không gian thì vẫn còn sự hạn chế, trừ những loại hình nhà hàng khách sạn lâu đời các công trình to lớn nổi tiếng đươc các thế hệ trước xây dựng.. Hướng tới không gian sang trọng lại gần
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT
LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN PARK
HYATT SAIGON
Giáo viên hướng dẫn: CÔ NGUYỄN THỊ MỸ HÒA
Sinh viên thực hiện: DƯƠNG NGUYỄN THANH TRÚC
Lớp: 12DNT05 MSSV: 1211120402
Trang 2MỤC LỤC PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1.3 Đặc điểm, nhiệm vụ và vại trò của khách sạn
2.2 Các loại hình, phân loại các khách sạn
2.2.1 Các loại hình khách sạn
2.2.2 Phân loại các khách sạn
2.3 Tiêu chuẩn xếp loại khách sạn
2.3.1 Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn trên các quốc gia
2.3.2 Quy mô các loại khách sạn
2.4 Các xu hướng thiết kế hiện nay
2.4.1 Thiết kế nội thất khách sạn cổ điển, bảo tồn văn hóa, không gian xanh
2.4.2 Thiết kế nội thất khách sạn theo phong cách văn hóa bản địa 2.5 Phân loại không gian cơ bản trong khách sạn
Trang 32.5.1 Phân khu chức năng trong khách sạn
2.5.2 Quầy tiếp tân, sảnh đón
2.7 Thương hiệu và nhận diện thương hiệu
2.7.1 Giới thiệu thương hiệu Park Hyatt
2.7.2 Các khách sạn Park Hyatt trên Thế giới
PHẦN III : GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ PHÂN TÍCH HỒ SƠ KIẾN TRÚC
3.1 Phân tích đánh giá điều kiện, bối cảnh đề tài
3.1.1 Giới thiệu chung
3.1.2 Vị trí và điều kiện tự nhiên
3.1.3 Đặc điểm tổng quan
3.2 Phân tích hồ sơ kiến trúc hiện trạng
3.2.1 Tổng quan hồ sơ kiến trúc hiện trạng
3.2.2 Địa điểm, vị trí địa lí
3.2.3 Ưu nhược điểm kiến trúc
3.2.4 Đề xuất cải tạo
3.3 Hồ sơ kiến trúc hiện trạng
Trang 4PHẦN IV : XÂY DỰNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
4.1 Đối tượng sử dụng
4.2 Mục đích sử dụng
4.3 Mặt bằng phân khu chức năng
4.4 Các không gian chức năng chọn điển hình
4.4.1 Sảnh tiếp tân và Lounge
5.1.2 Phong cách và ngôn ngữ thiết kế
5.1.3 Hình khối, đường nét thiết kế
5.1.4 Màu sắc thiết kế
5.1.5 Vật liệu thiết kế
5.1.6 Thiết kế ánh sáng
5.2 Ý tưởng cho từng không gian
5.2.1 Sảnh tiếp tân và Lounge
Trang 55.2.2 Nhà hàng
5.2.3 Phòng ngủ Standard
5.2.4 Phòng ngủ President Suit 5.2.5 Spa
PHẦN VI : KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHẦN NỘI DUNG PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU
Thông tin chung về đề tài
Tên đồ án: THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN PARK HYATT
và mang tính đột phá trong tư duy thiết kế
Qua bộ phim Bedtime stories (2008) do Adam Sandler thủ vai chính đã khiến tôi
có cái nhìn cần thiết và mới mẻ hơn về khách sạn, Một số nơi cố gắng biến khách sạn của mình càng giống một mái nhà càng tốt, nhưng họ đã bỏ qua một điểm máu chốt “ Nếu các bạn muốn ở một nơi giống ở nhà mình, vậy tại sao không ở nhà cho rồi ?” Khách hàng của chúng ta nên cần được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ vừa là nơi nghỉ dưỡng gặp mặt hoặc cũng có thể là nơi khám phá và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp văn hóa dân tộc Đó cũng chính là lí do và mục đích tôi muốn áp dụng mô hình khách sạn vào trong bài đồ án tốt nghiệp của mình
Trang 7không gian thì vẫn còn sự hạn chế, trừ những loại hình nhà hàng khách sạn lâu đời các công trình to lớn nổi tiếng đươc các thế hệ trước xây dựng
