1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dược phẩm hoa linh

94 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Tác giả Ngô Thị Minh Lụa
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thu Hương
Trường học Học viện Tài chính
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I..............................................................................................................8 (8)
    • 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (8)
      • 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (8)
      • 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (10)
    • 1.2. Phân loại chi phí sản xuất (11)
      • 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo khoản mục) (11)
      • 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố (11)
      • 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí (12)
      • 1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động (12)
      • 1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với (12)
    • 1.3. Các loại giá thành sản phẩm (13)
      • 1.3.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành (13)
      • 1.3.2. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành (13)
      • 1.3.3. Phân loại giá thành trong kế toán quản trị (14)
    • 1.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất (14)
      • 1.4.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (14)
      • 1.4.2. Tổ chức chứng từ kế toán (16)
      • 1.4.3. Tổ chức tài khoản kế toán (16)
      • 1.4.4. Trình tự hạch toán (17)
    • 1.5. Tổ chức kế toán giá thành (20)
      • 1.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành (20)
      • 1.5.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (20)
        • 1.5.2.1. Công tác kiểm kê (20)
        • 1.5.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc vật liệu trực tiếp (21)
        • 1.5.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (22)
        • 1.5.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức (23)
      • 1.5.3. Phương pháp tính giá thành (23)
        • 1.5.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (24)
        • 1.5.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước (24)
    • 1.6. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy (26)
  • CHƯƠNG II...........................................................................................................30 (30)
    • 2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty (30)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (30)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (31)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty (35)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty (36)
        • 2.1.4.1. Cơ cấu, nhiệm vụ, chức năng của bộ máy kế toán (36)
        • 2.1.4.2. Hình thức, chế độ, chính sách kế toán (37)
        • 2.1.4.3. Quy trình hạch toán (40)
      • 2.2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (40)
      • 2.2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (41)
      • 2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (42)
      • 2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (56)
      • 2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung (64)
      • 2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ (76)
      • 2.2.7. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (82)
      • 2.2.8. Đối tượng, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm. .83 CHƯƠNG III (83)
    • 3.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (0)
      • 3.1.1. Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (0)
      • 3.1.2. Hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (0)
    • 3.2. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (0)
      • 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện CPNVLTT (0)
      • 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện CPNCTT (0)
      • 3.2.3. Kiến nghị về hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ (88)
      • 3.2.4. Kiến nghị về hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (88)
      • 3.2.5. Kiến nghị về việc phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN (88)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................96 (0)

Nội dung

Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong một doanh nghiệp sản xuất để tiến hành sản xuất thì phải có đủ 3 yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các sản phẩm lao vụ và dịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này tạo ra các chi phí tương ứng.

- Trong kế toán tài chính: CPSXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 kỳ nhất định.

- Trong kế toán quản trị: CPSXKD của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ

* Khái niệm chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ trong 1 kỳ nhất định.

* Bản chất của chi phí là:

- Những phí tổn ( hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền với mục đích kinh doanh.

- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

- Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định.

* Khái niệm giá thành : Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

* Bản chất của giá thành là : giá trị của các yếu tố chi phí được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành

* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra.

Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và mặt lượng.

- Về mặt phạm vi : nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa còn nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định

Ví dụ : khoản chi phí trả trước là khoản chi phí đã chi ra trong kỳ, có tác dụng trong nhiều kỳ và để giá thành ổn định và hợp lý thì chỉ 1 phần chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ, còn lại phân bổ cho kỳ sau

- Về mặt lượng : giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ :

Giá thành sản xuất = CPSX dở dang đầu kỳ +

CPSX phát sinh trong kỳ -

CPSX dở dang cuối kỳ

Giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành.

1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất, chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh các chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ Bên cạnh đó giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm.

Các doanh nghiệp có thể tồn tại và thực hiện được mục tiêu lợi nhuận hay không phụ thuộc vào việc họ có tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành hay không Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải được đề cao và giữ vị trí then chốt trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

Yêu cầu trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi phí, giá thành một cách khoa học, hợp lý Kế toán phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình như sau :

- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí theo các phương pháp phù hợp điều kiện doanh nghiệp.

