1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tuấn Anh
Trường học Học viện tài chính
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (3)
    • 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các (3)
      • 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất (3)
        • 1.1.1.1. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất (3)
        • 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất (3)
      • 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (5)
        • 1.1.2.1. Nội dung giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (5)
        • 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (6)
      • 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (7)
      • 1.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất (8)
        • 1.1.4.1. Vai trò của công tác kế toán (8)
        • 1.1.4.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán (8)
    • 1.2. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất (9)
      • 1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (9)
      • 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (10)
        • 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp (10)
        • 1.2.2.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp (10)
      • 1.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên (11)
        • 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (11)
        • 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (13)
        • 1.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (15)
        • 1.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (17)
      • 1.2.4. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ (19)
    • 1.3. Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp sản xuất (20)
      • 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (21)
      • 1.3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (21)
      • 1.3.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức (22)
    • 1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm (23)
      • 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm (23)
      • 1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (23)
        • 1.4.2.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) (24)
        • 1.4.2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số (24)
        • 1.4.2.3. Phương pháp tính giá thành phân bước (25)
    • 1.5 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (26)
      • 1.5.1. Hình thức Nhật ký chung (26)
      • 1.5.2. Hình thức Nhật ký – Sổ cái (26)
      • 1.5.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ (26)
      • 1.5.4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ (27)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (28)
      • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI (28)
        • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 28 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ (0)
          • 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức SXKD (29)
          • 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (30)
        • 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý (33)
      • 2.2. Đặc điểm chung tổ chức bộ máy kế toán và áp dụng chế độ kế toán ở đơn vị (36)
        • 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (36)
      • 2.3. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điện tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (42)
        • 2.3.1. Khái quát về quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điện tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (43)
        • 2.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại CPSX (45)
          • 2.3.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX (45)
          • 2.3.2.2. Phân loại CPSX (45)
        • 2.3.3. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất (47)
          • 2.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (47)
          • 2.3.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp (51)
          • 2.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (56)
        • 2.4.1. Ðối tượng tính giá thành (69)
        • 2.4.2. Kỳ tính giá thành (69)
        • 2.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm điện (70)
    • CHÝÕNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ÐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆU CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ÐIỆN PHẢ LẠI (0)
      • 3.1. Một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (74)
        • 3.1.1. Ưu điểm (74)
        • 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại (75)
      • 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (77)
  • KẾT LUẬN...........................................................................................................78 (79)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

1.1.1.1 Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, dù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nào đi nữa thì quá trình sản xuất đều nhất thiết phải có sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản đó là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động.

Các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là hao phí về lao động vật hóa) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí về lao động sống), qua quá trình biến đổi sẽ tạo nên các sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Để đo lường hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp và xác định kết quả đầu ra phục vụ cho nhu cầu quản lý, thì mọi hao phí cuối cùng đều được biểu hiện bằng tiền gọi là chi phí sản xuất.

Như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng tiền.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.

Với mỗi doanh nghiệp, chi phí sản xuất có nội dung kinh tế khác nhau,công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau Để

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp lập kế hoạch và tính chính xác giá thành sản phẩm, để khống chế và thống nhất các loại chi phí, nhằm nghiên cứu các yếu tố trong giá thành sản phẩm, yêu cầu khách quan là phải phân loại chi phí sản xuất thành từng nhóm riêng theo tiêu thức nhất định.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau: a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tích chất kinh tế của chi phí

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí là việc sắp xếp các chi phí có nguồn gốc kinh tế ban đầu đồng nhất, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào của quá trình sản xuất Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 5 yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí bằng tiền khác

Cách phân loại này giúp ta có thể xác định được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí đã chi ra, từ đó lập kế hoạch cung ứng vật tư, huy động về lao động, tiền vốn, là cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính và kiểm tra tình hình thực hiện các dự toán chi phí sản xuất, lập dự toán chi phí sản xuất. b) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí

Cách phân loại này căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí để sắp xếp các khoản chi phí có cùng mục đích, công dụng vào cùng một khoản mục chi phí mà không quan tâm đến nội dung kinh tế ban đầu của nó Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo khoản mục giá thành Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

- Khoản mục chi phí sản xuất chung, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi phí khấu hao tài sản cố định, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý chi phí theo định mức làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về chi phí, giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. c)Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia làm 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: là các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng… nên có thể quy nạp được trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí gián tiếp: là các loại chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp.

Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa thuần túy về kỹ thuật hạch toán Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý khoa học của tiêu thức phân bổ chi phí được chọn.

Trên đây là 3 cách phân loại chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán, ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác nữa như: Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính gồm chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ; Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động gồm chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp…

1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

1.1.2.1 Nội dung giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Giới hạn hoặc phạm vi để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:

- Nơi phát sinh chi phí như phân xưởng, đội sản xuất….

- Đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, đơn đặt hàng…

Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng gánh chịu chi phí.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, rất quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán phải dựa vào và cân nhắc hàng loạt các nhân tố sau:

- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.

- Đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

- Qui trình, công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm.

- Đặc điểm của sản phẩm.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí theo các đối tượng tính giá thành.

- Khả năng và trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…

Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất có thể là:

- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.

- Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất.

- Toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã xác định.

1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp:

1.2.2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí trực tiếp Những chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Ta căn cứ vào các chứng từ gốc về chi phí phát sinh để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng.

1.2.2.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau Ta tiến hành thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí theo các bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý và tính hệ số phân bổ chi phí Tiêu thức phân bổ hợp lý là tiêu thức phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng Hệ số phân bổ chi phí được xác định như sau:

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Tổng chi phí cần phân bổ T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng

- Bước 2: Tính mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng

Ci = H x Ti Trong đó: Ci: chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

H: Hệ số phân bổ chi phí Ti: Đại lượng của tiêu thức phân bổ đối tượng i Theo qui định kế toán hiện hành, khi tiến hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tùy điều kiện của doanh nghiệp, kế toán sẽ lựa chọn một trong hai phương pháp hạch toán: phương pháp kiểm kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kì.

+ Phương pháp kê khai thường xuyên: dùng để phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình biến động, tăng giảm các loại hàng hóa tồn kho Kế toán hạch toán theo phương pháp này sẽ ghi chép và theo dõi trên hệ thống sổ sách ngay khi phát sinh nghiệp vụ.

+ Phương pháp kiểm kê định kì: là phương pháp phản ánh không thường xuyên các nghiệp vụ phát sinh, đặc biệt là sự biến động các loại hàng hóa tồn kho Phương pháp này cho phép kế toán ghi chép định kì chứ không phải ghi sổ hàng ngày.

1.2.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Phương pháp tập hợp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm thường liên quan đến từng đối tượng tính giá thành nên thường sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu từ các chứng từ vào sổ chi tiết TK621 và đối tượng có liên quan.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng tính giá thành, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo công thức:

Trong đó: C i : Chi phí NVLTT phân bổ cho đối tượng i

T i : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i n : Số đối tượng cần tính giá thành

Tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là:

Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp sản xuất

Sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp sản xuất có thể là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của qui trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến nhưng vẫn còn đang phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu.

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau:

(1) Kết chuyển CPSX dở dang đầu kỳ

(2a) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVL trưc tiếp

(2b) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NC trực tiếp

(2c) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí SXC

(3) Các khoản không tính vào giá thành sản phẩm

(4a) Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ

(4b) Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ (kể cả nhập kho, gửi bán ngay, hoặc giao bán ngay không qua kho) Định phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

1.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

-Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định, và coi như chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất.

+ Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

+ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn sau được xác định theo giá nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.

Dđk, Dck : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.

C : Chi phí phát sinh trong kỳ.

Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Qdck : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ưu điểm: phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.

Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.

1.3.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.

- Nội dung của phương pháp:

Theo phương pháp này phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng.

+ Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở như sau:

+ Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Qtđ: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Qtđ = Qdck x mức độ hoàn thành Ưu điểm: phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên.

Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.

1.3.3 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức. Đối với các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Nội dung của phương pháp: theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm.

Nhược điểm: độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác.

Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm

1.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuât là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì từng loại sản phẩm và đơn vị sản phẩm thuộc từng đơn đặt hàng hoàn thành là đối tượng tính giá thành. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, hoặc cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành

1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Trong đó thời kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành đã được xác định.

Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn, sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.