Hướng tới không gian sang trọng lại gần gũi với các công trình kiến trúc lâu đời tôi muốn tạo ra một không gian vừa kết hợp với sự cổ điển lẫn sự hiên đại trong đó nhằm giữ gìn những cái đẹp lại vừa mang lại sự tiện nghi lẫn sự thích thú cho khách hàng khi họ được đặt chân tới khách sạn
Vừa nâng cao tầm quan trọng của khách sạn vừa đáp ứng được các tiêu chí về : đẹp, bền vững, bảo tồn và mang lại môi trường thân thiện hòa hợp với thiên nhiên
Không chỉ là môt nơi ở hoàn hảo mà còn cho họ được khám phá nhiều dịch vụ
và vẻ đẹp qua từng ngày họ trải nghiệm tại không gian khách sạn này
3 Phương pháp nghiên cứu
Gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được trình bày theo trình tự các bước sau:
1 Thu thập mọi tư liệu liên quan đến đề tài Khách sạn Thông qua internet, sách vở, khảo sát công trình thực tế hoặc từ kiến thức và kinh nghiệm của giảng viên
2 Phân tích hiện trạng công trình
3 Tổng hợp các kiến thức ( phương pháp liên ngành, phương pháp điều tra phỏng vấn…)
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu sẽ được trình bày theo trình tự sau:
Các khái niệm xoay quanh chủ đề khách sạn đều có mối liên kết chặt chẽ đến nội dung thiết kế Phạm vi nghiên cứu sẽ được trình bày theo trình tự sau:
Trang 8 Hình thức Khách sạn: Khách sạn Park Hyatt Saigon
Địa điểm xây dựng: 2 Lam Son Square, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đối tượng khách hàng : khách vãng lai, khách du lịch trong và ngoài nước,đối tác làm ăn
• Đối tượng nghiên cứu :
Trong suốt quá trình nghiên cứu từ việc tìm hiểu những khái niệm chung đến thực hiện ý tưởng thiết kế, ba chủ thể chính sau đây sẽ được tập trung làm rõ: Khách sạn; Thương hiệu Park Hyatt và vẻ đẹp văn hóa; Tính mới về công năng, thẩm mĩ
Chủ thể “Khách sạn” ở đây là các khái niệm về khách sạn nói chung
và những vấn đề liên quan về khách sạn, trọng tâm của chủ thể này được nhấn mạnh ở các mục “Tổng quan về khách sạn” và “Các loại hình khách sạn”
Chủ thể “Thương hiệu Park Hyatt và vẻ đẹp văn hóa” là về nhận diện thương hiệu và nêu rõ về các vẻ đẹp văn hóa được dùng trong khách sạn
Chủ thể “Tính mới về công năng, thẩm mĩ” là về những giá trị công năng và thẩm mĩ mà đề tài thực nghiệm sẽ mang lại sau khi được đúc kết từ việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp thiết kế
Những không gian thực nghiệm được lựa chọn để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đồ án: Khu vực tiếp tân, sảnh chính, nhà hàng, phòng ngủ
5 Ý tưởng thiết kế
Trang 9Lấy cảm hứng từ sự giao thoa bản sắc của Sài Gòn theo từng giai đoạn thời gian lịch sử
Những năm cuối thế kỷ 19, đầu 20, Sự cạnh tranh của Anh, Pháp trong việc
“khai hóa” các nước thuộc địa là một trong những lí do khiến Pháp biến Sài Gòn trở thành “Hòn ngọc biển Đông” Đây được xem là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí để cạnh tranh với Singapore của người Anh
Giai đoạn này, Sài Gòn từ thành phố hoang vu, được gọi là thị trấn giữa rừng (Prei Nokor) đã được người Pháp đầu tư xây dựng bài bản nhất so với các thành phố khác trong khu vực Từ đây, một phong cách kiến trúc, nội thất mới được hình thành ở Sài Gòn như một bản giao hưởng giữa nền kiến trúc Pháp và
sự bình dị mộc mạc của bản sắc Việt Nam
Trang 10Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chất lượng
và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi
Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngành khách sạn
Trang 11Nhắc đến ngành khách sạn, không ít người trong chúng ta nghĩ rằng đây
