2) Tất cả quá trình sắc ký cột đều được theo dõi kiêm tra bằng sắc ký lớp mỏng
Bảng 2.2: Khói lượng và thu suất các phân đoạn thu được so với cao eter dầu hỏa Phân đoạn Khối lượng (g) Thu suất (%) HE, 527 9,2 HE; 20,2 8,1 HE; 193 7,8 HE, 17,4 7,0 HE; 17,6 7,1 HE, 16,8 6,8 HE; 21,2 86 HE; 18,7 7,7 HE, 25,8 10,5 Tổng cộng 179,7 | 72,8 Hình 2.2: Sắc ký lớp mỏng của 2 hợp chất cô lap duoc Ghi chú:
Hiện hình bằng dung dịch H;SO¿ 30%, nung nóng bản
(a) Giải ly bằng hệ dung môi eter dâu hỏa: etyl acetat (8: 2) (b) Giải ly băng hệ dung môi eter dâu hỏa: cloroform (8: 2) SO-EI : Hop chat SO-E1
SO-E2: Hop chat SO-E2
Trang 33Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Két qua va thao luan
Chuong 3 KET QUA VA THAO LUAN
Từ 40 kg lá tươi Sonneratia ovata Bak., được rửa sạch, phơi khô, xay nhuyễn thu được 10,9 kg bột lá khô Bột lá khô sau khi trích bằng metanol, cô quay và thu hồi dung môi thu được l,Š kg cao metanol thô Từ cao metanol thô, dùng phương pháp
trích lỏng-lỏng với các đơn dung môi có độ phân cực tăng dần là: eter dầu hỏa, etyl
acetat thu được các cao là eter dầu hỏa, etyl acetat và cao metanol Sử dụng cao eter
dầu hỏa tiến hành sắc ký cột nhiều lần và kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, thu được 2
hợp chất ký hiệu là SO-EI và SO-E2 Băng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại
đã xác định cấu trúc 2 hợp chất cô lập nêu trên như sau
3.1 KHẢO SÁT CÁU TRÚC HÓA HỌC HỢP CHÁT SO-EI
Hợp chat SO-E1 thu dugc tir cao eter dau hoa phân đoạn HE¿ có đặc điểm sau:
e Trang thai: tinh thé hinh kim, mau trang
e©_ Nhiệt độ nóng chảy: 136 -140°C (kết tỉnh trong metanol)
e Sau khi sắc kí lớp mỏng với hệ dung môi eter dầu hỏa: etyl acetat (8:2) cho một vết
có Rr= 0,45 và hiện hình màu xanh tím khi phun xịt với dung dịch H;SO¿ 30%, đun nóng bản (hình 2.2a) e Pho 'H-NMR (500 MHz, CDCI;), (phụ lục 1), 54: 5,35 (1H, dd, J = 5,0; 3,0 Hz, =CH-, H-6); 3,52 (1H, m, -CH-OH, H-3); 0,67 (3H, s, H-18); 1,01 (3H, s, H-19); 0,92 (3H, d, J = 6,4 Hz, H-21); 0,83 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-26); 0,80 (3H, d, J = 7,0 Hz, H- 27); 0,85 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-29) e Pho '°C-NMR (125 MHz, CDCI ), (phu luc 2), 5¢: 140,9 (=C<, C-5); 121,8 (=CH-, C-6); 71,9 (-CH-OH, C-3)
Biện luân cấu trúc:
Kết quả sắc kí lớp mỏng với hệ dung môi eter dầu hỏa: etyl acetat (8:2) cho một vết có Rr= 0,45 và hiện hình màu xanh tím khi phun xit voi dung dich H2SO, 30%, dun nóng bản (hình 2.2a), nên đây có thể là một sterol hoặc triterpen
Trang 34Két qua va thao luan
Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) a
Phố 'ÌC-NMR, thấy có hai tín hiệu carbon olefin tại öc 121,8 và 140,9 là hai tin
hiệu đặc trưng cho nối đôi >C=CH- của C¿ và C¿ trong hợp chất Ø-sitosterol phù hợp với phô 'H-NMR có tín hiệu proton tai ð;¡ 5,35 (1H, đá, J= 5,0; 3,0 Hz, =CH-, H-6) Ngoài ra, trong phé '°C-NMR con nhan thay 5c 71,9 dac trung cho cacbon lién két trirc
