1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă

167 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Melatonin Ngoại Sinh Đến Một Số Chỉ Tiêu Hóa Sinh Và Enzyme Chống Oxy Hóa Của Quả Bơ Trong Quá Trình Chín Và Bảo Quản
Tác giả Tô Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn TS. Trương Thị Huệ
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Sinh Học Thực Nghiệm
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 2,13 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọnđềtài (10)
  • 2. Mụctiêu nghiên cứu củađềtài (12)
  • 3. Ýnghĩakhoahọcvà thực tiễncủa đềtài (12)
  • 4. Cấutrúcluậnvăn (12)
    • 1.1. Giới thiệuchungvềcâybơ (13)
    • 1.2. Tìnhhìnhsảnsuấtvà tiêuthụquảbơtrênThếgiớivà ViệtNam (17)
    • 1.3. Mộtsốyếutốảnhhưởngđếnthờigianbảoquảnvàchíncủaquảbơsauthuhoạ (19)
  • ch 10 Độchín thuhoạch (0)
    • 1.4. Nhữngbiếnđổi của quảbơtrongquá trìnhbảoquảnsau thuhoạch (20)
    • 1.5. Thu hoạchvàbảo quảnquảbơ (23)
    • 1.6. Gốctựdo vàvaitròcủamộtsốenzyme chống oxyhóa (24)
    • 1.7. Hoạtchấtmelatoninvàứngdụngcủametalonintrongbảoquảnquảsauth uhoạch (26)
    • 2.2. Thờigianvà địađiểmnghiêncứu (31)
    • 2.3. Hóachất vàthiếtbị (32)
      • 2.3.1. Hóachấtvànguyênliệukhác (32)
      • 2.3.2. Thiết bịvàdụng cụthínghiệm (32)
    • 2.4. Nộidungnghiêncứu (32)
    • 2.5. Phươngphápnghiêncứu (33)
      • 2.5.1. Phươngpháp bốtrí thínghiệm (33)
      • 2.5.2. Cácchỉtiêunghiên cứuvàphương pháp xácđịnh (33)
    • 2.6. Phương phápxửlýsốliệu (36)
    • 3.1. Ảnhhưởng củ a melatoninngoạisinhđếncườngđộ hôhấpcủaquả b ơtrongquátrìnhchín (37)
    • 3.3. ẢnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếntốcđộsảnsinhO 2 *- củaquảbơtrongquátrình chínvàbảoquảnsau thuhoạch (44)
    • 3.4. Ảnhhư ởn g c ủ a melatonin n g o ạ i si n h đ ến h à m lượngH 2 O 2 c ủ a q u ả b ơ trongquátrình chínvàbảoquảnsau thuhoạch (46)
    • 3.5. Ảnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếnsựperoxihóalipidmàngcủ aquảbơtrong quátrình chínvàbảo quản sau thuhoạch (50)
    • 3.6. Ảnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếnhoạtđộenzymechốngoxyhóacủaqu ảbơtrong quátrình chín vàbảo quản sauthu hoạch (53)
      • 3.6.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ (53)
      • 3.6.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzymeperoxidasecủa quảbơ trong quátrình chínvàbảoquảnsauthuhoạch4 6 3.6.3. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzymecatalasecủaquảbơ trong quátrìnhchín vàbảoquản sau thuhoạch4 8 3.7. Ảnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếnmàusắcvỏquảvàthịtquảbơtrong quátrình bảoquản vàchín (55)
    • 1. KẾTLUẬN (65)
    • 2. ĐỀNGHỊ (66)

Nội dung

Lí do chọnđềtài

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng các loại quả tươin g à y càng được quan tâm Trong đó, quả bơ có sức tiêu thụ tương đối lớn và đemlạihiệuquảkinhtếcao.

Bơ (Persea americanaMill.) là một trong những loại quả nhiệt đới quantrọng nhất, là nguồn cung cấp nhiều năng lượng, giàu lipid, protein, vitamin,chấtxơ,chấtchốngoxyhóavàkhoángchất[66].Bơgiàudinhdưỡng ,chứa14 loại vitamin và khoáng chất cần thiết, có các chất béo không no và khôngcholesterol, chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm vitamin E,ascorbic acid, carotenoids và các hợp chất phenol hòa tan có lợi cho sức khỏe[53] Các thành phần này có tác dụng hạn chế sự hình thành các gốc tự do lànguyên nhân của sự lão hóa tế bào và bệnh tật [66] Quả bơ là thực phẩm tốtcho tim mạch, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chấtbéo nhưvitaminA,D,Evà K.

Bơ là loại quả hô hấp bột phát, có tốc độ hô hấp cao, sản sinh nhiềucarbon dioxide và ethylene nên quá trình chín của quả đến nhanh, chín đồngloạt trong thời gian ngắn, dễ thối hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch ngắntừ 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng, đó là yếu tố hạn chế trong việc vận chuyểnđường dài [3] Vì vậy, quả bơ chủ yếu được tiêu thụ trong nước, tỷ lệ xuấtkhẩu và chế biến thấp, hiệu quả kinh tế từ quả bơ chưa cao, mặc dù sản lượngquả bơ ở nước ta đạt 40.000 tấn/năm Trong đó, tác nhân gốc tự do O2 *-,H2O2,… được coi là nguyên nhân gây ra tổn thương oxy hóa đối với lớp lipidmàng, dẫn đến mất nước, vỏ và thịt quả nhanh mềm và thối rữa, giảm chấtlượng nghiêmtrọng [24].

Melatonin (N-acetyl-5-methoxytryptamine), một dẫn xuất của acid amintryptophanđượcpháthiệnở thựcvậtvà onăm 1995.Ở thựcvật,mela tonin được xác định như là một chất nhặt gốc tự do và hoạt hóa hệ thống chống oxyhóa và là phân tử tín hiệu giống hormon thực vật tham gia vào các quá trìnhsinh lý như nảy mầm, ra hoa, già và chín của quả, đáp ứng với stress phi sinhhọc.Melatoninnộisinhđóngvaitròquantrọngtrongquátrìnhchínv àgiàhóa sau thu hoạch của quả Ứng dụng của melatonin ngoại sinh để loại bỏ cácgốc tự do trong quả sau thu hoạch bằng cách tăng cường hệ thống chống oxyhóavà các enzyme liên quanđếnsửa chữaproteinbịoxyhóa[47].

Nhiều nghiên cứu cho thấy xử lý melatonin ngoại sinh là một phươngpháp hiệu quả để kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện chất lượng quả sauthu hoạch Xử lý melatonin ngoại sinh sau thu hoạch làm thúc đẩy quá trìnhchínv à c ả i t h i ệ n c h ấ t l ư ợ n g q u ả c à c h u a [ 5 1 ] , t r ì h o ã n s ự g i à h ó a s a u t h u hoạch và tăng khả năng chịu lạnh của quả đào thông qua việc kích hoạt hệthống chống oxy hóa

[15], [24], làm chậm quá trình chín và mềm quả xoàibằng cách ức chế sinh tổng hợp ethylene và ABA sau thu hoạch [37], làmgiảm sự thối rữa sau thu hoạch và duy trì chất lượng dinh dưỡng của quả dâutây [5] Trong nghiên cứu của Arnao và Hernández-Ruiz (2015) [10] cũng đãbáo cáo rằng melatonin là chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm các gốc tự dovà quá trình peroxy hóa lipid màng và tham gia vào việc điều chỉnh các hoạtđộng của enzyme chống oxy hóa Tuy nhiên, không có báo cáo nào về ứngdụng của melatonin ngoại sinh trên đối tượng quả bơ sau thu hoạch Xuất pháttừ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài“Nghiên cứu ảnh hưởngcủa melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chốngoxy hóa của quảb ơ t r o n g q u á t r ì n h c h í n v à b ả o q u ả n ” Kết quả nghiêncứu của đề tài góp phần giải thích cơ chế hoạt động của melatonin ngoại sinhtrong kiểm soát sự già hóa và điều hòa quá trình chín của quả bơ nhằm ứngdụng trongbảoquảnquảsauthu hoạch.

Mụctiêu nghiên cứu củađềtài

- Đánhgiáđượchiệuquảtác độngcủa melatoninxửlýsau thuho ạc hđến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quátrình chínvàbảoquản.

- Xác định được nồng độ melatonin ngoại sinh có tác động tích cực đếnmột số chỉ tiêuchấtlượngcủaquảbơsauthuhoạch.

Ýnghĩakhoahọcvà thực tiễncủa đềtài

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học về phẩm chất vàkhả năng chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín dưới tác động củamelatoninngoạisinh.

- Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá hiệu quả của việc xử lý melatoninngoại sinh trong bảo quản quả bơ, làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụngmelatonin tăng khả năng chống oxy hóa, cải thiện chất lượng quả bơ sau thuhoạch.

Cấutrúcluậnvăn

Giới thiệuchungvềcâybơ

Cây bơ có danh pháp khoa học làPersea americanaMill thuộc họLauraceae(Long não), bộ Laurales, có nguồn gốc từ cây bơ hoang dại thuộcTrung Mỹ và miền nam Mexico [62] Cây bơ lần đầu tiên được thuần hóa ởchâu Mỹ nhiệt đới, loại cây này không được chú ý đến cho đến khoảng năm1900, cây bơ đã phát triển trên khắp thế giới ở những vùng khí hậu thích hợpnhư Mexico, Chile, Cộng hòa Dominica, Indonesia và Colombia Bơ cũngđược trồng thương mại ở Florida, California, Hawaii, Nam Phi, Brazil vàAustralia, cũng như trên một số hòn đảo ở Thái Bình Dương và ở một số quốcgiaĐịa TrungHải baogồmcảIsrael.

Cây bơ có mặt ở Việt Nam từ năm 1940, những vùng sản xuất bơ chínhbao gồm Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lâm Đồng, Phú Thọ, Quảng Trị, pháttriển nhất ở Đắk Lắk vì nơi này có điều kiện sinh thái rất thích hợp cho cây bơsinh trưởngvàpháttriển,cho năngsuất vàchấtlượngtốt [1].

Cây bơ thích hợp trên nhiều vùng đất khác nhau như đất sét pha cát, đấtpha sét và đất thịt nặng, cây cao hoặc tán rộng, lá hình elip đến hình trứng dàitừ 10–30 cm Những bông hoa nhỏ màu xanh lục được sinh ra trong nhữngchùm hoa dày đặc và thiếu những cánh hoa thật Các hoa có chín nhị, xếpthànhb a d ã y , b ầ u n h ụ y m ộ t ô C ó h a i l o ạ i h o a b ơ , A v à B , t ù y t h u ộ c v à o giống cây trồng Hoa loại A có chức năng là hoa cái vào buổi sáng, kết thúcvào giữa trưa và sau đó nở trở lại như hoa đực về mặt chức năng vào buổichiều ngày hôm sau Hoa loại

B về mặt chức năng là hoa cái vào buổi chiều,kết thúc vào buổi tối và sau đó nở lại vào sáng hôm sau như hoa đực về mặtchức năng Khi hai loại hoa được trồng cùng nhau, sự chồng chéo theo thờigian của các bộ phận đực và cái trưởng thành sẽ khuyến khích quá trình thụphấn chéovàdođótạoranhiềuquảhơn.

Quả bơ có kích thước vô cùng đa dạng Tùy thuộc vào giống, bơ có hìnhdạng thay đổi từ hình tròn đến hình quả lê với cổ dài, mảnh và màu sắc từxanh lục đến tím sẫm Về mặt thực vật, quả bơ là loại quả mọng và có một hạttrònl ớ n vớih a i l á mầm.T h ị t q u ả t h ư ờ n g c ó m à u v à n g k e m , v àn g b ơ h o ặ c màu vàng sáng, có giống cho thịt quả có màu vàng xanh ở sát phần vỏ quả.Thịt quảcóhàmlượngdầubéorấtcaosovớicácloạiquảkhác.

Hạt được hai lớp vỏ lụa bao bọc gồm có hai tử diệp (nội nhũ) hình báncầu Giữa hai tử diệp có phôi hạt nằm về phía cuống quả và khi hạt nẩy mầm,cây mầm sẽ mọc thẳng từ dưới lên theo trục thẳng đứng của hạt Mặt ngoài tửdiệp trơn láng hoặc sần sùi tùy theo giống và hình dạng cũng biến động khánhiều Quả bơ có một hạt lớn chiếm 10 - 25% trọng lượng quả [62]. Hiện nay,có nhiều giống bơ khác nhau được trồng trên thế giới, phần lớn các giống cótínhthương mại đềuthuộc3 chủng:Mexico,GuatemalavàWest Indian. Ở Việt Nam, giống bơ 034 có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậuvà thổ nhưỡng nhiều vùng khác nhau Cây có khả năng chống chịu sâu bệnhtốt, năng suất cao Cây bơ 034 có hoa thuộc nhóm B, khi chín vỏ xanh căngbóng, cơm vàng có độ dẻo và độ béo cao, tỉ lệ thịt của quả đạt 75 – 82%, hạtnhỏhoặc khônghạt [71].