là nhóm ngành mới xuất hiện và phát triển trong thời gian gần đây Tuy nhiên, lịch sử ghi nhận ngành khách sạn đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVI TCN – khi hoạt động thương mại, du lịch phát triển và nhu cầu ăn ở - giải trí của con người, đặc biệt là giới thương nhân ngày càng cao
Giai đoạn mới xuất hiện, các dịch vụ này vẫn còn ở mức sơ khai, nghèo nàn và thiếu chuyên nghiệp Qua thời gian, ngành khách sạn dần dần phát triển
và hoàn thiện Năm 1790, cuộc cách mạng công nghiệp Anh nổ ra đã đem đến nhiều ý tưởng kinh doanh mới cho ngành khách sạn
Năm 1794, khách sạn đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại New York (Mỹ) với quy mô 73 phòng
Năm 1800, Mỹ là nước đi đầu thế giới trong ngành khách sạn – nhà hàng với khả năng phát triển ngành dịch vụ khách sạn một cách có hệ thống
Năm 1829, khách sạn Tremont House Boston (Mỹ) được xây dựng với quy mô
170 phòng – trở thành khách sạn lớn nhất
và hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ Năm 1908, khách sạn Buffalo Statler được xây dựng với nhiều cải tiến vượt bậc: được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, có gương lớn để khách soi toàn thân, lắp công tắc đèn ở cửa ra vào, khách hàng được phục
vụ báo miễn phí hàng ngày, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản… Chính vì điều này mà Buffalo Statler trở thành khách sạn kiểu mẫu thời điểm đó
Năm 1930, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra khiến ngành khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt khách sạn rơi vào tình trạng vắng khách, 85% khách sạn được đem ra cầm cố hoặc bán rẻ để sử dụng cho mục đích khác
Hình 5: Khách sạn Tremont House
Boston [nguồn internet]
Trang 12Giai đoạn 1950 – 1960, ngành khách sạn bước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng với công suất phòng bình quân đạt 90%/ năm
Từ năm 1960 đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt
là sự phổ biến của phương tiện hàng không đã giúp ngành khách sạn – du lịch ngày càng có nhiều bước đột phá mới
Lịch sử phát triển ngành khách sạn Việt Nam
Năm 1880, Continental là khách sạn đầu tiên của Việt Nam được xây dựng hoàn thành tại Sài Gòn Tiếp đến, năm 1925 – khách sạn Majestic, năm 1930 – khách sạn Grand Những khách sạn tại Sài Gòn được xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu là để phục vụ nhu cầu ăn ở - giải trí của bộ phận quan chức chứ chưa quảng bá rộng rãi mời gọi khách nước ngoài
Tại Hà Nội, vào năm 1901, Sofitel Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên được
xây dựng bởi 2 nhà đầu tư người Pháp Khách sạn còn có 1 hầm tránh bom mới được phát hiện vào năm
2012
Thời kỳ 1930 – 1945, du lịch nội địa Việt bắt đầu phát triển Một số nhà nghỉ, khách sạn nhỏ được xây dựng ở
Hạ Long, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên… Trong khi đó, tại Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt… một số
Hình 5: Hầm tránh bom của khách sạn Sofitel
Metropole Hà Nội [nguồn internet]
Trang 13trung tâm nghỉ dưỡng được mọc lên Tuy nhiên, đối tượng phục vụ chính chỉ là thiểu số cho tầng lớp trung lưu và thượng lưu
Do ảnh hưởng của chiến tranh nên một khoảng thời gian sau đó, du lịch Việt Nam bị đình trệ Tại Sài Gòn, do nhu cầu lưu trú của phóng viên nước ngoài đến nước ta làm phóng sự và quân đội Mỹ nên có một số khách sạn được xây dựng: Đồng Khánh, Bát Đạt, Rex, Palace, Caravelle…
Sau này, khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, chính sách mở cửa nền kinh