- Xác định đối tượng tính giá thành và tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp và khoa học.

Phân loại chi phí sản xuất

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo khoản mục)

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành 3 loại :

- CPNVLTT : là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.

- CPNCTT : bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.

- CPSXC : là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất CPSXC bao gồm các yếu tố : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí)

Theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo 5 yếu tố sau :

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu : gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác

- Chi phí nhân công : Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tiền lương của người lao động.

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị : gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí khác bằng tiền : Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí

Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại :

- Chi phí trực tiếp : là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng ), chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

- Chi phí gián tiếp : là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp

1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia thành :

- Chi phí khả biến (biến phí) : là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp

- Chi phí bất biến (định phí) : là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp

- Chi phí hỗn hợp : là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí

1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại :

- Chi phí cơ bản : là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm

- Chi phí chung : là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như : chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp

Các loại giá thành sản phẩm

1.3.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau :

- Giá thành sản phẩm kế hoạch : là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệp trong 1 thời kỳ :

- Giá thành sản phẩm định mức : là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm Giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Giá thành sản phẩm thực tế : là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thành sản phẩm thực tế chỉ tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm

1.3.2 Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại sau :

- Giá thành sản xuất sản phẩm : bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này

1.3.3 Phân loại giá thành trong kế toán quản trị

Trong công tác kế toán quản trị còn phân loại giá thành chi tiết hơn theo phạm vi chi phí

- Giá thành sản xuất toàn bộ : là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành

- Giá thành sản xuất theo biến phí : là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất : là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và 1 phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế

- Giá thành toàn bộ theo biến phí : là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất

1.4.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

* Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi, giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng )

Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất các nhà quản trị phải căn cứ vào :

- Mục đích sử dụng của chi phí

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh

- Quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm

- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là :

- Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng

- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong 1 kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định

Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp Thông thường ở các doanh nghiệp hiện nay có 2 phương pháp như sau :

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp : phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định trực tiếp cho đối tượng đó

- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp : phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó

Theo phương pháp này trước tiên kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan Việc phân bổ được tiến hành theo các bước sau :

+ Bước 1 : Xác định hệ số phân bổ

Tổng chi phí cần phân bổ

Hệ số phân bổ chi phí Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng + Bước 2 : Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể

Phần chi phí phân bổ Hệ số phân bổ Đại lượng tiêu chuẩn phân cho đối tượng i chi phí bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i

1.4.2 Tổ chức chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán được sử dụng trong tập hợp chi phí sản xuất

- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Các chứng từ liên quan khác

1.4.3 Tổ chức tài khoản kế toán

Kế toán chi phí sản xuất sử dụng các tài khoản như :

- TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

- TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp : tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí

- TK 627 – chi phí sản xuất chung : tài khoản này được sử dụng để tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

- TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang : tài khoản này được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính ra tổng giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí

- TK 631 – giá thành sản xuất : tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ

- Các TK khác như : TK111, TK 112, TK 152, TK 334

* Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp

* Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK

TK 632 Phân bổ, KC CP NVLTT

Phân bổ, KC CP NCTT

Phân bổ, KC CP SXC

KC các khoản làm giảm Z

Z thực tế SP nhập kho

Z thực tế SP gửi bán

Z thực tế SP bán ngay không qua kho

CP NVLTT vượt mức bình thường

CP NCTT vượt mức bình thường

CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp

Tập hợp chi phí sản xuất chung

Kết chuyển CPSXC cuối kỳ

Kết chuyển CP NCTT cuối kỳ

CP NCTT vượt mức bình thường

Kết chuyển CPSXC không được phân bổ

KC các khoản làm giảm Z

Z thực tế SP hoàn thành

Kết chuyển CP NVLTT cuối kỳ

CP NVLTT PS trong kỳ

Tổ chức kế toán giá thành

1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành

* Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

* Khi xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

- Khả năng, yêu cầu quản lý

- Tính chất từng loại sản phẩm cụ thể

- Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cụ thể mà kế toán giá thành phải xác định giá thành cho từng sản phẩm

