TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1.1 Giai đoạn thành lập và phát triển trước cổ phần hóa (1963- 2008)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân Hàng Nhà Nước), có nhiệm vụ quan trọng làm đầu mối tiếp nhận viện trợ của ban bè quốc tế, vận chuyển ngoại tệ từ miền Bắc vào miền Nam phục vụ kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975.Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất của Việt Nam thực hiện chức năng thanh toán quốc tế trong thời kỳ này, điều này giải thích sự vượt trội của Vietcombank so với các ngân hàng trong nước khác về lĩnh vực thanh toán quốc tế với kinh nghiệm lâu năm, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tín, SWIFT, uy tín với các ngân hàng đối tác nước ngoài được gây dựng từ lâu. Cùng với thời kỳ đổi mới của đất nước, Ngân hàng ngoại thương chính thức chuyển chức năng từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ khi chuyển đổi thành ngân hàng thương mại quốc doanh, Vietcombank tập trung vào lĩnh vực đối ngoại Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo lãnh và hỗ trợ xuất khẩu, góp phần ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, điều tiết tỉ giá và gia tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm
1993 của Thống đốc NHNN Theo đó, ngân hàng ngoại thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
Chính những sự kiện trên đã tạo tiền đề để Vietcombank phát triển, mở rộng, hội nhập với thế giới Ngay từ những năm 90, Vietcombank đã chính thức tham gia vào thị trường tiền tệ thế giới, là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam xác lập các quan hệ tiền tệ quốc tế, sớm gia nhập tổ chức SWIFT, tự động hoá việc chuyển tiền; trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế (Master, Visa, …), thành viên chính thức của Hiệp hội ngân hàng châu Á Bên cạnh đó, Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hoá, nâng cao trình độ công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác bằng việc thành lập các liên doanh, công ty trực thuộc, mua cổ phần của doanh nghiệp.
1.1 Giai đoạn sau khi cổ phần hóa
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và tổng tích sản lớn nhất Việt Nam.
Bảng 1.1: Quy mô hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: tỷ đồng
Tổng dư nợ tín dụng
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2006, 2007, 2008,2009,2010,2011)
Bảng 1.1 cho thấy quy mô vốn và số lượng nhân viên của Vietcombank từ năm 2006 đến năm 2011 Nhìn chung, các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này Cụ thể hơn, tổng tài sản tăng với tốc độ trung bình 15% cá biệt có năm 2011 tăng lên với tốc độ mạnh nhất,20% so với năm 2010 và đạt
Từ năm 2008, vốn chủ sở hữu của công ty chứng kiến sự gia tăng đáng kể, phản ánh sự tác động tích cực của thị trường chứng khoán Cụ thể, vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể đạt 367.000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng tương tự của vốn chủ sở hữu.
2009 chứng kiến đợt tăng mạnh nhất, tăng gần 20% và tiếp tục tăng nhanh lên đến 25.470 tỷ đồng năm 2011
Tổng dư nợ tín dụng không ngừng gia tăng, đạt đỉnh 209.000 tỷ đồng năm 2011, vượt kế hoạch kiểm soát dưới 20% của Ngân hàng Nhà nước Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản tăng nhanh trong giai đoạn đầu rồi dao động quanh mức 57% Vietcombank liên tục mở rộng quy mô hoạt động với số chi nhánh tăng từ 59 lên 77 trong thời gian 2006-2011, cùng với số nhân viên lên đến 12.565 người vào năm 2011, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: tỷ đồng
Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh
Tổng chi phí hoạt động
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2006, 2007, 2008,2009,2010,2011)
Doanh thu và quy mô toàn hệ thống có mối quan hệ tương quan tăng trưởng Riêng năm 2008, doanh thu đạt mức tăng trưởng cao nhất (46%), tuy nhiên, năm 2009 tăng trưởng chững lại, sau đó phục hồi vào các năm 2010 và 2011, đạt đỉnh 14.871 tỷ đồng Chi phí hoạt động cũng gia tăng ổn định theo quy mô hoạt động, từ 1.291 tỷ đồng lên 4.587 tỷ đồng Chi phí dự phòng rủi ro tài chính biến động thất thường, đặc biệt tăng cao vào các năm 2008 và 2011 do lạm phát, lãi suất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp và tăng lãi suất vay ngân hàng Bất chấp điều đó, lợi nhuận vẫn tăng trưởng ổn định, ngoại trừ năm 2007 sụt giảm mạnh do chi phí dự phòng rủi ro đột biến.