1.4.2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) Điều kiện áp dụng : Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

Nội dung: Trường hợp từ khi đưa nguyên vật liệu chính vào quy trình sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là quy trình khép kín, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó:

Trong đó: Z, z là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

1.4.2.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Điều kiện áp dụng; Áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính, kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Xác định là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm riêng biệt.

Trình tự tính giá thành: Căn cứ vào đặc điểm và các định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

+ Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để xác định tiêu chuẩn phân bổ: z = Z

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

+ Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:

1.4.2.3 Phương pháp tính giá thành phân bước. Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn sản xuất nối tiếp nhau theo trình tự, mỗi công đoan chế biến một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có ở tất cả các công đoạn. Đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

Có 2 phương pháp tính giá thành phân bước là: tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm và tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Trên đây là một số phương pháp tính giá thành chủ yếu mà các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng, ngoài ra còn có các phương pháp khác như: phương pháp tỷ lệ, phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ, phương pháp tính giá thành theo công việc, phương pháp tính giá thành theo định mức, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng… Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành nào để phản ánh chính xác toàn bộ chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất

Sản lượng thực tế sản phẩm i Hệ số sản phẩm i

Hệ số phân bổ giá thành sản phẩm i

Sản lượng quy đổi sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi

Tổng giá thành sản phẩm chính

Hệ số phân bổ giá thành sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp kinh doanh, cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm và một số yếu tố khác của doanh nghiệp.

Sổ kế toán sử dụng trong kế toán tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.5.1 Hình thức Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán Sau đó, lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống sổ sách kế toán sau:

- Sổ Chi phí sản xuất kinh doanh mở cho từng tài khoản 621, 622, 627,

- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

1.5.2 Hình thức Nhật ký – Sổ cái

Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách kế toán sau:

- Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan (như hình thức Nhật ký chung).

- Sổ Nhật ký - Sổ Cái (phần các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335,

1.5.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với nghi sổ theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Căn cứ vào sổ, ngoài các chứng từ kế toán đã nêu, còn có các chứng từ ghi sổ liên quan.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan (như hình thức Nhật ký chung).

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

1.5.4 Hình thức Nhật ký – Chứng từ

Nhật ký - Chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:

- Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, dùng cho các

- Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí đầu tư XDCB (TK 241), chi phí bán hàng (TK 641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)

- Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước (TK 142), chi phí phải trả (TK 335).

- Nhật ký - Chứng từ số 7

Căn cứ để ghi vào bên Nợ của các tài khoản trên trong các bảng kê 4, 5, 6 là các chứng từ kế toán đã nêu Riêng bảng kê số 6, cần dựa vào kế hoạch phân bổ chi phí và kế hoạch trích trước chi phí để ghi vào phần phát sinh Có của tài khoản 142, 335.

Cuối tháng (hoặc quý), sau khi khoá sổ bảng kê số 4, số 5, số 6, số liệu tổng hợp của các bảng kê này sẽ được dùng để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số

7 Số liệu trên Nhật ký - Chứng từ số 7 sẽ được sử dụng để vào Sổ các tài khoản trên.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại thuộc địa phận phường Phả Lại, thị xã

Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách thủ đô Hà Nội khoảng 56km về phía Đông Bắc, sát góc phía Bắc đường 18 và tả ngạn sông Thái Bình Công ty nằm bên phải ngã ba sông Thương, sông Cầu và sông Thái Bình với diện tích 148,5ha. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại ( nay là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ) được thành lập theo Quyết định số 22 ĐL/TCCB của Bộ Điện Lực vào ngày 26/04/1982, là doanh nghiệp hạch toán công ty Điện Lực I.

Kể từ ngày 01/04/1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( theo QĐ số 121NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ Năng Lượng ) hạch toán phụ thuộc.

Ngày 30/03/2005 Bộ Công Nghiệp có quyết định số 14/2005 Q Đ-BCN/TCC chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại , hạch toán độc lập- thuộc Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có 2 dây chuyển sản xuất riêng biệt. Dây chuyền 1 được chính thức khởi công xây dựng vào tháng 5/1980 với 4 tổ máy do Liên Xô chế tạo và giúp đỡ, công suất thiết kế 440MW Mỗi tổ máy là 110MW Tổ máy số 1 được đưa vào hoạt động tháng 10/1983, lần lượt sau đó mỗi năm thêm 1 tổ máy được đưa vào vận hành, tổ máy số 4 được đưa vào vận hành tháng 11/1986 Dây chuyền 2 được khởi công xây dựng tháng 5/1998, đưa vào vận hành tháng 5/2002.

