Những vấn đề cơ bản về NVL, CCDC
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu
Hiện nay,cú thể thấy doanh nghiệp vừa là những đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là tế bào của nền kinh tế thị trường và là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, thực hiện cung cấp các loại lao vụ dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội Do đó, để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường thỡ cỏc doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động Đối tượng lao động được hiểu không những là tất cả vật liệu thiên nhiên, sự vật ở xung quanh ta mà còn là các nguồn tác động để tạo ra những sản phẩm phục vụ lợi ích của con người Như vậy, trong doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ( tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động ), là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất tạo sản phẩm, khác với tư liệu lao động khác, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, dưới tác động của sức lao động và máy móc thiết bị chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra một hình thái vật chất của sản phẩm Do vậy, nguyên vật liệu được coi là cơ sở vật chất, là yếu tố không thể thiếu được của bất cứ quá trình tái sản xuất nào, đặc biệt là đối với quá trình hình thành sản phẩm mới trong doanh nghiệp sản xuất Đây là đặc điểm đặc trưng của nguyên vật liệu để phân biệt với công cụ dụng cụ, vì công cụ dụng cụ vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu trong quá trình sử dụng
Về mặt giá trị khi tham gia vào quá trình sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đặc điểm này cũng là một đặc điểm dùng để nhận biết nguyên vật liệu với các tư liệu lao động khỏc.Chi phớ về các loại vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Ví dụ như: trong giá thành sản phẩm công nghiệp cơ khí, chi phí vật liệu chiếm từ 50% - 60%; trong giá thành sản phẩm công nghiệp chế biến, nguyên vật liệu chiếm khoảng 70%; trong giá thành sản phẩm công nghiệp nhẹ, nguyên vật liệu chiếm 60%.
Mặt khác, xét về mặt vốn thì vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp, đặc biệt là vốn dự trữ Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cần phải tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng vật liệu một cách hợp lý và hiệu quả.
Với những đặc điểm trên cho ta thấy nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội Vì vậy, nguyên vật liệu đối với sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng.
Còn về phần Công cụ dụng cụ là các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định Công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp sản xuất là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn Công cụ dụng cụ có những đặc điểm sau:
Về đặc điểm vận động thì công cụ dụng cụ cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng
Về giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng một lần hoặc là phân bổ dần trong số kỳ nhất định.
1.1.2 Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh
Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất, do đó một sự biến động của chi phí nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành của các sản phẩm được sản xuất ra, ảnh hưởng đến giá vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác, hợp lý giá trị nguyên vật liệu lúc nhập kho và xuất kho vì vậy rất quan trọng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán không thể không đề cập đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có quy định cụ thể cho việc hạch toán các phần hành kế toán Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” là chuẩn mực quy định và hướng dẫn công tác kế toán hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Xét về góc độ vĩ mô, chuẩn mực này là các quy định có tính chất bắt buộc chung cho các doanh nghiệp trong việc hạch toán hàng tồn kho, giúp cho nhà nước có được những đánh giá khái quát công tác kế toán, đánh giá việc chấp hành của các doanh nghiệp Đồng thời chuẩn mực cũng là căn cứ pháp lý để các kiểm toán viên đánh giá trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trong khi tiến hành kiểm toán Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước Việc ban hành chuẩn mực kế toán đồng thời cũng là một yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Công tác hạch toán có được sự quy chuẩn không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn đảm bảo được ở ngoài quốc gia sẽ là một thuận lợi cho nền kinh tế.
Xét về góc độ vi mô, chuẩn mực vừa là yêu cầu vừa là hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong hạch toán kế toán Chuẩn mực kế toán số 02 “ hàng tồn kho” có một vai trò quan trọng trong hạch toán nguyên vật liệu Căn cứ vào chuẩn mực, các doanh nghiệp sẽ xác định một cách đúng đắn trị giá nguyên vật liệu qua sự biến động của nó, hạch toán đúng tài khoản cũng như trình bày các thông tin có liên quan đến nguyên vật liệu trong báo cáo tài chính Chuẩn mực này cũng quy định trong việc ghi nhận các chi phi sản xuất kinh doanh có liên quan đến nguyên vật liệu Việc hạch toán chính xác các nghiệp vụ có liên quan đến nguyên vật liệu tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng một cách hiệu quả nguyên vật liệu của mình Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong việc bảo toàn và phát triển tài sản của mình, tăng sức mạnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.3 Yêu cầu trong công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.1.3.1.Tính khách quan của công tác quản lý vật liệu:
Quản lý vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau Xã hội ngày càng phát triển thỡ cỏc phương pháp quản lý cũng phát triển và hoàn thiện hơn Trong điều kiện hiện nay không kể là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng tăng Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, bắt buộc sản xuất ngày càng phải được mở rộng mà lợi nhuận là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh Để sản xuất có lợi nhuận, nhất thiết phải giảm chi phí nguyên vật liệu Nghĩa là phải sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm hợp lý, có kế hoạch Vì vậy công tác quản lý vật liệu là nhiệm vụ của mọi người, là yêu cầu của phương thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm với sự hao phí vật tư ít nhất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.3.2.Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý vật liệu:
Trong nền cơ chế thị trường hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Do vậy với tỷ trọng chiếm khoảng 60 – 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt Nếu doanh nghiệp mà biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao Với vai trò như vậy nên yêu cầu của công tác quản lý vật liệu là phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Theo đó, phương pháp quản lý, cơ chế quản lý và cách thức hạch toán vật liệu cũng hoàn thiện hơn Do vậy, việc quản lý nguyên vật liệu phụ thuộc vào khả năng và sự nhiệt thành của các cán bộ quản lý Quản lý vật liệu được xem xét trờn cỏc khía cạnh sau:
Phân loại và đánh giá NVL, CCDC trong doanh nghiệp
1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. a) Phân loại nguyên vật liệu:
Trong các doanh nghiệp, vật liệu rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một vai trò, công cụ và tính năng lý hóa khác nhau Vì vậy để quản lý vật liệu một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp tiến hành phân loại vật liệu
Tùy theo yêu cầu quản lý vật liệu mà từng doanh nghiệp thực hiện phân loại theo các cách khác nhau.
- Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính (Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài):Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như: tôn, đồng, sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản; bông, sợi trong các doanh nghiệp dệt vải, trong các xí nghiệp may Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm , ví dụ như: sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính.
+ Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm
+ Nhiên liệu: là các chất dùng để tạo ra năng lượng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như hơi đốt, dầu, khí nén, xăng, Nhiên liệu thực chất là một loại vật liệu phụ được tách ra thành một nhúm riờng do vai trò quan trọng của nó và để nhằm mục đích dễ quản lý và hạch toán hơn Dựa vào tác dụng của nhiên liệu trong quá trình sản xuất có thể chia nhiên liệu thành những nhóm sau:
Nhiờn liệu dùng trực tiếp cho sản xuất.
Nhiên liệu sử dụng cho máy móc thiết bị.
+ Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết để thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản).
+ Vật liệu khác: là những vật liệu trong doanh nghiệp ngoài những vật liệu kể trên như: vải vụn, phôi cắt,
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ, quy cách Việc phân loại cần thành lập sổ danh điểm cho từng thứ vật liệu trong đó mỗi nhóm vật liệu được sử dụng một ký hiệu riêng thay tên gọi, nhãn hiệu, quy cách.
- Căn cứ vào nguồn nhập, nguyên vật liệu được chia thành:
+ Nguyên vật liệu mua ngoài: Thu mua từ thị trường trong nước, hoặc nhập khẩu.
+ Nguyên vật liệu tự gia công chế biến: Là loại vật liệu mà doanh nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
+ Nguyờn vật liệu khác: Là loại vật liệu hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh
- Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành :
+ Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất.
+ Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm b) phân loại công cụ dụng cụ:
Theo quy định hiện hành của những tư liệu sau, không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn được hạch toán là công cụ dụng cụ:
- Các lán trại tạm thời, đà giáo, công cụ ( trong XDCB), dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất.
- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì.
- Dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ.
- Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán, toàn bộ công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau:
1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tớnh giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu Tớnh giỏ nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc tớnh giỏ nguyên vật liệu: Áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ tài chính: “ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được” Trong đó:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp NVL được tính theo giá thực tế.
1.2.2.2 Phương pháp tớnh giỏ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế: a) Tớnh giỏ thực tế nhập kho:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nờn giỏ thực tế của chúng cũng khác nhau Về nguyên tắc, giá vật liệu nhập kho được xác định theo giá thực tế bao gồm toàn bộ chi phí hình thành vật liệu đó cho đến lúc nhập kho Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu được xác định cụ thể như sau :
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Giá thực tế Giá mua Thuế nhập Chi phí Các khoản nguyên vật = ghi trên + khẩu + thu - giảm trừ liệu nhập kho hoá đơn (nếu có) mua (nếu có)
Kế toán chi tiết NVL, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất
1.3.1 Thủ tục chứng từ Nhập - Xuất nguyên vật liệu
Hệ thống chứng từ về nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hệ thống chứng từ về NVL theo chế độ kế toán đã ban hành bao gồm:
-Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT
-Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT
-Biên bản kiểm nghiệm Mẫu số 03-VT
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Mẫu số 04-VT
-Biển bản kiểm kê vật tư Mẫu số 05-VT
-Hoá đơn GTGT (bên bán lập) Mẫu số 01GTKT-3LL
-Hoá đơn thông thường (bên bán lập) Mấu số 02GTTT-3LL
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Mẫu số 03PXK-3LL
Trong đó có Biên bản kiểm nghiệm và Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ là các chứng từ hướng dẫn còn lại là các chứng từ bắt buộc.
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ về NVL được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 1: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ về NVL
1.3.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư Công tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợp được tình hình luân chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng quầy, từng bãi Hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu như sau:
-Phương pháp thẻ song song
-Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
-Phương pháp sổ số dư
1.3.2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng.Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đú.Cuối thỏng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại vật liệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết vật tư.
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết vật liệu.Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu
- Ưu điểm: Việc ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu.
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng Hơn nữa, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng làm hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán.
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp cú ớt chủng loại vật liệu, số lượng các nghiệp vụ nhập-xuất ít, không thường xuyên và trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế
Sơ đồ số 2: Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo PP thẻ song song.
1.3.2.2 Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như phương pháp thẻ song song.
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu theo từng kho, cuối thỏng trờn cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng danh điểm và theo từng kho, kế toán lập Bảng kê nhập vật liệu, Bảng kê xuất vật liệu Rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển Cuối kỳ đối chiếu thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển
- Ưu điểm: Phương pháp này dễ làm, do chỉ ghi một lần vào cuối thỏng nờn giảm bớt được khối lượng ghi chép cho kế toán.
- Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng tiến hành vào cuối thỏng nờn hạn chế tác dụng kiểm tra.
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập xuất không nhiều, không bố trớ riờng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu nên không có điều kiện ghi chép theo dõi hàng ngày.
Sơ đồ số 3: Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo PP sổ đối chiếu luân chuyển.
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
1.3.2.3 Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
Sổ đối chiếu luân chuyển
Sổ kế toán tổng hợp
Theo phương pháp này, việc ghi chép của thủ kho giống như phương pháp thẻ song song Cuối tháng thủ kho căn cứ vào số lượng tồn kho của từng mặt hàng trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư rồi chuyển cho kế toán Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, dùng cho cả năm, cuối mỗi tháng giao cho thủ kho ghi một lần. Ở phòng kế toán, hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán ghi vào bảng kê nhập- xuất- tồn của từng kho theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng căn cứ vào đơn giá để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư Đối chiếu số liệu ở cột số tiền trên sổ số dư với số liệu ở cột tồn cuối kỳ trên bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn để có cơ sở đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Sơ đồ số 4: Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
- Ưu điểm: Hiệu suất công tác cao, tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, việc kiểm tra ghi
Sổ kế toán tổng hợp
Bảng luỹ kế nhập- xuất-tồn
Bảng luỹ kế xuất chép của thủ kho được tiến hành thường xuyên, đảm bảo số liệu kế toán được chính xác và kịp thời.
- Nhược điểm : Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và tình hình tăng giảm của từng loại vật liệu về mặt hiện vật, nhiều khi phải xem số liệu trên thẻ kho Hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn.
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng các nghiệp vụ xuất- nhập (chứng từ nhập xuất) nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập xuất, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán là tương đối cao.
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ là việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của nguyên vật liệu trờn cỏc sổ kế toán tổng hợp Trong hệ thống kế toán hiện hành, nguyên vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho nên hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu có thể tiến hành theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.4.1 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn kho các loại vật liệu trờn cỏc tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất Như vậy, việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán.
Phương pháp này tuy khá phức tạp, mất nhiều thời gian và ghi chép nhiều sổ sách nhưng lại phản ánh chính xác giá trị vật liệu sau mỗi lần xuất Hơn nữa, giá trị vật liệu tồn kho trên tài khoản và sổ kế toán có thể xác định được ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Theo chế độ chứng từ kế toán qui định (QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) các chứng từ kế toán về vật liệu gồm có:
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 - VT)
- Biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư, hàng hoá (Mẫu số 08 - VT)
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - BH)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu số 03 - BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc ở trên, doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn sau:
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 05 - VT)
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04 - VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 - VT)
Các chứng từ bắt buộc phải được lập kịp thời đúng mẫu quy định và đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý khi ghi sổ kế toán Mọi chứng từ kế toán về vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý, do kế toán trưởng qui định để phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan.
- TK 153: Công cụ, dụng cụ
- TK 151: Hàng mua đang đi đường. a) Tài khoản 152 "Nguyên vật liệu"
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế Kết cấu TK 152:
+ Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác. + Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
+ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bỏn, thuờ ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
+ Trị giá NVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán.
+ Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
+ Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho
Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp 2:
-TK 1521 – Nguyên vật liệu chính
-TK 1524 - Phụ tùng thay thế
-TK 1528 - Vật liệu khác b) Tài khoản 153 "Công cụ, dụng cụ "
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại công cụ, dụng cụ theo giá thực tế Kết cấu TK 153:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn;
- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn;
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hượng;
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1531 - Công cụ dụng cụ: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ.
- Tài khoản 1532 - Bao bì luân chuyển: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán.
- Tài khoản 1533 - Đồ dùng cho thuê: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê.
Chỉ hạch toán vào tài khoản này những công cụ, dụng cụ doanh nghiệp mua vào với mục đích cho thuê, trường hợp không phân biệt được thì hạch toán vào Tài khoản 1531 Trường hợp cho thuê công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì ngoài việc hạch toán trên tài khoản cấp 1 còn phải hạch toán chuyển công cụ, dụng cụ trên tài khoản cấp 2. c) Tài khoản 151 "Hàng mua đi đường"
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho.
+ Giá trị nguyên vật liệu đang đi đường.
+ Giá trị nguyên vật liệu đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng.
+ Giá trị nguyên vật liệu đi đường chưa về nhập kho.
Ngoài ra, hạch túan tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên cũng sử dụng 1 số tài khoản liên quan khác như tài khoản 111, 112,
Kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên: Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liệu nhập-xuất-tồn kho, kế toán vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các hình thức của kế toán Mỗi hình thức có hệ thống sổ sách riêng, cách thức hạch toán riêng.
Nếu áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ:
Khi hạch toán các nghiệp vụ thu mua, nhập nguyên vật liệu và thanh toán với người bán được thực hiện trên sổ sách:
Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu
1.5.1 Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ số 7: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký - Sổ cái
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
1.5.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung.
- Sổ nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Sơ đồ số 8: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung v
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra.
1.5.3 Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ.