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn giai đoạn 2006-2011 Đơn vị: %
Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động vốn
Hệ số an toàn vốn CAR
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2006, 2007, 2008,2009,2010,2011)
Xét về hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân (ROAE) đạt đỉnh 29,11% vào năm 2006 nhưng giảm đáng kể xuống quanh 19,5% trong giai đoạn 2007-2008 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu Sau đó, ROAE phục hồi vào năm 2009-2010 nhưng lại sụt giảm mạnh vào năm 2011 xuống còn 17,08%, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn giảm Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân cũng theo xu hướng tương tự, đạt thấp nhất là 1,25% vào năm 2011 Về chỉ tiêu an toàn, tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn liên tục tăng từ 56,18% năm 2006 lên 83,57% năm 2008, sau đó dao động quanh 85% Tuy nhiên, nhờ kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và thực hiện chính sách giảm cho vay bất động sản, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,03% vào năm 2011, nằm trong mức an toàn.
2011, đạt kế hoạch khống chế dưới mức 2,8% do Đại hội cổ đông đề ra Hệ số an toàn vốn CAR dao động từ 8,9% đến 9,3%, chỉ trừ năm 2009 tụt xuống còn8,11%, trên mức an toàn mà Ngân hàng nhà nước quy định là 8%.
GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Sở giao dịch chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006 và đến ngày 31/10/2008 chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới.
Tên gọi: Sở giao dịch ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietcombank
Địa chỉ: 31-33 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Website: http://www.vietcombank.com.vn Điểm giao dịch của Sở giao dịch nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, thuận lợi về giao thông, mật độ dân cư lớn, có hệ thống các doanh nghiệp và cơ quan hoạt động dày đặc, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạnh trang mạnh mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch phát huy tốt những thế mạnh về vốn và các hoạt động nghiệp vụ chuyên biệt của một ngân hàng đối ngoại, cũng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai.
2.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch
Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch gồm 19 phòng ban được chia thành 4 khối và 50 phòng giao dịch được quản lý bởi Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc Chức năng của các phòng như sau:
- Khối nội bộ chịu trách nhiệm duy trì cơ sở hạ tầng và đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các phòng chuyên môn.
Phòng tin học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo dưỡng hệ thống thông tin và liên lạc tại Sở giao dịch, đảm bảo cung cấp liên tục các sản phẩm ngân hàng điện tử Phòng còn có trách nhiệm giám sát và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm bảo vệ hệ thống thông tin của Sở giao dịch trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
(Nguồn: Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)
Phòng quản lý nhân sự: tiến hành tìm kiếm, phát triển, duy trì đội ngũ nguồn nhân lực về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các phòng ban.
Phòng hành chính quản trị: định hướng, điều tiết, phối họp hoạt động của các phòng ban qua việc lập kế hoạch hoạt động, điều phối, giám sát.
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
BAN LÃNH ĐẠO: 1 GIÁM ĐỐC, 3 PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng tin học Tổ xử lý nợ
Phòng quản lý nhân sự Phòng bảo lãnh
Phòng hành chính quản trị Phòng vốn và KD ngoại tệ Phòng kiểm tra giám sát Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán giao dịch
Phòng khách hàng Phòng KD dịch vụ
Phòng TD DN vừa và nhỏ Phòng quỹ
Phòng đầu tư dự án Phòng thẻ
Phòng khách hàng thể nhân Phòng DVNH đặc biệt
Phòng quản lý nợ Các phòng giao dịch
Phòng kiểm tra giám sát, tuân thủ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của các nhân viên, phòng ban, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Vietcombank.