Quả bơ cungcấpnguồn năng lượngrất lớn(160kcal/100gthịtq u ả ) , chứa 73% nước, 15% chất béo, 9% carbohydrate và 2% protein, một lượngđáng kể các acidb é o k h ô n g b ã o h ò a đ ơ n v à c ó n h i ề u v i t a m i n

C , E , K , B 6 cũng như riboflavin, niacin, folate, acid pantothenic và các khoáng chất Bơcũng cung cấp lutein, β-carotene và acid béo ω-3 Đặc biệt, trong 100 g thịtquả bơ có 76 mg β-sitosterol, tiêu thụ thường xuyên β- sitosterol và các sterolthực vật khác có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh, rất quan trọngđối với sức khỏe tim mạch Bơ chứa lutein và zeaxanthin là hai chất quantrọng nhất có trong mô mắt Chúng cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa,giúpgiảmthiểuthiệthạiđặcbiệtlàtiacựctím.Dođó,thêmbơvàochếđộăn uốngcóthểgiúpgiảmnguycơpháttriểnbệnhthoáihóađiểmvàngdotuổitác [21].

Quảbơcóđadạngcácloạichấtbéo,khoảng75%nănglượngcủaquảb ơ đến từ chất béo, hầu hết trong số đó (67% tổng chất béo) là chất béo khôngbão hòa đơn như acid oleic Các chất béo chiếm ưu thế khác bao gồm acidpalmiticvà acidlinoleic [26].

Bảng1.1 Thànhphầndinhdưỡng củaquảbơ(trong 100g thịtquả)

Thị trường bơ là một trong những thị trường mở rộng nhanh nhất trêntoàn thế giới, đặc biệt là ở Bắc Mỹ và Châu Âu Mức tiêu thụ bơ hàng nămcao, trên toàn cầu có khoảng 5 triệu tấn bơ được tiêu thụ mỗi năm, ước tínhtrung bìnhtrênđầu ngườilà3,5kgởHoa Kỳvà 1,05 kgởChâuÂu.

FAOSTAT báo cáo vào năm 2019, có 66 quốc gia hiện đang sản xuất bơtrên 25tấn/nămtrongkhoảngthời giantừnăm1961đếnnăm2018.

Năm 2001, sản lượng bơ thế giới đạt 2,8 triệu tấn và tăng lên 6 triệu tấnvàonăm2017,chothấytốcđộtăngtrưởng hàngnămlà5%.Từnăm20 14đến năm 2017, sản lượng bơ thế giới đã tăng 6,2%, ghi nhận sản lượng bơ caonhất là 6 triệu tấn trong năm 2017 Năm

2018, trung bình khoảng 35% tổngsản lượng bơ thế giới được dành cho thị trường xuất khẩu so với các loại tráicây nhiệt đới khác [49] Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) năm 2030, sản lượng bơ dự kiến sẽ đạt 12 triệu tấn, trong đó có tới3,9 triệu tấn sẽ được xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu bơ thế giới ước tính đạt8,3tỷđôla[68]. Ở Việt Nam, bơ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng chủyếuởkhuvựcTâyNguyên, khuvựcmiềnnúiphíaBắc.Sovớicáccây ănquả khác, cây bơ cho thu nhập cao, theo tính toán của nhiều hộ nông dân mộtcây bơ trung bình cho 120 kg quả, với giá bán hiện nay từ 20.000 – 30.000đồng/kgquảthìmộtcâybơ đã thuvề2.400.000đến 3.600.000đồng.

Tìnhhìnhsảnsuấtvà tiêuthụquảbơtrênThếgiớivà ViệtNam

Tìnhhìnhsảnxuấtvà tiêu thụquả bơ trênthếgiới

Năm 2018, giá trị thị trường bơ thế giới là 14 tỷ USD, dự báo đến năm2027 đạt23tỷUSD.

Năm 2020, sản lượng bơ của toàn thế giới đạt 8,06 triệu tấn, Mexico lànhà sản xuất bơ lớn nhất trên thế giới, tiếp theo là Colombia, Cộng hòaDominica,Peru,Indonesia,KenyaBrazil,Ethiopia, [50]

Bảng1.2 Cácquốcgiasản xuất bơchính trênthếgiới

Quốcgia Sảnlượng(tấn) Quốcgia Sảnlượng(tấn)

Theo Báo cáo triển vọng nông nghiệp từ năm 2021-2030 của FAO vàOECD, trên thị trường toàn cầu, bơ được dự báo là quả được xuất khẩu nhiềunhất trong 10 năm tới.Nhucầu vềrau quảtoàncầu đang tăngl ê n n h a n h chóng và bơ được dự báo trở thành loại quả nhiệt đới được giao dịch nhiềunhất vào năm 2030, đạt 3,9 triệu tấn xuất khẩu, vượt qua cả dứa và xoài về sốlượng.

Hiện nay Mexico đang là thị trường sản xuất và xuất khẩu bơ lớnn h ấ t thếgiới.Dựbáosảnlượngquảbơ củaMexicotăngtrưởngbìnhquân5%/năm trong vòng 10 năm tới Xuất khẩu quả bơ của Mexico tăng là nhờ nhu cầu tiêuthụmạnh tại Mỹ -thị trườngnhập khẩu bơ lớn nhất thế giới hiện nay.B ấ t chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia khác, Mexico dự kiến sẽtiếp tục tăng tỷ trọng xuất khẩu quả bơ trên toàn cầu lên 63% vào năm 2030.Trong đó, Mỹ và EU là thị trường xuất khẩu chính của quả bơ của Mexico Tỷtrọng nhập khẩu bơ của Mỹ dự kiến chiếm 40% và EU chiếm 31% tổng trị giánhập khẩu quả bơ trên toàn cầu vào năm 2030 Bên cạnh thị trường Mỹ, nhậpkhẩu quả bơ cũng đang tăng nhanh ở nhiều thị trường khác như ở Trung Quốcvàmộtsốnước ởTrung Đông[70].

Nhu cầu toàn cầu về quả tươi đang tăng lên nhanh chóng và bơ được dựbáo sẽ trở thành loại quả nhiệt đới được giao dịch nhiều nhất vào năm 2030,đạt 3,9 triệu tấn xuất khẩu Với đơn giá bơ trung bình cao, tổng giá trị xuấtkhẩu bơ toàn cầu có thể sẽ đạt khoảng 8,3 tỷ USD, do đó quả bơ sẽ trở thànhmột trongnhữngmặt hàngtráicâyxuấtkhẩucógiá trị[70].

Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều địa phương có diện tích trồng cây bơ lớnnhư Đắk Lắk hiện có trên 9.000 ha bơ các loại, trong đó, tổng sản lượng dựkiến là 82.000 tấn vào năm 2020 Tỉnh Đắk Nông, năm 2019, toàn tỉnh chỉ có3.794 ha bơ, sản lượng đạt 15.050 tấn, nhưng đến năm 2020, tăng lên 4.383ha, sảnlượng18.992 tấn Năm 2021, cây bơtrênđ ị a b à n t ỉ n h t i ế p t ụ c t ă n g , đạt mức 4.535 ha, sản lượng khoảng 24.945 tấn Sơn La, cây bơ được đưa vềtrồng khoảng 10 năm trước, theo thống kê năm 2020, tỉnh đã có 1.022 ha bơ,năngsuấtbìnhquânđạt1 3 -14tấn/ha.

Cây bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc chỉ bằng 1/3 các loại câylâu năm khác và với giá bơ ổn định như nhiều năm qua, mỗi ha cho thu hoạchtừ 300 - 500 triệu đồng/năm Theo các chuyên gia kinh tế, quả bơ Việt Namkhông thua kém cả về chất lượng lẫn sản lượng so với các nước xuất khẩu bơlớncủathếgiới.Mặcdùcótiềmnăngvềđấtđai,khíhậuđểpháttriểnsong câu chuyện xuất khẩuq u ả b ơ t ạ i V i ệ t N a m v ẫ n c ò n g ặ p n h i ề u k h ó k h ă n Trong đó,khókhănnhấtvẫnlàkhâubảoquản.

Mộtsốyếutốảnhhưởngđếnthờigianbảoquảnvàchíncủaquảbơsauthuhoạ

Thu hoạch bơ quá sớm, quả chưa tích lũy đầy đủ các chất cần thiết, làmgiảm chất lượng quả khi chín hoặc quả sẽ không chín Bơ còn non sẽ dễ bayhơi nước làm giảm khối lượng, da nhăn nheo làm giảm giá trị cảm quan. Nếuthu hoạch bơ quá già, thời gian bảo quản quả sẽ bị rút ngắn và tăng nguy cơnhiễm bệnh Như vậy, cần lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lí để kéo dài thờigian bảo quản, giảm tỷ lệ hư hỏng và giữ được chất lượng quả bơ sau thuhoạch.

Nhiệt độ thấp là yếu tố cơ bản trong việc kéo dài thời gian bảo quản quảbơ bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất thông qua giảm tỷ lệ hô hấp,quá trình sản sinh ethylene, làm mềm và thay đổi màu sắc Do đó, việc tuânthủ nghiêm ngặt chế độ quản lý dây chuyền lạnh quy định là rất quan trọng đểduytrìchấtlượngquảbơ. Độẩm tươngđối củakhôngkhí Độ ẩm tương đối là một yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ mấtnước của quả Tăng độ ẩm của không khí có thể có ảnh hưởng tích cực đếnviệc làm chậm quá trình chín của rau quả, nhưng nếu độ ẩm của không khí đạtđến mức bão hòa (100%) thì nó có thể cung cấp một môi trường lý tưởng chocác sinh vật thối rữa phát triển [30] Độ ẩm thích hợp bảo quản bơ là 80-90%[32].Độ ẩm quá cao gây hiện tượng ngưng tụ hơi nước tạo điều kiện thuận lợicho sinh vật gây hại phát triển, độ ẩm quá thấp làm tăng sự bay hơi nước gâyrahiệntượnghéovàconguyên sinhchấtlàmrối loạnquá trìnhtraođổichất.

Độchín thuhoạch

Nhữngbiếnđổi của quảbơtrongquá trìnhbảoquảnsau thuhoạch

Sự thoát hơi nước là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khối lượng quả bơ.Sự thoát hơi nước còn ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, làm giảmtínhtrươngnguyênsinh, gâyhéovàlàmgiảmgiátrịthương phẩmcủ aquảbơ Sự héo còn làm tăng tốc độ phân hủy các chất hữu cơ, phá hủy cân bằngnănglượng,làmgiảmsức đềkhángcủa quả.

Nhiệt độ môi trường càng cao thì cường độ hô hấp của quả bơ càngmạnh Nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình hô hấp là rất đáng kể, có thể làm tăngnhiệt độ môi trường, thúc đẩy quá trình hô hấp Nhiệt độ trước và trong giaiđoạn chín rất quan trọng Ở điều kiện nhiệt độ trên 30°C có tác động xấu đếnquá trình chín của bơ, sự gia tăng ethylene xảy ra sớm hơn khi nhiệt độ chíntăngtừ20°Cđến25°C,trongkhigiátrịđỉnhgiảmởnhiệtđộcaohơn25°C.

Bảo quản ở nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình chín Quả chưa chíngiữ ở nhiệt độ dưới 5°C trong 2 tuần cho thấy đỉnh ethylene giảm đáng kể sovới quảbảoquảnở20°C[12].

Sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm khối lượng do bay hơi nước vàtổn hao các chất hữu cơ trong khi hô hấp Sự giảm khối lượng của quả bơ phụthuộc vào nhiều yếu tố: loại giống, chế độ chăm sóc, khí hậu, công nghệ bảoquản,thờigianbảoquản…

Những biếnđổi sinhlývà hóa sinh

1.4.2.1 Sựbiến đổi màu sắcvà độcứng

Màu sắc là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng quảsau thu hoạch Ở một số giống bơ, khi quả chín, vỏ quả thay đổi từ xanh lục,sang tím, sang đen do tổng số anthocyanin trong mô vỏ quả tăng lên trong quátrình chín Hàm lượng diệp lục a và b giảm cho đến 4 - 5 ngày sau khi thuhoạch, nhưng không thay đổi đáng kể sau đó Quả thu hoạch trực tiếp từ cây(chưa chín) bị thâm da cho thấy các sắc tố thay đổi tương tự như trong quátrình chín (giảm chất diệp lục và tăng cyanidin 3-O-glucoside) Sự thay đổimàu sắc của bơ từ xanh lục sang tím, sau đó là đen, là kết quả của việc giảmhàmlượngchấtdiệplụcbanđầu,sauđólàsựgiatănghàmlượnganthocyanin,cy anidin3-O-glucoside[33].

Một trong những dấu hiệu của sự chín là thay đổi trạng thái cấu trúc thịtquả Quả bơ chuyển từ trạng thái cứng sang mềm trong quá trình chín.Trongquả bơ chứa protopectin không tan trong nước là một phần của màng tế bào.Độcứngcủaquảbơliênquanđếnhoạtđộngcủacácenzymepolygalacturonase,pectin methylesterase và cellulase [27] Khi quả bơ chín,protopectinsẽbịthủyphântạothànhpectinhòa tan,pectintiếptụcbị thủy phân khi quả thối tạo thành các acid pectic, rượu ethylic làm nhũn và phá hủycấutrúc củaquả [35].

Trong quá trình chín của quả bơ, cường độ hô hấp ở các giai đoạn biếnđổi rất khác nhau vì bơ là quả hô hấp đột biến Quả bơ được thu hoạch khi sắpchín, lúc này cường độ hô hấp của quả thấp, quá trình trao đổi chất thấp Giaiđoạn hô hấpđột biếnlà khiquả bắt đầu chíncường độ hô hấptăngn h a n h , hoạtđ ộ n g tr a o đ ổ i c h ấ t d i ễ n r a m ạ n h m ẽ v à đ ạ t c ự c đ ạ i k h i quảc h í n h o à n toàn Khi quả chín hoàn toàn, cường độ hô hấp bắt đầu giảm nhanh, quá trìnhphân hủy các chất tăng lên, chất lượng quả giảm dần, đây là giai đoạn sau hôhấpđộtbiến.