tế đã thu hút các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam Nhiều khách sạn lớn được xây dựng: Saigon Prince, Sheraton, Renaissance Riverside… với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng phong cách quản lý chuyên nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú của đa số khách nước ngoài Đặc biệt từ năm 2003, khi Việt Nam chế ngự thành công đại dịch SARS, cùng với yếu tố tình hình chính trị - xã hội ổn định đã giúp nước ta được du khách quốc tế đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới Bên cạnh
đó, cùng với việc sở hữu tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp là những lý do chính thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn Trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, hệ thống cơ sở lưu trú của nước ta đã
có bước đột phá mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng, góp phần quan trọng vào
việc thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển Nếu như tổng kết năm 1998, cả
nước chỉ mới có 2.510 cơ sở lưu trú thì đến hết năm 2017, con số này đã lên đến 25.000 cơ sở với hơn 500.000 buồng, trong đó có 116 khách sạn, resort đạt chuẩn
5 sao Đặc biệt, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã 4 lần liên tiếp
được vinh danh là “Khu nghĩ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới” tại lễ trao giải World Travel Awards – giải thưởng được ví như “Oscar ngành du lịch”
2.1.3 Đặc điểm, vai trò của nhà hàng
Đặc điểm của khách sạn là sản phẩm của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đến nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ, chỉ có thể “ sản xuất và tiêu dung ngay tại chỗ “ đó chính là đặc thù của khách sạn
Trang 14Một điều nửa là vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn quyết định quan trọng đến kinh doanh khách sạn Vị trí này phải đảm bảo tính thuận tiện cho khách và công việc kinh doanh trong khách sạn
Đối tượng kinh doanh và phục vụ của ngành khách sạn đa dạng về thành phần,
sở thích, tuổi tác, giới tính, nếp sống, phong tục tập quán
Tính chất phục vụ của khách sạn là liên tục 24/24, khi khách hàng có nhu cầu thì hoàn toàn sẽ được đáp ứng ngay
Nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn Đó là việc kinh doanh các dịch vụ lưu trữ, ngoài dịch vụ cơ bản ngành khách sạn còn tổ chức các dịch vụ bổ sung khác như: dịch vụ phục vụ ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí… “sản phẩm” của ngành khách sạn chủ yếu là dịch vụ và một phần là hàng hóa “sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia của nhân viên Đây
là hai yếu tố không thể thiếu được của hoạt động kinh doanh khách sạn
2.2 Các loại hình, phân loại các khách sạn
2.2.1 Các loại hình khách sạn
Gồm 7 loại chính dựa theo hoạt động kinh doanh:
1 Khách sạn thương mại (commercial hotel)
o Là loại hình khách sạn thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc các khu trung tâm thương mại, đối tượng chính là khách thương nhân nhưng thực tế hiện nay là đối tượng khách du lịch
o Thời gian lưu trú ngắn hạn
2 Khách sạn sân bay (airport hotel)
o Airport Hotel tọa lạc gần các sân bay quốc tế ví dụ như khách sạn sân bay Tân Sơn Nhất
o Đối tượng chính là các nhân viên phi hành đoàn, khách chờ visa
o Thời gian lưu trú ngắn
3 Khách sạn bình dân (hostel/inn)
o Không nằm trong trung tâm thành phố, nằm gần các bến xe, nhà ga với các tiện nghi tối thiểu ví dụ khu du lịch ba lô