Phòng kế toán tài chính thực hiện kế toán nội bộ: tập hợp, ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, từ đó xác định lỗ lãi trong kỳ, theo dõi tình hình quan hệ giữa Sở giao dịch và Vietcombank.
Khối tín dụng gồm các phòng khách hàng, phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng đầu tư dự án, phòng khách hàng thể nhân, phòng quản lý nợ, tổ xử lý nợ có nhiệm vụ thẩm định và cung cấp các dịch vụ cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau.
Phòng khách hàng có chức năng thẩm định, cung cấp các khoản vay ngắn hạn đến các khách hàng là các doanh nghiệp lớn.
Phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ xét duyệt các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phòng đầu tư dự án chịu trách nhiệm cung cấp các khoản vay trung và dài hạn
Phòng khách hàng thể nhân cung cấp các khoản vay đến các khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, đầu tư ví dụ như cho vay mua nhà, mua ô tô….
Phòng quản lý nợ đảm nhiệm vai trò then chốt trong việc theo dõi và đòi nợ, giám sát chặt chẽ hành vi vay mượn của khách hàng và đảm bảo họ tuân thủ đúng các điều khoản cho vay Qua đó, phòng có thể đưa ra đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần bảo vệ lợi ích tài chính của tổ chức cho vay.
Tổ xử lý nợ chuyên trách giám sát, thu hồi các khoản nợ xấu.
Khối thanh toán của tổ chức, bao gồm các phòng bảo lãnh, phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kế toán giao dịch, có chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, ngoại tệ và các dịch vụ liên quan cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Phòng bảo lãnh có chức năng xem xét và cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong các dịch vụ thanh toán quốc tế ví dụ như bảo lãnh nhằm đáp ứng điều kiện đảm bảo tài chính trong thanh toán L/C…
Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ có nhiệm vụ đảm bảo nguồn vốn cho sở giao dịch, lên lãi suất, tỷ giá, mua và bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu, báo cáo thống kê cho cả Sở giao dịch.
Phòng thanh toán quốc tế chuyên trách cung cấp các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng chuyển tiền, nhờ thu, L/C, tư vấn cho các doanh nghiệp về các điều khoản và nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1 Sơ đồ quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán trong đó ngân hàng sẽ bảo đảm thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thay cho khách hàng mở thư tín dụng khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện quy định trong thư tín dụng.
Sơ đồ 2.1 : Quy trình phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
(Nguồn: Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)
Ngân hàng Phát hành Ngân hàng thông báo
Khi L/C đã mở, các bên đã chấp nhận thì nó độc lập với hợp đồng (nếu có sai sót xảy ra thì nghĩa vụ và quyền lợi của các bên vẫn không hề thay đổi) Dù hàng giao không đúng nhưng khi trình được bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành L/C buộc phải thanh toán vô điều kiện Phương thức này chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, nếu có sai sót về hàng hóa thì hai bên tự giải quyết.
Trong quy trình trên, các ngân hàng thương mại nói chung hay Vietcombank nói riêng tham gia với tư cách là ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu hoặc ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu Trong đó, ngân hàng nhập khẩu sẽ có nhiệm vụ phát hành thư tín và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo cho người thụ hưởng biết Sau đó, khi nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng xuất khẩu, Vietcombank sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành hoàn trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền, sau đó thông báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.
Còn khi đứng với tư cách là ngân hàng xuất khẩu, Vietcombank có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu về việc mở thư tín dụng và chuyển bản gốc L/C cho người xuất khẩu khi nhận được Sau đó, khi nhận được bộ chứng từ từ người xuất khẩu, Vietcombank sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, giao bộ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu, đồng thời thay mặt người xuất khẩu đòi tiền thanh toán.