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Bảng cân đối tài khoản
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiếtNhật ký chuyên dùng
Sơ đồ số 9: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.5.4.Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ.
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sơ đồ số 10: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.5.5.Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán máy
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan)
- Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chớnhxỏc, trung thực theo
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay
Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện trên
Khái quát về Công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng (MACHANICS AND PLASTIC JOINT STOCK COMPANY) tiền thân là Nhà máy sản xuất Nhựa và
Cơ khí thuộc đơn vị quản lý là Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng (TRADIMEXCO) có 100% vốn nhà nước
Giai đoạn 1: Nhà máy được thành lập chính thức theo Quyết định số 3214/QĐ- UB ngày 19 /11/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho phép Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng thành lập N hà máy sản xuất phụ tùng xe máy tại Hải Phòng
Do những năm tháng phát triển và mở rộng nhà máy với số lượng phân xưởng và công nhân ngày càng lớn, xét đề nghị của Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng và Sở Thương mại, UBND thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 776-QĐ/UB cho phép đổi tên Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy thành
Nhà máy sản xuất nhựa và cơ khí
Giai đoạn 2: Theo Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 27/8/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho phép được chuyển đổi từ Nhà máy sản xuất nhựa và cơ khí thuộc Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Hải Phòng thành “ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHềNG ” cho đến thời điểm hiện nay.
Ngày 14/11/2007, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0200773494 với mức vốn điều lệ 12.752.150.000 đồng (Mười hai tỷ bảy trăm năm mươi hai triệu một trăm năm mươi nghìn đồng)
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHềNG
Tên giao dịch: HAI PHONG MECHANICS AND PLASTIC JOINT
Trụ sở chính: Tại Km 104+200, Quốc lộ 5, Phường Đông Hải 1,
Quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 031 3629528
• Số cổ phần : 1.275.215 cổ phần
• Giá trị vốn cổ phần đó gúp : 12.752.150.000
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200773494 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 28 tháng 6 năm 2011 Công ty cú cỏc ngành nghề kinh doanh như sau:
Sản xuất và kinh doanh: linh kiện động cơ, sản phẩm đồ nhựa và phụ tùng xe hai bánh, xe gắn máy.
Lắp ráp hoàn chỉnh, sửa chữa và bảo hành xe hai bánh, gắn máy.
Nhập khẩu: máy móc, vật tư, nhiên liệu, nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất.
Xuất khẩu: các sản phẩm do Công ty sản xuất.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải, chi tiết: dịch vụ đại lý tàu biển, môi giới vận tải hàng hải, khai thuế hải quan, ủy thác hàng hóa, giao nhận hàng hóa.
Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ, chi tiết: sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ, động cơ xe.
Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại.
Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
Kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty và theo sự ủy quyền của Giám đốc Công ty.
Công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng là đơn vị thành viên hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở các tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước.
Tuy đã đi vào hoạt động được 12 năm cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế đất nước, sự hòa nhập trong công cuộc đổi mới, Công ty đã trụ vững và phát triển đạt được những kết quả đáng ghi nhận Luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất năm bảo đảm có lãi để tái sản xuất mở rộng, bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết hài hòa lợi ích của người lao động và của Công ty Với uy tín ngày càng cao trên thị trường, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất hàng hoá với số lượng lớn, đặc biệt cú cỏc bạn hàng lớn như hãng HONDA Việt Nam trong việc gia công bộ nhựa xe máy, Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong trong việc gia công các sản phẩm nhựa Sản phẩm của Công ty đã được khách hàng chấp nhận và đã khẳng định được vị trí của Công ty trên thị trường ngày càng tăng. 2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị
2.1.3.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
2.1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
Là một doanh nghiệp cổ phần nên hoạt động và quản lý điều hành của Công ty được tổ chức theo mô hình của doanh nghiệp nhà nước - theo hình thức trực tuyến - chức năng bao gồm ban giám đốc, cỏc phũng ban và các phân xưởng Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty thể hiện trên Biểu 01 Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phân như sau: Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. ĐHĐCĐ cú cỏc quyền sau:
Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ.
Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên.
Quyết định số lượng thành viên của HĐQT.
Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS, phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm tổng giám đốc điều hành.
Các quyền khác được quy định trong điều lệ.
Hội đồng quản trị: Đại hội đồng cổ đông
PGĐ thường trực SX PGĐ kinh doanh PGĐ nội chính
Phòng Lao động tiền lương
PGĐ thường trực SX PGĐ kinh doanh PGĐ nội chính
Phòng Lao động tiền lương
PhòngKho hàngBan kiểm soát
+ Chức năng và nhiệm vụ :
- Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông Công ty bầu ra, số thành viên Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định.
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty
- Quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty,quyết định mức lương và lợi ích, khác của các cán bộ quản lý.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, Quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
- Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.
Thực tế tổ chức công tác kế toán
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, yêu cầu quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, tổng hợp chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do các phòng kinh doanh chuyển tới, thực hiện việc ghi chép, thu thập tính toán một cách đầy đủ, có hệ thống chính xác, liên tục Tại cỏc phũng ban khác chủ yếu là Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch điều độ, Phòng Kỹ thuật - Vật tư,các cán bộ nghiệp vụ trực tiếp kinh doanh sau khi hoàn thành các lô hàng thì thu thập các chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, cuối tháng gửi về Phòng Kế toán tài vụ Công ty.
Phòng Kế toán tài vụ làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty được thể hiện trên biểu số 16 dưới đây.
Biểu 16: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Phòng Kế toán tài vụ của Công ty bao gồm 05 người: 01 kế toán trưởng, 03 kế toán viên và 01 thủ quỹ.
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung toàn bộ cỏc khõu công việc hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán, giúp ban giám đốc Công ty thực hiện các chính sách, chế độ quản lý sử dụng tài sản, việc sử dụng quỹ lương cũng như việc chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp trên Chỉ đạo cấp dưới, đôn đốc nhân viên làm kế toán phải trung thực, cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ và chớnh xỏc.Kế toán trưởng có nhiệm vụ quan trọng trong việc thiết kế phương án tự chủ tài chính bảo đảm khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của đơn vị như: việc tính toán chính xác mức vốn cần thiết, đánh giá đúng kết quả SXKD tìm ra biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, tăng lợi nhuận cho Công ty.
Kế toán tiền lương và BHXH: quản lý, theo dõi lao động về mặt số lượng.
Dựa vào bảng chấm công của từng phân xưởng, tổ sản xuất để tiến hành tính lương cho cán bộ - công nhân viên; theo dõi và tớnh cỏc khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành.
Kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm về số đăng ký, sổ tính khấu hao thẻ TSCĐ.
Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn tài sản cố định, công cụ lao động, phân bổ công cụ lao động và trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước
Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán toàn bộ các khoản công nợ của công ty bao gồm: Nợ phải thu và nợ phải trả, theo dõi và hạch toán chi tiết tới từng khách hàng, đảm bảo sự trung thực kịp thời Tham gia đối chiếu công nợ hàng tháng, quý, nhanh gọn, chính xác Chịu trách nhiệm kiểm tra pháp lý hợp đồng, rà soát các công nợ còn vướng mắc để báo cáo cấp trên có hướng giải quyết.
Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm về theo dõi và quản lý tiền mặt, báo cáo tình hình tài chính định kỳ, quý, năm, chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối chính xác về hóa đơn hàng hóa thanh toán với người mua Theo dõi tiền tạm ứng của khách hàng và nội bộ, lập các báo cáo nộp cấp trên.
