Lý luận chung về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Từ thời cổ đại, ở những nước có nền thương mại phát triển sớm đã xuất hiện những nhóm thương nhân chuyên nghề kinh doanh các dịch vụ tiền tệ nhưng chưa có một cơ cấu tổ chức nào được coi như một ngân hàng theo đúng chức danh của nó Trong nhiều thế kỷ của thời trung cổ, nghề kinh doanh này đã phải trải qua bao nỗi thăng trầm bởi chiến tranh tàn khốc, chưa có điều kiện để phát triển Cho đến đầu thế kỷ thứ 12, khi chiến tranh đã dịu bớt, kinh tế hàng hoá đã có bước phát triển, nhất là khu vực Tây Âu Khi đó, một tổ chức được mệnh danh là ngân hàng được thành lập ở Venise nước ý vào năm 1171, tuy về thực chất chỉ là một tổ chức tài chính được thiết lập để thực hiện sự tài trợ cho chiến tranh, nhưng nội dung hoạt động của nó đã bao hàm cả nghiệp vụ ngân hàng. Đến đầu thế kỷ 15, một số tổ chức kinh doanh tiền tệ được thành lập, được xem như những ngân hàng thực thụ như: Ngân hàng Barcelone, Ngân hàng Valenee của Tây Ban Nha, những tổ chức này đã thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, cấp tín dụng, chuyển ngân và làm các nghiệp vụ thu- chi tiền cho khách hàng với ý nghĩa là những nghiệp vụ kinh doanh cơ bản.
Sự phát triển của Ngân hàng Thương mại phải kể từ thời kỳ phục hưng, và đặc biệt là từ khoảng thế kỷ 17 cho đến nay Thời kỳ kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, nền thương mại không ngừng mở rộng, các quan hệ hàng hoá- tiền tệ phát triển bao trùm đời sống kinh tế - xã hội đã tạo ra những tiền đề kinh tế phát sinh và phát triển nghề Ngân hàng. Ở Việt nam, trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng Từ năm
1986, hoà vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng đã có sự cải cách và hướng đi mới Tháng 5/1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố hai Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
Năm 1991, sự ra đời của các Ngân hàng Thương mại cổ phần cùng cácNgân hàng Thương mại quốc doanh là khởi đầu cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 Theo điều 4 – giải thích từ ngữ của Luật có ghi:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Trong đó “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
1.1.2 Chức năng và vai trò của NHTM trong nền kinh tế
Chức năng trung gian tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập, chi tiêu và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội Quá trình đó làm hình thành nên những người có tiền tích luỹ có khả năng cung cấp tín dụng và những người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển Nhưng làm thế nào để họ tìm gặp được nhau và làm sao có thể cùng thoả mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích riêng.
Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thị trường tài chính trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo Là trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Như vậy, với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM trong nền kinh tế.
Chức năng trung gian thanh toán.
Trong đời sống hàng ngày diễn ra hàng tỷ lượt giao dịch, nếu như mọi khoản thanh toán đầu thanh toán đều bằng tiền mặt trao tay thì sẽ kéo theo hàng loạt các công việc phức tạp và tốn kém, gặp những rủi ro không lường trước được Khi NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình làm trung gian tín dụng ngân hàng đã thu hút được hầu hết các nhà kinh doanh có quan hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tại ngân hàng tạo cơ sở cho các ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán Khi đó, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn.
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngânNHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác củaNHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Là một trung gian tín dụng, NHTM đã tích tụ và tập trung được một khối lượng lớn tiền tạm thời nhàn rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Từ nguồn tiền đó, ngân hàng tiến hành cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng. Tức là ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người có tiền nhàn rỗi có thể cho vay và một bên là những người cần vay vốn Với vai trò này, ngân hàng đã trở thành người khơi thông và kích hoạt các nguồn vốn, làm cho nguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lãi Những hoạt động đó của NHTM đã thực sự tác động điều hoà cung cầu tiền tệ, biến những đồng tiền nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động có ích, tập trung vốn vào việc tài trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động và bằng những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúp người lao động có thêm điều kiện ổn đinh và cải thiện đời sống.
Thứ hai, NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp cho các nhà kinh doanh trong xây dựng quản lý chiến lược.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, theo đó việc sản xuất phải dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thoả mãn nhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất lượng mà còn đòi hỏi thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu bộ máy lãnh đạo mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp
NHTM với địa vị là một trung gian tài chính, đem lại thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về vốn, đồng thời các doanh nghiệp có thể vận dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng để đẩy nhanh hoạt động của mình Như vậy NHTM đã góp phần mang doanh nghiệp đến gần với thị trường hơn Việc vay vốn từ ngân hàng cũng thúc đẩy các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất tối ưu và có hiệu quả kinh tế thì mới có thể trả lãi và trả vốn cho ngân hàng Các phương án này phải qua sự kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng của ngân hàng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Thứ ba, NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ tài chính ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay ủy thác đầu tư… NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối quan hệ tín dụng với cácNHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
Thứ tư, thông qua NHTM, nhà nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Cùng với các cơ quan khác, ngân hàng góp phần quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế Khi nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được sử dụng bằng cách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như : giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc qua hệ thống NHTM Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định Như vậy hoạt động của NHTM đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành, phát triển vùng khác nhau qua đó góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, NHTM còn giúp NHTW thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ như chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, tạo công ăn việc làm Ví dụ như trường hợp xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụ của mình, NHTW sẽ tiến hành điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu hoặc tái chiết khấu, tham gia vào thị trường mở để tác động tới NHTM để qua đó làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông Các NHTM sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng Từ đó ngân hàng xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biện pháp xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát.
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Nguồn vốn của NHTM
1.2.1 Khái niệm và cơ cấu vốn của NHTM
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.Để thực hiện được các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có một lượng vốn hoạt động nhất định
“Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM lập và huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.”
Cơ cấu vốn của NHTM: bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác.
Vốn thuộc sở hữu của NHTM là vốn tự có do ngân hàng tạo lập được thuộc sở hữu riêng của ngân hàng, thông qua góp vốn của chủ sở hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng Do tính chất ổn định nên một mặt ngân hàng chủ động sử dụng nó vào mục đích kinh doanh của mình, mặt khác lại được coi như tài sản đảm bảo, gây lòng tin đối với khách hàng và duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro tín dụng Vốn thuộc sở hữu của ngân hàng bao gồm:
Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi ngân hàng được thành lập.Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một ngân hàng do pháp luật qui định.Vốn điều lệ được ghi vào điều lệ thành lập ngân hàng Tuỳ thuộc vào loạ hình ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau như ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các cổ đông, ngân hàng tư nhân vốn điều lệ được hình thành từ vốn của chủ ngân hàng…
Các quỹ như: quỹ dự trữ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận chưa chia
1.2.1.2 Vốn huy động Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu với nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi chủ sở hữu có nhu cầu rút vốn.Vốn này luôn biến động nên ngân hàng không được sử dụng hết mà phải có dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán.
Vốn huy động của NHTM chủ yếu bao gồm: Nhận tiền gửi, vốn đi vay.
Nhận tiền gửi (vốn tiền gửi): Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghịệp vụ kinh doanh khác. Bản chất của tài khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán…đồng thời ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi hoặc phải thanh toán khi khách hàng có nhu cầu ngay cả khi chưa đến ngày đáo hạn Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các NHTM.
- Vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng và vốn vay từ Ngân hàng trung ương: Tỷ trọng nguồn vốn này thấp hơn so với nguồn tiền gửi Khác với nhận tiền gửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên, mà chỉ vay lúc cần thiết và hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng Các khoản vay thường có thời hạn ngắn, thông thường chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng cao đột biến Ngoài ra các NHTM vay NHNN còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Phát hành giấy tờ có giá: Bản chất của nghiệp vụ này là ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu để huy động vốn nhằm đáp ứng các mục đích nhất định Ví dụ việc phát hành kỳ phiếu để có tiền cho vay khắc phục hậu quả bão lụt, để cho vay thu mua nông sản, để đầu tư cho một dự án Trong phát hành giấy tờ có giá thì chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định; trái phiếu và kỳ phiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn Hai loại phiếu nợ này được ngân hàng phát hành từng đợt Huy động vốn dưới hình thức này các NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động Vì vậy các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động.
Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định, khi đó huy động đủ khối lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu.
Ngày nay hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con gồm ngân hàng mẹ và các hệ thống các ngân hàng chi nhánh trực thuộc Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hoà Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bàn khác nhau là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) Cho nên những chi nhánh ngân hàng mà hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên ngân hàng mẹ và xin được nhận được một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạt động của mình Còn những ngân hàng mà khả năng huy động vốn vượt quá khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một lượng vốn về ngân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hoà Như vậy ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống Chi phí nhận nguồn vốn điều hoà này thấp hơn chi phí nguồn vốn huy động nhưng các ngân hàng chỉ được nhận nguồn vốn này sau khi đã lập kế hoạch về lượng vốn huy động được trong kỳ sau.
Nguồn vốn ủy thác đầu tư:
Một số ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý Khi đó trong nguồn vốn của ngân hàng còn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tư Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu là do các tổ chức tài chính trong nước hoặc nước ngoài uỷ thác cho ngân hàng một khoản tiền để ngân hàng thực hiện cho vay đối với các dự án của mình, cũng có thể là các khoản vay của Chính phủ được uỷ thác.
1.2.2 Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Đối với NHTM vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, đặc biệt là vốn huy động, nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Nếu thiếu nguồn vốn này NHTM không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Vì thế những ngân hàng có khối lượng vốn huy động lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh Như vậy vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.2.1 Vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của các ngân hàng
Nguồn vốn huy động của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng Thông thường so với các ngân hàng nhỏ thì các ngân hàng lớn có các khoản mục về đầu tư, cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng tín dụng cũng lớn hơn Trong khi các ngân hàng nhỏ lại giới hạn phạm vi hoạt động chủ yếu trong một khu vực nhỏ hay trong một quốc gia Nếu khả năng vốn của ngân hàng lớn thì ngân hàng có thể mở rộng qui mô khối lượng tín dụng, có thể tài trợ cho các dự án lớn (về qui mô tín dụng, về thời hạn tín dụng…) và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng.
1.2.2.2 Vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh
Trong cơ cấu vốn của ngân hàng thì ngoài phần vốn chủ sở hữu thì còn có vốn huy động và các nguồn vốn khác Một ngân hàng không thể chỉ hoạt động với nguồn vốn tự có vì nguồn vốn này của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trộng nhỏ trong tổng cơ cấu vốn của ngân hàng, không đủ để phục vụ nhu cầu kinh doanh Do vậy nếu ngân hàng có lượng vốn huy động lớn sẽ hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình Nguồn vốn lớn làm tăng khả năng hoạt động của ngân hàng như chủ động đa dạng hoá các hình thức và phương thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận, phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là an toàn và sinh lời.
Hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM
Vốn tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động được của ngân hàng, nó là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng Vì thế hoạt động huy động vốn tiền gửi luôn được các NHTM coi trọng và đặt lên hàng đầu.
1.3.1 Các hình thức huy động vốn tiền gửi của NHTM
1.3.1.1 Theo tiêu thức nguồn hình thành
Theo tiêu thức này, vốn tiền gửi được chia thành:
- Các khoản ký gửi: Là các khoản tiền mà cá nhân và tổ chức trực tiếp chuyển vào ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng…Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được ngân hàng tập trung lại Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với kỳ hạn và mục đích khác nhau, các cá nhân thường gửi tiền để hưởng lãi còn các tổ chức doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng.
- Tín dụng tạo tiền gửi, đây cũng là một hình thức nhận tiền gửi Khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì ngân hàng chuyển số tiền cho vay của khách hàng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngân hàng Khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập thì ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó để kinh doanh mặc dù với thời hạn rất ngắn.
1.3.1.2 Theo tiêu thức kỳ hạn
Ngày nay các ngân hàng thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh.
Do vậy lượng tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng Với đặc tính của nguồn tiền này là luôn biến động cho nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không kỳ hạn, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào dự tính của ngân hàng về sự ổn định tương đối của lượng tiền huy động Quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quả lý dự trữ của các ngân hàng.
- Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thõa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn nên ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh với thời hạn tương ứng Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ ngân hàng có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy lãi suất của hình thức này cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán Ngân hàng đưa ra các kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng… Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Các khách hàng gửi tiền theo loại này thì khi đến hạn sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định, nếu chưa đến hạn mà khách hàng gửi tiền rút tiền ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn hoặc theo sự thỏa thuận trước đó.
1.3.1.3 Theo tiêu thức loại tiền
- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các NHTM nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiền gửi.
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM… Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…các ngân hàng có xu hướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hoá về phương thức huy động vốn của các NHTM.
1.3.1.4 Theo tiêu thức mục đích sử dụng
- Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích là tìm kiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình Thông thường tiền gửi loại này có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn Những người gửi tiền tiết kiệm là những đối tượng giảm chi tiêu trong hiện tại với kỳ vọng sẽ tăng được chi tiêu trong tương lai Phương thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là nộp tiền trực tiếp vào ngân hàng hoặc gián tiếp chuyển thu nhập dưới hình thức chuyển qua tài khoản.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát triển, thường sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình Những người để dành một khoản tiền gửi vào ngân hàng (Thông thường là các khoản tiền đều đặn hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định trong tương lai như xây dựng nhà cửa, mua ôtô… và cũng được hưởng lãi trên số tiền gửi như các loại tiết kiệm khác Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mục đích nói trên, nếu số dư của khoản tiết kiệm đó chưa đủ thì ngân hàng có thể hỗ trợ thêm một phần dưới hình thức cho vay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Đây là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính chất ổn định, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân về việc mua sắm nhà cửa, phương tiện.
- Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà để được hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có số lượng lớn Mặt khác một số ngân hàng thường ưu tiên hơn đối với các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng và phải có số dư nhất định trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Các khoản tiền gửi này ngân hàng phải chịu chi phí thấp, phải quản lý chính xác khâu dự trữ nhưng lại được sử dụng một khoản tiền lớn phục vụ cho các hoạt động của mình.
- Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lưu thông, mặt khác kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp Khi thực hiện chức năng là trung gian thanh toán cho nền kinh tế, ngân hàng tạo được một nguồn vốn từ hoạt động thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng,tài khoản tiền gửi chờ thanh toán… Các khoản tiền tạm thời đang nằm ở tài khoản của ngân hàng chờ sử dụng nên được coi là nhàn rỗi NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các tổ chức tín dụng khác, nhận vốn uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước… Do tiền được giải ngân theo tiến độ công việc nên ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền đó vào kinh doanh.
1.3.2 Nguyên tắc và mục tiêu trong huy động vốn tiền gửi tại NHTM
1.3.2.1 Nguyên tắc huy động vốn tiền gửi tại NHTM
Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng (bao gồm các Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội và các tầng lớp dân cư…) phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn lẫi lãi theo thoã thuận trước giữa ngân hàng và khách hàng Đây là nguyên tắc quan trọng nhất buộc các ngân hàng phải tuân thủ. Để đảm bảo khả năng chi trả theo nguyên tắc trên, pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính quy định các NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và duy trì trên tài khoản đó số tiền dự trữ bắt buộc (do Ngân hàng nhà nước qui định).
