BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH DƯƠNG HOÀNG HUY TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI[.]
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài viết giúp xác định tỷ giá thực đa phương giúp Chính phủ có cái nhìn tổng quan hơn về tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước với các đối tác thương mại tại một thời điểm nhất định Nghiên cứu góp phần đánh giá tác động của tỷ giá hối hoái đến cán cân thương mại của Việt Nam từ giai đoạn sau khủng hoảng tài chính năm
2008 Từ đó, đưa ra những khuyến nghị cho NHNN Việt Nam điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp và hỗ trợ duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong mậu dịch quốc tế.
Cụ thể trong nghiên cứu, tác giả tiến hành (i) xác định tỷ giá thực đa phương giữa đồng Việt Nam với các nước trong “rổ tiền tệ” và đánh giá tác động của nó đến với cán cân của Việt Nam; (ii) kiểm định khi Việt Nam thực hiện phá giá đồng nội tệ, thì sức cạnh trạnh của hàng hoá xuất khẩu không được cải thiện mà còn trở nên xấu đi trong dài hạn.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thông qua mục tiêu nghiên cứu nêu trên, khoá luận đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu nhằm xem xét tác động tác động của tỷ giá hối đến thương mại quốc tế của Việt Nam như sau:
(i) Xác định tỷ giá hối đoái thực đa phương của Việt Nam cần có các yếu tố gì ? (ii) Việc thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn và dài hạn có tác động như thế nào đến cán cân thương mại của Việt Nam?
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phát triển trong phạm vi tác động của tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2020, thông qua một mô hình lý thuyết đã được thừa nhận và vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam Bên cạnh tỷ giá hối đoái thực đa phương và cán cân thương mại, nghiên cứu còn sử dụng hai biến kiểm soát là tổng thu nhập nội địa bình quân của Việt Nam và trung bìnnh của các nước trong rổ tiền tệ.
Số liệu sử dụng trong phân tích thực nghiệm được thu thập từ cơ sở dữ liệu lịch sử của Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Datastream của Thomson Reuters, và các nguồn khác.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định tính để tổng hợp phân tích thống kê các số liệu thu thập được, đồng thời sử dụng phương pháp định lượng để hồi qui mô hình Tính toán biến tỷ giá thực đa phương thông qua xác định tỷ trọng của các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ quốc gia gồm 11 nước đồng tiền là USA, GBP, EUR, JYP, SGD, THB, KRW, CYN, CAD,và AUD, tỷ giá danh nghĩa song phương của Việt Nam và các đồng tiền ngoại tệ trong rổ và chỉ số giá tiêu dùng (CPI),của các quốc gia có đồng tiền trong rổ ngoại tệ nước đó Từ đó nhận định tiền Đồng của Việt Nam đang được định giá cao hay thấp Trong dài hạn, sử dụng mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) để xác định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger, hàm phản ứng xung (IRF) và phân rã phương sai để kiểm định tác động trong ngắn hạn của tỷ giá đến cán cân thương mại.
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu sau có liên quan đến tác động của nhân tố tỷ giá hối đoán ảnh hưởng đến cán cân thương mại ở Việt Nam và từ đó có thể mở rộng hướng nghiên cứu các nhân tố khác ảnh hưởng đến cán cân thương mại và sự ảnh hưởng qua lại của tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam.
Không những vậy, nghiên cứu còn góp phần làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm đạt được một chính sách ngoại thương hợp lý, phục vụ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc của Việt Nam trong thời gian tới.
KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm có 5 chương và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục, được sắp xếp theo bố cục sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu – trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực ngiệm liên quan Trong chương này cũng sẽ trình bày một số mô hình lý thuyết và một số nghiên cứu có liên quan khác.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – trình bày qui trình nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu, quá trình thu thập thông tin, các công cụ xử lý dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận – trình bày và diễn giải kết quả của nghiên cứu định lượng chính thức, bao gồm các kết quả phân tích ….
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị – trình bày những kết quả đáng chú ý thu được từ công trình nghiên cứu này, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị.
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo Michael Mussa (1986), tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia có thể được định nghĩa là giá tương đối của giỏ hàng hoá tiêu của một quốc gia so với giỏ hàng hoá của quốc gia khác Còn theo như Merle-Holden (1990), tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối của hàng hóa có thể giao dịch và không thể giao dịch Trong đó, hàng hóa bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu thực tế ngoài hàng hóa xuất khẩu được bán trên thị trường nội địa và hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu bao gồm hàng hóa nhập khẩu cũng như hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu được bán trong nước.
Còn ở Việt Nam, theo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài, có sự điều tiết của Nhà Nước trên thị trường và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
Trong nền thương mại hiện nay, hoạt động đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thiết lập thanh toán với nhau Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình Từ đó, thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau, theo đó các khái niệm tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau Từ các khái niệm trên cho thấy, tỷ giá hối đoái dùng để biểu thị tương quan giá cả của hai đồng tiền ở hai nước khác nhau.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.Có hai loại tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá danh nghĩa song phương và đa phương.
– Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước. – Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER) là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng. Để tính NEER, cần xác định tỷ trọng thương mại của quốc gia so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn, từ đó áp dụng vào công thức tính NEER như sau n
Trong đó, gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0, 1, 2, i) là các thời kỳ nghiên cứu Các biến E 0 1 , E 0 2 , E 0 n , là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc) E i 1 , E i 2 , E i n , tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.Và w 1 , w 2 , w n là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước
Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có, tại thời kỳ t = 0 thì chỉ số
E ° tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là e 0 =^ và tại thời kỳ t = i thì
E l chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là e ^ = ^
Tỷ giá hối đoái thực
Theo như Michael Mussa (1986), tỷ giá hối đoái thực giữa hai quốc gia có thể được định nghĩa là giá tương đối của giỏ hàng hoá tiêu dùng của một quốc gia so với giỏ hàng hoá tiêu dùng của quốc gia kia Còn theo như Ahmed N Kipici (1997), tỷ giá hối đoái thực có thể được định nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa có tính đến chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia Từ hai định nghĩa trên, tỷ giá hối đoái thực
(RER) là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước cho biết tỉ lệ giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khi tính theo cùng một đơn vị tiền tệ, hay nói cách khác là tỉ lệ trao đổi hàng hóa hai quốc gia.
• Tỷ giá thực song phương
Tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
– Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh
Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm Ta có công thức tính như sau:
Trong đó, E đại diện cho tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ P h là mức giá trong nước và P f là mức giá nước ngoài Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa được quy về đồng nội tệ và đem chia cho mẫu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ) Vì thế tỷ giá thực là một chỉ số so sánh mức giá nước ngoài so với mức giá trong nước Nếu Er = 1 thì đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp Khi đồng nội tệ định giá thấp, về lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Ngược lại, khi Er