Kế toán vật tư, thành phẩm (01 người): Chịu trách nhiệm về tính hợp lý của chứng nhập, xuất, tồn, tính đúng đắn trung thực của số dư theo nhóm vật tư Tổ chức thanh toán với người bán và nhật ký chứng từ, giá thành thực tế vật liệu Xử lý vật tư hư hỏng, thiếu hụt chờ giải quyết, xác định giá trị vật liệu theo chức năng kế toán theo dõi hàng gia công kịp thời, tổ chức kiểm kê kho theo yêu cầu và định kỳ Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư Căn cứ vào các phiếu nhập - xuất và các chứng từ cần thiết khác về vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm nhập - xuất kho để tiến hành ghi sổ kế toán có liên quan Hạch toán toàn bộ quá trình xuất hàng hóa, thành phẩm và hạch toán toàn bộ quá trình nhập hàng hoá, vật tư.
Kế toán giá thành: Chịu trách nhiệm về giá thành sản xuất chính, phụ và kinh doanh, XDCB, cỏc bỏo biểu giá thành, chi phí sản xuất tháng, quý, năm cho từng loại sản phẩm và từng giai đoạn sản xuất Dự tính giá thành thực hiện từng kỳ và cung cấp số liệu cho việc lập kế hoạch kỳ sau Phân tích và hoàn tất các chứng từ sổ sách báo biểu giá thành.
Thủ quỹ (01 người): Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến việc thu chi tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ căn cứ vào các bản chứng từ hợp lệ, hợp pháp; thu chi tiền mặt, báo cáo hàng ngày cho kế toán theo dõi Hằng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
* Mối quan hệ giữa các kế toán phần hành: Có trách nhiệm phản ánh thông tin kế toán, thực hiện kiểm tra thông qua việc ghi chép đối tượng phụ trách từ khâu hạch toán ban đầu tới khâu ghi chép đối chiếu, kiểm tra… đến khâu lập các báo cáo phần hành để giao cho kế toán trưởng Kế toán phần hành cũn cú nhiệm vụ liên hệ với kế toán trưởng để hoàn thành việc ghi sổ tổng hợp hoặc lập các báo cáo chung khác ngoài báo cáo phần hành Quan hệ giữa các kế toán phần hành là quan hệ tác nghiệp, phối kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau.
2.2.2 Chế độ, chính sách kế toán Công ty đang áp dụng
Việc vận dụng chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp rất khác nhau Chế độ, chuẩn mực không phải bao giờ cũng đúng và phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các chuẩn mực, chế độ luôn phải đổi mới, hợp lý và sát thực với thực tế Đồng thời, việc vận dụng chuẩn mực, chế độ tại các doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở các quy định chung của chế độ tài chính kế toán Công ty cũng không nằm ngoài xu hướng đó Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với sự lớn mạnh của Công ty, phòng tài chính kế toán cũng không ngừng đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như tổ chức hạch toán kế toán Việc vận dụng chế độ, chính sách của Công ty được thể hiện như sau:
+ Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay, Công ty cổ phần Nhựa và cơ khí Hải Phòng thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành cùng với các văn bản sửa đổi bổ sung hiện có hiệu lực…
Hệ thống tài khoản sử dụng cú phõn chi tiết tiểu khoản theo từng phân xưởng, từng loại vật tư.
+ Niên độ kế toán, kỳ kế toán: Bắt đầu niên độ kế toán, kế toán sẽ mở một sổ mới và cuối niên độ thì thực hiện khóa sổ, tính số phát sinh và số dư cuối kỳ. Niên độ kế toán tại Công ty bát đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm Kỳ kế toán được quy định là 1 quý
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt nam đồng: VNĐ và báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.
Phương pháp tính khấu hao: phương pháp tính bình quân (theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định), không có trường hợp khấu hao đặc biệt.
Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Sử dụng tỷ giá thực tế trong quy đổi ngoại tệ.
2.2.3 Hệ thống chứng từ kế toán
Thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Nhựa và cơ khí Hải Phòng
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm của NVL, CCDC
- NVL là nhân tố cấu thành nên sản phẩm vì vậy chất lượng của sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm Hơn thế nữa Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, chỳng đúng một vai trò rất quan trọng chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chi phí và giá thành Chính vì vậy việc tổ chức công tác hạch toán Nguyên vật liệu là một yêu cầu tất yếu của quản lý Yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu nhằm hạ thấp chi phí, hạ thấp giá thành góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
Bảng cân đối tài khoản
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiếtNhật ký chuyên dùng
- NVL là đối tượng lao động, là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất để cấu thành lên sản phẩm.
- Đặc điểm cơ bản của NL, VL là tham gia một lần vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ sản xuất không còn giữ lại được hình thái vật chất ban đầu và chuyển dịch giá trị mỗi lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- NVL vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật, được liệt vào danh sách hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động Và đặc điểm chung của NVL là thời gian luân chuyển ngắn, thường là trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh hoặc 1 năm Tuy nhiên mỗi loại có công dụng và đặc điểm vật lý, hoá lý khác nhau Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh VL bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn VL được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như : mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh trong đó chủ yếu là DN mua ngoài.
NVL là trọng tâm quản lý và hạch toán Do đó tổ chức quản lý và kế toán NVL có tác dụng và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý chi phí, hạ thấp chi phí tăng mức lợi nhuận cho DN.
2.3.2 Tình hình quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Do đặc điểm vật liệu Nhà máy sử dụng là hạt nhựa dễ bị ẩm, sơn dễ bị cháy, không chịu được nhiệt độ cao do vậy việc bảo quản được tổ chức tương đối tốt được chia thành hai kho: kho nguyên vật liệu nhựa và kho nguyên vật liệu sơn Hai kho này rộng thoáng mát và có hệ thống chữa cháy Đối với sơn có thời hạn sử dụng do đó người quản lý vật liệu sơn phải thường xuyên theo dõi hạn sử dụng, khi sơn hết hạn phải báo ngay cho phòng vật tư để kịp thời đổi sơn khác cho nhà cung cấp đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
Nguyên liệu chính của Nhà máy không nhiều, đối với một xưởng sản xuất nguyên liệu chính cho sản xuất khác nhau Bên cạnh đó, để phục vụ và đảm bảo cho quá trình sản xuất thực hiện được cũn cú cỏc vật liệu phụ khác và các công cụ dụng cụ.
Bảng 1: Chủng loại nguyên vật liệu chính.
Xưởng Tên nguyên liệu Chủng loại
Xưởng sơn Sơn lót, sơn phủ 2
Xưởng đỳc-gia cụng Phụi thộp, phụi nhụm 2
Xưởng lắp ráp Bộ chi tiết _
Vật liệu khác Công cụ, dụng cụ
Giấy crap Máy trộn sơn
Giấy ráp Mỏy dỏn tỳi
Bảng 3: Số lượng nguyên liệu chủ yếu của Nhà máy (tháng 12 năm 2009).
STT Tên nguyên liệu Số lượng (kg)
Công tác quản lý định mức tiêu dùng.
Công tác quản lý định mức Nguyên vật liệu của Nhà máy được áp dụng theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng Iso 9001-2000 Định mức nguyên vật liệu sử dụng được đề ra cụ thể và chi tiết đối với từng sản phẩm (Mẫu số 03-2009)
Trong quá trình quản lý, phòng kỹ thuật vật tư thường xuyên lập tiến độ theo dõi tình hình xuất nhập và sử dụng vật tư theo định mức của Nhà máy (Mẫu theo dõi vật tư: 1/1/2009)
Nhìn chung công tác định mức vật tư đặt ra khá chi tiết, cụ thể đối với từng nguyên liệu cụ thể cho một sản phẩm Điều đó góp phần tiết kiệm nguyên liệu cho Nhà máy và giảm chi phí giá thành sản phẩm.
2.3.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Để đáp ứng yêu cầu quản lý NVL, CCDC nói trên kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức đánh giá, phân loại NVL, CCDC phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản lý của DN.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của DN để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về sự biến động, số hiện có của NVL, CCDC trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu đầy đủ kịp thời tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số lượng chất lượng, giá cả
VL tăng, giảm, tồn kho theo yêu cầu quản lý VL (theo từng loại từng thứ, từng kho, mục đích sử dụng, phục vụ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm).