Năm 2005, Bộ Công Nghiệp có quyết định chuyển công ty Nhiệt điện Phả Lại thuộc Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam thành Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

Ngày 26/01/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp giấy phép

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Ngày 15/05/2006, Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội có quyết định số 12/Q Đ-TTGDHN chấp nhận đăng kí giao dịch cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

Ngày 19/05/2006, cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được chính thức giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Ngày 17/01/2007, UBCKHN có quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

Vốn điều lệ cũ: 3.107.000.000.000 đồng (Ba nghìn một trăm linh bảy tỷ đồng)

Vốn điều lệ mới: 3.262.350.000.000 đồng (Ba nghìn hai trăm sáu mươi hai tỷ, ba trăm năm mươi triệu đồng)

Các cổ đông sáng lập của Công ty bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 67,99% vốn điều lệ; Ngân hàng TMCPVN 19,7%; Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Ngân Hà 12,31%.

Trụ sở chính: Thôn Phao Sơn, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Điện thoại liên hệ: (03203) 880 126

Website: www.ppc.com.vn

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức SXKD

Theo giấy chứng nhận ĐKKD số 0403000308 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/01/2006, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng.

- Quản lý, vận hành, bảo dương, sửa chữa thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo thiết bị điện, các công trình điện, các công trình kiến trúc nhà máy điện.

- Đào tạo và phát triền nguồn nhân lực về quản lý vận hành bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhà máy điện.

- Mua bán , xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.

- Lập dự án đầu tư xấy dựng, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công lắp đặt.

- Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

- Đầu tư các công trình nguồn và lưới điện.

Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty qua các năm 2009 – 2011:

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Sản lượng điện sx ra Tỷ KWh 5,968 5,759 5,297

Doanh thu BH & ccdv Triệu đồng 4.420.950 4.138.077 4.917.517

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 886.470 6.038 (327.134)

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là Nhà máy Nhiệt điện chạy than, chỉ chuyên sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là Điện năng Sản phẩm Điện là một loại sản phẩm đặc biệt, không nhìn thấy được, không hữu hình nhưng có sức mạnh vô cùng to lớn Sản phẩm Điện không để tồn kho được nên sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội, sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu, cho nên không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ, thời điểm sản xuất đồng thời là thời điểm tiêu thụ Chính vì vậy mà quy trình công nghệ sản xuất điện được tiến hành theo trình tự như sau:

- Than từ các khu mỏ Quảng Ninh được vận chuyển về bằng hai con đường: đường sông và đường sắt Than từ đường sông về được cẩu bốc lên nhờ hệ thống băng tải đưa than vào kho hoặc đưa vào các hệ thống nghiền than Than đã được nghiền nhỏ được đưa vào để đốt lò Dầu nặng ( dầu FO) được sử dụng để khởi động lò hơi và để đốt kèm khi lò hơi bị sự cố Khi than cháy cung cấp nhiệt cho nước trong các dàn ống xung quanh lò biến thành hơi, hơi nước được sấy trong các bộ quá thành nhiệt thành hơi quá nhiệt đưa sang làm quay tuabin và kéo theo làm quay máy phát điện Điện được truyền đến các trạm phân phối tải điện để đưa đi tiêu thụ theo các đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Giang.

- Hơi nước sau khi sinh công làm quay tuabin sẽ đi xuống bình ngưng, nhờ hệ thống nước làm mát, hơi nước ngưng lại và được bơm trở lại lò

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp nước sạch từ hệ thống xử lý nước Nước tuần hoàn được các bơm tuần hoàn bơm từ sông vào các bình ngưng, sau đó theo các kênh thải hở để ra sông Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải Khói thải trước khi được đưa ra ống khói được lọc bụi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường Tại các phin lọc bụi tĩnh điện, bụi được các bản cực giữ lại và rơi xuống phễu tro Tro và xỉ được đưa vào trạm bơm thải xỉ qua hệ thống thủy lực Trạm bơm thải xỉ có nhiệm vụ bơm tống xỉ và tro từ nhà máy đến hồ chứa thải.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất Điện tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện

Sông Than vận chuyển đường sông

Hệ thống xử lý nước

Lọc bụi tĩnh điện ống khói

Tổ hợp tuabin- máy phát điện

Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Bắc Giang Lạng Sơn

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là doanh nghiệp Nhà nước được Cổ phần hóa nên bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, theo cơ cấu của Công ty Cổ phần Việc quản lý Công ty do Hội đồng quản trị trực tiếp điều hành, bao gồm các phòng ban và các phân xưởng.