Ethylene đóng vai trò quan trọng trong quá trình chín và bảo quản quả,quátrìnhsảnsinhethylene đánhdấuthayđổitừtăngtrưởngsanggià đivàliên quan đến sự gia tăng hô hấp và dẫn đến chín Nhiệt độ cũng ảnh hưởngđến quá trình sản sinh ethylene, sự sản sinh ethylene xảy ra sớm hơn khi nhiệtđộ chín tăng từ 20°C đến 25°C và giảm ở nhiệt độc a o h ơ n 2 5 ° C B ơ c h ư a chín giữ ở nhiệt độ dưới 5°C trong 2 tuần thì lượng ethylene giảm đáng kể sovớibảoquản ở20°C[12].

1.4.2.4 Sựbiến đổi tinhbột và đường

Quát r ì n h t h ủ y p h â n t i n h b ộ t t r o n g q u á t r ì n h c h í n l à đ ặ c đ i ể m t h ư ờ n g thấy ở các loại quả Tinh bột đóng vai trò làm chất nền cung cấp năng lượngcho quả bơ Trong quá trình chín của quả bơ, tinh bột bị thủy phân thànhđường bởi các enzyme chính là α, β-amylase và phosphorylase Dưới tác độngcủaenzymetinhbộtsẽbiếnđổithànhdextrin,oligosaccharid,maltose,glucose và glucose-1-phosphate, kết quả hàm lượng tinh bột trong quả bơgiảm.

Thu hoạchvàbảo quảnquảbơ

Thu hoạch khi quả bơ đã trở màu bóng vàng hoặc khi quả bơ đã lắc hạt.Thời điểm thu hoạch ảnh hưởng rất nhiều đến phẩm chất cũng như điều kiệnbảo quản và vận chuyển Quả bơ thường được thu hoạch bằng tay, sử dụngmột số công cụ hỗ trợ hái, chẳng hạn như thang, cọc ống lồng có gắn lưỡi cắtvàt ú i b ắ t , ké oc ắ t t a y , Đ ộc h í n t hu h o ạ c h c ủ a q u ả thayđổitù ytheo đ i ề u kiện canh tác và giống Để xác định thời gian thu hoạch của quả bơ có thể xácđịnh độ chín và chất khô Kiểm tra độ chín bằng cách chọn 5 - 10 quả đại diệnvà để chúng chín ở nhiệt độ phòng Bơ đạt độ chín thu hoạch sẽ: chín trongvòng 7 - 12 ngày mà không bị teo, không bị chảy nước, hương vị tốt Kiểm trachấtkhôbằngcáchcânmẫuthịtquảbơtrướcvàsaukhisấy,quảbơphảiđạtít nhất từ 21- 23% chất khô trước khi thu hoạch Tránh hái quả khi còn ướthoặc đã hoàn toàn chuyển màu vì làm tăng nguy cơ thối rữa sau thu hoạch.Điều quan trọng là phải xử lý quả cẩn thận mọi lúc và hạn chế tối đa việc rụngquả,điềunàysẽ tránhlàmtổnthươngda,bầmtímvàpháttriểnthốirữa[67].

Một giải pháp tăng thời hạn sử dụng quả bơ là áp dụng lớp phủ sinh học.Hầu hết các chất tạo màng sinh học được sử dụng là những chất có bản chấtpolysaccharide, protein và lipid (dầu và sáp) Có thể phủ một lớp mỏng trựctiếp lên thực phẩm bằng cách nhúng, phun và làm ướt (lớp phủ) hoặc bằngcách tạo thành màng sau đó bọc quả Màng sinh học có thể làm giảm đáng kểsự hao hụt khối lượng (tương ứng là 40% và 58% đối với điều kiện phòng vàtủ lạnh) và độ cứng (gấp 9 lần trong điều kiện làm lạnh), duy trì độ sáng (hơn50%sovớiđốichứng)đồngthờicũngứcchếsựhóa nâuthịtquả[6].

Methylcyclopropene(1-MCP)làmộtchấtứcchếhoạtđộngc ủ a ethylene, đã làm chậm đáng kể quá trình chín của các giống bơ "Ettinger","Hass" và

"Pinkerton" Việc xử lý 1-MCP ở nồng độ thấp (300 àl L -1 ) ở giaiđoạn tiền hô hấp bột phát đã làm chậm quá trình hô hấp bột phát Sự chậm trễcó liên quan đến việc giảm độ mềm của quả Quả bơ 'Ettinger' và 'Pinkerton'được xử lý 1-MCP duy trìmàu vỏ xanh hơn do mức độ hoạt động củachlorophyllase thấp hơn nêní t p h â n h ủ y c h ấ t d i ệ p l ụ c h ơ n X ử l ý b ằ n g 1 - MCP ở 300 àl L -1 trước khi bảo quản lạnh làm giảm cỏc triệu chứng tổnthương do lạnh, giảm màu nâu của thịt quả ở tất cả các giống bơ được thửnghiệm[28].

Mộts ố p h ư ơ n g p h á p x ử l ý n h i ệ t đ ã đ ư ợ c á p d ụ n g n h ư n h i ệ t k h ô , n h i ệ t hơi và ngâm ngập trong nước nóng. Nhiệt độ xử lý khác nhau tùy theo loạiquả, quả bơ chứa nhiều chất béo nên nhạy cảm với nhiệt hơn so với quả chứanhiềuđ ư ờ n g X ử l ý n h i ệ t l à m t h a y đ ổ i q u á t r ì n h t ổ n g h ợ p p r o t e i n , l à m t h a y đổi quá trình trao đổi chất của tế bào Xử lí nhiệt giúp giảm hoạt tính cellulasedo đó làm chậm quá trình chín Đối với bơ Hass xử lí nhiệt ở 38°C và sau 5tuần bảo quản lạnh đã làm chậm quá trình chín, còn bơ Fuerte được xử lý ở42°Ctrong8giờgiúpkéodàiquátrìnhbảoquản lênđến4ngày.

Gốctựdo vàvaitròcủamộtsốenzyme chống oxyhóa

Gốctựdo và cácdạng oxyhoạt hóa

Quá trình chín của quả là một quá trình oxy hóa, nước và thành phần cácchất dinh dưỡng được tiêu thụ liên tục bởi sự thoát hơi nước và hô hấp hiếukhí,tạoranănglượngvàcácchấttrunggianđểduytrìcáchoạtđộngsố ngcủa tế bào Quá trình này còn tạo ra sản phẩm phụ là các gốc oxy phản ứng(ROS)nhưsuperoxideanion(O2 *- ),hydrogenperoxide(H2O2),hydroxyl(OH * )

…Trongtrườnghợpbìnhthường,việctạoravàloạibỏROSnộibào đạt trạng thái cân bằng động, hàm lượng ROS nội bào được duy trìở m ứ c thấp không làm hư hại tế bào Tuy nhiên, trong quá trình chín và già hóa sauthu hoạch, sự cân bằng ROS bị gián đoạn Mặt khác, quả bơ có đặc điểm hôhấp bột phát nên tạo ra một lượng lớn ROS, tích lũy quá mức và gây độc tếbào nếu không được dọn dẹp hiệu quả sẽ peroxy hóa lipid, phá hủy màng vàgiảm giá trị dinh dưỡng của quả [53] Vì vậy, để chống lại stress oxy hóa, cầncó biện pháp tăng cường hệ thống thu gom ROS, giảm tổn thương oxy hóa tếbào quả[65].

Hệ thống chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong “dập tắt” ROS vàduy trì cân bằng nội môi của quá trình oxy hóa khử tế bào, do đó điều chỉnhquá trình già hóa ở thực vật Superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) vàperoxidase(POD)làcác enzymechốngoxyhóa chính[42].

CAT xúc tác quá trình phân giải H2O2thành H2O và O2 CAT được tìmthấy trongperoxisome,lục lạp và ty thể Thực vật hạt kín có3 genC A T,CAT1được biểu hiện trong phấn hoa và hạt (khu trú trong peroxisomes vàcytosol),CAT2chủ yếu được biểu hiện trong các mô quang hợp nhưng cũngcó trong rễ và hạt (khu trú trong peroxisomes và cytosol) vàCAT3được tìmthấy ở lá và môm ạ c h ( k h u t r ú t r o n g t y t h ể )

T ì n h t r ạ n g s t r e s s đ ò i h ỏ i t ế b à o tạo ra và tiêu thụ nhiều năng lượng do đó tăng quá trình phân giải tạo ra mộtlượng lớn H2O2[17]. Peroxidase là một enzyme chứa heme, xúc tác quá trình oxy hóa nhiềuloại cơ chất hữu cơ và vô cơ bằng cách sử dụng hydrogen peroxide làm chấtnhận điện tử POD có ở thực vật và trong một số tế bào động vật Tính đặchiệu củaperoxidaseđốivớiperoxide cao.Peroxidasexúctácphản ứng:

AH2làchất chohiđrovàAlàdạng oxi hóacủanó[11].

SOD thuộc họ metalloenzyme hiện diện ở tất cả các sinh vật hiếu khí.Trong điều kiện stress môi trường, SOD tạo thành tuyến phòng thủ đầu tiênchốngl ạ i c á c t h i ệ t h ạ i d o R O S g â y ra.S O D x ú c t á c v i ệ c l o ạ i b ỏ O2 *- bằngcách chuyển nó thành O2và H2O2 Điều này loại bỏ khả năng hình thành

W e i ss S OD đượcphânl o ạ i thànhba i so z y m e d ự a t r ê n ion kim loại mà nó liên kết,Mn-SOD (khu trú trong ti thể), Fe-SOD (khu trútrong lục lạp) và Cu / Zn-SOD (khu trú trong bào tương, peroxisomes và lụclạp)[17].

Hoạtchấtmelatoninvàứngdụngcủametalonintrongbảoquảnquảsauth uhoạch

Melatonin(N-acetyl-5-methoxytryptamine)(ML)làhợpchấtindoleamine, có chức năng sinh học đa dạng, được phát hiện vào năm 1958 từtuyến tùng của bò Ở thực vật có mạch, ML được phát hiện lần đầu tiên vàonăm1995,kểtừđóMLđãđượcpháthiệnvàđịnhlượngtrongrễ,chồi,l á,quả và hạt của nhiều loài thực vật Hàm lượng ML trong các cơ quan thực vậtthayđổiđángkể,từpicogamđếnmicrogamtrên gamnguyênliệuthựcvật.

ML được biết là tham gia vào các quá trình quan trọng của thực vật,chẳng hạn như hạt nảy mầm, phát triển rễ, ra hoa, quang hợp hoặc già đi củalá ML đã được báo cáo giúp tăng cường khả năng kháng bệnh ở thực vật. Cácnghiên cứu gần đây, chủ yếu được báo cáo giữa năm 2017 và 2019, đã chứngminh rằng ML cũng đóng một vai trò quan trọng trong bảo quản các loại quảkhácnhau[60].

Thực vật có thể tổng hợp ML, bắt đầu từ tryptophan được biến đổi thànhtryptaminebởitryptophandecarboxylase(TDC).Sauđó,tryptamine5- hydroxylase (T5H) có thể hydroxylate tryptamine ở C5 để cung cấp serotonin(5- hydroxytryptamine),cuốicùngđượcchuyểnthànhMLthôngquaarylalkylamineN-acetyltransferasexúctácN-acetylhóavàO-methylhóatiếp theo Có nhiều con đường tổng hợp ML, tuy nhiên tất cả các con đường sinhtổng hợp ML đều liên quan đến serotonin như một chất trung gian, cho thấyrằng serotonin là chất trung gian cần thiết cho quá trình tổng hợp ML ở thựcvật.

Mũi tên đỏ xác định con đường chính ở thực vật, mũi tên màu đen xác định con đườngchính ở động vật, enzyme serotonin N-acetyltransferase (SNAT),hydroxyindole-O- methyltransferase(HIOMT)

Một số nghiên cứu đã xác định các gen liên quan đến quá trình sinh tổnghợp ML ở táo, anh đào, hồ tiêu, cà chua và dưa hấu, chứng minh rằngMLđược sinh tổng hợp trong thịt quả và đóng một vai trò quan trọng trong quátrình sinh trưởng và bảo vệ quả Người ta quan sát thấy rằng hàm lượngMLnộisinhthểhiệnmốiquanhệtỉlệnghịchvớihàmlượngcủaMDA.Tro ngquả anh đào, ML có chức năng là bảo vệ anh đào khỏi stress oxy hóa Hàmlượng ML trong cây cà chua chuyển gen biểu hiện cao hơn đáng kể so với câyhoang dã, O2 *-và H2O2thấp hơn,trong khi hàm lượng proline cao hơn trongcà chua chuyển gen Ở dưa hấu biến đổi gen sinh tổng hợp ML thể hiện khảnăng kháng bệnh tăng cường đối với phytophthora capsici, cho thấy ML cóliênquanđếnviệc bảovệquả[60].

ML ngoạisinhlàm tănghàm lượngML nội sinh trongquả saut h u hoạch.

