TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
NGUYEN THI BiCH NGOC
CHÍNH SÁCH DOI NGOAI CUA
DANG TRONG NHUNG NAM 1945 — 1946
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYEN NGANH GIAO DUC CHINH TRI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN: TH.S NGUYEN TRUNG TINH
Tp HCM 4/2005
Trang 2
Lời cảm ơn
Bốn năm Đại học đã trôi qua, bốn năm - một thời gian không quá dài nhưng
cũng đủ để làm thay đổi nhiều điều Với chúng em, bốn năm là thời gian tiếp thu, tích lũy một lượng lớn tri thức để giờ đây tạo ra sự thay đổi về chất
Đúng như vậy, từ một học sinh mới tốt nghiệp THPT hôm nào, qua bốn năm
sinh viên, nay đã sắp trở thành một người giáo viên, sẩn sàng đứng trên bục giảng
truyền dat tri thức cho đàn em Đạt được điều đó chính là nhờ công lao to lớn cuả các thầy cô trong khoa
Bây giờ ra trường, em không biết nói gì hơn là bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến quý thầy cô trong khoa Em xin chân thành cảm ơn các thấy cô, đặc biệt là thầy Nguyễn Trung Tính đã tận tình truyền đạt, chỉ hướng cho em đi đến đích
Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp tơi hồn thành tốt nhiệm vụ của mình Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng khoá luận chấc chấn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô cùng
các bạn để bài viết thêm hoàn chỉnh
Trang 3MỤC LỤC
PHAN MÙ BẤ cirri Khả ok so tiicscà2g020zoxxaa west 1 PHAN NOI DUNG: sseseveeseessseacessscesscensussacecsscessueessecasensaceseuceasecasens cae 5 Chương 1: Đường lối đối ngoại của Đảng trong những năm
DRS = 1G Suy uuud gi ky 5
1.1 Bối cảnh tình hình 0099099000900000000009000099900090090990906900050000008000009000 5
0 BR eas I BF cc onicsn ssn ene easesacosagairsnsepanaiss se ceccmnnins bana eaesbaincenieéan 5
I.1.2.Đông Dương và Việt Nam trong chính sách , mưu toan của các nước lớn 9
1;1⁄4 n8: 1848N:V E21 6006200001046 xbodktàycLáavexvia s2, 18
1.2 Đường lối đối ngoại của Đảng tPE9055220710151-H.S)VD2SUSÊ, „` I.2.1 Đường lối đối ngoại của Đảng sau khi đất nước giành được độc lập 22
1.2.2 Sách lược của Đảng ta đối với các nưỚc 5S SSS vs cv, 28
Chương 2 : Những thắng lợi và kinh nghiệm — Ô 51
2-1, Nise Rall ents UGE: sscesecesiscncesssncovsvntinccnsieiasiessiubedntctvethiotacesieatevanenieeneeitetdiodbieetiannies 51
2.2 Kinh nghiệm van 54
2.3 Vận dụng những kinh nghiệm của chính sách ngoại giao trong những năm 1945-1946 vào giai đoạn hiện nay „ ee mm 56
KẾT LUẬN _ _ ¬ — „.50
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của dé tai
Đối ngoại là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất
nước Ở nước ta, trong thời kỳ 1945-1946 hoạt động đối ngoại đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta vừa mới giành được
Giai đoạn từ tháng 9-1945 đến 12-1946 là một khoảng thời gian rất ngắn,
nhưng đây lại là thời kỳ vô cùng oanh liệt và sôi động của lịch sử cách mạng Việt
Nam Chính quyển cách mạng ở vào thế "ngàn cân treo sợi tóc”, khó khăn chỗng chất liên quan trực tiếp đến sự tổn vong của đất nước Song với sự lãnh đạo tài tình
của Đảng, Chủ tịch Hổ Chí Minh, đặc biệt là vẻ đường lối đối ngoại : lúc thì hòa
hoãn với Tưởng để tập trung đánh Pháp, lúc lại hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng
về nước Thêm vào đó là sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong nước và thế giới chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn về kinh tế , văn hóa, chính trị, chống thù
trong giặc ngoài nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đã đứng vững, chính
quyền cách mạng được củng cố, lực lượng vũ trang thêm lớn mạnh, vị thế của Việt
nam được nâng cao trên trường quốc tế, tạo ra những điều kiện cơ bản cho những thắng lợi sau này
Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới
về mọi mặt Về đối ngoại Đảng ta thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, tăng cường tình hữu nghị hợp tác với các dân tộc trên thế giới
vì hòa bình độc lập và phát triển Nhiệm vụ của Đảng ta trong thời gian tới là
“Củng cố môi trường hòa bình, tạo điểu kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy
mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đồng thời, góp phần vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội ”
Trang 5Chính vì vậy, việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Đảng trong những
năm !945-1946 không chỉ làm sáng tỏ một trang sử hào hùng của dân tộc mà còn
giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác đối
ngoai của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay
Với ý nghĩa trên, tôi đã quyết định chọn vấn để "Đường lối đối ngoại của Đảng giải đoạn 1945-1946” làm để tài khóa luận của mình,
H Lịch sử nghiên cứu để tài :
Cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa ra
đời đứng trước muôn vàn khó khăn về mọi mặt Đặc biệt, giặc bốn phương tràn
vào đất nước tới 30 vạn tên Nhưng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đất nước ta đã vượt qua mọi khó khăn vững bước đi lên Chính sự lãnh đạo tài tình đó đã thu hút đông đảo các tác giả nghiên cứu về vấn dé
này Chỉ riêng lĩnh vực ngoại giao đã có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Lưu Văn Lợi - Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam
- Nguyễn Phúc Luân _ Ngoại giao Việt nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc
lập tự do (1945-1946 )
- Nxb chính trị Quốc gia _ Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 - Bộ ngoại giao _ Ngoại giao Việt nam thời đại Hồ Chí Minh
- Lê Huy Bình _ Chủ tịch Hổ Chí Minh với sách lược ngoại giao * Hoa —Việt
thân thiện "` thời kỳ 1945-1946
- Lê Kim Hải _ Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt - Pháp thời kỳ
1945-1946
Trang 6cực tổng hợp các tài liệu để hệ thống lại những chính sách đối ngoại của Đảng
trong giai đoạn này,
HI Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu
- - Nghiên cứu tình hình Việt nam trong những năm 1945-1946
- Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng ta trong
thời kỳ này
2, Nhiệm vụ
Tìm hiểu, phân tích, làm rõ chính sách đối ngoại của Đảng trong những năm
1945-1946
Nêu lên những đường lối đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
IV Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1 Cơ sở lý luận:
- Chủ nghĩa mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Các văn kiện của Đảng 2 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật , duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - logic, suy luận, tổng hợp , so sánh , nghiên cứu tài liệu
V Những đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở phân tích , tổng hợp , kế thừa có chọn lọc và phát triển các công
trình đã nghiên cứu, khóa luận đã hệ thống lại và làm rõ đường lối đối ngoại của
Đăng trong giải đoạn từ 9/1945 -12/1946 cũng như sự vận dụng của Đảng trong
Trang 7VI Bố cục của khóa kuận
Khóa luận ngoài phần mở đầu , phần kết luận , gồm 2 chương , Š tiết với dung
Trang 8PHẦN NỘI DUNG : CHƯƠNG 1: BUONG LOI DOI NGOAI CUA DANG GIAI DOAN 1945 -1946 | Bối canh tinh hinh : 1.1.1 Tình hình quốc tế:
Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh tiến hành thắng lợi trong tình hình trong nước và quốc tế có nhiều
diễn biến phức tạp
Quan hệ quốc tế này nổi lên những đặc điểm sau :
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở Châu Au và Châu Á - Thái Binh Dương Thế lực phát xít Đức -Ý -Nhật đã bị quân Déng minh đánh bại hoàn toàn
trên hai mặt trận chính ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương không những làm
cho trật tự thế giới thay đổi mà còn đưa đến sự thay đối căn bản bản đồ chính trị thế giới và tương quan lực lượng toàn cầu có lợi cho xu hướng hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới
Ngày 24/10/1945 tổ chức Liên hiệp quốc ra đời đã đánh dấu sự nỗ lực của các quốc gia trong việc thiết lập một thể chế toàn cầu nhằm giữ gìn hòa bình và an
ninh quốc tế
Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển vượt bậc với quy
mô rộng lớn trên toàn cầu Bằng nhiều hình thức khác nhau (đấu tranh vũ trang :
Indonexia, Việt Nam, đấu tranh hòa bình : Ấn Độ, Miến Điện) nhưng đều nhất quán về mục tiêu là hướng tới lật đổ ách thống trị bên ngoài, giải phóng đất nước
vốn là thuộc địa của thực dân phương Tây Tại các nước tư bản, phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, bảo vệ hòa bình của nhân dân lao động
Trang 9Các phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ đã tạo thành một sức mạnh to
lớn tiến công vào các thế lực đế quốc phản động
Sau chiến tranh, các nước Châu Âu được giải phóng hoàn toàn khỏi ách chiếm
đóng của quân đội phát xít Để thích nghỉ với cục diện chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, các nước lớn trong phe Đồng minh đều điều chỉnh chiến lược đối ngoại,
quan hệ Xô - Mỹ chuyển từ hợp tác trong chiến tranh sang đấu tranh ngày càng
gay gắt trong hòa bình Trật tự thế giới mới bắt đầu hình thành, chuyển dan sang
thế hai cực
Liên Xô : là một nước thành viên trong phe Đồng minh, Liên Xô có vai trò quan trọng trong việc cứu loài người khỏi họa phát xít Ủy tín và ảnh hưởng của
Liên Xô ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Để xây dựng một nền hòa