- Kỳ tính giá thành do kế toán ấn định theo tuần, tháng, quý, năm Trường hợp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành là lúc đơn đặt hàng hoàn thành

1.5.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Kiểm kê là kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác định tính chính xác của số thực có của tài sản, từ đó phát hiện ra chênh lệch giữa số thực có và số liệu trên sổ sách

- Ý nghĩa của công tác kiểm kê:

+ Để đảm bảo số liệu kế toán được chính xác, ngoài việc tổ chức tốt chứng từ còn phải thực hiện tốt công tác kiểm kê để kiểm tra tài sản Từ việc so sánh đối chiếu giúp phát hiện ra nguyên nhân chênh lệch (nếu có)

+ Đối với những đơn vị đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức thì thì công tác kiểm kê rất cần thiết, giúp việc tính toán chi phí và giá thành chính xác hơn

Về sản phẩm dở dang cuối kỳ có những cách đánh giá như sau:

1.5.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc vật liệu trực tiếp

Theo cách đánh giá này thì chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp), còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang

* Theo phương pháp bình quân

Trong đó: Dđk, Dck là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Cv là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ

Qdck là khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Qht là khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

- Nếu như quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn thì tính chi phí sản phẩm dở dang từng giai đoạn theo công thức:

Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 1:

Chi phí từ giai đoạn 2 đến n:

( Trong đó ZNi-1 chuyển sang là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)

* Theo phương pháp nhập trước – xuất trước

(Trong đó Qbht là khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ)

- Nếu quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn thì tính chi phí sản phẩm dở dang từng giai đoạn theo dang công thức :

Chi phí sản xuất dở giai đoạn 1 :

Chi phí từ giai đoạn 2 đến n :

( Trong đó ZNi-1 là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i-1 chuyển sang)

1.5.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí Khối lượng dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang

Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm :

- Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)

- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc với mc là mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức :

* Phương pháp nhập trước – xuất trước

Theo phương pháp này khối lượng tương đương bao gồm :

- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ : = Qdđk x(1-mđ) (Trong đó mđ là mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ)

- Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht =Qht –

- Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức :

Dck Qdđk x(1-mđ) + Qbht + Qdck x mc

Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang được xác định theo đặc điểm của từng khoản mục chi phí, đối với chi phí bỏ 1 lần từ đầu quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành là 100%

1.5.2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức, sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ và của cả quy trình công nghệ

Công thức : Dcki = Qdcki x mc x Đmi

1.5.3 Phương pháp tính giá thành

Có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm như : tính giá thành theo công việc ( đơn đặt hàng), tính giá thành giản đơn, tính giá thành theo hệ số, tính giá thành theo tỷ lệ, tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ, tính giá thành phân bước Sau đây em xin trình bày về phương pháp tính giá thành giản đơn và phương pháp tính giá thành phân bước

1.5.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

( Trong đó Z là tổng giá thành z là giá thành đơn vị)

1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

* Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển tuần tự sang giai đoạn sau để tiếp tục tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng

- Căn cứ vào chi phí đã tập hợp được ở giai đoạn 1 để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn 1 :

- Căn cứ vào giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và các chi phí khác tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tổng giá thành và giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2 :

- Cứ tiến hành như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng (giai đoạn n)

ZTP = ZNTP(n-1) +Dđkn +Cn - Dckn

Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí

* Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm thì sẽ tính được giá thành thành phẩm

- Bước 1 : Xác định chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm

+ Ci TP : là chi phí giai đoạn i tính trong giá thành thành phẩm

+ Dđk : là chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn i

+ Ci : là chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn i

+ Qi : là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

+ Qi TP : là khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

Giá thành nửa thành phẩm gđ 1 chuyển sang Giá thành nửa thành phẩm gđ n-1 chuyển sang