tiếp với oxy là của C; như thường gặp và cũng phù hợp với phô 'H-NMR có tín hiệu
proton tai 5, 3,52 (1H, m, -CH-OH, H-3) Bén cạnh đó phố 'H-NMR còn cho thấy
những tín hiệu của sáu nhóm CH¡ ở vùng từ trường cao từ 0,6 đến 1,2 ppm Những dữ
kiện trên cho thấy SO-EI có thể là hợp chất f-sitosterol, nên chúng tôi chọn phô '°C-
NMR của hợp chất này đẻ so sánh (Bảng 3.1) Kết quả cho thấy có sự tương hợp như vậy hợp chất SO-EI là hợp chất /-sitosterol
Hợp chất này có tác dụng làm giảm cholesterolf?Ì, giảm bớt các triệu chứng của
phì đại tuyến tiền liệt lành tính, làm giảm nguy cơ ung thư và có tác dụng chống oxy
hóa Tại châu Âu, Ø-sitosterol được sử dụng trong liệu pháp thảo dược, đặc biệt là
trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú Một
số nghiên cứu nhỏ cho thấy Ø-sitosterol cũng có tác dụng làm giảm rụng tóc ở nam
giới””!,
Ø-Sitosterol
Trang 35Sonneratia ovata Bak ho Ban (Sonneratiaceae)
Trang 36
Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Kết quả và thảo luận
3.2 KHẢO SÁT CÁU TRÚC HỢP CHÁT SO-E2
Hợp chất SO-E2 thu được từ cao eter dầu hỏa phân đoạn HE có đặc điểm sau: e Trang thai: chat bot, mau trang
e Nhiét d6 nong chay: 118-120°C (két tinh trong cloroform)
e Sau khi sac ki lop mỏng với hệ dung môi giai ly eter dau hoa: cloroform (8:2) cho một vết duy nhất có Rr = 0,54 và hiện hình màu nâu xám khi phun xịt với dung dịch H SO, 30%, dun nóng bản (hình 2.2b) e Pho 'H-NMR (500 MHz, CDC];) (phụ lục 3), ð¡: 5,37 (1H, đ, J = 4,9 Hz, =CH-, H-6); 4,05 (1H, m, H-3); 0,68 (3H, s, H-18); 0,81 (3H, d, J = 6,4 Hz, H-27); 0,82 (3H, d, J = 4,0 Hz, H-26); 0,83 (3H, t, J = 5,5 Hz, H-29); 0,85 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-16'); 0,93 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-21); 1,02 (3H, s, H-19) e Pho C-NMR (125 MHz, CDCI,), (phu luc 4) cho thay có cac tin hiéu cua carbon tại ồc: 73,6 (C-3); 139.7 (C-5); 122,5 (C-6); 173,2 (C-1))
e Khối phô HR-ESI-MS (phụ lục 5) cho ion giả phân tử với m/z = 675,6079
[M+Na†” Theo tính toán lý thuyết khối lượng của CạsH;oNaO; = 675,6056 (A= 2,3
milimas), phù hợp với công thức phân tử là CazHsoO; (M = 652)
Biên luân cấu trúc:
Phố 'ÌC-NMR cho thấy hợp chất SO-E2 có những tín hiệu tương tự như hợp chất
SO-EI tại õc 139,7 (C-5); 122,5 (C-6) của nối đôi Cs,Cạ trong Ø-sitosterol và ðc 73,6 (C-3) phù hợp với phô 'H-NMR của hợp chất SO-E2 cũng có những tín hiệu proton tại
5, 5.37 (1H, d, J = 4,9 Hz, =CH-, H-6) va 4,05 (1H, m, H-3) Tuy nhién phé '°C-NMR
cua hop chat SO-E2 cho thay còn xuất hiện thêm một tín hiệu carbon tại ôc 173,2 của
nhóm —COO- và nhiều tín hiệu carbon -CH;- tại vùng 29,0 đến 29,7 ppm của nhóm alkanoyl (RCOO-) dây dài, phù hợp với phô 'H-NMR cũng xuất hiện thêm tín hiệu proton tại õ,¡ 2,28 (2H, ¿, J = 7,6 Hz, H-2') và nhiều tín hiệu proton của nhiều nhóm — CH;- tại 1,2-1,4 ppm Vậy so với hợp chất SO-EI thì hợp chất SO-E2 có thêm một