Ngoài ra, cũng có các giao dịch mà Vietcombank không tham gia trực tiếp vào hoạt động mà tham gia với tư cách là các ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng được chỉ định Trong đó, khi đứng trên tư cách là một ngân hàng xác nhận, Vietcombank sẽ đảm bảo chắc chắn thanh toán cho người xuất khẩu, kể cả khi ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán Còn với tư cách là ngân hàng được chỉ định, Vietcombank sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp thay mặt cho ngân hàng phát hành.
2.1.2 Quy trình L/C hàng nhập tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Khi là một ngân hàng nhập khẩu, các cộng việc cần tiến hành khi thực hiện thanh toán bằng L/C tại Sở giao dịch như sau:
Khi có yêu cầu phát hành L/C từ khách hàng, thanh toán viên tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bộ hồ sơ theo các tiêu chuẩn sau:
Thư yêu cầu phát hành đầy đủ chữ ký, dấu theo mẫu đã đăng ký với Vietcombank, nội dung chính xác, đầy đủ, khớp với hồ sở kèm theo (có cam kết về giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch nếu hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu)
Điều kiện đảm bảo tài chính: khách hàng có thể sử dụng 1 trong 3 biện pháp: ký quỹ (tối thiểu 10%), sử dụng tín dụng thương mại (mức tín dụng nhỏ hơn 2 tỷ đồng thì trình tại Phòng thanh toán quốc tế, còn lại phải đợi thẩm định từ Phòng tín dụng) hoặc sử dụng bảo lãnh của bên thứ 3 (Phải được phê duyện bởi phỏng quả lý hạn mức tín dụng của bên thứ 3).
Thư phải kèm theo hợp đồng mua bán ngoại thương
Thư phải kèm theo văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký vay và trả nợ nước ngoài nếu L/C trả chậm trên 1 năm
Bước 2: Đăng ký và phát hành L/C nhập khẩu, sau khi kiểm tra thư, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, thanh toán viên làm điện phát hành , thu phí phát hành, thu điện phí phát hành 22-25 USD tùy độ dài điện.
Bước 3: Sửa đổi L/C, khi khách hàng có yêu cầu sửa đổi L/C, thanh toán viên kiểm tra hồ sơ yêu cầu sửa đổi, cách thức kiểm tra giống với khi phát hành L/C, đảm bảo nội dung không mâu thuẫn với L/C và điều kiện đảm bảo tài chính bổ sung nếu tăng tiền hoặc gia hạn L/C Sau khi kiểm tra xong, làm điện sủa đổi và hạch toán thu phí sửa đổi, thu điện phí sửa đổi 11 USD, ký quỹ thêm hoặc giải tỏa ký quỹ (nếu có).
Bước 4: Sau khi nhận được thông báo chứng từ, một nhân viên thanh toán và một nhân viên kiểm soát sẽ kiểm tra bộ chứng từ Nếu bộ chứng từ phù hợp hoặc khách hàng vẫn chấp nhận thanh toán dù chứng từ không phù hợp, nhân viên ngân hàng sẽ giao chứng từ cho khách hàng và thu phí Nếu khách hàng từ chối, ngân hàng sẽ gửi điện từ chối thông báo cho bên xuất khẩu Trong trường hợp L/C trả chậm, ngân hàng sẽ gửi điện xác nhận hạn trả.
Ngoài ra, Vietcombank cũng thực hiện các nghiệp vụ ký hậu, bảo lãnh, ủy quyền trước khi chứng từ về Khi đó, thanh toán viên kiểm tra hồ sơ gồm, thư yêu cầu ký hậu/ phát hành ủy quyền/ bảo lãnh nhận hàng của khách hàng, chứng từ vận tải, hóa đơn Sau đó, ký hậu B/L hoặc phát hành thư ủy quyền/ bảo lãnh nhận hàng, thu phí và yêu cầu ký quỹ nếu cần.