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2

Chi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần)

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1 Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

- Bước 2: Kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tính tổng chi phí và giá thành thành phẩm

Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy có đặc điểm nổi bật sau:

- Mã hoá đối tượng cần quản lý, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Xây dựng một hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng

- Xây dựng một hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích

- Việc tổng hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu, từ các phần hành kế toán có liên quan và từ chương trình có thể tập hợp tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ theo từng khoản mục chi phí

- Sau khi kế toán nhập dữ liệu về số lượng thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, chương trình có thể tính toán xác định chi phí phát sinh trong kỳ tính cho thành phẩm hoàn thành. Đối với các phần mềm kế toán nói chung, để phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành thì ở ngay khâu nhập dữ liệu người dùng cần chú ý: các chi phí phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để tập hợp chi phí chi tiết theo khoản mục bao gồm 3 khoản mục chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với khoản mục chi phí này có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí cho nên khi phát sinh phải chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí

Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp thường phải sử dụng đến các chứng từ xuất nguyên vật liệu Khi nhập phiếu xuất kho người dùng thường chỉ nhập số lượng xuất còn trị giá xuất do máy tự động tính theo công thức đã đặt của hệ thống

Với khoản mục CPNVL yêu cầu kết xuất thông tin ra các sổ sách báo cáo như: bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, sổ chi tiết và sổ cái TK 621, sổ nhật ký chung…

* Chi phí nhân công trực tiếp

Với khoản mục chi phí này, tuỳ thuộc vào cách thức tính lương trong doanh nghiệp mà có thể tập hợp cho từng đối tượng hoặc nếu không thực hiện được thì phải phân bổ.

Với các phần mềm cho phép người dùng tự tạo ra bảng tính lương theo ý muốn và thực hiện việc tính lương, định khoản bút toán phản ánh chi phí nhân công một cách tự động thì xây dựng hình thức tính lương tuỳ thuộc yêu cầu của doanh nghiệp và tiện ích của phần mềm.

Sau khi nhập phương thức tính lương thì chỉ cần nhập vài mục như: ngày công, giờ công, lương cơ bản lập tức máy sẽ tự động tính toán

Với khoản mục CPNCTT yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như: bảng tính lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ tiền lương, sổ chi tiết và sổ cái TK 622, nhật ký chung…

* Chi phí sản xuất chung

Các khoản mục chi phí thuộc về chi phí sản xuất chung đều có liên quan đến các nghiệp vụ khác trong chương trình Vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến phần hành kế toán khác do chương trình sẽ tự động liên kết và tập hợp dữ liệu từ phân hệ khác như: tiền mặt, tiền gửi, vật tư, TSCĐ…

Khi tập hợp chi phí sản xuất chung theo địa điểm hoặc đối tượng tính giá thành thì chương trình cho phép kết chuyển trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí Với các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí thì phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trước khi tính giá thành Do đó phải cài đặt tiêu thức phân bổ vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh.

Với khoản mục CPSXC yêu cầu kết xuất thông tin trên các sổ sách, báo cáo như: bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 627, nhật ký chung…

* Tập hợp chi phí cuối kỳ

Các phần mềm có thể thiết lập menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để kết chuyển từ TK đầu 6 sang TK 154

Với phần mềm thiết lập menu kết chuyển thì việc phân bổ và kết chuyển chi phí rất đơn giản và thuận tiện, chương trình tự tổng hợp số liệu để thực hiện đưa vào các bút toán kết chuyển chi phí Người dùng chỉ phải chọn nhóm kết chuyển và phân bổ, các nhóm này đã có chứa tham số quy định việc kết chuyển, phân bổ như: định khoản kết chuyển, kết chuyển chi tiết theo danh mục nào, phân bổ cho danh mục nào…

* Tính giá thành sản phẩm

Với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất có sản phẩm làm dở thì cần phải xác định giá trị sản phẩm làm dở và loại trừ khỏi số liệu kết chuyển để tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh

* Tên giao dịch: Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh

* Tên giao dịch quốc tế: Hoa Linh Pharmaceutical CO., LTD

* Trụ sở chính: B19D6 – Khu đô thị mới Cầu Giấy – P.Dịch Vọng – Q.Cầu Giấy –

* Website: www.hoalinhpharma.com.vn

* Vốn điều lệ: đến tháng 5 năm 2011 là 50 tỷ đồng.