- Chấp hành đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu (thủ tục nhập kho) kiểm tra chế độ bảo quản, hao mòn dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ; phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp sử dụng lãng phí, hư hao, thất thoát vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Cung cấp tài liệu cho phân tích kinh tế về vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Thực hiện phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh và lập các báo cáo cần thiết về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Kế toán chi tiết NVL, CCDC tại Công ty cổ phần Nhựa và cơ khí Hải Phòng
Công ty hiện đang áp dụng phương pháp thẻ song song để kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm tra, đối chiếu cũng như theo dõi chính xác, kịp thời tình hình biến động và tồn kho của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Việc kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song được tiến hành đồng thời tại hai nơi: tại kho và tại phòng kế toán.
Thủ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho theo chỉ tiêu số lượng, căn cứ vào các lần nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Với các loại nguyên vật liệu chớnh thỡ mỗi loại được mở thẻ kho riêng, còn đối với nguyên vật liệu phụ thì được theo dõi trên cùng một thẻ kho, mỗi thứ được viết trên một dòng thẻ kho.
Nguyên vật liệu khi mua về nhập kho, căn cứ vào nguồn hàng, thủ kho lập
“Phiếu nhập kho” (Mẫu 01-VT) hoặc “Biờn bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng húa” (Mẫu 03-VT) ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng
3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Trước khi nhập kho phải được sự ký duyệt của Giám đốc xưởng Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành lấy mẫu và xác định các tỷ lệ về chất lượng (đối với nguyên vật liệu là cà phê thóc, cà phê nhõn xụ,…), kiểm tra chủng loại, chất lượng hàng theo chỉ tiêu của Công ty gửi xuống Kế toán lập phiếu nhập kho tất cả các loại nguyên vật liệu mua trong nước, lập “Biờn bản kiểm nghiệm vật tư” cho nguyên vật liệu nhập khẩu Thủ kho tiến hành nhập kho ghi số thực nhập vào Phiếu nhập kho (Thủ kho chỉ ghi số lượng thực nhập, không ghi số lượng theo chứng từ) Phiếu nhập kho được lập thành 3 liờn cú đầy đủ chữ ký của những người liên quan, một liên lưu tại quyển của phòng thủ kho, một liên giao cho người giao hàng làm căn cứ thanh toán, một liên chuyển cho Kế toán Thủ kho căn cứ vào số liệu Phòng kỹ thuật cung cấp và các Phiếu nhập kho để ghi “Thẻ kho” Cuối tháng, thủ kho nộp Phiếu nhập kho (liên 2), Phiếu xuất kho và các giấy tờ có liên quan đến nhập, xuất hàng cho Phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp tình hình nhập xuất NVL của công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng
TK 152- nguyên liệu vật liệu
TK 331- phải trả người bán
TK 321- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 627- chí phí sản xuất chung
TK 641 - chi phí bán hàng
TK 133 - thuế GTGT đầu vào.
Kế toán tình hình tăng nguyên vật liệu.
Căn cứ vào phiếu nhập kho sè 52 ngày 07/10/2011 chưa trả tiền mua 1.397 thùng sơn lót màu trắng đơn giá 4.672 đ/thùng của Công ty Á Châu, thuế GTGT5% Kế toán phản ánh:
Kế toán tình hình giảm nguyên vật liệu.
Căn cứ vào phiếu xuất kho sè 101 ngày 9/10/2011 xuất cho anh Thắng tổ sơn lót màu trắng thuộc lần nhập ngày 7/10/2011 kế toán phản ánh:
Sổ sách sử dụng Đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến tiền mặt và các khoản phải trả người bán kế toán sử dụng sổ sau.
+Tiền mặt: sổ chi tiết tiền mặt, nhật ký chứng từ số 1.
+ Phải trả người bán: sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán, nhật ký chứng từ số 5.
Số liệu ở số chi tiết TK 111, sổ chi tiết TK 331, nhật ký chứng từ số 1, sè 5 chính là số liệu có được ở bảng kê nhập nguyên vật liệu.
Tập hợp số liệu ở bảng phân bổ nguyên vật liệu chính là số liệu ở bảng kê xuất nguyên vật liệu
Từ số liệu ở nhật ký chứng từ số 1 và 5 và bảng kê phân bổ nguyên vật liệu ta vào bảng kê số 3
Cách ghi vào bảng kê nhập nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu nhập kho trong tháng, kế toán vật tư tiến hành lập bảng kê nguyên vật liệu sau đó ghi nợ TK
152 và có các TK liên quan.
Hoá đơn Mẫu số: 01 GTKT3-
Giá trị gia tăng AD/2010B
Liên 2: Giao cho khách hàng 005678
Ngày 07 tháng 10 năm 2011 Đơn vị bán hàng: Công ty Á Châu Địa chỉ: 352 Giải Phóng – Thanh Xuân - Hà Nội
Số tài khoản Điện thoại: MS: 0100102618
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Anh Duy.
Tên đơn vị: Công ty cổ phần Nhựa và cơ khí Hải Phòng Địa chỉ: Km 104+200 QL 5 Đông Hải-Hải An-Hải Phòng.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản MS: 0200113804-012-1
STT Tên hàng hoá dịch vụ Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sơn lót màu trắng thùng 1.367 4.762 6.509.654
Tổng cộng tiền thanh toán 6.835.137
Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu tám trăm ba mươi lăm nghìn một trăm ba mươi bảy đồng.
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải Phòng Mấu số: 01 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Anh Duy
Theo hoá đơn số 005768 ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Công ty Á Châu
Nhập tại kho: Xưởng sơn
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sơn lót màu trắng 12 Thùng 1.367 1.367 4.762 6.509.654
Số tiền bằng chữ: Sáu triệu năm trăm linh chín nghìn sáu trăm năm mươi tư đồng Người lập phiếu
Công ty CP Nhựa và Cơ khí Hải Phòng
PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số : 02 - VT
Ngày 09 tháng 10 năm 2011 Nợ TK 621
Người nhận hàng: Bùi Hải Thắng Đơn vị: Phân xưởng sơn Địa chỉ: Nhà máy
Nội dung: Xuất nguyên vật liệu phụ vụ sản xuất tháng 10/2011
Tên quy cách sản phẩm hàng hoá Đơn vị
Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu
1 Sơn lót màu trắng thùng 450 450 4.762 2.102.400
Bằng chữ: Hai triệu một trăm bốn mươi hai nghỡn chớn trăm đồng chẵn.
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Khi nhận được một liên phiếu xuất kho thủ kho gửi lên, kế toán vật tư vào giá cho từng loại vật liệu tương ứng.
Căn cứ vào phiếu xuất kho sè 101 ngày 9/10/2011 Xuất 450 thùng sơn lót màu trắng của lần nhập trước, phiếu số 52 ngày 7/10/2011 Kế toán vật tư tiến hành vào giá của vật liệu xuất kho.
Giá thực tế NVL Số lượng NVL Đơn giá thực tế xuất kho = xuất kho x NVL tồn đầu kỳ
Ví dô: theo phiếu nhập kho 52 ngày 7/10/2011 của Công ty Á Châu nhập 1.367 thùng sơn lót màu trắng và cũng theo phiếu xuất kho sè 101 ngày 9/10/2011 xuất 450 thùng sơn lót màu trắng cho tổ sơn để làm chất đóng rắn 800 HK Cuối ngày thủ kho tính số lượng và ghi ở cột tồn cuối ngày 9/10/ là 2.032 thùng sơn lót màu trắng Cùng mét số phiếu nhập - xuất khác ta có thẻ kho sau:
Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải Phòng Mẫu số S12- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Sơn lót màu trắng Đơn vị tớnh: Thựng
STT Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán
Cộng 1.220 Đến ngày 27/10 số lượng thép còn tồn là: 1.220 thựng.
(Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vi: Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU
Mở sổ ngày 01 tháng 10 năm 2011 Tên vật liệu (dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá) sơn lót màu trắng.