Bước 5: Làm điện chuyển tiền để thanh toán cho bên xuất khẩu, sau đó hạch toán, ghi nợ tài khoản tiền gửi, tiền vay… của khách hàng, thu phí thanh toán, thu điện phí, thu phí chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm).
Bước 6: Theo dõi tài trợ cho L/C nhập khẩu: phòng thanh toán quốc tế kết hợp với phòng tín dụng phối hợp giám sát, đảm bảo các chủ thể nhận tài trợ thương mại thực hiện đúng các cam kết với Sở giao dịch.
Bước 7: Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu: Kiểm soát viên sẽ xem xét lại và phê duyệt các L/C, các chứng từ liên quan trước khi trình trưởng phòng thanh toán xuất nhập khẩu thông qua trước khi lưu trữ.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của hoat động thanh toán L/C có nền tảng tốt và luôn được cập nhập, nâng cấp
Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào quản lý và kinh doanh Vốn đã hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nhiều năm trước đổi mới, Vietcombank đã xây dựng và sử dụng các hệ thống liên lạc giữa các ngân hàng như SWIFT, TELEX từ lâu… các thao tác nghiệp vụ dựa trên hệ thống máy vi tính hiện đại với phần mềm luôn được cập nhật để phù hợp với hệ thống truyền dữ liệu quốc tế.
Nằm tại con phố Ngô Quyền sầm uất, Sở giao dịch sở hữu vị trí lý tưởng cho việc quảng bá và cung cấp dịch vụ Tận dụng hệ thống công nghệ hiện đại, Sở giao dịch xử lý hiệu quả các điện văn và giao dịch qua mạng, với tỷ lệ tự động hóa cao Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ được rút ngắn đáng kể nhờ giảm thời gian tiếp nhận và xử lý thông tin Đáng chú ý, hệ thống đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu trong quá trình luân chuyển, góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Mạng lưới hoạt động phủ khắp cả nước và nhiều nơi trên thế giới tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động thanh toánq uốc tế bằng L/C
Vietcombank có hệ thống mạng lưới chi nhanh rộng khắp trong cả nước, có sự liên lạc hỗ trợ nhau về vốn, tín dụng và các nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán Sở giao dịch với trụ sở đặt tại Hà Nội, có sự liên lạc, phối hợp với các chi nhanh khắp cả nước và hơn 50 phòng giao dịch đặt dưới sự quản lý Ngoài raVới thế mạnh của một ngân hàng thương mại đối ngoại chủ lực của quốc gia,Vietcombank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng tại 85 quốc gia khắp các châu lục, hỗ trợ đắc lực trong việc thanh toán quốc tế được hiệu quả.Việc mở rộng quan hệ đại lý tạo nên sự than thiết, tin cậu giữa các ngân hàng tham gia quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, làm giảm bớt chi phí giao dịch,mang lại sự thuận lợi dễ dàng hơn trong thanh toán.
Chính vì vậy, khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C ở Sở giao dịch cũng như Vietcombank sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc, thực hiện thanh toán, giao chứng từ…
Đội ngũ nhân viên có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán bằng L/C
Vietcombank nói chung và Sở giao dịch nói riêng có đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt tình trong công việc, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, am hiểu các quy trình nghiệp vụ và các hoạt động thanh toán, sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi khách hàng khi làm ăn với các đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập hiện nay, đội ngũ quản lý và các cán bộ có trình độ cao, óc sáng tạo có thể đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, tiếp thu nhanh chóng các công nghệ hiện đại, những thay đổi trong quy trình thanh toán quốc tế, các tập quán quốc tế như UCP600, Incoterms2010… Ngoài ra, Sở giao dịch cũng chú trọng đến việc duy trì và đảm bảo trình độ chuyên môn của nhân viên qua việc tổ chức các kỳ kiểm tra, sát hạch thường xuyên và có một đội ngũ kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cán bộ, nhân viên, đảm bảo các quy định được tuân thủ, quyền lợi khách hàng được đảm bảo.