1.3.2.2 Mục tiêu trong huy động vốn tiền gửi tại NHTM
Các nhà quản lý ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc tính các chi phí, tính chất ổn định cũng như thời hạn của vốn tiền gửi – nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng
Chi nhánh NHTM CP Việt Nam Thương Tín Hà Nội
2.1.1 Một số nét chính về NHTM CP Việt Nam Thương Tín
NHTM CP Việt Nam Thương Tín (VietBank) chính thức đi vào hoạt động ngày 02/02/2007 theo giấy phép hoạt động do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 15/12/2006 và theo quyết định số 2399/QĐ-NHNN Đây là một ngân hàng trẻ, lại ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bước đầu hội nhập nên không tránh khỏi những ảnh hưởng do tác động chung của nền kinh tế Tham gia thành lập ngân hàng gồm 39 cổ đông là doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm trong quản trị và điều hành ngân hàng Trong đó đóng vai trò quan trọng nhất là Ngân hàng cổ phần á Châu và công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hoa Lâm Điều này đã giúp VietBank đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ về vốn, mạng lưới, công nghệ và hệ thống sản phẩm dịch vụ…
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, 2009 hầu hết các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực đã phải đối mặt với nhiều gia khó, phải thu hẹp sản xuất và phải “gồng mình” trước những thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, thì
Vietbank lại quyết định phát triển mạnh hoạt động của mình Ngày 26/2/2009 VietBank khai trương chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh đầu tiên tại miền Bắc, và là chi nhánh thứ hai trên toàn quốc sau chi nhánh đầu tiên tại tp.Hồ Chí Minh khai trương ngày 18/2/2009 Việc mở rộng hoạt động ra thành phố lớn, triển khai các dịch vụ ngân hàng dưới một thương hiệu mới là thách thức không nhỏ cho ngân hàng khi đã có rất nhiều ngân hàng thương mại tên tuổi khác đã ghi dấu ấn rộng rãi ở các thành phố lớn Tuy vậy sau 3 năm VietBank đã phát triển mạng lưới hoạt động từ con số 2 lên đến 93 điểm hoạt động trên toàn quốc (số liệu tính đến ngày 22/02/2012) Với ưu thế là các cổ đông sáng lập có tiềm lực tài chính mạnh nên VietBank dễ dàng tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng ban đầu lên 3000 tỷ đồng vào ngày 30/10/2010 theo đúng lộ trình kế hoạch nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như vị thế cạnh tranh của VietBank trong khối ngân hàng Hệ thống công nghệ của VietBank cũng đã triển khai tất cả các sản phẩm ngân hàng hiện có trên thị trường Và mới đây nhất vào ngày 22/12/2011 là Ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 2699/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động và giấy phép hoạt động kinh doanh của VietBank bao gồm: mua, bán trái phiếu và giấy tờ có giá khác; tham gia giao dịch trái phiếu và các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ; các hoạt động kinh doanh trái phiếu, giấy tờ có giá khác phù hợp với quy định của pháp luật Như vậy sau gần 5 năm đi vào hoạt động, Vietbank đã dần trở thành ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại có quy mô, đa năng, hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới
2.1.2 Chi nhánh NHTM CP Việt Nam Thương Tín
2.1.2.1 Cơ cấu, tổ chức của chi nhánh VietBank Hà Nội
Chi nhánh VietBank Hà Nội được thành lập vào ngày 26/2/2009 tại địa chỉ 26A- Bà Triệu, phường Tràng Tiền – khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị, là nơi giao lưu buôn bán nhộn nhịp nhất thành phố Mặt khác, đây còn là nơi tập trung nhiều trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, nên mang tính cạnh tranh cao do vậy chi nhánh VietBank Hà Nội luôn phải xác định hướng đi đúng đắn, đồng thời phải luôn tự đổi mới mình.
Cơ cấu, tổ chức của chi nhánh VietBank: Cơ cấu, tổ chức của chi nhánh
VietBank bao giám đốc chi nhánh (kiêm phó tổng giám đốc NHTM CP Việt Nam Thương Tín) và các phòng chức năng, được thể hiện trong sơ đồ sau:
Phòng nhân sự: Thực hiện các chế độ phúc lợi cho nhân viên, quản lý lao động, quản lý và lưu trữ thông tin nhân viên đang làm việc, đã nghỉ việc của các đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội, thực hiện kế hoạch tuyển dụng, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, tổ chức đào tạo…
Phòng hành chính: Thực hiện các công việc hành chính thường ngày, quản lý tài sản, làm đầu mối cung cấp thiết bị, văn phòng phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các phòng ban, quản lý triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tham mưu, tổng hợp giúp ban lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý.
Phòng kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối kế toán ngày,tháng, năm, các báo cáo quyết toán Thực hiện báo cáo kế toán đối với cơ quan quản lý nhà nước theo chế độ hiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo ngân hàng.
Phòng ngân quỹ - giao dịch: Thực hiện quản lý tồn quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về tiền mặt VND và ngoại tệ, bảo quản và phân phối chứng từ có giá, thực hiện giao dịch với khách hàng.
Bộ phận IT: Chịu trách nhiệm về hệ thống máy vi tính ở chi nhánh, sửa chữa, khắc phục sự cố về máy tính, cài đặt và quản lý phần mềm cho chi nhánh.
Phòng tín dụng: Nghiên cứu, phát triển thị trường khách hàng, cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thẩm định khách hàng Duy trì và phát triển khách hàng chiến lược hiện hữu, phát triển khách hàng mới, duy trì và phát triển sản phẩm chiến lược có hiệu quả, xây dựng và phát triển các kênh phân phối sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng…
Phòng hỗ trợ tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng, có trách nhiệm quản lý, thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận, quản lý tài sản đảm bảo cho các khoản cấp tín dụng, kiểm soát trước, trong và sau đối với các hồ sơ tín dụng phát sinh tại chi nhánh, các tài khoản vay được duyệt cấp cho khách hàng là cá nhân, tổ chức.
Phòng pháp lý chứng từ: Thực hiện nghiệp vụ pháp lý chứng từ cho khoản tín dụng theo phê duyệt, thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác nhận phong tỏa tài sản, tư vấn nội bộ tại đơn vị các quy định pháp luật…
2.1.2.2 Khái quát kết quả kinh doanh trong thời gian qua của chi nhánh
NHTM CP Việt Nam Thương Tín Hà Nội
Với đặc điểm là thuộc ngân hàng trẻ, thương hiệu mới, lại được thành lập đúng trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do vậy tình hình kinh doanh của chi nhánh VietBank Hà Nội trong những năm đầu tiên đã gặp không ít thách thức, trở ngại Tuy nhiên với kinh nghiệm dày dặn của ban lãnh đạo chi nhánh, với đội ngũ nhân viên trẻ năng động và nhiệt huyết chi nhánh
Vietbank Hà Nội đã dần khắc phục những khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định sự thành công của các NHTM Do vậy chi nhánh NHTM CP Việt Nam Thương Tín Hà Nội đã xác định tạo vốn là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và ngoại tệ Với phương châm đó chi nhánh VietBank Hà Nội đã thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất là hoạt động huy động vốn tiền gửi của cá nhân và tổ chức (bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác…) Ngoài số vốn huy động được, chi nhánh còn được sự hỗ trợ rất lớn về vốn từ phía ngân hàng Á Châu và nguồn vốn điều chuyển từ hội sở do vậy tình hình nguồn vốn của chi nhánh VietBank Hà Nội nhìn chung đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Về hoạt động tín dụng:
Tình hình dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2011 của chi nhánh là 832.044 triệu đồng tăng 26,92% so với năm 2010 (tương đương 176.466 triệu đồng). Trong đó
- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 447.763 triệu đồng tăng 63.16 % so với năm 2010.