bình lâu dài và vững chắc, Đảng và chính phủ Liên Xô đã để ra một chính sách đối
ngoại đúng đắn nhằm giúp các nước thoát khỏi ách thống trị của Chủ nghĩa tư bản,
đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới Nhờ sự giúp đỡ
đó mà hàng loạt nước ở Châu Âu và Châu Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập
dân tộc, xây dựng chính quyển dân chủ nhân dân Chính vì vậy, Liên Xô đã trở
thành trụ cột của các lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Hoa Kỳ : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau khi Truman lên cầm
quyền (4-1945), Mỹ là cường quốc hàng đầu thế giới, độc quyền vũ khí nguyên tử, chủ nợ của các nước Tây Âu Với ưu thế đó, Mỹ đã chuyển sang "chính sách thực
lực” trong quan hệ quốc tế với mưu đổ làm bá chủ thế giới Ngày 6-4-1946, Tổng
thống Truman tuyên bố : * Ngày nay Hoa Kỳ là quốc gia mạnh, nghĩa là với sức
mạnh như thế, chúng ta có nghĩa vụ nắm quyền lãnh đạo thế giới." (12, 15]
Để thực hiện mục tiêu làm bá chủ thế giới, Hoa Kỳ ưu tiên chiến lược đối ngoại là xác lập vai trò lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thiết lập trật tự thế giới do Mỹ chi phối Hoạt động đối ngoại của Mỹ bắt đầu hướng vào chống
Trang 10thời lôi kéo, khống chế và giành giật thuộc địa của các nước Đồng minh phương
Tây Và do muốn lôi kéo Pháp nên Mỹ đã nhân nhượng Pháp về vấn để thuộc địa
trong đó có Đông Dương
Anh và Pháp đều có yêu cầu cấp bách là khôi phục nền kinh tế đất nước, bảo
vệ vị trí nước lớn và duy trì hệ thống thuộc địa trên thế giới
Chính sách đối nội và đối ngoại của Anh là nhanh chóng giảm chỉ phí quốc
phòng, giảm cam kết quân sự với nước ngoài, dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ trong
khôi phục nền kinh tế để duy trì hệ thống thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở bên
ngoài bằng hình thức Liên hiệp Anh
Nước Pháp đi theo đường lối trung dung trong quan hệ với Mỹ -Anh và "khối Xô viết”, có chính sách tương đối độc lập so với Mỹ - Anh trong các vấn để Châu
Âu Tuy nhiên, khác với Anh , Pháp nghiêng về chính sách dùng vũ lực để bảo vệ
lợi ích thuộc địa Pháp không thể ngăn ngừa được những quyết định bất lợi cho
Pháp mà ba nước lớn đưa ra tại Hội nghị Potxdam, nhưng Pháp đã tìm cách khai
thác những nhân tố quốc tế có lợi cho Pháp sau chiến tranh, để đẩy mạnh hoạt
động của mình khôi phục lại quyển kiểm soát ở Đông Dương
Ở Trung Quốc, chính quyển Tưởng Giới Thạch bị thất bại nặng nể trong cuộc tấn công vào vùng giải phóng, buộc phải ký với Đảng cộng sản Trung Quốc Hiệp
định ngay!0-1-1946 Tinh hình không ổn định trong nước và vị trí ngầy càng suy
yếu không cho phép chính quyển Tưởng Giới Thạch triển khai những kế hoạch
được định hình trong chiến tranh nhằm thực hiện * vai trò lãnh đạo Châu Á "
Như vậy, chính sách của các cường quốc phương Tây nhất là Mỹ đã đem đến
hệ quả to lớn là làm cho khối Đồng Minh trong chiến tranh bị tan rã
Tại Đông Dương, tình hình Lào và Campuchia cũng có những thay đổi quan
trọng
Ở Lào, 9-1945 nhân dân Lào đã giành được chính quyển ở nhiều thành phố
Trang 11đỡ của quân Anh, Thực dân Pháp đã đánh chiếm nhiều vùng ở Lào Đầu năm 1946
Pháp chiếm Hạ Lào, khống chế nhiều vùng ở Trung và Thượng Lào Pháp chiếm
đóng nhiều vị trí trên các trục đường 7, 8, 9, 12 để làm bàn đạp tấn công các tỉnh
Bắc và Trung bộ Việt Nam
Ở Campuchia , chính quyển thân Nhật tan rã và trong lúc lực lượng cách mạng
chưa đủ mạnh để tác động vào diễn biến chính trị thì ngày 7-9-1945 quân Anh và
Pháp đã vào Campuchia Quốc vương Campuchia đã sớm thỏa thuận với Pháp về
quy chế tự trị hạn chế của Campuchia trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp
Pháp Phong trào đấu tranh cho tự do của nhân dân và các tang lớp xã hội khác
nhau ở Campuchia chống lại ách thống trị của thực dân phương Tây lại nổi dậy và
lên cao
Cũng trong thời gian này, cuộc đấu tranh giành vùng ảnh hưởng giữa các nước
trên thế giới cũng diễn ra rất quyết liệt Trong năm cuối của chiến tranh thế giới lần thứ hai các cường quốc đã có nhiều cuộc họp để thỏa thuận về một trật tự thế giới mới sau chiến tranh Tại Hội nghị lanta các nước đã thỏa thuận về nguyên tắc
chia cất Ba Lan, chia Triểu Tiên thành hai vùng ảnh hưởng ( Bắc thuộc Liên Xô,
Nam thuộc Mỹ ), thỏa thuận về chính sách đối với các nước Châu Âu được giải
phóng Tại Hội nghị Potxdam đã quyết định thành lập "Hội đồng ngoại trưởng” của năm nước lớn để soạn thảo các hiệp ước đối với Đức, việc xử án tội phạm
chiến tranh, việc chiếm đóng quân sự ở Đức, tước vũ khí của quân Đức Cũng tại
Hội nghị này, các cường quốc đã quyết định giao cho Tưởng Giới Thạch tiếp nhận
sự đầu hàng của quân đội Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Anh tiếp nhận sự
đầu hàng của Nhật ở Nam vĩ tuyến 16 tai Đông Dương
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới chuyển sang thời kỳ hòa bình, tình hình quốc tế trở nên phức tạp, trật tự thế giới cũ bị xóa bỏ, trật tự thế giới mới
được thiết lập -trật tự hai cực Yanta Trên thế giới đan xen nhiều xu hướng khác
Trang 1211.2 Đông Dương và Việt Nam trong chính sách, mưu toan của các
nước lớn
1.1.2.1 Mỹ đối với Đông Dương và Việt Nam
Mỹ bắt đầu chú ý tới Đông Dương ngay từ trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Đối với Mỹ, vấn để Đông Dương luôn gắn liển với vấn đến Trung
Quốc Thái độ của Mỹ đối với Đông Dương còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể ở
mỗi thời điểm và ý đồ chung của Mỹ đối với thế giới
Khi các cường quốc châu Âu hao tổn lực lượng trong chiến tranh thì Mỹ lại giàu lên Trên cơ sở thế và lực ngày càng mạnh, Mỹ ngày càng lấn át các nước đế
quốc khác, trước hết là các khu vực thuộc địa Để có điều kiện tước đoạt dần thuộc
địa của các nước đế quốc khác, các đời Tổng thống Mỹ mong gây ảnh hưởng đối
với các dân tộc thuộc địa bằng những lời tuyên bố mang tính chất chống chế độ thực dân Tổng thống Rudơven (Roosevelt) trong nhifng nam dau thap ky 40 da đưa ra ý định thiết lập chế độ “Ủy trị quốc tế” ở một số thuộc địa cũ của các nước đế quốc trong khi chờ đợi các dân tộc ở đó có đủ trình độ tự quản để trao trả độc lập
Thực chất đây là thủ đoạn dọn đường cho chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, tạo điều
kiện cho Mỹ nắm được các nước thuộc địa Và Đông Dương cũng là một trong những thuộc địa ấy
Việc Nhật nhòm ngó và xâm lược Đông Dương càng khiến mỹ nhận rõ hơn vị
trí quan trọng của khu vực này Đông Dương đã trở thành chủ để chính trong nhiều
cuộc nói chuyện giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ C Hul và Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ
là Nômura Và ngay từ thời gian này, Rudơven đã muốn thực hiện chính sách "rung lập hóa” Đông Dương, thực chất là để hạn chế, ngăn chặn đà xâm lược đang tiến triển của Nhật tại đây Vì sự chiếm đóng của Nhật ở Đông Dương sẽ tạo
cho Nhật căn cứ để mở rộng xâm lược ra khắp Đồng Nam Á, đặc biệt hơn là sẽ
Trang 13đang rất cần Sau khi quan hệ Nhật - Mỹ tan vỡ, Nhật nhanh chóng thôn tính vùng
Đông Nam Á, trong đó có cả Philippin — thuộc địa của Mỹ
Gắn kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ càng quan tâm đến vấn để
Đông Dương và ra sức chống lại việc Pháp dùng vũ lực tái chiếm Đông Dương để
lập lai chế độ thực dân Trong thư gửi Bộ trưởng Hul ngày 24-1-1944, Tổng thống
Rudơven chính thức nói rõ quan điểm của mình: “Đông Dương sẽ không bị trao trở
lai cho nước Pháp mà sẽ được cai trị bởi một chế độ quản trị quốc tế " (20, 19) Ý
đồ của Mỹ khi thực hiện chế độ "ủy trị quốc tế” là “gạt bỏ sự thống trị của của
Pháp ở Đông Dương, song Mỹ cũng không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở
khu vực này” [7, 10] Trước một số thông tin về tình hình phong trào chống Nhật
của nhân dân Việt Nam, Rudơven đã chỉ thị cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ: "không làm gì với những tổ chức kháng chiến này, nói cách khác là đối với quan hệ Đông
Dương." [20, 97]
Âm mưu của Mỹ đã nhận được sự đồng tình của Liên Xô, nhưng Pháp và Anh
lại phản đối kịch liệt vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ ở khu vực này Trong
khi chưa có điểu kiện can thiệp trực tiếp, Mỹ sẽ nắm Đông Dương thông qua lực
lượng của Tưởng Giới Thạch- chư hầu của Mỹ Trên thực tế từ Hội nghị Têhêran
(họp tại Têhêran - lran từ ngày 28-lI đến 1-12-1943 gồm những người đứng đầu Liên Xô, Anh, Mỹ ) Mỹ đã chính thức giao cho Tưởng chiến trường Đông Dương
Năm 1942 -1943, khi sang Trung Quốc và bị bắt giam, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra mâu thuẫn giữa Anh - Pháp - Mỹ về vấn để thuộc địa nói chung và vấn đề
Đông Dương nói riêng Người biết rõ ý đổ của Mỹ qua kế hoạch của Rudơven và
chế độ thác quản quốc tế đối với Đông Dương, thực chất là Mỹ muốn phá thế độc
quyển của Anh, Pháp ở khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện cho Mỹ thực hiện
Trang 14Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ do Harry Truman đứng đầu không những không để cập đến kế hoạch “Ủy trị quốc tế” đối với Đông Dương do Ruddven để
xướng mà bắt đầu có những hoạt động ủng hộ Pháp quay lại chiếm đóng Đông
Dương Mỹ đã cam kết dựa vào người Pháp hơn là dựa vào những người Việt Nam quốc gia để nhằm thực hiện những bước đi tiến tới “nền độc lập của Việt Nam."