Quan hệ với khách hàng đến giao dịch xuất nhập khẩu được coi trọng
Về lĩnh vực thanh toán quốc tế, với uy thế về thương hiệu, sản phẩm và nhân lực chất lượng cao, Vietcombank nói chung và Sở giao dịch luôn đứng đầu về việc cung cấp dịch vụ và chiếm thị phần lớn trong doanh số xuất nhập khẩu, khoảng trên 20% Những năm gần đây, để thu hút với khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác, Vietcombank đã triển khai các chương trình tín dụng cho xuất khẩu, tăng cường tiếp xúc và giới thiệu các sản phẩm tới các hiệp hội xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ thương mại
Ngoài ra, các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán ở Vietcombank đều được, cung cấp các dịch vụ thanh toán, tư vấn một cách nhiệt tình và chuyên nghiệp, để lại nhiều ấn tượng tốt với khách hàng.
Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C luôn được duy trì ở mức thấp nhất.
Thanh toán quốc tế ẩn chứa nhiều rủi ro do thời gian giao dịch dài và khoảng cách địa lý lớn, dẫn đến nguy cơ khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc gặp trục trặc trong quá trình giao hàng Tuy nhiên, việc thanh toán quốc tế bằng L/C tại Sở giao dịch đảm bảo kiểm soát rủi ro ở mức tối thiểu nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa như ký quỹ, bảo lãnh và tín dụng thương mại cùng quy định chặt chẽ Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng thanh toán quốc tế và phòng tín dụng trong việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng giúp giảm thiểu tối đa rủi ro mất khả năng thanh toán.
Tiếp đó, các rủi ro do lỗi của nhân viên gần như không xảy ra do sự phân công trách nhiệm rất chặt chẽ giữa các cán bộ trong phòng Thanh toán quốc tế, mỗi bộ chứng từ luôn được ít nhất 3 người kiểm tra, 1 thanh toán viên, 1 kiểm soát viên, sau đó được trưởng phòng hoặc phó giám đốc phê duyệt trước khi được gửi đi Hơn nữa, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ giao dịch luôn được đảm bảo duy trì, bồi dưỡng nên các rủi ro này gần như không xảy ra.
Uy tín với đối tác trong hoạt động thanh toán bằng L/C được duy trì và nâng cao
Vietcombank là ngân hàng nội địa đầu tiên cung cấp các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu và có nhiều thâm niên làm ăn với rất nhiều các đối tác Hiện nay, Vietcombank đang có quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng tại 85 quốc gia khắp các châu lục Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán bằng L/C, Vietcombank đã thể hiện rõ rệt ưu thế này, khi nhiều ngân hàng trong nước được yêu cầu phải được bảo lãnh bởi Vietcombank khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.
Nhờ có uy tín đó, Sở giao dịch cũng như Vietcombank ngoài tham gia trực tiếp vào các giao dịch thanh toán bằng L/C, còn cung cấp nhiều các dịch vụ khác như bảo lãnh, xác nhận… Nhiều ngân hàng ở Việt Nam khi thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế bằng L/C thường được ngân hàng nước ngoài yêu cầu phải có bảo lãnh của Vietcombank do uy tín của ngân hàng đó chưa cao.
2.3.2 Hạn chế của hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Vietcombank
Hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương không tránh khỏi những hạn chế và khó khăn nhất định.
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C Sở giao dịch giảm mạnh Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ ở Vietcombank và Sở giao dịch vốn được đánh giá cao và chiếm thị phần lớn trên thị trường Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế mà đặc biệt là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ đang bị suy giảm đáng kể, mất đi một lượng lớn doanh số, số lượng món thanh toán Ví dụ như doanh số hoạt động thanh toán xuất khẩu đã giảm chỉ còn 140,81 triệu USD năm 2011 so với 425,38 triệu USD năm 2008, hay thanh toán nhập khẩu còn 980,01 triệu USD năm 2011 so với 1.439,66 năm 2008.
Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C đang giảm mạnh Hàng năm, hoạt động thanh toán quốc tế luôn đóng góp một lượng thu nhập không nhỏ cho Sở giao dịch, trong năm 2008 đã chiếm khoảng 16% doanh thu. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, trái ngược với doanh thu tiếp tục tăng trưởng của Sở giao dịch, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế suy giảm mạnh từ 577,23 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 487,44 tỷ đồng năm 2009 và cho đến năm
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1.1 Bối cảnh trong nước và thế giới
Giai đoạn 2006-2011 là một giai đoạn diễn ra nhiều biến động về tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới Năm 2007 là năm đánh dấu sự khởi đầu của chuỗi các biến động kinh tế diễn ra trong suốt thời kỳ trên với khủng hoảng nhà đất
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 bùng phát từ giữa năm 2007, đỉnh điểm vào tháng 9/2008 Nguyên nhân gốc rễ nằm ở việc cho vay nhà đất thứ cấp khiến ba trong số năm ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merrill Lynch và Lehman Brothers sụp đổ Chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan Stanley Hai tập đoàn cung cấp tín dụng thế chấp thứ cấp lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố, khoảng 5.000 tỷ đô la) đã được Chính phủ tiếp quản.
Sang đến năm 2008, Trong 6 tháng đầu năm, cả thế giới "nhốn nháo" trước hiện tượng vật giá leo thang: từ giá năng lượng, đến nông phẩm đều tăng chóng mặt Tính từ tháng 5/2007 đến khoảng tháng 3/2008, giá dầu thô tăng lên gấp ba. Đồng thời tại một số nước, lương thực, thực phẩm trở thành những mặt hàng xa xỉ.
Cho đến cuối mùa xuân, quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ là làm thế nào để kìm hãm lạm phát, đồng thời nâng cao sức mua của người dân trong bối cảnh đời sống ngày càng đắt đỏ Thế nhưng ngay sau mùa hè, ngành tài chính thế giới liên tục nhận được những gáo nước lạnh với sự kiện các "thành trì kiên cố" ở ngay trung tâm tài chính Phố Wall thi nhau suy sụp: Bear Stearns, LehmanBrothers, Merill Lynch hay hãng bảo hiểm AIG, Morgan Staley điêu đứng.Cuộc khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan đoàn cho vay bất động sản Hypo Real Estate, ngân hàng IKB, SachsenLB, DZ BanK, Deutsche Bank của Đức; ngân hàng đứng thứ 2 Bradford & Bingley (B&B) và thứ 5 Northen Rock của Anh bị quốc hữu hóa… Đến năm 2009, cuộc khủng hoảng này tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới và đặc biệt tác động mạnh lên thương mại quốc tế, làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu của hầu hết các nước giảm mạnh. Điều này tác động không nhỏ lên hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán bằng L/C nói riêng.
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch thương mại quốc tế thế giới 2006-2010 Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: UNCTAD) Đứng trước tình hình đó, chính phủ các nước đã thực hiện một loạt các biện pháp để ngăn không cho nền kinh tế rơi vào suy thoái, mà tiêu biểu là tung ra một loạt các gói kích cầu nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa hòng tăng sản xuất Nhờ đó và cũng nhờ sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia mới nổi đặc biệt là nhóm BRIC đã cứu vãn nền kinh tế thế giới và đưa kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới tăng trưởng trở lại vào năm 2010
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới từ năm 2010 cho đến nay lại phải đối mặt với nhiều thử thách khác Vấn đề được các nhà kinh tế lo ngại nhất ở 2 năm này là vấn đề nợ công ở châu Âu với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm
2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01 năm 2010, lên 9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào tháng 07 năm 2011 Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ Nếu không có những biện pháp kịp thời, cuộc khủng hoảng này có thể sẽ đẩy thế giới rơi vào vòng xoáy suy thoái, bất ổn định tài chính, và phải đối mặt với một thập kỷ thất bại với tăng trưởng thấp và thất nghiệp cao.