Hu và cộng sự (2017) [29] báo cáo rằng ML ngoại sinh làm tăng hàmlượng

ML nội sinh trong quả chuối và tác dụng tương tự cũng được quan sátthấyởc à c h u a , v ả i v à a n h đ à o ng ọt N g ư ờ i t a đ ã c h ỉ r a r ằ n g hi ệu ứ n g n à y được tạo ra do ML gây ra sự kích hoạt con đường acid shikimic, dẫn đến sựtích lũy acid amin thơm và kích thích sinh tổng hợp ML Quá trình chín củaquả chủ yếu được điều chỉnh bởi việc sản sinh ethylene, trong khi sự già điđược kiểm soát bởi các tác nhân chống oxy hóa, chẳng hạn như acidh ữ u c ơ và các hợp chất phenolic và ethylene ML làm giảm hàm lượng H2O2, giảmMDA, tăng hàm lượng phenolics và flavonoid, là kết quả của việc tăng cườnghoạt động của các enzyme chống oxy hóa như CAT, SOD, GR, APX và POD.ML có thể thay đổi hàm lượng NO trong trái cây Nồng độ NO cao làm giảmsảnsi n h e t h y l e n e t h ô n g q u a v i ệ c g i ả m biểuh i ệ n c ủ a c á c e n z y m e s i n h t ổ n g hợpethylene1-aminocyclopropanecarboxylicacid(ACC),1-amino- cyclopropane-1-carboxylic acid synthase (ACS) và 1-aminocyclopropane-1- carboxylicacid oxidase (ACO), trong khi nồng độ NO thấp liên quan đến việctăng cường sinh tổng hợp ethylene Người ta đã chứng minh rằng ML có thểứcchếsựgiàđicủaquảthôngquaviệcgiảmnồngđộH2O2trongtếbào.

ML đã được nghiên cứu để kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạchvàc ả i t h i ệ n c h ấ t l ư ợ n g q u ả Li u v à c ộ n g sự (2 0 1 8 ) đ ã báoc á o r ằ n g n h ữ n g thay đổi về màu sắc, độ cứng, hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số và độ axitcủa quả dâu tây bị trì hoãn đáng kể sau khi xử lý ML [36] Việc xử lý dâu tâyvà vải bằng ML làm tăng hàm lượng phenol và anthocyanins, duy trì chấtlượng dinhdưỡngcủa quả.

Xử lý ML làm chậm đáng kể sự suy giảm độ cứng của quả kiwi;làmchậm quá trình giảm chất diệp lục, vitamin C và độ acid, protein hòa tan củadưachuộtsauthuhoạch [60].

Các tác dụng chống oxy hóa của ML ngoại sinh đã được chứng minh làlàm chậm quá trìnhthốirữa củaquảở nhiệt độtừ 0 đến4 ° C M L l à m t ă n g khả năng chịu lạnh ở quả đào sau thu hoạch thông qua việc điều chỉnh hoạtđộngcủa POD,CAT và SOD[13],[14],[15].

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng melatonin ngoại sinh trong bảoquảnquả sau thuhoạch

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của ML trongviệc bảo quản quả sau thu hoạch Nhiều nghiên cứu cho thấy xử lý ML ngoạisinh điều hòa quá trình chín và duy trì chất lượng quả sau thu hoạch Meng vàcộng sự (2015) báo cáo rằng ML ngoại sinh tăng cường hàm lượng ML nộisinh của quả nho và rượu vang đồng thời tăng tích lũy các hợp chất phenolic[40].

Rastegar và cộng sự (2020) đã nghiên cứu xử lí quả xoài sau thu hoạchbằng dung dịch ML 1 mM cho thấy chất lượng của xoài trong quá trình bảoquản được duy trì bằng cách tăng cường hoạt tính các enzyme chống oxy hóa(CAT và POD), kiểm soát enzyme polyphenoloxidase (PPO), duy trì hàmlượng acid ascorbic, phenol tổng số, khả năng chống oxy hóa và cải thiện độtươi của quả Kết quả nghiên cứu này cho thấy, ở nồng độ tối ưu, ML có thểđược coi là một phương pháp đầy hứa hẹn để duy trì chất lượng dinh dưỡngcủa xoài trong quá trình bảo quản Do sự phức tạp của cơ chế ML trong quátrình làm chín quả, người ta hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu sẽ giúp hiểuthêmvềcơ chếcủa chấtđiềuhòa sinhtrưởngnàyởthực vật [47].

Các kết quả nghiên cứu của Gao và cộng sự (2016) cho thấy ngâm quảđào trong ML 0,1 mM phần lớn có thể hạn chế việc hao hụt khối lượng, tỷ lệthối rữa, tỷ lệ hô hấp và duy trì độ tươi của trái cây, tổng chất rắn hòa tan vàhàm lượng acid ascorbic của quả đào trong quá trình bảo quản ở 25°C.Điềunày chứng tỏ ML đã trì hoãn sự già hóa và duy trì các đặc tính chất lượng củaquảđào[24].

Nghiên cứu còn cho thấy những thay đổi về màu sắc, tổng hàm lượngchấtrắn hòa tanv à đ ộ a c i d c ủ a q u ả d â u t â y b ị k ì m h ã m s a u k h i x ử l ý M L , tănghàm lượngphenolvàanthocyaninstổngsố,duy trìchấtlượngd i n h dưỡngcủaquả;MLlàmgiảmsựhóanâubềmặtvàduytrìtínha cidcủaquảlêtươicắtmiếng[60].

Nghiên cứu được công bố gần đây của Onik và cộng sự (2021) cho thấyvai trò điều hòa của ML trong quá trình sản ethylene và chất lượng sau thuhoạch của quả táo Hơn nữa, việc xử lí ML kích thích hoạt động của cácenzyme chống oxy hóa tương ứng, bao gồm POD, SOD và CAT Sự ức chếtổng hợp ethylene qua trung gian ML đóng một vai trò quan trọng trong việclàm chậm quá trình chín của quả sau thu hoạch, tăng cường hoạt động chốngoxyhóa,làmchậmsựhóanâucủavỏ quảtáotrongquátrìnhbảoquản [45].

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

- Đối tượng nghiên cứu là quả bơ thuộc giống bơ 034 ở giai đoạn đạt độgià thu hoạch, được thu hái từ vườn cây thương mại ở xã Gào, thành phốPleiku, tỉnh Gia Lai (13 o 53’50,9”N, 107 o 56’51,1”E) Quả bơ được đóng góitrong thùng carton và chuyển đến phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật – Hóasinh, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn để xử lý và bảoquảntrong12giờsaukhi thuhoạch.

- Hoạt chất melatonin dùng trong bảo quản quả bơ được mua từ hãngBiobasic(Canada).

Thờigianvà địađiểmnghiêncứu

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2021 đếntháng8năm2022.

- Địa điểm nghiên cứu: Các nghiên cứu được tiến hành tại phòng thínghiệm Sinh lý thực vật – Hóa sinh, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường ĐạihọcQuyNhơnvàPhòngthínghiệmTrungtâmKhoahọcvàCôngnghệthực phẩm,KhoaCôngnghệthựcphẩm,HọcviệnNôngnghiệp ViệtNam.

Hóachất vàthiếtbị

Hoạt chất melatonin, methionine được mua từ hãng Biobasic (Canada),sulfanilamide, α-naphthylamine, ethanol, guiacol được mua từ Merck

(Đức),nitrobluetetrazolium(NBT),polyvinylpyrrolidone(PVP)muatừSigma(M ỹ), riboflavin, acid thiobarbituric (TBA) từ hãng Alfa (Mỹ) và một số hóachấtkhác.

Các thiết bị chính dùng trong quá trình nghiên cứu bao gồm tủ bảo quảnquả bơ, máy ly tâm lạnh (Mikiro 22R-Hattich, Đức), máy đo CO2ICA250(Dual Analyser, Japan), máy đo ethylene ICA 56 (Dual Analyser, Japan);máyđomàuMinolta CR-400(NhậtBản), máy đoquangphổ(CECIL-4002,England), máy đo quang phổ (Shimadzu UV-1800, Japan), đo pH(Orion,USA),tủlạnh (Sanyo,Nhật Bản),pipetman (Gilson,Pháp),cânđiệntử,…Một số dụng cụ như bếp điện, đầu côn, ống eppendort, ống falcon,ốngđong,cốc,chày,cốithủytinh,găngtay,khẩutrangchốngđộc…

Nộidungnghiêncứu

- Xác định cường độ hô hấp, hàm lượng ethylene sản sinh, màu sắc vỏquả và thịt quả bơ trong quá trình chín và bảo quản ở 22 o C ±1, độ ẩm 75- 80%sauxửlýMLngoạisinh.

- Xác định tốc độ sản sinh O2 *- , hàm lượng H2O2, hàm lượng MDA củaquả bơ trong quá trình chín ở 22 o C ±1, độ ẩm 75-80% dưới tác động của MLngoại sinh.

- Xác định hoạt độ enzyme peroxidase, superoxide dismutase,catalasecủa quả bơ trong quá trình chín và bảo quản ở 22 o C ±1 và độ ẩm 75-80% saukhi xửlíMLngoạisinh.

Phươngphápnghiêncứu

Mẫu quả bơ 034 trồng tại vườn thương mại ở xã Gào, thành phố Pleiku,tỉnh Gia Lai được lựa chọn dựa trên sự đồng nhất về hình dạng, kích thước,khối lượng, không hư hỏng và đạt độ già thu hoạch (dữ liệu đã được công bốcủa nhóm nghiên cứu) Quả bơ sau khi thu hái, được đóng gói trong thùngcartonvàsauđó đượcchuyển ngayđếnphòngthínghiệmtrong12gi ờsa u thu hoạch.

Quả bơ sau khi thu hái, được rửa dưới vòi nước chảy, làm khô ở nhiệt độphòng và được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm theo 3 nghiệm thức, mỗi nhóm20 quả Hai nhóm được ngâm ngập trong dung dịch ML với nồng độ 0,1 mMvà 0,5 mM trong 2 giờ. Các quả bơ xử lý với ML được thực hiện trong điềukiện ánh sáng yếu để tránh sự phân hủy ML Nhóm quả còn lại được ngâmtrong nước cất trong 2 giờ làm đối chứng Kết thúc quá trình xử lý, quả đượclàmkhôkhôngkhívàbảoquảnở22 o C,độẩm75-80%.

Mẫu bơ từ mỗi nghiệm thức được lấy ngẫu nhiên để phân tích, xác địnhcường độ hô hấp, cường độ sản sinh ethylene, màu sắc vỏ quả và thịt quả bơ,hàm lượng ROS, hoạt tính enzyme chống oxy hóa và mức độ peroxi hóa lipidmàng trong quá trình chín và bảo quản từ lúc thu hoạch (0 ngày) cho đến kếtthúc bảo quản khi quả bơ đã chín hoàn toàn (2,5 - 5 N) (12 ngày sau thuhoạch) Các chỉ tiêu được xác định 2 ngày/1 lần, riêng chỉ tiêu về cường độ hôhấp và sản sinh ethylene được đánh giá hàng ngày Mỗi công thức phân tíchlặplại3lần.

- Cường độ hô hấp được xác định trên thiết bị phân tích nồng độ khí

CO2ICA250 của hãngDualAnalyser,NhậtBản.

Nguyên tắc: Cường độ hô hấp của quả là số ml khí CO2tạo thành do quảhôhấp trongmột đơnvịthờigian trênmộtđơnvịkhốilượng quả.

Quả bơ được đặt trong hộp nhựa 2 l (3 quả/hộp) và đóng kín ở nhiệt độphòng trong 20 phút, tiếp theo là chèn đầu dò vào hộp chứa để ghi lại nồng độCO2.Cườngđộhôhấp đượcbiểuthịbằngmlCO2/kg/h.

- Hàm lượng ethylene được xác định trên máy đo ethylene ICA 56 củahãng DualAnalyser,NhậtBản.

Nguyêntắc:Cườngđộsảnsinhethylenecủaquảlàsốmlkhíethylenet ạo thành do quả tổng hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị khốilượng quả Cách tiến hành tương tự như xác định cường độ hô hấp Cường độsảnsinhethyleneđược biểuthị bằng àlC2H4/kg/h.

- Màu sắc vỏ quả và thịt quả được xác định trên máy đo màu MinoltaCR-

400( N h ậ t B ả n ) Mỗi q u ả b ơ đ ư ợ c đ o h a i g i á tr ị ở h a i v ị t r í k h á c n h a u [47]. Nguyên tắc: Thiết bị đo cường độ màu làm việc dựa trên nguyên lý đomàu sắc theo hệ màu Cielab, thể hiện qua 3 giá trị L * , a * , b * trong đó

L * biểuthịchođộsángcủaquảbơ,cógiátrịtừ0(đen)đến100(trắng);a * biểut hịcho dải màu từ xanh lá cây (- 60) đến đỏ (+ 60); b * biểu thị cho dải màu từvàng (-60) đếnxanhnước biển(+60).

- Tốc độ sản sinh O2 *- được xác định bằng cách đo hàm lượng nitriteđược hình thành từ hydroxylamine khi có mặt của O2 *- theo phương phápWang và Luo(1900)[56].

Nghiền1 g thịt quả bơ trong 3mlđệm Kali phosphat 50mMp H

7 , 8 chứa 1% PVP, ly tâm 10.000 vòng trong 15 phút ở 4 o C, hút dịch chiết. Hỗnhợp phản ứng gồm 1ml dịch chiết với 0,1 ml hydroxylamin hydroclorid 10mM.Hỗnhợpđượcthêmvào1mlsulfanilamide17mMvà1mlα-naphtylamin 7 mM Đo độ hấp thụ ở bước sóng 530 nm Tốc độ sản sinh O2 *- đượctínhtoán dựatrờnNaNO2chuẩn,biểuthịbằngàmol/phỳt/g FW.

- Hàm lượng H2O2được xác định theo phương pháp Velikova (2000), cóbiếnđổi [55].