1.1.2.2 Tưởng Giới Thạch đối với Đông Dương và Việt Nam :
Đối với Tưởng, âm mưu thôn tính Việt Nam đã có từ lâu Trong lịch sử Trung
Quốc, không có một triểu đại phong kiến nào bỏ qua cơ hội thôn tính Việt Nam nếu có điểu kiện Năm 1941, trong cuốn sách “Số phận của nước Trung Quốc”,
Tưởng đã kể cả Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc
Chính sách ngoại giao của Tưởng là " luôn luôn thay đổi theo chiểu gió" Ý
đồ của Tưởng Giới Thạch không phải như Tưởng đã tuyên bố: “Trung Quốc không hể có tham vọng đất đai nào tại Việt Nam” Nhưng ngay từ năm 1943, Tưởng đã
bắt đầu có quan hệ ngoại giao khá chặt chẽ với chính phủ Mỹ Tưởng tán đồng
quan điểm mà Rudơven đưa ra về vấn để Đông Dương, vì như vậy Tưởng sẽ có
phần ở Đông Dương sau chiến tranh Song Tưởng thấy khơng chỉ hồn tồn dựa vào Mỹ mà cần có thêm bạn đồng minh, Chính vì vậy mà khi chính phủ lâm thời
của nước cộng hòa Pháp ra đời do Đơgôn đứng đầu, Tưởng đã bắt tay với Pháp
Tưởng mong muốn thấy Đông Dương được trả lại cho Pháp, nhưng không muốn điều đó được thực hiện mà không có một số điểu đảm bảo nhằm ngăn chặn Pháp dùng Đông Dương vào những hoạt động không thân thiện với hành động của người
Trung Hoa sau này [20, 55]
10-10-1944 trong cuộc gặp bí mật với tướng Pếcscôp - đại diện chính phủ
Pháp, Tưởng đã nói : “Tôi xin khẳng định lại một lần nữa với ngài rằng, bất luận
đối với Đông Dương hoặc lãnh thổ Đông Dương, chúng tôi đều không có bất cứ ý
đổ gì Vấn để này, chủ trương của tôi là kiên định không thay đổi Nếu như chúng
Trang 15này thì chúng tôi rất vui lòng Xin ngài hãy đích thân truyền lại chính thức ý
nguyện đó của tôi cho tướng Đơgôn." [19] Thực chất đây là sự mặc cả bước đầu của Tưởng Giới Thạch đối với Pháp Pháp muốn lấy lại những đặc quyền đặc lợi của mình ở Đông Dương thì phải đáp ứng những yêu cầu về kinh tế, chính trị của
Tưởng Mục đích của Tưởng giúp Pháp trở lại xâm lược Đông Dương không những bảo vệ được quyển lợi của Tưởng ở Trung Quốc mà còn ở cả Đông Dương, bởi
chính phủ Trùng Khánh đang phải đối phó với Đảng cộng sản Trung Quốc nên
không muốn có một chính quyền cộng sản được thành lập ngay sát biên giới
Ngoài ra, ngay từ khi được Mỹ cho thay Pháp ở Đông Dương (1940 ), Tưởng
đã chuẩn bị một phương án nữa có tính đảm bảo cao hơn, đó là kế hoạch “Hoa
quân nhập Việt" để thôn tính Việt nam Để thực hiện kế hoạch này, một mặt Tưởng dùng lực lượng quân đội chính quy phối hợp với bọn tay sai mà chính phủ
Trùng Khánh đã bỏ công nuôi dưỡng từ lâu Mặt khác Tưởng đã thu thập, nuôi
dưỡng những nhóm người Việt giả danh “cách mạng” như Vũ Hồng Khanh,
Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thẳn giúp họ tập hợp trong các tổ chức Việt
Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc ), Việt nam Cách mạng Đồng minh hội ( Việt Cách)
Khi chiến tranh đi vào giai đoạn cuối, Quốc dân Đảng càng đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị cơ sở chính trị ở Việt nam Việc tướng Trương Phát Khuê của Tưởng
phải trả lại tự do cho Hồ Chí Minh và mời người tham gia lãnh đạo tổ chức "Đại hội các đoàn thể cách mạng hải ngoại" của Việt Cách tại Liễu Châu ( Trung Quốc
) càng nhằm phục vụ cho việc chuẩn bị của Tưởng vào Việt Nam, khi các tổ chức
tay sai của Tưởng tỏ ra bê bốt, bất lực Tưởng còn thành lập “Việt Nam chỉ đạo thất” do tướng Tiêu Văn phụ trách, chịu trách nhiệm về vấn đẻ tổ chức chính trị
của Việt Nam "Trên danh nghĩa Tưởng tuyên bố ủng hộ nhân dân Việt Nam giành
độc lập, song trong thực tế, Tưởng rất tích cực chuẩn bị thực hiện kế hoạch dựa vào Mỹ để thay thế Pháp ở Việt nam” [7, 11] Tưởng để ra bốn nguyên tắc chỉ đạo
Trang 16độ trung lập đối với quan hệ Việt - Pháp; liên hệ chặt chẽ với Mỹ, Pháp; thương
lượng và thỏa thuận với Pháp về các cơ sở giao thông
Sau chiến tranh, Tưởng nhanh chóng thực hiện kế hoạch "Hoa quân nhập
Việt” Việc chuyển quân của Long Vân sang Việt Nam là nhầm ba mục đích : vừa đẩy được Long Vân - cái gai của Tưởng ở Vân Nam đi, vừa “cứu đói" cho lính,
vừa “theo lệnh Đồng Minh” giải giáp quân đội Nhật Nhưng bao trùm lên tất cả là
mục đích “diệt cộng cẩm Hổ” (tiêu diệt cộng sản, bắt giam Hồ Chí Minh) nhằm lập
một chính quyền tay sai của Tưởng ở Việt Nam
1.1.2.3 Pháp đối với Đông Dương và Việt Nam :
Ý đồ của Mỹ, tham vọng của Tưởng đối với Đông Dương là mối đe dọa mà
Pháp dễ dàng nhận thấy Vốn là đế quốc có nhiều thuộc địa, Pháp đã kịch liệt phản đối việc lập chế độ “Ủy trị quốc tế”
Với đế quốc Pháp, Đông Dương có một vị trí đặc biệt quan trọng Nhà sử học
Philip Ðơvile trong cuốn *“Pari - Sài Gòn ~ Hà Nội” đã nhận xét : “Đông Dương là
bộ phận giàu có nhất, đẹp đẽ nhất và đông dân cư nhất của đế quốc thuộc dia
Pháp” Do đó, trong những năm thống trị ở đây, Đông Dương đã mang lại cho Pháp
một nguồn lợi khổng lổ Chính vì vậy, chính phủ Pháp rất quan tâm tới khu vực
này
Năm 1940, sau khi đã trở thành người lãnh đạo lực lượng kháng chiến Pháp ở
hải ngoại, tướng Đờgôn luôn chú trọng việc bảo vệ "chủ quyển” của nước Pháp ở
Đông Dương trước sự xâm nhập, lấn át ngày càng rõ rệt của Nhật Tuy nhiên do
điều kiện và lực lượng còn hạn chế nên thời gian này Đơgôn chưa có hoạt động gì
thực sự đáng kể cho mục tiêu ấy
Năm 1943, từ sau thất bại của quân Đức trước Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrat và sau khi liên quân Anh - Mỹ giành thắng lợi lớn ở Bắc Phi , Đơgôn
mới có điểu kiện đẩy mạnh hoạt động nhiều mặt tăng cường chuẩn bị "giải phóng
Trang 178-12-1943 Đơgôn ra một bản tuyên bố về chính sách “nước Pháp tự do”, đối
với Đông Dương, tuyên bố khẳng định: không chấp nhận những nhượng bộ mà phái
đầu hàng trong chính phủ Pháp đã ký kết với Nhật ở Đông Dương, đồng thời nói rõ
quyết tâm của Pháp sẽ "giải phóng Đông Dương” và bảo vệ những quyền lợi của chúng ở bán đảo này Thực hiện âm mưu trên, thực dân Pháp không chỉ nhằm
giành lại một thuộc địa giàu có mà chúng đã phải chia sẻ với phát xít Nhật từ năm
¡940, mà còn nhằm bảo vệ hệ thống thuộc địa rộng lớn của chúng đang bị lung lay
và có nguy cơ tan rã khi Việt Nam giành được độc lập Tuy nhiên, về tương lai của
các dân tộc Đông Dương bản tuyên bố không nói gì cụ thể ngoài những hứa hẹn
mơ hồ về những cải cách quy chế chính trị và kinh tế sẽ thực hiện ở Đông Dương
sau chiến tranh, trong phạm vi “nội bộ cộng đồng Pháp” và "trong khuôn khổ của
tổ chức liên bang” Như vậy, ý định “giải phóng Đông Dương” của Đơgôn thực
chất chỉ là đưa Đông Dương trở lại nguyên vẹn là một thuộc địa của Pháp Sau
ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đơgôn-lúc này đứng đầu chính phủ lâm thời
Pháp tại Pari- càng xúc tiến chuẩn bị về chính trị và quân sự cho việc Pháp quay
trở lại xâm lược Đông Dương
Ngày 24-3-1945, Đơgôn ra bản tuyên bố “Những điều kiện tổng quát về quy
chế Đồng Dương sẽ được hưởng”, đã ấn định cho Đông Dương một quy chế mới, có
thể tóm tất ở một số điểm sau:
“ Liên bang Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp mà quyển đối ngoại do
nước Pháp đại diện Trong khuôn khổ ấy, Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng
quyên tự do riêng và chế độ tự trị kinh tế cho phép đạt mức phát triển cao nhất về
nông nghiệp, công nghiệp và thương mại
Chính phủ liên bang sẽ do một viên toàn quyển đứng đầu và gồm các bộ
trưởng (là người bản xứ hoặc người Pháp ở Đông Dương ) chịu trách nhiệm trước
Trang 18Năm xứ trong liên bang (tức Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Campuchia) có quyền giữ tính chất riêng Toàn quyển sẽ là trọng tài cho tất cả giữu lợi ích của
mỗi nước " [7, l6 ~ 17]
Xét về hoàn cảnh ra đời và nội dung thì bản tuyên bố ngày 24-3-1945 được
đưa ra chính là để đối phó với tình hình thất bại nghiêm trọng của Pháp ở Đông Dương Đây cũng là một hành động vớt vát, cố gắng giành giật với Nhật về ảnh
hưởng trong dân chúng Đông Dương, trấn an đội ngũ tay sai của Pháp Mặt khác, nó còn nhằm chống lại những ý đổ của Mỹ - Tưởng ở Đông Dương
Trong tuyên bố, những phác thảo vé quyển tự do và tự trị kinh tế vẫn rất mập
mờ Tuy Đông Dương không còn bị gọi là “thuộc địa” nữa mà sẽ là một “Nhà
nước" nhưng đi sâu vào thể chế ấn định cho "Nhà nước" ấy, có thể thấy rõ đó chỉ
là sự dựng lại gần như nguyên vẹn phương thức cai trị thực dân cũ của Pháp với
chế đô toàn quyền và chính sách "chia để trị” Quan điểm thực dân quá lỗi thời đó
khiến cho ngay cả một số người trong chính giới Pháp cũng phải phê phán rằng bản
tuyên bố "còn đầy rẫy tư tưởng thực dân” và "lỗi thời về mặt chính trị lạc hậu