- Dư nợ cho vay trung hạn đạt 339.678 triệu đồng tăng 2.2% so với năm 2010.
- Dư nợ cho vay dài hạn năm 2011 là 44.603 triệu đồng giảm 8.5% so với năm 2010.
Ngoài ra hoạt động tín dụng còn chứng kiến sự gia tăng mạnh từ dư nợ cho vay ngoại tệ, hoạt động này tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010, tương đương 391.376USD Trong đó chủ yếu là sự tăng mạnh từ dư nợ cho vay ngắn hạn Từ 31.358 USD năm 2010 lên đến 461.042 USD năm 2011 (tăng
Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh VietBank Hà Nội
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn của ngân hàng cũng mang tính chất đặc trưng riêng Nếu như ở các doanh nghiệp khác, vốn để hoạt động kinh doanh phải chủ yếu là vốn tự có của bản thân doanh nghiệp nếu thiếu vốn thì mới phải phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay ngân hàng Ngược lại, ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nên ngoài vốn tự có, vốn dự trữ và các loại vốn vay ngân hàng khác, thì ngân hàng không sử dụng những nguồn vốn đó làm nguồn vốn chính để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình Mà nguồn vốn chính của ngân hàng là từ huy động, vốn tự có của ngân hàng chỉ nhằm mục đích gây sự tin tưởng và uy tín của ngân hàng mình đối với khách hàng, còn các nguồn vốn khác chỉ nhằm mục đích hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì hướng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đều hướng theo phương trâm “đi vay để cho vay” Nhận thức rõ được điều đó chi nhánh VietBank Hà Nội luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu, trong đó do điều kiện là thuộc ngân hàng trẻ, thương hiệu còn mới nên những năm đầu chi nhánh VietBank Hà Nội chỉ tập trung vào vốn huy động tiền gửi Các hình thức huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu) chưa được áp dụng, và cũng chưa vay NHNN.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn tiền gửi
2.2.1.1 Tình hình chung về huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh
Trải qua gần 3 năm hoạt động và phát triển, mặc dù còn non trẻ, song chi nhánh Vietbank Hà Nội đã thực hiện khá tốt công tác cũng như chính sách huy động vốn tiền gửi ở những năm đầu tiên, và đã có nhiều hình thức huy động đa dạng như:
Tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân.(bằng USD và VND)
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các sản phẩm như: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (với các kỳ hạn đa dạng như 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng ), tiết kiệm lãnh lãi suất cộng 24 tháng Plus, tiết kiệm lãnh lãi trước, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm linh hoạt vốn (bằng USD và VND).
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động trong đó có cả chủ quan và khách quan, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của chi nhánh có xu hướng sụt giảm. Đầu năm 2010 số dư huy động là 675.875 triệu đồng và 1.779.028USD Đến cuối năm, con số này là 364.922 triệu đồng giảm 46% (tương đương 310.953 triệu đồng), tình hình huy động ngoại tệ cũng không khả quan và cũng bị sụt giảm tới 52,3% (tương đương 941.498USD) Tính đến cuối năm 2011 số dư huy động tiền gửi là 107.291 triệu đồng, ngoại tệ là 810.124 USD, như vậy nguồn vốn đã giảm tới 70,5% về nội tệ và 5,53% về ngoại tệ Việc sụt giảm huy động tiền gửi như vậy có thể được dự báo từ đầu, vì trong khoảng thời gian năm 2009 – 2010 là khoảng thời gian khó khăn của nền kinh tế nhất là hệ thống ngân hàng, chịu dư âm từ hàng loạt sự phá sản của các ngân hàng, tập đoàn lớn ở Mỹ, kéo theo đó là lạm phát trong nước và sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng Trong bối cảnh đó chi nhánh mới thành lập (6/2/2009) điều này thực sự là một khó khăn thách thức lớn
Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh:
1.TG của TCKT, cá nhân 551.382,1 316.116 326.267,9 239.823 57.503,7 53.875 2.TG tiết kiệm 124.492,9 1.482.912 38.667,1 617.707 49.787,3 756.249 Tổng vốn huy động 675.875 1.799.028 364.935 857.530 107.291 810.124
2.2.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân Đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là những doanh nghiệp tư nhân, công ty nhỏ, hoặc các cá nhân có nhu cầu thanh toán, nguồn vốn không lớn vì thể vốn huy động từ nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu huy động, và có xu hướng giảm dần Cuối năm 2011số dư tiền gửi là 57.503,7 triệu đồng giảm tới 5,6 lần so với đầu năm Điều này xảy ra tương tự đối với việc huy động vốn tiền gửi bằng ngoại tệ, Đầu năm tiền gửi của tổ chức kinh tế là 239.823USD thì đến cuối năm chỉ còn là 53.875USD tức là giảm gần 4 lần Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng, vì nhìn chung đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất, có tiềm năng về quy mô tiền gửi
Huy động vốn bằng nội tệ.
Trong huy động vốn tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân bằng nội tệ thì tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên 95%) tuy nhiên tỷ trọng này lại có xu hướng giảm Đầu năm nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tới 99,21% nhưng đến cuối năm chỉ còn 96,8% trong tổng cơ cấu Cùng với sự sụt giảm về tỷ trọng là sự sụt giảm mạnh về số tiền huy động Cuối năm số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế là 55.677 triệu đồng đã giảm 5,8 lần (tương đương 268.000,7 triệu đồng) so với đầu năm Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2009 thì đã giảm tới 490.055,5 triệu đồng tức là 9,8 lần Trong đó sụt giảm nghiêm trọng nhất là tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, giảm 6,6 lần so với đầu năm Điều này có thể được dự báo trước, bởi trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn của chi nhánh từ các đối tượng này, nhưng việc sụt giảm mạnh như vậy một phần cũng đến từ chính ngân hàng.
Ngoài tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhiều nhất còn lại tiền gửi thanh toán của cá nhân ngoài ngân hàng và từ chính nhân viên của VietBank chiếm tỷ trọng không đáng kể (nhỏ hơn 2%) Nhìn chung nguồn vốn này thay đổi không nhiều Số dư tính tiền gửi thanh toán của cá nhân đến ngày 31/12/2011 là 741,7 triệu đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 2,8%). Đơn vị: triệu đồng.
Tỷ trọng (%) 1.Tiền gửi của TCKT 545.732,5 98.97 323.677,7 99.21 55.677 96.8 TGTT của TCKT 27.076,6 4.9 17.547,7 5.5 9.324,3 16.75
TG có kỳ hạn của
2.TGTT của cá nhân 4.956,8 0.9 721 0.22 741,7 1.29 3.TGTT lương nhân viên VietBank 692,8 0.13 1.869,2 0.57 1.085 1.91
Huy động vốn bằng ngoại tệ (USD)
Tương tự với tình hình huy động vốn bằng nội tệ, việc huy động vốn bằng ngoại tệ cũng có sự sụt giảm mạnh, đặc biệt là tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế Cuối năm 2010 số dư huy động là 189.683USD thì đến cùng kỳ năm
2011 con số này là 3.469USD Một con số khiêm tốn, trái ngược với tình hình đó, tiền gửi thanh toán của cá nhân lại tăng nhẹ từ 50.140USD lên 50.406USD vào cuối năm 2011, tuy nhiên tốc độ tăng tiền gửi thanh toán của cá nhân nhỏ hơn nhiều so với tốc độ giảm của tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế nên kéo theo đó là sự sụt giảm của tổng tiền gửi. Đơn vị: 1USD.