12.000vòngtr o n g 15p h ú t ở 4 ,h út l ấ y dịchchiết H ỗ n hợpphản ứ n g g ồ m 1ml đệm Kali phosphat 0,01M pH 7, 0,5 ml dịch chiết và 1 ml KI 1M, đặttrong tối trong 1 giờ Đo độ hấp thụở 390 nm Hàm lượng H2O2đ ư ợ c x á c định dựavàođồthịchuẩn

- HàmlượngMDAđược xácđịnhtheophương pháp củaDhindsa (1981) [19]cóbiếnđổi.Nghiền0,3gthịtquảbơtrong3mlTCA10%lạnh,lytâm

12.000 trong 20 phút ở 4 o C Lấy 1ml dịch nổi, thêm vào 3 ml TCA 10% chứaTBA 0,67% và ủ ở 95 o C trong 20 phút, sau đó làm mát trên đá Dung dịchđượcđo ở450nm,532nm,600nmvà biểuthịàmol/gFW.

+ Tách chiết enzyme: Nghiền 1 g thịt quả bơ trong 3 ml dung dịch đệmphosphat50mM,pH6,8chứa1%PVP(Gaovàcộngsự,2016)[24],lytâm 12.000 vòng/phút trong 20 phút ở 4°C Dịch nổi được sử dụng để nghiên cứuhoạttínhcủa enzyme.

+ Hoạt độ SOD được xác định theo phương pháp của Dhindsa và cộngsự (1981) [19] Hỗn hợp bao gồm đệm natri photphat 50 mM, pH 7,8, 14,5mM methionin, 2,25 mM NBT, 30 àM EDTA, 60 àmol riboflavin và 50 àldịchchiếtenzyme.Cỏcốngnghiệmđượcđặtỏnhsỏngđốnhuỳnhquang 15W trong 15 phút Hoạt tính SOD được xác định bằng khả năng ức chế hấp thụquang củaNBTởbước sóng 560nmvà đượcbiểuthịbằngU/gFW.

+ Hoạt độ CAT được xác định theo phương pháp của Aebi và cộng sự(1983) [4] Hỗn hợp (3 ml) chứa 50 mM đệm phosphat, pH 7,0, 40 mM

H2O2và 200 àl dịch chiết enzyme Hoạt độ CAT được xỏc định bằng sự thay đổi độhấp thụ ở240nmvà đượcbiểuthị bằngU/gFW.

+ Hoạt độ POD được thực hiện theo phương pháp của Kochba và cộngsự (1997)[34] Dungdịchphảnứ n g ( 3 m l ) c h ứ a d u n g d ị c h đ ệ m p h o s p h a t 0,05 M, pH 6,8, guaiacol 20 mM, H2O2và 0,1 ml dịch chiết enzyme Hoạt độPODđược đo bằngsựthayđổiđộhấpthụở470nmvà biểu thịbằngU/g FW.

Phương phápxửlýsốliệu

A v à kiểm định LSD 5% để so sánh sự khác biệt trung bình giữa các nghiệm thứcdựa trênsốliệucủa3lầnlặplại.

Ảnhhưởng củ a melatoninngoạisinhđếncườngđộ hôhấpcủaquả b ơtrongquátrìnhchín

Cường độ hô hấp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động trao đổichất của tế bào vì năng lượng thu được từ quá trình hô hấp thúc đẩy tất cả cácphản ứng hóa sinh trong tế bào Quả bơ ở giai đoạn chín, một loạt các quátrình trao đổi chất và nhu cầu năng lượng sinh học diễn ra mạnh mẽ,d o đ ó quảphảihôhấpnhiềuhơnnhằmcungcấpđủnănglượngcầnthiếtchoc ácquá trình này Cường độ hô hấp tăng nhanh làm giảm nhanh chóng lượng chấtkhô dự trữ trong quả nên chất lượng quả giảm nhanh trong bảo quản [38],

[39].Vìvậy,cườngđộhôhấplàchỉtiêucầnkhảosátđểđánhgiáhiệuquảcủav iệc xửlýMLđếnchấtlượngcủa quảbơ sauthuhoạch.

Cường độ hô hấp được thể hiện thông qua lượng CO2giải phóng ra trênđơn vị khối lượng quả trong đơn vịt h ờ i g i a n S ự b i ế n đ ổ i c ư ờ n g đ ộ h ô h ấ p của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín dưới tác động của ML ngoại sinhđược thểhiện ởbảng3.1.

Kết quả số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, cường độ hô hấp tăng liên tục và đạtgiá trị cực đại tại đỉnh hô hấp đột biến vào ngày thứ 6 sau thu hoạch ở tất cảcông thức thí nghiệm, sau đó giảm cho đến khi kết thúc quá trình bảo quản.Thời điểm từ 0 ngày đến 4 ngày sau thu hoạch, cường độ hô hấp của quả bơtăng nhẹ, sau đó tăng đột biến vào ngày thứ 5 và đạt giá trị cực đại ở ngày thứ6 sauthu hoạchvà giảmcho đếnkhi kếtthúc quátrình bảoquản.

Cụ thể, tại thời điểm 5 ngày, cường độ hô hấp tăng lần lượt là 62,49% ởmẫuđốichứng,tăng59,24%ởmẫu0,1mMvàtăng52,49%ởmẫu0,5mMso với 4 ngày sau thu hoạch Sau đó cường độ hô hấp của quả bơ ở tất cả cáccôngthức giảm cho đến khi kếtthúc quá trình bảoquản, trongđ ó c ư ờ n g đ ộ hô hấp giảm đột ngột tại thời điểm 8 ngày sau thu hoạch, mẫu đối chứng giảm40,16%,mẫu0,1mMgiảm41,77%vàmẫu0,5mMgiảm43,39%sovớithời điểm 6 ngày sau thu hoạch Nguyên nhân của hiện tượng này là do quả bơthuộc loại hô hấp đột biến, trong quá trình chín, sự biến đổi cường độ hô hấpcủaquảbơ rấtkhác nhauởcácgiaiđoạnkhácnhau.

Bảng 3.1 Cường độ hô hấp của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động củamelatonin ngoại sinh (ml CO 2 /kg/h) Ngày sauthuhoạ ch

Cườngđộhôhấp(mlCO 2 /kg/h) Đốichứng 0,1mM 0,5Mm LSD CV(%)

12 31,35± 1,22 b 34,18± 1,35 b 46,81± 0,91 a 3,23 2,81 Ở giai đoạn trước hô hấp đột biến (0 ngày đến 4 ngày), bắt đầu từ khi thuhoạch đến khi sắp chín, hoạt động trao đổi chất của quả thấp, hầu như cườngđộ hô hấp không biến động nhiều Ở giai đoạn hô hấp đột biến (5 ngày đến 6ngày), quả bắt đầu chín, quá trình hô hấp xảy ra mãnh liệt, cường độ hô hấptăng nhanh và đạt cực đại khi quả chín hoàn toàn Giai đoạn sau hô hấp độtbiến là lúc quả chín hoàn toàn đến quá chín, quá trình phân hủy chất hữu cơtăng lên, các thành phần khác trong nội bào bị phá hủy làm chất lượng quảgiảmdầnnêncườngđộhôhấpgiảmnhanh[18].

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy cường độ hô hấp của quả bơ ở côngthức xử lý ML 0,5 mM thấp hơn nhiều so với quả bơ đối chứng không xử lýML ở hầu hết các thời điểm nghiên cứu Mặt khác, cường độ hô hấp ở mẫu xửlý ML 0,5 mM có xu hướng tăng chậm hơn so với mẫu đối chứng, thể hiện rõở thời điểm 4 ngày đến 5 ngày, tăng 52,49% trong khi đó mẫu đối chứng tăng62,49%.

Mặt khác, mẫu đối chứng không xử lý ML có cường độ hô hấp tăngnhanh nhất và đạt đỉnh hô hấp đột biến với giá trị 136,27 ml CO2/kg/h vàongày thứ 6 sau thu hoạch, thời điểm này quả bơ đã đạt độ chín ăn được (dữliệu về độ cứng quả của nhóm nghiên cứu) Cùng thời điểm, mẫu xử lý MLcũng đạt đỉnh hô hấp nhưng có giá trị thấp hơn đối chứng, đạt 133,91 mlCO2/kg/h (mẫu ML 0,1 mM) và đạt 116,85 ml CO2/kg/h (mẫu ML 0,5 mM).Như vậy việc xử lí ML ngoại sinh ở nồng độ thích hợp có tác dụng ức chếcường độ hô hấp của quả bơ sau thu hoạch, làm chậm quá trình già hóav à chín của quả bơ ở 22 o C, phù hợp với chỉ tiêu về độ cứng Quả bơ được xử lýML 0,5 mM được duy trì độ cứng và quá trình mềm quả xảy ra chậm hơn sovới quả không xử lý ML (dữ liệu của nhóm nghiên cứu) Kết quả này phù hợpvớinghiêncứutrênquảđào,xửlýML0,1mMlàmgiảmđángkểcườngđộh ô hấp và ức chế hô hấp bột phát ở quả đào trong điều kiện bảo quản ở 25 -28 o C[24].

Sự trì hoãn cường độ hô hấp của quả được xử lý ML đã được quan sátthấy ở các loại quả hô hấp đột biến và không hô hấp đột biến khác như chuối[29],v ả i [ 5 9 ] v à q u ả l ê [ 6 3 ] N g h i ê n c ứ u ứ n g d ụ n g M L t r ê n q u ả x o à i b ả o quản ở 25 o C cũng cho thấy quả được xử lý ML cũng thể hiện mô hình hô hấpbột phát đặc trưng nhưng tốc độ hô hấp tối đa bị trì hoãn 2 ngày so với đốichứng Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ML làm giảmcườngđộhôhấpnhưngthờigianđạtđỉnhhôhấpgiữaquảđốichứngvàquả Đối chứng Melatonin 0,1 mM Melatonin 0,5 mM xử lý ML là như nhau Điều này có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồmloại quả, liều lượng, thời gian xử lý với ML và điều kiện bảo quản [37]. Vìvậy, cơ chế điều hòa hóa sinh và phân tử về tác dụng ức chế của ML đối vớihôhấpcủaquảsauthuhoạch cần đượcnghiêncứu thêm.

Sự biến động về cường độ hô hấp của quả bơ trong quá trình chín và bảoquảndướitácđộngcủa MLngoạisinhđược thểhiệnởbiểuđồ3.1.

Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ hô hấp trong quátrìnhchíncủa quả bơsauthu hoạch

3.2 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ sản sinh ethylenecủa quả bơ trongquátrìnhchín

Ethylenelàhormonthựcvậttựnhiênliênquanđếnquátrìnhs i n h trưởng, phát triển, sự già hóa và chín của thực vật [2] Quá trình chín của quảchủ yếu được điều chỉnh bởi việc sản sinh ethylene [43] Vì vậy, để kéo dàithời gian bảo quản quả cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật ức chế quá trìnhsinh tổnghợp ethylene đểlàmchậmquá trình chíncủaquảsau thuhoạch.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ML ngoại sinh đến cường độ sản sinhethylenetrongquátrình chíncủaquảbơsauthuhoạch thểhiệnquabảng3.2.

C ư ờ ng độ hô hấ p( m lC O 2 /k g /h )

Bảng 3.2 Cường độ sản sinh ethylene của quả bơ sau thu hoạch dưới tác độngcủamelatoninngoại sinh (àl C 2 H 4 /kg/h) Ngàysau thuhoạch

Cườngđộsảnsinhethylene(àlC 2 H 4 /kg/h) Đốichứng 0,1mM 0,5Mm LSD CV(%)

Cóthể thấy thờiđiểm cườngđộsảnsinhethylene caonhất trùngv ớ i ngày có cường độ hô hấp đột biến Cường độ sản sinh ethylene ở tất cả cácmẫu có và không có xử lý ML đều có xu hướng tăng chậm trong những ngàyđầu bảo quản, sau đó tăng nhanh và đạt giá trị cực đại tại thời điểm 6 ngày sauthu hoạch rồi giảm một cách nhanh chóng sau khi quả bơ đạt đỉnh hô hấp độtbiến. Ở công thức đối chứng, cường độ sản sinh ethylene tăng chậm trong 2ngày đầu, tăng từ 0,1àl C2H4/kg/hđến 3,21àl C2H4/kg/hs o v ớ i t h ờ i đ i ể m ban đầu thu hoạch, sau đó tăng nhanh từ ngày thứ 3 (tăng 11,2 lần so với 2ngày sau thu hoạch) và đạt giá trị cực đại vào ngày thứ 6 sau thu hoạch,đạt153,04àlC2H4/kg/h.Saukhiđạtgiỏtrịcựcđại,cườngđộsảnsinhethylene giảm mạnhtừ thời điểm 7ngày đến 9 ngày sauthu hoạch,đ ế n n g à y t h ứ

1 2 sauthuhoạchcườngđộsản sinh ethylene chỉcũn 27,6 àl C2H4/kg/h. Ở công thức xử lý ML nồng độ 0,1 mM và 0,5 mM, cường độ sản sinhethylene của quả bơ có quy luật biến đổi tương tự mẫu đối chứng không xử lýML, cũng đạt giá trị cực đại vào 6 ngày sau thu hoạch Tuy nhiên mẫu xử lýMLcócườngđộsảnsinhethylenetăngchậmvàđạtgiátrịcựcđạithấphơnso với mẫu đối chứng, trong đó công thức ML 0,5 mM có tác động hiệu quảhơn so với mẫu 0,1 mM Cụ thể: mẫu xử lý ML 0,5 mM có cường độ sản sinhethylene thấp hơn so với mẫu 0,1 mM và đối chứng ở tất cả thời điểm nghiờncứuvàđạtgiỏtrịcựcđại88,7àlC2H4/kg/h,trongkhiđúmẫuxửlý0,1mMcú cường độ sản sinh ethylene đạt cực đại là 116,74 àl C2H4/kg/h và mẫu đốichứng đạt 153,04 àl