nhom CH;-(CH>),-COO- Vi tin hiéu carbon cua C; dich chuyén vé phía trường yếu tại
5c 73.6 thay vì là 71,8 như bình thường, kết hợp phô 'H-NMR của hợp chat SO-E2
Trang 37_ quả và thảo luận
Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae)
cũng cé su dich chuyén vé phia truéng yéu cua tin hiéu proton H; tai 5), 4,05 (1H, m,
H-3) thay vi la 8 3,52 như bình thường Điều này có thể qui kết là do nhom CH;- (CH;)„-COO- gắn vào Ø-sitosterol tai C3
Độ dài mạch CH;-(CH;);,-COO- dựa vào pho HR-ESI-MS cho mii ion gia phan
tử với zn⁄z = 675,6079 [M+Na]” Theo tính toán lý thuyết C¿¿HạoNaO; có khối lượng là
675,6056 (@= 2,3 milimas) từ đó ta có thể dự đốn cơng thức phân tử của hợp chất SO-E2 là C;sHạoO; (M = 652) Từ những dữ kiện trên, kết hợp so sánh tài liệu tham khảo ( bảng 3.2) cho thầy hợp chất SO-E2 là hợp chất Ø-sitosterol palmitat
Hợp chất này có khả năng làm tan máu bằm, dùng sát trùng các vết thương mụn nhọt, lở loét ngoài da, có khả năng chống oxi hóa trong các liệu pháp dưỡng dat,
Ø-Sitosterol palmitat
Trang 39Sonneratia ovate Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Kết luận
Chương 4 KẾT LUẬN
Tir 40 kg 1a tuoi Sonneratia ovata Bak thu hai tai Can Gid, thanh phố Hồ Chí Minh, sau khi phơi khô, xay nhuyễn thu được 10,9 kg bột lá khô Sử dụng phương
pháp ngâm dầm ở nhiệt độ phòng, lọc phần dịch trích, cô quay và thu hồi dung môi Tiếp tục thực hiện nhiều lần, thu được 1,5 kg cao metanol thô Từ cao metanol thô đã điều chế các cao có độ phân cực khác nhau với thu suất (3%) so với cao metanol thô ban đầu lần lượt là: cao eter dầu hỏa (16,5%), cao etyl acetat (25.9%) và cao metanol
(53,3%)
Tiến hành sắc ký cột trên cao phân đoạn của cao eter dầu hỏa thu được hai hợp
chat là SO-E1 va SO-E2
Sử dụng các phương pháp quang pho hiện đại và so sánh với tài liệu tham khảo,
đã xác định được câu trúc của hai hợp chất hữu cơ cô lập được trong lá cây Bần ôi như
sau:
27
C15H3,COO
Ø-Sitosterol Ø-Sitosterol palmitat
Các hợp chất đã cô lập được trong bài tuy đã biết có hiện diện trong một số cây
khác nhưng đây là lần đầu tiên được biết đến có sự hiện diện trong lá cây Bản ôi -
Sonneratia ovata Bak., ho Ban (Sonneratiaceae)
Trang 40Sonneratia ovate Bak., ho Ban (Sonneratiaceae) Két luan
HUONG NGHIEN CUU TIEP THEO CUA DE TAI
Vì điều kiện về thời gian và vật chất không cho phép, nên trong phạm vi cua dé
tài này, chúng tôi chỉ khảo sát trên cao eter dầu hỏa Trong thời gian tới, nếu có điều
kiện chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các phân đoạn còn lại trên cao eter dầu hỏa, cao etyl acetat và cao metanol Đồng thời chúng tôi sẽ tiễn hành thử nghiệm hoạt tính
kháng khuân, cũng như độc tính trên các dòng tế bào ung thư ở một số cao và hợp chất
đã cô lập được