So với hình thức huy động trên thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng lại có vị trí quan trọng đối với ngân hàng Với đặc tính của loại tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi có kỳ hạn xác định (loại tiền gửi không kỳ hạn không có hoặc chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể) và có nhiều tiềm năng huy động vì vốn nhàn rỗi trong dân là rất lớn Khi huy động được nguồn vốn này thì ngân hàng có thể xác định chính xác kỳ hạn cho vay đối các khoản cho vay của mình từ đó có kế hoạch cụ thể trong công tác sử dụng vốn Do vậy tính ổn định của nguồn vốn này là khá cao
Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ.
Với loại hình tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn (thời gian gửi nhỏ hơn 12 tháng) có các hình thức khá đa dạng từ tiền kiệm 1 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, …cho đến 12 tháng Tuy nhiên đây là loại hình tiền gửi rất nhạy cảm với lãi suất, vì thời gian gửi tiền đủ dài để lãi suất có thể thay đổi, và cũng đủ để khách hàng đưa ra quyết định rút tiền hay gửi tiếp cho các kỳ hạn tiếp theo. Chính vì thế huy động vốn tiền gửi ngắn hạn luôn chứa đựng những yếu tố biến động bất ngờ Nếu như cuối năm 2009, số dư của nguồn vốn này là 116.563 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,31% thì đến cuối năm 2011 đã giảm xuống còn 5.674 triệu đồng tức là sụt giảm tới 20,54 lần và chỉ chiếm tỷ trọng 11,4% Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước đó là năm 2010 thì lại là sự gia tăng mạnh mẽ Năm 2010, huy động tiền gửi ngắn hạn bằng nội tệ chỉ đạt 1.652 triệu đồng (chiếm 4.28%) Sở dĩ năm 2009, tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do các hình thức khuyến mãi được đưa ra trong năm nhân dịp khai trương chi nhánh VietBank Hà Nội (6/2/2009), trong đó có hình thức tiết kiệm xổ số được áp dụng với các kỳ hạn ngắn như tiết kiệm 1 tháng xổ số, 2 tháng xổ số…tổng số tiền huy động được từ hình thức này là 21.162 triệu đồng, ngoài ra trong thời gian này Vietbank cũng áp dụng mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền Sang năm 2010 và 2011 lãi suất thường xuyên thay đổ, thêm vào đó là NHNN quyết định áp mức lãi suất trần huy động, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách huy động của VietBank, ngoài ra còn một số yếu tố không thuận lợi sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần nguyên nhân Đơn vị: triệu đồng
Tỷ trọng (%) 1.TG Tiết kiệm kỳ hạn
2.TG Tiết kiệm kỳ hạn
- TG tiết kiệm 24 tháng- plus 7.162 86 26.789,7 72,37 43.259 94,7
Tổng TG Tiết kiệm 124.492,9 100 38.667,1 100 49.787,3 100 Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất của chi nhánh VietBank Hà Nội trong năm 2010 và 2011 ( giao động quanh mức 90%) Có thể nói loại hình tiền gửi này có tính ổn định cao, dùng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh trung và dài hạn Các kỳ hạn chủ yếu được áp dụng trong hình thức này là 12 tháng, 13 tháng và 24 tháng Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này khá tốt Cụ thể cuối năm 2011 số dư huy động là 44.113,3 tăng 19,17 %(tương đương 7.098,2 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp 5 lần(tương đương 35.783,4 triệu đồng) so với năm 2009 Trong đó, tiền gửi tiết kiệm 24 tháng – plus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Từ 26.789,7 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 72,37%) cuối năm 2010 lên đến 43.259 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 94,7%) năm 2011, tức là tăng 61,47% Đây là loại hình có nhiều ưu điểm, cho phép khách hàng được linh hoạt rút vốn trước hạn, được hưởng lãi suất cao, thả nổi theo từng thời kỳ lãnh lãi và khách hàng không phải trả lại số tiền của các kỳ lãnh lãi đã lãnh trước đó Theo đó sản phẩm này cũng bao gồm nhiều loại hình như: Tiết kiệm 24 tháng plus lãi 1 tháng, tiết kiệm 24 tháng plus lãi 2 tháng…Cùng với đó là sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 13 tháng, cuối năm 2011, số dư huy động đạt 745,7 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với đầu năm Có thể nói đây là một thành công của đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc thu hút, lôi kéo khách hàng có quan hệ giao dịch với chi nhánh, đồng thời cũng thể hiện sự kỳ vọng và tin tưởng của khách hàng vào Vietbank Hà Nội Tuy nhiên, nguồn vốn từ tiết kiệm 12 tháng lại có xu hướng giảm, nhưng tốc độ giảm của nguồn vốn này nhỏ hơn so với tốc độ tăng của hai loại hình còn lại, nên nguồn vốn tiết kiệm trung hạn vẫn tăng.
Như vậy, số dư huy động vốn tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn đều tăng dẫn đến tổng tiền gửi tiết kiệm tăng Tính đến ngày 31/12/2011 số dư huy động đạt 49.787,3 triệu đồng tăng 28,76% (tương đương 11.120,2 triệu đồng) so với đầu năm, tuy nhiên con số này vẫn còn thấp hơn nhiều so với năm 2009
Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Đơn vị: 1USD
TG tiết kiệm không kỳ hạn 0 0 6.205 1 119 0.1
TG tiết kiệm kỳ hạn < 864.543 58,3 55.482 8,98 159.979 21,15
TG tiết kiệm kỳ hạn từ
TG tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng 20.000 1,35 20.000 3,25 20.000 2,6
Nhìn chung huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ trong năm 2011 của chi nhánh Vietbank Hà Nội đạt kết quả khá tốt Cuối năm 2011, số dư huy động là 756.249USD tức là tăng 22,42% (tương đương 138.542USD) so với cùng kỳ năm trước Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn đạt 159.979USD, chiếm tỷ trọng 21,15% trong tổng cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, tăng gần gấp ba lần so với năm 2010, tiết kiệm trung hạn đạt 576.151USD chiếm tỷ trọng 76,18%, tăng 7,4% so với năm 2010 Nguyên nhân của việc tiền gửi ngoại tệ tăng nhanh trong năm qua là vì tâm lý người dân muốn đề phòng rủi ro việc đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ mạnh, nhất là trong thời kỳ lạm phát như hiện nay Tuy nhiên số dư huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn năm 2011 vẫn thấp hơn so với năm 2009
2.2.2 Mối quan hệ giữa huy động vốn tiền gửi và sử dụng vốn tiền gửi
Đánh giá về hoạt động huy động vốn tiền gửi tại VietBank
2.3.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh
Trong bối cảnh chung của hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó thương hiệu VietBank còn mới, chi nhánh NHTM CP Việt Nam Thương Tín Hà Nội đã gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là trong hoạt động huy động vốn tiền gửi Tuy nhiên cùng với sự năng động của đội ngũ cán bộ nhân viên, kinh nghiệm dày dặn của ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã có những kết quả đáng được ghi nhận Dù tốc độ tăng trưởng về huy động vốn không được như mong đợi nhưng cơ cấu nguồn vốn lại chuyển dịch theo hướng có lợi cho ngân hàng, đó là xu hướng dịch chuyển cơ cấu của huy động vốn tiền gửi trung và dài hạn, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi.