C2H4/kg/h (cao gấp 1,73 lần so với mẫu 0,5 mM) Nhưvậy, kết quả thực nghiệm trên chứng tỏ việc xử lý ML 0,5 mM có tác dụng ứcchế quá trình sản sinh ethylene, trì hoãn sự già hóa và chín của quả bơ từ đóduy trì được chất lượng của quả tốt nhất trong thời gian bảo quản Nghiên cứunày phù hợp với kết quả được phát hiện bởi Tang và cộng sự (2020) ở quả táota Việc xử lý ML đã làm giảm đáng kể cường độ hô hấp của quả trong thờigian bảo quản, đặc biệt giảm 69,2% so với đối chứng vào 4 ngày sau thuhoạch, ML cũng ức chế sự giải phóng ethylene, giảm đến 71,12% so với quảđối chứng vào8ngàybảoquản [52]. Điều này cũng được thể hiện trong những nghiên cứu của Zhai và cộngsự (2018) ML đã ức chế sảnsinh ethylenetrongq u ả l ê

S t a r k r i m s o n , l à m chậm sự già đi của quả [63] Một số nghiên cứu trên chuối [29], cherry ngọt[57],cũngcókếtquảtươngtự,việcứngdụngMLngoạisinhđãlàmch ậmquá trình chín của quả thông qua việc kìm hãm quá trình sinh tổng hợpethylene trongđiềukiệntựnhiên. MLn g o ạ i s i n h ả n h h ư ở n g đ ế n s ự s ả n s i n h e t h y l e n e c ủ a q u ả s a u t h u hoạch theo cơ chế rất phức tạp Trong nghiên cứu của Hu Wei và cộng sự(2017)[29],ML0,05mMứcchếsựbiểuhiệncủagenMaACO1vàMaACS1, Đối chứng Melatonin 0,1 mM Melatonin 0,5 mM dẫn đến ức chế sinh tổng hợp ethylene và làm chậm quá trình chín của chuối.Ngượclại,MLkíchthíchsảnsinhethylene,tăngcườngsinhtổnghợpethylene lên 27,1% và tích lũy anthocyanin trong cà chua[ 4 8 ] S u n v à c ộ n g sự (2015) cũng đã báo cáo rằng, việc xử lý ML 0,05 mM làm tăng sản sinhethylene và không ảnh hưởng đến các gen sinh tổng hợp ethyleneACS2vàACO1nhưngtăng biểuhiện genACS4ởquảcà chua[51].

ML có vai trò khác nhau trong quá trình già hóa và chín của quả, nó cóthể hoạt động để cân bằng sản sinh ethylene nhưng không phải là chất tăngcường hoặc ức chế trực tiếp ML điều chỉnh sự cân bằng ethylene bằng cáchkích hoạt genACSđể thúc đẩy sản sinh ethylene hoặc ức chế genACOđểgiảmsựtíchlũyethylene[52].Cácnghiêncứutrênđãkếtluậnrằ ngMLcóthể không hoạt động như một repressor ức chế trực tiếp sự phiên mã của cácgen sinhtổnghợpethylene [63].

Sự biến động về cường độ sản sinh ethylen của quả bơ trong quá trìnhchín và bảo quản dưới tác động của ML ngoại sinh được thể hiện ở biểu đồ3.2.

Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ sản sinh ethylene củaquảbơtrong quá trìnhchín

C ư ờ ng đ ộ sả ns in h e th yl e n e (à lC 2 H 4 /k g/ h)

ẢnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếntốcđộsảnsinhO 2 *- củaquảbơtrongquátrình chínvàbảoquảnsau thuhoạch

Ở thực vật bậc cao, khoảng 2% O2được giải phóng trong quá trình hôhấp hiếu khí có thể được chuyển đổi thành O2 *- , là một trong những nguồnchính của ROS [66] O2 *- có thể chuyển thành H 2O2dưới tác dụng của SOD,sau đó

O2 *- và H 2O2có thể chuyển thành OH *- (một ROS độc hại hơn) trongphản ứng Haber-Weiss / Fenton [42] ROS tích tụ quá nhiều có thể thúc đẩyquátrìnhoxyhóagâysuygiảmchấtlượng và lãohóa sau thuhoạch [65].

Tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ được xác định bằng cách theo dõi sựhình thành nitrit từ hydroxylamine với sự có mặt của O2 *- [56] Sự ảnh hưởngcủa ML ngoại sinh đến tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ trong thời gian bảoquảnvà chínđược trìnhbàyởbảng3.3.

Bảng 3.3 Tốc độ sản sinh O 2 *- của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín dướitỏcđộng của melatoninngoạisinh (àmol/g FW/min) Ngày sauthuhoạ ch

TốcđộsảnsinhO 2 *- (àmol/gFW/min) Đốichứng 0,1mM 0,5Mm LSD CV%

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy ở công thức đối chứng, tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ tăng nhanh trong quá trình chín, tăng nhanh nhất và đạt giá trị cựcđạivàongàythứ6sauthuhoạch(đạt5,94àmol/ gFW/min),sauđógiảmtừtừchođếnkhikếtthúc bảoquản. Ở công thức xử lý ML, quy luật biến động về tốc độ sản sinh O2 *- diễn racũng giống với quả đối chứng, tốc độ sản sinh O2 *- tăng nhanh và đạt cực đạitại thời điểm 6 ngày sau thu hoạch (đạt 5,28 àmol/g FW/min ở cụng thức ML0,1 mM và đạt 4,20 àmol/g FW/min ở cụng thức ML 0,5 mM), sau đú giảmdần theo thời gian bảo quản và chín của quả bơ Tuy nhiên, quả xử lý ML cótốcđộsảnsinhO2 *- thấphơnquảđốichứngởtấtcảthờiđiểmnghiêncứu(P

Tại thời điểm 2 ngày sau thu hoạch, tốc độ sản sinh O2 *- tăng lần lượt là1,22 àmol/g FW/min ở mẫu đối chứng, tăng 1,03 àmol/g FW/min ở mẫu

0,1mM và tăng 0,61 àmol/g FW/min ở mẫu 0,5 mM so với 0 ngày Tương tự, tạithời điểm 4 ngày sau thu hoạch, tốc độ sản sinh O2 *- tăng lần lượt là 1,15àmol/g FW/min ở mẫu đối chứng, tăng 0,75 àmol/g FW/min ở mẫu 0,1 mMvà tăng 0,56 àmol/g FW/min ở mẫu 0,5 mM Ở thời điểm 6 ngày sau thuhoạch, tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ tăng mạnh, mẫu đối chứng tăng 2,11àmol/g FW/min, mẫu 0,1 mM tăng 2,04 àmol/g FW/min, mẫu 0,5 mM tăng1,57 àmol/g FW/min Tuy nhiờn tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ ở mẫu 0,5mM tăng chậm hơn so với mẫu đối chứng và mẫu 0,1mM, việc xử lí ML ởnồng độ thích hợp đã làm giảm tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ sau thu hoạch.Từ ngày thứ 8 sau thu hoạch, tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ ở các mẫu bắtđầu giảm và ở ngày thứ 10 tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ ở mẫu 0,5 mMgiảm đỏng kể (giảm 1,21 àmol/g FW/min) so với mẫu đối chứng

(giảm 0,43àmol/g FW/min) và0,1mM (giảm0,59àmol/gFW/min).

Kết quả xử lý thống kê cho thấy việc xử lí ML ở nồng độ thích hợp ảnhhưởng có ý nghĩa đến tốc độ sản sinh O2 *- của quả bơ Trong đó công thức xửlý ML 0,5 mM hiệu quả hơn công thức 0,1 mM Tốc độ sản sinh O2 *- là 4,2àmol/g/min (ML 0,5 mM) và 5,28 àmol/g/min (ML 0,1 mM) so với mẫu đốichứng là 5,94 àmol/g/minsau6ngàythu hoạch (Biểuđồ 3.3). Đối chứng Melatonin 0.1 mM Melatonin 0.5 mM

SựbiếnđộngvềtốcđộsảnsinhO2 *- củaquảbơtrongquátrìnhchínvàbảo quản dưới tácđộngcủaMLngoại sinhđượcthểhiệnởbiểu đồ3.3.

Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tốc độ sản sinh O 2 *- của quả bơtrongquá trình chínvàbảo quảnsau thuhoạch.

Ảnhhư ởn g c ủ a melatonin n g o ạ i si n h đ ến h à m lượngH 2 O 2 c ủ a q u ả b ơ trongquátrình chínvàbảoquảnsau thuhoạch

Hydrogen peroxide làmột loại ROS được hình thành khiO2 *- trải quaquátrìnhkhửđơnhóatrịcũngnhưprotonhóa.H2O2đượctạorachủyếulà do phản ứng chuyển hóa O2 *- được xúc tác bởi SOD H 2O2trong thực vật hoạtđộng như con dao hai lưỡi, nó có lợi ở nồng độ thấp nhưng gây hại ở nồng độcao hơn trong tế bào Trong nội bào với nồng độ thấp, H2O2hoạt động nhưmột tín hiệu điều chỉnh cho các quá trình sinh lý thiết yếu như lão hóa, quangphân tử và quang hợp, đóng mở khí khổng, chu kỳ tế bào, sinh trưởng và pháttriển Do thời gian bán hủy dài hơn đáng kể là 1 ms so với các ROS khác,H2O2cóthể dichuyển khoảngcách xa hơn và xuyênquam à n g t ế b à o t h ự c vật Ở nồng độ cao H2O2có thể xuyên qua màng thông qua aquaporin và gâyratổnthươngoxyhóa[17].

Tố cđ ộ sả ns in hO 2 (à m ol /g F W /m in )

Kết quả theo dõi sự biến đổi hàm lượng H2O2của quả bơ trong thời gianbảo quản vàchíndưới tácđộng củaMLngoạisinh đượcthểhiệnởbảng 3.4.

Bảng3.4.HàmlượngH 2 O 2 củaquảbơtrong thờigianbảo quảnvà chíndướitácđộng của melatoninngoạisinh(àmol/g FW) Ngàysau thuhoạch

Hàmlượng H 2 O 2 (àmol/gFW) Đốichứng 0,1mM 0,5Mm LSD CV%

Kết quả phân tích ở bảng 3.4 cho thấy sự biến động về hàm lượng

H2O2của quả bơ tương tự như tốc độ sản sinh O2 *- , tăng liên tục từ 0 ngày đến 6ngày, tăng nhanh từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 Hàm lượng H2O2ở quả đốichứng tăng trong quỏ trớnh chớn và đạt cực đại là 71,77 àmol/g FW ở ngày thứ6 sauthu hoạchsauđó giảmdầncho đếnkhikết thúcquá trìnhbảoquản. Ở công thức xử lý ML, quy luật biến động hàm lượng H2O2cũng diễn ratương tự với công thức đối chứng, hàm lượng H2O2tăng liên tục từ 0 đến 6ngày; tại thời điểm 2 ngày sau thu hoạch, hàm lượng H2O2tăng lần lượt là9,24 àmol/g FW ở mẫu 0,1 mM và tăng 8,8 àmol/g FW ở mẫu 0,5 mM.Tươngtự,tạithờiđiểm4ngàysauthuhoạch,hàmlượngH2O2tănglầnlượt là 5,61 àmol/g FW ở mẫu 0,1 mM và tăng 3,99 àmol/g FW ở mẫu 0,5 mM.Hàm lượng H2O2của quả bơ tăng mạnh ở thời điểm 6 ngày sau thu hoạch,mẫu 0,1 mM tăng 27,17àmol/g

FW (gấp 1,75 lần so với 4 ngày),m ẫ u 0 , 5 mM tăng 8,17 àmol/g FW (gấp 1,24 lần so với 4 ngày) trong khi đú mẫu đốichứngtăng3 2, 56 à m o l / g FW(gấp1, 83 lầnso vớ i 4ngày) Đ i ề u nàylàdo Đối chứng Melatonin 0.1 mM Melatonin 0.5 mM trong khoảng thời gian này quả bơ có cường độ hô hấp mạnh đạt đỉnh hô hấpđột biến tại thời điểm 6 ngày sau thu hoạch nên qua trình phân giải vật chấtdiễn ramạnhhơn,tạoranhiềusảnphẩmphụ H2O2.

Mặtk h á c , k ế t q u ả x ử l ý t h ố n g k ê c h o t h ấ y v i ệ c x ử l ý M L ở n ồ n g đ ộ thích hợp có ý nghĩa đến hàm lượng H2O2của quả bơ Quả được xử lý ML cóhàmlượngH2O2thấphơnđángkểsovớiđốichứng,giảmnhiềunhấtlàquảx ửl ý ML 0, 5 m M, g i ả m 41,23%sa u 6 n gà y thuh o ạ c h ( B i ể u đ ồ 3 4 ) N h ư vậy,k ế t q u ả t h ự c n g h i ệ m trênc h ứ n g m i n h v i ệ c x ử l ý M L v ớ i n ồ n g đ ộ 0 , 5 mM có tác dụng làm giảm hàm lượng H2O2trong quả bơ hiệu quả nhất, có tácdụng cảithiệnchất lượngquảbơ trongquátrìnhbảo quảnvàchín.