Ngoài ra, thế giới trong giai đoạn này cũng chứng kiến những sự kiện nổi bật tác động không nhỏ đến quá trình hồi phục kinh tế sau khủng hoảng như chiến tranh Libya, những căng thẳng trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vấn đề Biển Đông… Đi kèm với những thảm họa môi trường đã gây ra những tổn hại không nhỏ đến nền kinh tế thế giới như sự kiện tràn dầu khi giàn khoan dầu Deepwater Horizon của Hãng dầu khí Anh BP phát nổ làm hơn 750.000 lít dầu thô rò rỉ mỗi ngày, làm thiệt hại hàng tỷ USD, những tổn thất và ảnh hưởng của vụ tràn dầu đến hệ sinh thái trong khu vực là không thể lường hết được trong một thời gian dài sắp tới; hay nghiêm trọng hơn là thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản gây ra thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời làm rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima làm 15.846 người chết, 3.317 người mất tích, 341.411 người phải đi tị nạn, 128.558 nhà bị phá hủy hoàn toàn, 916.883 nhà bị hư hại, tổn thất ước tính 210 tỷ USD.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những diễn biến khó lường, các chính phủ đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng và ngăn chặn nguy cơ suy thoái lần thứ hai xảy ra.
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011 đã trải qua nhiều biến động với các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, mở ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh thương mại quốc tế cũng như phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, thương mại quốc tế của Việt Nam 2 năm 2007 và 2008 tăng trưởng rất mạnh, xuất khẩu tăng từ 48561,354 triệu USD năm 2007 lên triệu USD Tuy nhiên, sang đến năm 2009, không nằm ngoài dự đoán, xuất nhập khẩu Việt Nam bị tác động mạnh của suy thoái kinh tế toàn cầu làm sụt giảm mạnh nhưng đã phục hồi và tăng trưởng trở lại vào năm 2010 và 2011
Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng và phát triển giai đoạn này được tạm gác lại mà chủ yếu là kiềm chế lạm phát Năm 2008, với mức lạm phát 22% đã tác động không nhỏ đến cuộc sống người dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Trong 2 năm tiếp theo, với nỗ lực của chính phủ đã giữ lạm phát ở mức
1 con số đồng thời vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế nhưng sang đến năm
2011 lạm phát đã tăng đột biến lên mức 18% Việc lạm phát tăng cao đã làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, làm mất lòng tin vào VND do mất giá vì vậy tỷ giá trong thời kỳ này tăng lên rất nhanh và không ổn định cộng với lãi suất ngân hàng tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khiến họ phải giảm sản lượng sản xuất và giảm doanh số hoạt động thanh toán quốc tế
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2007-2011 Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Đồng thời trong thời kỳ này, Việt Nam cũng phải chống chọi với nhiều đợt thiên tai bão lũ với cường độ tăng dần theo từng năm làm thiệt hại lớn về kinh tế Đây là những thách thức không nhỏ đối với chính phủ để có thể giữ vững được đà tăng trưởng đi đôi với kiềm chế lạm phát trong giai đoạn sắp tới.
Với tình hình biến động trong nước và quốc tế như vậy, hứa hẹn những năm sắp tới, hoạt động thương mại quốc tế trong khu vực Hà Nội cũng như hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Sở giao dịch sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng đây cũng là cơ hội để Sở giao dịch và Vietcombank thu hút thêm khách hàng và gia tăng thị phần Vì vậy, tình hình rất cấp thiết đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch
3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh nói chung