Trên địa bàn Thủ đô, với sự góp mặt của gần 100 Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác làm cho môi trường cạnh tranh càng trở nên khó khăn hơn, nhưng chi nhánh cũng đã dần khẳng định mình, mở rộng được địa bàn hoạt động. Tính đến ngày 29/02/2012 chi nhánh đã có 20 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm Đây là cơ hội lớn cho VietBank Hà Nội đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp, cơ hội khẳng định thương hiệu VietBank.
Cùng với sự chỉ đạo nhất quán, toàn diện của NHTM CP Việt NamThương Tín, chi nhánh VietBank Hà Nội đã quán triệt việc thực hiện chiến lược phát triển của toàn hệ thống với nỗ lực quyết tâm cao nhất để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng định kỳ tính toán lãi suất bình quân đầu ra, đầu vào làm căn cứ để có đối sách kịp thời, chính xác để vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo thu nhập cho chi nhánh Ngoài ra bằng chính sách khách hàng của mình, Ngân hàng đã tích cực, chủ động tìm kiếm, vận động khách hàng có tiềm năng tiền gửi, từ đó vừa thiết lập mở rộng vừa củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên.
2.3.2 Những hạn chế về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
- Hoạt động huy động vốn tiền gửi chưa thực sự hiệu quả, số vốn huy động sụt giảm mạnh Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng lại có xu hướng giảm cả về quy mô lẫn cơ cấu Đối tượng khách hàng chủ yếu là những khách hàng nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá nhân.
- Các sản phẩm tiền gửi chưa phong phú chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, kỳ hạn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm mới chỉ dừng ở kỳ hạn 36 tháng, và trung hạn chỉ tập trung vào các kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng và 24 tháng.
- Mạng lưới huy động tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ so với khả năng có thể khai thác của ngân hàng, và còn quá ít so với các ngân hàng khác Các quầy giao dịch, các quỹ tiết kiệm phân bố dường như chỉ chú trọng cho công tác huy động vốn trong dân cư nơi tập trung các khu dân cư đông đúc mà chưa chú trọng đến những nơi tập trung những khách hàng lớn của ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
- Công tác Marketing ngân hàng tuy đã được chú trọng và là công tác trọng tâm của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn chưa được thực hiện theo một chính sách nhất quán Từng bộ phận, từng cán bộ vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của của công tác này, nhận thức còn đơn giãn nên trong phối hợp thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn Tuy chi nhánh đã chủ động tìm đến khách hàng nhưng do môi trường cạnh tranh quyết liệt, mặt khác do điều kiện và phương pháp tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao Công tác thu thập thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh còn hạn chế
Thứ nhất, tình hình kinh tế khó khăn, năm 2011 là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam với những bất ổn về nền kinh tế vĩ mô Cụ thể, thâm hụt cán cân tổng thể kéo dài cùng chênh lệch cung cầu ngoại tệ ngắn hạn vào cuối năm 2010 đã khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh, cùng với đó là chủ trương điều hành các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu…đã làm giá cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước tăng cao, lạm phát luôn ở trên mức 1,5%/tháng, kèm theo đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản Những nhân tố này làm giảm đáng kể việc mở rộng thị trường tín dụng, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách huy động vốn các ngân hàng thương mại trong đó có chi nhánh VietBank Hà Nội Hơn nữa tình hình kinh tế như vậy gây tác động không nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó họ một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh huớng tới cơ cấu nguồn tiền gửi.
Thứ hai, Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo, nhiêu khi không phù hợp với thực tế Mặt khác hoạt động ngân hàng là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều chế tài luật pháp khác nhau Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhất là việc thực hiện chính sách huy động vốn.
Thứ ba,Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ngày càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của Chi nhánh, khi mà tuổi đời của Chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ, công cụ phương thức thanh toán…
Thứ nhất, Là chi nhánh, mới thành lập, cùng với đó thương hiệu còn mới mẻ với khách hàng, cho nên niềm tin và uy tín của ngân hàng với khách hàng còn hạn chế, sự hiểu biết về chi nhánh của khách hàng còn chưa cao Cùng với đó địa bàn nơi chi nhánh đặt trụ sở tập chung nhiều đầu mối ngân hàng lớn, đã có thương hiệu như ViettinBank, Vietcombank, techcombank, VPbank… nên sẽ rất khó khăn cho Vietbank trong việc tiến gần hơn với khách hàng, tạo lập thương hiệu.
Thứ hai, chi nhánh vẫn duy trì huy động vốn bằng những hình thức đơn giản, truyền thống Các hình thức mới như : tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có mục đích gần đây mới được triển khai nhưng còn chậm, và chưa có hiệu quả.Việc chưa triển khai huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu…) là một hạn chế lớn của chi nhánh.
Thứ ba, chi nhánh vẫn chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa thường xuyên, mức độ chưa thoả đáng, chi nhánh cũng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, vẫn còn nhiều hạn chế như: việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng, từ đó sự hiểu biết của người dân đối với ngân hàng còn hạn chế.
Thứ tư, Một số nguyên nhân khác như: các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa nhiều Hoạt động dịch vụ của ngân hàng chủ yếu là hoạt động chuyển tiền thanh tóan xuất nhập khẩu, các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ; sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng còn chưa cao.
Định hướng kinh doanh của chi nhánh VietBank Hà Nội trong thời
Những năm qua, mặc dù ngặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng chi nhánh VietBank vẫn luôn nỗ lực phấn đấu, và dần khẳng định thương hiệu của mình. Tình hình kinh doanh của chi nhánh bước đầu đã có kết quả tốt Điều này sẽ là cơ sở để trong những năm tới ngân hàng tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng, thực hiện đa dạng hoá trong kinh doanh và ngày càng phát triển nhằm hướng tới mục tiêu ”phát triển– an toàn- hiệu quả”.
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác phát triển, thường xuyên tăng cường các mối quan hệ tốt hơn nữa với các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến địa phương, với các ngân hàng bạn trong cũng như ngoài khu vực, cụ thể:
- Với các ngân hàng bạn: Phát triển quan hệ hợp tác theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, hợp tác kinh doanh cùng có lợi, phát huy thế mạnh phục vụ đầu tư phát triển, cùng đàm phán ký kết làm đối tác cho vay hợp vốn đối với các dự án có quy mô lớn vượt quá khả năng của mỗi ngân hàng, góp phần thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
- Với các chi nhánh trong cùng hệ thống: Hợp tác chặt chẽ, phối hợp thực hiện các chủ chương chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách lãi suất tạo nên một thể thống nhất trong toàn hệ thống.
Không ngừng phát huy những thế mạnh sẵn có về địa bàn hoạt động, về trình độ cán bộ công nhân viên, kinh nghiệm dày dặn của ban lãnh đạo cùng với sự giúp đỡ của NHTM CP VietBank, ngân hàng Á Châu và cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ trung gian.
3.1.2 Định hướng huy động vốn
Trong những năm tới chi nhánh đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác nguồn vốn: cố gắng duy trì và tăng trưởng nguồn vốn hiện có, chủ động nghiên cứu thị trường để có phương án mới hợp lý hơn, đặc biệt là trong công tác huy động tiền gửi dân cư “Tạo vốn thông qua các nghiệp vụ thanh toán” là hình thức huy động vốn hiệu quả nhất, bởi không chỉ có chi phí trả lãi thấp mà còn mang lại nguồn thu dịch vụ đáng kể cho ngân hàng
Thực hiện xây dựng chiến lược huy động vốn phải luôn đi đôi với chiến lược sử dụng vốn, nếu không sẽ gây áp lực lớn về chi phí và làm giảm hiệu quả hoạt động huy động vốn Do vậy, chi nhánh cần bám sát định hướng chiến lược hoạt động của ngành, tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn và đầu tư tín dụng nhằm nâng cao hệ số sử dụng vốn Cố gắng tạo mối quan hệ huy động - sử dụng vốn chặt chẽ đối với các thành phần kinh tế, các ngành nghề trọng điểm được Nhà nước chú trọng phát triển cũng như không ngừng củng cố các đơn vị khách hàng truyền thống của chi nhánh.