Sự biến động về hàm lượng H2O2của quả bơ trong quá trình chín và bảoquảndướitácđộngcủa MLngoạisinhđược thểhiệnởbiểuđồ3.4.

H 2 O 2 củaquảbơtrong quá trình chínvà bảo quảnsau thuhoạch

Trong nghiên cứu này, hàm lượng O2 *- và H 2O2tăng nhanh trong quátrình chín, chứng tỏ có sự tương đồng về xu hướng thay đổi giữa cường độ hôhấpvàROS(O2 *- vàH2O2)sảnsinh,chothấysựphụthuộccủaviệctạoROS

H àm lư ợ ng H 2O 2( àm ol /g F W ) và quá trình hô hấp bột phát của quả bơ Ở quả hô hấp đột biến, có sự

“bùngnổ” ROS xảy ra cùng với sự gia tăng cường độ hô hấp trong thời kỳ chín, hàmlượng ROS tăng đã tham gia vào quá trình tổng hợp ethylene thông qua việckích thích sự hoạt hóa aminocyclopropanecarboxylate oxidase, do đó có thểđẩynhanhquá trìnhchínvà giàởquả[20].

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trên quả xoài, hàm lượng H2O2ởquả đối chứng tăng dần trong quá trình chín, đạt giá trị cao nhất ở 12 ngày vàsau đó giảm đến 15 ngày [20] Tốc độ sản sinh O2 *- trong quả đào đối chứngcũngtăngdầntheothờigian bảoquản[24].

Cácn g h i ê n c ứ u t r ư ớ c đ â y đ ã c h ỉ r a r ằ n g c á c l o ạ i q u ả k h á c n h a u v ề cường độ hô hấp sẽ khác nhau về đặc tính oxy hóa trong quá trình chín vì sựvận chuyển điện tử trong quá trình hô hấp là một trong những nguồn chính tạora ROS [7] Việc tích lũy quá nhiều ROS có thể thúc đẩy quá trình oxy hóagâyrasựsuygiảmchấtlượngvàgià đicủaquảsauthuhoạch [65].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc xử lý ML làm giảm đáng kể hàmlượngH2O2vàtốc độsảnsinh O2 *- ởquảbơtrongquátrình chín,tươngtựnhư nghiên cứu của Shang và cộng sự (2021) trên quả việt quất, tốc độ sảnsinh O2 *- giảm 17,54% so với đối chứng vào cuối thời gian bảo quản, sự tíchlũy H2O2tăng 14,17% trong khi đối chứng là 23,87%[ 4 8 ]

K ế t q u ả n g h i ê n cứu trên quả dâu tây cũng cho thấy hàm lượng

H2O2trong quả xử lý ML 0,1mM và 1 mM thấp hơn so với quả đối chứng trong suốt quá trình bảo quản.Sau 12 ngày bảo quản, xử lý ML 0,1 mM và 1 mM làm giảm lần lượt là27,43% và 25,86% hàm lượng H2O2ở quả dâu tây so với đối chứng Sự tíchlũy ROS trong quả xử lý ML giảm là do sự ức chế cường độ hô hấp và tăngcường hệ thống chống oxy hóa [25] Những dữ liệu này chỉ ra rằng việc xử lýML có thể làm tăng khả năng loại bỏ ROS, giảm sự tích lũy ROS trong thịtquảbơ,điềunàycóthểlàmgiảmtổnthươngoxyhóamàngtế bàothịtquả.

Ảnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếnsựperoxihóalipidmàngcủ aquảbơtrong quátrình chínvàbảo quản sau thuhoạch

ROS làm thay đổi các chuỗi bên của acid béo không bão hòa của lipidmàng, bắt đầu chuỗi phản ứng oxy hóa và dẫn đến quá trình peroxy hóa lipid,làm hỏng màng [53] MDA là sản phẩm oxy hóa cuối cùng được sử dụng nhưmột chất chỉ thị cho quá trình peroxy hóa lipid [19] H2O2làm tăng tốc độperoxy hóa lipid màng tế bào nếu nồng độ vượt quá mức cho phép và dẫn đếnsự tích lũy nhiều MDA, làm hỏng màng lipid và gây ra sự già đi của quả Mứcđộ peroxy hóa lipid được đánh giá bằng cách xác định hàm lượng MDA trongthịtquả.ChúngtôiđãtiếnhànhnghiêncứusựbiếnđộnghàmlượngMD Acủa quả bơ trong thời gian bảo quản và chín dưới tác động của ML ngoại sinhvà thuđượcsốliệu ởbảng3.5.

Bảng 3.5 Hàm lượng MDA của quả bơ (àmol/g FW) trong quỏ trỡnh chớn dướitácđộng của melatoninngoại sinh Ngày sauthuhoạ ch

Hàmlượng MDA(àmol/gFW) Đốichứng 0,1mM 0,5Mm LSD CV%

Từ số liệu ở bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy rằng hàm lượng MDA ở quảđối chứng tăng đáng kể từ 0 ngày đến 8 ngày sau thu hoạch, đạt cực đại32,37àmol/g ở ngày thứ 8, sau đú giảm nhanh trong những ngày cũn lại của quátrìnhbảoquản. Đối chứng Melatonin 0.1 mM Melatonin 0.5 mM Ở các mẫu xử lý ML, có sự biến động hàm lượng MDA khác nhiều sovới đối chứng không xử lý ML Cụ thể, hàm lượng MDA tăng từ 0 ngày đến 4ngày, sau đó giảm mạnh vào ngày thứ 6, giảm 37,91% ở mẫu 0,1 mM và60,32% ở mẫu 0,5 mM so với ngày thứ 4 sau thu hoạch; sau đó đạt giá trị cựcđại vào ngày thứ 8 (mẫu

ML 0,1 mM đạt 24,71 àmol/g và mẫu ML 0,5 mMđạt19,29àmol/g)vàgiảmnhẹvàocuốithờigianbảoquản(Biểuđồ 3.5).

Biểu đồ 3.5 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng MDA của quả bơtrongquá trình chínvàbảoquản sau thuhoạch

Mặc khác, kết quả thống kê cho thấy, quả bơ được xử lý ML có hàmlượng MDA thấp hơn nhiều so với đối chứng không xử lý ML, mức giảmmạnh nhất được thể hiện sau ngày thu hoạch thứ 6, đạt 12,53 àmol/g (ML 0,1mM) và 7,17 àmol/g (ML 0,5 mM) so với đối chứng là 28,96 àmol/g Trongnghiờn cứu này, cụng thức ML 0,5 mM là hiệu quả hơn so với 0,1 mM Quảđược xử lý ML 0,5 mM có hàm lượng MDA thấp hơn so với đối chứng vàcông thức 0,1 mM (P < 0,05) Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ việcxử lý ML với nồng độ 0,5 mM có tác dụng làm giảm hàm lượng MDA trongquả bơ hiệu quả nhất, có tác dụng cải thiện chất lượng quả bơ trong quá trìnhbảo quảnvà chín.

H àm lư ợ ng m al on di al de hy de (n m ol /g FW )

Sự giatăng hàm lượng ROS (O2 *- và H 2O2) phù hợp với sự gia tăng mứcđộ peroxy hóa lipid màng, được thể hiện bởi hàm lượng MDA tích lũy trongquảbơ.

Kết quả nghiên cứu ở quả bưởi cho thấy hàm lượng MDA tăng và mấttính toàn vẹn của màng ở quả bị stress oxy hóa trong quá trình lão hóa sau thuhoạch thường kèm theo sự tích lũy quá nhiều H2O2và sự bùng nổ stress oxyhóa [44] So với mẫu đối chứng, mẫu xử lý ML đã duy trì hàm lượng MDAthấp hơn cho thấy việc xử lý ML ở quả bơ có hiệu quả trong việc duy trì tínhtoàn vẹn màng tế bào, do đó có thể góp phần làm chậm quá trình chín và giàhóa.

KếtquảnàytươngtựvớinghiêncứucủaOnikvàcộngsự(2021),việcxửl ýML1mMtrênquảtáolàmgiảmhàmlượngMDAlầnlượtlà32%và46%vào ngày28vàngày56củaquátrìnhbảoquản[45].Bằngchứngnàyđượchỗt r ợ t hê m bởing hi ên cứ u t r ê n qu ảdâut ây ,sovớ iq uả kh ôn gx ử lýML,việcx ửlýML0,1mMvà1mMlàmgiảmhàmlượngMDAlầnlượtlà45,48%và39,26% vàogiaiđoạncuốicủaquátrìnhbảoquản[36].Điềunàychứngt ỏ r ằ n g v i ệ c x ử l ý ML c h o q u ả d â u t â y c ó t h ể t ă n g c ư ờ n g k h ả n ă n g chống lại stress oxyhóavàlàmchậmquátrìnhlãohóasauthu hoạch của quả. Các nghiên cứu tương tự đã chỉ ra rằng quá trình peroxy hóa lipid màngbị hạn chế bởi việc xử lý ML trong quá trình bảo quản sau thu hoạch quả xoài[20], quả cherry [41], quả việt quất[ 4 8 ] M L c ó t h ể l à m g i ả m q u á t r ì n h peroxy hóa lipid bằng cách tăng cường hoạt động các enzyme thu gom ROS[42], điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid màng tế bào như tăng acid béokhông bão hòa và là tín hiệu trung gian cho sự phân hủy phospholipid màng[20].

Ảnhhưởngcủamelatoninngoạisinhđếnhoạtđộenzymechốngoxyhóacủaqu ảbơtrong quátrình chín vàbảo quản sauthu hoạch

Hệ thống chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc dập tắt ROSvà duy trì cân bằng nội môi oxy hóa khử của tế bào, từ đó điều chỉnh sự lãohóaởthực vật.

SOD, CAT và POD là các enzyme chống oxy hóa quan trọng, trong đóSOD là hàng rào đầu tiên chống lại tác hại oxy hóa, xúc tác quá trình khử

O2 *- thành H 2O2, tiếp theo H2O2sẽ được phân hủy bởi CAT và POD [42] Vì thếchúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của ML ngoại sinh đến hoạt độ củacácenzymechốngoxyhóa của quảbơtrong thờigian chínvàbảoquản.

3.6.1 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme superoxidedismutasecủaquảbơtrong quátrìnhchín vàbảo quản sauthuhoạch

Kết quả theo dõi sự biến động hoạt độ enzyme SOD của quả bơ trongthời gian bảo quản và chín dưới tác động của ML ngoại sinh được thể hiện ởbảng3.6.

Bảng3.6.Hoạtđộenzymesuperoxidedismutase củaquảbơtrong thờigianbảo quảnvàchín(U/gFW)

Hoạtđộenzyme SOD(U/gFW) Đốichứng 0,1mM 0,5Mm LSD CV%

Số liệu thu được từ thực nghiệm ở bảng 3.6 cho thấy hoạt độ enzymeSOD của quả bơ ở quả đối chứng và xử lý ML dao động theo quy luật tươngtựnhau. Đối chứng Melatonin 0.1 mM Melatonin 0.5 mM Ở công thức đối chứng, hoạt độ enzyme SOD tăng đột biến vào 2 ngàysau thu hoạch, tăng từ 29,55 U/g FW lên 71,45 U/g FW (tăng 2,42 lần), giảmcòn 48,46 U/g FW sau 4 ngày, tiếp tục tăng sau 6 ngày (71,38 U/g FW) và sauđógiảmmạnhchođếnhếtthời gianbảoquản.

Tương tự với đối chứng, ở công thức xử lý ML, hoạt độ enzyme SODcũng tăng đột biến vào 2 ngày sau thu hoạch tăng từ 29,55 U/g FW lên 74,91U/g FW ở mẫu ML 0,1 mM (tăng 2,54 lần), đạt 79,03 U/g FW ở mẫu 0,5 mM(tăng 2,67 lần), sau 4 ngày giảm còn 51,23 U/g FW (mẫu 0,1 mM) và 51,77U/g FW (mẫu 0,5 mM), tiếp tục tăng sau 6 ngày và sau đó giảm mạnh chođến hết thời gian bảo quản Tuy nhiên, quả xử lý ML có hoạt độ enzyme SODcao hơn đối chứng ở hầu hết các thời điểm nghiên cứu (trừ ngày thứ 6 ở côngthức0,1 mM)(P F

3 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedur et Tests(LSD)forCDHH0 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,notthe experimentwiseerrorrate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơsau 0ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 1ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH1 Source DF Sumof

00 R-Square Coeff Var RootMSE CDHH1Mean

0 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

P r o c e d u r e t Tests(LSD)forCDHH1 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơsau 2ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 2ngàybảoquản

9 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 2ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơsau 2ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 3ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 3ngàybảoquản

3 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

8 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

0 0.0088 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 3ngàybảoquản

TheANOVAProcedur et Tests(LSD)forCDHH3 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH4 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedur Tests(LSD)forCDHH4 et Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 5ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH5 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr >

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 5ngàybảoquản

32 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 5ngàybảoquản

TheANOVAProcedur Tests(LSD)forCDHH5 et Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 6ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH6 Source DF Sumof

Squares MeanSquare FValue Pr > F CorrectedTota l 8 690.11155

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

6 0.0003 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 6ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 6ngàybảoquản

TheANOVAProcedur et Tests(LSD)forCDHH6 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedur etTests (LSD)forCDHH7 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 8ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 8ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH8 Source DF Sumof

4 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 8ngàybảoquản

TheANOVAProcedur et Tests(LSD)forCDHH8 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 9ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 9ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH9 Source DF Sumof

8 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

8 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 9ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 9ngàybảoquản

TheANOVAProcedur Tests(LSD)forCDHH9 et Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 10ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH10 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

6 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 0.0005 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 10ngàybảoquản

52 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 10ngàybảoquản

P r o c e d u r e tTests (LSD)forCDHH10 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,notthe experimentwiseerrorrate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 11ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 11ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CDHH11 Source DF Sumof

11 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 11ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 11ngàybảoquản

P r o c e d u r e tTests (LSD)forCDHH11 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 12ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 12ngàybảoquản

Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 12ngàybảoquản

00 Cườngđộh ô hấpcủa quảb ơs a u 12ngàybảoquản

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n

R-Square Coeff Var Root MSE ETHYLENE0 Mean

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

MEL 2 0 0 tTests(LSD)forCDHH12Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE0 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

TheANOVAProcedure DependentVariable:ETHYLENE1 Source DF Sumof

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE1 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

TheANOVAProcedure DependentVariable:ETHYLENE2 Source DF Sumof

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE2 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

TheANOVAProcedure DependentVariable:ETHYLENE3 Source DF Sumof

Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE3 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE4 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

TheANOVAProcedure DependentVariable:ETHYLENE5 Source DF Sumof

8 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE5 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

TheANOVAProcedure DependentVariable:ETHYLENE6 Source DF SumofSquares MeanSquar e FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE6 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,notthe experimentwiseerrorrate.