Bộ máy quản lý của Cty bao gồm:

 Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Cty Đại đội đồng cổ đông bầu HĐQT, bầu KSV.

 Hội đông quản trị: là cơ quan quản lý Cty, có toàn quyền nhân danh

Cty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lời của Cty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đổng cổ đông.

 Ban kiểm soát: kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Cty.

 Tổng giám đốc Cty: là người đại diện pháp nhân của Cty trong mọi giao dịch và là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Cty Tổng giám đốc chịu trách nhiện trước HĐQT và Đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành của Cty.

 Khối các đơn vị quản lý nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm: oVăn phòng: thực hiện các chức năng hành chính – quản trị - đời sống – y tế - đối ngoại. oPhòng tổ chức lao động: thực hiện các chức năng trong công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng, thanh tra bảo vệ cán bộ và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. oPhòng kế hoạch vật tư: thực hiện các chức năng kế hoạch, quản lý, cung ứng vật tư, nhiên liệu, xuất nhập khẩu thiết bị, các chức năng kinh doanh khác. oPhòng tài chính – kế toán: thực hiện thanh quyết toán các chế độ tiền lương, tiền công của toàn Cty, thực hiện hạch toán kế toán theo đúng chế độ Nhà nước cũng như của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thực hiện thanh quyết toán các công trình sử chữa lớn thường xuyên cũng như sửa chữa lớn máy móc thiết bị trong Cty.

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ÐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆU CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ÐIỆN PHẢ LẠI

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ÐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆU CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ÐIỆN PHẢ LẠI

3.1 Một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Trong những năm vừa qua, sản lượng điện sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu về điện trong sản xuất và sinh hoạt Trong kết quả hoạt động của một công ty, quan trọng nhất là lợi nhuận Do đó công tác quản lý chi phí và định giá thành sản phẩm luôn chiếm một vai trò quan trọng Việc hạ chi phí, giảm giá thành là vấn đề sống còn được đặt ra cho các nhà quản lý Qua thời gian tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, em xin đưa ra một số nhận xét như sau:

Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty là tương đối hợp lý, chặt chẽ, do Công ty sử dụng kế toán máy nên việc tập hợp, quản lý chi phí kịp thời, nhanh chóng Việc này trợ giúp to lớn cho các cấp lãnh đạo nắm rõ tình hình biến động về chi phí để đưa ra các chính sách, quyết định phù hợp, phấn đấu hạ chi phí, giảm giá thành sản phẩm điện.

Với việc sử dụng phần mềm kế toán FMISApplications, công việc hạch toán kế toán được nhanh gọn, chính xác tiết kiệm được thời gian, chi phí và hiệu quả công tác kế toán nâng cao Công tác kế toán công ty đã không ngừng từng bước kiện toàn bộ máy kế toán của mình Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học, hợp lý, mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một vài phần hành cụ thể nên công việc không bị chồng chéo, phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc Công tác quyết toán hàng quý (năm) đạt yêu cầu, rõ ràng và đúng thời gian Các thông tin cung cấp kịp thời chính xác, phục vụ đắc lực cho Ban lãnh đạo công ty trong việc ra quyết định và chỉ đạo kinh doanh một cách sát thực Như vậy, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh, góp phần tích cực và quá trình phát triển của công ty

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Hệ thống sổ sách, chứng từ tài khoản kế toán:

Hệ thống sổ sách của công ty hoàn chỉnh, được sử dụng đúng với mẫu ban hành của Bộ Tài Chính theo hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức phù hợp cho việc sử dụng Kế toán máy Các tài khoản kế toán Cty sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán áp dụng cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được Bộ Tài Chính chấp thuận theo văn bản 7744/BTC-CĐKT ngày 20/6/2006 của Bộ Tài Chính.Các báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế đọ kế toán Việt Nam Các báo cáo tài chính đã tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của bộ tài chính và chế đọ kế toán hiện hành đang áp dụng tại Viêt Nam Phòng kế toán của công ty cần phải cập nhật những sửa đổi của bộ tài chính để áp dụng cho đúng chế độ

