1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biến đổi xã hội của nông dân người việt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay ở đồng bằng sông cửu long báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm đại học quốc

343 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 343
Dung lượng 4,83 MB

Nội dung

- Theo lý thuyết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường dẫn tới sự phát triển kinh tế của người dân nói riêng và toàn khu vực nói chung, nhưng sự bấp bênh về thị trường nông sản, sự bi

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRỌNG ĐIỂM

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

Trang 2

các mô hình kinh tế 54

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 94

I Mô hình lúa - tôm 94

II Mô hình lúa – cá tra, cá ba sa 106

III Mô hình chuyên canh lúa cao sản xã Thạnh Mỹ, Phú Bình 117

IV Mô hình đa canh: hai vụ lúa-màu- làm bó chổi 129

V Mô hình chuyển dịch từ lúa sang màu (xã Kiến An) 137

VI Mô hình lúa - cây ăn trái ở ấp Nhơn Bình, xã Nhơn Ái huyện Phong Điền 150

CHƯƠNG 3: TÌNH TRẠNG RỦI RO VÀ HÀNH VI PHÂN TÁN RỦI RO CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 155

I Các lý thuyết về rủi ro 159

II Đặc điểm cộng đồng nông dân vùng ĐBSCL 179

III Tính duy lý và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long 182

IV Rủi ro và hành vi phân tán rủi ro của người nông dân qua các mô hình kinh tế 185

CHƯƠNG 4: PHÂN TẦNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 217

I Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường đến sự phân tầng xã hội 217

II Phân tầng xã hội qua thu nhập của cư dân theo các mô hình chuyển dịch kinh tế 222

III Phân tầng xã hội qua mức sống và điều kiện sống 231

IV Vấn đề giảm nghèo 250

CHƯƠNG 5: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ 268

I Mạng lưới xã hội 271

II Thị trường nội địa và thế giới 275

III Quan hệ gia đình trong quá trình sản xuất 279

IV Quan hệ ngoài hộ gia đình, vấn đề tương hỗ và hợp tác trong hoạt động kinh tế của các mô hình kinh tế 283

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 303

TÀI LIỆU THAM KHẢO 327

Trang 3

nước đã đạt được những thành tựu to lớn Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình

là 7,8%, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Chính sách Đổi mới và sự hình thành nền kinh

tế thị trường cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhân tố tác động quan trọng đối với sự biến đổi cơ cấu xã hội, sự phân tầng xã hội, sự hình thành các

nhóm cư dân, nhóm nghề nghiệp và các định chế xã hội khác

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước, kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chuyển động đúng hướng phù hợp với bối cảnh chung cả nước và điều kiện thực tế của vùng, kinh tế chuyển sang sản xuất hàng hóa và hướng mạnh vào xuất khẩu Kinh tế tăng trưởng nhanh Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trên toàn vùng giai đoạn 1996-2000 vẫn giữ mức 8,5% và các năm sau này vẫn tiếp tục tăng cao hơn các năm trước

 Về phương diện kinh tế

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của

cả nước với diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha Đây là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, có nhiều sông rạch, thường xuyên được phù sa của sông Mê Kông bồi đắp, là vùng có tiềm năng nông nghiệp lớn nhất cả nước So với cả nước, ĐBSCL

sông Cửu Long đã đóng góp to lớn cho an toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo Kinh tế nông nghiệp chuyển từ độc canh sang đa canh, chuyên canh Kinh tế

hộ gia đình, trang trại được phát triển

11

Nguồn: www.n.emb-japan.go.jp

Trang 4

xứng với sự phát triển

- Thu nhập của người sản xuất lúa tăng rất chậm và rất bấp bênh

- Theo lý thuyết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường dẫn tới sự phát triển kinh tế của người dân nói riêng và toàn khu vực nói chung, nhưng sự bấp bênh về thị trường nông sản, sự biến động giá cả nông sản dẫn đến sự mất ổn định trong sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là “manh mún” “tự phát”, “thiếu đồng bộ”, “điệp khúc trồng- chặt”,

“phá bè cá nuôi trên sông”, “nông dân không đất, nợ nần, túng thiếu”… làm cho hoạt động kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn

- Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, các chương trình cho vay vốn cũng như hệ thống tín dụng ngân hàng vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và cho thị trường

- Môi trường sinh thái đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, trở ngại cho

sự phát triển với sự ô nhiễm nặng nề Có thể nói, đất và nước của ĐBSCL

đã đến ngưỡng, đã đến điểm giới hạn của sự phát triển

- Dịch vụ sơ sở hạ tầng kém phát triển so với nhiều vùng khác trong nền kinh tế

 Về phương diện xã hội

Mặc dù kinh tế tăng trưởng, đời sống nói chung của đại đa số cư dân ngày càng được cải thiện nhưng vẫn tồn tại những mâu thuẫn và nghịch lý:

- Là vùng sản xuất lương thực đứng hàng đầu cả nước, nhưng chỉ số phát triển vẫn ở mức trung bình do vấp phải hạn chế về nguồn nhân lực, tăng

Trang 5

không chuyên môn cao nhất cả nước (93%) và chỉ số lao động có trình độ cao đẳng trở lên (13 người/ 100 lao động) tỷ lệ huy động học sinh phổ

- Phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL luôn chịu áp lực của sự gia tăng dân

số với tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 2,2 - 2,4%, trình độ học vấn vào loại thấp nhất cả nước, điều kiện giao thông liên lạc, y tế, giáo dục thiếu thốn, lạc hậu là một trở ngại lớn trên con đường phát triển Là vựa lúa lớn nhất

cả nước, lương thực thực phẩm dồi dào, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ

em cao nhất cả nước đang làm suy giảm thể lực, trí lực và nhân lực

- Tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày một gia tăng, đói nghèo trong các hộ nông dân, đặc biệt là bộ phận cư dân thiếu đất và không có đất ngày càng phổ biến Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp gia tăng Chênh lệch thu nhập giữa 20% giàu nhất với 20% nghèo nhất là khá lớn, tới 7,8 lần, trong khi bình quân cả nước là 7,3 lần

- Cùng với đói nghèo về kinh tế là đói nghèo về văn hóa, giáo dục, từ việc tiếp cận thông tin cho đến hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần

Như vậy, nhìn trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển nguồn lực con người cho thấy nghèo nàn và lạc hậu và những vấn đề xã hội khác nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường đặt ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết

Từ những phân tích trên đây, đánh giá những nguyên nhân chậm phát triển

và phát triển không tương xứng với tầm vóc ĐBSCL, chúng ta thấy nổi lên một số

3

Hoàng Chí Bảo Kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực KHXH-NV đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng ĐBSCL, tr, 141 Trong sách: Đồng bằng sông Cửu Long hội nhập và phát triển,

Trang 6

địa phương và toàn vùng làm cho đất và người vùng ĐBSCL đi vào cuộc hành trình phát triển nhanh chóng trong thế kỷ XXI này” 4

Ngay cả những người đặt vấn đề cần tới khoa học như một giải pháp tạo động lực cho sự phát triển thì nhiều người trong họ, khoa học dường như là khoa học kỹ thuật và công nghệ, còn KHXH &NV vẫn không mấy ai hình dung thấy với tất cả sự cần thiết, hệ trọng, cơ bản và lâu dài

Tình trạng đó dẫn tới một hệ quả là người ta coi nhẹ KHXH & NV Bằng chứng là về phương diện quản lý Nhà nước thông qua các Sở Khoa học và Công nghệ, việc quan tâm đến KHXH & NV rất ít, nhiều lúc rơi vào hình thức, chiếu lệ, vừa cũ kĩ về nội dung nghiên cứu và nông cạn về chất lượng, nhất là các công trình nghiên cứu KHXH & NV ở các địa phương ít có những phát hiện thực sự khoa học Phần nhiều rơi vào hình thức hóa và chính trị hóa Cũng cần nhận thấy rằng, sự thiếu hụt của những tác động KHXH & NV trong quá trình phát triển vùng Trước mắt và lâu dài cần tạo ra bước đột phá về nghiên cứu KHXH & NV vùng Nam Bộ góp phần vào việc phát triển vùng

Trong bối cảnh nói trên, xuất phát từ nhu cầu phát triển ĐBSCL, nhất là những vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển, đề tài của chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển của KHXH & NV cũng như đề xuất một

số kiến nghị trên cơ sở nghiên cứu vào việc phát triển vùng

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

4

Hoàng Chí Bảo nt, tr 146

Trang 7

hình kinh tế) trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó phát hiện những

đặc điểm bản chất của người nông dân thể hiện qua sự tương tác giữa các quan hệ

xã hội và lợi ích kinh tế và những giá trị văn hóa trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có nhiều biến động Những vấn đề rộng lớn hơn như cơ cấu xã hội giai cấp và cơ cấu xã hội nghề nghiệp chưa có điều kiện nghiên cứu sâu kỹ trong đề tài này

xã hội và mạng lưới xã hội ở nông thôn hiện nay

4 Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội đề tài hướng tới tìm hiểu bản chất của người nông dân và các đặc điểm của họ khi đóng vai trò như một tác nhân kinh tế trong nền kinh tế thị trường

5 Từ kết quả nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị đối với những nhà hoạch định chính sách cho sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn ĐBSCL -

Trang 8

phương pháp nghiên cứu với phương châm “Đào tạo kết hợp với nghiên cứu”, trong đó ưu tiên cho một luận án tiến sĩ, một luận văn thạc sĩ, một khóa luận tốt nghiệp tham gia các mảng quan trọng của đề tài

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp của nông dân vùng ĐBSCL với các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kể từ sau công cuộc Đổi mới cho đến hiện nay

Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân trong các thôn ấp giai đoạn sau khi chuyển đổi sang các mô hình kinh tế điển hình, cụ thể như: đa canh, chuyên canh cây ăn trái, màu, lúa cao sản, nuôi trồng thủy sản cá, tôm… Xem xét các dạng thức và bản chất của các mối quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế Do điều kiện

và năng lực có hạn, đề tài chủ yếu khảo sát kinh tế hộ gia đình còn các loại hình kinh tế khác chưa có điều kiện quan tâm

Không gian nghiên cứu: Đề tài chọn hướng nghiên cứu trường hợp (case study) để khảo sát sâu về vấn đề nghiên cứu ở các thôn ấp ở các địa phương tiêu biểu như tỉnh An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, nơi có đã chuyển dịch theo các mô hình kinh tế nhanh và mạnh so với các tỉnh khác Ưu điểm của hướng tiếp cận nghiên cứu trường hợp là phần nào khắc phục được tính chủ quan, tư biện của các nghiên cứu KHXH để tìm các cứ liệu cụ thể mang tính thực chứng trên cơ sở các giả thiết nghiên cứu được thiết kế có chủ đích Đề tài tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo điểm nghiên cứu điển hình để minh chứng cho những xu hướng chung mang tính khái quát qua so sánh đối chiếu sắc thái riêng trong xu hướng chung Các điểm nghiên cứu là các đơn vị xã, ấp của cộng đồng cư dân nông nghiệp có sự cư

Trang 9

Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và những rủi

ro trong sản xuất và những biến đổi xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp ở ĐBSCL là vấn đề mới được quan tâm trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài không có nhiều, chủ yếu là những công trình lý thuyết và phương pháp tiếp cận cũng như những công trình nghiên cứu so sánh ở các nước Đông Á và Đông Nam

Á có những nét tương đồng với Việt Nam Đối với các học giả Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này ít nhiều được đề cập dưới góc độ chuyên ngành của kinh tế học,

xã hội học và sự phối hợp liên ngành cũng đã được đề cập Tiếp cận nghiên cứu vấn đề này về Nhân học còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù đó đây đã có những công trình và bài báo nghiên cứu

Nhìn chung, cho tới hiện nay, những vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được

đề cập trong các công trình chuyên luận, các bài báo, các hội thảo khoa học, nhưng chưa có một công trình nào dành riêng cho sự nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này

 Ngoài nước

Nghiên cứu những biến đổi xã hội của nông dân người Việt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL ở nước ngoài không nhiều Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là các công trình lý thuyết về Nhân học kinh tế, Nhân học xã hội và Nhân học sinh thái nhân văn như

là những cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề Đó là các công trình:

“Richard Wilk, 1996 Economic and Culture: Foundation of Economic

Anthropology” trình bày về bản chất hành vi kinh tế của con người; “LeClair,

Trang 10

nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, nghèo đói; “Susana Narotzky, 1997

New Direction in Economic Anthropology” tìm hiểu mối quan hệ giữa con người

và môi trường thể hiện qua phương thức mưu sinh; “Robert Hefner, 1998 Market

Culture: Society and Morality in the New Asian Capitalism” nghiên cứu những

mối quan hệ xã hội và hoạt động kinh tế khi xem xét quan hệ xã hội là một thành

tố của văn hóa và coi văn hóa và xã hội gắn liền với chính trị và kinh tế, chứ

không phải là lĩnh vực xã hội tự do Công trình của “Timothy and Hy V Lương,

2002 Culture and Economy: The Shaping of Capitalism in Eastern Asia” tìm hiểu

mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và kinh tế trong việc hình thành chủ nghĩa tư bản ở Đông Á

Nghiên cứu trực tiếp về đời sống xã hội trong bối cảnh làng nông thôn Nam

Bộ trong mối quan hệ kinh tế chính trị và văn hóa về các phương diện thân tộc, nhóm gia đình, cộng đồng được thể hiện trong công trình được nhiều người biết

đến như “Gerald C Hickey, 1960 Nghiên cứu một cộng động thôn xã Việt Nam -

Xã hội học Sách dịch” Cuốn sách “Edited by Philip Taylor, 2004 Social Inequality in Vietnam and the Challenges to Reform” tập hợp nhiều bài báo của

các học giả nước ngoài và trong nước nghiên cứu về chính sách, sự cải cách kinh

tế, sự đa dạng trong phát triển vùng, các nguồn vốn con người, chính sách đất đai

và tình trạng nghèo đói, trong đó có đề cập đến vùng ĐSCL

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về đề tài này không nhiều, ở đây chúng tôi chủ yếu sử dụng những công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết để vận dụng vào việc nghiên cứu

Trang 11

Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, 1999, Văn hóa và cư dân

ĐBSCL tiếp cận nghiên cứu nghề trồng lúa nước như sự thích nghi sinh thái với

môi trường tại đây với các điều kiện thuận lợi của điều kiện địa lý tự nhiên Trần

Xuân Kiêm, 1992, Nghề nông Nam Bộ là công trình miêu tả toàn bộ hoạt động

nông nghiệp truyền thống về các phương diện công cụ, kỹ thuật của nghề nông trồng lúa nước, cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi

Công trình của tập thể tác giả Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn

Quang Vinh và Nguyễn Quới, 1995, Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu và

phát triển là công trình đề cập khá toàn diện về tài nguyên thiên nhiên, dân số, môi

trường, phát triển kinh tế, đô thị hóa văn hóa và phát triển Trong đó các tác giả đã dành sự quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, vai trò và sự phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng trưởng kinh tế và những vấn đề xã hội nảy sinh Trong công trình này cũng khảo sát những vấn đề xã hội như mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội vốn

xã hội để nhận diện đặc điểm của mối quan hệ xã hội trong quá trình hoạt động sản xuất Đây là công trình chuyên khảo công phu và đã có những gợi ý quan trọng cho định hướng nghiên cứu của đề tài chúng tôi

Cũng tiếp cận trên bình diện nghiên cứu phát triển của Xã hội học và Nhân

học, các tác giả Nguyễn Quới và Phan Văn Dốp, 1999, Đồng Tháp Mười nghiên

cứu phát triển đề cập đến điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, quá

trình di dân khẩn hoang của cộng đồng cho đến hiện nay, sự hình thành môi trường xã hội nhân văn và các khía cạnh kinh tế-xã hội của cộng đồng cũng như phân tích các yếu tố phát triển nhìn từ góc độ cộng đồng Công trình này có nhiều nhận xét và gợi ý quan trọng để chúng tôi tiếp thu trong việc nghiên cứu tiếp theo

về một tiểu vùng sinh thái nhân văn của ĐBSCL

Trang 12

sâu nghiên cứu các phương diện khác nhau về vấn đề xã hội và sự biến đổi của nó

Cuốn sách do Mạc Đường chủ biên, 1995, Làng xã ở Châu Á và Việt Nam cũng đã

gợi mở một số vấn đề vế tính cách của nông dân Nam Bộ như đặc tính “mở”, “ít khép kín”, “ít tính tự trị”, “ít chất dính kết” cho đề tài nghiên cứu này

Ngoài ra còn có những chương trình nghiên cứu lớn như Điều tra cơ bản

tổng thể về ĐBSCL, 1993 là một công trình có quy mô lớn, điều tra nghiên cứu

tổng thể về tất cả các phương diện, trong đó có đề cập đến phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL và đưa ra một số định hướng và giải pháp mang tính chiến lược trong quá trình phát triển ĐBSCL

Nghiên cứu của ngành Kinh tế học tiếp cận từ chuyên ngành Kinh tế tổng

hợp và Kinh tế phát triển có Luận án PTS của Nguyễn Thành Phong, 1992,

Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL đến 2015 và công trình tập thể

do PGS Đào Công Tiến chủ biên, 2001, Vùng ngập lũ ĐBSCL: hiện trạng và giải

pháp trình bày cơ sở lý luận, hiện trạng cơ cấu kinh tế và phương hướng chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL đến năm 2015 trên quan điểm nghiên cứu phát triển vùng; trong đó có đề cập đến hiện trạng và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông ngiệp bao gồm nông, lâm, ngư Công trình Vùng ngập lũ ĐBSCL đi sâu phân tích cơ cấu kinh tế vùng ngập lũ, hiện trạng và xu hướng phát triển, hệ thống canh tác nông lâm, ngư kết hợp trong mô hình kinh tế hộ ở vùng ngập lũ; đưa ra những nhận xét, kết luận và những gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo là rất cần thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi

Cũng trong công trình này, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn nghiên cứu đề tài: Vấn đề con người của cư dân vùng ngập lũ

nhìn từ góc độ KHXH & NV đã đề cập tới cộng đồng cư dân vùng ngập lũ về dân

Trang 13

định chính sách ban hành những chính sách và chiến lước phát triển ĐBSCL một cách hợp lý hơn trong đó có vấn đề nghiên cứu về sự phân tầng xã hội và nghèo đói, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay về ruộng đất, đa dạng hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…

Từ những gợi ý đó, chúng tôi tiếp thu và xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài này

Đề tài khoa học của PGS.TS Võ Văn Sen, 2005, Mối liên hệ của các nhân

tố văn hóa và sự phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2000-2010) đề cập tới tác động của những nhân tố văn hóa

trong đó có giáo dục, sự phát triển nguồn nhân lực, lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo đến sự phát triển kinh tế xã hội trong mối quan hệ tổng thể Khi coi văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tác giả đã phân tích những nhân tố văn hóa tác động tích cực cũng như những rào cản cản về ý thức tâm lý, trình độ học vấn, lối sống đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL

Do tầm quan trọng của ĐBSCL trong sự nghiệp phát triển kinhh tế - xã hội

của cả nước, Hội thảo khoa học vì sự phát triển của ĐBSCL tại Cần Thơ tháng

11/2004 lôi cuốn sự tham gia đông đảo của các cơ quan trung ương và địa phương,

các chính trị gia và các nhà khoa học Kết quả khoa học của Hội thảo đã xuất bản

thành cuốn sách: “ĐBSCL hội nhập và phát triển” năm 2005 Cuốn sách tập trung

trao đổi những vấn đề cấp bách mang tính chiến lược tổng quan về phát triển vùng cũng như những vấn đề kinh tế - xã hội, dân tộc tôn giáo, văn hóa, giáo dục Trong

phần 2: Những vấn đề kinh tế ở ĐBSCL với 30 báo cáo đi sâu phân tích định

hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự phát triển của các ngành nông -

Trang 14

đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm,

nguồn nhân lực chất lượng thấp… trong phần 3: Những vấn đề xã hội có 48 báo

cáo trong đó có một số báo cáo về phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo, phân tầng xã hội và phát triển cộng đồng, tác động của đô thị hóa đến sự phát triển kinh

tế - xã hội… Nhìn chung những báo cáo về vấn đề xã hội còn tản mạn, chưa tập trung vào những chủ đề, những ý kiến nhận xét chưa đủ lượng thông tin cần thiết

và chưa đủ sự thuyết phục về mặt khoa học cả về lý luận và cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề

Tóm lại, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến những biến đổi xã hội và văn hóa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên luận có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn hầu hết những đề tài còn lại chỉ đề cập về phương diện này hay khác của vấn đề nghiên cứu Để nghiên cứu về vấn đề này, đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu với cái nhìn toàn diện hơn từ cơ sở lý luận cũng như cách tiếp cận vấn đề và cả những phương pháp nghiên cứu được áp dụng một cách có hiệu quả Nhóm nghiên cứu hy vọng nếu được xét duyệt sẽ cố gắng thực hiện đề tài với những nội dung cơ bản đặt ra

V CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Những khái niệm cơ bản

Đề tài nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những vấn đề xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đây là hai khái niệm

cơ bản của công trình này

Trang 15

Độ dịch chuyển cơ cấu thường thay đổi nhiều trong thời kỳ tăng trưởng nhanh khi có sự chênh lệch về tốc độ giữa các bộ phận càng lớn Khi tăng trưởng thấp độ dịch chuyển cơ cấu sẽ chậm hơn do sự chênh lệch trong tốc độ phát triển giữa các bộ phận không lớn

Một cách hiểu khác hẹp hơn và cụ thể hơn cho rằng, chuyển dịch cơ cấu là

sự lựa chọn cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp căn cứ vào lợi thế của tài nguyên

và nhu cầu của thị trường Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bao gồm ba lĩnh vực: đối tượng (cây, con…), loại sản phẩm, và quy mô sản xuất 6 Cụ thể trong đề tài là chuyển dịch từ mô hình trồng lúa thường sang mô hình trồng lúa cao sản, nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái, rau màu, các mô hình đa canh khác… mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với trồng lúa thường trước đây

Hoạt động kinh tế nông nghiệp: Kinh tế là một khái niệm rộng, đặc biệt là

khái niệm này được đặt trong bối cảnh mối quan hệ với các khía cạnh khác của đời sống con người Theo tiếp cận của nhân học, ít nhất tồn tại năm cách hiểu khác nhau về kinh tế: Thứ nhất, kinh tế là các phương tiện vật chất cho sự tồn tại của con người; thứ hai, kinh tế bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ; thứ ba, kinh tế là hệ thống trao đổi có tổ chức; thứ tư, hệ thống giá cả và

sự định giá; thứ năm, là sự phân bổ các phương tiện khan hiếm cho mục đích cạnh tranh nhau Tùy theo cách hiểu về các khái niệm kinh tế mà các nhà nhân học tập trung vào các chủ đề khác nhau

5

TS Nguyễn Trần Quế (chủ biên) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XXI NXB KHXH, Hà

Nội, 2004, tr, 13 Burling, Robbins, 1968.”Maximization Theories and the Study of Economic

Anthropology”, trong LeClair, Edward E & Schneider, Harold K 1968 Economic Anthrppology:

Readiings in Theogy and Analisis NXB Holt, Rinehart, and Winston, Inc (tr, 168-178)

Trang 16

tế, tập trung vào tính duy lý và sự rủi ro trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng (các quá trình cụ thể của hoạt động kinh tế nông nghiệp vốn gắn liền với các quan hệ xã hội)

Hoạt động kinh tế nông nghiệp gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ở ĐBSCL theo các mô hình khác nhau trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và rủi ro Đề tài lưu ý đến sự ứng phó của người nông dân trong quá trình lựa chọn mô hình kinh tế trong quá trình chuyển dịch và tác động của nó đến sự phân tầng xã hội và quan hệ xã hội kéo theo

Khái niệm nông dân: Trong việc nghiên cứu nông dân, các nhà nhân học

thường gặp nhiều khó khăn trên con đường khám phá cộng đồng cư dân này Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi muốn điểm qua sự phát triển về khái niệm nông dân và một số bất cập khi thao tác hóa khái niệm này ở các khu vực trên thế giới để tìm hiểu khái niệm nông dân bắt nguồn từ phương Tây áp dụng một cách máy móc vào bối cảnh văn hóa, kinh tế - xã hội khác nhau Theo Wolf, nông nghiệp và kinh tế tự túc là những yếu tố cơ bản trong định nghĩa về nông dân Trong các xã hội cổ xưa, sản phẩm thặng dư thường được trao đổi trực tiếp trong các nhóm hoặc giữa các thnàh viên của nhóm Tuy nhiên nông dân là những cư dân trồng trọt ở nông thôn sản xuất ra một lượng sản phẩm nhiều hơn mức cần thiết để cung cấp cho giai cấp thống trị và phân phối cho những nhóm xã hội không trực tiếp canh tác nông nghiệp Các nhà nhân học khác cũng đồng ý rằng, nông dân trước hết là những người sản xuất nông nghiệp; nhưng nên xác định khái niệm về nông dân dựa trên những tiêu chí về quan hệ và cấu trúc xã hội bởi vì trên thực tế nhiều nông dân có thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp cần có sự tách biệt hai khái niệm “peasant” và “farmer” Khi dịch ra tiếng Việt cả hai thuật

Trang 17

Ngược lại “farmer” (đặt trong bối cảnh kinh tế các nước phương Tây hiện nay, là người chủ các trang trại, còn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có thể hiểu một cách đơn giản là những người sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường tạm dịch là “nhà nông”) được hình thành qua quá trình hiện đại hóa và được xác lập bởi sự tham gia của họ vào nền kinh tế thương mại, theo định hướng thị trường Sản xuất xã hội nông dân dựa trên những nhu cầu để tồn tại và những đòi hỏi gắn với địa vị kinh tế - xã hội trong cộng đồng Trong khi “farmer” sản xuất lại dựa trên tính duy lý về kinh tế nhằm đáp ứng điều kiện của thị trường thì “peasant” thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực mang ngụ ý nghèo nàn, lạc hậu, còn

“farmer” thường hiểu theo nghĩa tích cực: tiến bộ, có trình độ học vấn, kỹ thuật, có hiểu biết thị trường, xã hội Elson sau khi phân tích những biến đổi kinh tế - xã hội

ở Đông Nam Á từ năm 1800 đến thập niên 1990 đã đi đến kết luận hồi kết của xã hội nông dân đã diễn ra ở khu vực này Bởi những người nông dân đã chuyển từ

sự phụ thuộc vào sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thị trường và các hoạt động phi nông nghiệp Các nền kinh tế được mở rộng theo quy mô quốc gia

và quốc tế đã dần chuyển đổi thành phần cư dân được phân loại là nông dân trở thành “farmer” Trong thực tế, nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa đã làm

mờ ranh giới giữa thành thị và nông thôn và những giai cấp xã hội khác Cũng với cách tiếp cận đó, chúng tôi cho rằng, nông dân Việt ở vùng ĐBSCL cũng đang trong quá trình chuyển đổi này để nhận diện nông dân ĐBSCL trong bối cảnh kinh

Phân tầng xã hội: Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của

mọi xã hội loài người (trừ thời kỳ đầu của xã hội nguyên thủy) Phân tầng xã hội

7

Nguyễn Thị Thanh Bình, Hồi kết của xã hội nông dân và những bất cập khi thao tác hóa khái niệm Tạp

Trang 18

trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng vv… 8 Vận dụng lý thuyết về phân tầng

xã hội trong việc nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt nam, nhất là ở nông thôn Nam Bộ Dĩ nhiên khi vận dụng lý thuyết này trong bối cảnh Việt Nam cần lưu ý đến các chiều kích khác nhau: kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục liên quan đến vấn đề nghèo đói mà cả nước đang quan tâm

Quan hệ xã hội: Trong xã hội học có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau

như: Quan hệ xã hội có thể được hiểu “là mối quan hệ giữa người với người

(quan hệ giữa các chủ thể xã hội) trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng ( vật chất, văn hóa, năng lượng, thông tin) Đó là mối quan hệ giữa người và người trong hoạt động thực thực tiễn cả vật chất lẫn tinh thần” 9 Hay xét trong mối quan hệ với cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và thành phần xã hội là hai mặt cơ bản của cơ cấu này Các quan hệ xã hội luôn luôn là sự liên hệ của các thành tố xã hội này với thành tố xã hội kia

Như vậy, quan hệ xã hội được hiểu theo nghĩa rộng nhất là mối quan hệ giữa các thành phần xã hội, thể hiện đó là mối quan hệ giửa các cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, giữa các nhóm với nhau Trong hoạt động kinh tế, quan hệ xã hội chính là quan hệ sản xuất Đây là mối quan hệ cơ bản nhất

Đặc trưng của ĐBSCL kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản, là đối tượng khảo sát của đề tài, các đơn vị kinh tế khác vì nhiều lý do chưa thể tiến hành khảo sát Với đặc điểm kinh tế hộ gia đình là tiêu biểu, quan hệ xã hội được khảo sát thể hiện trong quan hệ gia đình, thân tộc, quan hệ cộng đồng, quan hệ với các

tổ chức chính trị xã hội khác trong quá trình hoạt động vật chất và tinh thần

Trang 19

Vốn xã hội: Vốn xã hội theo ý kiến của các học giả cũng được hiểu dưới các

cấp độ khác nhau Nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieur đưa ra định nghĩa: “ Vốn

xã hội là một mạng lưới lâu bền gồm các mối quan hệ quen biết nhau và nhận ra nhau [những mối liên hệ này] ít nhiều được định chế hóa” Bourdieur cho rằng

“khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó có thể huy động được trong thực tế và vào khối lượng vốn [vốn] kinh tế, [vốn] văn hóa hay [vốn] biểu tượng của từng người mà anh ta có liên hệ” Nhưng đến năm 1990, James Coleman nhà xã hội học Mỹ đưa ra định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieur;

ông hiểu vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như: các

mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, và sự tin cậy trong xã hội – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một

khuôn khổ cho sự giao dịch giữa những người cùng hoạt động và trong bản thân

họ với nhau thúc đẩy các hoạt động sản xuất trở thành những cái có sẵn phục vụ lợi ích riêng tư của các cá nhân

Như vậy, Coleman hiểu vốn xã hội như là tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó khác với Bourdieur, ông nhấn mạnh vốn xã hội với tư cách

là tài sản cá nhân có thể đạt được Ngân hàng thế giới cũng có cách hiểu về vốn xã

hội phần nào giống Coleman: “Vốn xã hội [là một khái niệm]có liên quan đến

chuẩn mực và những mạng lưới xã hội dẫn đến hoạt động tập thể ngày càng có nhiều sự kiện minh chứng rằng sự gắn kết xã hội – vốn xã hội – đóng vai trò trọng yếu đối với việc giảm nghèo và sự phát triển con người và kinh tế một cách bền vững” Vận dụng khái niệm vốn xã hội, đề tài sẽ khảo sát vốn xã hội ở ba cấp

độ: cá nhân, gia đình - dòng họ và cộng đồng trong việc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về mặt vật chất và tinh thần

2 Cơ sở lý luận và khung lý thuyết

Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên nền tảng của lý thuyết phát triển được ứng dụng nghiên cứu khác nhau trong các chuyên ngành như Nhân học phát triển

Trang 20

Trong nghiên cứu Nhân học phát triển, đề tài tiếp cận nghiên cứu theo quan

điểm sinh thái văn hóa (Cultural Ecology), nghiên cứu môi trường theo hướng

thích nghi sinh tồn nhằm tập trung giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và văn hóa trong quá trình khai thác tài nguyên, nhất là việc khai thác tài nguyên đất và nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh kinh

tế thị trường Quan điểm chính thể hiện mối quan hệ này đó là: Văn hóa do các điều kiện môi trường định hình, các yếu tố kinh tế - công nghệ kết hợp với môi trường ảnh hưởng đến tổ chức xã hội và hệ tư tưởng Văn hóa là cơ chế giúp cho con người thích nghi Như vậy, mối quan hệ giữa môi trường và văn hóa là mối quan hệ tác động hai chiều Cụ thể, Steward cho là con người có được thực phẩm

từ môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng định hình trực tiếp đến đời sống xã hội

và phong tục của họ, đặc biệt là hạt nhân văn hóa với các thành tố tổ chức xã hội,

Đề tài tiếp cận lý thuyết Đặc thù luận lịch sử (historical particularism) của

Franz Boas Theo Boas, để giải thich các phong tục văn hóa, người ta phải xem xét chúng từ ba bối cảnh cơ bản: các điều kiện môi trường, các yếu tố tâm lý và các mối quan hệ lịch sử Trong ba điều kiện này, lịch sử là điều kiện quan trọng nhất Boas cho là các xã hội là do điều kiện lịch sử riêng của chúng tạo ra Vì thế cách thức giải thích tốt nhất các hiện tượng văn hóa đó là qua việc nghiên cứu sự phát triển lịch sử của các xã hội

Theo quan điểm này, để phân tích, làm rõ hình thức, đặc điểm, hệ thống giá trị và quan niệm gắn liền với các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế nông

10

Stanley R Barett.2000 Anthropology: A student’s Guide to Theory and Method University of Toronto

Press Tr, 84-85

Trang 21

nghiệp của người Việt ĐBSCL, ngoài yếu tố môi trường đề tài còn tập trung vào các điều kiện lịch sử của vùng đất và đặc điểm tâm lý ứng xử của con người tại đây

Để lý giải cho sự thay đổi về văn hóa xã hội, cụ thể là sự thay đổi trong lĩnh vực quan hệ xã hội trong mối tương liên với kinh tế, đề tài áp dụng quan điểm duy

vật về sự thay đổi này theo mô hình chiếc bánh nhiều tầng về văn hóa của

Leslie White Theo đó, văn hóa bao gồm ba lớp: lớp công nghệ và kinh tế ở tầng

đáy, lớp tổ chức chính trị và xã hội ở tầng giữa và lớp hệ tư tưởng ở trên cùng Trong sự quyết định sự phát triển (sự thay đổi) của văn hóa, tầng đáy đóng vai trò nổi trội do các phát minh khoa học và công nghệ diễn ra ở đây, tầng giữa và thượng tầng là những thay đổi kéo theo Mô hình này rõ ràng chịu ảnh hưởng của quan điểm duy vật của Karl Marx về sự thay đổi của xã hội trong đó kiến trúc hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, theo đó thừa nhận vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với các lĩnh vực còn lại của đời sống xã hội Với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi kéo theo về tư tưởng và tổ chức xã hội trong cộng đồng cụ thể của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu bản chất nông dân trong hành vi kinh tế của họ, đề tài đặt vấn

đề nghiên cứu trong bối cảnh của cuộc tranh luận giữa hai trường phái Hình thức

luận và Bản chất luận về tính thích hợp của các khái niệm kinh tế học trong

nghiên cứu các xã hội tiền thị trường Điểm mạnh nhất của quan điểm các nhà hình thức luận đó là tính duy lý kinh tế của cá nhân tối đa hóa được tìm thấy trong tất cả các xã hội, trong tất cả các hành vi Điểm mạnh nhất của các nhà bản chất luận đó là kinh tế là một hành vi của con người, được thể hiện trong các thiết chế khác nhau Hai trường phái này không loại trừ nhau Đây cũng chính là hướng tiếp cận của đề tài về bản chất hành vi kinh tế của con người Cụ thể là, đề tài sử dụng

ba mô hình của Richard Wilk (1996) đã phân tích: mô hình tư lợi, mô hình xã hội

và mô hình đạo đức

Trang 22

3 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên quan điểm là phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần sẽ dẫn đến hình thành các mô hình kinh tế khác nhau do sự lựa chọn khác nhau của người dân dựa trên nguồn lực cho sản xuất không giống nhau ở các điều kiện sinh thái khác nhau

Với các mối quan hệ xã hội ít dính kết, người Việt vùng ĐBSCL ít chịu sự chi phối của các yếu tố mang tính thiết chế văn hóa trong hoạt động kinh tế của

mình Do vậy, bản chất của người nông dân thể hiện xu hướng tư lợi khá rõ nét

trong các quyết định mang tính kinh tế Đặc tính mở của cộng đồng thúc đẩy cho

sự lựa chọn này Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng, đặt nền tảng cho sự thay đổi, cách tân đóng góp cho sự phát triển chung của vùng đầy tiềm năng này

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, thị trường, môi trường ô nhiễm và cả cơ chế chính sách cũng tác động đến hoạt động mưu sinh của người dân tạo nên rủi ro

ở các mức độ khác nhau của các mô hình kinh tế Và để đối phó với rủi ro, người dân có xu hướng giảm thiểu và phân tán rủi ro khi đưa ra các quyết định sản xuất cây gì, con gì và việc thay đổi nó để tránh sự rủi ro

Sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ câu kinh tế của các hộ gia đình tất yếu sẽ dẫn đến sự biển đổi xã hội kéo theo trong mối quan hệ tương thích để từ đó nhận diện động thái và khuynh hướng của sự biến đổi xã hội trong bối cảnh hiện nay của nông dân ĐBSCL

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa thị trường tất yếu sẽ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, các nông hộ phân hóa thành các nhóm xã hội khác nhau với các nguồn vốn chênh lệch nhau, khả năng kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hóa cũng khác nhau, và phân tầng

về thu nhập và mức sống cũng khác nhau, trong quá trình sản xuất do năng lực cạnh tranh yếu, một số hộ nông dân rơi vào nghèo đói

Trang 23

Xét về vốn xã hội và xu thế phát triển, quan hệ xã hội trong hoạt động kinh

tế có những chuyển biến rõ rệt, đa chiều, nhưng quan hệ gia đình thân tộc và láng giềng trong cộng đồng thôn ấp vẫn là quan hệ nền tảng Vốn xã hội chỉ hoạt động

ở quy mô quan hệ xã hội nhỏ, thân thuộc và mức độ phát huy nguồn vốn xã hội này không cao Tuy nhiên do quy mô sản xuất của các nông hộ là khác nhau thuộc các mô hình kinh tế khác nhau, nên sự mở rộng vốn xã hội cũng khác nhau theo mối quan hệ cùng lợi ích chi phối trong cùng nhóm và khác nhóm với nhau Do vậy, xây dựng mối quan hệ hợp tác đa chiều giữa các hộ gia đình trong các nhóm lợi ích là một xu thế cho sự phát triển của ĐBSCL cần được quan tâm

4 Những cách tiếp cận

Để làm rõ nội dung nghiên cứu đề tài tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên 3 cấp độ: cá nhân, kinh tế hộ gia đình và cộng đồng, trong đó ưu tiên khảo sát cấp độ

hộ gia đình

- Tiếp cận hệ thống (Systematic Aproach) Chú ý tới tính toàn diện của hệ

thống: hệ kinh tế, hệ sinh thái, hệ xã hội, hệ văn hóa Mỗi hệ có đặc trưng và quy luật riêng Vì vậy chúng ta phải nhận thức đầy đủ các mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau, từ đó tìm kiếm những luận cứu khoa học có cơ sở thực tiễn

- Tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Aproach) Để nghiên cứu đạt được

hiệu quả và mang tính khả thi, phải tiến hành nghiên cứu liên ngành lấy tiếp cận Nhân học làm trung tâm kết hợp tiếp cận với môi trường, kinh tế phát triển, xã hội học

- Nghiên cứu trường hợp (case study) Chọn những địa bàn nghiên cứu điển hình về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài ở các cộng đồng có sự chuyển dịch theo các mô hình kinh tế khác nhau ở một số địa phương tiêu biểu có

sự so sánh đối chiếu Nghiên cứu trường hợp đòi hỏi phải có thời gian dài ngày để tiếp cận cộng đồng và đây là phương pháp được ưu tiên trong đề tài này khi những người thực hiện phải chấp nhận những khó khăn tại địa bàn nghiên cứu

Trang 24

5 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiếp cận theo hướng Nhân học, vì vậy công tác nghiên cứu điền dã Dân tộc học trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Phương pháp quan sát tham dự: Để có được những thông tin chính xác và

khách quan về những hoạt động của người dân diễn ra trong thời điểm nghiên cứu; hoạt động lao động sản xuất, giao tiếp trong cộng đồng… nhà nghiên cứu phải tiến hành quan sát tham dự Đây là phương pháp đặc trưng của ngành Nhân học gắn liền với công tác điền dã dài ngày tại cộng đồng nghiên cứu Cụ thể là, nhà nghiên cứu quan sát những việc làm, hành vi của các đối tượng nghiên cứu khi cùng tham

dự vào các hoạt động của cộng đồng

Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây cũng là phương pháp đặc thù của ngành

Nhân học Đây là phương pháp có thể khai thác dữ liệu về những vấn đề liên quan đến các khía cạnh phức tạp, tế nhị của đời sống con người, như các khía cạnh về nhận thức, quan niệm, tình cảm Đề tài tiến hành phỏng vấn chiến lược, phỏng vấn

cá nhân dựa theo những câu hỏi mở được thiết kế theo các chủ đề Phỏng vấn cá nhân trong cộng đồng dựa trên những tiêu chí về giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn để thu thập những dữ liệu cụ thể

Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua bảng hỏi hộ gia

đình được thiết kế theo các vấn đề được nghiên cứu với 750 phiếu và được xử lý

qua phần mềm SPSS

Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp thông dụng trong nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ những nguồn tư liệu khác nhau: tài liệu thống kê, báo cáo, các công trình nghiên cứu, lấy ý kiến chuyên gia

VI GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi không có tham vọng tiến hành khảo sát trên diện rộng của tất cả các tỉnh ĐBSCL thuộc các mô hình kinh tế khác nhau vì khả

Trang 25

năng và điều kiện không cho phép Để thực hiện mục tiêu của đề tài là nghiên cứu

những mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những biến đổi xã hội diễn ra trong quá trình này, chúng tôi quan tâm đến những mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiêu biểu ở những địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh trên quy mô lớn và ở những cộng đồng cư dân cư trú lâu đời có sự biến đổi xã hội rõ rệt Còn những địa phương không thỏa mãn điều kiện này, chúng tôi chưa tiến hành khảo sát Để thực hiện công việc trên, chúng tôi đã tiến hành chọn địa bàn bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn qua thông tin địa phương cung cấp và khảo sát sơ bộ tại cộng đồng Về vùng sinh thái và các mô hình kinh tế ở đây chúng tôi cũng lựa chọn những địa bàn tiêu biểu, chứ không thể lựa chọn đầy đủ các vùng sinh thái ở ĐBSCL

Để đáp ứng mục tiêu đề tài, chúng tôi chọn bốn tỉnh ở ĐBSCL: An Giang là tỉnh có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các mô hình tiêu biểu: lúa – cá tra; lúa thường sang chuyên canh lúa cao sản; lúa sang màu; lúa sang chuyên canh cây ăn trái; các mô hình đa canh kết hợp; thành phố Cần Thơ nơi có nhiều huyện nông nghiệp có những đặc điểm tương tự

An Giang, nơi có tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa; tỉnh Cà Mau, một tỉnh ven biển nước mặn, lợ có điều kiện sinh thái cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế từ trồng lúa sang nuôi tôm quảng canh và khai thác thủy hải sản tiêu biểu ở ĐBSCL và tỉnh Long An, một địa bàn có cư dân cư trú lâu đời và chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm quảng canh cải tiến

 Ở tỉnh An Giang chúng tôi chọn các xã sau đây:

1 Xã Bình Chánh, huyện Châu Phú

Xã Bình Chánh hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trong đó canh tác lúa là chủ yếu với diện tích canh tác là 6.176 ha, năng suất cả năm 13,4 tấn/ha với sản lượng 40.609 tấn, lúa chất lượng cao sản chiếm 80% với vòng quay đất 2,3 vòng/năm Ngoài canh tác lúa cao sản, với hệ thống kênh mương bao quanh thuận

Trang 26

lượng 123 tấn Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là gia cầm nhất là vịt thả đàn phát triển với số lượng 36.930 con và gà 5.415 con (Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2009)

Xã có 5 ấp, khảo sát 2 ấp: Bình Phước và Bình Thạnh: chủ yếu trồng lúa 2 vụ

2 Xã Bình Thủy, huyện Châu Phú là xã lớn nhất tỉnh: nuôi cá tra và ba

sa ( nuôi hầm và đăng quần)

Bình Thủy là xã cù lao, nằm dọc theo xép Năng Gù có chiều dài toàn tuyến 20

km với diện tích tự nhiên là 1400 ha, với tổng số hộ 4.015 hộ, 17.992 nhân khẩu Diện tích sản xuất nông nghiệp là 691 ha trong đó có 70 ha chuyên màu Toàn xã được chia làm 6 ấp, dân cư sống tập trung theo tuyến hương lộ và rải rác theo các tuyến kênh rạch Với lợi thế là xã cù lao đất rất thuận lợi cho canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản: cá tra Trong năm 2008, diện tích trồng lúa cả năm là 2.042 ha trong đó lúa là 1.402, cây màu 640 ha Đạt giá trị sản xuất bình quân trên ha lúa là

80 triệu đồng, chuyên màu là 200 triệu đồng Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh

của xã trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay Toàn xã hiện nay

có 77 ao với 41, 3 ha đạt 6.244 tấn, nuôi cà đăng quần với diện tích 1,7 ha ước thu

450 tấn Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để tăng giá trị sử dụng đất và nâng cao thu nhập xã vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng

màu từ 60 lên tời 90 ha

3 Xã Kiến An, huyện Chợ Mới, khảo sát ấp Hòa Bình, ấp Hòa Thượng

Xã có 12 ấp Mô hình kinh tế: rau màu, nuôi cá tra, cá ba sa, có chợ nông

sản

Xã Kiến An thuộc huyện Chợ Mới với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.528 ha, với số dân 31.190 người chia theo 12 ấp Xã có tỉnh lộ 942 đi qua là trục lộ giao thông quan trọng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Xã Kiến An nằm phía Nam con sông Tiền, có hệ thống kênh rạch dày đặc, phân bố đều rộng khắp trong toàn

xã lại chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Tiền, sông Hậu, có nguồn nước

Trang 27

ngọt dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Xã có diện tích nông nghiệp là

1951 ha, sản xuất lúa 1300 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 16 ha, cây hàng năm 1672 ha, các cây hàng năm khác là 372 ha, diện tích cây lâu năm là 264 ha ( Báo cáo kiểm kê đất đai nông nghiệp xã năm 2009 UBND xã Kiến An, 2009) Thổ nhưỡng phần lớn là đất phù sa nâu thoát thủy khá tốt thuận lợi cho việc canh tác lúa, rau màu và các loại cây ăn quả

Theo thống kê năm 2008 toàn xã có 31.190 người với 6991 hộ trong đó có 3.700 hộ canh tác lúa còn lại 3.194 hộ canh tác màu Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 86,88% , CN-TTCN, 3,83%, TM-DV & GTVT 9,29% Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của xã Theo thống kế năm 2008, toàn xã có tổng diện tích gieo trồng là 7.077 ha, trong đó sản xuất lúa đạt 2.767 ha, sản xuất màu đạt 4.310 ha năng xuất lúa đạt 18,7 tấn/ha, hệ số vòng quya đất là 4,2 vòng/năm ( Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm

2009, UBND xã Kiến An, 2008)

Nét đặc trưng trong nông nghiệp xã là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật

nuôi Trước đây toàn xã chủ yếu trồng lúa, sau đó chuyển từ lúa sang trồng màu

Năm 2006 – 2007 là giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ nhất do năm trước giá lúa không cao nên bà con nông dân chuyển ưu tiên sang phát triển màu

4 Xã Phú Bình, huyện Phú Tân, khảo sát ấp Bình Thành, ấp Bình Tây

Xã có 4 ấp gồm 1185 hộ: mô hình kinh tế: nuôi cá tra, cá ba sa ( nuôi hầm),

nghề bó chổi, chuyên canh lúa cao sản 2 vụ

Xã Phú Bình nằm ở phía Tây Nam của huyện Phú Tân, cách trung tâm thị trấn 20km với tổng diện tích tự nhiên là 2.292 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên của toàn huyện Đơn vị hành chánh xã Phú Bình gồm có 4 ấp: Bình Phú 1, Bình Phú 2,

ấp Bình Thành (được tách ra từ ấp Bình Phú 2 vào tháng 11/2006) và ấp Bình Tây Trung tâm xã được đặt ở ấp Bình Phú 2

Trang 28

Từ thành phố Long Xuyên đến thị xã Châu Đốc theo quốc lộ 61 có thể đến xã Phú Bình bằng 3 bến phà Phà Vàm Nao qua thị trấn Phú Mỹ rồi bằng đường bộ liên xã đến xã Phú Bình; Phà Bến Cát và phà Vịnh Tre đến trực tiếp xã Phú Bình qua ấp Bình Thành và ấp Bình Phú 1

Cù lao Phú Tân là một dãy đất liền bị dòng chảy của sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao chia cắt lâu dần tạo thành một “ốc đảo” Vì vậy mà hầu hết các xã đều phân bố dọc theo các con sông lớn Xã Phú Bình nằm cặp theo sông Hậu với chiều dài 7.900m Đây là vùng trũng của huyện Phú Tân, địa hình tương đối bằng phẳng nhưng thấp hơn so với các xã lân cận Địa hình của xã nghiêng theo hướng Đông Bắc Cao độ cao nhất là cánh đường lộ sông Hậu có cao độ khoảng 4,5m, cao độ khu đất dân cư đang ở trung bình khoảng 2 - 2,5m

Hệ thống thuỷ văn xã Phú Bình chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Hậu và chế độ thuỷ triều vùng biển Đông Nước sông lên xuống hai lần mỗi ngày

và chế độ dòng chảy phụ thuộc vào các mùa nước vùng thượng lưu sông Hậu Ở

xã Phú Bình, mùa mưa và mùa khô tương ứng với mùa lũ và mùa cạn Vào mùa khô, lượng mưa ít, mực nước các kênh rạch xuống thấp Vào mùa mưa lượng mưa nhiều cùng với nước từ đầu nguồn đổ về khiến vận tốc dòng chảy trên sông tăng lên đột ngột làm mực nước trong các kênh mương nội đồng dâng cao gây ngập phần lớn diện tích canh tác

Là một xã cù lao nên hàng năm đất đai ở Phú Bình được bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ từ sông Hậu Nhìn chung, toàn xã có 6 nhóm đất phù sa chính: đất phù sa nâu thoát thủy tốt, đất phù sa nâu thoát thủy khá, đất phù sa gley có tầng phù sa nâu 30 – 50 cm, đất phù sa gley có tầng mùn mỏng hơn 20 cm, đất phù sa gley có tầng mùn dày, đất phù sa loang lổ đỏ vàng gley tầng mùn dày Ngoài nhóm đất phù sa chiếm phần lớn thì ở xã Phú Bình còn có đất sông suối, đất xáo trộn chiếm tỷ lệ không đáng kể (chiếm khoảng 19% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã

Trang 29

Nguồn nước của xã gồm có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm Nguồn nước mặt của xã chủ yếu do sông Hậu cung cấp, hoặc hệ thống kênh, rạch chạy qua xã và các kênh mương nội đồng chịu tác dụng trực tiếp từ sông Hậu, với nguồn nước ngọt quanh năm, chất lượng nước mặt tương đối tốt, lưu lượng nước dồi dào Nguồn nước ngầm tại xã chưa được khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Trên địa bàn xã có sông Hậu và nhiều kênh rạch nhỏ Vì vậy nguồn lợi thuỷ sản trên sông này rất phong phú và đa dạng Ngoài nguồn lợi cá từ thiên nhiên như

cá linh, cá mè, cá he… còn là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

 Ở thành phố Cần Thơ chúng tôi chọn các xã:

5 Xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát ấp Quy Long

Xã Thạnh Mỹ có diện tích tự nhiên 2.498 ha, diện tích sản xuất nông nghiệp 1.900 ha, gồm 5 ấp có 1.978 hộ, 8.623 nhân khẩu Đời sống nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa và nuôi trồng thủy sản Mức tăng trưởng kinh

tế đạt 12,8%, đạt 91,42% so với kế hoạch Thu nhập bình quân đầu người 9 triệu

đồng/năm Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung sản xuất lúa

chất lượng cao, từng bước đưa khâu cơ giới hóa vào khâu thu hoạch, phơi, sấy,

thủy lợi nội đồng, đê bao khép kính từng khu vực, thực hiện cơ giới hóa trong nghiệp: 11 máy cày, xới, trục; 20 máy suốt lúa, 4 máy gặt đập liên hiệp; 57 dụng

cụ làm sạ hàng; 08 lò sấy Diện tích trồng lúa cả năm 3.805 ha, đạt 106,39% kế hoạch, lúa chất lượng cao chiếm 90% diện tích, năng suất bình quân 2 vụ lúa 12,5 tấn/ha (đông xuân 7 tấn/ha; hè thu 5,5 tấn/ha) lúa vụ 3 có 5,5 ha năng suất bình quân đạt 3,5 tấn; tổng sản lượng 23.769 tấn, đạt 112,63 % Quy hoạch và nhân rộng mô hình 2 lúa + 1 màu, 2 lúa + 1 cá, 1 lúa + 1 tôm và một số ít diện tích sản xuất 3 vụ lúa ở những vùng có điều kiện thuận lợi, với phương châm tận dụng nguồn lao động, khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi để từng bước phát triển,

Trang 30

thủy sản và làm dịch vụ có hiệu quả 132 hộ với diện tích nuôi trồng thủy sản 150,6

ha, đạt 61,91% bao gồm các loại cá: cá tra, tôm, cá rô, cá lóc Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển đạt tổng đàn 42.834 con đạt 99,95% (Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết chi bộ năm 2008 Chi bộ xã Thạnh Mỹ 15/11/2008)

Kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, từng bước đưa khâu cơ giới hóa vào khâu thu hoạch, phơi sấy, thủy lợi nội đồng, đê bao khép kín từng khu vực Chuyển giao các biện pháp kỹ thuật cho nông dân thông qua mạng lưới khuyến nông, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông mở các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, tham quan các mô hình sản xuất

có hiệu quả, qua đó giúp các hộ nông dân nâng cao trình độ sản xuất Củng cố xây dựng và nâng cao các hợp tác xã sản xuất, hiện có 23 tổ hợp tác liên kết sản xuất

về giáng, bơm rút nước gieo sạ Mặc dù trong kinh tế nông nghiệp đạt nhiều thành tích nhưng chưa vững chắc, còn mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch Chuyển dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp chưa bền vững, một số mô hình làm ăn thiếu hiệu quả, chưa thành lập được hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

6 Xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền

Xã Nhơn Ái ( khảo sát ấp Nhơn Bình), là xã ven đô thị, có đường tỉnh lộ 926 chạy ngang trung tâm, mạng lưới sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho giao thông đường thủy và phát triển nông nghiệp Diện tích toàn xã là 1.559,5 ha, có 2.994 hộ với 15.624 nhân khẩu sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Tổng diện tích lúa

cả năm là 282 /300 ha, đạt 94%, năng xuất bình quân 5,8 tấn/ha, sản lượng ước

tính 1.635/1.463tấn đạt 111% chỉ tiêu cả năm Cây ăn trái là thế mạnh trong

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây tiêu biểu là ấp Nhơn Bình nổi tiếng là cây có múi và dâu Hạ Châu Vườn cây ăn trái là 1.234/1.029

ha đạt 119% , tổng diện tích thu hoạch 983 ha, năng suất bình quân 12 tấn/năm, sản lượng ước tính 11.796/11.600 tấn, đạt 102%

Cây công nghiệp ngắn ngày và cây hoa màu tổng diện tích cả năm 293 ha/308

ha Đạt 95,12% năng suất bình quân 7,6 tấn/ha ước sản lượng 2.226 tấn/năm đạt

Trang 31

97,41% (Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân về kinh tế -

xã hội, quốc phòng an ninh năm 2007 và dự thảo phương hướng mục tiêu nhiệm

vụ chủ yếu 2008 UBND xã Nhơn Ái, 2008) Xã đã chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khuyến cáo nông dân trồng nhiều loại cây ăn trái thích hợp như dâu Hạ Châu, sầu riêng, vú sữa, tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn giới thiệu những mô hình, những loại cây ăn trái có nhiều tiềm năng phát triển Xuất hiện các mô hình làm ăn kinh tế giỏi như anh Nguyễn văn Hào, nông dân ấp Nhơn Bình với diện tích vườn

cũng thu hoạch trên 10 tấn trái đạt trên 100 triệu đồng

 Ở tỉnh Cà Mau

7 Xã Hòa Mỹ ( khảo sát ấp Thị Tường) huyện Cái Nước, thực hiện việc

đó diện tích nông nghiệp là 300 ha Ấp Thị Tường có 409 hộ với 1.964 khẩu

(tháng 4 năm 2009) phân bố ở 12 tổ tự quản Tại ấp Thị Tường có cả ba loại

hình nuôi tôm: quảng canh, quảng canh cải tiến và công nghiệp.Tuy nhiên, hình thức quảng canh hay còn gọi là quảng canh truyền thống là hình thức nuôi tôm phổ biến nhất Ở các hộ khảo sát của đề tài, hình thức này chiếm 91,6% tổng

số hộ khảo sát Theo thống kê của toàn xã, thì có 91% các hộ dân ở đây nuôi theo

mô hình quảng canh

Về cơ sở hạ tầng của cộng đồng, tuy có một ít tuyến đường trong ấp Thị Tường đã có đường đất nhưng phương tiện đi lại chủ yếu và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là bằng ghe xuồng Tiếng ghe xuồng đi lại trên kênh rạch vào buổi sáng sớm là tín hiệu bắt đầu một ngày mới tại đây Về nhà ở, số nhà tạm bợ ở Thị Tường vẫn còn chiếm đa số Trong các hộ khảo sát, tình trạng nhà tạm bợ chiếm đến 53%, nhà khung gỗ lâu bền 24,8%, nhà kiên cố và bán kiên cố là 22,2% Khi chuyển dịch từ lúa sang tôm có giá trị cao, người dân và chính quyền luôn kỳ vọng

Trang 32

là đây là con đường phát triển kinh tế cho toàn cộng đồng vì giá trị cao của con tôm Tuy con tôm có giá trị cao nhưng do giai đoạn đầu đất đai chưa được cải tạo phù hợp nên thu nhập từ con tôm chưa phải là một nguồn thu đột biến cho đa phần các hộ dân ở đây, thậm chí rất nhiều hộ nông dân thua lỗ, mất vốn, tình trạng nợ chồng nợ nên người dân chưa có điều kiện xây sửa và cải thiện cơ sở hạ tầng và nhà cửa nổi bật như một số vùng nuôi tôm khác như ở Sóc Trăng, Bến Tre và Long An

Người dân thường định vị nơi chốn ở đây dựa vào tên của các con kinh, vị trí của các cơ quan như trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, trường học và tên của những người nổi tiếng trong cộng đồng, thường là những người lớn tuổi, những dòng họ lâu đời, tên của cán bộ xã ấp, những hộ ở đầu và cuối con kinh

 Ở tỉnh Long An

8 Xã Tân Chánh, huyện Cần Đước

Tân Chánh ( khảo sát ấp Đình) là xã có diện tích nuôi tôm lớn nhất của huyện

Cần Đước tỉnh Long An Do có chất đất phù hợp, Tân Chánh là nơi được chọn để

thực hiện mô hình thí điểm nuôi tôm đầu tiên của tỉnh Long An Ở các hộ khảo sát

của đề tài hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến tại ấp Đình chiếm đến 99,2%,

phần trăm còn lại là nuôi công nghiệp của một hộ kinh doanh thức ăn và con giống

Trước đây, ranh giới hành chính của ấp Đình bao gồm cả ấp Lăng nhưng đã

đất nông nghiệp nuôi tôm hiện nay khoảng 95 ha (tổng diện tích nông nghiệp), ấp Đình là một trong 7 ấp của xã thực hiện chuyển dịch lúa tôm mạnh mẽ Ấp hiện có

245 hộ với 1.295 khẩu (tháng 4 năm 2009)

Về cơ sở hạ tầng, khác với Thị Tường của Cà Mau do lợi nhuận từ việc đi ghe, một nghề khá phổ biến ở đây, và từ nuôi tôm ở giai đoạn 1998-2001 nên nhà cửa ở

ấp Đình được xây cất khang trang hơn Trong các hộ khảo sát của đề tài, nhà ở

Trang 33

kiên cố và bán kiên cố chiếm 75,7%, nhà khung gỗ lâu bền là 8,6%, và nhà tạm bợ chiếm 15,8% Căn nhà là giá trị tài sản quan trọng của người dân và có vai trò quan trọng trong cuộc sống không chỉ như một nơi để ở mà còn thể hiện vị thế kinh tế của gia đình nên giai đoạn thịnh vượng của nghề tôm ở đây cũng là giai đoạn nhà cửa được xây nhiều

Tóm lại, hai địa bàn nghiên cứu tuy cùng là cộng đồng nông dân chuyển dịch

từ lúa sang tôm nhưng có sự khác nhau về quá trình lịch sử, quá trình chuyển dịch, hình thái cư trú, mật độ dân cư, điều kiện đi lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tôn giáo và văn hóa Những khác biệt này sẽ có chi phối tác động nhất định đến hành vi kinh tế của nông dân, cụ thể là các biểu hiện của hành vi phân tán rủi ro, hành vi mà chuyên đề tập trung tìm hiểu

Như vậy, việc lực chọn các đại bàn trên đây ít nhiều thỏa mãn những yêu cầu

do mục tiêu đề tài nghiên cứu đặt ra có tính toán đến khả năng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và nguồn kinh phí cho phép

Trang 34

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA NGƯỜI DÂN

I Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1 Bối cảnh chung của đất nước

Nông nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một nước đang phát triển Vai trò này được thể hiện không chỉ trong phạm vi

nông thôn mà đã có ảnh hưởng vượt ra ngoài nông thôn nhằm cung cấp thực phẩm

tiêu dùng trong nước, cung cấp nhân lực và các nguồn lực khác cho các ngành công nghiệp và phát triển thành thị, gia tăng nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp, nguồn tiết kiệm trong nước và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

Đối với một nước đi lên từ nông nghiệp, có nền tảng phát triển từ nông nghiệp như nước ta thì nhận định này lại càng trở nên đúng hơn bao giờ hết Hiện nay, nước ta

vẫn còn khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông và 57% lực lượng lao động xã

hội sống bằng nông nghiệp Vì vậy mà con đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở nước ta không thể bỏ qua vai trò quan trọng của nông nghiệp

Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ toàn diện nền kinh

tế của Việt Nam được đánh dấu bằng Đại hội VI của Đảng (12/1986), trong đó nhấn mạnh đến ba chương trình kinh tế đó là chương trình lương thực, thực phẩm;

chương trình hàng tiêu dùng và chương trình hàng xuất khẩu “Thực tế thì ngay từ

những năm 60, một nhà kinh tế học của Việt Nam khi bàn về bước đi của công nghiệp hóa, đã coi nông nghiệp là trọng điểm trong bước đi đầu tiên của quá trình này” và chỉ thị 100 (10/1981) của Ban bí thư trung ương Đảng về khoán sản phẩm

trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã bước đầu tạo ra những bước đột phá trong nông nghiệp Và cho

Trang 35

đến đại hội VI của Đảng thì đổi mới toàn diện nền kinh tế mà trước hết là trong nông nghiệp được chính thức bắt đầu

Cùng với các yếu tố khác, đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng trong nông nghiệp Quá trình đổi mới trong nông nghiệp ở nước ta bắt đầu từ việc thay đổi chính sách về đất đai Năm 1988, Chính phủ đã ban hành luật đất đai đầu tiên

và luật đất đai thứ hai ban hành vào năm 1993 Theo đó, hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất

Việc chuyển từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một điều tất yếu bởi việc sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là tăng sản lượng lương thực mà phải

đa dạng hóa sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường Vì vậy, bên cạnh việc thay đổi chính sách về đất đai, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng là một động lực quan trọng để

thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước “Chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ chỗ nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực sang sản xuất các cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm” 12 Nghị quyết số 09/2000/NĐ/CP của Chính phủ, ngày 15/6/2000 về một

số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp cũng đã xác định: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đó

là việc lựa chọn cơ cấu, quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hóa,

có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và sinh thái”13

12

Nghị quyết 10, Bộ chính trị-4/1988

Trang 36

Như vậy, nông nghiệp là nền tảng cho sự phát triển kinh tế lâu dài của nước ta Điều này càng có ý nghĩa hơn khi nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng chuyển động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nghị quyết 10 được Bộ chính trị ban hành ngày 5/4/1988 về chuyển đổi cơ chế quản lý nông nghiệp đã tạo ra những bước đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tiếp theo

đó, nghị quyết số 6-NQ-TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề

phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: “Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội , đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”

Các văn kiện Đại hội lần thứ VII, VIII, IX cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quyết định đường lối chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001 – 2010 là đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” Đến

Đại hội X (4/2006) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Hiện nay và trong nhiều năm

tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”

Gần đây nhất, Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày

5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh “Nông nghiệp, nông

dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh

tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng”

Trang 37

Như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước ta quán triệt và coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trên bước đường đi lên công nghiệp hóa

Song song với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng được Đảng và Nhà nước

ta quán triệt Hơn 20 năm Đổi mới, với một xuất phát điểm thấp, nước ta đã có những cố gắng và nỗ lực hết mình để chủ động mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới Tiếp tục đường lối đổi mới của Đại hội VI là chuyển hướng sang cơ chế thị trường và chuyển hướng chiến lược trong kinh tế đối ngoại, các đại hội tiếp theo của Đảng làm rõ hơn nhiệm vụ này Đại hội VII (6/1991) của Đảng chủ

trương: “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết tốt mối quan

hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa”

và “mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa qua hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên

tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi” Đến Đại hội VIII (1996),

Đảng tiếp tục chủ trương chính sách đối ngoại trên tinh thần “muốn làm bạn với

tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” Tháng 12/1997, Hội nghị Ban chấp

hành Trung ương lần thứ 4 (khóa VIII) nêu phương châm hội nhập kinh tế quốc tế:

“trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài; tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế” Đại hội IX (2001), Đảng tiếp tục nhấn mạnh: "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữa vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa" Với những chủ trương đúng đắn của Đảng,

nước ta đã từng bước hội nhập khu vực và quốc tế Năm 1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tín dụng với IMF và WB; năm 1995 gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tham gia các Hiệp định về khu vực đầu tư khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); là thành viên của Hội nghị thượng đỉnh về hợp tác Á - Âu (ASEM) từ tháng 2/1995; năm 1998 là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); năm 2000, Hiệp định thương mại song

Trang 38

phương Việt Nam – Hoa Kỳ được kí kết; tháng 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ

Tóm lại, trong quá trình đưa đất nước đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với chiến lược “lấy nông nghiệp làm mũi nhọn” thì chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược này Những chính sách, chủ trương của Đảng từ đổi mới đến nay nhất là sự tham gia ngày càng sâu rộng của nước ta vào thị trường thế giới đã tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng tăng trưởng và có hiệu quả hơn

2 Bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL

Từ năm 1986, với chính sách Đổi mới và mở cửa đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra một luồng gió mới, một động lực mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng So với các vùng khác trong cả nước, do những lợi thế về tự nhiên và đặc điểm lịch sử thì ĐBSCL là nơi đã có truyền thống làm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,

và luôn là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và quan trọng nhất nước ta Ngay

cả trong thời kì bao cấp, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, sai lầm trong chính sách phát triển nông nghiệp, làm kìm hãm lực lượng sản xuất thì ĐBSCL vẫn thể hiện được ưu thế so sánh của vùng đối với các vùng khác trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Cùng với sự đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là trong nông nghiệp, ĐBSCL đã được tạo ra một bước đệm để tiếp tục khẳng định vị trí quan

Trang 39

trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của đất nước

nước Là vùng nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông (với hệ thống sông ngòi chằng chịt mà chủ yếu là hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu) nên hàng năm,

150-200 triệu tấn phù sa ĐBSCL có ba nhóm đất chính là đất ngập mặn, đất phèn và đất phù sa Trong đó tốt nhất là đất phù sa với diện tích 1,2 triệu ha (chiếm gần 30%) Bên cạnh đó, toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000

ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao) Với đặc điểm tự nhiên như vậy thì từ lâu ĐBSCL đã là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước Thế mạnh của ĐBSCL là

trồng trọt và khai thác thủy sản Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông nghiệp thì khai thác thủy sản mà cụ thể là nuôi trồng thủy sản trở thành một thế mạnh và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL

Trong trồng trọt, cây lúa là cây trồng truyền thống, chủ lực và là sản phẩm chuyên môn hóa cao nhất vùng Trong thời Pháp thuộc, Việt Nam (đóng góp chính

là ĐBSCL) đã là nước xuất khẩu gạo có tiếng ở khu vực và trên thế giới Với việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi cũng như áp dụng khoa học – kĩ thuật nên năng suất cũng như sản lượng lúa hàng năm của vùng không ngừng tăng

Bảng 1 : Năng suất lúa ĐBSCL so với cả nước qua các năm

Ngày đăng: 30/08/2023, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w