* Quy mô: Trên 300 người (Bao gồm cả nhân viên chi nhánh, nhà máy và Trình dược viên các tỉnh)

Tiền thân của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh là công ty TNHH Nata (tên giao dịch Nata Pharmaceutical Company limited) được thành lập ngày 18 tháng 10 năm 2001 theo đăng ký kinh doanh số 0102003656 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Trụ sở chính đặt tại địa chỉ số 1 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngày đầu thành lập, Dược phẩm Nata (tên gọi đầu tiên) sản xuất và phân phối hai mặt hàng chính: Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương và sản phẩm khử mồ hôi dạng xịt Zuchi Liên tục trong 6 năm (2001-2007), Dạ Hương và Zuchi là những sản phẩm tiêu biểu và luôn dành chỗ đứng tin cậy trên thị trường người tiêu dùng. Đặc biệt, Dạ Hương không chỉ là nhãn hiệu vệ sinh phụ nữ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, có mặt trên khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc mà còn xuất khẩu và ưa chuộng tại thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia… Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và phân phối hai mặt hàng Dạ Hương và Zuchi, công tác đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn được coi trọng, đặc biệt là các sản phẩm đông dược.

Tháng 6/2002, xưởng sản xuất Đông Nam Dược Hoa Linh được xây dựng và đi vào hoạt động Các sản phẩm đông dược: Thuốc ho cao cấp Bảo Thanh, viên ngậm Ngọc Hầu, viên ngừa mụn Hoa Linh, Thông táo Hoa Linh lần lượt ra mắt thị trường và nhận được sự quan tâm, tin dùng của khách hàng Sự ủng hộ của khách hàng là động lực to lớn để công ty tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tháng 10/2006, để đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP được khởi công xây dựng tại thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Tây Nhà máy được khánh thành và đi vào hoạt động vào quý III năm 2008 Nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại gồm: dây chuyền sản xuất mỹ phẩm, thuốc đông dược và thực phẩm chức năng.

Tháng 10/2007, công ty đổi tên thành Công ty TNHH Dược phẩm Nata-Hoa Linh. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, dược phẩm Nata – Hoa Linh sẽ tiếp tục những nỗ lực không ngừng đưa thương hiệu Nata – Hoa Linh trở thành một thương hiệu tin cậy cho sức khỏe người tiêu dùng.

Tháng 2/2010, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh, thể hiện sự hoài hòa và thống nhất với biểu tượng logo Hoa Linh hình bông sen cách điệu.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

* Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh là công ty chuyên sản xuất các loại dược phẩm và dược mỹ phẩm Mỗi loại có một quy trình công nghệ khác nhau nhưng nhìn chung để đưa được một sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải trải qua các công đoạn cơ bản sau (từ khâu nghiên cứu đến đưa vào sản xuất hàng loạt) :

- Nghiên cứu thiết kế công thức để đạt được hiệu quả sử dụng

- Nghiên cứu chiết suất dược liệu để lấy hoạt chất, loại bỏ tạp chất.

- Nghiên cứu bào chế thành dạng tiện sử dụng

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

- Theo dõi độ ổn định, xác định tuổi thọ của sản phẩm

- Đăng ký với Cục quản lý dược, Bộ y tế

- Đưa vào tiến hành sản xuất

* Quy trình công nghệ sản xuất:

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh có hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng sản xuất Mỹ phẩm và phân xưởng sản xuất Đông dược Từng phân xưởng chia thành các tổ sản xuất thực hiện từng khâu công việc trong quy trình sản xuất sản phẩm như Tổ dược liệu, Tổ trộn hóa chất và pha chế, Tổ đóng chai… Nhưng giữa các tổ có tính lưu động cao, dễ dàng luân chuyển công việc khi cần thiết.