đến gần mười lãm năm” so với tình hình thực tế
Điều rõ ràng là sau khi chiến tranh kết thúc, những người đứng đầu Nhà nước
Pháp không hể chú ý đến nguyện vọng chính trị của nhân dân Đông Dương Không
bảo vệ được Đông Dương trước sự xâm lược của phát xít Nhật, giới lãnh đạo Pháp
chưa bao giờ nghĩ đến việc tổ chức lực lượng cùng các dân tộc Đông Dương chống
Nhật Trái lại, ý định trở lại xâm lược Đông Dương càng thôi thúc hơn
Được sự giúp đỡ của Anh, Mỹ, ngày17-8-1945 lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông được thành lập và đưa sang Đông Dương Ngày 24-8-1945 Pháp đã
vạch ra một kế hoạch trở lại Đông Dương và được Uỷ ban Đông Dương thông qua gồm năm nội dung :
Trang 192 Thả dù nhân viên quân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt
Nam
3 Xác nhận việc duy trì chủ quyền của nước Pháp ở Đông Dương, trước hết
là đối với Đồng Minh
4 Từng bước giành lại những vùng do Trung Quốc kiểm soát
5 Về phương diện chính trị, tùy hoàn cảnh mà thương thuyết với các nhân
vật bản xứ ”
Bên cạnh đó, Pháp tiếp tục vận động Mỹ — Tưởng giúp đỡ Pháp trở lại Hà Nội Nhưng vấn để này Mỹ — Tưởng vẫn cố tìm cách cản trở Pháp
Tóm lại, Pháp luôn tìm mọi cách quyết tâm thực hiện âm mưu quay trở iại
xâm lược nước ta một lần nữa
1.1.2.4 Thái độ của một số nước khác đối với Đông Dương và Việt Nam
Nước Anh : Anh đồng tình với Pháp phản đối chế độ *Ủy trị quốc tế” do Mỹ
để ra Bởi Anh cũng không muốn để những thuộc địa rộng lớn của mình rơi vào
ảnh hưởng của Mỹ thông qua chế độ "Ủy trị quốc tế” Hơn nữa, Anh còn có thái độ
thù địch rõ rệt với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương, lo sợ ảnh hưởng
của nó tới các thuộc địa của Anh trong khu vực Đông Nam Á Ý đổ của Anh là muốn liên kết với Pháp để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Mỹ và để ngăn
chặn làn sóng giải phóng dân tộc lan rộng ở châu Á Đó là những lý do cơ bản
khiến Anh ra sức bênh vực Pháp trong việc khôi phục nền thống trị thực dân ở
Đông Dương
Nước Nhật : Ngay từ những năm đầu thập kỷ 40 đã tiến hành xâm lược Việt
Nam để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc Sau khi đầu hàng Đồng Minh Nhật vẫn
ngoan cố ở lại nước ta, chúng còn giúp Pháp gây chiến với ta ở Nam Bộ
Trang 20Pháp” Bác viết : " Nói đến món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông Dương
như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ cặp của
mot bay diều hâu rỉa rói mãi không thấy no.”
Tuy nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám thì các thế lực đế quốc đều bị đặt trước
một sự kiện mà họ không ngờ tới Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt nam
đã thắng lợi Chính quyển cách mạng đã được thành lập trong toàn quốc một cách nhanh chóng Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Tuyên ngôn độc
lập Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch ra mắt trước quốc dân tại Hà Nội Sự kiện ấy làm đảo lộn mọi mưu toan xếp đặt của các thế lực đế quốc và phản
động Trong cuộc chạy đua về Đông Dương, tất cả các thế lực ấy đều đã thất bại
trước lực lượng cách mạng của nhân dân Việt Nam
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời không những ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của Tưởng và Pháp mà còn ảnh hưởng tới hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc mà trước hết là khu vực Đông nam Á Do đó, không chỉ riêng Tưởng và Pháp mà tất cả các thế lực đế quốc phản động đều muốn xóa đi cái thực tế ngoài ý muốn ấy Cả hai tập đoàn Mỹ ~ Tưởng và Anh - Pháp dù âm mưu, thủ đoạn có khác nhau, mâu thuẫn với nhau về quyển lợi cụ thể ở Việt Nam, nhưng
thống nhất cao độ trong ý đổ tiêu diệt cách mạng Việt Nam Chính vì thế các thế
lực ấy nhanh chóng thỏa hiệp với nhau trong mưu toan bóp chết Nhà nước dân chủ nhân dân mới ra đời ở Việt Nam, đảo ngược tình thế trước mắt
Với âm mưu dai dẳng của các thế lực đế quốc phản động , với quyết tâm trở lại khôi phục nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, sự tổn tại của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị đe dọa ngay từ khi mới ra đời Vấn để bảo
vệ độc lập dân tộc đã phải đặt ra ngay từ thời điểm nền độc lập ấy vừa được tuyên
Trang 211.1.3 Tình hình Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám thành công Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước
toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời Tuyên ngôn nêu rõ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyển sung sướng và quyền được tự do”
"., Nước Việt Nam có quyển hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một
nước tự do và độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyển tự do và độc lập ấy." (13,
S555;557|
Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta giành được độc lập nhưng đang đứng
trước muôn vàn khó khăn về mọi mặt đã đe dọa vận mệnh dân tộc:
Về kinh tế :Nền kinh đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu đã bị kiệt quệ nặng nề do chính sách khai thác, bóc lột của Pháp - Nhật trong mấy mươi năm thống trị của chúng Công nghệ lạc hậu, đình đốn, không có công nghiệp năng và công nghiệp mũi nhọn Nông nghiệp tiêu điểu vì hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ
hoang do lũ lụt và hạn hán gây nên.Tài chính cạn kiệt: chính quyền cách mạng tiếp
nhận kho bạc hầu như trống rỗng, chỉ có 1.230.730 đồng Đông Dương, trong đó hơn
một nửa bị rách nát không thể lưu thông được Ngân hàng Đông Dương vẫn còn
nằm trong tay tư bản pháp Bên cạnh đó, quân đội Tưởng còn tung tiển “quan kim “
và "quốc tệ “ mất giá của chúng ra thị trường, làm lũng đoạn hơn nền tài chính của
chúng ta Ngoại thương ngừng trệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm, giá cả đất đỏ Nạn
đói đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào chưa khắc phục
xong thì nguy cơ một nạn đói mới lại đang đe dọa nhân dân ta
Về văn hóa : Các “di sin” văn hóa lạc hậu, đặc biệt là "chính sách ngu dân” của chế độ thực dân để lại khá nặng nề: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ
Trang 22Về chính trị : Là một hộ phận của thế giới nên đứng trước sự đối đầu gay gắt,
phức tạp của tình hình thế giới, Việt Nam đã chịu những tác động to lớn Vừa mới
ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, các đội quân Đồng minhđã dồn dập kéo vào Việt Nam
Ở miễn Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm 4 quân đoàn do
tướng Lư Hán làm chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành
phố, thị xã từ biên giới Việt — Trung đến vĩ tuyến 16 Quân Tưởng vào Việt Nam
trên danh nghĩa là để giải giáp quân đội Nhật, nhưng mục đích chính của chúng là
“diệt cộng cầm Hồ" (tiêu điệt cộng sản, bắt giam Hồ Chí Minh), phá tan mặt trận
Việt Minh, giúp bọn phản cách mạng tiêu diệt chính quyền dân chủ nhân dân, lập
một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng Do đó, quân Tưởng vào ban đầu
không thừa nhận chính phủ ta Chúng ngang nhiên tuyên bố thời gian ở Việt Nam
là không hạn định, tự cho mình quyền giữ trật tự trị an ở Hà Nội, đòi ta cung cấp
lương thực , thực phẩm, nhà ở Chúng tung tiền “quan kim” mất giá ra thị trường
Việt Nam gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, tài
chính, tiền tệ của Việt Nam
Khi sang Việt Nam , quân Tưởng còn mang theo cả bọn tay chân trong Việt Nam quốc dân Đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội lâu nay sống lưu vong
dưới sự nuôi dưỡng của Tưởng ở Trung Quốc Được quân Tưởng che chở, chúng đi
đến đâu cũng khiêu khích, tiến công chính quyển cách mạng Chúng quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo, vu cáo nói xấu Việt Minh và đòi gạt
các bộ trưởng là đảng viên Đảng Cộng sản ra khỏi chính phủ Những hoạt động
chống phá điên cuồng của bọn phản cách mạng đã gây những tổn thất không nhỏ
đối với Nhà nước Việt nam mới trong thời kỳ này
Ở miền Nam, tình hình còn nghiêm trọng hơn Ngoài việc lấy danh nghĩa quân
Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh còn
Trang 23ngày 2-9-1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn mít tỉnh mừng ngày độc lập của nước
Viện Nam dân chủ cộng hòa, một số tên thực dân phản động người Pháp đã núp trong các khu nhà, xả súng bắn làm 47 người chết và nhiều người bị thương Ngày
23-9-1945, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam lần thứ hai
Ngoài lực lượng của quân Tưởng, Ánh, Pháp, trên đất nước ta lúc đó còn có
khoảng 6 vạn quân Nhật Trong lúc chờ giải giáp, một bộ phận của quân đội Nhật đã được quân Anh sử dụng đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn đường cho quân
Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nhiều vùng khác ở Miền nam Thêm vào đó, các lực lượng phản động trong nước được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài lần lượt ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng Chưa lúc nào trên đất nước Việt
Nam có nhiều kẻ thù như vậy
Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa
kịp củng cố và phát triển Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được
một nước nào trên thế giới cơng nhận Khối đại đồn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất và cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyển đang còn phải tiếp tục
củng cố và mở rộng Lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, trang bị kém,
thiếu đủ mọi bề, kinh nghiệm chiến đấu còn quá ít
Thế là , thù trong, giặc ngoài, khó khăn chồng chất đè nặng lên đất nước ta, đặt chính quyển cách mạng trước một tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc." Vận mệnh,
độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành được đang đứng trước nguy cơ còn mất Trọng trách nặng nề đối với dân tộc đã giao phó cho Đảng và Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa do Hễ Chí Minh đứng đầu với tư cách là người lãnh đạo và
điều hành cao nhất của đất nước
Bên cạnh những khó khăn rất to lớn, ta vẫn có nhiều thuận lợi so với trước khi
Trang 24Cách mạng Tháng Tám thành công đã đem lại những thay đổi quan trọng về chất trong thế và lực của nhân dân Việt Nam Bản thân việc chính quyền cách mang được thành lập đã là một nhân t6 mới rất quan trọng, tạo ra những thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta Lực lượng cách mạng lúc này đã đứng
trên tư thế của một Nhà nước, có những quyền lực nhất định.Với Cách mạng Tháng Tám, cả một dân tộc bị áp bức gần một thế kỷ, có truyền thống chống giặc ngoại xâm lâu đời, đã tự khẳng định được sức mạnh quật khởi Một dân tộc bị đẩy
xuống địa vị “vong quốc nô "gần 80 năm, nay trở lại là chủ nhân đất nước, bắt đầu
tạo dựng một chế độ mới chưa từng có trong lịch sử của mình Sự gắn bó của nhân dân với chính quyền cách mạng do họ dựng nên; niềm hy vọng của nhân dân ở chế
độ mới tốt đẹp; Ý chí của cả dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyển đất nước và
thành quả cách mạng; Ủy tín của lãnh tụ, của Đảng và Mặt trận Việt Minh sau
thắng lợi của cách mạng ngày càng được nâng lên Tất cả những yếu tố đó sẽ trở
thành sức mạnh tổng hợp và phát huy tối đa trong cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc Đó là sức mạnh mà kẻ thù khó có thể tìm được đối trọng
Trước mắt nhiều thế lực thù địch trần vào nước ta, trong đó chủ yếu là Tưởng
và Pháp, đã gây cho chúng ta những khó khăn nghiêm trọng Nhưng ngay cả trong
những khó khăn đó, ta cũng có thể khai thác được những mặt thuận lợi Bởi vì
thống nhất với nhau trong ý đồ chung là tiêu diệt chính quyền cách mạng, song các thế lực thù địch lại rất mâu thuẫn với nhau về quyền lợi cụ thể Những mâu thuẫn
trong nội bộ kẻ thù là một thuận lợi khách quan mà chính quyển cách mạng cần
tranh thủ
Những thuận lợi nói trên vừa có tác dụng lâu đài, lại vừa tác động trực tiếp tới
chính sách của các thế lực đế quốc và phản động, hạn chế thế và lực của chúng ở
nhiều nơi, khiến cho chúng khơng thể hồn tồn và công khai hành động theo ý
Trang 251.2 — Đường lối đối ngoại của Đảng
1.2.1 Đường lối đối ngoại của Đảng sau khi đất nước giành độc lập
Sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời đang đứng trước muôn vàn khó khăn đe
dọa đến sự bển vững của chính quyền Đặc biệt là sự hiện diện của khoảng 30 van quân ngoại quốc cùng những hành động chống phá ngông cuồng của chúng Song chính quyển cách mạng vẫn đứng vững, củng cố và lớn mạnh Có được điều này là
do những đóng góp không nhỏ của chính sách ngoại giao thật mềm dẻo, đúng đắn
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời và tổn tại
nhờ vào ý chí “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tỉnh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy "
Nhà nước cách mạng vừa ra đời đang đứng trước những nhiệm vụ to lớn, cấp bách: Bảo vệ thành quả cách mạng Tháng Tám mà trước hết là duy trì, củng cố chính quyền nhân dân vừa mới thành lập trên cả nước; Đối phó thành công với lực lượng Đồng Minh kéo vào nước ta để thực thi quyết định Pôtxdam, đặc biệt là chống quân đội viễn chinh Pháp kéo vào xâm lược nước ta với mưu đổ “đánh nhanh thắng nhanh”, đi đôi với trừ nội dán, chống bọn tay sai của nước ngoài gây
rối loạn xã hội; Chống nghèo đói, xây dựng nền kinh tế, tài chính mới, đẩy mạnh
sản xuất, cải thiện dân sinh để bồi đắp nhanh chóng thực lực cách mạng; Xây dựng
lực lượng vũ trang, bán vũ trang, tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện tự vệ cho toàn dân; Nâng cao dân trí, xây dựng nền giáo dục mới
Hồ Chí Minh nói, lúc này cách mạng nước ta phải tập trung vào nhiệm vụ
chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Quan trọng hàng đầu vẫn là vấn để
duy trì và củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy nội lực, đối phó với thế lực thực dân Pháp xâm
Trang 26Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ
lâm thời đưa ra lời kêu gọi nhân tài ra cứu nước Người nói : “kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc Kiến thiết cần có nhân tài
Chúng ta cần nhất bây giờ là : Kiến thiết ngoại giao
Kiến thiết kinh tế Kiến thiết quân sự
Kiến thiết giáo dục " [ 14, 99]
Bối cảnh quốc tế lúc này hết sức phức tạp, diễn biến tình hình ở Việt Nam và
Đông Dương đang chịu sự chỉ phối rất lớn của nhân tố bên ngoài Hơn thế nữa, các
thế lực quân sự lớn đang chiếm đóng ở nước ta để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội
Nhật với một mục tiêu duy nhất là tìm cách xóa chính quyền cach mang, “lap lai
trật tự” của thực dân phương Tây ở xứ này Nhìn tổng thể kinh tế, tài chính, quân
sự, tương quan lực lượng giữa ta và thế lực thù địch từ bên ngoài có sự chênh lệch
rất lớn
Chính trong thời điểm đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt dùng
hoạt động đối ngoại, công tấc ngoại giao như là một vũ khí lợi hại tấn công, kìm
chế, phân hóa thế lực thù địch, cô lập kẻ thù chính là thế lực thực dân hiếu chiến
Pháp, tìm cách đẩy nhanh Tưởng, Anh, Nhật về nước, mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước trên thế giới
Đảng ta nêu chủ trương “ thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài” Đảng xác
định “kẻ thù trước mắt của dân tộc ta là thực dân phản động Pháp” “ Mục đích của
ta lúc này là tự do, độc lập Ý chí của ta lúc này là dân chủ, hòa bình Là bạn của
Trang 27Đảng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn giữa các bên đối phương có mặt ở nước
ta, tránh trường hợp cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù và “chỉ có thực lực của
la mới quyết định được sự thắng lợi giữa ta và Đồng Minh” Đồng thời, Đảng cũng
đã chỉ ra rằng: quan hệ đối ngoại thời kỳ này phải dựa trên nguyên tắc : "thân
thiện với các nước coi trọng nền độc lập của Việt Nam”, “kiên trì chủ trương ngoại
giao với các nước theo nguyên tắc bình đẳng và tương trợ” Trong Chỉ thị Kháng chiến Kiến quốc ngày 25-11-1945 đã nhấn mạnh “Phải đặc biệt chú ý những điều
này: Một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng
minh hơn hết; Hai là muốn ngoại giao được thắng lợi phải biểu dương thực lực "
Từ quan hệ đối ngoại trên cơ sở tư tưởng tự lập, tự cường, Đảng ta đã vạch ra phương hướng quan hệ với nước ngoài: “Ta có mạnh thì họ mới chịu "đếm xỉa
đến” Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay kẻ khác, dẫu kẻ ấy có thể là bạn
đồng minh của ta vậy " (23, 244]
Tuy nhiên, để có thể giành thắng lợi thì bên cạnh việc phải tự lực, tự cường,
và thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “muốn làm cách mạng thắng
lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn bớt kẻ
thù "{16, 605], Đảng ta chủ trương mở rộng đội ngũ bạn bè gần xa, “cần phải liên lạc và tranh thủ sự giúp đỡ” của “các nước nhược tiểu, dân chúng Trung Hoa và Pháp” Đồng thời phải biết tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ, chống lại mưu đồ của Pháp định khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương và mưu đồ của một số
quân phiệt Trung Quốc định chiếm nước ta Đảng ta nhấn mạnh “mâu thuẫn giữa
hai phe Anh - Pháp và Mỹ - Tưởng về vấn để Đông Dương là một điều ta cần lợi
dung.”