Quycách,phẩmchất Tờ số 01 Đơn vị tính: thùng
Diễn giải TKĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn
Sè Ngày Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền
Tồn kho cuối tháng 10: 1.220 kg
Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2011
Từ các phiếu nhập kho trong tháng 10 vào bảng kê nhập nguyên vật liệu. Đơn vi: Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng
Bảng kê nhập nguyên vật liệu
Tháng 10 năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ
Ngày Số phiếu Tên vật liệu Đơn giá
Nợ tài khoản Có tài khoản
ABS 740 4762 1191.6 5.674.399 567.440 6.241.839 20/10 70 Sơn lót màu trắng 4762 300 1.428.600 71.430 1.500.303
23/10 75 Nhập các nguyên liệu khác 42.580.080 4.258.008 46.838.088
26/10 80 Nhập các vật liệu khác 111.620.383 11.162.038 122.782.421
28/10 90 Các nhóm vật liệu còn lại 97.812.340 9.781.230 107.593.574
Thuế GTGT của sơn là 5%, thuế GTGT của các nguyên vật liệu khác là 10%
Căn cứ vào phiếu xuất kho sè 101 và các phiếu xuất kho khác trong tháng kế toán vào bảng kê xuất nguyên vật liệu.
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 10 năm 2011 Đơn vị tính: VNĐn v tính: VNị tính: VNĐ Đ
Có TK 152, Nợ các TK khác
Xuất sơn lót màu trắng cho
A.Thắng tổ sơn làm chất đóng rắn 800 HK
Xuất sơn lót màu trắng cho tổ sơn làm dung môi pha sơn M-S
Xuất carton để làm súng sơn
Xuất ABS 750 làm nhựa tái chế
Xuất nilon làm máy đánh bóng
Xuất ABS 740 làm nhựa tái chế
Xuất sơn lót màu trắng làm chất đóng rắn 800 HK
Xuất sơn lót màu trắng làm dung môi
Xuất các nguyên loại khác làm nhiên liệu
Hạt nhựa nguyên sinh ABS thùng thùng
Xuất các loại vật liệu khác 161.781.140
Người lập bảng Kế toán trửơng
(ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên)
Tháng 10/2011 Tính giá thành thực tế vật liệu
II Số phát sinh trong tháng
- Từ NKC từ số 1 ( có TK111)
- Từ NKC từ số 5 ( có TK331) III Cộng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng(I+II)
IV Hệ số chênh lệch
VI Tồn kho cuối tháng (III-V)
Kế toán ghi sè Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Từ bảng kê số 3 và bảng kê xuất kế toán tiến hành phân bổ nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng
Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu và giá thành thực tế của từng loại vật liệu lấy từ bảng kê số 3
Giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế phản ánh trong bảng phân bổ này theo từng đối tượng sử dụng được dùng làm căn cứ để ghi vào bên có tài khoản 152 của bảng kê nhật ký chứng từ và sổ kế toán liên quan Số liệu của bảng phân bổ đồng thời được sử dụng để tính giá thành sản phẩm.
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 10 năm 2011 n v tính: VN Đơn vị tính: VNĐ ị tính: VNĐ Đ
Ghi có TK Đối tượng sử dụng
5 máy phun sơn khớp nối
14 máy phun cát kiểu bánh quay li tâm
16 máy phun cát sử dụng khí nén
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái
Tài khoản 152 Đơn vị tính: VNĐn v tính : VNị tính: VNĐ Đ
Ghi có các TK đối ứng Tháng 9 Tháng 10 ……… Tháng 12 Cộng
Ghi từ NKCT sè 1 (Có TK111)
Ghi từ NKCT sè 5 (Có TK 331)
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Lấy số liệu từ NKCT 1: phần ghi nợ TK 152 đối ứng có TK 111.
Lấy số liệu từ NKCT 5: phần ghi nợ TK 152 đối ứng có TK 331
- Số phát sinh có: lấy từ dòng tổng cộng xuất trên bảng phân bổ số 3 “BPBVL”.
- Số phát sinh nợ: lấy từ dòng tổng cộng nhập trên bảng kê nhập nguyên vật liệu. Đơn vị: Công ty Cổ phần nhựa và cơ khí HP Mẫu 02- TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Họ tên người nhận tiền: Anh Nguyễn Đình Chí Địa chỉ: Công ty THHH Tân Tiến
Lý do chi: Trả tiền mua PVC.
Viết bằng chữ: Ba mươi triệu, hai trăm mười chín nghìn, bốn trăm hai mươi đồng.
Kèm theo ……… Chứng từ gốc……… Đã nhận đủ tiền (viết bằng chữ)………
Thủ trưởng Kế toán trưởng Người nhận phiếu Người nhận Thủ quỹ
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu chi sè 1220 ngày 10 tháng 10 năm 2011 kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tiền mặt. Đơn vị :Công ty Cổ phần nhựa và cơ khí HP
Sổ chi tiết TK 111 - Tiền Mặt
Tháng 10 năm 2011 Đơn vị tính :VNĐ
Ghi nợ TK111 có các TK khác
Ghi có TK111, ghi nợ các
Ng y 31 tháng 10 n m 2011ày 31 tháng 10 năm 2011 ăm 2011
Kế toán trưởng(ký, họ tên)
Căn cứ vào chi tiền mặt số 1220 ngày 10/10/2011 và các phiếu chi tiền mặt khác trong tháng kế toán phản ánh vào nhật ký chứng từ số 1. Đơn vị: Công ty Cổ phần nhựa và cơ khí HP
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK 111-Tiền mặt
Tháng 10 năm 2011 Đơn vị tính: VNĐn v tính: VNị tính: VNĐ Đ
Ghi có TK111, ghi nợ các TK khác
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Số liệu trên NKCT sè 1 trong tháng 10 là căn cứ để ghi vào các số cái liên quan.
Trong trường hợp mua vật liệu chưa thanh toán cho người bán, và các nghiệp vụ liên quan đến mua nguyên vật liệu được phản ánh trong sổ chi tíêt thanh toán với người bán.
SV: Phan Hồng Hạnh – Lớp: KT 18.K8 Chuyên đề tốt nghiệp Đơn vị : Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN
TK331-tháng 10 năm 2011 Tên người bán: Công ty Á Châu n v tính: VN Đơn vị tính: VNĐ ị tính: VNĐ Đ
Hoá đơn P.Nhập Ghi có TK 331, nợ các TK khác
Ghi có TK 331, có các TK khác Dư cuối kỳ
Ngà y Sè Ngà y 152 133 Cộng có
2 Phát sinh: Mua chịu sơn lót màu trắng 52 7/10 6.509.65
Viết bằng chữ: Sáu triệu, tám trăm ba mươi lăm nghìn, một trăm ba mươi đồng
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
SV: Phan Hồng Hạnh – Lớp: KT 18.K8 Chuyên đề tốt nghiệp
Số liệu trên các sổ chi tiết thánh toán với người bán sẽ được ghi vào NKCT sè 5 Đơn vị: Công ty Cổ phần nhựa và cơ khí HP
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5
Ghi có TK 331-phải trả người bán
Dư đầu tháng Ghi có TK331, nợ các TK khác
Ghi nợ TK331, có các TK khác
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Kế toán nguyên vật liệu tại văn phòng Công ty căn cứ vào các hóa đơn GTGT do người bán hàng giao cho, bảng kê mua của bộ phận thu mua, tờ khai hàng nhập khẩu của Phòng kinh doanh gửi, lập Phiếu nhập kho (chỉ ghi chỉ tiêu số lượng và giá trị theo chứng từ) Cuối tháng, khi nhận được các Phiếu nhập kho và xuất kho của Thủ kho nộp, Kế túan hoàn thiện Phiếu nhập kho, xuất kho Các Phiếu nhập kho, xuất kho do Kế túan nguyên vật liệu lập là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu cuối kỳ (Cũn cỏc Phiếu nhập kho, xuất kho do Thủ kho lập chỉ là phương tiện quản lý nội bộ).