Quy trình sản xuất trên dây chuyền mới ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động khép kín với chu trình sản xuất ngắn, từ khi bắt đầu đưa nguyên liệu vào chế biến cho đến khi hoàn thành Do đó công ty quản lý sản xuất theo đối tượng sản xuất và tổ chức sản xuất theo kiểu chế biến liên tục Mỗi loại sản phẩm khác nhau được làm qua nhiều giai đoạn công nghệ độc lập, có quy trình cụ thể chi tiết khác nhau song đều phải tuân thủ chặt chẽ các khâu cơ bản trình bày theo sơ đồ sau :

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC MỸ PHẨM Trộn hóa chất Đóng chai

Khâu trộn hóa chất là khâu đầu tiên và quan trọng nhất Các loại dược liệu phần lớn là có nguồn gốc thiên nhiên như Tỳ bà diệp, bạch phục linh, sinh địa, mật ong… kết hợp với các hóa chất được phép sử dụng như Nipazil, Nipazol, Vitamin E… theo đúng tỷ lệ và công thức đã đăng ký với Cục quản lý dược và được cấp phép sản xuất trên dây chuyền máy móc tự động đảm bảo vệ sinh an toàn của Bộ y tế.

Các sản phẩm của công ty hầu hết có dạng lỏng hoặc nước si rô, kết thúc quá trình pha chế được đưa vào đóng chai, dán nhãn rồi qua khâu kiểm nghiệm chất lượng lần cuối trước khi được đóng gói và nhập kho thành phẩm sản xuất.

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÔNG DƯỢC

Quy trình sản xuất thuốc Đông dược phức tạp hơn quy trình sản xuất Dược mỹ phẩm vì có thêm giai đoạn rửa dược liệu ban đầu đều ở dạng tươi hoặc mới qua sơ chế Riêng đối với sản phẩm Viên ngừa mụn có khâu đưa vào đóng thành viên nang sau khi kết thúc khâu nấu dược liệu.

* Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới:

- Đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh thành phía nam và tăng cường hoạt động xuất khẩu Dạ Hương, Bảo Thanh ra nước ngoài mà sắp tới là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Trung Quốc…

- Tiếp tục nghiên cứu để mở rộng mặt hàng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, không chỉ dược phẩm, mỹ phẩm mà còn là thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm chữa bệnh.

- Tiếp tục đầu tư và mở rộng quy mô công ty để đáp ứng kịp tốc độ phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nấu dược liệu Đóng chai

* Kết quả kinh doanh một số năm gần đây của công ty

CHỈ TIÊU MS Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 50.206.943.254 73.791.638.109 121.968.341.327

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 25.177.846 313.470.127 962.532.432

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-02) 10 50.181.765.408 73.478.167.982 121.005.808.895

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20-11) 20 11.140.249.789 20.967.581.422 34.992.872.921

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 22.569.577 30.263.916 58.309.232

7 Chi phí tài chính 22 1.567.922.901 3.275.221.071 7.299.521.466 Trong đó chi phí lãi vay 23 1.523.103.000

9 chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.106.340.949 3.026.739.754 4.756.986.345

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 51 23.431.445

16 Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 52

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60P-51) 60 85.968.006 70.294.333 2.017.147.241

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 70

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty

* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh

- Giám đốc: là người phụ trách chung quản lý xí nghiệp về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty

Ngày đăng: 29/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dược phẩm hoa linh
Sơ đồ t ính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí (Trang 25)
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÔNG DƯỢC - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dược phẩm hoa linh
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐÔNG DƯỢC (Trang 33)
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dược phẩm hoa linh
Sơ đồ b ộ máy kế toán tại công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh: (Trang 37)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dược phẩm hoa linh
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w