Đặc biệt, trong bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945 đã
vạch rõ những ý niệm quan trọng về đối ngoại: “Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn
quan hệ với thực dân Pháp .” và khẳng định chân lý : “* tất cả các dân tộc trên thế giới đếu sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
Trang 28Việt nam độc lập trong quan hệ quốc tế Đồng thời bày tỏ thái độ của nhân dân ta đốt với những sự kiện quốc tế và khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai
Những vấn để nêu trên đã đi vào thực tiễn đấu tranh của nhân dân ta như là
một đạo lý làm cơ sở vững chắc để tạo nên trang sử mới trong quan hệ quốc tế của
Việt Nam trong những thập kỷ kế tiếp Nó trở thành tiền để, tạo ra cơ sở trí tuệ và
thực tiễn cho việc phác thảo về nội dung “ chính sách ngoại giao” của Nhà nước ta
ngày 3-10-1945
Cùng với việc xác định ngoại giao là quốc sách, là biện pháp chiến lược, Nhà
nước ta đã sớm ban hành “Chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa" Một tháng sau khi tuyên bố độc lập, ngày 3-10-1945, “ chính sách
ngoại giao” được công bố chính thức dưới dạng một văn kiện Nhà nước : “thông cáo về chính sách ngoại giao của nước cộng hòa dân chủ Việt Nam”
Chính sách ngoại giao đó được bắt nguồn từ tư tưởng lớn của “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, quyết tâm “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường
bạo “, cũng như tinh thần của kiến nghị về giải pháp đòi trao trả độc lập cho Việt
Nam từng bước trong vòng năm năm, vừa cứng rắn vừa nguyên tắc, vừa mềm dẻo
về sách lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng thời, chính sách ngoại giao mới còn dựa vào những trí tuệ lớn về đối ngoại của thời kỳ chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược, đặc biệt là Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng và Nghị quyết Đại hội quốc dân Tân Trào tháng 8-1945,
Bản thông cáo về chính sách ngoại giao là văn kiện Nhà nước đầu tiên về đối
ngoại, thể hiện cách nhìn rộng mở của Nhà nước Việt Nam thực hiện quan hệ quốc
tế kiểu mới, đối với tầm nhìn chiến lược về sự thay đổi cơ bản tính chất của quan
hệ toàn cầu, cũng như quan hệ với các nước láng giểng của Việt nam Bản thông
cáo đã để ra chính sách của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đối với bốn
loại đối tượng chủ yếu Những nội dung thông cáo để ra đã góp phẩn quan trọng
Trang 29đoạn kháng chiến, kiến quốc, đồng thời là một biện pháp kịp thời nhằm tranh thủ
các lực lượng Đồng Minh có mặt trên đất nước ta
Bản thông cáo đã nêu rõ cơ sở hoạch định “chính sách ngoại giao” là " căn cứ vào tình hình quốc tế và hiện trạng nước Việt Nam ta”, căn cứ vào "thái độ của các
liệt quốc” và "lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng” [l,
38-39|
Mục tiêu của chính sách đó là * góp phần” đưa đến sự độc lập hoàn toàn và
vĩnh viễn”; "Nước Việt Nam còn đương ở giai đoạn đấu tranh kịch liệt, tất chính
sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự đấu tranh ấy thắng lợi bằng mọi phương pháp êm dịu hay cương quyét”.[1, 39]
Thông cáo đã khẳng định cam kết sẽ cùng các nước trong Đồng Minh "xây
đắp lại nền hòa bình của thế giới." Đồng thời, thông cáo đã vạch ra chính sách cụ thể đốt với bốn đối tượng chủ yếu trong quan hệ quốc tế của nước ta lúc bấy giờ là " a) Đối với các nước Đồng Minh, Việt Nam mong muốn duy trì tình hữu nghị và
thành thật hợp tác trên cơ sơ bình đẳng và tương trợ, để xây dựng nền hòa bình thế
giới lâu dài
b) Đối với Pháp, chính sách là : bảo vệ tính mạng và tài sản của kiểu dân
Pháp đúng theo luật quốc tế miễn là họ yên ổn sinh sống và tôn trọng luật pháp,
chủ quyển và nền độc lập của Việt Nam Nhưng kiên quyết chống bọn thực dân
Pháp đang chuẩn bị và bắt đầu chiến tranh xâm lược ; đối với nước Pháp, Việt Nam
muốn xây dựng quan hệ hữu nghị dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyển lợi
của nhau
c) Việt Nam sẵn sàng thất chặt mối thân thiện với các dân tộc nhược tiểu và
hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng để giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, duy trì và củng
cố độc lập dân tộc
d) Đặc biệt đối với nhân dân Khơme và Lào, Việt Nam đặt quan hệ dựa trên
Trang 30lẽ di nhiên phải cùng nhau đấu tranh để cởi ách đô hộ đó, giúp đỡ lẫn nhau giành
lại và duy trì nên độc lập của mình Hơn nữa Khơme, Lào và Việt Nam có quan hệ
kinh tế chặt chẽ, ba nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc kiến thiết và cùng nhau tiến lên trên con đường tiến bộ ”
Vì tầm quan trọng và tính cấp thiết của thông cáo, ngày 6-10-1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã gặp giới báo chí trong và ngoài nước để làm rõ thêm chính sách đối với Mỹ, Trung Hoa và Pháp, thể hiện sách lược tranh thủ Mỹ, hòa hoãn với
Trung Hoa và đòi Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam, đồng thời gợi mở khả năng thỏa hiệp để giải quyết xung đột về lợi ích khác nhau của hai bên Trong báo Cứu quốc ngày 8-10-1945 Người nói: “Với Pháp rất đơn giảm là chính phủ Pháp buộc phải công nhận nên độc lập của nước ta Được thế, về vấn để khác cũng có thể giải quyết rất dễ dàng "
Chính sách ngoai giao của Nhà nước ta mặc dù được cơng bố trong hồn cảnh
hết sức phức tạp và tế nhị, nhưng nó đã thể hiện được tính cơ bản, tính toàn diện và tính thực tiễn Chính sách ngoại giao này đã góp phần quan trọng vào việc định
hướng về tư tưởng, nội dung và sách lược của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
của Đảng và Nhà nước ta trong những năm sau này
Vận dụng sáng tạo chính sách ngoại giao ngày 3-10-1945, Đảng và Nhà nước
ta đã chủ động thực hiện những biện pháp linh hoạt, có nguyên tắc trong việc đón
tiếp các lực lượng Đồng Minh vào nước ta, duy trì quan hệ với phái bộ Mỹ đến nước ta sau chiến tranh, tranh thủ mọi lực lượng trung gian, kiểm chế và cô lập thế
lực thực dân Pháp khi chúng vừa mới quay trở lại Việt Nam; đi đến thỏa thuận
ngừng bắn cục bộ Anh - Pháp — Việt ở Nam Bộ (từ ngày 3 -> 8-10-1945), tạo thời
gian ngừng chiến tạm thời để ta chuẩn bị lực lượng ở phía Nam Thiết lập mối
quan hệ kiểu mới với các nước láng giểng Campuchia và Lào trên cơ sở khơi dậy
Trang 31Hơn thế nữa, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chủ động thực thi một chính
sách ngoại giao mở, tăng cường tiếp cận với lực lượng dân chủ yêu hòa bình,
chuồng công lý đang chống lại chính sách cường quyển áp đặt của các nước lớn
Trong lời kêu gọi gửi Liên hiệp quốc cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong
muốn hòa bình Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc và độc lập cho đất
nước Đồng thời trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tranh thủ những nguyên tắc dưới đây :
"1, Đối với Lào và Miên, Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và
bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có
chủ quyền
2 Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực, đành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình, sắn
sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá
cảnh quốc tế, chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế .”{15, 469-
470]
Bên cạnh việc đưa ra chính sách ngoại giao chung trên cả nước thì đối với từng đối tượng cụ thể, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có những sách lược riêng phù hợp với tình hình
1.2.2 Sách lược của Đảng ta đối với các nước 1.2.2.1 Hòa hỗn với Tưởng:
Trong hồn cảnh phải đấu tranh với nhiều đối thủ mạnh, mà trong hàng ngũ của chúng lại có những mâu thì lợi dụng mâu thuẫn là một vấn để có ý nghĩa chiến
lược đối với cách mạng 10-11-9-1948 Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng cộng sản
Trang 32Pháp ĐÐơgôn mưu mô chiếm lại Đông Dương, phải tranh thủ Mỹ công nhận nền độc
lập hoàn toàn của Việt Nam và “giao hòa với chúng ta” ; Đối với Tưởng Giới
Thạch “nên tránh xung đột quân sự mà chỉ xung đột bằng chính trị”; * thái độ trung lập của Nhật có lợi cho ta họ hoàn toàn thay đổi thái độ với chúng ta, họ không
còn là kẻ thù nữa nên chúng ta càng phải biết lợi dụng họ để có lợi cho ta” Như
vậy, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương là điều mà Nghị quyết của hội
nghị nhấn mạnh
Ngay từ 9-40, Chính phủ của Tưởng đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch “Hoa quân
nhập Việt" Tưởng Giới Thạch đã cho chuẩn bị một lực lượng tay sai để khi đưa
quân vào Việt Nam sẽ dùng bọn này lập chính quyền thân Tưởng Ngoài ra, quân
đội của Tưởng vào Việt Nam còn mục đích tiêu diệt Đảng Cộng sản và phá tan
Việt Minh
Chiến tranh vừa kết thúc, Tưởng đã ổ tạt đưa quân vào Việt Nam Với gần 20