Khi nhận được các Phiếu xuất kho nguyên vật liệu kèm theo giấy yêu cầu xuất nguyên vật liệu của bộ phận sản xuất mà Thủ kho gửi lên, Kế túan nguyên vật liệu căn cứ vào chứng từ gốc ở đó để lập Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho này được lập trên cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.
2.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Nhựa và cơ khí Hải Phòng
2.6.1 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Phân loại tài sản nói chung và phân loại VL nói riêng là sắp xếp các loại tài sản khác nhau vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định (theo công dụng, theo mối quan hệ với quá trình mua bán ) Mỗi cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng nhất định trong quản lý và hạch toán.
* Theo công dụng kinh tế:
- NVL chính: tham gia cấu thành sản xuất sản phẩm như: Hạt nhựa nguyên sinh được nhập khẩu hoặc do khách hàng trong nước cung cấp
+ hạt nhựa dùng để pha trộn với NVL chính
+ tham gia phục vụ quá trình sản xuất như: điện, nước
- Nhiên liệu: là vật liệu quan trọng như: xăng, dầu, mỡ
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Nhựa tái chế: là những sản phẩm bị lỗi (NG) được phân loại tại các công đoạn, phôi nhựa, bavia được băm nhỏ để tái chế sản xuất.
- Các chất phụ gia khác nếu có.
* Theo mối quan hệ với quá trình mua bán:
- VL mua ngoài thông thường qua hợp đồng mua bán trao đổi ( nguồn VL chủ yếu).
* Theo đặc trưng bảo quản, tính chất an toàn của VL đối với môi trường và con người
- VL đặc biệt : VL nổ, hoá chất độc hại
* Theo đặc trưng hình thái vật chất thể hiện:
- VL rắn: hạt nhựa nguyên sinh ABS
- VL lỏng: xăng, dầu, mỡ
* Theo phương thức bảo quản:
- VL được bảo quản trong kho kín (hạt nhựa nguyên sinh ABS, bột nhựa màu ).
- VL được bảo quản ngoài trời
* Theo nguồn gốc nơi sản xuất:
- VL sản xuất trong nước
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
2.6.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế
* Giá thực tế nhập kho.
Tùy vào mỗi nguồn nhập mà giá gốc của nguyên vật liệu bao gồm các khoản chi phí cụ thể nào Tại Công ty, nguyên vật liệu được nhập bởi hai nguồn chủ yếu là mua ngoài và nhập khẩu Ngoài ra việc nhập kho còn có thể do thanh lý hoặc do kiểm kê phát hiện thừa.
* Nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài (mua trong nước) Đối với nguyên vật liệu mua ngoài, giá gốc của nguyên vật liệu được xác định bằng chi phí mua.
Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty
Công ty cổ phần nhựa và cơ khí tuy mới đi vào hoạt động được 4 năm nhưng với dây truyền sản xuất tương đối hiện đại, đội ngũ thợ lành nghề đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhất là các sản phẩm gia công cho Công ty Honda Việt Nam đòi hỏi chất lượng cao Ngoài việc đáp ứng về chất lượng Công ty luụn tỡm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí , giá thành sản phẩm nhằm thu hút được nhiều khách hàng mới
Vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành Do đó việc quản lý và sử dụng tốt khoản mục chi phí này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm điều này thể hiện ở sợ chú trọng từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu.
Qua thời gian thực tập trên cơ sở vận dụng lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực tế tình hình tổ chức hạch toán vật liệu tại Công ty CP nhựa và cơ khí có những ưu điểm cụ thể sau:
- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ nhiệp vụ của cán bộ kế toán.
- Việc sử dụng hệ thống sổ kế toán: hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức ‘ Nhật ký chứng từ “ theo hệ thống tài khoản kế toán của Bộ tài chính ban hành Phương pháp này kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tỏng hợp và kế toán chi tiết. Việc vận dụng hình thức này ở Nhà máy về cơ bản là đúng quy định về mẫu sổ.
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Việc luân chuyển chứng từ: thực hiện đầy đủ các thủ tục nhập kho, xuất kho.
- Về khâu thu mua vật liệu: Nhà máy đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua vật liệu đảm bảo vật liệu cho quá trình sản xuất đúng kế hoạch
- Về khâu dự trữ, bảo quản: luôn dự trữ vật liệu ở mức hợp lý khụng gõy ứ đọng vốn, đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Hệ thống kho tàng được sắp xếp một cách hợp lý, rộng rãi thuận tiện cho việc nhập, xuất nguyên vật liệu Nhân viên kho có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng, nên việc tổ chức bảo quản vật liệu, tổ chức nhập xuất tương đối tốt.
- Về khâu sử dụng: mọi nhu cầu sử dụng vật liệu đều được đưa qua phòng kỹ thuật để xem tính hợp lý của các nhu cầu đó nhằm sử dụng tiết kiệm và quản lý tốt vật liệu trong sản xuất
Nhìn chung công tác kế toán vật liệu được thực hiện tương đối đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành phù hợp với tớnh hỡnh thực tế của Công ty Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán vật liệu ở Công ty vẫn còn những hạn chế sau:
- Bên cạnh việc ghi chép khá đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều nghiệp vụ không được ghi chép kịp thời theo quy định mà đặc biệt là đối với các nghiệp vụ có liên quan đến nguyên vật liệu.
- Công ty cũng đã tiến hành trích lập dự phòng, song việc trích lập dự phòng còn mang nặng hình thức, chưa phản ánh được đầy đủ mục đích và ý nghĩa của nó Đối tượng trích lập còn chưa rõ ràng và chính xác; Việc thành lập hội đồng trích lập còn chưa được tiến hành theo đúng quy định của quy chế tài chính hiện hành.
Thứ 1: Công ty là một đơn vị sản xuất do đó luụn cú hàng tồn trong kho Điều này không tránh khỏi sự hao hụt của hàng trong kho, tuy nhiên kế toán Công
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp ty lại khụng trớch lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vì vậy cũng không sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Thứ 2 : Vẫn còn những bất cập trong mô hình tổ chức của phòng kế toán như việc kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ của kế toán công nợ hay kế toán thành phẩm nhiều khi bị ùn tắc công việc, nhất là thời điểm quyết toán cuối các quý.
Thứ 3 : Việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ, hoàn thiện nên giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó Trong sản phẩm của Công ty , nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là 1 trong những hướng chính để hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên bên cạnh đó lại có những kẽ hở về chi phí nguyên vật liệu do phân xưởng tự đảm nhiệm theo nhu cầu sản xuất, phần nguyên liệu này làm cho giá thành sản phẩm hoặc có phần cao hơn so với việc lĩnh tại kho hoặc chất lượng chưa bảo đảm.
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải phòng
CP Nhựa và cơ khí Hải phòng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận đó trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm.
Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải phòng tuy mới gia nhập thị trường hơn mười năm nhưng những thành tựu mà Công ty đạt được rất đáng ghi nhận Để phát huy hơn nữa những thành tựu mà Công ty đã đạt được, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thì việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng Tăng sức cạnh tranh qua giảm giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho Công ty phát triển lâu dài Muốn vậy, công tác quản lý của Công ty phải đảm bảo hợp lý tốt nhất với chi phí là thấp nhất Điều này đòi hỏi Công ty ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý chi phí nói chung và chi phí nguyên vật liệu nói riêng.
Công tác hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý và điều hành trong đó công tác kế toán nguyên vật liệu là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tự sản xuất Với tỷ trọng chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí,
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt, điều này được thể hiện qua việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu bằng cách hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu Nếu Công ty quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho Công ty trên thị trường Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao, lợi nhuận thu được sẽ càng nhiều.
Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải Phòng
CP Nhựa và cơ khí Hải Phòng
Từ những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán được quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể thấy được nổi bật trong đó những nguyên tắc để có thể hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty CP nhựa và Cơ khí HP nói riêng, đó là:
Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.
Ví dụ: Áp dụng nhất quán phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho.
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết.
Ví dụ: Thận trọng, tính toán chính xác khi lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho quá lớn.
Và một số yêu cầu cơ bản:
Theo yêu cầu khách quan, các thông tin kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị bóp méo một cách chủ quan.
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Theo yêu cầu của trung thực, các thông tin và số liệu kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ phát sinh.
Theo yêu cầu đầy đủ, mọi nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trong kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót Trường hợp bỏ sót làm sai lệch trọng yếu đến Báo cáo tài chính được coi là không đầy đủ.
Theo yêu cầu kịp thời, các thông tin kế toán nguyên vật liệu phải được phản ánh kịp thời, báo cáo đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Sản xuất nhựa và cơ khí Hải Phòng
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán vật liệu ở Nhà mỏy tụi nhận thấy việc hạch toán vật liệu ở Nhà máy tiền hành theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu quản lý Tuy nhiên sau một thời gian đi sâu tìm hiểu từng vấn đề cụ thể tôi thấy còn những điểm chưa hoàn thiện cần củng cố thêm hoặc sửa đổi.
Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất và mong rằng những ư kiến này sẽ là những giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu ở Nhà máy.
- Ý kiến 1 : Phân loại và lập sổ danh điểm vật liệu : Để đảm bảo cho việc quản lý và hạch toán vật liệu được chính xác thì phân loại vật liệu phải đảm bảo tính khoa học và hợp lý Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá tốt việc phân loại vật liệu như sau :
Loại 1 : ( 1521 ) - Nguyờn vật liệu chớnh : Sơn 203 u/c, hạt nhựa, phụi thộp…
Loại 2 : ( 1522 ) - Vật liệu phụ : Si đánh bóng, giấy ráp,
Loại 3 : ( 1523 ) - Nhiên liệu : Xăng, dầu,
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Loại 4 : ( 1524) - Phụ tùng thay thế : PVC cứng, PVC mềm
Trong mỗi loại căn cứ vào tính chất lý hoá của vật liệu để chia ra thành cỏc nhúm cho phù hợp Đồng thời để phục vụ cho công tác quản lý vật liệu được tốt thì phải mở sổ danh điểm vật liệu Ở xí nghiệp đó cú sổ danh điểm vật liệu, tuy nhiên cũn cú sự sai lệch trong việc phân loại với việc ghi trên sổ Có thể thấy PVC cứng, PVC mềm được phân loại thuộc phụ tùng thay thế, nhưng trên sổ ở công ty lại xếp vào vật liệu phụ là chưa hợp lý Hơn nữa, sổ danh điểm ở công ty chỉ lập cột số thứ tự mà không thực hiện mó hoỏ bằng các tài khoản chi tiết như đã phân loại Việc mó hoỏ tờn cỏc vật liệu bằng danh điểm và sắp xếp thứ tự các vật liệu ở sổ danh điểm cũng phải khoa học, đúng đối tượng và để việc tập hợp chi phí sản xuất được chính xác kế toán cần xác định đúng đắn các chủng loại vật tư xem đâu là vật liệu chính, vật liệu phụ, Như vậy, việc xây dựng hệ thống danh điểm và mó hoỏ vật liệu trên sổ sách danh điểm theo thứ tự các loại vật liệu sẽ giúp cho việc quản lý, hạch toán vật liệu được tiện lợi, chính xác, tạo điều kiện cho công tác vi tính hoá phần hành kế toán vật liệu Nếu công việc này được thực hiện tốt, chắc chắn sẽ giảm bớt được khối lượng công việc tính toán thủ công, việc xử lý và cung cấp thông tin được nhanh chóng, kịp thời.
- Ý kiến2 : Việc hạch toán vật liệu thuê ngoài gia công.
Công ty thường xuất một số vật liệu để thuê ngoài gia công chế biến Khi xuất vật liệu thuê ngoài gia công, căn cứ vào các chứng từ xuất ( hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ) kế toán ghi :
Có TK 152 ( Chi tiết ) Khi nhập vật liệu thuê ngoài gia công, căn cứ vào chứng từ nhập (phiếu nhập vật tư) kế toán ghi :
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Căn cứ vào chế độ quy định thì việc kế toán vật liệu hạch toán nghiệp vụ nhập- xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến như trên là chưa đúng Vậy để thống nhất trong quá trình hạch toán, để thực hiện đúng với chế độ kế toán hiện hành thì :
- Khi xuất vật liệu thuê ngoài gia công, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi :
- Khi nhập vật liệu, căn cứ vào chứng từ nhập kế toán ghi :
3.4.1 Hoàn thiện việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu
Theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Việt Nam thì để giảm bớt rủi ro một doanh nghiệp có thể lập dự phòng cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị sổ của tài khoản để có nguồn bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra trong kỳ kế toán sau.
Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải phòng là một công ty có quy mô sản xuất lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất Vì vậy chỉ cần có một thay đổi nhỏ về giá cả của vật liệu trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Do vậy, việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho sẽ giúp phần bù đắp được những khoản thiệt hại có thể xảy ra khi giá vật liệu có biến động giảm Hiện nay, Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng Tuy nhiên quy trớnh lập cũng như cách thức lập chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, các Thông tư hướng dẫn cũng như Quy chế tài chính hiện hành (Thông tư 13 và Thông tư 89 của Bộ Tài chính). Trình tự tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu như sau:
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp
- Thành lập hội đồng trích lập:
- Thời điểm trích lập và đối tượng trích lập
Ngày 31 tháng 12 hàng năm Việc trích lập phải dựa vào kết quả kiểm kê thực tế cho từng loại nguyên vật liệu hiện có Đối tượng trích lập phải thoả mãn quy định của Bộ Tài chính, đặc biệt không được tiến hành trích lập cho các loại nguyên vật liệu không thuộc sở hữu của Công ty tại thời điểm tiến hành trích lập (các nguyên vật liệu nhận giữ hộ…) và các loại nguyên vật liệu mà giá bán thành phẩm được sản xuất từ nó không bị giảm giá Đây là một điều quan trọng mà Công ty còn chưa chú trọng trong quá trình trích lập Tổng công ty cũng không cần thiết phải trích lập cho toàn bộ nguyên vật liệu của mình mà để đơn giản trong công tác trích lập chỉ cần tiến hành trích lập cho loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, điều này hoàn toàn phù hợp nguyên tắc trọng yếu của kế toán.
Tại Công ty tuy đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nhưng việc trích lập không được tiến hành thường xuyên, trong khi giá cả luụn cú sự biến động mạnh Với sự ảnh hưởng của các khoản dự phòng đến thông tin kinh tế của mình mà Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng khi có đủ cơ sở cho việc trích lập Điều này cũng sẽ giúp Công ty có được nguồn tài chính bù đắp cho các rủi ro có thể xảy ra, góp phần bảo toàn vốn kinh doanh của mình.
- Xử lý nguyên vật liệu sau khi tiến hành trích lập:
Tuy đó tiến hành trích lập nhưng không vì thế mà xem nhẹ việc quản lý đối với các loại nguyên vật liệu này, trái lại Công ty cần có những biện pháp quản lý, theo dõi cụ thể chúng Sang niên độ kế toán tiếp theo cần xem xét sự biến động của giá cả trên thị trường, sự thay đổi phẩm cấp chất lượng của từng loại nguyên vật liệu Khi có tổn thất thực tế cần tiến hành xử lý và xác định chính xác mức độ thiệt hại thực tế, từ đó có biện pháp xử lý cho phù hợp.
- Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém
SV: Phan Hồng Hạnh – lớp KT18.K8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
3.4.1.1 Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa
Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x
Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán -
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.