Tổ chức áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán:

Việc sử dụng phần mềm kế toán vào công tác quản lý đã giúp công ty tiết kiệm thời gian, công sức, giảm bớt khối lượng tính toán, ghi chép sổ sách kế toán, hạch toán kế toán tổ chức một cách khoa học, dễ dàng tra cứu

Tổ chức các phần hành kế toán:

Các phần hành kế toán của công ty tổ chức tương đối đầy đủ và tuân thủ đúng chế đọ quy định về chứng từ,tài khoản, hạch toán, trình tự ghi sổ…

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

Việc chuyên môn hóa trong kế toán là cần thiết và có nhiều ưu điểm, tuy nhiên đôi khi gây khó khăn cho những người phụ trách các phần hành vì một lý do nào đó phải nghỉ làm thì người làm thay phải mất một thời gian để làm quen với công việc Hơn nữa, phòng kế toán của công ty hầu hết đều là nữ, do vậy cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế trong công việc như: tốc độ trong công việc, thời gian nghỉ ốm, thai sản… vậy nên năng suất làm việc cũng giảm

Hệ thống sổ sách, chứng từ tài khoản kế toán:

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

Quy định chung của ngành Điện lực đã được Bộ Tài Chính cho phép, áp dụng cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc.Cty tập hợp chi phí không qua TK 621 – CF NVLTT và TK 622 – CF NCTT mà trực tiếp vào TK 154, điều này chưa đúng với chế độ quy định Việc hạch toán này chưa phản ánh đúng chi tiết về chi phí sử dụng, gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí.

Tài sản cố định trong Công ty:

Công ty có hai dây chuyền sản xuất liên tục, trong đó Dây chuyền 1 được đưa vào sử dụng từ năm bắt đầu thành lập Nhà máy điện Phả Lại Do đó hiện tại Dây chuyền 1 đã xuống cấp, lạc hậu về KH-KT nên tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu và rất dễ xảy ra sự cố Điều này làm tăng các chi phí, dẫn đến làm tăng giá thành sản xuất điện.

Quản lý nguyên nhiên vật liệu:

Có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau được đưa vào sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất, mặc dù các phân xưởng sử dụng vật tư để sản xuất theo định mức, nhưng lượng vật tư sử dụng chưa hết chiếm một lượng không nhỏ, nhưng lại không được theo dõi, hạch toán Như vậy, dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát vật tư, khiến cho chi phí NVLTT được phản ánh không trung thực.

Tổ chức áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán:

Phần mềm kế toán chưa có tính bảo mật cao, dung lượng lớn, trong khi thao tác thường xảy ra lỗi nhỏ Bên cạnh đó phần mềm tính lương hiện nay chưa hợp lý, kế toán tiền lương vẫn lập bảng tính lương qua Exel chứ phần mềm chỉ cung cấp một số ít thông số để tiến hành nhập liệu.

Kế toán quản trị chi phí giá thành :

Tổ chức các phần hành kế toán:

Công ty và Trưởng phòng Tài chính – kế toán cần xây dựng kế hoạch công tác vì biện pháp quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện các phần hành kế toán được trôi chảy một cách thuận lợi, qua đó sẽ kiễm tra được tiến độ thực hiện và điều chỉnh, phối hợp công việc một cách nhanh chóng để tăng cường dược năng suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán.

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ k ế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ: (Trang 19)
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ k ế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ: (Trang 20)
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất Điện tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện  Phả Lại : - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất Điện tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại : (Trang 32)
Sơ đồ 2.2: Tổ chức Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 2.2 Tổ chức Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại: (Trang 35)
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán: (Trang 36)
Bảng cân đối - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Bảng c ân đối (Trang 39)
Sơ đồ 2.5: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản  phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 2.5 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy: (Trang 42)
Sơ đồ 2.6 : Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản  phẩm điện ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Sơ đồ 2.6 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điện ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại: (Trang 44)
Bảng kê chứng từ khấu hao tháng”, xuất hiện màn hình sau: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại
Bảng k ê chứng từ khấu hao tháng”, xuất hiện màn hình sau: (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w