vạn quân và bọn tay sai mà Tưởng đưa vào nước ta rõ ràng không chỉ để tước vũ
khí của ba vạn hàng binh Nhật Mặc dù bên ngồi Tưởng tun bố “khơng hể có
tham vọng lãnh thổ Việt Nam", nhưng mưu đổ bên trong đã được Đảng ta nhận
định: chúng vào với âm mưu: “tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản
động Việt Nam đánh đổ chính quyển nhân dân, để thành lập một chính phủ phản
động làm tay sai cho chúng” [14, 161-162]
Xuất phát từ tình hình cụ thể đó là thế hợp pháp của quân Tưởng khi vào nước
ta, từ tương quan cả thế và lực chưa có lợi cho ta Hơn nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dự đoán Mỹ - Tưởng sẽ nhân nhượng với Anh ~ Pháp, nhường Đông Dương cho Pháp Như vậy khả năng quân Tưởng ở miền Bắc nước ta cũng không lâu dài được
như chúng mong muốn ; nếu xung đột với chúng sẽ làm cho tình hình thêm rối ren,
ta sẽ bị đẩy vào thế cùng lúc đương đầu với cả Pháp và Tưởng, rất nguy hiểm cho
chính quyền cách mạng Ngoài ra, còn những lý do khác về phương diện quốc tế Chính phủ Trùng Khánh trong chiến tranh được Liên Xô giúp đỡ kháng Nhật ; đến
Trang 33biên giới phía Đông Thêm nữa, cuộc hợp tác Quốc - Cộng ở trung quốc chưa tan
vỡ hẳn, tuyên bố công khai của Tưởng cũng như của Mỹ - ủng hộ độc lập của các dân tộc — lA khả năng mà ta vẫn cần khai thác
Từ những nhận định trên, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện”, thực hiện hòa hoãn với các sách lược mềm mỏng và bình tĩnh, Trước tình hình đất nước ta như vậy thì việc hòa hoãn với quân Tưởng và bọn
tay sai là một chủ trương đúng đắn và sáng suốt Nhưng để thực hiện được hòa
hoãn trong khi quân Tưởng sắp sẵn mưu đồ đen tối có lực lượng lớn, lại đem theo bọn tay sai Việt Quốc, Việc Cách đẩy tham vọng, thật sự là vấn để vô cùng khó khăn, phức tạp Đây quả là vấn để nghệ thuật tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta trong đối sách với kẻ thù trực tiếp nguy hiểm Với sự hiểu biết, đánh giá
đúng nội bộ các tướng lĩnh của quân Tưởng Giới Thạch, bằng những biện pháp vừa
kiên quyết, vừa mềm mỏng đã buộc quân Tưởng phải giao thiệp với chúng ta ngay từ đầu Để đạt được sự hòa hoãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có những nhận định để ngăn chặn âm mưu khiêu khích phá hoại của quân Tưởng và
các đảng phái tay sai Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương châm đối phó với
quân Tưởng : “chính sách của ta hiện nay phải là chính sách câu tiễn Nhưng nhẫn
nhục không phải là khuất phục "{2, 47] Trong cuộc họp với các Bí thư tỉnh ủy cuối năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ hơn về chính sách này: "quân đội Tưởng Giới Thạch sang đây không phải để giúp chúng ta giành độc lập, chúng có
mưu đồ riêng của chúng, nhưng về sách lược bên ngoài ta vẫn phải nói cảm ơn, ta
phải dùng sách lược Việt Vương Câu Tiễn mới được phải “dễ nhu chế cương” {2,
48]
Sách lược hòa hoãn với quân Tưởng được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, chính trị, quân sự, đặc biệt là trên lĩnh vực
ngoại giao
Ngay khi quân Tưởng vào miễn Bắc giải giáp quân đội Nhật, để biểu dương
Trang 34dân chúng xuống đường để đón quân Tưởng với các khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện”, “Kiên quyết ủng hộ Hồ Chí Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, "Kiên
quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược"
Đầu tháng 10-1945, Hà Ứng Khâm, Tổng tham mưu trưởng của quân Tưởng,
đến Hà Nội cũng được hàng vạn quần chúng xuống đường diễểu hành với đội ngũ
chỉnh tỂ, cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ rợp trời, đã hô vang các khẩu hiệu : “Ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, “Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí
Minh” để *đón tiếp ”
Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân ủng hộ và bảo vệ nền độc lập
tự do, Chính phủ và Hồ Chí Minh đã đấu tranh hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng
về kinh tế và chính trị, tránh mọi hành động khiêu khích xung đột, khéo léo giải quyết những xung đột đã xảy ra theo sách lược : “biến xung đột to thành xung đột
nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột”
Về kinh tế tài chính, mặc dù nạn đói vẫn còn hoành hành nhưng Chính phủ ta
buộc phải cung cấp lương thực cho quân Tưởng, lo nơi ăn chốn ở cho chúng và
chấp nhận cho quân Tưởng tiêu giấy bạc “quan kim", “quốc tệ " ở miền Bắc
Về chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, bàn bạc và thương lượng với tướng Tiêu Văn để giải quyết các vấn để chính trị có quan hệ với quân Tưởng và
các phái đối lập Việt Quốc, Việt Cách
Nhân nhượng thứ nhất về chính trị là, lúc bấy giờ bọn đế quốc lấy cớ Chủ tịch Hồ Chí Minh là cộng sản, Việt Minh là cộng sản, cộng sản giữ chính quyền, đàn áp
các đẳng phái khác, từ đó chúng đòi chủ tịch Hổ Chí Minh phải từ chức Đây là
một tình thế hết sức cấp bách Sau khi xem xét tình hình, ngày 11-11-1945, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo, Đảng Cộng sản
Trang 35Việc Đảng ta tuyên bố tự giải tán là do hoàn cảnh quốc tế và trong nước đang
khó khăn bất lợi cho sự sống còn của Đảng, cho sự tổn tại của cách mạng, cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, trong lúc đó trực tiếp và nguy hiểm nhất là do sức ép
của kẻ thù Đảng không hể từ bỏ sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng mà dân tộc
và giai cấp đã giao phó Thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật để bảo dam sy
lãnh đạo Đương nhiên, hoạt động bí mật sẽ gặp khó khăn trở ngại, hạn chế tới
việc lãnh đạo các chính quyền, đoàn thể và việc củng cố Đảng tổ chức Đảng, phát
triển đẳng viên của Đảng Nhưng thực chất đây là sách lược nhân nhượng mềm
dẻo, có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt tới mục tiêu căn bản của cách mạng là giữ gìn
sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyển cách mạng để đi tới độc lập, thống
nhất hoàn toàn cho dân tộc Trong Thông cáo của Đảng đã nêu rõ : “Lúc này chính
là cơ hội ngàn năm có một cho nước Việt Nam giành quyền độc lập” Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng nói rõ về chủ trương này của Đảng ta : “đứng trước tình hình gay go
và cấp bách ấy, Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển để
lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn, và để có thời gian củng cố dân lực lượng của chính quyền và nhân dân, củng cố mặt trận dân tộc thống nhất ", “Lúc đó Đảng không thể do dự Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp dù là phương pháp đau đớn, để cứu vãn tình thế”
Nhân nhượng thứ hai về chính trị là việc chúng ta chấp nhận cho bọn tay sai
của Tưởng tham gia vào chính quyền nhà nước
Phân tích tình hình bọn Việt Quốc, Việt Cách lúc bấy giờ, nhất là trước thái độ ngang ngược của bọn tay sai, chúng cố tình cự tuyệt thương lượng hòa hoãn với
chính quyển cách mạng, thậm chí còn đặt ra những điều gây phức tạp thêm cho thương lượng hòng phá các cuộc thương lượng hay ít nhất là trì hoãn bằng được việc hòa hoãn với ta Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Mặt trận Việt Minh một mặt cương quyết lên án và không chấp nhận những yêu sách ngang ngược của
Trang 36Cuộc đấu tranh giữa ta với quân Tưởng và bọn tay sai về Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội và thành lập Chính phủ Liên hiệp là vấn để hết sức phức tạp Bọn Việt
Quốc, Việt Cách biết rằng chúng sẽ không có một chút hy vọng trúng cử trong
cuộc bầu cử bình đẳng để bầu ra Quốc hội Vì thế, lúc đầu bọn chúng phản đối Tổng tuyển cử và việc thành lập ra chính phủ Liên hiệp Nhưng rồi do ta thương
lượng và đặc biệt là do sức ép của dư luận, cuối cùng chúng phải đồng ý Tuy
nhiên, chúng đã đưa ra các điều kiện gây thêm khó khăn phức tạp cho ta như :
- Một phần ba đại biểu Quốc hội là của Việt Quốc
- Một phần ba khác là những người không thuộc đảng phái nào
- Trong Chính phủ Liên hiệp chúng đòi nắm bảy Bộ trưởng
Ngày 3-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, Người vừa thuyết phục vừa vạch mặt bọn chúng : “ chúng ta, người
cách mạng, đều biết hy sinh tư ý mà tôn trọng công ý của nhân dân, mà đặt lợi ích
din tộc lên các đảng phái, thế thì quyết không cho chúng ta được làm và làm lung lay tiền đổ của quốc gia " [2, 57] Còn về việc tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời những người trong Việt Quốc, Việt Cách tham gia Tổng tuyển cử ở các nơi
Sau nhiều cuộc điểu đình, ngày 25-12-1945 đại diện của Việt Minh là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đại diện của Việt Quốc, Việt Cách là Nguyễn Hải Thần, và Vũ
Hồng Khanh đã cùng ký văn bản "biện pháp hợp tác” Theo đó, thay mặt cho Mặt
trận Việt Minh, Chủ tịch Hỗ Chí Minh đồng ý vấn để cải tổ Chính phủ lâm thời
Chính phủ Liên hiệp lâm thời trước khi bầu cử Quốc hội, để đưa ra hai người của
hai tổ chức Việt Quốc, Việt Cách tham gia Chính phủ Và chấp nhận giành cho
Việt Quốc 50 ghế, Việt Cách 20 ghế trong Quốc hội mà không thông qua bầu cử Ngày 24-12-1945, Chủ tịch Hổ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng
Khanh ký văn bản “Đoàn kết”, quy định dùng biện pháp thương lượng hòa bình để
Trang 37Ngày 25-12-1945, lại ký Văn bản quy định thể thức thành lập Chính phủ chính
thức sau khi Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
Tuy đã ký nhiêu thỏa thuận như vậy nhưng Tưởng và tay sai vẫn gây nhiều
khó khăn cản trở Tổng tuyển cử Song cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã diễn
ra thành công tốt đẹp Với 89% số lượng cử tri đi bỏ phiếu, nhân dân cả nước đã
bầu 333 đại biểu vào Quốc hội Tiếp đó Quốc hội đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch Thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để nghị mở rộng 70 ghế trong Quốc hội cho các đại biểu của Việt Quốc, Việt Cách
Đạt được mục đích, Tưởng và tay sai những tưởng rằng đây là thời cơ tốt để
qua đó mà chúng có thể thực hiện được mục đích chiếm lấy chính quyền mà không
cần dùng tới vũ lực hoặc chí ít cũng không để cho Chính phủ Liên hiệp khoảng
cách hoạt động theo đường lối, chủ trương của Việt Minh, của Cộng sản Thế nhưng âm mưu đó của chúng đã thất bại Bởi lẽ, quyển lực thật sự vẫn thuộc về nhân dân, thuộc về phía cách mạng Đây cũng là một nghệ thuật trong đấu tranh hòa hoãn về sự nhân nhượng có nguyên tắc của Đảng và Chủ tịch Hỗ Chí Minh
trong những năm 1945 - 1946
Bên cạnh những nhân nhượng, để đạt được hòa hoãn, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiễu lần gửi thư cho Thống chế Tưởng Giới Thạch, khẳng định tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, nền độc lập của nhân dân Việt Nam dù thông qua đàm phán hay thông qua chiến
tranh đều cần sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc
Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ ta trong việc giao thiệp với Trung Hoa, cũng như với Pháp, cần xuất phát từ một nguyên tắc là không nhân nhượng về vấn để độc lập của Việt Nam Nhằm kiểm chế bớt sự can
Trang 38Đồng thời Việt Nam cũng khai thác những tuyên bố của các nhà lãnh đạo hoặc
tướng lĩnh của Tưởng về độc lập của Việt Nam, như việc Tưởng Giới Thạch tuyên
bố quân đội Trung Quốc vào Việt Nam “không hể có dã tâm gì về lãnh thổ Rất
hy vọng Việt Nam sẽ được tự trị để dẫn dân đi tới độc lập "
Đẳng ta đã triển khai các hoạt động tăng cường tình hữu nghị, thân thiện với nhân dân Trung Quốc và với binh lính Tưởng ở Việt Nam Nhiều lần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào, thanh niên Việt Nam nhắc nhở việc thực hiện
chính sách “Việt - Hoa thân thiện ", bảo vệ Hoa kiểu, ngăn ngừa những âm mưu ly gián, gây xích mích giữa người Việt và người Hoa, "phải tìm mọi phương pháp để
gây nên phong trào Hoa - Việt thành hợp tác” Người còn chỉ thị cho cán bộ làm công tác ngoại giao có sách lược thích hợp, tranh thủ cả những sĩ quan cấp dưới có
liên hệ với các tướng lĩnh của Tưởng để giải quyết các công việc cụ thể Bên canh
đó, Đảng có còn biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ của Tưởng, cũng như những mâu thuẫn trong quân đội Đồng Minh để đưa ra những sách lược thích hợp
Ngày 28-2-I946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết Và ngày 6-3-1946, Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp cũng được ký đã kết thúc vai trò của lực lượng Tưởng Giới
Thạch tại Đông Dương về mặt pháp lý theo quy định của Hội nghị Potxđam Từ
đây, chính sách hòa hoãn với Tưởng của Đảng cũng được điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình mới Lúc này cẩn tạo điều kiện cho quan đội Tưởng rút nhanh về
nước Và chính quyền cách mạng cần giữ ổn định vùng biên giới phía Bắc Ngày 8-
3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghiêm lệnh, quy định toàn thể nhân dân, quân
đội Việt Nam phải "giúp quân đội Trung Hoa trong lúc thoái triệt”, nếu "vi phạm
tính mạng, tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị” Phần lớn các nhóm
Việt Quốc, Việt Cách cũng theo quân Tưởng về Trung Quốc Đến 9-1946, quân
Tưởng đã rút hết khỏi Việt Nam
Như vậy chủ trương và những hoạt động ngoại giao trực tiếp của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các tướng lĩnh của quân Tưởng, cùng với sự chỉ đạo cụ
Trang 39nghĩa rất lớn Một mặt, đã củng cố thêm vị thế chủ nhân đất nước của Chính phủ Việt Nam Mặt khác, đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Tưởng với Pháp Cùng với việc tranh thủ Mỹ, sự hòa hoãn với Tưởng đã tạo điều kiện cho chính quyền cách mạng tập trung mũi nhọn vào kẻ thủ chính là thực dân Pháp xâm lược
1.2.2.2 Sách lược hòa với thực dân Pháp
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta còn đang sống trong niềm hạnh phúc của độc lập thì thực dân Pháp đã theo đuôi quân Anh trở lại nước ta và
gây hấn ở nhiều nơi Ngày 23-9-1945, quân đội Pháp đã chiếm Nam Bộ, từ đó tiến ra Nam Trung Bộ Song, để có thể đưa quân ra Bắc, thực dân Pháp đã tiến hành hai hoạt động ngoại giao : ký kết với chính quyển Tưởng Giới Thạch một thỏa hiệp về việc thay thế quân Tưởng, và buộc phải thương lượng để ký một hiệp định với
Chính phủ Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm việc thay quân này được thuận lợi
Về đặc điểm tình hình lúc này cũng có nhiều thay đổi:
Ở trong nước : Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, luôn luôn
còn non yếu, yêu cầu có điểu kiện hòa bình càng trở nên quan trọng để xây dựng
nền móng của chế độ mới, củng cố và phát triển lực lượng Miền Nam, tuy đã bước
đầu kìm được chân Pháp tại các đô thị, song lực lượng kháng chiến ta cũng gặp
nhiều khó khăn Miễn Bắc, mặc dù hòa hoãn với quân Tưởng nhưng chính quyền
cách mạng vẫn thường xuyên phải đối phó với những hành động khiêu khích của họ và bọn tay sai Tưởng và luôn rình rập sẩn sàng lợi dụng cơ hội, chớp lấy những
sơ hở của ta để lấy cớ đòi lật đổ chính quyền hoặc ép Chính phủ ta phải nhận
những yêu sách của họ
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán về khả năng Mỹ -
Tưởng thỏa thuận cho Pháp trở lại miền bắc Đông Dương càng cho thấy vấn dé
chống Pháp không đơn giản và không thé chỉ giải quyết trong phạm vi quan hệ
Trang 40Hoàn cảnh quốc tế, lúc này cũng chưa thuận lợi cho việc bùng nổ một cuộc
kháng chiến giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn chưa được một nước nào công nhận, với nước Pháp sau chiến tranh đang được cả Mỹ lôi kéo và Liên Xô
tranh thủ, do đó một không gian hòa bình lúc này rất quan trọng để ta củng cố lực
lượng Tình hình chính trị nước Pháp cũng ngày càng bất lợi cho Đơgôn Cuộc bầu
cử Quốc hội tháng I1-1945 đã đưa phái Đơgôn vào thế đối lập Đơgôn từ chức,
Phêtích Goanh lên thay và một số đảng viên Đảng Cộng sản đã có mặt trong chính
quyền Chính sách dùng vũ lực tái chiếm Đông Dương đứng trước thách thức lớn
trong nội tình nước Pháp cũng như trong quan hệ với các nước phương Tây Mỹ,
Anh và ở một mức độ nào đó là Tưởng Giới Thạch lúc này tỏ ra ngần ngại với việc pháp quyết tâm dùng vũ lực để đối phó với Việt Nam dân chủ cộng hòa, áp đặt lại
ách thống trị thực dân đối với Đông Dương, đơn phương điều chỉnh quân đội của
hội nghị Pôtxdam về Đông Dương một cách có lợi nhất cho Pháp - vốn không phù
hợp với ý đổ chiến thuật của Mỹ, Tưởng và Anh về lĩnh vực này
Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ từ tháng 9-1945 đã cho
Pháp thấy rõ là không thể bình định được xứ thuộc địa này một cách nhanh chóng
theo ý muốn Hơn nữa, Pháp không chỉ muốn Nam Bộ, mà việc xâm chiếm miền
Bắc cũng có ý nghĩa rất quan trọng Xanhtơni trong cuốn “Đối diện Hồ Chí Minh”
đã viết : “Thật không có mảy may hy vọng nào khôi phục được bá quyền của Pháp
ở Đông Dương nếu như chúng ta chưa thật sự trở lại làm chủ Hà Nội - thủ đô hành chính, văn hóa - của Liên bang Đông Dương, thần kinh của Trung ương của cái bán đảo bướng bỉnh này” Hay đô đốc Đacgiăngiliơ, trong bức thư gửi Đơgôn ngày
2-1-1946 cing nhấn mạnh : “Hà Nội là trung tâm thực thi chủ quyền của Pháp”
Mặc dù nhận định tình hình như vậy, nhưng Pháp lại không có khả năng dốc
một lực lượng đủ sức đè bẹp cuộc kháng chiến giữa nhân dân Việt Nam để mở
rộng xâm lược ra miễn Bắc Do đó, việc tiếp xúc giữa Pháp với đại diện của Chính phủ Việt Nam đã được bắt đầu để tìm kiếm một sự hòa hoãn Như vậy, cả Việt