Thực hiện tăng cường công tác nhận tiền gửi bằng mọi biện pháp theo hướng coi tăng trưởng nguồn tiền gửi khách hàng là trọng tâm trên cơ sở nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tăng nhanh số lượng khách hàng tới mở tài khoản giao dịch, Ngân hàng quyết định:
- Cải thiện một bước đáng kể chất lượng dịch vụ ngân hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ giảm bớt thủ tục giấy tờ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự an tâm cho khách hàng.
- Thành lập thêm một số phòng giao dịch nhằm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, tranh thủ những thuận lợi của thị trường và thực hiện tốt các đợt huy động vốn tập trung của ngành để tiếp tục củng cố nguồn vốn hiện có và hấp dẫn khách hàng, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong phục vụ thanh lịch của cán bộ công nhân viên ngân hàng trong khi giao tiếp với khách hàng, để thông qua khách hàng ngân hàng có thể mở rộng hoạt động Marketing tới khách hàng mới.
- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung và dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải thông qua các giải pháp mang tính định hướng như: làm tăng tính ổn định của nguồn vốn; thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi; tăng khả năng kiểm soát độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn và kiểm soát khe hở lãi suất; tăng khả năng hoán đổi kỳ hạn giữa các tài sản và nguồn vốn sao cho thích hợp.
Các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh
Qua việc nghiên cứu nội dung huy động vốn tại chi nhánh NHTM CP Việt Nam Thương Tín Hà nội, ta thấy chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn và những thách thức không nhỏ trong việc huy động vốn tiền gửi Để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn thì chi nhánh phải xây dựng được hệ thống các giải pháp hợp lý nhằm khai thác tối đa các nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực Dưới quan điểm là một cá nhân đang nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ
Mỗi thời kỳ cần có một kế hoạch cho việc huy động vốn và kế hoạch đó phải phù hợp Vì vậy đầu mỗi thời kỳ chi nhánh VietBank Hà Nội phải lập ra một kế hoạch rõ ràng cho việc huy động vốn trong khoảng thời gian trước mắt và cả trong tương lai dựa trên những nghiên cứu về tiềm năng vốn trong dân cư, nhu cầu vốn của khách hàng Kế hoạch này sẽ là định hướng cho một loạt những bước tiếp theo mà chi nhánh phải thực hiện như: đề ra mức lãi suất huy động thích hợp, xác định hình thức huy động vốn, các chương trình khuyến mãi kèm theo…
3.2.2 Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi
VietBank là một ngân hàng trẻ, ra đời sau, do vậy việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi là hết sức cần thiết và quan trọng để có thể thu hút được thêm nhiều khách hàng, thỏa mãn những nhu cầu về tiền gửi Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi bao gồm đa dạng về kỳ hạn gửi, chi nhánh nên phát triển thêm các kỳ hạn tiền gửi trung hạn và dài hạn; đa dạng theo loại tiền gửi, ngoài huy động bằng nội tệ và USD, chi nhánh có thể mở rộng thêm hình thức huy động bằng các ngoại tệ khác như EUR…; đa dạng về các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm theo số dư; các sản phẩm theo nhóm khách hàng chứ không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp (tổ chức) và khách hàng cá nhân.
Ngoài ra chi nhánh thường xuyên nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu tính năng vượt trội của nó và bổ sung nhanh các sản phẩm còn thiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng hiện hữu và giữ chân khách hàng như sản phẩm: “tiết kiệm tự động” của VietCombank…
Mặt khác trong cơ chế điều hành lãi suất, chi nhánh cần phải nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh về lãi suất tiền gửi, sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, linh hoạt Chủ động đàm phán với khách hàng trên cơ sở đảm bảo chênh lệch đầu vào, đầu ra theo quy định để từ đó duy trì và thu hút khách hàng.
3.2.3 Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ, đáp ứng sự biến động của thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, các Doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác Đồng thời Ngân hàng có thể sử dụng để điều chỉnh cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn, vì mục đích chủ yếu của khách hàng là có lãi Chính sách lãi suất hợp lý phải vừa đẩy mạnh việc thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hôị đồng thời vừa kích thích các khách hàng vay vốn sử dụng vốn có hiệu quả phục vụ cho đầu tư sản suất kinh doanh.
Lãi suất hiện nay còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh của các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác và lãi suất trần huy động của NHNN, dấn đến những cuộc chạy đua ngầm Do đó, Ngân hàng cần phải xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất trên cơ sở chính sách khách hàng và tính toán lãi suất hiệu quả hoặc mức độ rủi ro của từng món vay Đồng thời phải mang tính linh hoạt, uyển chuyển, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền nhưng trên hết phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Việc ấn định lãi suất còn phải căn cứ vào quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường ở từng thời kỳ khác nhau, trong đó lãi suất đầu ra quyết định lãi suất huy động đầu vào, thể hiện ở việc huy động vốn phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng vốn Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Ngân hàng nên điều chỉnh khung lãi suất phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh cho Ngân hàng.
Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, cho nên ngoài yếu tố uy tín của Ngân hàng thì lãi suất đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn tiền gửi Nếu lãi suất hợp lý thì sẽ thu hút được nhiều các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào Ngân hàng Do vậy Ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động lãi suất trên thị trường, dự đoán xu hướng biến động, thực hiện tính toán lãi suất bình quân đầu ra, đầu vào để đưa ra các mức lãi suất vừa có tính cạnh tranh, vừa có tính hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng.
3.2.4 Chính sách marketinh và chăm sóc khách hàng
Làm tốt chính sách chăm sóc khách hàng không những giữ chân và thu hút được khách hàng mà còn tạo ưu thế cạng tranh cho ngân hàng khi có được sự trung thành của khách hàng Thực tế cho thấy một khách hàng hài long với sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ chia sẻ cho 5- 7 khách hàng, nhưng một khách hàng không hài long sẽ chia sẻ đến 10-14 khách hàng khác Vì vậy cách quảng bá tốt nhất cho khách hàng là làm hài hài lòng bằng chất lượng sản phẩmvà thái độ phục vụ khách hàng, từ đó ngân hàng sẽ nhận được sự ủng hộ và lòng trung thành của khách hàng Để làm tốt công tác Marketing, Chi nhánh cần thiết thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, điều tra thu nhập của khách hàng, phỏng vấn thu thập nhu cầu, phản ứng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ đã triển khai một cách thường xuyên Nếu như trước kia chú tâm nhiều vào sản phẩm dịch vụ và khuyến mãi để phục vụ khách hàng “ bán những gì mình có”,thì nay cần phải thu thập thông tin nhu cầu khách hàng để “bán những gì khách hàng cần”
Thứ hai, phối hợp với chính sách quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, chi nhánh VietBank cần tăng cường công tác Marketing gắn với bán hàng trực tiếp và xem đây là công cụ sử dụng tốt nhất, đặc biệt là đội ngũ nhân viên tín dụng kết hợp làm công tác marketing Xem đây là kênh quảng bá hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất Vì vậy, ngoài việc khoán chỉ tiêu huy động vốn đến tận nhân viên xem đây là nhiệm vụ, chi nhánh cần có chính sách khuyết khích vật chất cụ thể cho nhân viên làm tốt công tác huy động.