Trang 15o Đối tượng là khách bình dân, túi tiền vừa phải
4 Khách sạn sòng bạc (casino hotel)
o Chủ yếu cung cấp các dịch vụ và nhu cầu chơi, giải trí, cờ bạc thường được xây dựng lộng lẫy, các trang thiết bị cao cấp Ví dụ như các khách sạn
ở Ma Cao, Las Vegas,
o Đối tượng khách có nhu cầu giải trí cờ bạc các loại
o Thời gian lưu trú ngắn
5 Khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel)
o Nằm ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng Ví dụ Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang, Vũng Tàu
o Đối tượng khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, nghĩ bệnh
o Lưu trú dài hạn
6 Khách sạn căn hộ (suite hotel/apartment)
o Nằm trong các thành phố lớn, có các loại phòng với diện tích lớn, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ với các phòng chức năng: phòng ăn- khách- ngủ-bếp
o Đối tượng lưu trú là khách đi du lịch theo dạng gia đình,khách thương gia, khách công vụ, các chuyên gia đi công tác ngắn và trung hạn.có các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú
7 Nhà nghỉ ven xa lộ (motel)
o Thường có nhiều ở nước ngoài, thường nằm trên các superhighway
o Đối tượng là khách hàng đi du lịch bằng xe môtô, xe hơi, khách có thể đậu
cơ bản để phân loại khách sạn:
o Phân loại khách sạn theo thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là các đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn định hướng thu hút và phục vụ Tùy thuộc vào sự hoạt động kinh doanh của các khách sạn Các loại hình khách sạn phổ biến nhất bao gồm:
1 Khách sạn công vụ
2 Khách sạn hàng không
Trang 163 Khách sạn du lịch
4 Khách sạn căn hộ
5 Khách sạn song bạc
o Phân loại khách sạn theo mức độ phục vụ
Mức độ phục vụ là thước đo về quyền lợi mà khách sạn mang lại cho khách du lịch Các khách sạn có quy mô và loại hình khách sạn khác nhau thì mức độ phục
vụ khác nhau Có ba mức độ phục vụ cơ bản:
a Mức độ phục vụ cao cấp:
Thường là những khách sạn hiện đại với đối tượng khách là các thành viên cao cấp trong hội đồng quản trị, những chính trị gia nổi tiếng, các quan chức trong chính phủ, những khách giàu có v.v
Các tiện nghi dành cho đối tượng khách này như nhà hàng, phòng khách, phòng họp, các tiện nghi trong buồng ngủ có chất lượng hàng đầu và cực kỳ sang trọng Khách sạn còn dành cả thang máy riêng, phòng khách riêng, tỷ lệ nhân viên phục
vụ cao và thậm chí một số thủ tục như đăng ký khách sạn, thanh toán cho khách được thực hiện tại buồng khách cho đối tượng khách này Mọi yêu cầu của khách đều được đáp ứng hiệu quả nhất và nhanh nhất
b Mức độ phục vụ trung bình:
Thường là các khách sạn loại vừa và đối tượng khách chủ yếu là khách du lịch theo đoàn hoặc tự do, khách gia đình, các thương gia nhỏ v.v … Khách sạn cung cấp mức độ dịch vụ khiêm tốn nhưng khá đầy đủ
c Mức độ phục vụ bình dân:
Thường là các khách sạn nhỏ và chủ yếu là khách gia đình, khách đoàn đi theo tour, khách thương gia tìm thị trường để lập nghiệp, khách hội nghị nhỏ v.v … Khách sạn cung cấp cung cấp cho khách thuê buồng với mức giá khiêm tốn ở sạch sẽ và những tiện nghi cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày
o Phân loại khách sạn theo quyền sỡ hữu và mức độ liên kết
1 Phân loại khách sạn theo mức độ liên kết:
Căn cứ vào mức độ liên kết giữa các khách sạn người ta phân chia khách sạn thành hai loại cơ bản:
Khách sạn độc lập:
Khách sạn độc lập là loại hình khách sạn thuộc sỡ hữu tư nhân do gia đình quản
lý hoặc cơ sở độc lập của một công ty nào đó do chính công ty đó quản lý, điều hành
Khách sạn tập đoàn:
Trang 17Khách sạn tập đoàn là những tập đoàn có nhiều khách sạn ở khắp mọi nơi trên thế giới nên rất thuận tiện cho khách muốn ở những khách sạn cùng tập đoàn và chúng đều mang những cái tên thân thuộc như tập đoàn Accor, tập đoàn hilton, Holiday Inn v.v…
2 Phân loại khách sạn theo mức độ hình thức sở hữu:
Căn cứ vào hình thức sở hữu người ta chia các khách sạn thành các loại như sau:
Khách sạn tư nhân:
Những khách sạn có một chủ đầu tư là một cá nhân hay một công ty trách nhiệm hữu hạn Chủ đầu tư tự điều hành, quản lý kinh doanh khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn
Khách sạn nhà nước:
Những khách sạn có vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước, do một tổ chức hay công
ty quốc doanh chịu trách nhiệm điều hành quản lý và trong quá trình kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương III của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, trong tương lai không xa loại hình doanh nghiệp khách sạn này phải dần dần được chuyển sang loại hình doanh nghiệp hoặc chỉ có một chủ đầu tư (khách sạn tư nhân) hay có nhiều chủ đầu tư (doanh nghiệp cổ phần) trong đó nhà nước là một cổ đông
Khách sạn liên doanh:
Của hai hay nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn được quản lý điều hành theo hình thức thuê giám đốc, nhượng thương quyền hay thuê công ty quản lý
• Khách sạn liên kết đặc quyền
• Khách sạn cổ phần
• Khách sạn hợp đồng quản lý
2.3 Tiêu chuẩn xếp loại khách sạn
2.3.1 Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn trên các quốc gia
Khách sạn trên các quốc gia nói chung sẽ được chia thành 5 loại:
Trang 18Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các tiêu chí:
o Hai sao: tương tự khách sạn một sao Trang bị trong phòng tương đối giống khách sạn một sao: cơ bản và đơn giản, có trang bị thêm ti vi và điện thoại Thêm vào đó, khách sạn loại này thường có một nhà hàng nhỏ hoặc khu vực
ăn uống, và dịch vụ dọn ph òng mỗi ngày và lễ tân phục vụ suốt 24 giờ
o Ba sao: thường là một phần của chuỗi khách sạn lớn hơn, cao cấp hơn Những khách sạn này có phong cách hơn, thoải mái hơn khách sạn một và hai sao Nhiều dịch vụ đính kèm và tiện nghi được cung cấp, bao gồm một phòng tập thể dục, một hồ bơi, một nhà hàng, phòng hội nghị, dịch vụ phòng, và dọn phòng Phòng ngủ rộng hơn với chất lượng cao hơn, nội thất hiện đại, bổ sung thêm các tiện ích khác như ti vi màn hình phẳng với cáp mở rộng Các khách sạn ba sao có thể nằm gần các đường cao tốc lớn, thu hút khách địa phương
và thương nhân du lịch
o Bốn sao: những khách sạn này thường được xem là khách sạn cao cấp, lớn,
và có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh với các dịch vụ cao cấp và hàng loạt dịch vụ đính kèm khác Các phòng rộng rãi được thiết kế đẹp với nội thất sang trọng, tinh tế đến từng chi tiết từ giường ngủ đến các sản phẩm nhà tắm Khách sạn bốn sao thường cung cấp vô số dịch vụ đặc biệt như dịch vụ chuyển hành lý, nhiều nhà hàng cao cấp, hồ bơi, spa, đổi ngoại tệ, bãi đỗ xe, xe đưa rước khách hàng
Trang 19o Năm sao: chúng ta đang nói về lối sống của người giàu có và nổi tiếng Khách sạn năm sao là những khách sạn sang trọng nhất, kiêu hãnh với các đại sảnh lộng lẫy, dịch vụ tuyệt vời và thoải mái vô song Những khách sạn này nhìn chung là các công trì nh kiến trúc nghệ thuật, thiết kế độc đáo và nội thất sang trọng Là khách một khách sạn năm sao, bạn không cần phải nhấc một ngón tay, đặc biệt nếu bạn có thẻ thành viên Một số khách sạn cung cấp dịch vụ phục vụ cá nhân Các phòng ngủ rất quyến rũ và thanh lịch, trải giường cao cấp, bồn tắm jacuzzi cá nhân, ti vi màn hình phẳng với độ nét cao, tủ lạnh, tủ quần áo rộng lớn, đường truyền internet tốc độ cao, hoa tươi, các sản phẩm tắm xa hoa, dịch vụ phòng 24/24 Ngoài ra, ít nhất 2-3 nhà hàng cao cấp, bar, sân tennis, hồ bơi, bãi đỗ xe, phòng tập thể dục, v.v… Hơn thế nữa, bạn sẽ luôn được chào đón đặc biệt khi đến lưu trú tại những khách sạn này
2.3.2 Quy mô các loại khách sạn
Quy mô khách sạn được chia thành 5 loại:
o Khách sạn đặc biệt: hay còn gọi là nhà khách chính phủ, khách sạn hoàng gia
o Khách sạn cao cấp: cũng có thể gọi là nhà khách cao cấp của Chính phủ
o Khách sạn tổng hợp: sử dụng cho mọi đối tượng khách
2.4 Xu hướng thiết kế khách sạn hiện nay
2.4.1 Xu hướng thiết kế nội thất khách sạn cổ điển, bảo tồn văn
hóa và không gian xanh
Trang 21
2.5 Phân loại không gian cơ bản trong khách sạn
2.5.1 Phân khu chức năng
Trang 22
2.5.2 Quầy tiếp tân, sảnh đón, sảnh chờ
Quầy tiếp tân: còn được coi như bộ mặt chính của khách sạn, ở đây chính là phần
sẽ mang đậm tất cả các nét đặc trưng về thiết kế lẫn các tính năng đầy đủ không chỉ là hình thức mà còn là cái nhìn đầu tiên đánh giá về trình độ lẫn đẳng cấp cho một khách sạn đúng nghĩa
Sảnh đón, sảnh chờ: một nơi nghỉ chân hoặc là nơi để các khách ngồi chờ
và thưởng thức một không gian hoành tráng khi lần đầu đặt chân vào khách sạn
Có thể nói để có thể nhận xét và đánh giá qua cái nhìn đầu tiên của khách hàng thì nơi đáng lưu tâm thứ hai chính là đây, nghe có vẻ chỉ là một nơi ngồi chờ nhưng nó lại chính là nơi để khách hàng có thể đánh giá từ thẩm mỹ qua tới cách phục vụ của tất cả nhân viên, là nơi đầu tiên tạo cảm giác đáng nhớ nhất cho khách hàng với trải nghiệm đầu tiên khi được nghỉ chân tại đây
Trang 23Vì thế khu vực này sẽ là nơi trọng tâm tôi muốn nhấn mạnh trong công trình nhà hàng khách sạn Vừa phải đạt được tính công năng cũng như là một lời chào hỏi đáng tin cậy dành cho khách hàng
2.5.3 Nhà hàng, Bar
Nói đến nhà hàng và bar thì đây chính là nơi để khách hàng được trải nghiệm những dịch vụ đặc sắc của khách sạn, không gian thể hiện sự lịch thiệp, tình yêu, lãng mạn Đây chính là những điểm tôi chú trọng khi đưa vào thiết kế Một nhà hàng đầy những mùi hương và không khí vô cùng lãng mạn dưới một không gian ấm áp của gỗ, rèm và những chiếc bình gốm mang đậm vẻ đặc trưng của phong cách thiết kế tôi muốn hướng đến
Ngoài ra không chi là thiết kế mà ánh sáng cũng là một phần quan trọng tạo cảm xúc tốt nhất do người thưởng thức các món ăn trở nên tròn vị hơn Nhà hàng ngày nay không chỉ là nơi để ăn uống mà còn là nơi để bộc lộ cảm xúc cũng như tạo nên những kỉ niệm tuyệt vời đối với những ai dành thời gian cho gia đinh bạn bè và những kỉ nghỉ cho chính bản thân mình Vì vậy đây còn là nơi để gửi gắm các cung bậc cảm xúc cho không gian khách sạn Việc thiết kế không gian khách sạn không chỉ đòi hỏi về mặt thẩm mỹ mà ở đó nó còn thể hiện được người thẩm mỹ không chỉ quan trọng về vật liệu, ánh sáng mà còn phải thật sự hiểu biết về con người thì mới có thể hoàn thành tốt được tất cả công việc của mình
2.5.4 Phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi dừng chân cuối cùng kết thúc một khoảng thời gian vui chơi giải trí sau một ngày dài năng động thì ở đây, nó đòi hỏi không chỉ về mặt cảm xúc mà nó còn phải tạo nên một bầu không khí thật sự tách biệt với cả haikhu trên
Có thể nói phòng ngủ là nơi gói gém thu mình và là nơi để sẽ chia cảm xúc sâu lắng hơn so với nhà hàng Những trải nghiệm ở phòng ngủ haofn toàn khác so với nhà hàng Nhà hàng là nơi để chúng ta phô trương hoa mỹ thì trái lại phòng ngủ lại là nơi để ta bộc lộ được cái tôi riêng biệt của mình lớn nhất Sau một ngày dài chiêm nghiệm và thưởng thức cái mới lạ độc đáo của toàn bộ khách sạn thì phòng ngủ là nơi sau cùng để ta nhìn nhận lại cái vẻ đẹp lần cuối trước khi ta nhắm mắt chìm vào giấc ngủ
Thiết kế phòng ngủ trở nên sâu sắc hơn và người thiết kế không chỉ hiễu bản thân mình muốn gì mà khi đó họ còn phải làm cho tất cả những ai bước chân vào đạt được cảm xúc như họ mong muốn Chỉ đơn giản là nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ nhưng nó có thể là nơi giúp cho tinh thần khách hàng trở nên tốt
Trang 24hơn Vì thế không về mặt thẩm mỹ mà công năng cần có ở phòng ngủ được coi
là quan trọng nhất vì nó chính là nơi khách hàng trải nghiệm tuyệt đối nên không chỉ là một bộ mặt đẹp, một không gian với nhiều cung bậc cảm xúc, mà ở đây muốn tạo nên từng bước trọn vẹn cho chuyến du hành trong khách sạn trở nên hoàn hảo nhất thì phòng ngủ có thể được coi là nơi dừng chân cuối cùng Và nhiệm vụ cuối cùng của tôi chính là làm thế nào để giữ trọn vẹn được cảm xúc khách hàng tốt nhất Đó chính là lí do tôi đem đến đề tài này cho khách sạn vì tôi là người xem trọng cảm xúc không chỉ là một chuyến đi mà ở đó bạn còn có được sự an toàn và niềm vui riêng khi đã bước chân vào không gian này của chúng tôi
• Sân thể thao, công viên, tiểu cảnh, hồ bơi……
Không chỉ phục vụ miếng ăn giấc ngủ mà tại khách sạn cũng cần có thêm nhiều dịch vụ nửa vì sẽ có những khách hàng ở một gian chứ không chỉ là một hai đêm
2.6 Yếu tố ảnh hướng đến thiết kế khách sạn
2.6.1 Yếu tố nhân trắc học
Là một thiết kế nội thất đòi hỏi yếu tố nhân trắc học là điều cần thiết nhất, đặc biệt là ở khách sạn với lượng lớn và có thể là tất cả những người trên thế giới thì việc thiết kế làm sao để đem đến cho người dùng cảm giác thoải mái nhất khi
sử dụng là một điều quan trọng nhất Và tiêu chuẩn nhân trắc học về con người quyết định rất lớn đến thiết kế
Trang 272.6.2 Vật liệu sử dụng
Vật liệu sử dụng chủ yếu là các loại vật liệu đặc trưng liên quan đến hình ảnh và phong cách hướng đến cho khách sạn, sự sang trong của kim loại mạ vàng hay những mảng marble khổng lồ mang các màu sắc quen thuộc cùng với các chất liệu mộc mạc thiên nhiên sẽ là cái nhìn tổng quan là điểm nhấn đặc trưng nhất cho khách sạn Park Hyatt
2.6.3 Thiết kế chiếu sáng
Tùy vào từng khu vực thiết kế như Sảnh và quầy tiếp tân, khu chờ thì sẽ dùng các ánh sáng rực rỡ và lấp lánh thể hiện được sự sang trọng và tinh tế trong không gian
Nhà hàng sẽ là những ánh sáng chiếu điểm, ánh sáng tập trung nhưng không quá gay gắt, vừa tạo không gian riêng lại là cách tổ chức ánh sáng hợp lí nhất để tạo nên không gian đặc biệt hơn cho mỗi bàn ăn
Phòng ngủ sẽ mang ánh sáng không quá gắt gao, và được thiết kế hai màu như ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng tùy và cách người dùng sử dụng không gian cho việc gì, như vậy sẽ tạo nên cảm giác thoải mái ít tủ túng hơn cho khách hàng