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 7 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: ETHYLENE7

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 7 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 7 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for ETHYLENE7

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 7 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

1 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE8 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Cường độ sả n sinh ethylene củ a quả bơ sau 9 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for ETHYLENE9

Cườngđộs ảnsinhethylenecủaquảb ơs au 9 ngàybảoquản

The ANOVA ProcedureDependentVariabl e:ETHYLENE9 Source DFS u m of SquaresM e a n SquareF Value Pr >

37.36333 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

4 Cườngđộs ảnsinhethylenecủaquảb ơs au 9 ngàybảoquản

Meanswith thesameletterarenotsignificantlydifferent. tGrouping Mean N MEL

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE10 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Cường độs ảnsinhethylenecủaquảb ơs a u 11 ngàybảoquản

Cường độs ảnsinhethylenecủaquảb ơs a u 11 ngàybảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:ETHYLENE11 Source DF Sumof

1 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

5 Cường độs ảnsinhethylenecủaquảb ơs a u 11 ngàybảoquản

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE11 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

3 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F n

TheANOVAProcedure tTests(LSD)forETHYLENE12 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Tốcđộs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs a u 0 ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 0ngày bảo quản

TheANOVAProcedure DependentVariable:SUP0 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

7 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

0 Tốcđộs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 0ngàybảo quản

8 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 0ngày bảo quản

The ANOVA Proceduret Tests(LSD)forSUP0 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 2ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 2ngày bảo quản

TheANOVAProcedure DependentVariable:SUP2 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

0 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 2ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 2ngày bảo quản

The ANOVA Proceduret Tests(LSD)forSUP2 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 4ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 4ngày bảo quản

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 4ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 4ngày bảo quản

The ANOVA Proceduret Tests(LSD)forSUP4 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 6ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 6ngày bảo quản

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr >

1 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 6ngày bảo quản

6 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 6ngày bảo quản

The ANOVA Proceduret Tests(LSD)forSUP6 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,notthe experimentwiseerrorrate.

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 8ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 8ngày bảo quản

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr >

1 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 8ngày bảo quản

Tố c độ sả n sinh superoxide củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for SUP8 Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Tố c độ sả n sinh superoxide củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n

Tố c độ sả n sinh superoxide củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n

Meanswith thesame letterare notsignif icantlydifferent

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Tốc độs ảnsinhsuperoxide củaquảb ơs au 1 0ngày bảo quản

2 Tốc độs ảnsinhsuperoxide của quảb ơsa u 1 0 ngày bảo quản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forSUP10 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Tốc độs ảnsinhsuperoxide của quảb ơsa u 1 2 ngày bảo quản

Tốc độs ảnsinhsuperoxide của quảb ơsa u 1 2 ngày bảo quản

Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

3 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Tốc độs ảnsinhsuperoxide của quảb ơsa u 1 2 ngày bảoquản

16 Tốc độs ảnsinhsuperoxide của quảb ơsa u 1 2 ngày bảoquản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forSUP12 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,notthe experimentwiseerrorrate.

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: HP0

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for HP0

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: HP2

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for HP2

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

7 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Meanswiththesameletterarenotsignificantly different. tGrouping Mean N MEL

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 4 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: HP4

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 4 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 4 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Meanswiththesameletterarenotsignificantly different. tGrouping Mean N MEL

0 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

The ANOVA Proceduret Tests (LSD)forHP4 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for HP6

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: HP8

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Meanswiththesameletterare notsignificantlydifferent. tGrouping Mean N MEL

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for HP8

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: HP10

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for HP10

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: HP12

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Hydro Peroxyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for HP12

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

1 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

11 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

The ANOVA Proceduret Tests (LSD)forMD0 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quản The ANOVA Procedure Dependent Variable: MD2

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quản The ANOVA Procedure

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quản The ANOVA Procedure

8 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quản

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for MD2

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 4 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: MD4

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 4 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

1 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 4 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for MD4

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quản The ANOVA Procedure Dependent Variable: MD6

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quản The ANOVA Procedure

0 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quản The ANOVA Procedure

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 6 ngày bả o quản

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for MD6

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quản The ANOVA Procedure

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quản The ANOVA Procedure Dependent Variable: MD8

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quản The ANOVA Procedure

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quản

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for MD8

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: MD10

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for MD10

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

8 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Meanswiththesameletterarenotsignificantly different. tGrouping Mean N MEL

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: MD12

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for MD12

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hàm lượng Malondialdehyde củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

Meanswiththesameletterarenotsignificantly different. tGrouping Mean N MEL

5 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơs au 0 ngàybảo quản

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs au0 ngàybảo quản

11 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

0 Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u0 ngàybảo quản

Hoạ t độ enzyme superoxide dismutase củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for SD0

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hoạ t độ enzyme superoxide dismutase củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure Dependent Variable: SD2

Hoạ t độ enzyme superoxide dismutase củ a quả bơ sau 2 ngày bả o quả n

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutasecủaquảbơsau2 ngàybảo quản

07 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutasecủaquảb ơsa u2 ngàybảo quản

The ANOVA Proceduret Tests (LSD)forSD2 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơsa u4 ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơsa u4 ngày bảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:SD4 Source DF Sumof

9 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơsa u4 ngày bảoquản

4 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơsa u4 ngày bảoquản

The ANOVA Proceduret Tests (LSD)forSD4 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u6 ngàybảo quản

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u6 ngàybảo quản

4 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutasecủaquảb ơs a u6 ngàybảo quản

7 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutasecủaquảb ơs a u 6 ngàybảo quản

The ANOVA Proceduret Tests (LSD)forSD6 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơs au8 ngàybảo quản

Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutasecủaquảb ơs a u8ngàybảo quản

TheANOVAProcedure DependentVariable:SD8 Source DF Sumof

1 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutase củaquảb ơs au8 ngàybảo quản

7 Hoạtđộe n z y m e superoxide dismutasecủaquảb ơs a u8 ngàybảo quản

The ANOVA Proceduret Tests (LSD)forSD8 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u10 ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u10 ngày bảoquản

1 Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u10 ngày bảoquản

14 Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u10 ngày bảoquản

The ANOVA Proceduret Tests(LSD)forSD10 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u12 ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u12 ngày bảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:SD12 Source DF Sumof

6 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e superoxidedismutase củaquảb ơs a u12 ngày bảoquản

Hoạ t độ enzyme superoxide dismutase củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for SD12

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hoạ t độ enzyme peroxidase củ a quả bơ sau 0 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: PERO0

Hoạtđộe n z y m e peroxidase của quảb ơs au 0ngày bảo quản

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

0 Hoạtđộe n z y m e peroxidase của quảb ơsau 0ngày bảo quản

11 Hoạtđộe n z y m e peroxidase củaquảb ơs a u 0ngày bảoquản

TheANOVAProcedur etTests(LSD)forPER O0 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e peroxidase củaquảb ơs a u 2ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e peroxidase củaquảb ơs a u 2ngày bảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:PERO2 Source DF Sumof

4Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

7 0.0004 Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs a u 2ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs a u 2ngày bảoquản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forPERO2 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

Hoạtđộe n z y m e peroxidase củaquảb ơsa u 4 ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e peroxidase củaquảb ơsa u 4 ngày bảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:PERO4 Source DF Sumof

7 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 F

1 Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs a u 6ngày bảoquản

67 Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs a u 6ngày bảoquản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forPERO6 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Meanswiththesameletterarenotsignificantly different. tGrouping Mean N MEL

Meanswiththesameletterarenotsignificantly different. tGrouping Mean N MEL

Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs a u 8ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs a u 8ngày bảoquản

5 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

3 F

Hoạtđộe n z y m e peroxidasecủaquảb ơs au 1 0 ngàybảo quản

Hoạ t độ enzyme peroxidase củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for PERO10

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hoạ t độ enzyme peroxidase củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: PERO12

Hoạ t độ enzyme peroxidase củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

9 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

3 Hoạtđộe n z y m e peroxidase của quảbơsau12ngày bảoquản

9 Hoạtđộe n z y m e peroxidase của quảb ơs a u 1 2ngày bảo quản

Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs a u 0 ngàybảo quản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CAT0 Source DF Sumof

84 Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs au 0ngàybảoquản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forCAT0 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorra te.

TheANOVAProcedure DependentVariable:CAT2 Source DF Sumof

0 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

7 Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs a u 2 ngàybảo quản

6 Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs a u 2 ngàybảo quản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forCAT2 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e Catalase củaquảb ơs au4 ngày bảoquản

Hoạtđộe n z y m e Catalase củaquảb ơs au4 ngày bảoquản

TheANOVAProcedure DependentVariable:CAT4 Source DF Sumof Squares MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e Catalase củaquảb ơs au4 ngày bảoquản

35 Hoạtđộe n z y m e Catalase củaquảb ơs au4 ngày bảoquản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forCAT4 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

Hoạtđộe n z y m e Catalase củaquảb ơsa u 6 ngàybảoquản

Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs a u 6ngàybảo quản

9 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs a u 6ngàybảo quản

4 Hoạtđộe n z y m e Catalasecủaquảb ơs a u 6 ngàybảo quản

The ANOVA ProceduretTests(LS D)forCAT6 Note:ThistestcontrolstheTypeIcomparisonwiseerrorrate,nottheexperimentwiseerrorr ate.

2 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

Hoạ t độ enzyme Catalase củ a quả bơ sau 8 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for CAT8

Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hoạ t độ enzyme Catalase củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure Dependent Variable: CAT10

Hoạ t độ enzyme Catalase củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n The ANOVA Procedure

7 Source DF AnovaSS MeanSquare FValue Pr > F

1 Hoạtđộe n z y m e Catalase củaquảb ơsau10ngày bảo quản

Hoạ t độ enzyme Catalase củ a quả bơ sau 10 ngày bả o quả n

The ANOVA Procedure t Tests (LSD) for CAT10 Note:This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate

Hoạ t độ enzyme Catalase củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n

Hoạ t độ enzyme Catalase củ a quả bơ sau 12 ngày bả o quả n

Dependent Variable: CAT12 Mean Square F ValuePr > F

Ngày đăng: 31/08/2023, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1.Quảbơ034sauthuhái - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Hình 2.1. Quảbơ034sauthuhái (Trang 31)
Bảng 3.1. Cường độ hô hấp của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động củamelatonin ngoại sinh (ml CO 2 /kg/h) - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Bảng 3.1. Cường độ hô hấp của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động củamelatonin ngoại sinh (ml CO 2 /kg/h) (Trang 38)
Bảng 3.2. Cường độ sản sinh ethylene của quả bơ sau thu hoạch dưới tác  độngcủamelatoninngoại sinh (àl C 2 H 4 /kg/h) - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Bảng 3.2. Cường độ sản sinh ethylene của quả bơ sau thu hoạch dưới tác độngcủamelatoninngoại sinh (àl C 2 H 4 /kg/h) (Trang 41)
Bảng 3.3. Tốc độ sản sinh O 2 *- của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín dướitỏcđộng của melatoninngoạisinh (àmol/g FW/min) - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Bảng 3.3. Tốc độ sản sinh O 2 *- của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín dướitỏcđộng của melatoninngoạisinh (àmol/g FW/min) (Trang 44)
Bảng 3.5. Hàm lượng MDA của quả bơ (àmol/g FW) trong quỏ trỡnh chớn dướitácđộng của melatoninngoại sinh - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Bảng 3.5. Hàm lượng MDA của quả bơ (àmol/g FW) trong quỏ trỡnh chớn dướitácđộng của melatoninngoại sinh (Trang 50)
Bảng 3.7. Hoạt độ enzyme peroxidase của quả bơ trong thời gian bảo quản  vàchín dưới tácđộngcủamelatoninngoạisinh (U/g FW) - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Bảng 3.7. Hoạt độ enzyme peroxidase của quả bơ trong thời gian bảo quản vàchín dưới tácđộngcủamelatoninngoạisinh (U/g FW) (Trang 55)
Hình 3.1. Màusắcvỏquả (A) vàthịt quảbơ(B)của cáccôngthứcthínghiệmở ngàybảo quản thứ12 - 1081 nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản luận vă
Hình 3.1. Màusắcvỏquả (A) vàthịt quảbơ(B)của cáccôngthứcthínghiệmở ngàybảo quản thứ12 (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w