Thứ ba, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp và văn hoá trong giao dịch của chi nhánh là“Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”,
“Vietbank Hà Nội luôn trân trọng từ những điều nhỏ nhất” để nó trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh, trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của Vietbank với đối thủ cạnh tranh Thực tế các sản phẩm khác biệt của ngân hàng khó duy trì lâu dài và nhanh chóng bị bắt chước Vì vậy, để duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài, ngân hàng cần xây dựng cho mình một vũ khí cạnh tranh khác biệt, đó là văn hoá doanh nghiệp Sự chuyên nghiệp, tận tuỵ, trung thực, hiệu quả, tinh thần làm việc, lao động tập thể mang tính kỷ luật cao Văn hoá giao tiếp niềm nở, trẻ trung, trân trọng ý kiến khách hàng của nhân viên làm cho khách hàng cảm thấy được đối đãi như thượng đế sẽ tạo ra sự khác biệt cho Vietbank.
Thứ tư, duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng hiện hữu Điều này giúp cho Vietbank tiết kiệm được chi phí để tìm kiếm khách hàng Thông thường chi phí tìm khách hàng mới cao hơn nhiều lần chi phí duy trì khách hàng cũ Hơn nữa vì khách hàng truyền thống nên việc đàm phán lãi suất, chính sách phí sẽ dễ dàng hơn khi có sự thay đổi hay môi trường cạnh tranh.
Thứ năm, thực hiện chính sách khuyến mãi, tặng quà thường xuyên hơn cho nhóm khách hàng cá nhân vì họ thường ưa thích những món quà khuyến mãi mỗi khi gửi tiền như áo mưa, túi xách, phiếu mua hàng,vv…Dù là món quà có giá trị nhỏ nhưng lại là “sợi dây” liên kết rất chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng, tạo sự “ghi nhớ” của khách hàng về ngân hàng.
3.2.5 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng
Trong hoạt động Ngân hàng thì vị thế và uy tín của Ngân hàng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Nếu các Ngân hàng trên cùng địa bàn đưa ra các mức lãi suất huy động như nhau, cung ứng các sản phẩm dịch vụ như nhau thì Ngân hàng nào có vị thế và uy tín cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nhất là các khách hàng lớn Uy tín của Ngân hàng được thể hiện trong chính các hoạt độngcủa Ngân hàng như khả năng sẵn sàng chi trả theo nhu cầu của khách hàng, khả năng đối phó với những trường hợp khách hàng rút tiền ra với khối lượng lớn và đột xuất, khả năng cho vay đối với các dự án lớn, mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng cúng như những tiện ích mà Ngân hàng mang lại cho khách hàng và hơn hết là mức độ hài lòng của khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vựcTiền tệ-Tín dụng-Ngân hàng Ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò quản lý
Ngân hàng của các Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước định hướng cho các NHTM trong việc thực hiện các hoạt động của Ngân hàng nói chung và tới công tác huy động vốn noi riêng Do đó Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ hợp lý hơn nhằm khuyến khích người dân gửi tiền bằng các công cụ lãi suất, tỷ giá, thị trường mở và một số công cụ khác nhằm bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền.
3.3.1.1 Xây dựng chính sách điều hành lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ
Lãi suất là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trường Lãi suất là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiền gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi và qua công cụ lãi suất thì NHNN sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua các NHTM từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông Do vậy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về Tiền tệ-Tín dụng- Ngân hàng thì cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các công cụ khác của chính sách tiền tệ thì cần phải chú trọng và thức hiện có hiệu quả công cụ lãi suất trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng hoạt động của mình Đồng thời cơ chế lãi suất trong nước phải phù hợp với cơ chế lãi suất ở các nước trong khu vực và tiến dần tới thông lệ quốc tế mà Việt nam đang định hướng hội nhập nền kinh tế nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng NHNN chuyển dần sang thực hiện các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, giảm dần sự can thiệp vào công việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng Song để cho các tổ chức tín dụng tự điều hành lãi suất của mình theo sự biến động của thị trường sẽ làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp hơn, dễ gây ra sự biến động lớn cho thị trường, Do vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành của NHNN, linh hoạt phối hợp điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách mới.
3.3.1.2 Đa dạng hoá danh mục các giấy tờ có giá trong các giao dịch của NHNN
Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến trên thế giới áp dụng và đã trở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hoà lưu thông tiền tệ ở nước ta hính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở vào ngày 12-07-2000 Mặc dù hiện nay doanh số giao dịch qua các phiên giao dịch chưa lớn, số lượng thành viên và số lượng hàng hoá tham gia trrên thị trường còn hạn hẹp nhưng kết quả các phiên giao dịch cho thấy việc sử dụng công cụ thị trường mở đa có những dấu hiệu tích cực, tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Song để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường thì vấn đề cần làm hiện nay là phải đa dạng hoá danh mục các chứng từ có giá nhằm tạo thêm hàng hoá cho thị trường, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của các thành viên tham gia thị trường Hiện nay hàng hoá được giao dịch chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, việc chỉ dựa vào tín phiếu kho bạc trong việc điều tiết cung cầu vốn trên thị trường đã khiến cho NHNN rơi vào thế bị động và là một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ.
3.3.1.3 Nâng cao vai trò hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì sự phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh hoạt động của hệ thống Ngân hàng để góp phần tích cực vào quá trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị, xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Do vậy bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM Nâng cao chất lượng bảo hiểm tiền gửi, tức là nâng cao hiệu quả công tác trao đổi và cung cấp thông tin giữa NHNN và Bảo hiểm tiền gửi Việt nam Việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi là rất quan trọng, nó tạo điều kiện để bảo hiểm tiền gửi có giải pháp để phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi, để từ đó Bảo hiểm tiền gửi thực sự trỏ thành chỗ dựa đáng tin cậy và duy trì sự phát triển ổn định của các tổ chức tín dụng trong cơ chế thị trường.
3.3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
NHNN phải thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và sử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát vốn của nhà nước va nhân dân Đưa hoạt động của các tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, khuôn phép song vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh
3.3.2 Kiến nghị với NHTM CP Việt Nam Thương Tín
Là cơ quan quản lý trực tiếp chi nhánh NHTM CP Vietbank Hà Nội, do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động thì em xin có một số kiến nghị với NHTM CP VietBank như sau:
Về chính sách huy động vốn.
- Cần phải tăng cường công tác dự báo dà hạn nhằm giúp các chi nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù hợp.
- NHTM CP VietBank cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển, trên cơ sở đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo như đưa những tin tức,hình ảnh liên quan đến các hoạt động thu tiền gửi tiết kiệm, các đợt phát hành các loại chứng từ có giá để làm sao cho người dân có được một số thông tin cần thiết nhằm kích thích và thu hút dân chúng quan tâm đến sản phẩm của mình.
Về chính sách lãi suất và công tác điều hành nguồn vốn.
- Xây dựng trên cơ sở thực hiện đầy đủ các qui định của NHNN (về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ký quĩ bão lãnh, đảm bảo khả năng thanh toán…) theo nguyên tắc đánh giá đúng mức đóng góp của từng chi nhánh vào kết quả chung của toàn ngành, thực hiện hỗ trợ qua lãi suất điều chuyển vốn nội bộ nhằm phát huy tính năng động của từng chi nhánh.
- Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với qui mô và đặc điểm hoạt động của chi từng nhánh Phải xây dựng theo hướng tạo khuôn khổ pháp lý, nâng cao quyền tự chủ, linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo.